Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-12-2019] Hơn 300 công an ở thành phố Tuân Hoá, tỉnh Hà Bắc đã được huy động để vây bắt các học viên Pháp Luân Công địa phương vào ngày 6 tháng 7 năm 2019.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999.

Một công an trưởng tiết lộ rằng họ nắm trong tay một danh sách gồm hơn 30 học viên mục tiêu, và họ đã giám sát điện thoại của các học viên này trong hơn hai tháng trước khi hành động.

Ngày 6 tháng 7, 18 học viên và ba thân nhân của họ (không tu luyện Pháp Luân Công) được xác nhận là đã bị bắt giữ. Các vụ bắt giữ diễn ra đồng thời vào khoảng 3 giờ sáng ngày hôm đó.

Bảy học viên bị bắt và ba người nhà của họ đã được thả. Mười một học viên còn lại đã nhận thông báo rằng họ sẽ phải ra toà vào các ngày 17, 19, 23 tháng 12 và 13 tháng 1 năm 2020.

Hiện tại chưa rõ là 11 học viên bị xét xử tập thể hay riêng rẽ. Một học viên địa phương khác là ông Trương Ngọc Minh, người bị bắt vào ngày 2 tháng 7 năm 2019, được cho biết rằng đã có lịch xét xử một số học viên và các phiên xử sẽ diễn ra trong cùng một ngày. Hiện vẫn đang điều tra thông tin chi tiết về các phiên xét xử này.

Danh tính của 18 học viên

Trong số 18 học viên có ba cặp vợ chồng, gồm ông Mã Khoát, 67 tuổi, và vợ là bà Vương Thuỵ Linh, 67 tuổi; ông Vương Khôn, 43 tuổi, và vợ là bà Quý Huệ Quân; bà Thịnh Kim Linh và chồng là ông Tài Chí Hải.

12 học viên khác bao gồm bà Lâm Tú Trân, 63 tuổi; bà Trương Cần, hơn 70 tuổi; bà Cao Kính Như, hơn 60 tuổi; ông Vương Kiến, hơn 70 tuổi, bà Quách Thục Hoàn; bà Lô Thuý Hoa và bà Điền Thúc Học, khoảng 80 tuổi; bà Cao Hồng Hiệp; bà Quách Húc Đông; bà Phó Ngọc Hà; ông Thường Đăng Bình và bà Vương Tố Linh.

Tên của ba thân nhân không tu luyện Pháp Luân Công

Chồng bà Cao Hồng Hiệp, ông Tuỳ Kim Minh, đã thoát khỏi vụ bắt giữ và phải sống xa nhà để tránh bị bức hại. Con trai họ, anh Tuỳ Tân, đã bị giữ một ngày ở trong trại giam của công an.

Chồng bà Quách Húc Đông bị bắt giữ cùng với bà và đã được thả vào hôm sau. Ông bị công an đánh đập tàn bạo, toàn thân bầm tím.

Con gái bà Trương Cần đã ghi hình công an và số thẻ của họ trong khi họ lục soát nhà. Công an đã giật điện thoại của cô và xoá các đoạn video đó đi. Cô đã bị đưa đến đồn công an và bị thẩm vấn trước khi được thả.

Tình trạng hiện tại của 18 học viên bị bắt

Công an đã lục soát nhà của 18 học viên và tịch thu các máy tính, máy in, sách Pháp Luân Công cùng những tài sản cá nhân khác của họ. Công an lấy đi một khoản tiền mặt của ông Mã Khoát và vợ là bà Vương Thuỵ Linh. Xe hơi của họ, trong đó có xe của ông Vương Khôn cũng bị tịch thu.

Bà Điền Thúc Học đã được bảo lãnh tại ngoại sau khi bị tống tiền 50.000 nhân dân tệ. Sáu học viên khác, gồm bà Cao Hồng Hiệp, bà Quách Húc Đông, bà Phó Ngọc Hà, ông Thường Đăng Bình, bà Quý Huệ Quân và bà Vương Tố Linh đã trở về nhà không lâu sau đó. Không rõ là họ được bảo lãnh hay trả tự do vô điều kiện.

11 học viên còn lại bị đưa đến hai Trại tạm giam, trong đó nữ giới bị đưa tới trại tạm giam thành phố Tuân Hoá, còn nam giới bị đưa tới trại tạm giam thành phố Đường Sơn.

Bức hại trong quá khứ

Hầu hết 11 học viên bị xét xử đã liên tục bị bức hại vì kiên định đức tin của họ trong suốt 20 năm qua.

Ông Vương Khôn, một thợ hàn, từng ba lần bị bắt giữ vì đức tin của mình. Ông bị bắt lần đầu vào khoảng năm 2002 vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công, và bị kết án một năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Hà Hoa Khanh. Vợ cũ đã ly dị ông do áp lực của cuộc bức hại.

Ông Vương lại bị bắt vào khoảng tháng 9 năm 2009 và bị giam ba tháng. Ông được lệnh phải trả 3.500 nhân dân tệ chi phí ăn uống. Bà Quý Tuệ Quân, người vợ thứ hai của ông, cũng được thả sau ba ngày bị bắt giữ.

Sau đó ông Vương lại bị bắt vì bị tố giác nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Ông đã bị tống tiền 13.500 nhân dân tệ.

Bà Thịnh Kim Linh, một các sỹ về hưu, đã từ bị bắt bốn lần vào tháng 6 năm 2007, tháng 11 năm 2010, tháng 8 năm 2012 và tháng 5 năm 2015. Nhà bà bị lục soát trong lần bắt giữ năm 2012 và các tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công của bà bị tịch thu.

Ông Vương Kiến từng bị bắt sáu lần và bị giam tại Trại Lao động Khai Bình vào năm 2010. Ông bị bức hại tài chính hơn 20.000 nhân dân tệ.

Bà Vương Thuỵ Linh bị bắt vào ngày 10 tháng 5 năm 2011 và nhà của bà bị lục soát.

Bà Cao Kính Như, làm việc tại một quán cà phê địa phương, từng bị bắt vào năm 2010 và bị giam tại trại tạm giam Tuân Hoá sau khi bị con dâu báo chính quyền (cô bị những lời tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ đầu độc).

Bà Lâm Tú Trân, tin rằng Pháp Luân Công đã đem lại cho bà hy vọng vào cuộc sống sau khi con trai 10 tuổi qua đời trong một tai nạn xe hơi vào năm 1998. Bà bị bắt vào năm 1999 vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh.

Bà Lâm lại bị bắt và bị giam vào ngày 14 tháng 8 năm 2016 sau khi bị tố giác vì truyền rộng thông tin về Pháp Luân Công. Bà đã bị giám đốc trại tạm giam Vương Ái Thanh tống tiền 1.000 nhân dân tệ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/14/397044.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/7/182071.html

Đăng ngày 14-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share