Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-2-2018] Ông Lưu Hải Khiếu, 46 tuổi, ở thành phố Song Dương, tỉnh Cát Lâm, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Lưu đã từ chối từ bỏ đức tin của mình và tích cực phơi bày cuộc bức hại. Ông đã nhiều lần bị sách nhiễu, bị bắt 4 lần và bị kết án 16 năm tù giam.

Ngắt mạng truyền hình địa phương để giảng thanh chân tướng

Để giúp nhiều người hơn biết chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, ngày 19 tháng 5 năm 2002, ông Lưu cùng một số học viên khác đã chèn tín hiệu mạng truyền hình ở Song Dương để phát sóng một đoạn tin do các học viên Pháp Luân Công sản xuất. Sau đó, để tránh bị bắt giữ ông Lưu đã phải bỏ nhà đi lưu lạc.

Khi cha ông qua đời vào ngày 30 tháng 8 năm 2002, ông Lưu không thể về nhìn mặt cha. Cha ông Lưu từng là một học viên Pháp Luân Công nhưng vì sợ hãi đã viết cam kết từ bỏ tu luyện vào thời điểm một tháng trước khi ông qua đời. Sau khi cha mất, cảnh sát tiếp tục sách nhiễu mẹ ông.

Bị bắt và tạm giam trước khi kết án

Ông Lưu bị cảnh sát huyện Nam Quan và cảnh sát thành phố Song Dương bắt giữ ở gần thành phố Trường Xuân vào đêm ngày 4 tháng 11 năm 2002. Ông bị đưa đến Trại giam Số 3 Trường Xuân.

trại tạm giam, các lính canh đã tra tấn ông Lưu, bắt ông ngồi trên một ghế đẩu nhỏ trong nhiều giờ. Ông còn bị ép học thuộc các quy định của trại giam.

Điều kiện trong tù vô cùng khắc nghiệt. Quanh năm không có nước nóng, canh rau cho tù nhân chỉ có khoai tây thối và cơm sạn. Thời gian đi vệ sinh cũng bị hạn chế.

Trong thời gian dịch bệnh SARS vào năm 2003, Trại giam Số 3 bị quá tải nên điều kiện càng khắc nghiệt hơn. Mùa đông lạnh buốt, tuyết bay cả vào phòng giam.

Bản án dài chưa từng thấy

Bốn học viên gồm ông Lưu, ông Lật Hoài Minh, ông Võ Tử Long và bà Triệu Hân Linh đã bị xét xử tại tòa án địa phương vào năm 2003. Họ không được nói gì trong suốt phiên xét xử.

Ông Lưu, ông Lật và ông Võ đã phản đối bằng cách hô lớn câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” trong phiên xét xử. Họ đã bị lôi ra khỏi phòng xử án và bị sốc dùi cui điện. Phần da thịt ở cổ ông Lưu bị toác ra. Vì sợ hãi sẽ tiếp tục bị tra tấn bằng sốc dùi cui điện, họ đã ký vào các biên bản của tòa án.

33bbc9a024bb82f75370f6495e8ca231.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện

Ông Lưu và ông Lật đã bị kết án 16 năm tù giam, ông Võ là 13 năm và bà Triệu là 2 năm. Họ đã kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm Trường Xuân, nhưng tòa vẫn giữ nguyên bản án vì áp lực của Phòng 610.

Bị bức hại ở Nhà tù Cát Lâm

Ông Lưu, ông Lật và ông Võ bị chuyển tới Nhà tù Cát Lâm vào ngày 23 tháng 10 năm 2003. Ông Lưu bị giam tại Khu số 3. Mỗi buồng giam có hơn 70 tù nhân. Những học viên này bị giám sát cả ngày lẫn đêm và không được nói chuyện với nhau.

Ngay sau khi bị chuyển sang Nhà tù Cát Lâm, ông Lưu phát bệnh ghẻ toàn thân, chỉ trừ khuôn mặt. Nhưng ông vẫn bị buộc phải lao động khổ sai. Lính canh tuyên bố rằng chỉ khi nào ông Lưu từ bỏ Pháp Luân Công, họ mới cho ông nghỉ ngơi và chăm sóc y tế. Ông Lưu đã từ chối.

Buồng giam của ông cách xưởng làm việc khoảng 100 mét. Lòng bàn chân của ông Lưu bị giộp lên vì ghẻ. Khi ông đi lại giữa buồng giam và xưởng lao động, những vết giộp này bị vỡ ra. Lúc nào ông cũng ngứa, vô cùng đau đớn và chỉ ngủ được khoảng 30 phút mỗi đêm. Ông bị sụt cân từ 57 kg xuống còn 35 kg. Mãi đến mùa đông năm 2014, cán bộ nhà tù này đưa ông vào viện để điều trị thì tình trạng của ông mới dần được cải thiện.

Ngày 18 tháng 3 năm 2013, lính canh Vương Nguyên Xuân đã thành lập “Tổ giáo dưỡng” nhằm tẩy não các học viên. Sau khi ông Lưu từ chối viết bản tuyên bố 5 điều (trong đó có nội dung về từ bỏ Pháp Luân Công), ông đã bị lính canh Vương và Triệu Kinh, trưởng bộ phận giáo dưỡng sốc điện bằng dùi cui. Rồi ông bị biệt giam trong 50 ngày.

Ngày 2 tháng 9 năm 2015, ông Lưu lại bị biệt giam, ngày nào cũng phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ hàng giờ đồng hồ.

Vì tin vào những lời dối trá của chính quyền, mẹ ông Lưu và những người khác trong gia đình đã cố gắng ép ông từ bỏ đức tin của mình vào ngày 15 tháng 12 năm 2015. Họ Vương yêu cầu mẹ ông Lưu phải quỳ trước mặt ông và cầu xin ông từ bỏ tu luyện. Ông Lưu đã từ chối từ bỏ đức tin của mình và giải thích lý do tại sao ông không thể từ bỏ Pháp Luân Công.

Bị bức hại từ năm 1999

Tháng 3 năm 2001, ông Lưu bị đưa đến trung tâm tẩy não trong một tuần. Vợ ông bị cũng giam tại một trại giam trong 15 ngày. Do liên tục bị Phòng 610 sách nhiễu nên tháng 1 năm 2002, ông Lưu đã rời khỏi Song Dương.

Tháng 11 năm 1999, ông Lưu bị giam tại một trại giam trong vòng một tháng. Cha và bạn bè của ông bị buộc phải thúc ép ông từ bỏ Pháp Luân Công. Ngay sau khi được trả tự do, cảnh sát địa phương đã tới phòng làm việc để sách nhiễu ông xung quanh những ngày nhạy cảm của ĐCSTQ.

Ông Lưu đã bị bắt vào ngày 26 tháng 7 năm 1999, và bị giam tại Trại giam huyện Song Dương cho đến ngày 1 tháng 8.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/18/361422.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/1/168908.html

Đăng ngày: 10-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share