Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Thiên Tân, Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-3-2019] Một thanh niên 22 tuổi bị suy sụp tinh thần sau bảy tháng bị tra tấn trong một trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Anh bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại. Anh Vương Kiện đã chiến đấu 18 năm với tình trạng tinh thần thất thường và suy nhược trong khi liên tục bị cảnh sát sách nhiễu.

10 ngày sau dịp Tết Nguyên đán 2019, anh Vương đã không cầm cự được nữa. Anh qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 2019, hưởng thọ 40 tuổi.

5f563508de3657af02ef4a3eda49a725.jpg

Anh Vương Kiện

Anh Vương học chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Công nghệ Hà Bắc. Anh là người thông minh, khiêm tốn và nhân hậu. Khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch trên toàn quốc chống lại Pháp Luân Công năm 1999 – hai năm sau khi anh bước vào tu luyện – người thanh niên nhiệt huyết này đã tới Bắc Kinh để kháng nghị cho đức tin của mình.

Chỉ vì đi đòi tự do tín ngưỡng mà anh bị cảnh sát bắt giam vào tháng 10 năm 2000. Anh bị kết án một năm cải tạo tại Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu ở Thiên Tân.

Bởi vì anh từ chối không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, cai trại đã bỏ đói anh và bắt anh phải uống nước lau sàn. Họ còn ép anh hút thuốc lá vì biết rằng các học viên Pháp Luân Công không hút thuốc.

Trong một màn tra tấn, cai trại đã bắt người thanh niên cao 1m8 này ngồi dưới gầm giường chỉ cao khoảng chưa đầy nửa mét. Anh vô cùng đau đớn sau khi được kéo ra khỏi gầm giường.

a7aa0ad7bfcd6977e42b58222ef2b285.jpg

Hình minh họa: chịu đau đớn dưới gầm giường

Có lần, cai trại đã hét lên với anh Vương rằng: “Anh muốn thành tội phạm cũng được, chỉ cần anh không được tu luyện Pháp Luân Công.”

Không chịu đựng được sự tra tấn khủng khiếp đó, cũng như dưới áp lực tinh thần và bị làm nhục, anh Vương cuối cùng đã mất đi sự tỉnh táo. Gia đình anh đau lòng khi thấy anh bước ra khỏi trại lao động vào ngày mà anh được trả tự do – người đứng trước mặt họ không còn là chàng thanh niên lạc quan mà họ biết trước đây. Đôi mắt sáng giờ chỉ còn sự mệt mỏi, đờ đẫn.

Cảnh sát thường xuyên sách nhiễu anh Vương sau khi anh được thả. Sức khỏe của anh liên tục giảm sút năm này qua năm khác, cuối cùng anh đã qua đời sau 18 năm chống chọi.

Những học viên khác đã chết vì bị ngược đãi ở Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu

Có ít nhất bốn học viên Pháp Luân Công khác đã chết vì bị giam cầm ở Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu, hầu hết là do liên tục bị đánh đập dã man.

Ông Lỗ Đức Vượng

Ông Lỗ Đức Vượng, hơn 40 tuổi, bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu sau khi bị bắt giữ vào năm 1999. Cai trại đánh anh bằng dùi cui điện vào ngày 1 tháng 5 năm 2000, sau khi thấy anh ngồi bắt chéo chân. Anh bị bỏng nghiêm trọng. Cổ của anh bị nhiễm trùng, để lại vết loét ngoài da. Mặc dù những tổn thương của anh không phục hồi sau nhiều tháng nhưng cai trại vẫn bắt anh phải lao động nặng nhọc, khiến tình trạng của anh ngày càng tệ hơn.

Ông Lỗ được thả khi sắp cận kề cái chết vào cuối năm 2000. Anh qua đời năm, sáu ngày sau đó.

Ông Lưu Bình

Ông Lưu Bình là một phi công trẻ ở độ tuổi 20, bị bắt phải phân loại rác thải nhựa tại trại lao động. Sau mỗi ca làm việc, đôi khi kéo dài tới đêm, cai trại không cho anh và những học viên khác được rửa tay trước khi ăn. Sau đó, anh Lưu đã mắc bệnh lao. Trại lao động không cho anh Lưu được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế và giam anh ở phòng biệt giam mà không có giường hay lò sưởi. Anh phải ngủ trên phản gỗ, không bao lâu, sức khỏe của anh đã xấu đi.

Mùa đông năm 2001, khi cận kề cái chết, anh Lưu bắt đầu hôn mê. Chính quyền cuối cùng đã đồng ý thả anh sau khi vợ anh viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công cho anh; nhưng đã quá muộn – mấy hôm sau, anh qua đời ở phòng biệt giam. Thân thể anh Lưu bị nhiễm trùng máu trước khi chết, liền bị cai trại đưa đi hỏa táng.

Ông Trần Bảo Lượng

Ông Trần Bảo Lượng đã bị đánh đập đến chết sau khi lên tiếng bênh vực cho một học viên khác và cố gắng ngăn cản những phạm nhân khác đánh anh ấy.

Anh Lương Phương, một học viên Pháp Luân Công, tuyệt thực vào ngày 15 tháng 8 năm 2002 để phản đối bị các tù nhân khác đánh đập. Một số tù nhân đã nắm chân anh Lương mà lôi xuống tầng dưới. Nếu không có người giữ đầu của anh Lương thì có lẽ đầu của anh đã bị đập vào bậc thang mà mất mạng.

Ông Trần đã tiến lại để ngăn những tù nhân đó nhưng chính ông cũng bị đánh. Các tù nhân đó đã dán miệng ông lại, trói chân tay ông và tống ông vào một nhà kho. Một tù nhân giẫm chân lên người ông. Sau đó, họ đóng cửa lại và đánh ông trong khoảng 40 phút. Ông Trần lảo đảo bước ra khỏi nhà kho, được khoảng 20 mét thì ngã xuống đất. Ông qua đời sau đó vài phút, ở tuổi 66.

Anh Đường Kiên

Anh Đường Kiên bị kết án một năm tại trại lao động cưỡng bức vào năm 2000. Thời hạn giam giữ của anh liên tục bị kéo dài vì anh không chịu từ bỏ đức tin. Cai trại thường sốc điện anh bằng dùi cui điện và đánh đập anh. Họ thả anh vào tháng 7 năm 2002 trong tình trạng hấp hối. Khi anh vừa hồi phục được chút ít thì lại bị bắt vào tháng 9 và bị đưa trở lại Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu

Cai trại xúi giục tù nhân hình sự tra tấn anh Đường. Họ vác anh lên rồi thả anh vào một thùng đầy nước, khiến anh bị sặc nước.

Anh Đường bị sốt cao và rơi vào trạng thái hôn mê vào tháng 5 năm 2004. Anh đã bị viêm phổi nghiêm trọng và bị bệnh dạ dày. Anh qua đời vào ngày 9 tháng 7 năm 2004, không lâu sau khi được thả, ở tuổi 39.

Những kiểu tra tấn kinh hoàng do những người sống sót kể lại

Ngoài sự tra tấn tàn bạo đã lấy đi mạng sống của các học viên Pháp Luân Công nói trên, một số người sống sót đã kể lại những kiểu tra tấn khủng khiếp mà họ đã phải chịu đựng ở Trại Lao động Cưỡng bức Song Khẩu. Các kiểu tra tấn gồm cấm ngủ, trói chặt, xuyên kim qua ngón tay và đổ phân vào miệng.

Ông Đỗ Anh Quang bắt thụ án 2.5 năm cải tạo lao động vào ngày 18 tháng 5 năm 2001. Ông đã phải chịu nhiều hình thức tra tấn như trích điện, bị đánh đập dã man, bị cấm ngủ trong 10 ngày liên tục, và lòng bàn tay bị bỏng vì bị châm thuốc lá.

Một lần, cai trại đã trói ông Đỗ vào ghế và ra lệnh cho các tù nhân khác đổ phân vào miệng và lỗ mũi ông. Một cai trại khác đã bơm mù tạt nóng vào lỗ mũi ông.

Một lần khác, cai trại bắt ông ngồi bắt chéo chân. Họ dùng dây thừng trói tay ông lại rồi buộc dây thừng vào cổ anh khiến đầu gần chạm tới ngực. Ông đã phải ngồi trong tư thế này suốt hai giờ đồng hồ, khiến ông đau đớn tột độ.

Ông Lý Văn Cương, 69 tuổi, bị cùm vào giường, bị đánh và tra tấn bằng dùi cui điện. Thân thể ông đầy thương tích. Khi ông vẫn không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công sau khi bị đánh, cai trại lại tiếp tục đánh ông. Ông bị bầm tím và có cục máu đông trong mắt. Cai trại sau đó dội nước lạnh và thổi quạt trực tiếp vào người ông. Ông bị nhiễm trùng mắt cá chân sau khi bị xiềng xích. Ông không đi lại được nhưng vẫn bị bắt phải làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày.

Ông Chu Cương là một kỹ sư làm việc cho một công ty sản xuất ống thép. Trong thời gian ông thụ án tại trại lao động, cai trại dùng giày vả vào mặt ông, làm khuôn mặt ông bị biến dạng nghiêm trọng. Ông cũng bị tra tấn bằng dùi cui điện, bị treo lên và nhét tàn thuốc lá vào mũi. Ông gầy rộc đi sau khi bị tra tấn. Bởi vì ông không chịu từ bỏ đức tin của mình, cai trại đã đưa ông tới một bệnh viện tâm thần để bức hại tàn nhẫn hơn.

Ông Tiếu Thụ Thanh, ngoài 70 tuổi, bị bắt giữ vào ngày 18 tháng 1 năm 2001. Sau đó, ông bị đưa tới trại lao động. Cai trại bắt anh phải làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày. Anh mắc bệnh ghẻ và tay bị lở loét. Vết loét rỉ ra máu mủ và xương bị lòi ra. Cai trại đánh ông Tiếu khi ông từ chối tiếp tục làm việc bởi vì tay bị đau.

Ông Lý Vạn Binh bị kết án ba năm trong trại lao động sau khi bị bắt giữ vào năm 2000. Ông bị nhiễm trùng ở mắt cá chân vì phải lao động cưỡng bức trong thời gian dài. Các tù nhân đã sử dụng một bàn chải bẩn để chà vết thương của ông, khiến vết thương ngày càng trầm trọng. Bắp chân bị tím và sưng phù. Thậm chí trong tình trạng đó, ông vẫn bị ép lao động nặng nhọc mỗi ngày. Khi tình trạng sức khỏe của ông tệ hơn, cai trại đã đưa ông tới một phòng khám. Sau khi vết thương của ông bình phục, ông lại bị ép đứng yên từ 15 tới 16 giờ liên tục, khiến sức khỏe của ông lại xấu đi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/6/383532.html

bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/9/176085.html

Đăng ngày 18-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share