[MINH HUỆ 05-7-2019] Một cá nhân có thể “nhìn thấy” một cách chuẩn xác những việc mà một người khác sẽ làm ngày mai, thậm chí chi tiết cũng đều có thể nhìn thấy, đây là điều khoa học hoàn toàn không giải thích nổi. Khoa học hiện đại cho rằng thời gian là đơn hướng, chảy theo dòng từ 1 phút trước đây đến 1 phút sau này, không ai có thể biết được một cách chính xác những việc còn chưa phát sinh vào thời điểm về sau.

Vậy những gì khoa học nhận thức được đã là chân lý tuyệt đối trong vũ trụ chăng? Dưới đây là một vài câu chuyện về cùng một người, có nguồn gốc từ trong văn hóa Thần truyền Trung Hoa, có lẽ có thể cung cấp cho bạn đọc một phương thức nhận thức khác về thế giới và nhân loại.

Bánh ngọt vua ban đã được tiên định từ trước

Hàn Hoảng là tể tướng thời kỳ giữa của triều đại nhà Đường, trải qua 4 đời hoàng đế là Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông, Đức Tông. Ông có tính cách ngay thẳng, là người thanh liêm, biết người khéo dùng. Hàn Hoảng giỏi thư pháp, khéo vẽ bò, tác phẩm nổi tiếng “Ngũ ngưu đồ” (Bức tranh năm con bò) rất được tôn sùng. Nhà thư pháp thời nhà Nguyên là Triệu Mạnh Phủ đã ca ngợi Hàn Hoảng là “Thần khí lỗi lạc, cây bút danh tiếng hiếm có”.

Khi Hàn Hoảng ở phủ Trung Thư, có một ngày triệu kiến một viên quan, viên quan này đến trễ. Hàn Hoảng muốn trừng phạt ông ta. Người kia cầu xin ông lượng thứ, và nói rằng: “Tôi còn có kiêm chức thượng ti quản, không thể đến đúng giờ, vì vậy mà đến trễ”. Hàn Hoảng hỏi: “Ông là thủ hạ của tể tướng, còn ai quản ông nữa?” Người kia nói: “Do nhân duyên đã định, tôi còn quy về âm gian quản.”

Hàn Hoảng không tin lời ông ta, liền cố ý hỏi: “Đã quy về âm gian quản, thì cụ thể ông phụ trách việc gì?” Người kia nói: “Tôi phụ trách quản lý việc ăn uống của các quan viên từ hạng tam phẩm trở lên trên thế gian”. Hàn Hoảng tiếp lời bèn hỏi: “Đã là như vậy, thì ngày mai tôi sẽ ăn gì?” Người kia nói: “Đây không phải là chuyện nhỏ đâu, không thể tuỳ tiện tiết lộ, nhưng tôi có thể viết trước ra trên giấy, việc xảy ra rồi sẽ kiểm chứng.”

Hàn Hoảng bèn tha cho người kia, vẫn để ông ta giữ chức. Buổi sáng ngày hôm sau, Hoàng đế đột nhiên triệu kiến Hàn Hoảng. Khi ông gặp Hoàng đế, đúng lúc gặp Thái quan (chức quan quản lý việc ăn uống của hoàng đế) dâng thiện thực lên hoàng đế. Có một đĩa bánh ngọt, hoàng đế chia một nửa thưởng cho Hàn Hoảng ăn, Hàn Hoảng cảm thấy mùi vị rất ngon, thế là Hoàng đế lại đưa tiếp nửa còn lại thưởng cho ông ăn.

Sau khi Hàn Hoảng về nhà cảm thấy chướng bụng, tìm y sinh đến chẩn đoán. Y sinh nói: “Là do đồ ăn tắc nghẽn, uống một lượng nhỏ canh vỏ quít khơi thông một chút. Đến đêm có thể ăn đồ ăn lỏng, sáng ngày mai bệnh sẽ khỏi.” Lúc này Hàn Hoảng nhớ lại lời của viên quan kiêm chức âm ti kia, bèn triệu ông ta đến, bảo ông ta đưa cho xem tờ giấy ông ta viết, những gì viết trên giấy giống hệt không sai so với những thứ đã ăn hôm nay.

Hàn Hoảng tiện hỏi: “Việc ăn uống ở nhân gian, đều đã an bài trên sách từ trước cả rồi sao?” Trả lời rằng: “Quan viên từ tam phẩm trở lên thì việc ăn uống của họ mỗi ngày an bài một lần; quan ngũ phẩm trở lên thì một tuần an bài một lần; quan lục phẩm đến cửu phẩm thì mỗi quý an bài một lần; còn dân thường không nhận bổng lộc thì mỗi năm an bài một lần.”

Tử Lộ của 1.000 năm sau

Không chỉ những gì người ta làm trong một đời là được an bài tỉ mỉ, mà trong dòng sông dài luân hồi của sinh mệnh, một người đóng vai diễn nào cũng có lẽ là do nhân duyên đã định.

Trong “Thập triết” của Khổng môn [Nho giáo], thì Trọng Do là một trong “Thất Thập Nhị Hiền”, tự là Tử Lộ, tính cách ngay thẳng cương trực, là người dũng võ, thích múa trường kiếm. Đồng thời ông cũng là người dựa vào đạo hiếu mà có danh tiếng, là một trong “Nhị Thập Tứ Hiếu”. Sử liệu ghi chép Hàn Hoảng là Tử Lộ chuyển sinh, Hàn Hoảng vẫn giữ được tính cách thẳng thắn cương trực và phẩm hạnh “Nghe lời phê bình thì vui mừng, nghe được điều thiện thì làm theo” từ 1.000 năm trước.

Năm Trinh Nguyên thứ 2 thời Đức Tông, Hàn Hoảng vào triều làm tể tướng. Hàn Hoảng làm quan thanh liêm, trong triều và dân chúng đều biết, nhưng lúc đó Hàn Hoảng với quyền cao chức trọng đã từng có một ý nghĩ mà người ngoài không biết, chính là trong tâm ngầm có lòng dạ khác bất trung với bề trên, nhưng trên đầu ba thước có thần linh, Trọng Ni [tức Khổng Tử] đắc đạo về trời đã nhìn thấu hết thảy những điều này, bèn nghĩ cách nhắc nhở người đệ tử vẫn còn luân hồi tại thế gian này.

Xuyên việt không gian khác nhận được thân bút tín của Khổng Tử

Có một ngày, một thương nhân tên là Lý Thuận đậu thuyền ở bến tàu Kinh Khẩu. Trên sông đột nhiên nổi lên cơn gió lớn, khiến mỏm đá trên bến thuyền cắt đứt dây thừng buộc thuyền, thế là thuyền buôn theo gió lênh đênh, mãi đến khi trời sáng mới dừng lại ở chân một ngọn núi. Lúc này sóng gió đã lặng, Lý Thuận bèn leo lên bờ nhờ giúp đỡ, xem ngắm phong cảnh.

Lý Thuận leo lên men theo một con đường nhỏ vô cùng chật hẹp đi được 5,6 dặm, thì gặp một người quấn khăn đen, chỉ lộ ra trán. Người này mặc trang phục cổ phác, không giống như trang phục triều nhà Đường, Lý Thuận trước giờ chưa từng gặp người nào ăn mặc phục sức như vậy.

Người kia dẫn Lý Thuận lên một ngọn núi, đến trước một toà cung điện, nhưng thấy lâu đài đình các đẹp đẽ siêu phàm, vương cung ở thế gian đều không sánh được. Lý Thuận tiến vào cung điện đi xuyên qua trùng trùng cửa cung, nhìn thấy đình viện, cung điện bên trong vô cùng rộng lớn. Người dẫn đường từ xa xa hướng đến đại điện kính cẩn bái lễ.

Sau đó, có người vén rèm cổng đại điện bước ra, nói với Lý Thuận: “Thỉnh ngài nhận phong thư này, giao cho Hàn Hoảng ở Kim Lăng, xin chớ thấy lạ, việc này làm phiền ngài rồi.” Đang nói bèn lấy ra một phong thư đưa cho Lý Thuận, Lý Thuận hành lễ thu lấy thư xong, người kia dẫn ông ra khỏi cung điện, đưa ông suốt đường xuống núi rồi lên thuyền.

Toàn bộ quá trình, Lý Thuận cảm thấy hiếu kỳ, trước khi sắp sửa rời đi, không nhịn được bèn hỏi một câu: “Ở đây là nơi nào? Nếu Hàn Hoảng hỏi người nào trao thư, tôi nên trả lời thế nào mới tốt?”

Người dẫn đường nói: “Đây là núi Quảng Tang thuộc tiên đảo ở Đông Hải, năm xưa Tuyên Phụ nước Lỗ (năm Trinh Quán 11, Đường Thái Tông Lý Thế Dân hạ chiếu tôn Khổng Tử là “Tuyên Phụ”) Trọng Ni đắc đạo thành tiên, thượng thiên bèn lệnh ông quản hạt trị lý ở hòn tiên đảo này. Hàn Hoảng chính là đệ tử Trọng Do của ông chuyển thế.”

“Hàn Hoảng là người cương cường tự kiêu, Khổng thánh nhân sợ ông ta ở thế gian phạm tội tạo nghiệp, cho nên trao thư nhắc nhở ông ấy”. Nói xong, người kia bèn cáo từ.

Chín chữ trung ngôn, Hàn Hoảng đọc xong thủ tiết trung

Lý Thuận trở về thuyền, lúc này một sứ giả tiên giới đến nói với người trên thuyền: “Mọi người hãy ngồi xuống, không cần sợ hãi, hết sức không được nhìn ra ngoài thuyền, rất nhanh sẽ trở về nơi ban đầu của các vị. Nếu như nhìn ra ngoài thì sẽ bị lật thuyền.” Lời này rất có tác dụng, người trên thuyền đều không dám nhìn ra ngoài. Trong nháy mắt, thuyền như một chiếc thuyền vượt thời không, rồi xuất hiện ở bến tàu Kinh Khẩu. Thật là trong nháy mắt vạn dặm chỉ như gang tấc.

Lý Thuận tìm đến phủ của Hàn Hoảng, lấy thư giao cho ông. Hàn Hoảng mở thư ra coi, trên thư chỉ viết chín chữ văn tự cổ xưa trông giống như nòng nọc, hoàn toàn không nhận ra được. Hàn Hoảng hỏi Lý Thuận duyên do, Lý Thuận kể lại cho Hàn Hoảng chuyện kỳ ngộ nơi tiên cảnh.

Hàn Hoảng cảm thấy rất không thể tin được, cho rằng Lý Thuận dùng yêu ngôn lừa gạt, bèn bắt ông này lại chuẩn bị dùng hình để tra hỏi. Nhưng chín chữ rõ ràng bày ra trước mặt Hàn Hoảng, Hàn Hoảng mời người hiểu các thể chữ tiểu triện đại triện đến, nhưng họ đều không nhận ra được 9 chữ kia.

Mãi đến một ngày, một người có mụn ruồi mọc ở giữa hai lông mày ăn mặc trang phục cổ đại đến bái kiến Hàn Hoảng, tự nhận hiểu biết cổ văn. Hàn Hoảng tiếp kiến ông ta, lấy phong thư kia đưa cho xem. Người kia xem thư xong, cầm thư giơ cao lên khỏi đỉnh đầu, khấu bái Hàn Hoảng nói: “Đây là thư tín của Tuyên Phụ Khổng Khâu, là dùng chữ khoa đẩu thời đại Hạ Vũ Vương viết ra. Chín chữ này là: Cáo Hàn Hoảng, cẩn thần tiết, vật vọng động (Cẩn thận giữ gìn khí tiết của thần tử, không được khinh cử vọng động, mưu đồ không tốt)”.

Hàn Hoảng đối với người ấy mười phân tôn kính, hành đại lễ đối với ông. Người khách kia ra khỏi cửa rồi không thấy nữa. Hàn Hoảng thần tình trầm ngâm im lặng, ngồi rất lâu, ông quyết tâm sửa lỗi. Hàn Hoảng lấy lễ hậu cảm ơn Lý Thuận. Từ đó về sau, Hàn Hoảng cung kính cẩn thận phò tá triều đình, giữ gìn trung tiết, sử xanh lưu danh.

Văn hoá Thần truyền có thể thông thiên

Sự bác đại tinh thâm của văn hóa Thần truyền Trung Hoa, không phải là điều mà lý luận và kỹ thuật khoa học hiện đại có thể dò xét được. Chuyện Thánh giả thời Xuân Thu siêu việt thời không nhắc nhở tể tướng nhà Đường, nghe qua thì như là phim viễn tưởng. Nếu làm rõ quan hệ nhân quả luân hồi trong đó, thì cũng không phải là kỳ lạ nữa. Kỳ thực bản thân nhân loại chính là một vở kịch lớn. Chỉ là người ta đã tin theo vô Thần luận mà nhập vai quá sâu, đã quên mất ý nghĩa chân thực của sinh mệnh.

Thế giới quan vô Thần luận, chủ nghĩa duy vật, thêm vào văn hóa đảng Trung Cộng đã phủ lên tâm trí người Trung Quốc hiện đại lớp bụi phủ rất dày. Do sự can nhiễu của vô Thần luận, văn hóa đảng, người ta không còn tin rằng thực chất hết thảy của xã hội nhân loại đều do Thần đang khống chế, vận mệnh từng cá thể của nhân loại cũng là do Thần chiểu theo hai chủng vật chất vi quan đức và nghiệp lực ở không gian khác nhiều hay ít của tự thân sinh mệnh qua mấy đời mà an bài cả rồi.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa là Thần truyền cho nhân loại, nhân loại chỉ có quy về truyền thống, kính trọng văn hóa Thần truyền, trọng đức hành thiện, rời xa Trung Cộng, mới có thể thật sự tìm về chân ngã, nhìn rõ con đường sắp tới, phản bổn quy chân.

Tài liệu:

1. Chung Lộ: “Duyên tiền định – Hàn Tấn công”
2. “Thái Bình quảng ký – Thần tiên 19 – Hàn Hoảng”


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/7/5/389593.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/20/179970.html

Đăng ngày 29-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share