Bài viết của các học viên Pháp Luân Công ở Tây Ban Nha và Hà Lan

[MINH HUỆ 23-07-2020] Ngày 20 tháng 7 vừa qua tròn 21 năm bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Vào ngày đen tối đó năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khởi xướng cuộc bức hại trên toàn quốc đối với môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn này.

Hàng năm, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đều tổ chức các hoạt động nhằm ghi dấu ngày 20 tháng 7 và kháng nghị ôn hòa cuộc bức hại này. Những sự kiện sau mới diễn ra tại thành phố Madrid ở Tây Ban Nha, thành phố Amsterdam và Den Haag ở Hà Lan.

Ký tên thỉnh nguyện tại quảng trường Callao ở Madrid

Từ ngày 18 đến 20 tháng 7, các học viên từ nhiều khu vực đã tập trung tại Madrid để kháng nghị ôn hòa cuộc bức hại. Ngày 18 tháng 7, họ đã tổ chức các hoạt động tại quảng trường Callao từ 10 giờ sáng đến 7 giờ 30 tối. Nhiều người đã tỏ ra phẫn nộ khi nghe đến sự tàn ác của cuộc bức hại và đã ký tên thỉnh nguyện nhằm kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

d09d7146bd8f92154767ac886bdeba6d.jpg

Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại quảng trường Callao ở Madrid vào ngày 18 tháng 7

c2e18d610a76ff19aaee8770a8909386.jpg

1d06b4febbaaa3469f71a45515cb7a78.jpg

a59b0c5d0a7429888a66032bd2fc96f4.jpg

c784ec8c38f6e7e538db7f3203688e78.jpg

Anh Juan, du khách đến từ Nam Mỹ, nói anh rất đau lòng khi biết những điều bất công như vậy vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc, ở đó mọi người bị tra tấn và thậm chí bị chính quyền thu hoạch nội tạng.

Luyện công tập thể tại công viên Parque del Buen Retiro

Parque del Buen Retiro là một trong những công viên lớn nhất ở Madrid. Chế độ quân chủ Tây Ban Nha đã xây dựng nó thành một nơi nghỉ dưỡng dễ chịu cho hoàng tộc trong Thế kỷ 16. Đến cuối Thế kỷ 19, nó được mở cửa cho công chúng.

Sáng ngày 19 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công đã luyện công cùng nhau tại công viên này. Các động tác nhẹ nhàng khoan thai cùng âm nhạc êm dịu đã khiến nhiều người qua đường muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.

a49aed6193904610d689ddcb63b87a43.jpg

Luyện công tại công viên Parque del Buen Retiro vào hôm 19 tháng 7

78290e961c70aa6b8c60c7930c96dd45.jpg

855a8f3f0d34cd3ad7debb654ae94b90.jpg

e90ba9246ab26030a5c3dcdc3a400b7e.jpg

Mít-tinh và kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc

Các học viên đã tổ chức một lễ mit-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Madrid để phản đối cuộc bức hại kéo dài 21 năm. Luật sư nhân quyền Carlos Iglesia đã phát biểu nhằm lên án tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc và kêu gọi chế độ này chấm dứt cuộc bức hại ngay lập tức.

Ông cũng kêu gọi nhân viên đại sứ quán tìm hiểu sự thật và thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Cô Triệu, một học viên Pháp Luân Công, kể về việc bị tra tấn ở Trung Quốc chỉ vì đức tin của mình.

76a4b02e1fc4f8dac005d328f1add0c2.jpg

Các học viên tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Madrid, hôm 20 tháng 7 năm 2020

bcd8e82b3d464e7b81ba3f9090c0772e.jpg

Cô Rosa, một cư dân Madrid, ký bản kiến nghị nhằm kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Mít-tinh và kháng nghị trước Tòa nhà Quốc hội

Cùng ngày hôm đó, các học viên đã tập trung trước tòa nhà quốc hội Congreso de los Diputados ở Madrid.

055be9731a8b80a854b984dc787c69d3.jpg

Các học viên đã tổ chức một lễ mít-tinh trước tòa nhà quốc hội Congreso de los Diputados, hôm 20 tháng 7.

Amsterdam: Mít-tinh và kháng nghị ôn hòa tại quảng trường Dam

Các học viên Pháp Luân Công tại Hà Lan đã tổ chức một buổi kháng nghị ôn hòa ở quảng trường Dam, hôm 18 tháng 7 năm 2020.

ee6b457da8d62ecac0e56b7a068b2db7.jpg

c690c2449ee91dd7a367312e27bf4f92.jpg

7ad41f1ea2852fcff975db0916ddfaa6.jpg

0acc34c04a9cef6112ceecb10f4efcb9.jpg

4f45c0be6bae4379c6b08981f705aee6.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tại Hà Lan tổ chức một buổi kháng nghị ôn hòa tại quảng trường Dam, hôm 18 tháng 7.

Các quan chức đắc cử lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công

Hơn 600 nhà lập pháp đến từ 32 quốc gia đã ký một tuyên bố chung nhằm lên án cuộc bức hại “có hệ thống và tàn bạo” suốt 21 năm ròng đối với môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công và đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại này ngay lập tức. Tuyên bố chung này được công bố trực tuyến trên trang web của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 18 tháng 7 năm 2020.

Bốn thành viên của Quốc hội Hà Lan đã ký vào tuyên bố chung, bao gồm các nghị sỹ và lãnh đạo của Diễn đàn Dân chủ: Thierry Baudet, Wybren van Haga, Sadet Karabulut, và Tunahan Kuzu.

Cựu Nghị sỹ Hà Lan và nghị sỹ danh dự quốc hội Châu Âu Hans van Baalen cũng đã ký tên vào tuyên bố chung này và cho biết: “Chỉ có nhân quyền và dân chủ mới có thể mang lại thịnh vượng, hòa bình và ổn định cho Trung Quốc, và môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công có thể góp phần tạo ra điều đó.”

Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Hà Lan kêu gọi chính quyền cộng sản Trung Quốc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm đang bị cầm tù vì đức tin và quyền tự do ngôn luận của họ.

eeb4338cc7293059b6afd5fd5b39f6b3.jpg

Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Lan, ông Peter Hoekstra, thể hiện sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công trên Twitter.

Kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Den Haag

c2166d8d30acf47c8729657163fba392.jpg

Kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Den Haag vào ngày 20 tháng 7

Sáng ngày 20 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Den Haag. Các biểu ngữ của họ có nội dung: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn”, “Hãy chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”, và “Hãy đưa Giang Trạch Dân ra công lý.”

Cô Jessica đã nán lại sự kiện và cho biết: “Nhìn những người này thiền định trong ôn hòa, tôi không thấy họ làm sai bất cứ điều gì. Tôi không hiểu tại sao chính quyền Trung Quốc lại muốn bức hại họ.”

Cô Miriam, một cư dân Den Haag, đã ký bản kiến nghị nhằm kêu gọi chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Cô cho biết: “Mỗi cuộc đời đều quan trọng. Tôi hy vọng [chính quyền cộng sản Trung Quốc] ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/23/409486.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/30/186103.html

Đăng ngày 05-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share