Diễn đàn bình luận - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Sun, 05 Jan 2025 11:05:40 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Khi nước Mỹ không còn dung nhẫn với chiến tranh không giới hạn của Trung Cộng nữahttps://vn.minghui.org/news/276178-khi-nuoc-my-khong-con-dung-nhan-voi-chien-tranh-khong-gioi-han-cua-trung-cong-nua.htmlSun, 05 Jan 2025 11:05:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=276178[MINH HUỆ 31-12-2024] Dã tâm cuối cùng của Trung Cộng là thống trị thế giới. Muốn xưng bá thế giới thì ắt phải đánh bại nước Mỹ. Đây chính là lý do vì sao Trung Cộng luôn xem nước Mỹ là kẻ thù số 1, và trong suốt giai đoạn […]

The post Khi nước Mỹ không còn dung nhẫn với chiến tranh không giới hạn của Trung Cộng nữa first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Chương Minh

[MINH HUỆ 31-12-2024] Dã tâm cuối cùng của Trung Cộng là thống trị thế giới. Muốn xưng bá thế giới thì ắt phải đánh bại nước Mỹ. Đây chính là lý do vì sao Trung Cộng luôn xem nước Mỹ là kẻ thù số 1, và trong suốt giai đoạn kinh tế suy thoái, Trung Cộng không thể không ẩn mình chờ thời.

Ở Trung Quốc có lưu hành một câu nói thế này trên mạng: “Chuyện nhỏ tìm nước Nhật, chuyện lớn tìm nước Mỹ”, ý tứ là Trung Cộng khi gặp phiền phức nhỏ thì kích động dân chúng phản Nhật, gặp phiền phức lớn thì kích động dân chúng chống Mỹ, để chuyển hướng chú ý của dân chúng. Trong hơn 100 năm Trung Cộng tuyên truyền kích động phản Mỹ, thù Mỹ, hận Mỹ, ý thức thù hận nước Mỹ của con người ở Trung Quốc đại lục sớm đã thành thâm căn cố đế, hình thành phản ứng vô thức kiểu phản xạ vô điều kiện — như chuyện xấu của Mỹ là chuyện tốt, tai nạn ở Mỹ càng lớn, càng nhiều, thì càng có lợi cho Trung Cộng. Năm 2001, khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố 911, khắp nơi trên mạng Trung Quốc vang lên tiếng hò reo, ấy chính là hiện thực và bằng chứng cho thấy hiệu quả của công cuộc tẩy não người dân của Trung Cộng, ác độc là dinh dưỡng của Trung Cộng, tàn nhẫn là chuyện thường ngày của Trung Cộng.

Từ năm 1999, Trung Cộng đã đưa ra ý tưởng “Chiến tranh không giới hạn”, phát động “cuộc chiến vượt qua mọi ranh giới và giới hạn”, “vượt khỏi mọi ràng buộc về chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức”. Chiến tranh không giới hạn có nghĩa là “có thể tự ý dùng tất cả vũ khí và kỹ thuật; mọi ranh giới của hai thế giới giữa chiến tranh và phi chiến tranh, quân sự và phi quân sự đều bị phá bỏ.”

Chất gây nghiện chết người

Chất gây nghiện fentanyl chính là vũ khí hàng đầu phi vũ lực, phi quân sự mà Trung Cộng dùng để đánh bại nước Mỹ, đó là vượt qua mọi ranh giới đạo đức.

Nhắc đến fentanyl, người Trung Quốc thông thường sẽ nghe không quen, thế nhưng tại Bắc Mỹ, fentanyl đã trở thành chất gây nghiện phổ biến nhất uy hiếp đến sinh mạng con người.

Fentanyl vốn là một loại thuốc giảm đau, thuốc gây mê, có hiệu lực cao hơn moóc-phin từ 50 đến 100 lần, cao hơn heroin khoảng 50 lần, và có thể gây nghiện. Sử dụng 30 mg heroin mới có thể gây tử vong, còn fentanyl chỉ cần 3 mg là đã có thể cướp đi sinh mạng rồi. Số liệu của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng Ma túy (National Institute of Drug Abuse, NIDA)năm 2016 cho thấy, năm 2016 có 20.000 người Mỹ chết vì fentanyl; năm 2019, là 36.000 người, năm 2021, gần 64.000 người; đến năm 2023, con số này đã tăng đến 77.000 người, gấp gần bốn lần so với năm 2016.

Năm 2021, Tổng Chưởng lý Lisa Monaco của Bộ Tư pháp Liên bang cho biết: “Những số liệu này khiến người ta phải giật mình – và như bản đồ mà chúng ta đang trình chiếu ở đây cho thấy – từ thị trấn nhỏ, đến thành thị, đến các thôn làng, không đâu thoát khỏi. Không nơi nào trên đất nước này thoát khỏi những cái chết vì quá liều đang tràn lan khắp đất nước.”

Dữ liệu từ Cục Quản lý Ma túy Hoa Kỳ cho thấy cơ quan này đã bắt giữ được hơn 80 triệu viên thuốc giả chứa fentanyl và gần 6 tấn (12.000 pound) bột fentanyl. “Lượng fentanyl bắt giữ được trongn năm 2023 tương đương với 390 triệu liều gây tử vong”, cơ quan này cho hay. Một bài báo của tờ Newsweek đã chỉ ra rằng lượng thuốc này đủ để “giết chết toàn bộ người Mỹ và rằng fentanyl hiện đang cướp đi sinh mạng của người Mỹ với tốc độ nhanh chưa từng có.

Vậy, số ma túy ấy từ đâu ra?

Dây chuyền cung ứng xuyên đại dương

Các nghiên cứu cho thấy các băng đảng ma túy Mexico là nguyên nhân rõ rệt và công khai nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng fentanyl. Căn cứ theo báo cáo năm 2024 của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) có tiêu đề “Truy cứu trách nhiệm của Trung Quốc và Mexico về tình trạng khủng hoảng do fentanyl tại Mỹ” đã chỉ ra rằng, “Ở bên kia Thái Bình Dương, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại lèo lái luồng fentanyl gây mất ổn định trực tiếp vào Hoa Kỳ.”

“Thật vậy, hầu hết người Mỹ không biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tích cực tài trợ, hỗ trợ và thúc đẩy mối đe dọa ma túy chết người nhất trong lịch sử nước Mỹ”, bài báo cho hay. “Sự kết hợp giữa các băng đảng ma túy chết người của Mexico và tham vọng thù địch của Trung Quốc đã gây ra cho Hoa Kỳ một cuộc khủng hoảng gây mất ổn định và số người chết hàng năm vượt xa tổng số thương vong của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.”

Cụ thể là các công ty hóa chất của Trung Cộng chế tạo ra gần như toàn bộ các tiền chất của fentanyl (bán thành phẩm chờ chế biến), rồi bán cho tập đoàn sản xuất ma túy của Mexico giáp biên giới Mỹ. Sau đó, các tập đoàn sản xuất ma túy của Mexico chỉ cần tổng hợp fentanyl qua khâu chế biến đơn giản, rồi phân phối đi khắp nước Mỹ.

Một cuộc điều tra của Reuters về chuỗi cung ứng fentanyl trên toàn cầu cho thấy, để mua những tiền chất của fentanyl trên trang bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc là cực kỳ dễ dàng – người bán Trung Quốc sẽ giấu những tiền chất hóa học này trong các sản phẩm hàng hóa giá rẻ, dễ dàng thông quan. Như vậy không khác gì đặt phụ kiện vũ trang sát nhân vào chiếc hộp có dán nhãn nhu yếu phẩm hàng ngày giá rẻ mà xuất khẩu đi. “Chỉ cần một cú chạm trên điện thoại thông minh của người mua, những người bán hóa chất Trung Quốc sẽ vận chuyển các thành phần fentanyl bằng đường hàng không thẳng đến tận cửa của người mua ở Bắc Mỹ”, theo báo cáo có tiêu đề “Chúng tôi đã mua mọi thứ cần thiết để làm fentanyl trị giá 3 triệu đô la – Chỉ cần 3.600 đô la và một trình duyệt web”. Điều này tương đương với việc cho một vũ khí vào hộp. Miễn là nó được dán nhãn là nhu yếu phẩm lành mạnh, là Trung Cộng sẽ cho gửi đi.

Chiêu trò của Trung Cộng: từ thuốc phiện đến fentanyl

Trong lịch sử, Trung Cộng cũng từng dùng ma túy để làm chiến tranh không giới hạn. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Nhật (1937-1945), để đánh đổ Quốc Dân Đảng, Trung Cộng từng trồng một loại “hàng hóa đặc biệt” (cây thuốc phiến) tại Nam Nê Loan, khu chiếm đóng của thổ phỉ cộng sản, rồi bán đến các khu vực do Quốc Dân Đảng nắm quyền thống trị. Chiêu này không chỉ là hại nước hại dân, mà còn kiếm được lợi nhuận khổng lồ.

Năm 1938, ông Tưởng Giới Thạch từng viết trong nhật ký: “Qua các hoạt động bí mật của Quốc tế Cộng sản hơn 100 năm qua, Đảng cộng sản [Trung Quốc] đã có được kỷ luật nghiêm ngặt, phương pháp tinh vi nhất và tổ chức chặt chẽ nhất mà chưa một đảng phái chính trị nào sánh bằng. Thế nên thủ đoạn của nó là ác độc nhất, tình nghĩa và đạo đức cũng bị quét sạch. Như vậy thì có mấy người còn có thể đi trên con đường hướng về dân tộc quốc gia đây.”

Ngày nay, Trung Cộng vừa cấm lưu hành fentanyl ở trong nước, vừa che đậy lịch sử từng trồng và bán thuốc phiện vào khu quản hạt của Quốc Dân Đảng thời kháng Nhật. Vì thế, hiện nay, rất nhiều người Trung Quốc cũng như những người Mỹ và người dân lương thiện trên thế giới sống sau bức tường che đậy kia, vẫn không biết sự thật lịch sử này của Trung Cộng, không nhận ra bản chất tà ác của Trung Cộng, không hiểu mục đích tà ác của Trung Cộng.

Chiến tranh không giới hạn

Trung Cộng sử dụng thủ đoạn dùng thuốc phiện đồng thời với chiến tranh không giới hạn, cũng tăng mạnh lực độ của cái gọi là “mô thức Trung Cộng” và hình thái ý thức đảng cộng sản, dùng độc tố cộng sản để làm xói mòn toàn thế giới. Còn có những thủ đoạn khác nữa trong quá trình Trung Cộng thực hiện mục đích cuối cùng của nó, như “Đề án Viện Khổng Tử” để thâm nhập vào các trường đại học ở Mỹ, “Sáng kiến Một vành đai, một con đường” để trói chặt các nước lân bang, “Kế hoạch Đại chu biên” để tóm gọn các nước láng giềng, thâm nhập vào truyền thông Mỹ và các kênh truyền thông tự phát, tùy ý thu thập thông tin cá nhân của người Mỹ, chế tạo các loại virus…..

Nhìn vào các xu thế gần đây, có thể thấy rõ rằng Trung Cộng đang tự chuẩn bị vị trí cho nó trong trận quyết chiến cuối cùng với Hoa Kỳ. Bất cứ suy nghĩ viển vông, hay sự thỏa hiệp, thờ ơ nào – chứ chưa nói đến cộng tác với ĐCSTQ – đều có thể phá hoại thế giới tự do.

Khi người Mỹ không cho phép tà ác tiếp tục lợi dụng sự lương thiện nữa, khi nước Mỹ không còn dung nhẫn trước sự vô đạo đức không còn giới hạn của Trung Cộng nữa, thì ân điển của Thần mới có thể cứu vớt nước Mỹ. Còn Trung Quốc, chỉ sau khi Trung Cộng giải thể, mới có thể trở lại thành Thần Châu Đại địa xứng với dân tộc Hoa Hạ.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/31/487556.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/1/223147.html

Đăng ngày 05-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Khi nước Mỹ không còn dung nhẫn với chiến tranh không giới hạn của Trung Cộng nữa first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cơ chế kiểm soát tư tưởng của Trung Cộng và hệ quả của nóhttps://vn.minghui.org/news/274357-co-che-kiem-soat-tu-tuong-cua-trung-cong-va-he-qua-cua-no.htmlSun, 29 Dec 2024 12:55:10 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274357[MINH HUỆ 27-12-2024] Tự do tư tưởng là quyền tự nhiên của con người, mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, tin tưởng, biểu đạt và theo đuổi tín ngưỡng và giá trị quan của mình mà không phải chịu ảnh hưởng của sự can thiệp, áp lực, […]

The post Cơ chế kiểm soát tư tưởng của Trung Cộng và hệ quả của nó first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Nghi Thanh

[MINH HUỆ 27-12-2024] Tự do tư tưởng là quyền tự nhiên của con người, mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, tin tưởng, biểu đạt và theo đuổi tín ngưỡng và giá trị quan của mình mà không phải chịu ảnh hưởng của sự can thiệp, áp lực, hay trừng phạt nào từ bên ngoài. Về khả năng phân biệt thiện và ác, đúng và sai, cần có một quá trình không ngừng học hỏi và ngộ đạo, một quá trình đi tìm chân tướng, đề cao trong tu luyện, và quay về với Thần.

Tuy nhiên, để duy trì quyền thống trị, Trung Cộng không chỉ muốn kiểm soát trời, đất, mà còn muốn kiểm soát cả tư tưởng của con người. Trung Cộng đã đàn áp tự do tư tưởng một cách có hệ thống, tăng cường nhồi nhét hình thái ý thức vào người dân, và thiết lập hệ thống kiểm soát tư tưởng nghiêm ngặt. Đối với mỗi cá nhân, kiểu kiểm soát này sẽ khiến con người mất khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác, khiến con người ngày càng rời xa bản chất thiện lương của mình, khiến họ đi theo Trung Cộng mà rơi vào vực thẳm.

Nòng cốt của việc kiểm soát tư tưởng của Trung Cộng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản tà ác và các mục tiêu chính trị của nó, đồng thời kiểm soát toàn diện về tư tưởng thông qua những thủ đoạn như nhồi nhét bằng giáo dục, lũng đoạn truyền thông, kiểm duyệt ngôn luận, giám sát xã hội, và phá hủy văn hóa truyền thống.

1. Nhồi nhét bằnggiáo dục

Trung Cộng tiến hành trường kỳ nhồi nhét hình thái ý thức vào học sinh thông qua hệ thống giáo dục. Bắt đầu từ bậc tiểu học, một lượng lớn nội dung giáo dục chính trị đã được đưa vào chương trình giảng dạy, như các môn “Tư tưởng Đạo đức” và “Chính trị”, trong đó nhấn mạnh “Sự lãnh đạo của Đảng” và “các giá trị cốt lõi của xã hội chủ nghĩa”, tuyên dương hình thái ý thức của Đảng thông qua một bộ tài liệu giảng dạy thống nhất, bồi dưỡng lòng trung thành chính trị của học sinh. Lịch sử xuyên tạc được viết vào sách giáo khoa lịch sử, và các sự kiện lớn bị lọc ra hoặc bóp méo. “Tư tưởng Đạo đức” của học sinh tiểu học và sách giáo khoa trung học cơ sở còn đưa vào “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” do tập đoàn Giang thị của Trung Cộng biên tạo nhằm vu khống Pháp Luân Công và gieo mầm thù hận Pháp Luân Công trong lòng học sinh tiểu học và trung học. Kiểu nhồi nhét giáo dục này khiến học sinh mất đi sự rèn luyện tư duy độc lập và tư duy phản biện ngay từ khi còn nhỏ, dần dần tiếp thụ một câu chuyện chính trị duy nhất, đáp án mẫu trong sách giáo khoa trở thành tiêu chuẩn để phân biệt đúng sai, thiện ác.

2.Lũng đoạn truyền thông

Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát toàn bộ các phương tiện truyền thông chủ lưu, tuyên truyền chính trị thống nhất thông qua tin tức, phim truyền hình và các nền tảng trực tuyến, chặn thông tin bên ngoài thông qua kiểm duyệt tin tức và giám sát mạng nghiêm ngặt, kiểm soát và dẫn hướng dư luận, nhằm thống nhất dư luận. Khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán vào đầu năm 2020, chính quyền địa phương đã cố gắng che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Ví dụ, bác sỹ đưa ra cảnh báo sớm đã bị cảnh sát cảnh cáo. Vụ việc này đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên mạng xã hội, sau đó bác sỹ này lại được chính quyền tung hô là “nhân vật kiểu mẫu”. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc nhanh chóng chiếm lĩnh mặt trận dư luận, và cấm đưa tin hay điều tra độc lập khi chưa được cho phép. Do vậy, các bản tin chỉ tập trung vào những câu chuyện thành công trong việc chống dịch bệnh, nhưng không mấy ai chú ý đến tình trạng thiếu nguồn lực y tế, số ca tử vong, số người nhiễm bệnh, cũng như sự bất tiện và nỗi đau tinh thần do chính sách cưỡng chế cách ly. Sự lũng đoạn truyền thông khiến người dân bình thường không cách nào có được sự thật toàn diện về các sự kiện, thậm chí họ chỉ biết được những sự thật đã bị bóp méo phù hợp với ý chí của kẻ cầm quyền. Trong hoàn cảnh như vậy thì làm sao có thể phân biệt được đúng sai, thiện ác?

3. Kiểm duyệt ngôn luận

Trung Cộng đã thiết lập một hệ thống giám sát mạng khổng lồ để xóa tức thời các phát ngôn bất đồng chính kiến ​​​​và thông tin nhạy cảm, thậm chí truy cứu trách nhiệm của người đăng tin. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, “Pháp Luân Công” và “Chân-Thiện-Nhẫn” đã trở thành những thông tin nhạy cảm và bị lọc; nếu tìm kiếm từ khóa “Pháp Luân Công” qua các trang tin tức và trang mạng của truyền thông nhà nước ở trong Trung Quốc, thì toàn bộ đều là tuyên truyền bôi nhọ. Trung Cộng thậm chí còn dựng lên những sự kiện sai giả mạo, chẳng hạn như “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” năm 2001, mà các tổ chức quốc tế và các cuộc điều tra độc lập đã kết luận là do Trung Cộng dàn dựng nhằm dấy lên lòng thù hận Pháp Luân Công trong công chúng.

4. Giám sát xã hội

Trung Cộng lợi dụng các thủ đoạn công nghệ cao để thực hiện việc giám sát xã hội và trấn áp người có tư tưởng bất đồng. Chẳng hạn, Trung Cộng cho lắp đặt camera giám sát và kiểm duyệt dữ liệu điện thoại di động trên quy mô lớn để kiểm soát chặt chẽ về tư tưởng và hành vi của các nhóm thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến. Nó cũng lợi dụng các cơ chế báo cáo hàng loạt và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xây dựng cơ chế giám sát toàn diện đối với những người bất đồng ​​​​về hệ tư tưởng và tạo ra cảm giác sợ hãi trên diện rộng.

5. Phá hủy văn hóa truyền thống

Trung Cộng mưu đồ hủy hoại văn hóa truyền thống bằng hàng loạt phong trào chính trị, Cách mạng Văn hóa, và đủ loại thủ đoạn nhằm làm bại hoại tôn giáo, xóa bỏ tín ngưỡng, rồi thay thế bằng văn hóa đảng vô thần luận. Văn hóa truyền thống của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền. Đó là Thần đặt định cho con người nền tảng văn hóa và đạo đức, mở ra con đường tái sinh cho con người, để vào thời khắc nguy hiểm nhất, con người thế gian có thể nghe hiểu những thiên cơ mà Thần khai thị để từ đó được cứu. Thế nhưng, Trung Cộng lại phá hoại văn hóa truyền thống, khiến thế hệ trẻ sớm đã không còn tín ngưỡng vào Phật-Đạo-Thần, thậm chí coi thường thiện ác hữu báo, Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín. Còn thế hệ cũ lại bị các loại vận động, trấn áp dọa sợ, vì sợ mà không dám đề cập đến tín ngưỡng và Thần Phật hay giá trị quan truyền thống nữa.

Ảnh hưởng và hậu quả

Việc Trung Cộng kiểm soát tư tưởng đã hạn chế khả năng tư duy độc lập của các cá nhân, dẫn đến tình trạng tự kiểm duyệt và sự cứng nhắc về tư tưởng trên diện rộng. Nhiều người vì để tránh bị uy hiếp mà buộc phải hùa theo tuyên truyền của chính quyền, mà hình thành những nét nhân cách “trong ngoài bất nhất” rất đặc thù.

Nếu như nói tư tưởng của một người đại diện cho một người, vậy thì những người bị Trung Cộng kiểm soát tư tưởng có trở thành con rối của Trung Cộng không?

Người dân Trung Quốc đã bị Trung Cộng bức hại trong các cuộc vận động chính trị của nó, mà những người bị Trung Cộng kiểm soát tư tưởng lại bức hại những người dân vô tội khác trong các cuộc vận động chính trị. Trong Cách mạng Văn hóa, vợ chồng quay lưng lại với nhau, cha con trở thành kẻ thù, con người mất lòng tin với nhau ngày càng nhiều, quan hệ giữa các người với người ngày càng lãnh đạm. Thậm chí, những người bị Trung Cộng kiểm soát tâm trí có thể lẫn lộn giữa đúng và sai. Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát của nhân loại, bất cứ ai có tấm lòng nhân hậu nghe thấy “Chân-Thiện-Nhẫn” đều sẽ tán đồng và ca ngợi từ tận đáy lòng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, dưới sự thống trị của Trung Cộng, một nhóm người tu luyện tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn, một nhóm người hồng truyền “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” lại bị cảnh sát bắt giữ, bị cơ quan kiểm sát truy tố, bị công tố viên và thẩm phán định tội, bị bức hại bằng tra tấn và tẩy não trong các trại tạm giam, nhà tù, trại lao động.

Nhân chi sơ tính bản thiện. Trung Cộng khống chế tư tưởng dần dần khiến con người mất dần đi năng lực tư duy và bản tính thiện lương, khiến con người từng bước đi chệch khỏi con đường phục hồi mà Thần đã an bài cho con người, dẫn họ vào vực sâu sự hủy diệt vạn kiếp bất phục.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/27/486905.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/28/222325.html

Đăng ngày 29-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cơ chế kiểm soát tư tưởng của Trung Cộng và hệ quả của nó first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một số các học viên cao tuổi bị bức hại gần đâyhttps://vn.minghui.org/news/274127-mot-so-cac-hoc-vien-cao-tuoi-bi-buc-hai-gan-day.htmlWed, 25 Dec 2024 15:28:04 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274127[MINH HUỆ 10-12-2024] 25 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các vụ bắt giữ và kết án những người vô tội vì đức tin của họ vẫn tiếp diễn không ngừng. Chính quyền […]

The post Một số các học viên cao tuổi bị bức hại gần đây first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-12-2024] 25 năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các vụ bắt giữ và kết án những người vô tội vì đức tin của họ vẫn tiếp diễn không ngừng. Chính quyền này thậm chí không hề khoan nhượng đối với các học viên cao tuổi.

Dưới đây là một số trường hợp học viên cao tuổi bị bức hại.

Bà lão 78 tuổi phải đối mặt với án tù

Bà Chung Uyển Anh, 78 tuổi, ở thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, đã bị bắt vào ngày 12 tháng 7 năm 2024 vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công tại một bến xe buýt. Bà đã bị đưa đến Trại tạm giam Trúc Dương vào chiều cùng ngày và gia đình bà đã bị tống tiền 10.000 nhân dân tệ. Do tình trạng sức khỏe, bà đã được tại ngoại vào ngày hôm sau.

Ngày 26 tháng 8 năm 2024, hai cảnh sát đã hạch sách bà và ra lệnh cho bà ký vào một biên bản để nhận tội, song bà đã từ chối ký.

Ngày 17 tháng 10 năm 2024, bà được cảnh sát thông báo về việc ra hầu tòa tại Viện Kiểm sát huyện Mai vào ngày hôm sau. Khi bà ra hầu tòa, các viên chức viện kiểm sát đã ép bà nhận tội. Bà khẳng định rằng bà không vi phạm bất kỳ luật nào khi tập Pháp Luân Công.

Tòa án huyện Mai đã thụ lý vụ án của bà vào ngày 26 tháng 11 năm 2024. Sau đó, bà được phép về nhà và hiện đang chờ phán quyết.

Bà lão 88 tuổi đau yếu liên tục bị cảnh sát sách nhiễu với nỗ lực đưa bà vào tù

Mặc dù bà Liêu An An đang khốn khổ vì vấn đề sức khỏe, cảnh sát vẫn tiếp tục sách nhiễu bà lão 88 tuổi này và tìm cách bắt bà vào tù để thụ bản án 6 năm 9 tháng vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

Bà Liêu sống ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, đã bị bắt tại nhà của một học viên Pháp Luân Công khác vào ngày 14 tháng 1 năm 2022. Khi cảnh sát thẩm vấn bà vào đêm cùng ngày, bà đã phải đi cấp cứu và được đưa đến Bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố Bạch Ngân. Cảnh sát đã rời đi ngay khi con trai bà đến.

Đội cấp cứu đã hồi sức cho bà Liêu trong hơn hai giờ để cứu bà. Các bác sĩ cấp cứu yêu cầu điều trị nội trú, nhưng con trai bà không đủ khả năng chi trả và cuối cùng đã đưa bà về nhà. [Ở Trung Quốc, bệnh nhân thường được yêu cầu trả trước chi phí y tế trước khi được điều trị.] Lương hưu và bảo hiểm y tế của bà Liêu đã bị cắt sau khi bà bị bắt vì đức tin của mình vào năm 2014. Kể từ đó, gia đình bà đã phải chật vật để mưu sinh, chứ chưa nói đến việc chi trả các chi phí phát sinh.

Hai nhân viên Tòa án Quận Bạch Ngân đã có mặt tại nhà bà Liêu vào ngày 30 tháng 3 năm 2023 và lắp đặt máy tính để bà có thể tham dự phiên tòa xét xử trực tuyến bởi bà vẫn chưa hồi phục sau ca cấp cứu và vẫn nằm liệt giường.

Hai nhân viên khác của tòa án đã chuyển bản án đến nhà bà vào ngày 5 tháng 9 năm 2023. Con trai bà, người sống cùng bà, đã vô cùng tức giận khi nghe tòa ra lệnh cho mẹ ông phải tiếp tục thụ bản án ba năm tù cuối của bản án thứ hai, ngoài bản án tù mới là ba năm chín tháng này.

Trước khi bị bắt vào năm 2022, bà Liêu đã bị kết án 5 năm tù sau vụ bắt giữ vào ngày 18 tháng 8 năm 2008 và bị tuyên thêm 5 năm tù nữa sau vụ bắt giữ vào ngày 19 tháng 9 năm 2014. Vì lý do sức khỏe, bà được phép thụ án treo cho ba năm cuối của bản án thứ hai. Nhưng hiện thẩm phán lại ra lệnh cho bà phải tiếp tục thụ án ba năm đó cộng với bản án tù thứ ba.

Bà Liêu đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Thành phố Bạch Ngân, nhưng tòa án này đã ra phán quyết giữ nguyên bản án của bà.

Ngày 7 tháng 11 năm 2023, tám cảnh sát từ Phòng An ninh Nội địa thành phố Bạch Ngân đã đến nhà bà Liêu và ra lệnh cho con trai bà giúp họ đưa bà đến bệnh viện. Khi ông từ chối hợp tác, các cảnh sát đã đi thẳng đến phòng ngủ của bà Liêu, liên tục gọi tên bà nhưng bà vẫn nhắm mắt và không nói gì. Họ bèn gọi một bác sĩ tới, nhưng bà từ chối nói chuyện với bác sĩ và không hợp tác khi ông ấy cố gắng khám cho bà. Cảnh sát đã rời đi vào khoảng 11 giờ sáng.

Sau đó, cảnh sát tiếp tục sách nhiễu bà Liêu, ít nhất 2 hoặc 3 lần một tháng kể từ tháng 5 năm 2024. Vào tháng 7 năm 2024, khi cảnh sát kéo tới sách nhiễu bà Liêu, bà đã từ chối mở cửa và họ không quay lại để sách nhiễu bà vào tháng 8. Nhưng vào đầu tháng 9, nhân viên ủy ban khu phố bắt đầu gọi điện cho con trai bà và yêu cầu ông tới mở cửa cho họ. Ông từ chối tuân thủ, do đó họ đã lệnh cho ông ghi hình mẹ mình và gửi video tới văn phòng của họ. Ông cũng phớt lờ yêu cầu này. Khi họ gọi tới lần nữa để yêu cầu ông mở cửa, ông đã cúp máy. Cả ông và bà Liêu hiện đang sống trong sợ hãi do sự sách nhiễu không ngừng của cảnh sát.

Các bản án khác

Ông Quách Dư Niên, 85 tuổi, đã bị bắt tại nhà vào ngày 19 tháng 7 năm 2019 và bị kết án 6 năm tù ngay tháng đó. Vào ngày 6 tháng 8 năm 2020, cảnh sát đã đưa ông Quách vào Nhà tù Cát Lâm, đồng thời cấm gia đình ông không được phép đến thăm, gửi quần áo hoặc nhu yếu phẩm hàng ngày cho ông.

Ông Trần Nhân Lâm, 87 tuổi, ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, bị bắt vào ngày 25 tháng 8 năm 2019 và bị kết án bảy năm tù với khoản tiền phạt 40.000 nhân dân tệ vào tháng 1 năm 2022. Ông bị đưa vào Nhà tù Tô Châu vào khoảng tháng 5 năm 2023 và bị nhà tù này ngăn không cho hưởng chế độ ân xá ngay cả sau khi ông đã mất khả năng lao động.

Ngày 10 tháng 11 năm 2021, bà Triệu Chiêu Thuyên, 84 tuổi, ở thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, bị nhân viên Tòa án Quận Giang Dương đến nhà đưa đi với lý do đi kiểm tra sức khỏe một lần nữa. Trước đó, từ tháng 6 năm 2021, chính quyền đã buộc bà phải kiểm tra sức khỏe nhiều lần để xem bà có đủ điều kiện bị giam giữ hay không. Sau lần kiểm tra sức khỏe gần đây nhất xác nhận rằng bà Triệu đủ sức khỏe để bị giam giữ, chính quyền đã giam giữ và bí mật tuyên án bà hai năm tù. Bà bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Tứ Xuyên vào giữa tháng 2 năm 2023 và từ đó trở đi sức khỏe của bà đã suy giảm nhanh chóng. Một người trong cuộc đã tiết lộ với gia đình bà Triệu rằng những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ khác đã chăm sóc bà. Một viên chức nói với gia đình rằng nhà tù sẽ không thả bà Triệu vì bà là tù nhân chính trị và gia đình bà chỉ còn cách đợi đến ngày nhận tro cốt của bà.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/10/485480.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/22/222170.html

Đăng ngày 25-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một số các học viên cao tuổi bị bức hại gần đây first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nối lại mối liên hệ với Thần — Viết nhân dịp Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lạihttps://vn.minghui.org/news/274095-noi-lai-moi-lien-he-voi-than-viet-nhan-dip-nha-tho-duc-ba-paris-mo-cua-tro-lai.htmlTue, 24 Dec 2024 12:29:11 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274095[MINH HUỆ 07-12-2024] Là di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, thắng cảnh của Paris và niềm kiêu hãnh của nước Pháp, Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame) với lịch sử hơn 800 năm lại được mở cửa trở lại vào thứ Bảy, ngày 7 tháng […]

The post Nối lại mối liên hệ với Thần — Viết nhân dịp Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Minh Trí tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 07-12-2024] Là di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, thắng cảnh của Paris và niềm kiêu hãnh của nước Pháp, Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame) với lịch sử hơn 800 năm lại được mở cửa trở lại vào thứ Bảy, ngày 7 tháng 12, là lúc cử hành loạt hoạt động mấy ngày để kỷ niệm sự tái sinh của nhà thờ cổ này sau trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019.

Hơn 800 năm qua, nhà thờ cổ kính mang phong cách Gothic này đã mang trong mình nền văn minh Cơ đốc giáo của châu Âu, niềm khao khát và đức tin chân chính của nhân loại vào Thần, cũng như lịch sử nhân loại. Trong hơn 800 năm thăng trầm, Paris đã trải qua cuộc Cách mạng Pháp, bạo loạn Công xã Paris, và Thế Chiến thứ hai. Mỗi lần trải qua kiếp nạn như thế, nhà thờ này đều may mắn đứng vững, như được Thần phù trợ. Vậy mà, một trận hỏa hoạn trong thời bình của ngày nay gần như đã nuốt chửng nhà thờ cổ kính này. Vậy làm thế nào mà Nhà thờ Đức Bà Paris lại may mắn thoát nạn sau những trận ném bom, những vụ oanh tạc vô tình bằng máy bay trong Thế chiến Thứ hai?

1. Hữu kinh vô hiểm trong Thế chiến Thứ hai

Trong thời khắc lịch sử khi thế giới đang đổ dồn sự chú ý đến sự tái sinh của Nhà thờ Đức Bà, chúng ta hãy ôn lại lịch sử về những lần hữu kinh vô hiểm của Nhà thờ Đức Bà trong Thế chiến Thứ hai.

(a) Anh hùng dân tộc Thống chế Pétain: Ký kết hiệp định đình chiến cứu Paris khỏi sự tàn phá của ngọn lửa chiến tranh

Thống chế và chiến lược gia quân sự người Pháp Henri Philippe Pétain sinh ra ở miền Bắc nước Pháp vào năm 1856, là con trai của một nông dân Công giáo. Sau đó, ông giữ chức Tổng tư lệnh Quân đội Pháp trong Thế chiến Thứ nhất, lãnh đạo nước Pháp chống lại Đế quốc Đức. Trong chiến tranh, ông không đặt tấn công lên hàng đầu mà chủ trương trấn áp pháo binh quy mô lớn và phát động một loạt cuộc tấn công với chi phí tương đối thấp để tiêu hao sức mạnh hữu hiệu của kẻ địch. Ông thường xuyên ra tiền tuyến để lắng nghe ý kiến ​​của quân lính và làm việc cật lực để cải thiện điều kiện sinh hoạt cho quân đội. Đặc biệt thành tích xuất sắc trong trận Verdun đã khiến ông được mệnh danh là vị cứu tinh của Verdun và anh hùng của nước Pháp.

Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 1940, Đức Quốc xã đã đánh bại Pháp, Bỉ, Hà Lan, và các nước khác bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng. Vào thời điểm đất nước rơi vào khủng hoảng, Pétain được bầu làm Thủ tướng Pháp. Người Pháp hy vọng người anh hùng kỳ cựu này sẽ lấy lại được vinh quang cho nước Pháp, cứu nước Pháp khỏi sự diệt vong. Nhưng không ngờ, trái với kỳ vọng và mong đợi của đất nước, ngay khi lên nắm quyền, Thống chế Pétain lại bắt đầu đàm phán hòa bình với Đức và ký hiệp định ngừng bắn vào ngày 22 tháng 6 năm 1940, tránh cho thành phố hoa lệ giàu văn hóa nghệ thuật này khỏi sự tàn phá của chiến tranh.

Thống chế Pétain một lần nữa lại được một số người ca ngợi là anh hùng vì đã tránh cho Pháp khỏi bị cuốn vào một cuộc chiến đẫm máu hơn. Tuy nhiên, năm 1945, sau khi Thế chiến Thứ hai kết thúc, vị thống chế già lại bị xử tử hình ở Pháp dưới tội danh phản quốc. Dù đã trở thành tù nhân nhưng Pétain vẫn được nhiều người yêu mến. Sau đó, Tướng de Gaulle đã giảm án của ông xuống án tù chung thân. Khi nói về người thầy và người bạn cũ của mình, Tướng de Gaulle nói: “Vị chỉ huy tối cao ‘mất’ vào năm 1925 là một con người vĩ đại.”

(b) “Kẻ hủy diệt thành phố” Tướng Choltitz đầu hàng quân Đồng minh và từ bỏ ném bom Paris

Trùng hợp thay, cảnh Đức Quốc xã rút khỏi Paris trước thềm Thế chiến Thứ hai kết thúc cũng kịch tính không kém.

Tháng 8 năm 1944, khi Hitler thấy trước sự thất bại của y, y đã phái Tướng Dietrich von Choltitz, nổi tiếng là người nghiêm khắc chấp hành mệnh lệnh với biệt hiệu “Kẻ hủy diệt thành phố” đến đóng giữ ở Paris để cố thủ hoặc tiêu diệt. Sau đó, thành phố Paris tràn ngập chất nổ, thậm chí cả ngư lôi từ tàu ngầm cũng được dỡ xuống và chất đống trên các cây cầu trên sông Seine. Đến phút cuối, Choltitz lại quyết định đầu hàng quân Đồng minh và không thực thi lệnh hủy diệt Paris của Hitler, để lại một thành phố Paris nguyên vẹn vào tay quân Đồng minh. Paris lại một lần nữa lại sống sót khỏi kiếp nạn bị tàn phá.

Vì sao Thống chế Pétain, người anh hùng dân tộc bảo vệ lãnh thổ Pháp bằng mọi giá trong Thế chiến Thứ nhất lại chọn đầu hàng và ký hiệp ước ngừng bắn với quân xâm lược Đức mà không chiến đấu trong Thế chiến Thứ hai năm 1940?

Vì sao vị tướng máu sắt Choltitz từng hủy diệt biết bao thành phố cổ châu Âu lại liều mạng chống lại mệnh lệnh của Hitler mà đầu hàng, nhượng lại Paris cho quân Đồng minh? Ông ấy có thể biến Paris thành đống đổ nát trong nháy mắt chỉ với một mệnh lệnh, nhưng lại đổi ý vào phút chót, và Paris lại được bình an vô sự. Vì sao lại kịch tính như vậy?

2. Thần muốn lưu lại gì cho con người?

Bất cứ ai có tín ngưỡng đều biết rằng, từ nơi u minh, hết thảy của xã hội nhân loại đều do Thần nắm giữ. Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã giảng:

“Nước Pháp không trực tiếp dấn mình vào Đại thế chiến thứ hai, mục đích của Thần là muốn bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật của nền văn minh nhân loại lần này mà chỉ có ở Pháp, đó cũng là nghệ thuật huy hoàng nhất trong văn minh nhân loại lần này, đáng kiêu hãnh nhất của nhân loại, và hoàn mỹ nhất chính thống nhất của nhân loại chân chính. Nếu chiến tranh nổ ra, thì những tác phẩm nghệ thuật ở những nơi như cung điện Louvre và Versailles sẽ mất hết, nghệ thuật ở các phố tại Paris cũng sẽ mất. Là Thần muốn lưu lại cho con người những cái đó, mục đích là khiến con người trong tương lai sẽ còn có thể có cái để mà tham chiếu quay trở về nghệ thuật của bản thân con người, đệ tử Đại Pháp cũng có thể từ nền tảng nghệ thuật chính thống ấy mà quay trở về.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật)

Thần vì sao muốn bảo tồn nghệ thuật chính thống cho con người? Bởi vì nghệ thuật là do Thần truyền cấp cho con người, và truyền có mục đích, như Đại sư Lý Hồng Chí đã nêu rõ trong cùng bài giảng này:

“Nghệ thuật chân chính của nhân loại ban đầu là xuất hiện trong điện đường của Thần. Thần truyền chủng văn hoá này cho con người có một mục đích nữa là để con người thấy được sự vĩ đại của Thần, tin rằng ‘thiện ác hữu báo’, kẻ làm ác sẽ bị ác báo, người tốt sẽ có phúc báo, người tu sẽ lên thiên đường. Sự xuất hiện của nghệ thuật Tây phương, ban đầu đều là ở giáo đường; tạc tượng thời cổ ở Đông phương hầu như đều là hình tượng chư Thần, hội hoạ lưu truyền từ cổ xưa nhất, thời sớm nhất ở Trung Quốc cũng đều là vẽ Thần.“ (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật)

Nói cách khác, Thần ưu ái con người, bảo hộ con người, lưu lại cho con người nghệ thuật chính thống, lưu lại Paris và Nhà thờ Đức Bà Paris, là để con người có thể giữ vững chính tín vào Thần, để cuối cùng có thể quay trở về với Thần. Thần có thể bảo toàn Paris giữa ngọn lửa chiến tranh, cũng có thể giáng trận đại hỏa phá hủy giáo đường trứ danh giữa lúc ca hát nhảy múa thời bình. Đương nhiên, hỏa hoạn có thể xảy ra dưới hình thức chập dây điện trong thang máy, hoặc cháy do tàn thuốc lá của công nhân bảo trì. Nhưng mà hết thảy những điều ngẫu nhiên kỳ thực đều là tất nhiên, bởi vì đằng sau đó là nghiệp lực đang khởi tác dụng…

3. Thần chỉ có thể cứu vớt người thiện lương

Nhà thờ Đức Bà Paris hiện nay đã trở thành kho tàng lưu giữ các thánh vật và vô số kiệt tác nghệ thuật quý giá của Cơ đốc giáo, lại là thắng địa nổi tiếng thu hút du khách. Nhưng có bao nhiêu du khách mang theo tâm thành kính mà tham bái thánh vật Chúa Jesus bị đóng đinh chịu nạn? Có bao nhiêu du khách mang tâm kính ngưỡng để thưởng lãm những bức họa vẽ Thần? Có bao nhiêu du khách mang tâm hướng thiện tới tìm dấu vết của Thần và ký ức Thiên quốc từ nơi thẳm sâu trong nội tâm? Lại có bao nhiêu người nhận ra vụ hỏa hoạn của nhà thờ này là có liên quan đến quan niệm, hành vi đạo đức [xuống dốc] của người hiện đại?

Đọc tin tức trên truyền thông, bài báo nào cũng chỉ nói về số tiền khủng chi cho việc phục dựng trùng tu, thu hút bao nhiêu triệu khách du lịch mỗi năm, coi hoạt động trùng tu, mở cửa nhà thờ thành hoạt động kinh doanh, coi đây là nơi tụ hội của các nhân vật nổi tiếng. Khi giáo đường thần thánh được coi là danh lam thắng cảnh, là nơi kiếm tiền, khi trong tâm của hàng dài không ngớt những khách tham quan không còn có Thần nữa, thì con người làm sao có thể không lại có những hành vi báng bổ Thần, từ đó mà tạo nghiệp và làm ô uế Thánh điện của Thần đây?

Ngọn tháp cao chót vót của nhà thờ Gothic này đại diện cho sự kính ngưỡng của con người đối với Thần và khao khát hướng tới thế giới thiên quốc, đại diện cho sợi dây nối con người với Thần. Kiến trúc bị lửa phá hủy thì có thể chi khoản tiền khủng để trùng tu phục dựng, nhưng còn mối liên hệ với Thần thì làm sao mới có thể khôi phục lại trong tâm con người đây?

4. Nối lại mối liên hệ với Thần

Khi thế nhân đang mải mê chạy theo danh lợi, hưởng thụ vật chất, dục vọng, trầm mê trong cuộc sống hiện đại kỳ quái do công nghệ cao mang lại, đắm chìm trong phong trào biến dị gọi là “thức tỉnh” đầy thanh sắc, chúng ta nghe thấy một khúc nhạc du dương chậm rãi tấu lên; chúng ta nhìn thấy cảnh tượng thiên quốc thần thánh mỹ lệ chợt hiện ra trên sân khấu; chúng ta thấy một đoàn nghệ thuật xuất hiện ngày càng nhiều trên vũ đài thế giới đang truyền đi tiếng gọi của Thần; chúng ta nghe rất nhiều người nói: diễn xuất của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đang truyền đi thần tính vượt xa nhân loại chúng ta.

Đơn cử như Alexandre Blin, diễn viên trẻ người Pháp, thường đi biểu diễn trên khắp thế giới và từng tham gia bộ phim truyền hình dài tập trên hai đài truyền hình lớn của Pháp là TF1 và France 2, chiều ngày 2 tháng 3 năm 2024, sau khi xem buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật New Era của Shen Yun tại Paris, anh nói: “Diễn xuất này nói về truyền thống. Trong thế giới ngày nay, chúng ta rõ ràng ta đã đánh mất đi mối liên hệ sâu sắc giữa con người với nhau, tôi nghĩ đây chính là điều tôi học được từ buổi biểu diễn này: cần phải quan tâm và coi trọng hơn nữa đến những người xung quanh bạn bằng tình yêu thương và thiện ý. Bởi vì nếu chúng ta cứ tiếp tục lối sống hiện tại thì sẽ không còn con đường nào để đi tiếp nữa, tương lai của chúng ta sẽ thật ảm đạm. Bởi vậy, chúng ta nhất định phải quay về lại với thông điệp của tình yêu thương và sự sẻ chia, và có lẽ còn cần nhiều đức tin hơn nữa — dù là đức tin vào tôn giáo, vào Chúa, hay thiên đường, thì đều phải tin vào sự tồn tại của sinh mệnh vĩ đại hơn bản thân chúng ta, cũng có lẽ là nhân loại tin vào nhân loại, cũng tận lực giúp cho nhân loại trở nên tốt đẹp hơn.”

Nhà thờ bị lửa thiêu rụi đã được phục dựng lại, còn mối liên hệ giữa con người và Thần đã được phục hồi chưa? Sáng Thế Chủ đã đang triệu hoán những người có tâm hồn thiện lương trong thời loạn thế mạt hậu rồi, bạn có nghe thấy chăng?

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/7/485859.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/18/222120.html

Đăng ngày 24-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nối lại mối liên hệ với Thần — Viết nhân dịp Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Phân biệt đâu là phản cộng thật và giảhttps://vn.minghui.org/news/274034-phan-biet-dau-la-phan-cong-that-va-gia.htmlFri, 20 Dec 2024 17:16:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=274034[MINH HUỆ 16-12-2024] Khi ma quỷ thống trị thế giới thì con người phản Thần, bài Thần đã trở thành xu thế chủ đạo tất yếu, nhất là những người Trung Quốc bị tà đảng Trung Cộng dẫn dắt đến chỗ phản Thần, diệt tổ, hủy diệt […]

The post Phân biệt đâu là phản cộng thật và giả first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Nhất Ngôn tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 16-12-2024] Khi ma quỷ thống trị thế giới thì con người phản Thần, bài Thần đã trở thành xu thế chủ đạo tất yếu, nhất là những người Trung Quốc bị tà đảng Trung Cộng dẫn dắt đến chỗ phản Thần, diệt tổ, hủy diệt văn hóa, làm xói mòn đạo đức con người. Còn khi chính khí thăng hoa trở lại, thì phản cộng, trừ bỏ tà linh cộng sản sẽ trở thành xu thế chủ đạo tất yếu của xã hội, trở thành trào lưu của thế giới. Trong hoàn cảnh lớn như thế này, chúng ta cũng sẽ có năng lực càng đầy đủ để nhận thức sâu hơn nữa về “phản cộng”.

Năm 2024, trong quá trình bầu cử tại Mỹ, ông Trump và dân chúng nước Mỹ đã có được kết quả chính diện, có được sự gia trì của Thần, trào lưu của thế giới cũng từ đó có ngày càng nhiều chuyển biến theo chiều hướng chính diện.

Trong thời gian đó, đã xảy ra sự kiện ông Trump bị ám sát gây chấn động thế giới. Biểu hiện của ông Trump tại hiện trường đã thể hiện được phẩm chất tốt nhất của ông — đó là tín ngưỡng vào Thần và ý thức về sứ mệnh đối với quốc gia, đối với dân chúng, vì thế mà nhận được sự tôn trọng của rất nhiều người Mỹ, kể cả một số nhân vật trước đây công khai tuyên bố không ủng hộ, thậm chí là phản đối ông Trump.

Sau khi cuộc bầu cử khép lại vào ngày 5 tháng 11, tín ngưỡng vào Thần của người Mỹ đã được khôi phục nhanh chóng, đạo đức và chính nghĩa một lần nữa lại trở thành tiền đề không thể lảng tránh trong bối cảnh đầy mâu thuẫn và áp lực để cân nhắc tuyển chọn đầy tớ nhân dân (như các viên chức chính phủ và nghị viện các cấp). Xét từ những phương diện cụ thể trong đời sống xã hội, người Mỹ không còn để ý gì đến tính đả kích của cái gọi là “đúng đắn chính trị” nữa, mà còn có thể công khai nói lời chúc “Merry Christmas” (Giáng sinh vui vẻ)… và còn nhiều trường hợp nữa.

Thứ Bảy, ngày 14 tháng 12, các kênh truyền thông lại dồn dập đưa tin về vụ bên bị cáo là hãng tin American Broadcasting Corporation (ABC) và MC nổi tiếng George Stephanopoulo phải trả cho ông Trump 15 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường, còn phải chi trả 1 triệu đô la nữa cho chi phí kiện tụng. Theo tin tức, Tổng thống Trump không chỉ nhận được tiền bồi thường hòa giải của hãng tin ABC trong vụ kiện này, mà còn thể hiện thái độ cứng rắn trong các vụ kiện các kênh truyền thông khác, như hãng truyền hình thông tấn Cable News Network (CNN), còn yêu cầu số tiền bồi thường là 1 tỷ đô la Mỹ, đồng thời buộc tội đài Columbia Broadcasting System (CBS) đã nhúng tay vào kết quả bầu cử.

Những hiện tượng này đều cho thấy tà linh cộng sản đang đi đến chỗ tiêu vong, nhân tâm hướng thiện. Trong hoàn cảnh bắt đầu chuyển biến theo hướng chính diện này, cũng đã xuất hiện những ác báo [với kẻ ác] làm để người thiện lương yên lòng.

Trong khi đó, sau ngày bầu cử, California vẫn mượn cớ đủ kiểu để tiếp tục nhận “phiếu bầu qua thư” thêm tới mấy tuần. Ngày 5 tháng 12, khu vực Bắc California của Mỹ đã xảy ra trận động đất mạnh 7 độ richter, dẫn đến cảnh báo sóng thần. Sau đó, lệnh cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ, giống như cảnh tượng triển hiện trong tiết mục cuối trong diễn xuất bao năm qua của Shen Yun, Thần lực hóa giải cơn sóng cuồng, giảm thiểu, thậm chí tiêu trừ sóng thần cho nhân loại, và sáng tạo thêm thời gian cho con người liễu giải chân tướng.

Sau đó, ở Nam California của đám cực tả Hollywood đã xảy ra một trận cháy rừng. Lấy California làm trung tâm của bờ biển phía Tây của Mỹ, nếu như người Mỹ nơi đây tiếp tục cho phép Trung Cộng và thế lực cực tả của Mỹ lấy đây làm đại bản doanh tối hậu của chúng, thì kết cục e rằng không chỉ là người giàu biến thành kẻ nghèo, cũng không chỉ là thiểu số minh tinh Hollywood phải sơ tán khỏi nhà trong hỏa hoạn. Chúng ta biết những hiện thế hiện báo này đều không phải là ngẫu nhiên.

Hiện nay, nước Mỹ ắt phải càng triệt để phản cộng, trừ cộng, điều này cho thấy tà linh Trung Cộng đang bị thanh trừ đến không còn sót lại, Trung Cộng khó mà tiếp tục kéo dài được nữa. Thần nhìn nhân tâm. Trong cộng đồng người Hoa, những sự kiện kiểm nghiệm nhân tâm cũng đang lần lượt xuất hiện, giúp người ta phân biệt được ai là phản cộng xuất từ nội tâm, ai chỉ giương cao chiêu bài “phản cộng” trên bề mặt để tiếp tục tiềm phục trong dân chúng và chính phủ Mỹ mà phát huy tác dụng đặc vụ Trung Cộng.

Cá nhân tôi cho rằng, những kẻ vừa phản cộng vừa phản Thần, những kẻ vừa phản cộng vừa phản Pháp Luân Công, ủng hộ bức hại Chân-Thiện-Nhẫn, thì đều có mối liên hệ và quan hệ lợi ích với Trung Cộng mà chưa cắt đứt, thậm chí chính là nhân viên an ninh quốc gia của Trung Cộng.

Có người nói phản cộng và phản Thần không có gì mâu thuẫn, là hai việc khác nhau. Nếu xét từ bản chất, thì bản chất căn bản nhất của đảng cộng sản chính là phản Thần, nó không tin Thượng đế hay Sáng Thế Chủ, mà chỉ tin vào bạo lực và lừa dối; vô thần luận và bạo lực là công cụ quan trọng nhất để nó tẩy não và khống chế người ta. Vậy những người đến nay vẫn tín phụng đảng cộng sản, từ sâu trong tâm họ, chẳng phải chính là đang đứng cùng đảng cộng sản sao?

Có người nói phản cộng và ủng hộ Pháp Luân Công là hai việc khác nhau. Thật ra Chân-Thiện-Nhẫn là đá thử vàng hiệu nghiệm nhất — Trung Cộng vì sao nói, điều gì cũng có thể thảo luận với nó, chỉ không được thảo luận về Pháp Luân Công chứ? Chân-Thiện-Nhẫn mà Pháp Luân Công đề xướng là giá trị phổ quát; những người không thấy được Chân-Thiện-Nhẫn là tốt, thậm chí phản đối Chân-Thiện-Nhẫn, thì giá trị quan của họ đến từ đâu? Chính là đến từ tư tưởng phản Thần do tà linh cộng sản tẩy não và ác ý nhồi nhét vào.

Thời đại mà nhân loại quay về các giá trị đạo đức và truyền thống đã bắt đầu. Chúng ta cũng nên cùng nhắc nhở nhau: đừng để những kẻ dùng “phản cộng” để ngụy trang mà tới lừa mị và dẫn dắt chúng ta đi sai đường nữa.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/16/486153.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/18/222125.html

Đăng ngày 21-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Phân biệt đâu là phản cộng thật và giả first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nhảy ra khỏi bức hại của cựu thế lựchttps://vn.minghui.org/news/273955-nhay-ra-khoi-buc-hai-cua-cuu-the-luc.htmlWed, 18 Dec 2024 13:50:42 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273955[MINH HUỆ 10-12-2024] Hiện nay, vẫn còn những đồng tu chưa bước ra được khỏi sự bức hại của cựu thế lực, khi xuất hiện ma nạn vẫn cho rằng đều là an bài và bức hại của cựu thế lực, không rõ Pháp lý, không […]

The post Nhảy ra khỏi bức hại của cựu thế lực first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 10-12-2024] Hiện nay, vẫn còn những đồng tu chưa bước ra được khỏi sự bức hại của cựu thế lực, khi xuất hiện ma nạn vẫn cho rằng đều là an bài và bức hại của cựu thế lực, không rõ Pháp lý, không nhìn nhận vấn đề dựa trên Pháp, không đặt tâm tư vào việc đề cao tâm tính, ngộ tính của mình, không đặt sứ mệnh cứu người ở vị trí thích đáng trong cuộc sống.

Sư phụ đã giảng trong bài “Phơi bày rõ – Tinh Tấn Yếu Chỉ”

“Nếu chúng ta đưa hình thế của xã hội nhân loại thay đổi một chút, khi mà khí thế chung kia quay ngược lại, thì hãy xem ai vẫn nói Đại Pháp là tốt, ai có tâm thái thay đổi, như thế chẳng phải lập tức biểu hiện rõ ràng ra hết cả sao?”

“Đại Pháp là của vũ trụ, xuyên suốt cho đến xã hội người thường. Pháp to lớn nhường ấy một khi truyền xuất lai, hết thảy của hết thảy mọi thứ liệu có thể không được an bài? Việc phát sinh ấy chẳng phải là khảo nghiệm tâm tính đệ tử Đại Pháp? Tu là gì? Người này bảo tốt, người kia bảo tốt, mọi người đều bảo tốt, thế thì có thể nhìn ra nhân tâm hay không? Chính là phải vào lúc then chốt mới thấy được nhân tâm như thế nào, có một số tâm mà không bỏ thì sẽ dám đem cả Phật đi bán, đây có phải vấn đề nhỏ hay không?”

“Chúng tôi chính là để một số đệ tử nào tu chưa tinh tấn có thể thấy được thiếu sót của mình, để những ai chỉ lẫn vào theo nay được biểu hiện ra, để những thứ biến tướng phá hoại được hiển lộ ra, để những đệ tử chân tu viên mãn.”

(Phơi bày rõ, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Toàn bộ hoàn cảnh tu luyện, đều là Sư phụ an bài ban cho. Hết thảy những gì cựu thế lực làm cũng đều có thể trở thành hảo sự để đề cao bản thân trong tu luyện.

Có rất nhiều đồng tu, cho đến nay vẫn chưa tiếp thu được Pháp “tương kế tựu kế” mà Sư phụ giảng, còn nói “sau 20 tháng 7 Sư phụ không còn an bài ma nạn cá nhân nữa”. Thế thì, bạn lý giải thế nào về an bài “tương kế tựu kế” – lợi dụng hết thảy những gì mà cựu thế lực làm để tu luyện đề cao này đây?

Không thể tương kế tựu kế lợi dụng bức hại của cựu thế lực để tu luyện đề cao bản thân, thì sẽ rất khó bước ra khỏi bức hại của cựu thế lực, sẽ rất nguy hiểm, vì bạn muốn hết thảy an bài của cựu thế lực, chứ không bước trên con đường Sư phụ đã tương kế tựu kế để tu.

Sư phụ giảng:

“Trong quá trình tu luyện, những gì chư vị trải qua đều là việc tốt, cũng đều là đang kiến lập uy đức của mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc)

Sư phụ cũng giảng:

“Trong Pháp nạn cũng đang tuyển trạch những sinh mệnh cuối cùng được lưu lại và những sinh mệnh bị đào thải, cũng bao gồm cả những người được và không được trong đệ tử Đại Pháp.” (Pháp nạn)

Chúng ta hãy trân quý sự từ bi của Sư phụ! Đừng chỉ làm ba việc mỗi ngày trên hình thức. Đại Pháp là trực chỉ nhân tâm, chỉ có chân tu thực tu, mới có thể trở thành một đóa thanh liên không nhiễm bụi trần, viên mãn theo Sư phụ trở về.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/10/485952.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/17/222104.html

Đăng ngày 18-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhảy ra khỏi bức hại của cựu thế lực first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tôi bàn công việc với bạn, bạn lại nói chuyện tu luyện với tôihttps://vn.minghui.org/news/273954-toi-ban-cong-viec-voi-ban-ban-lai-noi-chuyen-tu-luyen-voi-toi.htmlWed, 18 Dec 2024 13:50:12 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273954[MINH HUỆ 10-12-2024] Nhiều năm tu luyện trong hạng mục, tôi thường nghe được những đồng tu đang trong mâu thuẫn thường hay nói một câu bất lực thế này: “Tôi bàn công việc với bạn, bạn lại nói chuyện tu luyện với tôi; Tôi nói […]

The post Tôi bàn công việc với bạn, bạn lại nói chuyện tu luyện với tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 10-12-2024] Nhiều năm tu luyện trong hạng mục, tôi thường nghe được những đồng tu đang trong mâu thuẫn thường hay nói một câu bất lực thế này: “Tôi bàn công việc với bạn, bạn lại nói chuyện tu luyện với tôi; Tôi nói chuyện tu luyện, bạn lại nói chuyện công việc.”

Bản thân tôi cũng từng thể hội sâu sắc tâm trạng bất lực này, nhưng trong mâu thuẫn ngày hôm qua, tôi cuối cùng cũng đã nhìn rõ ra câu này là vì sao.

Hôm qua, đồng tu quản lý yêu cầu đồng tu nhân viên phải tuân thủ quy định làm việc, cần quản lý nghiêm khắc, chịu trách nhiệm với tập thể. Nhưng đồng tu nhân viên cho rằng thái độ của đồng tu quản lý không tốt, có nhân tâm, hơn nữa biện pháp của quản lý cũng không tốt, vì sao không thể tiếp nhận góp ý của mình? Vì sao không tự tu bản thân trước?

Hai bên giằng co không dứt, cuối cùng quản lý tức giận nói ra câu này: “Tôi bàn công việc với bạn, bạn lại nói chuyện tu luyện với tôi; Tôi nói chuyện tu luyện, bạn lại nói chuyện công việc.”

Phân tích ra để xem xét, đồng tu quản lý “bàn chuyện công việc” với đồng tu nhân viên, là vì thấy đồng tu nhân viên chưa đạt yêu cầu của công việc, hy vọng người ấy thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và quan niệm của quản lý, là muốn đồng tu nhân viên trở nên tốt.

Còn khi đồng tu nhân viên “nói chuyện tu luyện” với đồng tu quản lý, là vì nhìn thấy tâm tính, thái độ, hoặc phương thức của đồng tu quản lý không tốt, mong vị ấy thay đổi cho phù hợp yêu cầu và quan niệm của mình, là muốn đồng tu quản lý trở nên tốt.

Thực ra, tại nơi làm việc trong thời gian làm việc, không xem công việc là công việc, xem nơi làm việc như điểm luyện công, thì như vậy không đúng. Công việc trong hạng mục của đệ tử Đại Pháp cũng nhất định phải đối đãi nghiêm túc. Thử nghĩ xem, nếu các tín đồ Cơ đốc ở nơi làm việc dùng những điều răn của Cơ đốc giáo để yêu cầu chủ công ty và quản lý, rồi không phục tùng các quy định làm việc nữa chăng? Khẳng định là không được.

Trong công việc thì trước hết phải tuân thủ quy định làm việc, đồng thời mỗi người tu luyện dùng Pháp yêu cầu bản thân, gặp mâu thuẫn thì kịp thời hướng nội tìm, điều chỉnh bản thân, đề cao tâm tính của mình, thiện ý nhắc nhở người khác.

Trong ví dụ nêu trên, khi có mâu thuẫn, hai bên đều bám vào cái lý của mình, đều kiên trì cái lý của mình, đều cho rằng mình có lý, đều đang hướng ngoại tìm ở người khác, chứ không hướng nội tìm bản thân thì lâu dần, dần dần sẽ bất bình với nhau, tích lũy oán hận, sẽ hình thành gián cách.

Kẻ thứ ba như tôi, trong mâu thuẫn nãy cũng tìm ra thiếu sót của mình. Vì mâu thuẫn của đồng tu khá kịch liệt, nên khi khuyên giải, tôi cũng bị xao động. Lúc này, tôi sinh ra tâm bảo vệ bản thân, xuất phát điểm là sợ đồng tu hiểu lầm mình, rồi sinh ra cách nhìn không tốt về tôi, thế là tôi vô tình mang theo tâm muốn người khác hiểu được mình, tâm bảo vệ hình tượng bản thân mà đi khuyên giải. Lời nói ra mang theo “tư”, thế nên cuối cùng, thiện ý không thuần chính ấy mà đi khuyên giải, thì hiệu quả chỉ có thể bị giảm sút.

Sư phụ giảng:

“Nhưng một khi chư vị gặp phải mâu thuẫn thì đều đẩy ra ngoài, tìm nhược điểm, khuyết điểm của người khác, chư vị chính là làm không đúng. Chư vị sẽ khiến công tác Đại Pháp chịu tổn thất, chư vị sẽ khiến Đại Pháp phải chịu tổn thất. Chư vị không nghĩ tới rằng chư vị đều đang dùng Đại Pháp, dùng công tác Đại Pháp để lấp kín thiếu sót của bản thân, che giấu chấp trước của bản thân mình. Khi chư vị cảm thấy người khác làm không tốt, khi trong tâm chư vị không vượt qua được, thì chư vị hãy nghĩ thử xem, vì sao trong tâm tôi lại không vượt qua được? Họ có thực sự có vấn đề không? Hay là trong tâm bản thân tôi có vấn đề? Phải nghĩ cho kỹ. ” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc)

Hiện nay là thời gian Pháp nạn đang lan ra xã hội quốc tế, chúng ta thật sự cần phải lùi một bước trong mâu thuẫn, học cách tu tâm vô điều kiện, học để tu thành một sinh mệnh vô tư vị tha.

Một chút nhận thức cá nhân tại tầng thứ hữu hạn, có chỗ nào không thỏa đáng, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/10/485951.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/17/222103.html

Đăng ngày 18-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tôi bàn công việc với bạn, bạn lại nói chuyện tu luyện với tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Từ Giáp ngày xưa và ngày nayhttps://vn.minghui.org/news/273949-tu-giap-ngay-xua-va-ngay-nay.htmlTue, 17 Dec 2024 13:06:01 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273949[MINH HUỆ 15-12-2024] Trong “Thái Bình Quảng Ký” có ghi lại câu chuyện cổ về Lão Tử và người đầy tớ thân cận. Lão Tử có một người đầy tớ theo hầu tên là Từ Giáp, theo Lão Tử chu du Trung thổ đã 200 năm. Từ […]

The post Từ Giáp ngày xưa và ngày nay first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Phương Hiểu và Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 15-12-2024] Trong “Thái Bình Quảng Ký” có ghi lại câu chuyện cổ về Lão Tử và người đầy tớ thân cận. Lão Tử có một người đầy tớ theo hầu tên là Từ Giáp, theo Lão Tử chu du Trung thổ đã 200 năm. Từ Giáp có một nút thắt trong tâm rằng sao chủ nhân mãi vẫn chưa trả tiền công cho mình; hồi đầu đã nói rõ rằng mỗi ngày được 100 đồng rồi, ấy vậy mà một đồng cũng chưa thấy đâu; đã 200 năm rồi, tổng cộng đã thiếu nợ tới 720 vạn đồng rồi.

Một ngày nọ, chủ tớ hai người họ đi mãi về hướng Tây, ngồi trên xe trâu xanh kéo lắc la lắc lư đi tới Hàm Cốc Quan. Trong quán trọ ở Hàm Cốc Quan có một người trọ ở đây đã lâu, kiếm sống bằng nghề viết đơn kiện cho người ta. Từ Giáp bèn kể cho người này nghe nỗi oan tình của mình, rồi nhờ ông ta viết cho cái đơn trình lên quan phủ để đòi tiền công. Người viết đơn kiện này vừa nghe nói đến số tiền lớn thế, liền khấp khởi không thôi, tức thì múa bút viết ra một đơn kiện chỉn chu, đồng thời chủ động giao hẹn, rằng nhà ông có cô con gái khuê các chưa gả chồng, khi nào đòi được tiền công, ông ấy sẽ gả con gái cho Từ Giáp.

Thái thú Doãn Hỷ trấn thủ Hàm Cốc Quan, tu Đạo đã nhiều năm, nhưng khổ sở vì không được chân truyền. Hôm ấy, lúc nửa đêm đả tọa, trong định đã nhìn thấy luồng khí màu tím từ phía Đông, liền biết là có cao nhân tới. Vừa nhìn thấy Lão Tử, ông liền quỳ xuống bái sư. Nào ngờ, vừa được bái kiến Lão Tử xong, việc đầu tiên phải làm lại là xử án, xử lý đơn kiện của người đầy tớ.

Hai người chủ tớ ấy ra trước công đường. Lão Tử để cho Từ Giáp nói trước, Từ Giáp vừa mở miệng đáp lời thì một luồng sáng trắng bay ra khỏi miệng, Từ Giáp lập tức ngã gục xuống đất, rồi chỉ thấy một bộ xương khô trơ trọi nằm trên mặt đất, như thể đã chết từ lâu lắm rồi. Thì ra luồng sáng trắng đó là bùa Thái Huyền Chân Phù của Đạo gia mà Lão Tử ban cho người này thì mới giữ cho nhục thân bất tử.

Lão Tử nợ tiền người đầy tớ sao? Câu trả lời hiển nhiên là ngược lại: là người đầy tớ ấy nợ Lão Tử cả mạng sống; đã vậy còn được ở bên cạnh Lão Tử mà chứng kiến Lão Tử truyền đạo ​​– ngôn truyền thân giáo, cơ duyên thế này, có dùng vàng cũng chẳng đổi được.

Cái tên “Từ Giáp” (徐甲 [xújiǎ]) đồng âm với từ “hư giả” (虛假 [xū jiǎ]). Ông ta đã theo Lão Tử 200 năm rồi mà trong tâm chỉ nghĩ đến tiền, chứ không màng đến Đạo, đã hoài phí cơ duyên thiên cổ được tu Đạo đắc Đạo, uổng phí 200 năm đi theo Lão Tử; điều này rất đáng để những người vô thần luận ngày nay tham khảo. Vậy mà Từ Giáp đã chết lâu lắm rồi, nhưng con người ngày nay vẫn không học được gì từ bài học này, vẫn có người cam tâm tình nguyện giẫm vào vết xe đổ của Từ Giáp. Cựu nữ sinh kia (người Đài Loan) của Đại học Feitian chính là một trường hợp như thế.

Cách đây không lâu, cô này đã đệ đơn kiện dân sự tố cáo Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, Đại học Feitian, một số tổ chức và cá nhân khác ở Hoa Kỳ, để đòi bồi thường tổn thất về kinh tế. Kể từ đó, cô ấy đã ra sức đào bới cái mà phóng viên Hồng Thiên Thiên của thời báo New York Times gọi là “tài liệu đen” của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, Trường Feitian; rồi lại đăng ngay một bài báo dài công kích Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun.

New York Times đã tốn rất nhiều giấy mực để tô vẽ các diễn viên Shen Yun phải khổ cực như thế nào, “thời gian làm việc” dài bao lâu, mà lại không được trả thù lao tương xứng. Nhưng chính New York Times cũng đề cập rằng trường học và giáo đường tôn giáo là trường hợp ngoại lệ, không thuộc phạm vi của “Luật Lao động”, đồng thời còn đưa ra một số chứng từ chứng minh một số đệ tử trong Shen Yun hiện hiện nay vẫn đang khổ cực phó xuất.

Năm 2001, ông Arthur Sulzberger Jr., bấy giờ là chủ bút của tờ New York Times, cùng một số biên tập viên và phóng viên của tờ báo này có dịp gặp Giang Trạch Dân, và còn xây dựng mối quan hệ đặc biệt với tên độc tài này. Từ đó tới nay, New York Times hễ đề cập đến Pháp Luân Công, thì về cơ bản đều lặp lại những lời bôi nhọ và tấn công của Trung Cộng nhắm vào Pháp Luân Công, cho đến lần này thì đã leo thang thành chủ động tấn công.

Mặc dù phóng viên Hồng Thiên Thiên của “New York Times” thực hiện cuộc phỏng vấn với mục đích đen tối, nhưng mức độ cực khổ của các diễn viên Shen Yun được đề cập trong đó là chân thực, mà hoàn cảnh thực tế còn cực khổ hơn, vả lại không chỉ có sự phó xuất của các diễn viên Shen Yun, mà còn có sự ủng hộ, phó xuất của nhiều người và gia đình hơn nữa mới có thể có được Shen Yun như ngày hôm nay.

Trẻ em học nghệ thuật, thường là sau khi tốt nghiệp không kiếm được tiền. Ngoại trừ những cá nhân thành công ở đỉnh chóp của kim tự tháp, còn hầu hết nhân tài chuyên nghiệp trong ngành nghệ thuật, ngoài thu nhập ít ỏi từ việc đi dạy học, còn phải làm thêm các việc khác mới có thể nuôi sống bản thân. Trừ phi gia đình khá giả, còn gia đình bình thường thì không đủ khả năng nuôi con học nghệ thuật. Vì học nghệ thuật quá tốn kém, mà thu nhập lại quá bèo bọt, khó mà đủ sống, nên hầu hết các gia đình cho con học đại học đều muốn chọn học ngành y, máy tính, ngân hàng tài chính, hay các chuyên ngành khác để sau này kiếm được công việc nhiều tiền.

Vậy Pháp Luân Công bị Trung Cộng bức hại đến 25 năm rồi, những học viên Pháp Luân Công trường kỳ tự bỏ tiền túi để phản bức hại, vì sao vẫn nguyện ý làm Shen Yun? Vì sao nguyện ý phó xuất như vậy chứ? Cá nhân tôi cho rằng, lý do rất đơn giản, Shen Yun không phải là vì kiếm tiền, tuy cũng bán vé, từ đó thu về chút tiền vốn, như vậy mới có thể duy trì vận hành, mới có thể trả được chút thù lao, song mục đích căn bản là: các tiết mục diễn xuất của Shen Yun mỗi năm đều có thể khiến khán giả biết được cuộc bức hại nhắm vào Chân-Thiện-Nhẫn này vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Đây là lý do căn bản khiến bản thân chúng tôi, cũng như biết bao học viên Pháp Luân Công khác, cho dù mất tiền bạc, thời gian, tâm huyết cũng muốn kiên trì làm đến cùng.

Những người thiện lương, có lẽ qua bài báo của New York Times, cũng có thể thấy được sự phó xuất của các học viên Pháp Luân Công ở tuổi thanh thiếu niên của chúng tôi, kỳ thực, ngoại trừ phó xuất trong Shen Yun, còn có biết bao sự phó xuất âm thầm lặng lẽ khác nữa. Chẳng hạn như những ông bà lão quanh năm ở trước lãnh sự quán Trung Quốc để kêu gọi chấm dứt bức hại; nào những thanh niên dành ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ để đi quảng bá Shen Yun ở các khu dân cư; rồi vì đặc vụ Trung Cộng lăm lăm phá hoại xe của Shen Yun, mưu đồ khiến xe hỏng gặp tai nạn, mạng người thương vong, thiết bị hư hỏng, mà các học viên Pháp Luân Công thanh niên, trung niên chẳng quản trời băng đất tuyết túc trực trông giữ xe Shen Yun để tránh bị lỡ buổi diễn xuất; nào đội ngũ phóng viên, biên tập viên hải ngoại của Minh Huệ hình thành bằng sức mạnh của tín ngưỡng, suốt 25 năm qua vẫn phơi bày cuộc bức hại không ngừng nghỉ dù chỉ một ngày; còn biết bao nhiêu người nữa không được ai biết đến vẫn đang lặng lẽ phối hợp mà chẳng màng công lao… Cần có ai trả thù lao cho chúng ta chứ? Cần có ai cho chúng ta tiền chứ? Tu luyện là tự nguyện, phản bức hại là phát tự nội tâm, trước nay chưa từng nghe nói một từ “bắt buộc” nào cả.

Là một bộ phận của trường học, diễn xuất Shen Yun cũng là một học phần trong chương trình đào tạo của nhà trường, nhưng quan trọng hơn là các giáo viên, sinh viên của nhà trường đều là người tu luyện Pháp Luân Công; chỉ cần cuộc bức hại tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn này chưa kết thúc, thì họ còn tự nguyện phó xuất để phơi bày nó, đó là điều hợp lẽ hợp đạo, không có gì khó hiểu cả.

Hồng Thiên Thiên (Nicole Hong), tác giả chính của bài báo công kích Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun trên New York Times, là con gái của Hồng Triều Huy, cựu giám đốc danh dự ở nước ngoài của “Hiệp hội Sinh viên Âu Mỹ” của Trung Quốc. “Hiệp hội Sinh viên Âu Mỹ” này lại thuộc Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, vốn chuyên trách việc thâm nhập vào nước ngoài và thu thập thông tin tình báo. Khi mối quan hệ cha con giữa Hồng Triều Huy và Hồng Thiên Thiên bị truyền thông nước ngoài vạch trần, truyền thông nội địa của Trung Cộng liền lập tức xóa bỏ các bài báo liên quan. Bao nhiêu trang web truyền thông ấy của Trung Quốc, chỉ vì một phóng viên New York Times của một đất nước bị coi là kẻ địch mà phải phối hợp nhất trí hành động như thế, thì sự sốt sắng ấy của con gái yêu của Hồng Triều Huy cũng có thể coi là bình thường.

Tiếc thay, Từ Giáp sớm chiều được theo cùng Đại Đạo hơn 200 năm, vốn có hy vọng đắc Đạo thành Tiên, mà trong mắt lại chỉ có tiền công. Tiếc thay, bao nhiêu “học viên Pháp Luân Công ngày ấy” từng có duyên đắc Đại Pháp, mà giờ lại đi theo vết xe đổ của Từ Giáp. Tiếc thay, bao nhiêu Hồng Triều Huy muốn gả con gái Hồng Thiên Thiên chỉ vì tiền, mà vừa hủy mất con gái lẫn tiền đồ của Từ Giáp!

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/15/486150.html

Đăng ngày 17-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Từ Giáp ngày xưa và ngày nay first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Trung Cộng có đạt được mục đích trong cuộc chiến pháp lý tại Mỹ không?https://vn.minghui.org/news/273897-trung-cong-co-dat-duoc-muc-dich-trong-cuoc-chien-phap-ly-tai-my-khong.htmlMon, 16 Dec 2024 06:48:15 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273897[MINH HUỆ 14-12-2024] Gần đây, Trung Cộng đã thao túng một số cựu sinh viên Đại học Phi Thiên đệ đơn khởi tố tám tổ chức và cá nhân, trong đó có Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun Hoa Kỳ và Đại học Phi Thiên. Những […]

The post Trung Cộng có đạt được mục đích trong cuộc chiến pháp lý tại Mỹ không? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài viết của Nhất Ngôn tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 14-12-2024] Gần đây, Trung Cộng đã thao túng một số cựu sinh viên Đại học Phi Thiên đệ đơn khởi tố tám tổ chức và cá nhân, trong đó có Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun Hoa Kỳ và Đại học Phi Thiên. Những người hiểu rõ sự tình đều hiểu rõ rằng đây là Trung Cộng mưu đồ lợi dụng “cuộc chiến pháp lý” hòng tấn công nhóm người tu luyện Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ, thách thức và lợi dụng nền pháp chế và tự do của Hoa Kỳ.

Ở Trung Quốc, Trung Cộng quy kết cho tín ngưỡng này là phạm tội; trước những học viên Pháp Luân Công khởi tố kẻ bức hại họ, thẩm phán đã công khai tuyên bố rằng “Với Pháp Luân Công thì không cần luật nào hết”. Tại Hoa Kỳ, Trung Cộng quen thói lưu manh, lại mưu đồ dùng luật pháp của Hoa Kỳ làm vũ khí cho nó. Đây là một đợt khảo nghiệm lớn đối với nền pháp chế và đạo đức lương tri của xã hội quốc tế.

Ở Trung Quốc, Trung Cộng đã bức hại quần thể tín ngưỡng Pháp Luân Công suốt 1/4 thế kỷ qua. Năm 1998-1999, thủ đoạn mà Trung Cộng dùng để công khai bức hại Pháp Luân Công là: trước hết khiến Bộ Công an định tội trong nội bộ, sau đó là tạo dựng chứng cứ. Tháng 10 năm 1999, Giang Trạch Dân – kẻ đầu sỏ của cuộc bức hại – trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ báo Le Figaro của Pháp, đã tuyên bố trước rằng “Pháp Luân Công là X giáo” là “chỉ thị tối cao”, sau đó Đại Hội đồng Nhân dân Trung Quốc mới khẩn cấp ban bố cái gọi là luật, song trong điều luật đó thậm chí còn không dám đề cập đến ba chữ “Pháp Luân Công”, bởi họ biết thứ “pháp luật” này là chà đạp hiến pháp.

Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công bị bức hại trong các trại lao động cưỡng bức, bị giam vào các lớp tẩy não (còn được gọi hoa mỹ là “trung tâm đào tạo pháp luật”), bệnh viện tâm thần, dàn dựng vụ án giả tự thiêu ở Thiên An Môn và vụ án oan “1.400 trường hợp [tử vong]”, thu hoạch nội tạng sống, chiến dịch “gõ cửa”, khai trừ công chức, giữ lại lương hưu, và đủ loại hình thức tra tấn, v.v., đều là những tội ác phản Thần, phản nhân loại do Trung Cộng vi phạm pháp luật, vi phạm hiến pháp làm ra.

Năm 1999, khẩu hiệu “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng” của Giang Trạch Dân từ lâu đã theo y trôi vào Địa ngục Vô Gián, vào cửa vô sinh rồi.

Giờ đây, vì mục đích cá nhân, Trần Nhất Tân (陈一新), Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, và những người khác, lại mưu đồ lợi dụng tính cởi mở của chế độ dân chủ của Hoa Kỳ, cũng như sự công bằng và khoan dung của nền pháp chế của các quốc gia tự do phương Tây để thành lập và củng cố cái gọi là “Văn phòng Chống Pháp Luân Công” ở Bắc Mỹ, nhằm tiến hành cuộc chiến pháp lý, hòng nối dài cánh tay quản hạt và bức hại xuyên quốc gia nhắm vào Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ. Nước cờ này của Trung Cộng quả thực rất lớn và thể hiện đầy đủ sự ngông cuồng, ngạo mạn của Trung Cộng trong tham vọng bá chủ thế giới.

Tuy nhiên, kể từ ngày ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, nước Mỹ đã bắt tay vào công cuộc tái thiết nước Mỹ, đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại. Hiến pháp Hoa Kỳ hội tụ những lý niệm trị quốc trác việt và là bản thiết kế thể chế độc đáo bậc thầy của các bậc khai quốc công thần của Mỹ. Trên cơ sở đó, thể chế chính phủ lập hiến mở rộng là bảo đảm căn bản cho người dân Mỹ theo đuổi các giá trị phổ quát như dân chủ, tự do, nhân quyền, tín ngưỡng… với tiền đề là đạo đức và danh dự công dân, cũng là cái gen thể chế sâu dày để Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trở thành cường quốc số một thế giới được Thần chỉ định.

Mặc dù ở nước nào cũng có những luật sư vô đạo đức, Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ; họ sẽ vì tiền mà không từ việc gì, giảo biện, kéo dài thời gian tố tụng, và lợi dụng những sơ hở của pháp luật, song Hoa Kỳ vẫn là quốc gia pháp quyền thực sự trên thế giới. Hơn nữa, với những vấn đề trọng đại liên quan đến tiền đồ của Hoa Kỳ và nhân loại, thì Thần sẽ không cho phép những kẻ tiểu nhân đạo đức bại hoại đó đạt được mục đích vào phút chót. Chúng ta hay mở mắt chờ xem. Đây cũng là một đợt kiểm nghiệm để xem mỗi từng người dân đứng bên quan sát có niềm tin và quan niệm thế nào về thiện và ác.

Nói đến tố tụng, kỳ thực ở Mỹ, tố tụng đã thành lệ thường, rất nhiều người hễ có tranh chấp là tìm đến pháp luật, nên dịch vụ luật sư là một trong những biện pháp thường thấy để mọi người giải quyết tranh chấp. Có thể thấy qua đủ loại tình huống hiện nay rằng: Một là, luật pháp Hoa Kỳ vẫn khởi tác dụng chính nghĩa ở mức độ tương đối mà luật pháp nên có. Hai là, dân Mỹ phổ thông có ý thức mạnh mẽ về pháp quyền, khá tin tưởng vào pháp luật và nền pháp chế.

Đồng thời, tố tụng ở Mỹ đã thành lệ thường còn bởi vì: Thứ nhất, cùng với sự tha hóa của đạo đức nhân loại, ngày càng có nhiều kẻ lợi dụng tố tụng để kiếm chuyện và lừa người. Pháp luật là biện pháp cưỡng chế con người từ bên ngoài, quy định pháp luật nhiều như cỏ thì tất nhiên lỗ hổng cũng ngày càng nhiều, cũng có thể bị lợi dụng để gây chuyện và thoát tội. Hai là, có những người tố tụng là để trục lợi, đối với họ, càng tố tụng nhiều, quá trình xét xử càng kéo dài, thì họ càng kiếm được nhiều tiền; bởi vậy dù làm luật sư cho bên nguyên đơn hay bên bị cáo cũng tốt.

Nhân tiện cũng nói, có lẽ nhiều người Trung Quốc đã đọc “Thái Thượng cảm ứng thiên” của Lý Xương Linh thời nhà Tống. Mở đầu “Thái Thượng cảm ứng thiên” có đoạn: “Thái Thượng viết: Họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu. Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình…”, đồng thời còn liệt kê ra đâu là phúc, đâu là họa, đâu là thiện, đâu là ác, đâu là thiện báo, đâu là ác báo.

Đại ý của những câu mở đầu này là Thái Thượng Lão Quân nói: “Họa phúc không có cửa, mà đều do con người tự rước vào. Thiện ác báo ứng như hình với bóng.” Bởi vậy, giữa Trời và Đất có Thần minh chuyên quản tội lỗi, theo mức độ phạm tội nặng nhẹ mà tiêu giảm thọ mệnh (người sống 100 ngày gọi là một toán, 12 năm gọi là một kỷ). Không chỉ thọ mệnh bị giảm, mà còn phạt cho hao tổn đến khốn đốn bần cùng, hoạn nạn thình lình ập đến, bị người người ghét hận, hình phạt, tai họa cứ theo đó mà đến; việc tốt lành thì không có phần, mà bị quỷ hung sát ác sát gieo tai ương, đến lúc hết thọ mệnh thì cũng là lúc chết.

Cụm từ “đấu hợp tranh tụng” trong “Thái Thượng cảm ứng thiên” nghĩa là xúi giục người khác tranh đấu, xui khiến người khác tố tụng, thưa kiện. Đây là một loại hành vi ác chiêu mời ác báo do con người tự chuốc lấy, hành vi ác sinh ra nghiệp lực, nghiệp lực là căn nguyên của ác báo. Sự tồn tại của Thần không phải là điều mà kẻ vô thần luận có thể quyết định được, sự tồn tại của báo ứng cũng như thế.

Bè lũ Trần Nhất Tân nóng lòng cầu ác báo như thế sẽ khiến bọn họ trở thành con dê thế tội, thành vật chôn theo, đó cũng là lựa chọn vô minh của chính họ, bản thân họ phải tự gánh chịu quả báo ác do hành động ác của mình.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/14/486087.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/15/222090.html

Đăng ngày 16-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Trung Cộng có đạt được mục đích trong cuộc chiến pháp lý tại Mỹ không? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học pháp không đắc Pháp là nguyên nhân của việc không chân tuhttps://vn.minghui.org/news/273818-hoc-phap-khong-dac-phap-la-nguyen-nhan-cua-viec-khong-chan-tu.htmlFri, 13 Dec 2024 16:14:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273818[MINH HUỆ 30-11-2024] Sư phụ đã giảng rất rõ cho chúng ta: “Do đó chư vị phải học Pháp thật tốt, trở thành người chân tu thì mới có thể gánh vác được, hoàn thành được trách nhiệm thần thánh và vĩ đại.” (Gửi các đệ tử […]

The post Học pháp không đắc Pháp là nguyên nhân của việc không chân tu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 30-11-2024] Sư phụ đã giảng rất rõ cho chúng ta:

“Do đó chư vị phải học Pháp thật tốt, trở thành người chân tu thì mới có thể gánh vác được, hoàn thành được trách nhiệm thần thánh và vĩ đại.” (Gửi các đệ tử Đại Pháp tham gia Pháp hội Đài Loan)

Tôi hiểu rằng, nếu chỉnh thể chúng ta đạt được trạng thái chân tu, thì Sư phụ sẽ không giảng như thế. Gần đây, khi giao lưu cùng mấy vị đồng tu, tôi luôn cảm thấy tuy mỗi ngày đều học Pháp, giảng chân tướng, nhưng không thấy được nội hàm sâu hơn của Pháp. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Hướng nội tìm, tôi phát hiện rằng nguyên nhân căn bản chính là một số người trong chúng ta không tự biết là đã đặt mình “nằm ngoài Pháp” rồi.

Đối với Pháp mà Sư phụ giảng, có những học viên đôi khi vô thức cho rằng câu này không liên quan đến mình, câu kia chỉ là giảng về thiên cơ, hay là kể câu chuyện nào đó trong lịch sử, thậm chí cho rằng lời nào đó là đang nói về người thường. Đây là quan niệm của mình khiến bản thân không đặt mình vào trong Pháp để ngộ được ở trong Pháp.

Lấy một ví dụ điển hình:

Sư phụ vì sao phải Chính Pháp? Chúng chủ chúng vương trong vũ trụ vì sao phải hạ thế? Sư phụ những năm qua đã giảng từ rất nhiều góc độ khác nhau trong Pháp, đặc biệt là trong kinh văn mới đây càng khai thị rõ hơn. Nhưng có những học viên chỉ tiếp thu được phần Sư phụ giảng mà phù hợp với tâm nguyện của bản thân, chứ không thể tiếp thu toàn bộ những gì Sư phụ giảng.

Sư phụ trong kinh văn “Vì sao có nhân loại” đã giảng:

“Thiên thể vũ trụ trong quá trình thành-trụ-hoại thì hết thảy đều bất thuần tịnh rồi, đều không tốt như thời đầu của ‘thành’ nữa, nên mới đi tới “diệt”. Nên cũng nói hết thảy trong thiên thể đều xấu tệ rồi, chúng sinh đều không còn tốt như thời ban đầu nữa, sinh mệnh cũng đều không thuần tịnh nữa, đều có tội nghiệp, vì vậy mới sẽ ‘diệt’. Trong tôn giáo gọi loại tội đó là “nguyên tội”. Vì để cứu vãn thiên vũ, Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần, chúng Chủ hạ thế xuống hoàn cảnh này làm người, chịu khổ, đề cao, tiêu tội, trùng tân tái tạo lại tự mình, từ đó quay về thiên đường.” (Vì sao có nhân loại)

Sư phụ trong kinh văn “Vì sao xã hội nhân loại là mê?” còn giảng:

“Thiên thể vũ trụ tiến tới diệt, bởi vì trong quá trình thành, trụ, hoại, diệt kéo dài, chư vương, chư thần và vô lượng chúng sinh trong các vũ trụ đều trở nên không còn tốt như thuở ban sơ của “thành”, cũng là nói trong những năm tháng đằng đẵng đều đã không còn phù hợp với tiêu chuẩn tầng thứ sở tại của mình nữa. Đó là quy luật tất yếu của quá trình sinh mệnh.” (Vì sao xã hội nhân loại là mê?)

“Mạt hậu vừa tới, Sáng Thế Chủ đã cho phép nhiều thần, vương, chủ và các đại thần, đại giác vĩ đại hơn nữa cai quản những vùng lớn trong thiên thể, hạ thế chuyển sinh thành người. Họ bị phong bế trí tuệ và năng lực, trong tối khổ, vô năng lực nhất, vô minh nhất, hoàn toàn phong bế trong thân người mà chịu khổ, tiêu nghiệp. Trong khổ dựa vào chính niệm giữ vững bản tính thiện lương, mới có thể được chư thần và Sáng Thế Chủ nhìn nhận, mới có thể được tương lai thừa nhận. Những ai nhiều lần chuyển sinh trong xã hội nhân loại dần dần tiêu khử tội nghiệp, thiện đức càng ngày càng nhiều thì trong cứu độ tất được chọn, cuối mạt hậu khi bắt đầu cứu độ, nhất định sẽ được Sáng Thế Chủ cứu độ đến vũ trụ mới.” (Vì sao xã hội nhân loại là mê?)

Khi giao lưu, mọi người đều nói, trước đây vẫn luôn cho rằng Sư phụ giảng về Thần trên thiên thượng đã lệch rời khỏi Pháp, hạ thế là vì để dùng thân người tiêu trừ tội nghiệp là không liên quan đến mình, ấy là đang nói về người thường, còn bản thân là sinh mệnh tốt nhất, là hạ thế chỉ để trợ Sư Chính Pháp. Tôi nghĩ, nếu chúng ta ở trên ấy đều là những sinh mệnh tốt nhất, vậy vũ trụ làm sao lại đi đến hoại diệt đây? Sư phụ vì sao cần Chính Pháp? Pháp là giảng cho người tu luyện, vì sao bản thân lại không nằm trong ấy? Có đồng tu rất kinh ngạc: Đúng thế, bản thân vì sao vẫn cứ nhận thức như thế chứ? Loại nhận thức này của học viên có tính đại biểu lớn thế nào thì chưa biết, nhưng theo mấy đồng tu chia sẻ, học viên xung quanh họ phần lớn đều lý giải như thế cả.

Không thừa nhận bản thân nằm trong số ấy chính là lệch rời khỏi Pháp, có tội nghiệp, chẳng phải chính là không muốn tiếp nhận chính Pháp của Sư phụ sao? Đương nhiên chúng ta khẳng định là không ý thức ra được, ai cũng không phải là không muốn tiếp nhận chính Pháp của Sư phụ. Nhưng trên thực tế thì lại khởi tác dụng này, trở thành cái cớ rất lớn để cựu thế lực không để học viên tu thành.

Đối với những Pháp lý khác mà Sư phụ giảng, chẳng phải cũng lý giải sai giống như thế? Chúng ta không biết. Nhưng một điểm này đã đủ để tạo thành chướng ngại rất lớn cho việc đề cao trong tu luyện. Một sinh mệnh không thể lý giải Pháp, tiếp nhận Pháp một cách đúng đắn, thì lấy gì để chỉ đạo tu luyện của bản thân? Rồi làm sao có thể làm được chân tu đây?

Quá trình tu luyện Chính Pháp của đệ tử Đại Pháp, nhìn từ một góc độ khác, chính là quá trình tiếp nhận chính Pháp của Sáng Thế Chủ.

Có đồng tu nói: “Tôi đã học thuộc Pháp rồi, vì sao gặp chuyện vẫn không nhớ nổi Pháp hoặc không biết làm sao để nhận thức dựa trên Pháp?” Mục đích của việc học Pháp, học thuộc Pháp là để đồng hóa với Pháp, thật sự lý giải và minh bạch được mới là quan trọng nhất. Khi chúng ta nói tôi ngộ ra được Pháp lý nào đó, kỳ thực chính là Pháp triển hiện ra cho mình, chứ không phải mình thông minh đến đâu. Nhưng Pháp vì sao có lúc triển hiển ra, có lúc lại không? Nguyên nhân căn bản nhất chính là Pháp không thể đồng thời triển hiện ra cho bạn, lại cũng triển hiện ra cho nghiệp lực tư tưởng cùng những thứ loạn bậy trên thân bạn được. Vậy nên, khi học viên có tâm chấp trước rất mạnh, quan niệm rất nặng, hay nghiệp lực tư tưởng rất xấu, thì Pháp không thể triển hiện ra được. Ngoài ra, Pháp tại mỗi tầng thứ khác nhau có những yêu cầu khác nhau, thuận theo tầng thứ tu luyện ngày càng đề cao, thì yêu cầu cũng càng ngày càng nghiêm khắc, kém một chút cũng không thấy được Pháp.

Ngoài ra, chúng tôi còn thấy một nhân tố khác, chính là có người ở một số quốc gia và địa khu thường rất chú trọng phép tắc ứng xử, chú trọng văn minh bề mặt, cách nói chuyện, làm việc cố gắng không để đối phương thấy khó chịu. Điều này trong người thường là một mỹ đức rất tốt, nhưng với người tu luyện thì có thể trở thành một loại chướng ngại. Khi phát hiện vấn đề trong các đồng tu, đa số là không dám nói thẳng, mà khách khí với nhau, nói khéo; kết quả là không cách nào chạm được đến chấp trước thực sự. Mọi người đều không muốn bị “tổn thương”, hơi bị động đến một chút, là tâm oán hận đã khởi lên rồi, thêm vào đó là hoàn cảnh sinh sống ở nước ngoài khá an dật, điều này đã hình thành một hoàn cảnh không thể chân chính thực tu kiểu “bạn tốt, tôi tốt, mọi người cùng tốt”. Nếu đúng là thế, thì đã đến lúc chúng ta phải thay đổi hoàn cảnh tu luyện này rồi.

Hôm nay, cả xã hội nhân loại đều đang biến đổi to lớn, có lẽ cách thời điểm Sư phụ làm Pháp Chính Nhân Gian không còn xa nữa. Có thể đạt tiêu chuẩn và theo Sư phụ tiến vào Pháp Chính Nhân Gian hay không là một vấn đề cực kỳ nghiêm túc.

Sư phụ giảng:

“Chính Pháp vũ trụ đã tới cuối cùng rồi, đoạn thời gian này qua đi thì sẽ có một quá trình tuyển chọn và đào thải nghiêm túc. Hãy tự thu xếp cho tốt! Các đệ tử Đại Pháp trải qua quá trình lịch sử này, thì cả chư Thần cũng tôn trọng chư vị. Tự mình cũng cần phải trân quý chính mình vượt qua được cuộc bức hại tà ác nhất chưa từng có này. Trở thành Chân Giác! Ấy mới là điều được Thần nhìn nhận là vĩ đại!” (Viễn ly hiểm ác)

Đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, có nghĩa vụ giúp nhau, cứu nhau. Một đệ tử Đại Pháp tu không thành, bị đào thải, đều là tổn thất cho vũ trụ và vô vàn chúng sinh trong vũ trụ.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/30/485578.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/8/221989.html

Đăng ngày 13-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học pháp không đắc Pháp là nguyên nhân của việc không chân tu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Đôi điều suy nghĩ về việc thành lập nội các của ông Trumphttps://vn.minghui.org/news/273743-doi-dieu-suy-nghi-ve-viec-thanh-lap-noi-cac-cua-ong-trump.htmlTue, 10 Dec 2024 11:37:52 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273743[MINH HUỆ 27-11-2024] Sau khi đắc cử, ông Trump liền khẩn trương tiến hành thành lập nội các. Ông đã thể hiện ra phong cách làm việc thông thường của mình: lựa chọn nhân tài không theo khuôn mẫu nào, mạnh dạn tuyển chọn người trẻ, người nghiệp dư về […]

The post Đôi điều suy nghĩ về việc thành lập nội các của ông Trump first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Minh Tâm

[MINH HUỆ 27-11-2024] Sau khi đắc cử, ông Trump liền khẩn trương tiến hành thành lập nội các. Ông đã thể hiện ra phong cách làm việc thông thường của mình: lựa chọn nhân tài không theo khuôn mẫu nào, mạnh dạn tuyển chọn người trẻ, người nghiệp dư về chính trị. Cách dùng người của ông lại một lần nữa khiến người ta phải sửng sốt.

Nhìn lại quá khứ, sau khi đắc cử tổng thống lần đầu vào năm 2016, ông Trump đã tuyên bố sẽ “tát cạn đầm lầy” (drain the swamp), và dọn sạch mọi hình thức hủ bại, quan liêu trong các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, ông cũng là một người nghiệp dư về chính trị, không có đội ngũ của chính mình, không có những người cùng chí hướng, không có nhân tài tài cán, kiên cường để có thể tin cậy, bởi vậy ông chỉ còn cách tìm đến các quan chức Đảng Cộng hòa trong bộ máy quan liêu lúc bấy giờ. Chỉ nghĩ thôi cũng biết, muốn dùng người trong đầm lầy để tát cạn đầm lầy là không thể nào. Kết quả là, ông Trump buộc phải lần lượt loại bỏ các thành viên chủ chốt trong nội các và phải nhiều lần thay người. Sau này, ông đã tuyển chọn nhiều quan chức trong quân đội với hy vọng họ sẽ khá hơn, nhưng rốt cuộc vẫn không đạt được kết quả như ý.

Ông Trump của ngày hôm nay không còn như tám năm trước nữa. Ông đã kinh qua nhiều khó nạn, niềm tin vào Chúa càng mạnh mẽ hơn, và cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm chính trị, vì thế đã có tiêu chuẩn rõ ràng hơn trong việc dùng người.

Chúng ta thấy rằng, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024, ông Trump đã chọn nhiều nhân vật hay doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực tài chính để đề cử vào các vị trí quan trọng trong nội các; thậm chí cả người trong giới truyền thông cũng được đặc cách đề bạt, chẳng hạn như người dẫn chương trình Fox News được đề bạt vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, và một người đồng dẫn chương trình khác của Fox vào vị trí Bộ trưởng Giao thông. Điều này khiến nhiều bên nghi ngại.

Là người tu luyện, chúng ta không muốn bình luận về tố chất của những người được ông Trump lựa chọn và liệu họ có gánh vác nổi trọng trách hay không. Ở đây chỉ muốn bàn đôi chút về tiêu chuẩn dùng người và nhân tài.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, xưa nay luôn có sự phân biệt giữa “dùng người tài” hay “dùng người hiền [đức]”. Dùng người tài chính là dùng người có năng lực, có sở trường chuyên môn; còn dùng người hiền lại là chọn người tốt có đạo đức cao thượng. Đương nhiên, trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đại đa số quan lại trong triều đình đều được tuyển mộ qua hệ thống khoa cử. Những nhân sỹ có học thức, từ nhỏ đều phải khắc khổ đọc sách “Tứ thư” “Ngũ kinh”, học đạo lý “Tề gia trị quốc bình thiên hạ”, tiếp thụ giáo dục đạo đức truyền thống. Bởi vậy, thông thường, người có năng lực cũng đồng thời là người có đạo đức cao thượng, cũng chính là tài đức vẹn toàn. Thế nhưng, xã hội ngày nay đã hoàn toàn khác rồi, giáo dục nơi học đường đã hoàn toàn thoát ly đạo đức truyền thống, nhất là trong xã hội phương Tây, học sinh từ nhỏ đã tiếp thụ tư tưởng biến dị, quá coi trọng tự do, giải phóng cá tính, thậm chí tiếp nhận cả tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, đức và tài đã bị bỏ ngỏ. Trong hoàn cảnh thế này, tuyển chọn nhân tài đã trở thành vấn đề nan giải rồi.

Ông Trump chọn dùng những doanh nhân thành đạt, cũng có thể là suy xét đến yếu tố dùng người tài, bởi vì trong xã hội kinh doanh cạnh tranh tự do, một người có khả năng thành công trong sự cạnh tranh khốc liệt nơi thương trường, thì đã chứng tỏ được năng lực của bản thân rồi. Song, để làm lãnh đạo tầm quốc gia, chỉ dựa vào năng lực, mà không có đạo đức cao thượng làm bảo chứng, thì rất khó mà bảo đảm được rằng người ấy không vì mưu cầu tư lợi mà bán rẻ lợi ích quốc gia và dân tộc, khó mà gánh vác được trọng trách.

Vậy làm sao để tìm được những nhân tài tài đức vẹn toàn trong một xã hội mà nhân tâm đã bại hoại đây?

Nói vậy chứ cũng không phải là quá khó tìm. Một người có tín ngưỡng kiên định vào Thần, mà lại đạt được thành công nhất định nơi xã hội người thường, chính là ứng cử viên sáng giá tài đức vẹn toàn, có thể giao phó trọng trách. Bởi vì người có đức tin kiên định vào Thần mới có thể giữ vững đạo đức, không bị chạy theo đám đông, mới chịu đựng được sự mài giũa, và đảm đương được trọng trách Trời giao phó. Bản thân ông Trump cũng là một tín đồ Cơ đốc thành kính, hễ thành công thì đều tin rằng đó là nhờ Chúa, gặp khó nạn thì cầu nguyện với Chúa, Chúa cũng thực sự che chở cho ông qua hết quan nạn này đến quan nạn khác. Nếu như ông Trump từ mình mà suy ra người, thì khi tuyển chọn nhân tài, cũng sẽ xét xem đối phương có thực sự tín Chúa không, có nền tảng đạo đức vững chắc hay không; như vậy sẽ không khó để chọn ra những thành viên nội các giỏi trong những người thành công xung quanh ông.

Nói cách khác, dùng người không phải phải vì người đó hiện đang là quan chức, quân nhân, tỷ phú, hay người trong giới truyền thông, mà then chốt ở chỗ đó có phải là người kiên định tín Thần hay không. Ở đây tuy là lấy việc ông Trump tổ chức nội các để nói về đạo lý, nhưng thực ra, cho dù là thành lập nội các chính phủ, tuyển dụng cho công ty, hay lập đội nhóm cho dự án, thì đều cần lấy nguyên tắc truyền thống làm căn bản, đó là phải dùng người tài đức vẹn toàn. Chỉ là, trong xã hội hiện nay, khi đạo đức đã hủ bại đến cực điểm, cũng chỉ có người có tín tâm tròn đầy với Thần, mới dám chọn người, dùng người theo cách này.

Nhân đây cũng nói về lời cầu nguyện “God bless America”, nghĩa là “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Hy vọng rằng bản thân quốc gia và cá nhân được Thần chỉ dẫn và bảo vệ trước hết phải nguyện ý và xứng với sự bảo hộ của Thần. Kính Thần, tuân theo lời dạy của Thần, làm sai rồi thì có thể chân tâm sám hối với Thần, đồng thời chân tâm cải sửa, như vậy mới có thể được Thần bảo hộ. Còn nếu quay lưng lại với Thần, thì tất sẽ tha hóa đạo đức, và khiến mình tăng tốc đi đến diệt vong. Những ví dụ như vậy trong lịch sử đã có quá nhiều.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/27/485507.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/7/221983.html

Đăng ngày 10-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đôi điều suy nghĩ về việc thành lập nội các của ông Trump first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Mọi người trên thế giới chia sẻ nhận thức và cảm ngộ từ bài viết “Vì sao xã hội nhân loại là mê?”https://vn.minghui.org/news/273713-moi-nguoi-tren-the-gioi-chia-se-nhan-thuc-va-cam-ngo-tu-bai-viet-vi-sao-xa-hoi-nhan-loai-la-me.htmlMon, 09 Dec 2024 15:53:13 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=273713[MINH HUỆ 04-12-2024] Sau khi công bố các bài viết “Vì sao có nhân loại” và “Tại sao muốn cứu độ chúng sinh”, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, gần đây đã công bố một bài viết khác: ”Vì sao […]

The post Mọi người trên thế giới chia sẻ nhận thức và cảm ngộ từ bài viết “Vì sao xã hội nhân loại là mê?” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Celesia Lux, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-12-2024] Sau khi công bố các bài viết “Vì sao có nhân loại” và “Tại sao muốn cứu độ chúng sinh”, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, gần đây đã công bố một bài viết khác: ”Vì sao xã hội nhân loại là mê?

Sau khi đọc những bài viết này, nhiều người chia sẻ rằng họ đã được truyền cảm hứng và có những cảm ngộ mới. Đặc biệt, họ hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của tấm lòng thiện lương và sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Dưới đây là cảm ngộ của một số độc giả sau khi đọc bài viết “Vì sao xã hội nhân loại là mê?

Giáo viên Đài Loan mong muốn giới thiệu bài viết đến mọi người

Cô Lý Ái Mỹ, một giáo viên tiếng Trung ở Đài Loan, biết đến bài viết này qua học trò của mình. Lần đầu tiên đọc bài viết, cô chưa hiểu mấy. “Tôi tự nhủ có thể do tôi chưa đủ trí huệ để hiểu được nội hàm thâm sâu của bài viết”, cô bày tỏ.

Sau nhiều lần đọc bài viết, cô Lý đã cảm nhận sâu sắc được khái niệm thành-trụ-hoại-diệt. “Với hiện tượng nóng lên toàn cầu và các cuộc xung đột không ngừng – có thể thấy chúng ta thực sự đang ở giai đoạn cuối cùng của ‘diệt’, đúng như những gì Đại sư Lý giảng”, cô chia sẻ.

Trong bài viết, Đại sư giải thích rằng nhân loại đang sống trong cõi mê, không nhận thức được thấu đáo chân tướng của vũ trụ. Con người chỉ có thể tu luyện trong mê, bảo trì sự thiện lương. Cô nhận thấy: “Điều này giúp tôi bình thản hơn khi gặp khó khăn và không còn than phiền về cuộc sống.”

Cô Lý tin rằng việc đọc bài viết này sẽ có tác động tích cực đối với xã hội. “Tôi nghĩ nếu mọi người đều có thể giữ những ý nghĩ thiện lương, thì rất nhiều nỗi đau trong xã hội sẽ nguôi ngoai. Thiện là hy sinh bản thân vì người khác. Nếu nhiều người đều nghĩ như vậy thì người ta sẽ bớt vị tư đi, đó chính là điều thế giới này cần”, cô nói.

Cô Lý đã đọc bài viết này nhiều lần. Mỗi lần đọc lại, từng lời giảng lại càng thú vị, càng đáng để suy ngẫm sâu hơn. Cô chia sẻ: “Mỗi lần đọc bài viết này, tôi lại nhận ra rằng cách nhìn nhận của mình có lẽ chưa toàn diện. Tôi cần khiêm tốn để có thể hiểu được các quan điểm khác nhau. Dù chúng ta đang sống trong mê, tôi nghĩ chúng ta luôn cần bảo trì tâm thái cởi mở để có thể tiếp cận gần hơn với chân tướng.”

“Tôi muốn giới thiệu bài viết này cho những ai đang cảm thấy lạc lối trong cuộc sống. Hy vọng rằng khi đối mặt với khó khăn, họ sẽ giữ được thiện niệm và có thêm dũng khí để đối mặt với thử thách”, cô chia sẻ thêm.

Độc giả nữ từ Thụy Sỹ: Bài viết này đã mở mang tư duy của tôi”

Cô Sarah, ở độ tuổi 20 và đang sinh sống tại Thụy Sỹ, nhận được bài viết từ một người bạn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô đã đọc bài viết này hai lần và cảm thấy cần phải đọc thêm nhiều lần nữa.

Cô cho biết: “Bài viết đã mở mang tư duy của tôi, cho tôi cơ hội suy ngẫm về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn như đằng sau sự sống là gì, đằng sau Tam giới này còn có gì, tại sao chúng ta ở đây, và tại sao chúng ta phải chịu khổ. Đây là một vấn đề mang tính khá triết học, mà tôi bình thường tôi không nghĩ đến. Vì vậy, bài viết này đã mở rộng tư duy của tôi.”

Cô Sarah giải thích rằng bài viết đã giúp cô có góc nhìn mới về ý nghĩa của cuộc sống. Cô cũng phát hiện ra một số từ ngữ và nguyên tắc mà cô chưa từng biết đến: ”[Bài viết] rất thú vị và giúp tôi lý giải được những vấn đề liên quan đến nghiệp lực, sinh mệnh, khổ đau, thiện là con đường giải thoát, và được ‘tha thứ’. Khái niệm về luân hồi thật thú vị, hết đời này rồi lại luân hồi chuyển sinh sang đời khác. Tôi gọi đó là ‘linh hồn’, vì tôi không biết thuật ngữ nào có thể diễn tả chính xác hơn về điều này.”

Cô Sarah cũng có phát hiện ra khái niệm “Tam giới”, và chia sẻ rằng: “Theo tôi hiểu, Tam giới được tạo ra để nhân loại chịu khổ, từ đó tiêu trừ nghiệp lực do chính mình tạo ra. Bài viết đã thôi thúc cô Sarah tìm hiểu thêm về tu luyện. “Mục tiêu của tôi trong cuộc sống là trở thành người thiện lương, luôn đối xử tốt với mọi người. Tôi cần phải tu luyện để thay đổi bản thân.”

Để hiểu rõ hơn về bài viết mới của Đại sư Lý, cô cho rằng mọi người nên đọc Chuyển Pháp Luân,cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Cô giải thích: “Tôi thấy rằng, để lý giải Pháp tốt hơn, hay ít nhất có thể lý giải Pháp trong mọi trường hợp, tôi cần đọc Pháp nhiều hơn, bắt đầu từ việc đọc kỹ cuốn Chuyển Pháp Luân.”

“Tôi rất buồn vì Pháp Luân Đại Pháp bị cấm ở Trung Quốc. Tôi tin rằng Pháp Luân Đại Pháp sẽ biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn. Các học viên đều là những người thiện lương và luôn nghĩ cho người khác”, cô nói.

Nhà kinh tế học Bulgaria: “Khoảnh khắc thức tỉnh của công chúng đang đến gần”

Cô Rossi Vurova, 33 tuổi, là một nhà kinh tế học người Bulgaria. Cô nhận được bài viết từ một người bạn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô cho biết: “Người bạn này và tôi có chung quan điểm về mọi thứ xung quanh, điển hình như những lĩnh vực mà chưa nhận thức, chưa thấy được trong vũ trụ.”

Khi đọc bài viết, cô Vurova cảm thấy nội tâm có sự thôi thúc mạnh mẽ phải đi tìm chân lý. Cô cho biết: “Tôi đã quan tâm đến chủ đề này nhiều năm nay. Tôi cảm nhận được một sự thôi thúc từ bên trong, khiến tôi phải đi tìm chân lý. Tôi nhận thấy nhiều cuốn sách cổ xưa cũng như các sách về tôn giáo đều ám chỉ đến điều này. Bài viết của Đại sư Lý cũng đề cập đến điều này.”

Cô cảm thấy, vì bài viết này đã được công khai cho mọi người đọc, nên đây là dấu hiệu của sự thức tỉnh. Cô tin rằng: “Mỗi người đều lọc thông tin theo nhận thức của riêng mình. Theo quan sát của tôi, công chúng vẫn đang chìm đắm trong giấc ngủ. Nhưng tôi có dự cảm rằng khoảnh khắc thức tỉnh của công chúng đang đến gần.”

Sau khi đọc bài viết “Vì sao xã hội nhân loại là mê?” hai lần, cô Vurova “cảm thấy như được xác nhận thêm rằng ‘bức màn’ che phủ ý thức đang sắp được gỡ xuống”. Bài viết đã mang đến cho cô “một tâm trạng bình an, một dấu hiệu rằng mọi thứ đang diễn ra theo đúng quy luật của vũ trụ.”

Theo bài viết của Đại sư Lý, cô Vurova cho biết cô hiểu rằng “năng lượng” của vũ trụ đang hỗn loạn và cần được điều chỉnh lại. Cô tin rằng Đại sư Lý đang nói đến một sự điều chỉnh để đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo.

Độc giả Argentina: “Chúng ta cần tiếp tục giữ tâm thiện lương”

Anh Jorge Achucarro ở Argentina đã nhận được bài viết này qua một đồng nghiệp tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ấn tượng đầu tiên của anh là luân hồi chuyển sinh là có thật. Sau khi đọc bài viết, anh cho biết anh cảm thấy thư thái bình an. Bài viết đã thôi thúc anh “…phải thức tỉnh, bình thản, và tiếp tục giúp đỡ mọi người.”

Anh Achucarro chia sẻ: “Chúng ta luôn sẵn sàng giúp đỡ mà không mong nhận được đền đáp; đồng thời giữ tâm thiện lương và biết ơn. Trong hoàn cảnh khổ đau, con người mới có thể tu luyện, tiêu trừ nghiệp lực và tội lỗi của chính mình”. Bài viết đã giúp anh mở mang nhận thức về vũ trụ và nhân sinh.

Anh Achucarro cho biết, anh đã đọc bài viết của Đại sư Lý ba lần và cảm nhận rằng những lời giảng trong bài viết tương đồng với thế giới quan hiện tại của anh. Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ chúng ta cần phải thay đổi. Tôi cũng cảm thấy chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng, khi mà mọi người không còn tôn trọng nhau và sẵn sàng làm mọi thứ để gây tổn hại, tổn thương cho cả hành tinh và nhân loại. Tôi sẽ giới thiệu bài viết này tới mọi người, vì tôi muốn giúp họ nhận thức rằng hành tinh này và mạng sống của con người cần được quan tâm và tôn trọng.”

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/4/485720.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/5/221955.html

Đăng ngày 09-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Mọi người trên thế giới chia sẻ nhận thức và cảm ngộ từ bài viết “Vì sao xã hội nhân loại là mê?” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>