Kỷ niệm 14 năm ngày Sư phụ Lý Hồng Chí đến huyện Quan truyền Pháp

Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại huyện Quan, tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 22-07-2007]

Mục lục

Lời tựa

1. Đại Pháp dẫn dắt nhân duyên từ vạn cổ
2. Sư phụ đến huyện Quan lần đầu tiên
3. Sư phụ đến huyện Quan lần thứ hai
4. Sư phụ chuẩn bị đến huyện Quan lần thứ ba

Lời cuối

Lời tựa

Tháng 11 năm 1992 và tháng 5 năm 1993, Sư tôn đã đến huyện Quan hai lần, để truyền Đại Pháp căn bản của vũ trụ cho khắp vùng đất Quan châu. Trong thời gian Đại Pháp quảng truyền, có rất nhiều đệ tử từ trời Nam bể Bắc đến đây giao lưu trao đổi. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, nơi đây lại trở thành một trong những địa phương bị tà ác bức hại nghiêm trọng.

1. Đại Pháp dẫn dắt nhân duyên từ vạn cổ

Huyện Quan nằm ở phía Tây của đồng bằng Lỗ Tây, giữa Duyện Châu và Ký Châu, nơi giao nhau của đất Lỗ và đất Vệ. Trong ba đời Đường Ngu, là thuộc vùng Ký Châu. Nhà Chu gọi là Tấn Quan Thị, Hoàng ấp. Xem trong Xuân Thu Giả là Tấn Quan Thị ấp; nhà Hán là huyện Thanh Uyên; thời Đường Cao Tổ kỵ húy nên đổi tên thành huyện Thanh Tuyền; sau thuộc đại danh phủ của nhà Tống và nhà Kim; rồi lại thuộc vùng Đông Xương của nhà Nguyên; đến năm thứ sáu của nhà Nguyên thì được thăng cấp lên Quan châu; sau thuộc phủ Đông Xương của nhà Minh và nhà Thanh, đến ngày nay vẫn thuộc thành phố Liêu Thành. Phía Đông cách sông Mã Giáp và tiếp giáp phủ Đông Xương; phía Tây là Sông Vệ, tiếp giáp với làng Quán Đào tỉnh Hà Bắc; phía Nam tiếp giáp với huyện Tân, phía Bắc nối liền với Lâm Thanh. Từ Đông sang Tây rộng khoảng 40km và từ Bắc xuống Nam khoảng 50km, diện tích khoảng 1.152 km2, dân số khoảng 700.000 người.

Mặc dù ở huyện Quan không có núi cao, nhưng có những lưu vực sông phì nhiêu màu mỡ; tương truyền có các sông như Hồng Nhạn Giang, Sa Hà, Hoàng Hà, Thanh Hà, Triệu Vương Hà, Mã Giáp Hà và Cổ Đồn Hà chảy qua lãnh thổ; hơn nữa còn có Thanh Uyên, Xảo Cô (còn được gọi là Xảo Nữ Tuyền) và Yểm Sơn. Ở đây có nhiều dòng suối trong vắt giao nhau, một mạch đất linh thiêng với khí chất tươi đẹp; đất đai phì nhiêu màu mỡ, rừng xanh hoa nở, quả là một thắng cảnh tuyệt đẹp.

Nhiều năm về trước, ở đây có rất nhiều những người kính Thần kính Phật, họ lễ nghi, cung kính và khiêm nhường, người chân tu Thần Phật ngày càng tăng, cảm nhận được sự bảo hộ của Thần Phật dành cho vùng đất màu mỡ này. Những chúng sinh mà sớm đến với huyện Quan, vùng đất địa linh nhân kiệt này, chính là đợi đến một ngày Đại Pháp khai truyền!

Các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, thiên tai nhân họa liên tiếp, việc học tập các nghi lễ chào hỏi, phong tục lễ Phật tu Đạo từ từ suy yếu, chùa chiền và đạo quán cũng đều bị phá hoại. Vì để bảo vệ người trong gia đình mà học võ đã trở thành phong trào, khiến cho ngày càng có nhiều người không biết chữ, không có văn hóa, đó chẳng phải là một trở ngại lớn để đắc Pháp hay sao?! Làm cách nào có thể khải ngộ thế nhân đây?

Có một người chúng tôi cần phải nhắc đến một chút, đó là người sinh năm 1838 tại làng võ ở thị trấn Liễu Lâm, huyện Quan – người ăn mày vĩ đại của mọi thời đại – Vũ Huấn [1]. Vào trưa ngày 12 tháng 05 năm 1993, tại nhà ăn Bắc Tiểu thuộc nhà khách Quan châu (lúc đó được gọi là Nhà khách Huyện ủy), có 20 hoặc 30 người cùng Sư phụ đi ăn trưa, trước khi ăn cơm, các đệ tử nghe Sư phụ nói rằng: “Đến huyện Quan cũng xem như về đến quê nhà rồi”. Các đệ tử hỏi: “Thưa Sư phụ, chẳng phải quê hương của Sư phụ là ở Trường Xuân sao? Sư phụ nói: “Ta có một đời ở huyện Quan”. Không biết là nguyên nhân gì, đáng tiếc là mọi người không ai hỏi thêm nữa, Sư phụ cũng không nói gì thêm. Sau đó, nghe các đệ tử Trường Xuân nói rằng Sư phụ có một đời đã đi ăn xin trong người thường ở huyện Quan. Sư phụ giảng trong bài kinh văn “Chân tu” rằng: “Chư vị biết chăng? Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường”. Sư phụ và Vũ Huấn có quan hệ nhân duyên gì, Sư phụ không nói, nhưng chúng ta có thể cảm thụ rằng, vì độ chúng ta mà Sư phụ đã chịu đựng vô số khổ nhọc mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Chúng ta càng nên trân quý gấp bội sự khổ độ từ bi của Sư phụ và cơ duyên vạn cổ này.

2. Sư phụ đến huyện Quan lần đầu tiên

1) Thần tích

Khoảng thời điểm giao nhau giữa xuân hè năm 1992, Hội nghị Quan hệ Hữu nghị đầu tiên của huyện Quan đã được tổ chức. Một số người ở huyện Quan đi nơi khác làm việc trở về cố hương, trong đó có ông Hàn Ngọc An – làm việc tại Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Lúc đó có rất nhiều cán bộ lão thành gặp mặt ông Hàn Ngọc An để thỉnh giáo ông về đạo dưỡng sinh và nhờ giúp đỡ tìm sư phụ nổi tiếng. Vì vậy ông đã tiến cử Sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công với mọi người. Vào thời điểm đó, có hơn 10 môn khí công đang lưu truyền ở huyện Quan, qua nhiều năm luyện tập thực tế, hiệu quả chữa bệnh khoẻ người không được tốt lắm. Mọi người vừa nghe lời giới thiệu của ông Hàn đã cảm thấy Pháp Luân Công thật tốt quá, dự tính chuẩn bị thỉnh mời Sư phụ đến huyện Quan. Những người khởi phát việc này gồm có Trương Hoài Hiên (cựu Tổng biên tập của huyện), An Văn Bân, Lưu Hy Kỳ (giáo viên Ủy ban Thể dục Thể thao của huyện). Sau đó, Phó bí thư Huyện ủy Sử Vĩnh Triều và Phó Huyện trưởng Tề Ngọc Phân cũng đồng ý thỉnh mời. Tiếp theo, hai cục trưởng Cục Dân sự và Hành chính là Trương Nhữ Đình và Vương Tú Phong cùng chủ nhiệm Chu Ngọc Xuân (lúc đó là phụ đạo viên của môn khí công nào đó), Vương Hội Trường, Hiệp hội Khí công huyện, và Chu Chấn Đạt, Cục trưởng Cán bộ lão thành v.v và các đơn vị khác đã kết hợp cùng nhau gửi thư thỉnh mời.

Sư phụ rất bận rộn, trong khoảng thời gian ngắn vẫn chưa thể đến huyện Quan được, một số người hỏi thăm ông Hàn Ngọc An rằng khi nào Sư phụ mở lớp. Cuối cùng, vào ngày 25 và 26 tháng 10, ông Hàn Ngọc An gọi điện thoại nói rằng vào ngày 30 tháng 10 Sư phụ sẽ mở lớp ở Bắc Kinh; nên ngày 29 tháng 10, hai người là lão Thụy (hoá danh) và Mỹ Dung đã đến Bắc Kinh. Đêm hôm đó, lần đầu tiên trong đời lão Thụy mơ thấy Đức Phật từ trên trời giáng xuống. Với sự giúp đỡ của ông Hàn Ngọc An, lão Thụy và Mỹ Dung đã gặp được Sư phụ tại nhà của chị Lưu, là đệ tử Đại Pháp Bắc Kinh vào sáng ngày 30. Lúc đó có rất nhiều người trong nhà chị Lưu, Sư phụ rất vui khi gặp lão Thụy, Sư phụ giúp lão Thụy điều chỉnh thân thể và đích thân đeo huy hiệu Pháp Luân cho ông ấy. Sư phụ dùng ngón tay cái xoáy một cái ngay chỗ thiên mục của lão Thụy và hỏi: “Xoay hay không xoay?” Mặt của lão Thụy “đỏ bừng lên” trông rất nghiêm trọng và nói “Không xoay ạ”. Sư phụ mỉm cười và thêm một chút lực xoáy một cái nữa, lão Thụy lập tức cảm thấy đầu mình hơi lờ mờ và nói “Xoay rồi ạ”. Sư phụ cười. Lão Thụy cũng thưa với Sư phụ về chuyện tối hôm qua nằm mộng thấy Phật, và Sư phụ nói rằng sau này ông sẽ hiểu ra.

Vào khoảng bốn hoặc năm giờ chiều ngày 30, các lớp học truyền thụ trực tiếp của Pháp Luân Công đã được tổ chức tại Hội trường Nhị Pháo. Vào ngày 5 tháng 11, khi kết thúc lớp học trực tiếp, ở phía sau hội trường, lão Thụy đã khẩn thiết thỉnh cầu Sư phụ sớm đến huyện Quan để truyền Pháp truyền công, ông Hàn Ngọc An cũng nói giúp. Mặc dù Sư phụ rất bận nhưng cũng trả lời rằng sẽ tranh thủ sớm ngày đến huyện Quan.

Vào lúc 0 giờ ngày 12 tháng 11, lão Thụy và Mỹ Dung đi xe riêng của lão Thụy đến ga xe lửa Hàm Đan để đón Sư phụ cùng bốn người khác xuống ga vào khoảng 5 giờ sáng. Sau đó lên xe riêng của lão Thụy đi đường cao tốc Tế Hàm, rồi theo con đường nhựa Hậu Đường Cố Bắc đi vào nội thành huyện Quan. Khoảng hơn 7 giờ, Sư phụ và nhóm xuống xe ở đoạn giữa của đường Hồng Kỳ tại phía bắc cây cầu, ngay chỗ rẽ ở phía nam con đường có một quầy hàng nhỏ bán thức ăn, bữa ăn đầu tiên của Sư phụ khi đến huyện Quan là bánh quẩy và sữa đậu nành. Trong lúc dùng bữa, lão Thụy mời Sư phụ đến ở nhà của ông ấy, và Sư phụ đã đồng ý. Sau bữa ăn, Sư phụ và nhóm đã đến Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành và gặp gỡ lãnh đạo của các đơn vị liên quan để thảo luận về những thủ tục liên quan đến việc mở lớp.

Vào thời điểm đó, tham gia hội nghị gồm có Cục Công an, Cục Dân sự và Hành chính, Cục cán bộ lão thành, Ủy ban Thể thao, Hiệp hội Khí công và Trạm phụ đạo của môn khí công nào đó v.v. Cùng các nhân viên có liên quan. Trong thời gian diễn ra cuộc họp, Sư phụ đã điều chỉnh thân thể cho những nhân viên tham dự tại hội trường. Hơn 11 giờ 30, lão Thụy mời Sư phụ và nhóm dùng bữa trưa, Cục trưởng Cán bộ lão thành là Chu Chấn Đạt và lão Đới cũng theo cùng. Trong lúc ăn trưa, Sư phụ nói với lão Thụy rằng sẽ có rất nhiều người đến khám bệnh và điều đó sẽ gây thêm nhiều rắc rối, nên Sư phụ sẽ không ở lại nhà của ông ấy. Có người sắp xếp cho Sư phụ ở trong Toà nhà dành cho thượng khách của Nhà khách Huyện ủy, nhưng Sư phụ thấy chi phí đắt đỏ nên chỉ ở lại một đêm rồi sau đó chuyển đến một phòng bình thường trên tầng hai của nhà khách Tây Bắc. Sư phụ đã ở đây cho đến khi rời khỏi huyện Quan vào rạng sáng ngày 23.

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-10--ss.jpg

Toàn cảnh nhà khách Tây Bắc ở huyện Quan

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-11--ss.jpg

Cận cảnh của nhà khách Tây Bắc ở huyện Quan

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-12--ss.jpg

Quang cảnh bên trong tầng hai của nhà khách Tây Bắc ở huyện Quan

Chiều ngày 12, Phó bí thư Huyện ủy là Sử Vĩnh Triều và Phó Huyện trưởng Tề Ngọc Phân cùng thông báo cho hơn mười vị lãnh đạo đơn vị các cấp, đến dự tiệc tại Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành, nhiệt liệt chào đón Sư phụ Lý Hồng Chí đến huyện Quan truyền Pháp. Để mọi người có thể liễu giải về Pháp Luân Công, Sư phụ đã quyết định tổ chức một cuộc họp báo giới thiệu Pháp Luân Công tại rạp chiếu phim huyện Quan vào sáng ngày 13, và sau đó Sư phụ mở thêm lớp tư vấn trị bệnh trong ba ngày tại Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành. Sư phụ dùng bữa tối tại nhà hàng nhỏ trong Khách sạn Tây Nam ở Quan châu, Cục Dân sự và Hành chính đã mời nhiều vị khách đến tiếp đãi Sư phụ, đi cùng có Cục trưởng Trương Nhữ Đình, Cục phó Vương Tú Phong, Trưởng ban tổ chức Chu Ngọc Xuân và hai cán bộ công an của Cục Công an.

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-14--ss.jpg

Một góc nhỏ nhà hàng trong nhà hàng lớn của Khách sạn Tây Nam ở Quan châu

Khoảng hơn 8 giờ sáng ngày 13 tháng 11, Sư phụ tổ chức một cuộc họp báo giới thiệu Pháp Luân Công tại rạp chiếu phim (ông Hàn Ngọc An cũng tham gia). Buổi trưa Sư phụ đến Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành để tư vấn trị bệnh, liên tục bận rộn cho đến sáng ngày 16. Buổi chiều, Sư phụ không đến Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành vì phải chuẩn bị cho lớp học buổi tối.

Nói đến việc trị bệnh của Sư phụ thì xảy ra rất nhiều chuyện kỳ diệu và thần kỳ, thông qua hình thức này để mọi người có thể nhận thức sơ bộ về Đại Pháp. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người đến khám bệnh, khám khỏi bệnh thì thu 10 nhân dân tệ mỗi người, ngược lại nếu lúc đó không có hiệu quả rõ ràng thì một xu cũng không lấy. Thông thường những người đến khám bệnh tại Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành đa số đều là những bệnh nhân có bệnh lý phức tạp chưa rõ nguyên nhân và khó điều trị, ngay cả Đông Tây y đều chữa không khỏi, nên họ đến đây để thử vận may, mấy hôm đó còn có không ít những người bán thân bất toại đến khám. Ví dụ, Triệu Ngọc Hiển, nhân viên của bệnh viện huyện, một đêm khi trên đường về nhà thì bị trượt ngã trên cầu ở bên ngoài cổng thành phía Tây, vì sông đã khô cạn nên đầu anh ấy đập xuống đất trước, do ngã từ vị trí cao xuống nên bị liệt nửa người, từ cổ trở xuống không có cảm giác, tay chân không thể cử động, phải nhờ người thân bón cho ăn, những người trong gia đình quả thực là vừa mệt vừa khổ suốt mấy năm qua. Thông qua sự điều trị của Sư phụ, chất lượng cuộc sống của ông Triệu Ngọc Hiển đã được cải thiện rất lớn, và ông Triệu vẫn sinh sống rất tốt cho đến hiện nay.

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-15--ss.jpg

Một góc của Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành. Trong ba ngày từ ngày 14 đến 16 tháng 11 năm 1992, Sư phụ đã tổ chức trị bệnh ở đây

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 14, thời tiết hơi se lạnh với những cơn gió nhỏ thổi qua từ phía bắc, những người đến Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành nườm nượp không ngớt. Trương Tú Anh, nhân viên Cục Giao thông huyện Quan, trên thân mắc nhiều loại bệnh, suốt bốn năm qua bị trĩ chỉ nằm trên giường không dậy nổi, không thể tự chăm sóc bản thân trong cuộc sống hàng ngày; ngồi, nằm, đi đứng đều rất khó khăn và luôn cần gia đình chăm sóc. Chồng cô liên tục xin nghỉ phép để đưa cô đi chữa bệnh (thời gian nghỉ dài nhất là khoảng gần một năm). Họ đến khắp nơi, nào là Bệnh viện chuyên khoa Liêu Thành, Bệnh viện cấp một tỉnh, Bệnh viện cấp hai tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Bệnh viện cải cách lao động tỉnh, Bệnh viện 88, Bệnh viện Cửu Linh, Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh v.v. Và cũng đã từng đến trị liệu ở các bệnh viện khác. Nhưng đều không giải quyết được vấn đề, bệnh tình ngày càng nặng hơn, cô thường xuyên bị choáng, người gầy giơ xương, cao gần 1m6, trọng lượng từ 55kg giảm xuống còn 32kg, mỗi ngày sống trong dày vò đau đớn, vật lộn bên bờ vực tử thần.

Theo số thứ tự đến hơn 10 giờ, ở cánh cửa chái nhà phía Tây, Sư phụ nhìn người phụ nữ này và hỏi cô có bệnh ở đâu, rồi bảo cô nhắm mắt lại, khom lưng một chút, Sư phụ vung tay phải vỗ từ đầu đến chân, âm thanh phát ra rất lớn, khoảng hai phút, chỉ thấy trên gương mặt hồng hào sáng sủa của người phụ nữ này toát đầy mồ hôi, và tất cả các chứng bệnh đều không cánh mà bay! Sư phụ bảo cô mở mắt ra và hỏi cô đã nhìn thấy gì, cô nói trước mắt chỉ là bóng tối, Sư phụ bảo cô nhắm mắt lại lần nữa và sau đó mở mắt ra. Vào lúc này, cô ấy đã thấy rất nhiều cảnh tượng thù thắng ở rất nhiều không gian khác – cô ấy đã nhìn thấy Phật thể của Sư phụ, vì vậy chỉ trong chốc lát cô đã minh bạch tất cả, rằng Sư phụ đến đổ độ nhân và là vị Phật sống tại thế gian! Sư phụ bảo cô ấy đạp xe đạp (cô ấy đã không chạy được xe đạp bốn năm rồi), cô ấy lập tức lên xe và đạp (ngộ tính tốt, Sư phụ chỉ đến đâu thì làm đến đó). Sư phụ bảo cô ấy hãy đạp nhanh hơn một chút, chị Lưu còn nói đạp xe càng nhanh càng tốt. Thế là cô chạy một vòng quanh bồn hoa lớn ngay giữa sân, cảm giác vui thích như một đứa trẻ, rất nhiều người đứng xung quanh trong sân vỗ tay, reo hò cổ vũ cho cô ấy, rất nhiều người quen biết cô cũng có mặt và họ đều cảm thấy thật vô cùng kỳ diệu!

Sư phụ nhìn thấy niềm hạnh phúc vô hạn của cô ấy thì nói điều gì đó, nhưng cô không biết và sau đó cô tự đạp xe trở về nhà. Vừa về đến, cô liền bắt tay vào làm những việc nhà mà từ lâu bản thân không thể làm. Trong lúc vừa làm vừa nghĩ: Sư phụ đã chữa khỏi bệnh cho mình. Mình có thể làm chút gì đó cho Sư phụ đây? Vào sáng sớm ngày 15, cô lấy chiếc xe đạp đã bốn năm không chạy để chuẩn bị đến nhà khách tìm Sư phụ, cô muốn tự nguyện làm một nhân viên công tác, cũng xem như làm chút việc gì đó để cảm ơn Sư phụ. Nhưng nhìn một cái thì thấy lốp của hai bánh xe đều xẹp cả, chồng cô vội vã đi lấy ống bơm, sau khi bơm hơi xong cô ấy liền đạp xe đến nhà khách tìm Sư phụ.

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-17--ss.jpg

Cánh cửa chái nhà phía Tây, nơi Sư phụ đã chữa lành bệnh cho Trương Tú Anh

Trong ngày 15, chiếc xe đạp chạy rất êm, đi về hai lần mà không gặp vấn đề gì. Vào buổi sáng ngày 16, lốp trước đã bị xì hết hơi, nên chồng cô vội lấy ống bơm và bơm cả nửa ngày mà khí không vào, rút kim khí ra mới thấy rằng, kim khí chỉ là ống rỗng, không có ruột cao su bên trong! Nhìn thêm lần nữa thì thấy lốp sau cũng giống như lốp trước, hai vợ chồng vô cùng ngạc nhiên, cảm thấy quá thần kỳ!

Khi Sư phụ tư vấn trị bệnh ở Trung tâm hoạt động cán bộ lão thành tại huyện Quan, tình cờ có hai cha con ở làng Lan Ốc cũng nghe tin mà đến đây, cô bé khoảng năm hoặc sáu tuổi và bị bệnh máu trắng. Gia đình đã đi khám nhiều nơi, và bác sĩ ở bất cứ nơi nào cũng đều nói rằng không trị được, trị không hết, chẩn đoán là bệnh nan y. Mẹ của cô bé là người Tứ Xuyên, bà đã bỏ mặc con gái mà quay trở về quê. Gia đình rất nghèo, người cha đưa con mình đi chạy chữa khắp nơi cũng không khỏi, còn vay thêm rất nhiều nợ nữa (là nợ mới). Sau đó ông thấy có tiếp tục đi cũng chẳng có kết quả gì nên hai cha con đành bất lực ở nhà mà thôi. Không hiểu sao, mấy ngày nay ông rất muốn đến huyện Quan thăm thân nhân, khi đến nhà người thân mới biết tin là Sư phụ đang tư vấn trị bệnh, vì thế hai cha con đã tìm đến. Sư phụ nhìn cô bé, rồi huơ tay đánh tản đi nghiệp lực ở chỗ có bệnh của cô bé, và chộp bắt ra rất nhiều thứ xấu, dùng mắt có thể nhìn thấy những vết tím do máu tụ ở eo và lưng của cô bé dần biến mất, và chẳng mấy chốc chúng đã trở lại gần giống với màu da bình thường, thế là khỏi rồi! Bệnh của cô bé đã khỏi như vậy đấy! Hoàn toàn lành bệnh rồi! Những người thân của họ không dám tin đây là sự thật, nhưng lại đúng là sự thật. Đến nay, căn bệnh của cô gái vẫn không bị tái phát. Hiện cô ấy đã trưởng thành và là mẹ của hai đứa trẻ.

Trong ba ngày tư vấn trị bệnh đã xảy ra rất nhiều thần tích, có người bị bệnh tim, ung thư, bệnh tắc nghẽn mạch máu não, huyết áp cao nghiêm trọng v.v. Có rất nhiều ví dụ về việc hễ tay chạm đến đâu là bệnh hết đến đó, nhiều không tả xiết, cũng không thể liệt kê từng cái một.

2) Truyền công truyền Pháp

2011-11-11-cmh-guanxian-1993-02--ss.jpg

Cổng vào hướng tây của Phòng hội nghị của nhà máy rượu tại huyện Quan, là nơi mà Sư phụ đã đến truyền thụ Pháp Luân Đại Pháp hai lần.

Vào lúc 7 giờ tối ngày 16 tháng 11, lớp học Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên được tổ chức tại Phòng hội nghị của thị trấn huyện Quan (nơi này hiện nay không còn nữa). Bởi vì có quá nhiều người đến tham dự nên ngày thứ hai lớp học đã đổi sang Phòng hội nghị của nhà máy rượu huyện Quan (nay đã đổi thành nhà kho). Tối ngày 17, các đệ tử đưa xe hơi đón Sư phụ đến Phòng hội nghị của nhà máy rượu, sau khi tan lớp, Sư phụ tự mình đi bộ về khách sạn Quan châu, cứ như thế cho đến ngày cuối cùng Sư phụ vẫn tự đi bộ, kiên quyết không để các đệ tử đưa đón bằng xe hơi.

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-3--ss.jpg

Tấm ảnh đường Nghi Xuân Đông ở huyện Quan

Mỗi ngày, Sư phụ đều ra ngoài sớm hơn một chút, dọc theo con đường Hồng Kỳ, đi đến ngã tư và rẽ sang hướng đông, khoảng 400 mét là đến nhà máy rượu huyện Quan, ở phía Đông của góc rẽ này có một tiệm cắt tóc tư nhân, nhưng hiện nay mảnh đất này trở thành một nửa phía nam của cửa hàng thời trang “Hảo Đa Mỹ”, năm ấy Sư phụ đã từng cắt tóc ở đây. Hàng ngày, các đệ tử cũng đều đến nhà máy rượu sớm một chút, kính cẩn chờ đợi Sư phụ đến. Khi Sư phụ bắt tay các đệ tử và mọi người đều cảm thấy hạnh phúc vô tỷ. Vì thời gian Sư phụ công khai truyền Pháp không lâu, các đệ tử vẫn chưa hiểu thế nào là tu luyện, cũng không hiểu lễ tiết hợp thập là gì, chỉ nghĩ rằng Sư phụ là một bậc thầy khí công có công phu cao, trong lòng cảm thấy rất thân quen, một số đệ tử đến sớm nghĩ rằng bắt tay với Sư phụ sẽ nhanh tăng công, bây giờ hồi tưởng mới thấy cách nghĩ lúc đó thật ấu trĩ. Nhưng Sư phụ rất vui vẻ bắt tay với mỗi từng đệ tử đến sớm đứng đợi ở cửa, Sư phụ luôn mỉm cười một cách từ bi khi nhìn mọi người, đôi khi Sư phụ dừng lại và nói vài lời với các đệ tử, rồi sau đó mới bước vào hội trường.

Tháng 5 năm 1992, Sư phụ đã công khai truyền thụ Pháp Luân Công tại Trường Xuân, và tổ chức hai kỳ lớp học, và sau đó tổ chức hai kỳ lớp học tại Bắc Kinh (tổng thể là lần thứ ba và thứ tư). Lớp học thứ tám của trạm thứ ba được tổ chức tại nhà khách của Nhà máy Khai thác Thái Nguyên vào ngày 14 tháng 10, lão Thụy tham gia lớp thứ tư ở Bắc Kinh (Lớp học thứ chín trên tổng thể được tổ chức từ ngày 27 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 năm 1992 tại Hội trường Nhị Pháo ở Bắc Kinh, số lượng tham gia khoảng 1.500 người, đơn vị tổ chức là Ủy ban công lý công pháp của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc), sau đó Sư phụ mới đến huyện Quan. Huyện Quan là trạm thứ tư nơi Sư phụ công khai truyền Pháp, là lớp thứ mười trên toàn quốc. Mặc dù đây là vinh diệu lớn nhất của huyện Quan, nhưng lúc đó các đệ tử ở huyện Quan chưa nhận thức đến được điểm này. Trong lớp, Sư phụ đã xuất ra công rất mạnh mẽ, khiến cho nhiều người cảm thấy buồn ngủ, nóng. Tối hôm 19, Sư phụ nói rằng các bức tường của phòng hội nghị đều đang phát quang. Khi dạy công, Sư phụ bảo bàn tay của các đệ tử cách cơ thể không quá 20cm, và tìm khí cơ trong vòng 20cm. Sau này, mỗi khi các đệ tử tưởng nhớ và nhắc lại những điều này, họ đều bùi ngùi cảm khái và mắt đẫm lệ, cảm thấy không có gì có thể báo đáp được tấm lòng từ bi khổ độ của Sư phụ, chỉ có kiên định đi trên con đường tu luyện mà Sư phụ an bài, làm tốt ba việc mà Sư phụ giao phó.

Nhớ lại vào một ngày nọ, trước khi bắt đầu lớp học, Sư phụ nói: Pháp này là để truyền cấp cho con người, có những phụ thể ẩn nấp rất thâm sâu bị người ta mang đến, các ngươi mau đi chuyển sinh thành người rồi hãy đến đắc Pháp này. Sư phụ dừng lại một chút rồi nói nếu không đi thì sẽ bị thanh trừ. Khi Sư phụ nói xong, thì nhìn thấy năm sáu học viên khó chịu muốn ói, một vài người trong số họ đi đến lối vào của khán phòng rồi đứng lại thì phụ thể rời đi, sau khi họ trở về thì nghe Pháp rất bình thường, như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra vậy.

Lúc đó, tất cả khí công sư đều giảng chữa bệnh khỏe người, còn Sư phụ thì giảng đưa con người lên cao tầng, một số đệ tử không hiểu cao tầng là ở đâu, hình như hỏi Sư phụ rằng có thể đạt đến tầng cao như Lão Tử và Huệ Năng không? Theo hồi ức của một số đệ tử kể lại thì Sư phụ chỉ lên mái nhà và nói rằng Lão tử, Huệ Năng v.v, họ đều đang nghe Pháp. Cũng có đệ tử hỏi Sư phụ rằng công này có thể tu được bao cao, Sư phụ nói: “Nếu như có tầng thứ Như Lai này, thì tôi nói ông ấy không ngăn nổi.”

Căn cơ của mỗi người khác nhau, nên phản ứng trong lớp học cũng khác nhau. Có một học viên nọ, đến ngày thứ tư của lớp học mới tham dự, cô ấy thấy những người khác ngồi kết ấn và nhắm mắt lại, cô ấy cũng kết ấn và nhắm mắt lại, chẳng mấy chốc thiên mục của cô khai mở, và nhìn thấy trên bục giảng của Sư phụ đang giảng Pháp có núi non, nước chảy, có đình đài lầu gác, cuối cùng nhìn thấy Sư phụ là một Đại Phật (Sau đó, người học viên này đến tham gia hội giao lưu chia sẻ ở Khai Phong còn nhìn thấy các tiểu Pháp Luân và đại Pháp Luân đầy khắp hội trường).

Nguyên ban đầu dự định lớp học ở huyện Quan sẽ diễn ra trong mười ngày. Ban tổ chức cho rằng thời gian như vậy lâu quá nên sau đổi thành bảy ngày. Khi Sư phụ đả xuất ra năng lượng rất lớn và mạnh mẽ để điều chỉnh thân thể cho các đệ tử, có đệ tử rơi vào trạng thái ngủ mê man trong khi nghe giảng, nên nghe không hiểu lắm những bài giảng của Sư phụ, sau này trong lúc học Pháp mới từ từ ngộ ra được sự từ bi và vĩ đại của Sư phụ.

Trong lớp, nhiều người nói rằng cảm thấy rất quen thuộc với Sư phụ, dẫu một chút lạ lẫm cũng không có. Một số học viên sau khi tan lớp đi cùng Sư phụ trở về nhà khách kể lại rằng, vài ngày trước bản thân nằm mơ thấy có người trong giấc mơ tương trợ v.v. Lúc đó Sư phụ đã giải đáp cho học viên ấy. Khi trên lớp, Sư phụ còn giảng rằng: “Ba năm trước Sư phụ đã quản các vị rồi, các vị có thể tham gia lớp học này, đó thực sự là phước lành ba đời, tổ tiên tích đức, bao gồm cả những người thân đã khuất cũng đều được hưởng lợi”.

Vào chiều ngày 22, sau khi Sư phụ giảng bài xong thì dùng bữa, và còn phải lên lớp lúc 7 giờ tối, hoàng hôn rồi mà Sư phụ vẫn chụp ảnh cùng một số học viên.

Qua lớp học này, Sư phụ đã cấp cho chúng tôi rất nhiều, nhưng mỗi đệ tử chỉ trả học phí là 40 nhân dân tệ và 20 nhân dân tệ cho những ai vào học giữa chừng, còn được tặng vé vào cửa và chứng chỉ học viên. Vào buổi tối ngày cuối cùng (ngày 22), Sư phụ đích thân cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp cho từng đệ tử, chữ trên giấy chứng nhận đều do Sư phụ đích thân viết. Sư phụ giải đáp các câu hỏi cho đệ tử, các đệ tử khẩn cầu Sư phụ tổ chức thêm lớp thứ hai, và Sư phụ đã đồng ý. Trong buổi lễ bế mạc, Sư phụ đã đích thân trao cờ cho trạm phụ đạo của huyện Quan.

2012-1-6-minghui-shien-guanxian-4--ss.jpg

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học Pháp Luân Công

(Còn tiếp)

Chú thích:

[1] Vũ Huấn (1838-1896), là người thôn Vũ, thị trấn Liễu Lâm, huyện Quan, tỉnh Sơn Đông, là một người ăn xin sống dưới đáy xã hội vào cuối triều đại nhà Thanh. Nhờ đi ăn xin, trải qua hơn 30 năm nỗ lực bền bỉ, ông đã xây được ba ngôi trường học miễn phí, mua được hơn ba trăm mẫu học điền (là ruộng công, lợi ích thu được đều dùng cho giáo dục), tích lũy được hơn một vạn quan tiền để mở trường học. Đây là việc có một không hai trong lịch sử Trung Quốc cũng như trong lịch sử giáo dục thế giới. Người đời sau ca tụng Vũ Huấn là “Thiên cổ nhất cái”, nghĩa là Người ăn xin nghìn năm có một. Mao Trạch Đông từng chỉ trích một bộ phim Trung Quốc tôn vinh Vũ Huấn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/2/22/149076.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/3/26/83927.html

Đăng ngày 18-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share