Bài viết của Tần Duật

[MINH HUỆ 13-03-2020] So với bệnh cúm, vẫn còn rất nhiều điều còn chưa biết về đại dịch virus corona đang diễn ra. Sự so sánh khập khiễng giữa hai loại bệnh này đã trở thành một công cụ chính trị cho chính quyền Trung Quốc, như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại một cuộc họp báo thường nhật vào ngày 3 tháng 2.

Bà nói: “Theo một báo cáo gần đây của CDC, từ năm 2019 đến 2020, Mỹ đã có 19 triệu người bị cúm và ít nhất 10.000 người đã chết. Thế nhưng, đến ngày 2 tháng 2, mới có 17.205 trường hợp được xác nhận bị viêm phổi nCoV và 361 người chết.”

Bà nói thêm: “Sự tương phản này thật là đáng suy ngẫm.”

Bà Hoa đưa ra lời bình luận này trong câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên của ngày hôm đó, sau khi chỉ trích việc Mỹ rút đi một bộ phận nhân viên đại sứ quán và hạn chế đi lại là những biện pháp “chỉ có thể tạo ra và gieo rắc nỗi sợ.”

Nhưng bà Hoa đã không đề cập rằng theo một nghiên cứu chung của CDC Trung Quốc và Đại học Phức Đán, số ca tử vong do cúm hàng năm ở Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2011 đến 2014-2015 là 88.100 người (Nghiên cứu này được công bố trên tờ The Lancet vào tháng 9 năm 2019 với tiêu đề: “Tỷ lệ tử vong do cúm vượt quá tỷ lệ tử vong vì bệnh hô hấp ở Trung Quốc, 2010-2015: Một nghiên cứu dân số”.)

Tuy nhiên, những bình luận của Hoa và các bài báo liên quan đã xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông do chính quyền kiểm soát, từ đó dấy lên một làn sóng chống Mỹ mới. Song đây chỉ là một ví dụ khác về cách ĐCSTQ đã bóp méo việc công bố thông tin vì lợi ích của nó trong bối cảnh dịch virus corona bùng phát.

Virus corona khác với cúm

Một chỉ số được các nhà khoa học sử dụng để đánh giá mức độ lây lan của virus được gọi là “hệ số lây nhiễm cơ bản”, hay R0. Cúm mùa có hệ số R0 là 1,3, đại dịch cúm năm 2009 (còn được gọi là cúm lợn đã dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn người) có hệ số R0 là 1,48 và cúm Tây Ban Nha năm 1918 (từng giết chết 50-100 triệu người) có hệ số R0 là 1,80.

Hệ số R0 của virus corona chưa được hoàn toàn nhất trí. Một số người đánh giá nó rơi vào khoảng từ 2 đến 3. Ông Eric Feigl-Ding, nhà nghiên cứu y tế cộng đồng tại Đại học Harvard có thâm niên 15 năm, cho biết hệ số R0 của Covid-19 có thể lên đến 3,8, nghĩa là một người nhiễm bệnh sẽ truyền virus cho trung bình 3,8 người khác. Vì thế, ông gọi dịch bệnh này là “tồi tệ ở cấp độ phản ứng nhiệt hạch”.

Tỷ lệ tử vong của hai loại bệnh dịch này cũng khác nhau rất lớn. Tỷ lệ tử vong của cúm mùa ở Mỹ thường rơi vào khoảng 0,1%, nhưng tỷ lệ tử vong do COVID-19 xem ra cao hơn. Theo một nghiên cứu công bố trên Tun báo CDC Trung Quc vào ngày 18 tháng 2, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ tử vong của COVID-19 là khoảng 2,3% ở Trung Quốc Đại lục.

Cúm xuất hiện vào mùa nhất định, có vắc-xin và phương pháp điều trị sẵn có. Các nhà dịch tễ học vẫn chưa biết virus corona mà WHO tuyên bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 xuất hiện trong điều kiện nào, cũng chưa có vắc-xin điều trị. Như ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, giải thích: “Còn rất nhiều điều chưa biết.”

Cúm có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày, trung bình là hai ngày, nhưng thời gian ủ bệnh của virus corona có thể lên đến hai tuần, trong thời gian đó, người nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng nào, như vậy khiến bệnh càng dễ lây lan và khó kiểm soát hơn.

ĐCSTQ kiểm duyệt thông tin về virus corona

ĐCSTQ đã thao túng thông tin bằng nhiều cách trong suốt khoảng thời gian virus corona bùng phát. Một câu trích dẫn từ bài báo “Trung Quốc đang làm gì để kiểm duyệt sự thật về virus corona” trên trang defenseone.com: “Nhưng chính quyền cũng đang phát động cuộc chiến thứ hai: chiến dịch kiểm soát các cuộc thảo luận của thế giới về cuộc chiến thứ nhất”.

Kiểm duyệt thông tin là khả thi bởi vì chính quyền Trung Quốc kiểm soát các kênh truyền thông trên toàn quốc. Khi đợt bùng phát mới xuất hiện vào tháng 12 năm 2019, các quan chức ở Vũ Hán đã kỷ luật những người tung tin đồn và cảnh cáo những người khác không được tiết lộ thông tin về virus corona dưới mọi hình thức. Truyền thông nhà nước, các chủ doanh nghiệp và cảnh sát đều dọa rằng bất cứ ai dám lan truyền “tin đồn” đều bị truy bắt.

Sau khi anh Lý Văn Lượng, một trong tám bác sỹ công khai thông báo về dịch bệnh, chết vì căn bệnh này vào ngày 7 tháng 2, chính quyền nước này không thể che giấu thông tin được nữa, và công chúng hết sức phẫn nộ. Vì vậy, ngoài việc tiếp tục kiểm duyệt, ĐCSTQ đã cố gắng hạ thấp tính nghiêm trọng của dịch bệnh. Đó là khi Hoa Xuân Oánh làm phép so sánh giữa virus corona và cúm trong cuộc họp báo ngày 3 tháng 2. Lời bình luận đó ​​của bà là một tác nhân trong chiến dịch tuyên truyền rầm rộ cả ở Trung Quốc và nước ngoài.

Bên cạnh truyền thông tin tức, các mạng xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong một thời gian dài, các bài đăng tràn ngập trên mạng internet của Trung Quốc với những cụm từ khiến người ta phải kinh ngạc như “Bệnh cúm chết người nguy hiểm nhất ở Mỹ trong 40 năm qua. Hơn 13 triệu người nhiễm bệnh và 6.600 người chết”, kèm theo đó là bản đồ nước Mỹ mà hầu hết các khu vực được tô màu đỏ hoặc vàng. Số lượt xem lên tới hàng trăm triệu.

Theo một bài viết trên trang Defenseone.com: “Hệ quả trớ trêu là trong khi virus corona đang tăng mạnh ở Trung Quốc, thì bạn bè và người thân ở Trung Quốc bắt đầu lo lắng hỏi nhiều người quốc tịch Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ về tình trạng cúm ‘thảm khốc’ đang bủa vây Bắc Mỹ.”

Sự bưng bít của ĐCSTQ biến dịch bệnh thành đại dịch

Ngày 5 tháng 2, ông Neil Ferguson, giám đốc Trung tâm Phân tích Bệnh Truyền nhiễm Toàn cầu MRC tại Đại học Imperial College London cho biết số ca nhiễm “tăng lên liên tục”. Ông ước tính tại thời điểm đó mới phát hiện được 10% số ca nhiễm ở Trung Quốc.

Khi ngày càng có nhiều người bắt đầu nghi ngờ dữ liệu về virus corona của ĐCSTQ, Đảng đã chuyển qua một thủ đoạn khác. Trong bài “Trung Quốc đang làm gì để kiểm duyệt sự thật về virus corona” trên trang weboneone.com có viết: “Chiêu cuối cùng thường được dùng để định hướng các cuộc thảo luận trên mạng hòng khiến người ta thay đổi niềm tin và hành động trong thực tế chính là tung tin giả. Để đối phó với sự phẫn nộ về phản ứng chậm trễ ban đầu trước dịch bệnh, chính quyền này lại khẳng định điều ngược lại, rằng chính phủ đã phản ứng nhanh, rằng các cơ sở vật chất ở bệnh viện là thừa đủ. Vở kịch của kẻ độc tài chuyên chế, đó là kiểm duyệt, đánh lạc hướng, lừa dối, đã được phô bày đủ cả.”

Sau khi ĐCSTQ bưng bít thông tin về virus corona, dịch bệnh đã nhanh chóng phát tán ra các nước khác trên thế giới. Khi các quốc gia khác chống đại dịch, ngày 10 tháng 3, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 12 năm ngoái, để cho thấy Trung Quốc đã giành “chiến thắng” trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này. Ngày hôm sau, Bắc Kinh tuyên bố cách ly 14 ngày đối với khách quốc tế, để “ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh từ nước ngoài vào”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/13/402313.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/3/15/183655.html

Đăng ngày 19-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share