Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Paris, Pháp

[MINH HUỆ 30-06-2020] Ngay sau khi chính phủ Pháp dỡ bỏ lệnh phong tỏa được thực hiện nhằm ứng phó với đại dịch virus COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đã quay trở lại Quảng trường Nhân quyền ở Paris, để phổ biến cho mọi người biết về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại.

Ngày 28 tháng 6 năm 2020, họ đã trình diễn các bài công pháp trên nền nhạc dịu êm. Họ cũng dựng các bảng thông tin để giới thiệu môn tu luyện và giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, kể cả nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống do chính nhà nước nước này hậu thuẫn.

Trong khi một số học viên trình diễn các bài công pháp, những học viên khác đã phát tặng tờ rơi và trò chuyện với người qua đường. Nhiều người đã ký bản kiến nghị nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

6944af25da38cb2073529f2a26dcc1e3.jpg

Đọc bảng trưng bày và trò chuyện với các học viên Pháp Luân Đại Pháp

ce6c0ac16aa4ec5bf8b204a5ed744c54.jpg

Ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

9d00687900da263af5bd9083aa8a8233.jpg

Các học viên trò chuyện với du khách

e1d8dc11159d6b8a8650fc58fdf5a02c.jpg

a7b42c2ed34d7067d5067e9dc09e0cb3.jpg

c1dfe5f2bd34d3b781cc79e04ac96035.jpg

175b5c306288fc9a0df073d50025606e.jpg

917dd9e4770836750e772b37e4d46045.jpg

d02180f0fd526bc89b69c2dce4b6b0f4.jpg

4fa6bc4134ba14d75e733000a860b0d2.jpg

b60a1a173689ca3bf30be001de421796.jpg

Du khách ký bản kiến nghị và trò chuyện với các học viên để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại

Cô Lounes và em gái Ines là hai sinh viên đại học đang đến thăm Paris. Sau khi họ ký bản kiến nghị, cô Ines nói: “Những học viên ở Trung Quốc cũng là con người. Thật đáng sợ khi họ đã bị mổ lấy nội tạng. Ở một đất nước bình thường, nội tạng được hiến tặng một cách tự nguyện. Chính phủ không thể lấy nội tạng của người ta mà không có sự cho phép.”

Cô Elony Sofene, làm việc tại một bệnh viện, cùng con trai và con gái của cô đã ký bản kiến nghị. Cô cho rằng mọi người nên có quyền tự do tín ngưỡng. “Nhưng việc một số người giàu đi du lịch đến Trung Quốc và mua tạng người có được bằng cách sát hại người khác – đó là tội ác phản nhân loại. Chúng ta không thể cho phép nó tiếp tục.”

Hai du khách đến từ Dallas, Texas, tỏ ra rất quan tâm đến Pháp Luân Công và đã trò chuyện với một học viên một hồi lâu. Họ cũng ký vào bản kiến ​​nghị nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và cho biết họ sẽ tiếp tục chú ý đến cuộc bức hại sau khi trở về nhà.

Một phụ nữ đến từ Morocco, đang đến thăm một người họ hàng ở Paris, đã gặp một học viên trên xe buýt và quyết định học các bài công pháp. Cô theo người học viên này đến Quảng trường Nhân quyền và bắt đầu học chúng. Sau đó, cô đã ký bản kiến ​​nghị và lấy thêm các tài liệu giới thiệu khác.

Anh Jérémy Agut, một tài xế xe buýt, lo rằng trí tuệ nhân tạo (AI) và “nhận diện khuôn mặt” được triển khai rộng rãi ở Trung Quốc sẽ tước đoạt quyền tự do của mọi người. Anh nói: “Tôi hy vọng người dân Trung Quốc sẽ được tự do hơn. Tôi phản đối việc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát người dân bằng cách sử dụng các ứng dụng đó. Và các nhà lãnh đạo của chính phủ chúng ta nên đứng về phía nhân quyền, thay vì bị trói buộc vào lợi ích kinh tế mà phớt lờ đi quyền tự do của người dân Trung Quốc. Tôi đứng về phía những người bị bức hại và tra tấn.”

Ông Fabrice Riou, làm việc cho một cửa hàng, cảm thấy buồn vì người Trung Quốc không có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Ông nói: “Giàu có cũng tốt đấy, nhưng tự do mới là những gì chúng ta muốn. Đảng Cộng sản Trung Quốc là tổ chức nguy hại nhất trên thế giới này.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/30/408389.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/7/185786.html

Đăng ngày 09-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share