Bài viết của một học viên ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-04-2012] Bài chia sẻ “Suy nghĩ rằng tất cả sẽ kết thúc trong năm 2012 là một can nhiễu lớn cản trở quá trình Chính Pháp” (https://vn.minghui.org/news/26192-suy-nghi-rang-tat-ca-se-ket-thuc-trong-nam-2012-la-mot-can-nhieu-lon-can-tro-qua-trinh-chinh-phap.html) viết rằng: “Theo quan sát của người học viên đó thì hiện nay hầu hết đệ tử Đại Pháp nói chung là không tinh tấn. Giữa các đệ tử Đại Pháp, tâm người thường rất là nổi cộm, và chúng ta đang buông lơi làm ba việc.” Mặc dù thiên mục của tôi không được khai mở nhưng tôi cảm thấy rằng tình hình thật sự là như vậy. Những học viên thực sự tinh tấn thì ít ỏi. Hầu hết các học viên đang bị cản trở bởi đủ loại chấp trước người thường và không năng nổ làm ba việc. Dựa vào những gì tôi nhìn thấy, tôi muốn chia sẻ quan điểm của tôi về những tư tưởng không đúng đắn của các bạn đồng tu.

Chấp trước tự mãn là một trở ngại lớn

Tôi cho rằng nguyên nhân nhiều học viên không tinh tấn là vì họ tự mãn, đặc biệt là trong những người trước đây đã làm được tốt. Họ cảm thấy rằng họ đã cống hiến nhiều, làm được nhiều việc trong Chính Pháp và cứu độ chúng sinh, và nghĩ rằng họ sẽ không có vấn đề gì với việc đạt viên mãn. Họ cảm thấy tự mãn và không còn cảm thấy khẩn trương và không có động lực cứu người. Họ chỉ học Pháp, tập công và chia sẻ kinh nghiệm, hy vọng tiến một mạch tới khi Chính Pháp kết thúc. Đặc biệt, một số người chấp trước vào thời gian trước đây rất tinh tấn. Nhưng sau vài năm khi Chính Pháp vẫn chưa kết thúc, họ cảm thấy rằng nó sẽ không bao giờ kết thúc. Họ cảm thấy rằng họ đã làm được nhiều và không ai biết được khi nào Chính Pháp sẽ kết thúc. Vì thế họ muốn thư giãn một chút và bắt đầu sống một cuộc sống bình thường. Họ phát triển chấp trước an nhàn, thậm chí có người còn dành hết công sức vào cuộc sống người thường hay vào việc kinh doanh. Có lần tôi đề cập về những điều tôi nhìn thấy trong khi nói chuyện với một vài học viên. Một người trong số họ ngay lập tức nhìn thấy thông qua thiên mục rằng có nhiều học viên ngồi trong một cái vỏ bọc cứng và rộng lớn. Họ cảm thấy rằng họ đã tu luyện rất tốt và rất hài lòng về bản thân. Chiếc vỏ bọc là biểu hiện tương ứng với tâm tự mãn của họ.

Ngay khi chúng ta bắt đầu có chấp trước này, chúng ta sẽ ngừng thăng tiến và thậm chí chiêu mời những hậu quả nghiêm trọng. Tôi nhớ có một bài chia sẻ trên web kể về một nữ học viên độc thân 30 tuổi. Cô ấy rất tinh tấn làm việc ở một điểm tư liệu trong nhiều năm. Nhưng thời gian trôi qua, cô không còn muốn cống hiến nhiều công sức như vậy nữa và muốn tìm một bạn trai, lập gia đình, và sống như một người thường. Các bạn đồng tu thúc giục cô tinh tấn nhưng vô ích. Sau đó cô đã qua đời vì nghiệp bệnh. Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Miền tây Mỹ quốc [2005]”:

“… hơn nữa còn có can nhiễu [từ] hình thế xã hội nhân loại, can nhiễu [từ] quan niệm hình thành trong xã hội nhân loại. Hết thảy hết thảy những điều đó đều có thể lôi kéo chư vị trở về trong chốn người thường.” “… mỗi một bước có thể đều là then chốt cho [việc] mỗi cá nhân đệ tử Đại Pháp có thể viên mãn hay không.”

Do vậy, bằng mọi giá chúng ta không thể buông lơi lúc này. Trong thời gian cấp bách này, có quá nhiều chúng sinh chưa được cứu độ. Sư Phụ vẫn đang chịu khổ nạn cho chúng ta. Chúng ta không hề có lý do gì để thỏa mãn và trở nên buông lơi.

Ích kỷ và vì tư lợi cá nhân trong tu luyện

Một số học viên duy trì việc học Pháp và tập công, và cũng đang làm ba việc. Tuy nhiên, họ chưa bao giờ thay đổi tư tưởng suy nghĩ vì bản thân và làm việc với chấp trước người thường. Tôi nghe nói một nhóm học Pháp có hàng chục học viên hay tầm chừng đó. Hàng tuần mỗi người chỉ mang một quyển tài liệu giảng chân tướng – không mang hơn. Động cơ làm tài liệu thông tin Đại Pháp của những học viên này không phải để cứu người mà là để đạt viên mãn. Với một chấp trước ích kỷ mạnh mẽ như vậy, làm sao mà một người có thể đạt viên mãn? Sư Phụ đã giảng trong “Lời cảnh tỉnh” trong “Tinh tấn yếu chỉ”:

“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.”

Những tư tưởng như vậy rất giống với hành vi của hai người lớn tuổi trong chuyện “Kim Phật.” Làm sao mà một người với những chấp trước như vậy có thể trở thành Phật? Tư tưởng như vậy cách xa hàng dặm với cảnh giới của một vị Thần. Do đó chúng ta luôn luôn phải giữ động cơ của mình cho ngay chính. Nếu động cơ của chúng ta là vì người khác thì mọi thứ chúng ta làm sẽ là uy đức. Trái lại, với những động cơ ích kỷ thì đó là người thường làm những việc bình thường. Cùng lắm thì người đó cũng chỉ có được một chút phúc đức mà thôi.

Một số người nghĩ rằng miễn là họ có thể kiên trì cho tới cuối cùng thì họ sẽ đạt viên mãn, do vậy họ không tinh tấn lắm và làm ba việc rất ít. Tôi nghĩ rằng sự kiên trì là tùy thuộc vào trạng thái một người làm theo những gì Sư Phụ dạy. Chúa Giê-su đã nói rằng nếu bạn tin tưởng vào ông thì bạn sẽ lên thiên đàng. Nhưng bạn cần làm theo lời ông bảo và không thể chỉ tin ông trên bề mặt. Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

 “…là người kiên định [tu] luyện rồi, còn cần xem chư vị có thể tu xuất lai hay không…”

Sư Phụ giảng trong Giảng và giải Pháp tại Pháp hội New York 2003,

“Thời gian không còn nhiều nữa, [những ai] chưa thực hiện tốt, chư vị nên tự mình suy nghĩ; chư vị phải thực sự suy nghĩ về bản thân mình. Lần đầu tiên tôi đưa ra nhắc nhở đối với các đệ tử Đại Pháp như vậy. (vỗ tay) Chư vị có viên mãn hay không là xét ở chính bản thân chư vị.” “[Những ai] không viên mãn được, đến ngày đó chư vị ngồi đấy mà khóc! [Những ai] không tu tốt, tôi thấy có khóc cũng đã quá muộn rồi.”

Do vậy chúng ta phải đối đãi tu luyện nghiêm túc hơn và toàn tâm toàn ý tu luyện chiểu theo Pháp. Chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội này.

Sai lầm khi coi khối lượng học Pháp như là thước đo của sự tinh tấn

Một số học viên không hiểu đầy đủ ý nghĩa của việc học Pháp tốt. Họ sai lầm coi khối lượng học Pháp như là minh chứng cho sự tinh tấn của họ. Hôm nay họ tới điểm học Pháp này và ngày mai họ lại đến điểm học Pháp khác. Tất cả những gì họ quan tâm là bao nhiêu bài giảng Pháp họ đã học một ngày, và việc học Pháp của họ đã trở thành một hình thức. Tâm tính của họ không đề cao. Sư Phụ yêu cầu chúng ta học Pháp nhiều hơn và học Pháp cho tốt để chúng ta có thể hiểu nội hàm của Pháp ở các tầng thứ khác nhau. Bằng cách đó, chúng ta sẽ đề cao tâm tính nhanh nhất có thể và khi đối mặt với vấn đề, chúng ta sẽ biết làm thế nào để làm theo những yêu cầu của Pháp. Nếu một người không thể hành xử chiểu theo Pháp, nó tương đương với việc không học Pháp. Sư Phụ giảng trong “Thực tu” trong “Hồng Ngâm

“Học Pháp đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”

Sư Phụ cũng đã giảng về nguyên nhân tại sao các hòa thượng không thể tu luyện thành công trong thời mạt Pháp. Đó là vì họ coi Pháp như vấn đề học thuật và không thực sự tu luyện chính bản thân họ. Có lần tôi đã gặp một học viên lớn tuổi như vậy. Bà ấy có thể nhẩm thuộc Pháp rất tốt nhưng không thực sự tu luyện bản thân. Sau đó nghiệp bệnh của bà xuất hiện, và bà đã dùng thuốc và được cho thở oxy. Bà sống một mình và muốn thuê một ai đó để chăm sóc bà. Một bạn đồng tu giới thiệu một đồng tu khác mà không có việc làm đến chăm sóc bà. Bà ấy ăn uống một mình và không để người học viên mà đang giúp đỡ bà động vào đồ ăn trong tủ lạnh. Cái tâm như vậy còn tệ hơn tâm của một người thường. Ngay cả nếu một người học Pháp nhiều như thế thì nó cũng dường như là vô ích nếu họ không tu luyện và hành xử chiểu theo Pháp.

Một số học viên không thể hiểu mối quan hệ giữa việc học Pháp và việc cứu người một cách lý trí. Họ chỉ chú trọng vào việc học Pháp và tập công nhưng lại coi việc cứu người như một điều thêm vào hay là bổ sung cho sự tu luyện. Sư Phụ giảng,

“Có một số người chưa bước ra, không coi trọng; coi việc cứu độ chúng sinh xem như không có trọng yếu đến thế. Thực ra, trách nhiệm của chư vị khi là đệ tử Đại Pháp toàn bộ đều ở trong đó cả.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009]”)

“Tôi bảo mọi người làm ba việc, mọi người nhất định phải làm thật tốt ba việc ấy, cho đến tận trước lúc chư vị viên mãn, chư vị vẫn cần phải làm thật tốt ba việc ấy; uy đức của chư vị, hết thảy tương lai của chư vị đều từ trong đó mà xuất sinh.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2004”)

“Nếu chỉ lấy viên mãn cá nhân ấy làm việc cao nhất, thì tôi nói rằng nó không xứng với đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp.” (“Giảng Pháp luân lưu tại bắc Mỹ”)

Thực tế thì sự tu luyện cá nhân và viên mãn của chúng ta không thể sánh với Chính Pháp. Sự tu luyện cá nhân của chúng ta chỉ để thiết lập nên một nền tảng cần thiết để trợ Sư Chính Pháp, và việc cứu độ chúng sinh là mục đích thực sự của chúng ta. Một số người nhấn mạnh rằng chúng ta cần học Pháp nhiều hơn bất cứ khi nào chúng ta làm việc gì. Họ nghĩ rằng không học Pháp thì họ không thể làm được việc, và sẽ dễ dàng bị lợi dụng. Hỡi các bạn đồng tu, chúng ta đang ở thời kỳ cuối của giai đoạn Chính Pháp. Tất cả chúng ta cần thấu hiểu những Pháp lý trong từng cảnh giới của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ chú trọng việc học Pháp mà bỏ lỡ cơ hội thiết lập uy đức thì đó thật sự sẽ là một điều hối tiếc.

Chấp trước sợ hãi

Chấp trước sợ hãi là một nguyên nhân khác làm chúng ta không tinh tấn. Nó là trở ngại lớn nhất cho việc chúng ta cứu người. Một số học viên vẫn đang chưa bước ra bởi vì sự sợ hãi của họ. Họ chỉ ở nhà học Pháp và tập công. Sư Phụ giảng,

Những đệ tử Đại Pháp nào không thể thực thi tác dụng duy hộ Đại Pháp thì không có cách nào viên mãn.” (“Các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp” trong “Tinh tấn yếu chỉ II”)

“Những người này chỉ muốn từ Đại Pháp mà được những điều tốt, mà không muốn vì Đại Pháp chi tổn; từ cái nhìn của chư Thần, những người này là những sinh mệnh bất hảo nhất. Hơn nữa Pháp này là căn bản của vũ trụ, những ai cho đến nay không thể đứng ra thì sau khi ma nạn này qua đi sẽ bị đào thải.”

Điều mà những học viên như vậy sẽ đối mặt là thực sự khủng khiếp, nhưng trong lịch sử họ đã hy sinh rất nhiều. Sư Phụ không muốn bỏ rơi một đệ tử nào. Giúp đỡ những học viên này cũng là trách nhiệm và một phần trong sự tu luyện của chúng ta. Chúng ta không nên coi thường họ. Thay vào đó, chúng ta cần chia sẻ kinh nghiệm với họ và để họ bắt đầu làm những việc dễ dàng như phát chính niệm gần hang ổ tà ác hay giảng chân tướng về Đại Pháp với họ hàng và bạn bè. Chúng ta hãy giúp họ từ từ bước ra và vứt bỏ sự sợ hãi.

Có nhiều chấp trước mà ngăn cản chúng ta tinh tấn. Tôi chỉ nêu ra một vài chấp trước phổ biến hơn và hy vọng rằng nó giúp ích cho các bạn đồng tu. Hiện tại từng giây phút là được đánh đổi bằng sự hy sinh của Sư Phụ. Chúng ta cần bắt đầu từ bản thân, tu luyện tốt và hoàn thành những gì Sư Phụ muốn. Chúng ta đừng để chấp trước của mình cản trở Chính Pháp của Sư Phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/22/阻碍精進的几种不正确心态-255910.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/16/133375.html

Đăng ngày 28-5-2012; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share