[MINH HUỆ 07-06-2012]

Phần I: https://vn.minghui.org/news/28471-phap-luan-dai-phap-tai-truong-xuan.html

Phần II: https://vn.minghui.org/news/28527-phap-luan-dai-phap-tai-truong-xuan-2.html

Phần III: https://vn.minghui.org/news/28583-phap-luan-dai-phap-o-truong-xuan.html

Phần IV. Duy hộ Đại Pháp

Sư Phụ đã viết trong bài thơ “Nạn trung bất loạn” trong Hồng Ngâm:

“Chính Pháp truyền,
Nạn thượng gia nạn
Vạn ma lan,
Hiểm trung hữu hiểm.”

Kể từ khi Sư Phụ truyền Pháp tại Trường Xuân, sự phổ truyền của Đại Pháp đã gặp phải rất nhiều khổ nạn. Tuy nhiên, nỗ lực cứu độ chúng sinh của Sư phụ chưa bao giờ suy giảm, cũng không một đệ tử nào của Ngài ngừng việc duy hộ Đại Pháp. Trong suốt 20 năm qua, duy hộ Đại Pháp đã trở thành một phần tự nhiên trong việc tu luyện của các đệ tử Trường Xuân.

Sự kiện Quang Minh Nhật báo

Vào tháng 06 năm 1996, tờ Quang Minh Nhật báo, một tờ báo chính thức của chính quyền Cộng sản Trung Quốc, đã công bố một bài viết với tựa đề, “Cần một hồi chuông cảnh tỉnh chống lại giả khoa học,” chỉ trích cuốn Chuyển Pháp Luân, một cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh, là “một giả khoa học.”

Ngày 24 tháng 07 năm 1996, Cục Xuất Bản Báo Chí Trung Quốc, trực thuộc Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương chính quyền Cộng sản Trung Quốc, đã ban hành một lệnh nội bộ tới tất cả các thành phố và các tỉnh, cấm xuất bản sách Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công Trung Quốc, và các kinh sách Pháp Luân Công, với cáo buộc “tuyên truyền mê tín dị đoan.” (Link tham khảo: https://en.minghui.org/emh/articles/2004/9/26/52823.html#.T9_nSbWXQ-M)

Sau khi bài viết của Quang Minh Nhật báo được phát hành, tất cả chúng tôi đều biết rằng chúng tôi cần phải đứng lên bác bỏ những điều dối trá. Chúng tôi quyết định viết những trải nghiệm tu luyện cá nhân của mình để chia sẻ với các cơ quan có nghi vấn. Một số học viên cao tuổi không thể hành văn trôi chảy đã nhờ những người khác viết bài cho họ, trong khi những học viên có học thức đã bác bỏ lập luận của các bài báo từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cả lịch sử, tôn giáo, triết học, và khoa học hiện đại. Chúng tôi đọc lại và chỉnh sửa bài viết của nhau như thể là chúng tôi có một pháp hội chia sẻ kinh nghiệm.

Sau đó chúng tôi gửi thư các bài viết chia sẻ kinh nghiệm của mình tới tờ Quang Minh Nhật báo, Cục xuất bản Tin tức Trung Quốc, Ủy ban Thể thao quốc gia, Ban Tuyên giáo và các phương tiện truyền thông địa phương. Cũng có một số học viên đã viết thư cho Hiệp hội Khí công Trung Quốc và các Hiệp hội Khí công địa phương ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Nhờ có những nỗ lực của chúng tôi, nhiều người đã bắt đầu có một thái độ tích cực đối với Đại Pháp. Vì vậy một số người đã bước vào con đường tu luyện Đại Pháp.

Thư gửi Quang Minh Nhật báo của các học viên

Bởi vì chính phủ đã cấm xuất bản các sách Đại Pháp, các học viên lâu năm đã sao chép nhiều bản sao cho những học viên mới sử dụng. Sư Phụ đã chỉ dẫn rằng việc xuất bản và bán các cuốn sách Đại Pháp tuân theo thủ tục bình thường và các trung tâm phụ đạo không nên giữ lại bất kỳ khoản tiền hoặc tài vật nào. Chúng tôi đã làm theo những yêu cầu, ngay cả trong những thời gian rất khó khăn.

thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 năm 1999

Khi đến lúc phản hồi các sự kiện, điều dẫn đến cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 năm 1999, mỗi một học viên ở Trường Xuân đã đưa ra quyết định của mình dựa trên nhận thức của họ về Pháp. Thực tế là, chỉ có rất ít người nhận thức được những gì diễn ra trước vụ bắt giữ Thiên Tân, sự kiện dẫn đến cuộc thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 04, và họ đã đi thẳng đến Thiên Tân (và sau đó đến Bắc Kinh) để kêu gọi cho việc thả tự do vô điều kiện cho các học viên Thiên Tân bị bắt giữ. Ngoại trừ một vài học viên Trường Xuân đã tham gia vào sự kiện Thiên Tân và thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 04, hầu hết các học viên ở Trường Xuân không được biết về các sự kiện cho đến một ngày trước hoặc vào đúng ngày thỉnh nguyện.

Sáng ngày 25 tháng 04 năm 1999, hai Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm quy mô lớn đã diễn ra tại Trường Xuân, một ở phía Đông của thành phố và một ở phía Tây. Lần đầu tiên, nhiều học viên biết về sự đánh đập và bắt giữ các học ở Thiên Tân, và tất cả chúng tôi đều bị sốc. Một cách tự nhiên chúng tôi quyết định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Một số người đã đặt vé máy bay, trong khi những người khác đã đi bằng đường sắt. Thậm chí có cả một học viên, bẽn lẽn ở tuổi 20, đã đạp xe 1.000 km tới Bắc Kinh.

Tuy nhiên, không phải tất cả chúng tôi đã đến được Bắc Kinh vào ngày hôm ấy. Thậm chí trước khi một vài người trong chúng tôi chuẩn bị đi, chúng tôi được biết rằng vấn đề đã được giải quyết và chúng tôi không cần phải có mặt ở đó. Đối với những người bắt xe lửa đến Bắc Kinh, họ quay lại giữa chừng và trở về Trường Xuân. Cũng có những người khác đi xe buýt đến Bắc Kinh và bị thị trưởng thành phố Trường Xuân chặn lại giữa chừng. Một số phụ đạo viên Hiệp hội Đại Pháp đã bị công an địa phương khám xét đêm đó.

Trên thực tế, ngay cả trước cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04, chúng tôi biết rằng công an tỉnh Liêu Ninh lân cận đã thường xuyên can thiệp vào những điểm luyện công nhóm và thậm chí tài sản cá nhân của học viên đã bị cướp. Tại Trường Xuân, chúng tôi cũng đột nhiên nhìn thấy những gương mặt mới tại các điểm luyện công hoặc nhóm học Pháp. Bất chấp sự tăng cường giám sát, tất cả chúng tôi vẫn rất bình tĩnh.

Học viên Pháp Luân Công Thạch Thải Đông

Một trong ba học viên được phép vào bên trong Khu liên hợp Trung Nam Hải để nói chuyện với thủ tướng trong ngày 25 tháng 04 là Thạch Thải Đông, người đã bắt đầu tu luyện tại Trường Xuân trong khi đang học thạc sĩ từ năm 1996 – 1998. Sau khi tốt nghiệp, anh đã được tuyển chọn vào chương trình tiến sĩ tại Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Anh Thạch cho biết: “Khi một người thực sự nhận thức được chân tướng, người đó có thể phân biệt đúng sai và bỏ được những thói quen xấu. Những sự lựa chọn của anh ấy sẽ không thay đổi do áp lực hoặc sự cám dỗ. Ngày 25 tháng 04 năm 1999, tôi đã không nghĩ rằng tôi đang đưa ra một sự lựa chọn. Trong một tình huống và hoàn cảnh như thế này, tôi sẽ hành động một cách tự nhiên, vì việc đi thỉnh nguyện là hoàn toàn tự nguyện. Nếu lịch sử cho tôi chọn một lần nữa, khi sự thật đang bị bôi nhọ, tôi một lần nữa sẽ đứng lên để bảo vệ sự thật, cố gắng giành được quyền để tất cả mọi người trở thành một người tốt.” Đây là mong muốn chân thành từ tất cả các học viên Trường Xuân. (Link tham khảo:https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/18/117156.html#.T9_nb7WXQ-M)

Sau đó, Sư Phụ đã xuất bản một bài viết “Một chút cảm tưởng của tôi” vào ngày 02 tháng 06 năm 1999. Ngài nói:

“Tôi chỉ dạy người ta hướng thiện, đồng thời giải trừ bệnh tật cho con người một cách vô điều kiện, làm cho người ta đạt đến cảnh giới tư tưởng cao hơn. Tôi không nhận bất kể báo đáp về tiền bạc hay vật chất nào. Có tác dụng tích cực đối với nhân dân và xã hội. Làm đông đảo nhân tâm hướng thiện, đạo đức cao thượng.”

“Thực ra, tôi vẫn luôn dạy mọi người rằng làm người cần lấy Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn, nên tự nhiên tôi cũng làm gương. Khi gặp phải những chỉ trích vô cớ và đối đãi bất công, cá nhân tôi và các đệ tử Pháp Luân Công đều thể hiện đầy đủ nội tâm đại Thiện đại Nhẫn [của mình], cấp cho chính phủ đầy đủ thời gian để [họ] hiểu rõ chúng tôi; [chúng tôi] im lặng nhẫn chịu. Tuy nhiên Dung Nhẫn ấy quyết không phải là tôi và các học viên Pháp Luân Công sợ hãi điều gì. Cần biết rằng một khi người ta hiểu biết được chân lý và ý nghĩa chân chính của cuộc đời, thì xả bỏ thân mệnh vì điều đó cũng không luyến tiếc.” (Tinh tấn yếu chỉ II)

Cuôc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 là một sự kiện đáng chú ý sẽ được ghi nhớ trong lịch sử nhân loại.

20 Tháng 07 năm 1999 đánh dấu sự bắt đầu của trận chiến giữa Thiện và Ác

Sáng ngày 20 tháng 07 năm 1999, công an Trường Xuân đã bắt giữ rất nhiều trạm trưởng và phụ đạo viên tại các trung tâm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức nhanh chóng lan rộng, nhiều học viên đã đến Văn phòng Chính quyền tỉnh Cát Lâm thỉnh nguyện yêu cầu thả họ vô điều kiện.

Sáng hôm sau, rất nhiều công an vũ trang đã chặn các khu vực trung tâm thành phố và bắt giữ nhiều học viên có mặt tại các công viên để luyện công buổi sáng. Một lượng lớn học viên đã được đưa tới các sở công an, trường học, sân vận động và các trường tiểu học.

Bất chấp áp lực, càng nhiều học viên xuất hiện tại các điểm luyện công khác nhau vào ngày hôm sau. Từ công viên Thắng Lợi tới quảng trường Nhân dân, nhiều vỉa hè tràn ngập các học viên. Thành ủy thành phố, ở góc phố Nhân dân, có một lượng lớn các học viên ở các vùng lân cận. Mặc dù có một đám đông lớn, nhưng không ai gây ra náo loạn. Đến trưa, xe tải nước áp suất cao đến và chuẩn bị đuổi các các học viên đi. Chúng tôi biết rằng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn; tuy nhiên không một ai bị động tâm bất chấp bầu không khí căng thẳng tràn ngập.

Lúc 3 giờ chiều ngày hôm đó, đài truyền hình địa phương và các đài phát thanh bắt đầu phát sóng các bản tin phỉ báng Pháp Luân Công. Sau khi chịu đựng 50 năm dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhiều học viên bắt đầu nhận ra rằng tất cả những lời bịa đặt đều bắt nguồn từ Bắc Kinh. Bắt đầu vào lúc 04 giờ chiều, nhiều học viên đã đến Bắc Kinh và bắt đầu cuộc hành trình chứng thực Pháp của họ.

Thực tế, sáng sớm ngày 25 tháng 04, một học viên Trường Xuân đã nhìn thấy một cảnh tượng thông qua thiên mục của mình: Các vị Thần duy hộ Pháp trong vũ trụ đã bắt đầu một trận chiến chống lại tà ác ở trên thiên thượng, các đệ tử Đại Pháp đã thề nguyện với Sư Phụ rằng họ sẽ hy sinh vì chân tướng của vũ trụ. Đó là một tuyên bố long trọng tự nguyện với Sư Phụ, và đã được thực hiện mà không cần cân nhắc đến sinh tử.

Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm

Lúc đó, chúng tôi không hề biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp hay bao lâu nữa thì cuộc bức hại sẽ chấm dứt; tuy nhiên, là những người tu luyện Đại Pháp, chúng tôi có một niềm tin mạnh mẽ và ngay chính với Sư phụ và Đại Pháp. Chúng tôi thể hiện bản chất tiên thiên của chúng tôi, hiểu được trách nhiệm hoàn thành sứ mệnh, có ý chí sắt đá để tiến về phía trước mà không hề ngần ngại, và tin rằng Chính Pháp tất thành. Như vậy, chúng tôi đã có thể đưa ra các quyết định đúng đắn khi lựa chọn giữa chân tướng của vũ trụ và con rồng đỏ tà ác của ĐCSTQ.

Tôi mãi mãi là đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí

Đại học Sư phạm Đông Bắc có một số lượng lớn các học viên là các sinh viên và cán bộ. Ngày 20 tháng 08 năm 1999, Đảng ủy trường đại học tập trung các học viên của trường với một cái gọi là cuộc họp “tố giác và chỉ trích.” Ngay sau khi gần 60 học viên nhìn thấy nhau, ngay lập tức họ cảm thấy một bầu không khí tương trợ lẫn nhau, kiên định, và khích lệ. Khi được yêu cầu để nói xấu về Đại Pháp, tất cả mọi người đã giữ im lặng.

Sau đó, một nam học viên trẻ đứng lên và nói với đầy cảm xúc, “Tôi xin long trọng tuyên bố rằng tôi là đệ tử của Sư Phụ Lý Hồng Chí, và tôi sẽ tu luyện đến cùng.” Cậu ấy đã nhận được một tràng pháo tay và tất cả mọi người cảm thấy tràn đầy năng lượng.

Tiếp theo, một học viên nữ đứng dậy, “Sư Phụ Lý Hồng Chí mãi mãi là Sư Phụ của tôi và tôi mãi mãi đệ tử của Ngài.” Một tràng pháo tay khác mang lại những giọt nước mắt của nhiều học viên.

Bí thư đảng sau đó lên tiếng: “Đây là một cuộc họp mang tính tố giác và chỉ trích, không phải là một hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Công.” Không ai chú ý đến ông ấy cả.

Một phụ nữ trẻ với hai hàng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt cô ấy và khóc nức nở, “Tôi là một cô gái biết vâng lời và không bao giờ chống đối cha mẹ mình. Ngay bây giờ họ đang phải đối mặt với áp lực rất lớn vì sự tu luyện của tôi, nhưng tôi phải nói rằng tôi quyết tâm tu luyện Pháp Luân Công cho đến cùng.” Mọi người đều cổ vũ cho cô ấy.

Tòa nhà hành chính Đại học Sư phạm Đông Bắc

Thay vì nói về mình, một giáo sư trung tuổi đã đặt rất nhiều câu hỏi xoáy vào các quan chức Đảng, “Ông có biết lý do tại sao Pháp Luân Công có thể chữa bệnh và giữ cho học viên khỏe mạnh một cách thần kì như vậy không? Ông có biết lý do tại sao rất nhiều người cả trong và ngoài Trung Quốc đến học công pháp tu luyện này không?” Khán phòng im lặng, và mọi con mắt hướng đến các quan chức trên sân khấu. Vô cùng xấu hổ, họ đã đứng dậy và kết thúc cuộc họp.

Tin tức về cuộc họp nhanh chóng lan rộng tới Bắc Kinh, nơi có nhiều học viên Trường Xuân vẫn đang thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Sau đó họ chia sẻ những tin tức với các học viên từ các nơi khác của đất nước, ai đến lượt thì lại nói lại với nhiều học viên hơn. Rất nhanh chóng, thông tin về cuộc họp lan rộng khắp đất nước. Vào những ngày sau đó, một số cuộc gặp mặt tương tự như cuộc họp “tố giác và chỉ trích” đã được tổ chức tại Trường Xuân, tuy nhiên các học viên đã có thể giữ vững đức tin của họ vào Đại Pháp.

thỉnh nguyện tại quảng trường Thiên An Môn

Các đệ tử ở Trường Xuân giương biểu ngữ tại Quảng trường Thiên An Môn

Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 đến cuối năm 2001, từng nhóm các học viên đã đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Quảng trường đã chứng kiến ​​những nỗ lực chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp. Dưới đây là một vài ví dụ về các học viên Trường Xuân chứng thực Pháp ở Bắc Kinh như thế nào.

Ví dụ 1

Một học viên 67 tuổi nói, “Khi tôi ở đó đã có nhiều người trên Quảng trường Thiên An Môn. Tôi nhìn thấy rất nhiều đệ tử Đại Pháp, cũng như công an mặc thường phục. Một số học viên đã phát tờ rơi trong khi những người khác giương biểu ngữ. Công an mặc đồng phục và thường phục hỗn loạn chạy xung quanh cố gắng để bắt giữ học viên hoặc chộp lấy các tờ rơi. Một số học viên đã bị đánh đập rất tệ đến mức không thể nhận ra khuôn mặt của họ. Tôi giương một biểu ngữ có dòng chữ “Pháp chính nhân tâm” ở gần cầu Kim Thủy. Khi tôi hô lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo và trả lại thanh danh cho Sư phụ tôi, người qua đường đã bị sốc và họ dừng lại để xem. Thật khó để miêu tả được tôi đã cảm thấy thế nào.”

Ví dụ 2

Sư phụ tiếp tục gia trì cho tôi khi tôi đang trên đường đến Quảng trường Thiên An Môn. Trời rất lạnh vào tháng 12. Khi chúng tôi đến cầu Kim Thủy, chúng tôi đã thấy rất nhiều người ở đó. Tôi bước lên chỗ cao nhất của cây cầu và giương cao biểu ngữ trên đầu mình. Tôi sử dụng tất cả sức lực và hô lên: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp! Khôi phục thanh danh cho Sư phụ tôi!’ Trong khoảnh khắc đó, thời gian ngừng trôi và tôi đã bị sốc bởi một trường năng lượng tuyệt vời, thù thắng, và mạnh mẽ.”

Ví dụ 3

Chúng tôi không đi đến Quảng trường Thiên An Môn ngay sau khi chúng tôi đến Bắc Kinh. Thay vào đó, chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện ngắn với nhau gần quảng trường. Mặc dù chúng tôi đến từ nhiều nơi khác nhau và không hề quen biết, Đại Pháp đã kết nối chúng tôi. Hai phụ nữ lớn tuổi và tôi đi vào giữa quảng trường và ngồi xuống để luyện bài tĩnh công. Tôi liên tục nói trong tâm Sư Phụ, con đang ở Thiên An Môn để chứng thực Pháp.’ Với suy nghĩ này, tôi cảm thấy cơ thể mình chìm trong trường năng lượng mạnh mẽ, một cảm giác kinh ngạc mà tôi không thể diễn tả được.

Ví dụ 4

Chúng tôi đã đi đến cột cờ và nhanh chóng giương biểu ngữ của mình rồi hô to lên: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn hảo! Sư phụ Lý Hồng Chí hảo! Hãy khôi phục lại danh dự cho Sư phụ Lý Hồng Chí.’ Đó là một ngày nắng đẹp, nhưng một cầu vồng nhiều màu sắc đã xuất hiện trên bầu trời. Tôi cảm thấy tiếng nói của chúng tôi làm rung chuyển trời đất, tôi vô cùng thoải mái.

Ví dụ 5

Trang web Minh Huệ đã đăng một bài chia sẻ vào năm 2001, kể về một câu chuyện của một học viên tàn tật mất khả năng đi lại, nhưng đã đến Bắc Kinh để chứng thực Pháp:

Ông kể: “Vào tối 21 tháng 07 năm 2001, với một số chuẩn bị đơn giản, vợ tôi đưa tôi đến ga xe lửa. Với đôi chân trần và đã lâu không ra khỏi nhà, đầu tiên tôi bước đến cầu thang sau đó đi xuống từng chút từng chút một, thả lỏng bản thân và lê xuống bằng hông (căn hộ của tôi ở trên tầng năm). Mặc dù hoàn toàn tự tin, tôi đã mất gần một giờ để xuống được dưới tầng trệt. Sau đó, tôi đến con phố nơi các thành viên gia đình tôi đã gọi một chiếc taxi. Khi tôi đến nhà ga, tôi chỉ cách phòng vé 100 mét. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe của mình, tôi phải mất 2 giờ mới đến đó. Khi nhìn lại, tôi có thể thấy một vệt máu, càng gần tôi máu càng nhiều hơn. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhẩm trong tâm,Nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành.

Tôi đến nhà ga Bắc Kinh ngày 22 tháng 07. Mỗi bước đi gây ra cơn đau dai dẳng vì tôi đã phải di chuyển cơ thể của mình bằng cách lắc hông và sử dụng hai cánh tay để hỗ trợ. Tất cả các ngón chân của tôi lộ ra dưới đôi giày vải cũ. Máu và thịt trên những ngón chân trộn lẫn với nhau và chúng trông khá đáng sợ. Người lái xe taxi đã thả tôi trên vỉa hè cạnh Quảng trường Thiên An Môn và tôi đã lên kế hoạch tự bò đến Quảng trường Thiên An Môn. Sau một thời gian, một chiếc xe công an đến và dừng lại cách tôi khoảng ba mươi mét. Vài cảnh sát kéo tôi vào chiếc xe của họ. Tôi từ chối và hô to hết mức, ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo.’ Tâm trí tôi trống rỗng, tà ác trông thật nhỏ bé. Trong bóng tối, một công an tóm lấy quần áo tôi. Một số khác nhấc chân tôi lên và những người khác túm lấy tóc của tôi. Họ ném tôi vào chiếc xe cảnh sát. Tôi thấy cửa sổ xe vẫn mở, vì vậy tôi bắt đầu hô lớn ra ngoài, ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’.

Hai viên công an đã đưa tôi đi theo hướng ngược lại với Quảng trường Thiên An Môn và ném tôi ra đường, nơi nước mưa đã ngập sâu khoảng 5 cm. Khi tôi di chuyển từ từ đến Thiên An Môn, máu từ bàn chân của tôi hòa vào nước mưa. Vì tôi không thể ngồi xuống, tôi lê đến vỉa hè và nằm dưới mái một cửa hàng đã đóng cửa. Tôi có một khát vọng mà tôi cần thực hiện: giăng biểu ngữ. Tôi phải giương các biểu ngữ với tâm thuần tịnh nhất của mình. Vào lúc đó, rất nhiều người đã đi bộ đến Quảng trường để chờ xe buýt. Tôi đã treo biểu ngữ và tin chắc chắn rằng người dân và các phương tiện qua lại có thể nhìn thấy nó trước khi tôi rời đi. Khi tôi quay lại, tôi thấy rằng nhiều người đã tụ tập xung quanh để xem biểu ngữ. Tấm biểu ngữ chỉ cách chiếc xe cảnh sát 50 mét, nhưng tôi không sợ bất cứ điều gì. Do trời mưa và tôi gần như bò trên mặt đất, nên công an ngạc nhiên vì không tìm thấy tôi. Tôi vẫn bị chảy máu nhưng tôi cảm thấy không đau. Sư phụ đang chịu đựng cho tôi. Khi ở quảng trường tôi đã bị ướt hoàn toàn. Tôi di chuyển từ từ trong nước. Nghĩ về Sư phụ, tôi không thể kìm nước mắt. Khi nước mưa chảy xuống, máu và nước mắt của tôi hòa với nhau.” (Link tham khảo của bài chia sẻ: https://en.minghui.org/emh/articles/2001/8/17/12981.html)

(còn tiếp…)

Theo thông tri kêu gọi kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/7/【征稿选登】法轮大法在长春(4)-258468.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/11/134388.html

Đăng ngày: 23-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share