Bài viết của Nhậm Thế Hào  

[MINH HUỆ 10-10-2020] Ngày 5 tháng 10 năm 2020, trong cuộc họp Ủy ban thường trực lần thứ ba trong khuôn khổ Đại hội Liên Hợp Quốc, Đại diện thường trực Liên Hợp Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Trương Quân đã tập hợp những lời phát ngôn và chỉ trích của 25 quốc gia về vấn đề dịch “viêm phổi Vũ Hán” (virus Trung Cộng, COVID-19), Mỹ và các nước phương Tây đã đơn phương xử lý cưỡng chế, xâm phạm quyền của người dân nhận tài nguyên y tế trong dịch bệnh. Đại diện phía ĐCSTQ vừa buông lời cuồng ngôn nực cười thì các nhà hoạt động dân quyền lập tức lên tiếng chỉ trích Liên Hợp Quốc là “câu lạc bộ của những kẻ ác”.

Viêm phổi Vũ Hán hoành hành trên toàn cầu khiến cho gần 36 triệu người bị chẩn đoán nhiễm bệnh và 1,05 triệu người tử vong. Cho đến nay, dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lây lan, các quốc gia trên khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Á lần lượt truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ che giấu nguồn nhiễm virus. Ngày 21 tháng 9, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện của Quốc hội Hoa Kỳ đã công bố bài báo cáo cuối cùng về khởi nguồn của đại dịch virus lần này và vai diễn của ĐCSTQ. Lời kết của bài báo cáo thẳng thừng chỉ ra: Nếu như ĐCSTQ không che giấu thì đã có thể tránh được đại dịch lần này.

Xã hội quốc tế đều có nhận thức chung, nếu như ĐCSTQ báo cáo tin tức chuẩn xác ra thế giới vào thời kỳ đầu bùng phát dịch bệnh thì cục diện hôm nay sẽ hoàn toàn khác hẳn. Thay vào đó, ĐCSTQ vẫn luôn không ngừng báo cáo những tin tức giả dối đánh lạc hướng con người thế gian, nào là không có chuyện “lây nhiễm từ người sang người”, “có thể kiểm soát dịch bệnh” v.v. ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, hành vi coi mạng người như cỏ rác này hoàn toàn đi ngược lại với giá trị phổ quát. Toàn thế giới cần phải nghiêm khắc chỉ trích nó. Đã hơn nửa năm trôi qua, xã hội quốc tế không ngừng lên tiếng kêu gọi truy cứu điều tra sự thật, suy xét thưởng phạt và chế tài ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh.

Thực ra, sau khi bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ đã sa lầy vào nguy cơ tứ bề, hết lần đến lần khác nó chủ động đưa ra sách lược tấn công, vọng tưởng mưu đồ cản trở các quốc gia khác chỉ trích về vấn đề nhân quyền của những người đi theo ĐCSTQ, đồng thời nó cũng mượn cớ để chuyển dịch mâu thuẫn nội bộ của xã hội Trung Quốc. ĐCSTQ vì để né tránh trở thành bia đỡ đạn cho dân chúng, cho nên vào lúc các nước phương Tây vừa lên tiếng chỉ trích thì nó liền chuyển từ phòng thủ sang tấn công, trước hết là nó tố cáo kẻ ác để cố gắng phân cho mình vai diễn “người chủ trì chính nghĩa”. Mục đích của màn xoay ngược tình thế này thực ra là muốn tuyên truyền cho người dân trong nước, nhằm để làm vững chắc tuyên truyền rầm rộ trong nước lừa dối 1,4 tỷ người dân Trung Quốc.

Nhiều năm qua, ĐCSTQ đã phát huy bản lĩnh sử dụng tiền bạc và ngoại giao bên trong Liên Hợp Quốc nhằm để kiểm soát các quốc gia có vết tích về vi phạm nhân quyền, lôi kéo các quốc gia liên minh, kết bè kết phái thành như băng đảng xã hội đen thế lực xấu ác, bao che lẫn nhau, che giấu những vụ bê bối xấu xa, đoạt lấy quyền phát ngôn trong các cuộc họp, cố ý phá hoại những giá trị và ý nghĩa ban đầu của việc thành lập Liên Hợp Quốc. Trước tình huống ĐCSTQ đang bị truy cứu trách nhiệm và bị chế tài do dịch bệnh, nó đã mua chuộc trước một số quốc gia nghèo cũng như quốc gia từng có vết tích về vi phạm nhân quyền, nhằm để né tránh tình cảnh cùng quẫn mà nó sẽ phải đối diện với chế tài cũng như cô lập ngoại giao trên quy mô lớn của xã hội quốc tế trong thời gian sắp tới.

Ngày 10 tháng 9 năm nay, có hơn 300 đoàn thể nhân quyền và các tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Chuyên viên cao cấp về sự vụ nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet tiến hành cuộc điều tra quốc tế nhắm thẳng vào việc “ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền”. Trên diễn đàn bình luận của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, ông John Fisher cho biết: “Không có quốc gia nào có thể lăng mạ pháp luật, bước chuyển quan trọng của ĐCSTQ đã đến rồi.”

Vài ngày sau, ĐCSTQ đã liên tục vấp váp trong quãng thời gian diễn ra Đại hội Liên Hợp Quốc lần thứ 75. Nó không chỉ bị Hoa Kỳ buộc tội chịu trách nhiệm về dịch bệnh, mà còn trở thành mục tiêu công kích chỉ trích của các quốc gia phương Tây vì những hành vi xấu ác về nhân quyền. Trong cuộc họp Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc diễn ra vào ngày 25 tháng 9, các quốc gia trực thuộc Liên minh châu Âu, Anh, Đức, Úc, Canada v.v. đã lần lượt lên tiếng chỉ trích hành vi xấu xa của ĐCSTQ, đồng thời biểu đạt mối quan ngại về vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương.

Vài chục năm trở lại đây, những ghi chép nhân quyền của ĐCSTQ đã nhận phải lời phê phán rộng rãi từ xã hội quốc tế. Cho dù đó là các bài báo cáo nhân quyền các nước do Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền v.v. đã công bố, nhưng vấn đề xâm phạm nhân quyền của ĐCSTQ hầu như chiếm lĩnh phần lớn trong các bản báo cáo.

Ngày 8 tháng 1 năm nay, Ủy ban Chấp hành của Nghị viện Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC) đã công bố tài liệu báo cáo năm 2019, nó cho rằng “tình trạng nhân quyền và pháp trị của Trung Quốc liên tục xấu đi trong một năm qua”. Báo cáo của CECC đưa ra kiến nghị là Hoa Kỳ cần phải truy cứu trách nhiệm đối với các cá nhân quan chức của ĐCSTQ tham gia vào bức hại nhân quyền như việc xâm phạm nghiêm trọng về tự do tín ngưỡng v.v., cần phải sử dụng các phương thức chế tài như chế tài về tài chính, cự tuyệt cấp thị thực v.v.

Ngày 4 tháng 3, Freedom House, một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ đã công bố báo cáo điều tra “Tự do toàn cầu năm 2020” Trung Quốc Đại Lục chỉ lấy được 10 điểm trong thang điểm 100, và liên tục bị chỉ trích là “quốc gia không có tự do nhất”.

Tiến hành chế tài đối với những người bức hại nhân quyền là xu hướng chung của các quốc gia dân chủ. Năm 2016, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Magnitsky để trừng phạt những phần tử hủ bại và tội phạm nhân quyền. Ngày 20 tháng 12 năm ngoái, Quốc hội Hoa Kỳ đã lên tiếng phát biểu: “Căn cứ theo Luật Magnitsky đã chỉ định hành vi hủ bại và xâm phạm nhân quyền của 68 cá nhân và thực thể của 9 quốc gia, trong đó bao gồm việc sẽ cự tuyệt cấp thị thực, đóng băng tài sản đối với chính phủ ĐCSTQ và quan chức ĐCSTQ.”

Ngày 9 tháng 7 năm nay, Hoa Kỳ tuyên bố thực thi chế tài đối với 4 quan chức Trung Cộng và Sở Công an Tân Cương, bao gồm Bí thư đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Lệnh chế tài này chấp hành dựa trên sắc lệnh hành pháp số hiệu 13818 đã được Tổng thống Trump ký tên, và nguồn gốc của sắc lệnh này là từ Luật Magnitsky.

Theo Nhật báo WSJ, từ sau khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Trần Toàn Quốc, quan chức cấp cao tỉnh Hà Nam thời đó đã tham dự vào hành động trấn áp, phụ trách việc tiêu hủy sách và đĩa hình Pháp Luân Công. Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011, Trần Toàn Quốc nhậm chức tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc. Trong đoạn thời gian này, có nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, bao gồm giáo viên Ngô Chí Kim của Trường mẫu giáo số 2 ở thành phố Tam Hà, giáo viên tiểu học Hồ Liên Hoa ở thôn Hàn Tương Quân, làng Tiểu Doanh, huyện Diêm Sơn đã bị bức hại đến chết. Tháng 8 năm 2016, sau khi Trần Toàn Quốc được điều động nhậm chức Bí thư đảng ủy Tân Cương, ông ta vẫn tích cực bức hại Pháp Luân Công, gây ra vô số án oan và bi kịch, có thể nói là hai tay ông ta nhuốm đầy máu tanh.

Trung Quốc là một trong những quốc gia xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất, và hạch tâm về vấn đề nhân quyền của người Trung Quốc nằm ở ĐCSTQ. Tất cả các quan chức Trung Cộng đã tham gia bức hại nhân quyền và thảm sát người dân từ trên xuống dưới đều không thể chạy thoát khỏi trách nhiệm pháp luật, cho dù là người dẫn đầu ra lệnh cho đến người trực tiếp phạm tội, bao gồm cả giai tầng lãnh đạo đã tiếp tục chính sách bức hại này đều sẽ bị đưa ra xét xử. Nếu họ vẫn không biết hối cải, vẫn cố chấp không chịu đình chỉ bức hại thì cuối cùng chắc chắn khó mà tránh khỏi bị thanh toán và trừng phạt.

Cuộc thăm dò ý kiến mới nhất do Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago, Hoa Kỳ công bố vào mấy ngày trước cho thấy, 87% số phiếu dân cử của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ biểu thị sự ủng hộ về việc “chế tài các quan chức Trung Cộng xâm phạm nhân quyền”, tỷ lệ ủng hộ của các phiếu bầu độc lập lên đến 85%, như vậy tỷ lệ ủng hộ tổng cộng là 86%.

Tổng quan nhìn lại lịch sử cận đại, chúng ta thấy rằng bất cứ chính quyền bạo chính nào sau khi đi đến hồi kết thì tất phải truy cứu trách nhiệm đối với kẻ bạo chính xâm phạm nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia. Đối với việc chế tài kẻ du côn xâm hại nhân quyền là ĐCSTQ, không chỉ dân cử hai đảng của Hoa Kỳ có cùng nhận thức giống nhau, mà trên thực tế, hành động “chế tài kẻ ác” đã trở thành ý kiến chủ lưu của dân chúng trên toàn thế giới. Giới quan chức trong Quốc hội Hoa Kỳ cho biết, hiện có 28 quốc gia đã và đang soạn thảo dự luật giống với Luật Magnitsky của Mỹ, cự tuyệt cấp thị thực và đóng băng tài sản đối với những người bức hại nhân quyền.

Tôn trọng sinh mệnh và duy hộ nhân quyền chính là nguyên tắc phổ quát và chuẩn tắc được áp dụng ở khắp mọi nơi. ĐCSTQ miệt thị nhân quyền, suốt đường hành ác, cuối cùng đã định trước khó lòng thoát khỏi vòng vây pháp luật. Sau khi Điều luật nhân quyền của các quốc gia được ban bố, xác thực là có thể chấn nhiếp kẻ hành ác. Hành động “chế tài kẻ ác” của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đã đem lại ảnh hưởng to lớn ở Trung Quốc Đại Lục, nó có hiệu quả đe dọa đối với rất nhiều người ác chạy theo bức hại nhân quyền. Nếu những người này còn không biết hối cải thì họ khó lòng thoát khỏi sự trừng phạt trong tương lai.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/10/10/中共自曝其醜-人權劣跡現形-413619.html

Đăng ngày 18-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share