Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Ottawa, Canada

[MINH HUỆ 18-07-2020] “Ngày 20 tháng 7 năm 1999 là một ngày khó quên. Đó là ngày Pháp Luân Công bị oan sai, ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị liệt vào hàng ngũ đáng hổ thẹn”, cô Lý Lệ Liên phát biểu trong cuộc mít tinh do các học viên Pháp Luân Công tổ chức gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa hôm 17 tháng 7 vừa qua.

Cô Lý, từng bị chính quyền cộng sản Trung Quốc tra tấn chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cũng nói rằng hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã mất đi tính mạng vì cuộc bức hại tàn bạo. Một số người thậm chí còn bị thu hoạch nội tạng quan trọng của họ trong kế hoạch do chính nhà nước nước này hậu thuẫn nhằm để bán cho bệnh nhân cấy ghép. “Cuộc bức hại vô lý này được phát động chỉ vì các học viên Pháp Luân Công muốn thực hành đức tin Chân-Thiện-Nhẫn của họ, vốn là giá trị phổ quát của nhân loại.”

fb34813d5664846de4a2d7f83570aca0.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tại Ottawa đã tổ chức cuộc mít-tinh ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc hôm 17 tháng 7 vừa qua.

Các học viên tham gia mít-tinh đã giương biểu ngữ yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại, trả tự do cho tất cả học viên Pháp Luân Công bị cầm tù, trong đó có công dân Canada Tôn Thiến đã bị kết án 8 năm tù, và 8 thân nhân người Trung Quốc của công dân và cư dân Canada.

Trong cuộc mít-tinh, ba học viên đã tự thuật những gì họ đã từng trải qua khi bị bức hại ở Trung Quốc, gồm có cô Lý Lệ Liên, anh William Vương và cô Jenny Vương.

Những người sống sót sau khi bị bức hại lên tiếng

357db555f7febc288c2bffeb1dccf47f.jpg

Cô Lý Lệ Liên phát biểu tại buổi míttinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa diễn ra hôm 17 tháng 7 để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài 21 năm.

Cô Lý đã từng bị bắt giữ và cầm tù hai lần ở Trung Quốc. Chính quyền địa phương và Phòng 610 đã lục soát nhà cô hai lần và tịch thu đồ đạc cá nhân của cô. Cô đã bị tra tấn và bị cưỡng bức lấy máu nhiều lần trong thời gian bị giam giữ.

4d1d71904caa403820a0d50909897081.jpg

Anh William Vương, làm kỹ sư thiết kế máy bay ở Trung Quốc.

Anh William Vương, một kỹ sư thiết kế máy bay ở Trung Quốc, cũng đã từng trải qua những sự việc tương tự. Chính quyền đã thu thập mẫu máu của anh nhiều lần trong khi anh bị giam giữ trong trại tạm giam.

Anh nói: “Tôi đọc báo chí thì biết nhiều học viên khác cũng từng trải qua những sự việc giống như tôi.” Theo báo cáo điều tra của luật sư nhân quyền kỳ cựu, ông David Matas và ông David Kilgour, ĐCSTQ đã thu thập mẫu máu từ các học viên Pháp Luân Công để xác định mẫu phù hợp cho bệnh nhân cấy ghép.

Cô Jenny Vương, một giáo viên từng được đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường nể trọng, đã bị sa thải sau khi cô kháng nghị cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2000. ĐCSTQ đã gây áp lực cả về tài chính lẫn tinh thần để ép cô từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Khi cô bị giam giữ ở Bắc Kinh, cô cũng đã từng chứng kiến cảnh sát đánh đập và tra tấn một học viên đã ngoài 80 tuổi. Cô Jenny nhớ lại: “Một cảnh sát đã hung hãn quất dây thắt lưng vào ông và sau đó lại bắt ông đứng ngoài trời trong cái lạnh cóng thân nhiều giờ. Ông mặc quần áo mỏng, còn hai tay thì bị còng ra sau lưng.”

Cuộc bức hại không lay chuyển được chính tín

Cô Lý Lệ Liên nói: “Pháp Luân Công sẽ không khuất phục trước bạo lực. Chừng nào ĐCSTQ còn bức hại, chúng tôi sẽ vẫn còn nói với thế giới về sự thật của sự tàn bạo. Cái ác không bao giờ có thể đánh bại công lý.”

Anh William Vương nói trong bài phát biểu của mình rằng trong lịch sử, không có cuộc bức hại đức tin chân chính nào thành công. Sau khi người La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, đế chế này liền phải chịu bốn tai họa mãi tới khi họ chịu ăn năn sám hối với Chúa và chấm dứt bức hại mới thôi.

“Lịch sử hiện đang lặp lại. ĐCSTQ đang bức hại Pháp Luân Công và một trận ôn dịch đã bắt đầu. Bệnh dịch đang nhắm vào ĐCSTQ và đồng phạm của nó.”

Trong bài phát biểu của mình, cô Jenny Vương nói: “Quyết tâm tu luyện Pháp Luân Công của chúng tôi sẽ không thay đổi. Đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn của chúng tôi không thể bị phá hủy.”

Cư dân Ottawa lên án cuộc bức hại

ec9717679f46ff706d1cb01f7c32bc3c.jpg

Ông Roger B, một người nghỉ hưu từng làm việc trong chính phủ liên bang, nói rằng cuộc bức hại không thể chấp nhận được

Nhiều tài xế lái xe đi ngang qua đã bấm còi để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với cuộc mít-tinh. Ông Roger B, một người về hưu của chính phủ liên bang, cho biết ông đã từng tìm hiểu về cuộc bức hại 20 năm trước và nó không thể chấp nhận được.

Ông nói: “ĐCSTQ sẽ không bỏ qua cho bất kỳ tiếng nói khác nào, cho dù tiếng nói ấy nhỏ đến đâu. Ở Canada, chúng tôi đã thấy điều này. Chính quyền cộng sản Trung Quốc phải bị lên án. Tôi muốn thủ tướng của chúng tôi sẽ hành động để phản đối chính quyền Trung Quốc. Thật không may, nhiều tinh anh ở quốc gia chúng tôi đã đầu hàng trước chính quyền cộng sản Trung Quốc.”

Theo ông Đới Công Vũ thuộc Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Canada, hơn 60 nghị sỹ đã ký một dự luật ủng hộ Pháp Luân Công và lên án cuộc bức hại ở Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/18/409167.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/20/185951.html

Đăng ngày 22-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share