Bài của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 26-09-2013] Nhớ lại năm 1998, Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Cam Túc quyết định tổ chức buổi chia sẻ giao lưu tâm đắc thể hội vào ngày 28 tháng 06. Đây là Pháp hội lần thứ 3 tại tỉnh Cam Túc, tổ chức để các học viên chia sẻ kinh nghiệm và thể ngộ tu luyện. Gần 10.000 người đã tham dự Pháp hội, nhiều hơn rất nhiều so với số lượng tham dự hai lần hội trước đó.

Pháp hội dự định sẽ bắt đầu vào hai ngày trước ngày 01 tháng 07, là ngày kỷ niệm một năm Hồng Kông trao trả về Trung Quốc (Ngày 01 tháng 07 năm 1997). Chính quyền cộng sản vào những ngày này rất cảnh giác trước những hoạt động tập thể, do đó họ đã quyết định không cấp phép cho tổ chức Pháp hội.

Chính quyền địa phương cho phép Pháp hội được diễn ra

Ông Viên Giang là chủ tịch Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Cam Túc lúc bấy giờ (ông đã bị Đảng cộng sản bức hại tới chết). Ông cùng một số nhân viên của Hội nghiên cứu đã có cuộc gặp mặt với chính quyền địa phương, yêu cầu được phép mở Pháp hội. Vì tiền thuê phòng đã trả rồi, và thiệp mời cũng đã phân phát rồi.

Cuối cùng chính quyền cũng đồng ý cho mở hội, nhưng kèm theo một số điều kiện sau:

  1. Không tập trung đông người trước khi diễn ra Pháp hội
  2. Không được gây ồn ào và bàn về chính trị
  3. Không được làm cản trở giao thông
  4. Không vứt rác bừa bãi
  5. Hội chia sẻ phải giảm thời gian tổ chức từ 7 tiếng xuống 4 tiếng.

Cảm động vì biểu hiện ôn hòa của các học viên

Vào ngày diễn ra Pháp hội, gần 10.000 học viên từ Cam Túc, Thanh Hải và Ninh Hạ đã tới sân vận động nơi tổ chức Pháp hội. Ban quản lý sân vận động đã xắp xếp rất nhiều nhân viên để duy trì trật tự tại đó, tuy nhiên họ đã rất ngạc nhiên trước biểu hiện ôn hòa và kỷ luật của các học viên. Tất cả mọi người đều chờ đợi theo thứ tự và im lặng xếp hàng để bước vào sân vận động. Khi đã vào bên trong, họ đều im lặng ngồi xuống chỗ của mình, chờ đợi Pháp hội bắt đầu. Những học viên không mua được vé tự nguyện chủ động duy trì trật tự bên ngoài sân vận động, dọn dẹp rác xung quanh.

Có rất nhiều cảnh sát mặc thường phục và cảnh vệ trong sân vận động, tay họ cầm côn và mắt nhìn chằm chằm vào bốn phía, lo lắng có “chuyện gì” xảy ra.

Đúng 08 giờ sáng, ông Viên thông báo Pháp hội bắt đầu. Bảy học viên lần lượt chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình. Khi họ nói, bên dưới không có ai phát ra tiếng động nào. Một nhân viên nói với tôi rằng ở đây còn trang nghiêm hơn cả họp Quốc hội, rơi cây kim cũng có thể nghe được.

Bảy học viên chia sẻ về việc họ hướng nội để tìm ra chấp trước và việc họ học đề cao bản thân khi bị đối xử bất công. Không khí trong sân từ bi, lời của học viên chân thật, cảm động lòng người. Thậm chí cảnh vệ cũng ngồi xuống lắng nghe. Sau đó có nhân viên mở cửa cho một số học viên không có vé vào tham dự Pháp hội.

Sau khi Pháp hội diễn ra được bốn tiếng, trước khi rời khỏi sân vận động, các học viên đều tìm nhặt rác xunh quanh chỗ mình. Họ đi ra theo hàng lối trật tự như khi đi vào. Một nhân viên nói: “Chúng tôi chào mừng các vị quay lại. Chưa bao giờ chúng tôi chứng kiến những người tốt như các vị”. Đó là một kinh nghiệm khó quên cho những người quen với việc sai khiến người khác bằng bạo lực.

Tôi nghe nói những nhân viên chính phủ được mời tham dự Pháp hội đã rất cảm động đối với Pháp Luân Đại Pháp. Một số người còn tỏ ý muốn học Pháp Luân Công và đọc các sách Đại Pháp.

Bất chấp 14 năm bức hại, Pháp Luân Đại Pháp vẫn đứng vững

Mười bốn năm trôi qua, bất luận là quá khứ hay tương lai, tại Trung Quốc Đại lục hay tại hải ngoại, người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều dựa theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn để làm người tốt, đây cũng là những thứ mà tà ác và những loại người hủ bại không thể hiểu được. Chân tướng của lịch sử cuối cùng cũng sẽ rõ ràng khắp thiên hạ, mọi người rồi cũng sẽ hiểu người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ nội tâm mong muốn làm người tốt, không cần tổ chức, không cần ai quản. Dù là một người, ít người hay nhiều người đều tự giác làm người tốt, lực lượng này tất sẽ khiến xã hội tiến bộ, đạo đức quốc gia sẽ được nâng cao.

Lực lượng này bất luận là kẻ nào cũng không ngăn cản nổi. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đối với bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào đều có trăm phần lợi mà không có một phần hại, đây là phúc phận của con người, cũng là hy vọng của loài người.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/26/回忆九八年兰州法会-280332.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/8/142585.html

Đăng ngày 16-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share