[MINH HUỆ 08-06-2012]

Phần I: https://vn.minghui.org/news/28471-phap-luan-dai-phap-tai-truong-xuan.html

Phần II: https://vn.minghui.org/news/28527-phap-luan-dai-phap-tai-truong-xuan-2.html

Phần III: https://vn.minghui.org/news/28583-phap-luan-dai-phap-o-truong-xuan.html

Phần IV: https://vn.minghui.org/news/28622-phap-luan-dai-phap-tai-truong-xuan-3.html

Phần V. Giảng chân tướng để đền đáp ân cứu độ từ bi của Sư Phụ

1. Ngày Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân

Chúng tôi đã thành lập ngày Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên tại địa phương vào ngày 22 tháng 12 năm 2001.

Ngày Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân được chọn vào ngày Đông chí. Ngày này luôn luôn được công nhận là thời khắc chuyển giao giữa Âm và Dương. Từ ngày này trở đi, đêm sẽ ngắn hơn và ngày sẽ dài hơn. Trời và đất sẽ trở lại với cuộc sống. Ngày này được chọn vì nó đánh dấu dự kết thúc của lực lượng tà ác, và ánh sáng đã bắt đầu chiếu sáng thế giới con người. (Link tham khảo: https://en.minghui.org/emh/articles/2001/12/22/17033.html)

Một ngày trước ngày Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân, chúng tôi đến các đường phố chính, khu dân cư, và các trường đại học tại Trường Xuân để treo hơn 1.000 biểu ngữ với thông điệp như “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp “, “Trả lại sự trong sạch cho Pháp Luân Đại Pháp “, “Trả lại thanh danh cho Sư Phụ Lý Hồng Chí”, “Pháp Luân Đại Pháp bị oan sai,” và “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.”

Các biểu ngữ ngoài cửa hiệu

Biểu ngữ phấp phới trong gió (các biểu ngữ khác có thể được nhìn thấy từ xa)

Biểu ngữ trong những tia nắng đầu tiên của mặt trời buổi sáng

“Khôi phục thanh danh cho Sư Phụ chúng tôi”

“Khôi phục thanh danh cho Pháp Luân Đại Pháp”

Biểu ngữ trong khuôn viên trường và bên ngoài một cửa sổ trong một khu dân cư

Một biểu ngữ nhìn từ xa bên ngoài một cửa sổ trong một khu dân cư

Biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trên một tòa nhà cao tầng

Một biểu ngữ nhìn từ xa trên một tòa nhà cao tầng

Lúc đó, các phương pháp chủ yếu chúng tôi sử dụng để giảng chân tướng là treo biểu ngữ, in các thông điệp lên tường, phun sơn lên các bức tường, sử dụng bóng bay chứa khí heli, và dán tờ rơi giảng chân tướng lên cột điện. Thời gian trôi qua, chúng tôi đã trưởng thành hơn và nghĩ ra nhiều cách khác để giúp cứu độ chúng sinh.

Các biểu ngữ được sản xuất hàng loạt đã làm tà ác sợ hãi

Các biểu ngữ nhỏ viết “Pháp Luân Đại Pháp độ nhân” ở khắp mọi nơi trong khu dân cư

Một biểu ngữ đẹp

Học viên Đại Pháp này phun sơn những lời từ đáy lòng mình: “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp”

Học viên Đại Pháp đã làm các tờ giấy giảng chân tướng với keo dính

Những quả bóng bay chứa khí heli đi kèm với các biểu ngữ giảng chân tướng

2. Chèn tín hiệu vào mạng truyền hình cáp vào ngày 05 tháng 03

Khoảng 8 giờ tối ngày 05 tháng 03 năm 2002, 08 kênh trên mạng truyền hình cáp Trường Xuân đã phát sóng băng hình “Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới”, “tự thiêu hay sự kiện được dàn dựng?”, và các chương trình giảng chân tướng khác. Buổi phát sóng đã kéo dài 40-50 phút mà không bị gián đoạn. (Link tham khảo: https://en.minghui.org/emh/articles/2003/12/29/43612.html)

“Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới”

“tự thiêu hay sự kiện được dàn dựng?”

Khi video tiết lộ chân tướng về Đại Pháp xuất hiện trên màn hình TV, tất cả mọi người đã bị sốc. Ít nhất một triệu người ở Trường Xuân đã biết được chân tướng về vụ tự thiêu và về Pháp Luân Đại Pháp được chấp nhận trên toàn thế giới. Nhiều người gọi gia đình và bạn bè của họ đến xem TV. Nhiều người nghĩ rằng chế độ đã mang lại công lý cho Pháp Luân Công. (Link tham khảo: https://en.minghui.org/emh/articles/2007/3/10/83387.html)

Lãnh đạo chế độ cộng sản lúc đó là Giang Trạch Dân, người một mình khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công, trở nên tức giận và vô cùng sợ hãi. Ông ta đã ra lệnh “giết chết [những người chịu trách nhiệm] không khoan nhượng.”

Trong vòng chưa đầy một năm sau sự kiện chèn sóng truyền hình, khoảng 5.000 học viên ở khu vực Trường Xuân đã bị bắt bất hợp pháp và nhiều người khác bị buộc phải rời bỏ nhà của họ và chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tất cả 15 học viên công tác trong lĩnh vực truyền hình đã bị kết các án tù khác nhau, từ 4-20 năm. Mười năm sau, tám học viên trong số 15 người đã bị tra tấn đến chết.

Vào ngày thứ ba sau sự kiện này, Sư Phụ đã ban hành một kinh văn mới có tựa đề “Dùng chính niệm mà xét vấn đề” để bình chú những việc đã làm:

“Hiện nay các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc sử dụng truyền hình để giảng rõ chân tướng cho nhân dân, đó là đang vạch trần bức hại của tà ác, là đang cứu độ các chúng sinh vốn chịu độc hại do tà ác lừa dối, là hành động từ bi vĩ đại…”

Trong những ngày tiếp theo, các học viên ở các nơi khác trong nước cũng sử dụng truyền hình để truyền chân tướng và giúp nhiều người hơn nữa thấy được bản chất tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Năm năm sau, Tổ chức nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương đã trao tặng anh Lưu Thành Quân giải thưởng Fidelity Vindicator. Sau khi khai thác các hệ thống truyền hình để phát sóng chân tướng về Pháp Luân Công, anh Lưu đã bị bức hại đến chết bởi chế độ cộng sản.

Trong năm 2011, tạp chí Mỹ The Weekly Standard, đã công bố một bài báo dài có tựa đề, “Nghiên cứu sóng ngắn vô tuyến”, trong đó họ ca ngợi truyền hình như một chiến công rạng rỡ giúp người dân Trung Quốc truy cập thông tin sẵn có đến thế giới tự do.

Vậy những người hùng tham gia vào sự kiện truyền hình Trường Xuân là những người như thế nào?

Anh Lưu Thành Quân đến từ huyện Nông An và làm việc tại một nhà kho chứa cây trồng. Trước khi tu luyện, anh là một người hay áp đặt, nóng nảy và thích gây gổ. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện, anh đã có thể khoan dung và kiềm chế sự thôi thúc muốn đánh trả khi những người khác đánh hay chửi mình.

Mẹ vợ thường la mắng anh một cách vô lý và thậm chí nhiều lần đánh đập anh ấy. Một lần anh Lưu cảm thấy rằng mình không thể chịu đựng sự ngược đãi của bà ấy được nữa. Anh cảm thấy đầu mình sắp nổ tung vì sự tức giận. Ngay khi nghĩ rằng mình không thể chịu đựng sự lăng mạ hơn nữa, anh nghĩ, “Tôi là một học viên Pháp Luân Công. Tại sao tôi phải mất bình tĩnh?” Sau đó, cơn giận của anh ấy bắt đầu nguôi đi. Anh đã mang ghế đến ngồi cạnh mẹ vợ và nói, “Mẹ ơi, mẹ chửi và đánh con để nguôi giận là hoàn toàn hợp lý, nhưng con mong mẹ đừng làm tổn thương bản thân mình vì cơn nóng giận.” Mẹ vợ của anh ấy cười khi nghe thấy những lời này và ngay lập tức ngừng lăng mạ. Nhưng anh Lưu đã bật khóc sau khi trở về phòng của mình. (Link tham khảo: https://en.minghui.org/emh/articles/2004/12/24/55885.html)

Anh Lưu Thành Quân và gia đình

Khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999 anh Lưu mới 28 tuổi. Để cho mọi người biết chân tướng và không bị đầu độc bởi những lời dối trá của ĐCSTQ, anh đã cố gắng làm mọi việc có thể để giảng chân tướng, và điều này đã mang lại cho anh ấy nhiều đau khổ dưới bàn tay của những người công an. Trong khi cố gắng thoát khỏi một vụ bắt giữ bất hợp pháp vào ngày 24 tháng 03 năm 2002, anh đã bị bỏng nặng toàn thân và cũng bị công an bắn vào chân. Một lần khi bị giam giữ, anh đã bị bắt ngồi thẳng đứng trên một cái ghế băng với hai chân bị trói trên ghế và hai tay bị còng sau lưng 52 ngày liên tiếp. Sau đó, anh bị trói trên một ghế hổ trong một vài ngày. Anh cũng bị đánh đập nhiều lần, nhưng với ý chí mạnh mẽ, anh không bao giờ đầu hàng.

Đến cuối năm 2003, sau khi phải chịu đựng vô số những điều tàn bạo, anh Lưu Thành Quân đã cận kề cái chết và hầu như không thở được. Anh gầy như một bộ da bọc xương. Đôi mắt sâu hoắm. Mắt anh rất mờ và không thể nhìn thấy rõ ràng. Tim và thận của anh gần như không còn hoạt động. Cổ họng anh bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Cơ thể anh đầy rẫy những vết thương. Anh nói rất khó khăn và hầu như không thể thốt ra bất kỳ âm thanh nào. Khi gia đình đến thăm, anh chỉ vào một người lính canh và nói, “Người đàn ông này… đã giúp tôi… đi vệ sinh. Sau khi tôi mất, mọi người… phải đối xử tốt với anh ấy. Mọi người phải… cứu… anh ấy…” Mọi người đều vô cùng cảm động và bật khóc. Đôi mắt của người lính canh cũng rớm lệ và anh ấy nói: “Không có gì cả. Đó là những gì tôi nên làm.” (Link tham khảo: https://en.minghui.org/emh/articles/2004/12/24/55885.html).

Khi gia đình nhìn thấy thi thể anh Lưu vào ngày 26 tháng 12 năm 2003, họ thấy máu trong tất cả các ngũ quan của anh. Các tĩnh mạch ở chân của anh bị vỡ và máu chảy xuống sàn nhà. Anh đã qua đời ở tuổi 32. Bất chấp phản đối mạnh mẽ từ gia đình anh, lính canh đã hỏa thiêu cơ thể của anh trái với ý muốn của gia đình.

Ông Lương Chấn Hưng, sinh năm 1964, là một kỹ sư nước nóng ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ông đã có nhiều thói quen xấu từ thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội suy đồi, và gia đình ông đang trên bờ vực sụp đổ do đạo đức của ông quá kém. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công khi được một người hàng xóm giới thiệu vào năm 1998, ông dần dần học được cách cư xử đúng mực và đã có thể bỏ được những thói quen xấu của mình, tận hưởng một cuộc sống gia đình hòa ái. Chứng kiến ​​những thay đổi to lớn ở ông, vợ và con gái của ông cũng trở thành học viên.

Ông Lương Chấn Hưng

Sau sự kiện chèn sóng truyền hình, ông Lương đã bị kết án 19 năm tù và bị giam giữ trong một số nhà tù khác nhau bao gồm cả nhà tù Cát Lâm, Thiết Bắc ở Trường Xuân, nhà tù Thạch Lĩnh ở thành phố Tứ Bình, và nhà tù Công Chủ Lĩnh. Các lính canh tại các nhà tù đã làm tất cả mọi việc họ có thể làm để khiến ông đau khổ.

Đến cuối năm 2009, tình trạng sức khỏe của ông Lương đã trở nên cực kỳ đáng lo ngại và ông thường bị bất tỉnh do bị đánh đập liên tục. Để trốn tránh trách nhiệm, nhà tù Tứ Bình đã chuyển ông đến nhà tù Công Chủ Lĩnh vào ngày 01 tháng 01, 2010.

Ông Lương đã tuyệt thực một lần nữa khi các lính canh tại nhà tù mới yêu cầu ông từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Sự phản đối của ông đã bị đáp trả bằng sự bức thực tàn bạo, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng. Ông qua đời vào ngày 01 tháng 05 năm 2010, ở tuổi 46. Người ta nói rằng do nhầm lẫn các lính canh đưa nhầm ống bức thực vào phổi ông, và gây ra cái chết của ông. Lúc ông được đưa đến Bệnh viện Công Chủ Lĩnh, ông đã có không còn dấu hiệu của sự sống, mắt cá chân của ông có màu thâm tím và bị sưng lên. (Link tham khảo: https://en.minghui.org/html/articles/2011/8/6/127256.html)

Anh Tôn Thành Quân mới chỉ có 26 tuổi khi tham gia vào sự kiện chèn sóng truyền hình.

Sau khi học đại học, anh Tôn thi đỗ kỳ tuyển công chức và trở thành trợ lý của thị trưởng tại một chính quyền thành phố như là một phần của chương trình đào tạo quản lý. Anh Tôn được biết đến là một người đàn ông tốt bụng. Trong tù thì “mỗi người đều vì mình”, nhưng anh không như vậy. Xét cho cùng, Pháp Luân Công đã dạy các học viên phải luôn luôn tốt trong mọi lúc. Có một tù nhân bị bệnh giun sán não và đã bị liệt. Ông ấy bẩn thỉu và hôi hám. Mọi người đều né tránh ông ấy. Khi anh Tôn nhìn thấy móng tay của người này đã mọc quá dài và chọc vào thịt của ông ấy, anh Tôn đã quyết định cắt chúng hộ ông. Anh đã ngâm tay và chân của tù nhân này trong nước ấm trước khi cắt móng.

Khi anh Tôn sống với cha mẹ mình, anh cũng hay cắt móng chân cho người mẹ già của mình. Mẹ anh bị một bệnh liên quan đến chân, khiến cho bàn chân và ngón chân của bà bị cong lại bất thường. Mẹ anh đã cố gắng ngăn anh, “Con là một viên chức chính phủ. Mọi người có thể cười con nếu như họ thấy con làm việc này.” Anh đáp lời: “Mẹ là mẹ của con. Con đang thể hiện lòng hiếu thảo để chăm sóc mẹ. Liệu có ai dám cười con chứ?

Anh Tôn đã bị kết án 17 năm tù và bị gửi đến nhà tù Cát Lâm. Hiện tại, anh đã ở tù gần mười năm.

Anh Tôn Thành Quân đã phải chịu đựng nhiều loại tra tấn, bao gồm cả ghế cọp, các cú sốc điện, xương sườn bị gãy và nhiều hình thức khác. Thời gian dài bị tra tấn đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của anh. Anh bị bệnh lao, khoang màng phổi do bệnh lao giai đoạn cuối, lao viêm màng bụng, tràng dịch màng phổi và cổ trướng (tích tụ chất lỏng trong khoang phúc mạc, gây sưng bụng). Nhà chức trách đã từ chối cho phép anh được bảo lãnh tại ngoại để chăm sóc y tế ngay cả khi anh cần trợ giúp y tế ngay lập tức. (Link tham khảo: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/24/128957.html)

Anh Lôi Minh đã bị liệt sau khi bị tra tấn tàn bạo tại Sở công an Trường Xuân, đội số 1 và nhà tù Cát Lâm. Anh đã qua đời vào ngày 06 tháng 08 năm 2006.

Anh Lôi Minh

Ông Ngụy Tu Sơn đã trải qua những tra tấn tương tự tại nhà tù Cát Lâm giống như anh Lưu Thành Quân, Lôi Minh, ông Lương Chấn Hưng và Tôn Thành Quân. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2003, ông được đưa đến bệnh viện và không bao giờ trở lại.

Ông Lưu Hải Ba và ông Hầu Minh Khai đã qua đời trong ngày họ bị bắt giữ.

Ông Vân Khánh Bân bị rối loạn tinh thần sau khi bị tra tấn tàn bạo tại nhà tù Cát Lâm.

Ông Chu Nhuận Quân đã bị kết án 20 năm tù, và vẫn đang phải chịu đựng trong tù. Ông Lưu Vĩ Minh hiểu rõ những hậu quả có thể xảy ra liên quan đến sự kiện chèn sóng truyền hình, nhưng ông đã mạnh dạn thực hiện sứ mệnh này với các học viên khác. Ông cũng bị kết án 20 năm tù. Ông Trương Văn, một thợ điện, đã cống hiến tuổi trẻ và những kỹ năng chuyên môn của mình cho sứ mệnh thiêng liêng giúp cứu độ chúng sinh.

3. Sự bùng nổ của những điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng

Lúc đầu chỉ có một địa điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng ở Trường Xuân. Một nhóm các học viên đã dành toàn bộ thời gian của họ để sản xuất tài liệu. Để đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người, họ đã chuyển từ thuê nơi này sang thuê một nơi khác và phải cô lập với thế giới bên ngoài. Những gì họ đã trải qua do tài chính eo hẹp và tính đơn điệu của công việc nằm ngoài sức tưởng tượng xa nhất của một người bình thường. Sự hy sinh của họ đã giúp chúng ta có được những bản sao của các kinh văn của Sư Phụ cũng như Tuần báo Minh Huệ trong khi cuộc bức hại đang hoành hành. Những học viên này chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chính tín của chúng tôi vào Sư Phụ và Đại Pháp.

Tuy nhiên, điểm sản xuất tài liệu này đã bị phá hủy hoàn toàn bởi chế độ tà ác của ĐCSTQ sau sự cố chèn sóng truyền hình ngày 03 tháng 05 năm 2002. Tuy vậy, các học viên Trường Xuân đã không hề nhụt chí và nhiều người bắt đầu thiết lập các điểm sản xuất tài liệu tại nhà mình.

Để vận hành một điểm sản xuất tài liệu độc lập là một công việc không hề dễ dàng. Có quá nhiều trở ngại cần phải vượt qua, bao gồm áp lực gia đình, tài chính eo hẹp, và các vấn đề về kĩ thuật, tất cả những vấn đề này có thể cản đường bạn.

Một học viên đã khóc khá nhiều lần khi cô ấy không đủ tiền để lập một điểm sản xuất tài liệu tại nhà. Khi mà cô cuối cùng cũng xoay xở để mua được một chiếc máy tính xách tay, cô ấy nhận ra rằng cô ấy vẫn cần một cái máy in. Sau khi được biết được khó khăn của cô, một số bạn đồng tu đã góp tiền để giúp cô mua toàn bộ những thiết bị cần thiết.

Trong khoảng thời gian đó, các học viên chia sẻ thiết bị với nhau. Bất cứ ai cần một phần nhất định của thiết bị chỉ cần mượn thiết bị ấy từ một trong những người đã có, và người còn lại chưa có dụng cụ này sẽ xoay xở để mua một cái mới. Một số học viên có tài chính tốt hơn, vì thế họ tài trợ bất cứ ai muốn thiết lập một điểm sản xuất tài liệu tại nhà. Một điểm sản xuất vật liệu tại nhà của một học viên trông có vẻ như một điểm sản xuất độc lập của gia đình nhưng thực chất lại là một nỗ lực chung của nhiều người. Những điểm sản xuất quy mô nhỏ này đều hoạt động cùng nhau như một chỉnh thể. Một điểm tập trung vào in ấn, điểm khác về sản xuất đĩa CD, trong khi điểm thứ ba tải hoặc đăng tải các tài liệu về tam thoái (danh sách những người thoái ĐCSTQ và những tổ chức liên đới). Mọi việc đã diễn ra như thế này từ năm 2005.

Không phải tất cả các điểm sản xuất tài liệu có tất cả các thành viên trong gia đình là những người tu luyện, nhưng họ vẫn có thể lập điểm sản xuất tài liệu tại nhà vì người tu luyện trong gia đình thường tu luyện rất tốt và những người không tu luyện trong nhà thường rất ủng hộ những nỗ lực của họ. Con của hai học viên cao tuổi tuy không tu luyện nhưng vẫn giúp họ mua giấy photo và phân phát các cuốn Cửu Bình.

Sư Phụ luôn luôn trông chừng những điểm sản xuất tài liệu này và vô số phép lạ đã xảy ra. Một học viên nhớ lại rằng sau một năm vận hành điểm sản xuất tài liệu, anh ấy vô tình gặp hai học viên là chuyên gia máy tính. Khi họ biết được anh ấy đã sử dụng phần mềm và hệ thống máy tính gì, họ rất ngạc nhiên khi anh đã tự mày mò được mọi thứ. Thực chất, nó đều là nhờ sự giúp đỡ của Sư Phụ. Một học viên khác không biết cài đặt đặt máy in như thế nào, nhưng khi cô ấy cầu xin Sư Phụ giúp, thiết bị này đã được cài đặt ngay lập tức.

4. Phân phát rộng rãi Cửu Bình và kiên trì nỗ lực để thực hiện tam thoái 

Có một hội chợ nông dân mỗi năm thu hút rất nhiều khách đến thăm cả trong và ngoài tỉnh. Trong mắt những người tu luyện, đây là một cơ hội vàng để phân phát tài liệu và giảng chân tướng. Một nhiệm vụ như thế này sẽ đòi hỏi trí huệ, sự can đảm, lòng quyết tâm và sự từ bi. Một số học viên làm việc theo nhóm và đi xung quanh để phân phát tài liệu. Mọi người dường như đều muốn một bản photo vì họ biết rằng đây là thứ quý giá nhất mà họ có thể có.

Nhiều học viên khác đã đến hội chợ một mình. Một học viên kể lại trải nghiệm của mình, “Tôi đến vào buổi sáng thứ hai của hội chợ. Trên đường đi tôi đã nói chuyện với tất cả mọi người tôi có thể. Tất cả những người tôi đã có thể bắt chuyện đều thực hiện tam thoái. Khi tôi đến bãi đậu xe của hội chợ, tôi thấy đám đông khổng lồ và tự nhủ rằng tôi nên nhanh chóng cứu người. Tôi đã đi qua tất cả các phòng triển lãm và hành lang. Cuối cùng tôi đã giúp tổng cộng 88 người thực hiện tam thoái. Vào ngày cuối cùng của hội chợ triển lãm, tôi đã đi một lần nữa và giúp hơn 90 người làm tam thoái.

5. Biết ơn sâu sắc sự cứu độ từ bi của Sư Phụ 

Trong tất cả những năm này, chúng tôi chưa bao giờ quên gửi lời chúc mừng của chúng tôi tới Sư Phụ vào những ngày quan trọng, đặc biệt là ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Tất cả những lời khen ngợi chúng tôi dành tặng Sư Phụ và tất cả các thiệp chúc mừng chúng tôi làm đều xuất ra từ tâm của mình. Một số lời chúc mừng đến từ một gia đình học viên hoặc một nhóm học Pháp nhất định. Ngoài ra còn có lời chúc tốt đẹp và lời chúc mừng từ các địa điểm luyện công, nơi làm việc, các tổ chức chính phủ, và một số cơ quan nhất định. Các học viên bị giam giữ thậm chí còn nhờ những người khác gửi lời chức mừng Sư Phụ. Niềm tin vững chắc của họ vào Đại Pháp và quyết tâm mạnh mẽ để vượt qua tà ác thể hiện rõ trong những từ ngữ của họ.

Ngoài ra còn có những lời chúc mừng từ trẻ em. Mặc dù lớn lên giữa cuộc đàn áp, chúng đã đủ may mắn để bước vào con đường tu luyện cùng với sự hướng dẫn của cha mẹ mình. Chúng học Pháp và luyện các bài công pháp giống như người lớn. Chúng cũng giúp cha mẹ của mình sản xuất tài liệu và giảng chân tướng. Chúng cũng xem Thần Vận mỗi năm. Một lần khi một học viên trẻ nhìn thấy trong chương trình có một cảnh khi một nhóm các vị thần cùng Sư Phụ xuống thế giới con người, cháu chỉ vào vị thần cuối cùng và hào hứng nói, “Người cuối cùng là cháu!”

Thiệp chúc mừng phía trên có rất nhiều những bông sen làm bằng tay với những hạt nhiều màu sắc do các học viên làm. Những đứa trẻ mong ước được bày tỏ lòng biết ơn bằng những điều ước tốt đẹp tới Sư Phụ. Sau khi những bông sen được hoàn thành, những người tu luyện lớn tuổi đã chụp lại và làm một tấm thiệp chúc mừng gửi tới trang web Minh Huệ.

Lời kết

Trường Xuân là quê hương của Sư Phụ và là nguồn gốc thiêng liêng khi Đại Pháp hồng truyền. Khi một nhóm các học viên ngoài thị trấn đến thăm Trường Xuân năm 2006, họ có một nguyện vọng đặc biệt: được đi thăm tất cả những nơi Sư Phụ đã từng tổ chức các khóa giảng Pháp cho các phụ đạo viên Trường Xuân. Một số học viên lâu năm tại địa phương của chúng tôi đã dẫn chúng tôi đến thăm những nơi mà Sư Phụ từng ban ân. Khi tất cả mọi người đi qua những nơi này, họ cảm nhận sâu sắc rằng không có từ nào có thể bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với ơn cứu độ từ bi và ân sủng vô bờ của Sư Phụ.

Hết

Theo thông tri kêu gọi viết bài kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/8/【征稿选登】法轮大法在长春(5)-258471.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/11/134389.html

Đăng ngày: 3-9-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share