Tác giả: Vô danh

[MINH HUỆ 22-07-2019] Tôi từng đọc một câu chuyện như thế này: Vào đời nhà Minh có một người Giang Tây, tên là Trâu Tử Doãn. Anh ấy kính ngưỡng Phật giáo, chuyên làm việc thiện, thường hay cứu giúp người gặp hoạn nạn và thành tựu công việc của người khác. Dẫu trời lạnh buốt giá hay là trời nắng như thiêu đốt, anh ấy cũng không nề hà hiểm nguy, chẳng từ nan. Vậy nên mọi người đều gọi anh là đại thiện nhân.

Sau khi hồi phục từ cơn bạo bệnh, Trâu Tử Doãn nói là đã gặp Diêm Vương khi anh hấp hối. Diêm Vương lệnh cho phán quan lấy sách thiện ác cho anh xem. Cuốn sách vừa mở ra thì hai chữ “danh lợi” rất lớn hiện ra. Mỗi việc thiện mà trong suốt cuộc đời anh ấy từng làm qua nếu không ghi lại bởi chữ “Danh” thì cũng là gắn với chữ “Lợi”.

Lúc này hối hận cũng đã muộn, anh nói: “Hỡi những ai làm việc thiện trên thế gian nhất định phải dùng tâm chân thành, thiết thực mà làm việc thiện. Phải giữ cho tâm của bản thân mình kiền tịnh, tuyệt đối không thể giống như tôi đây mang theo tâm danh lợi mà làm việc thiện.”

Năm ngày sau đó, Trâu Tử Doãn qua đời vì bệnh.

Một người bạn tốt của Trâu Tử Doãn tên là Đường Thời nói rằng: “Anh ấy vì người khác nhưng cũng không tránh được hư danh và lợi ích. Anh ấy là một người khinh tài trượng nghĩa, thế mà cuối cùng cũng trở nên tham thích tài lợi sao? Nhất định là anh ấy đã từng nhờ mọi người giúp đỡ hành thiện. Niệm này ban đầu khởi lên là vì hành thiện; nhưng cho đến khi có tiền trong tay thì có thể đôi khi đã phạm phải cực đoan là mượn tạm tiền quyên góp.”

Trâu Tử Doãn thoạt đầu cũng chỉ nghĩ là mượn dùng tạm thời thôi, tuy nhiên ngày qua tháng lại mượn mà không hoàn trả; cũng chính là lấy danh nghĩa làm việc công mà mưu cầu tư lợi cá nhân. Đây chính là nguyên nhân Trâu Tử Doãn một đời hành thiện mà chỉ được hai chữ “danh lợi”.

Khi con người hành thiện, ngay cả có một chút niệm vì danh vì lợi thôi thì đã là thêm vào tư tâm tạp niệm rồi. Nó đã không phải là chân thiện, thuần thiện. Nếu như lấy danh hành thiện, chứng thực bản thân, lấy bỏ túi riêng thì cách biệt thiện càng ngày càng xa. Vậy nên, tâm thái dù chỉ chệch một chút cũng đều cực kỳ nguy hiểm.

Đệ tử Đại Pháp cứu người cũng là đang hành thiện. Vì chúng ta đang cứu người tại thế gian nên không tránh được việc tiếp xúc với con người. Chúng ta cũng cần chi trả chi phí nên cần phải nghiêm khắc yêu cầu từng ý từng niệm của bản thân; nếu không thì cựu thế lực sẽ có thể nhân cơ hội đó phóng to chấp trước, can nhiễu chính niệm, thậm chí là làm cho người tu luyện bị hủy tận đáy.

Ví như, số người khuyên tam thoái nhiều rồi nên khoe khoang hiển thị, có kỹ thuật xuất sắc thì thái độ kiêu ngạo, bài viết phát biểu phô diễn hiển thị. Phía sau những niệm đầu này đều là nhấn mạnh bản thân, hiển thị bản thân, chứng thực bản thân; đều ẩn tàng cái “danh”.

Lại ví như, kinh phí mua tư liệu Đại Pháp thu nhiều rồi, ban đầu nghĩ là sẽ trả lại nhưng về sau bận rộn thì cũng quên luôn. Tài vật làm tư liệu giảng chân tướng thì trong lúc không chú ý, bản thân cũng tiêu phí một chút, ban đầu nghĩ là sẽ bù lại nhưng cuối cùng lại hoàn toàn quên mất. Những hành vi này tuy là bản thân không có ý thu lợi ích riêng nhưng kết quả lại là tham “lợi” rồi.

Sư phụ giảng:

“Phật Pháp truyền ra là độ nhân, nếu dùng để kiếm tiền thì chính là tội ác lớn nhất. Đương nhiên ma chúng không quan tâm những điều này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney 1996)

Tục ngữ có câu: “Tiền là đá thử vàng”. Khi đối diện với danh dự, tâm hư vinh sẽ hiển hiện ra. Khi đối diện với tiền tài, tâm tham sẽ hiển lộ nguyên hình. Trong khi làm ba việc, nếu như không vứt bỏ danh lợi tình thì chính là đang giúp nó phình to lên. Có đồng tu bị tra tấn nặng nề, nghiệp bệnh dai dẳng; nguyên nhân ở tầng thâm sâu khẳng định là bản thân hữu lậu, hoặc là căn bản chưa nhận ra, hoặc là không có lập tức bù đắp thì sẽ bị cựu thế lực gia tăng bức hại.

Sư phụ cảnh báo:

“Chấp trước vào danh, sẽ hữu vi tà pháp, nếu danh nổi ở thế gian ắt khẩu thiện tâm ma, mê hoặc người ta và làm loạn Pháp.

Chấp trước vào tiền, sẽ cầu tài giả tu, hoại giáo, hoại Pháp, uổng phí trăm năm đời người chứ không tu Phật.”

(Người tu cần tránh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Bản thân chúng ta cần suy nghĩ một chút, khi chúng ta ôm giữ tâm danh lợi dơ bẩn mà làm ba việc thần thánh thì chẳng phải là “khẩu thiện tâm ma, mê hoặc người ta và làm loạn Pháp” sao? (Người tu cần tránh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chẳng phải là “sẽ cầu tài giả tu, hoại giáo, hoại Pháp” sao? (Người tu cần tránh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)Những người như thế này thì cựu thế lực, hắc thủ, lạn quỷ có bỏ qua không?

Vị tư như con đường phân giữa nước non; thiện và ác, chính và tà, Thần và người đều lấy nó làm ranh giới. Khi làm ba việc mà xen vào một chút tư tâm tạp niệm thì đều không đạt được mục đích cứu người, không những vậy mà còn có thể hủy rớt bản thân mình. Vậy nên, trước khi hành sự, tâm phải đoan chính, ý phải thuần tịnh. Sau khi chính tâm thành ý rồi mới đi làm việc thiện. Trong tu luyện nhất định phải giữ vững bản thân, giữ gìn tâm thái thuần chính thuần tịnh, vô tư vô ngã mà làm ba việc mới là trợ Sư chính Pháp, mới có thể cứu độ chúng sinh.

Tu tâm là hàng đầu, tu tâm thời thời khắc khắc, tu tâm từ đầu chí cuối.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/7/22/390365.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/14/178889.html

Đăng ngày 05-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share