Triển lãm Nghệ thuật - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Wed, 30 Oct 2024 15:52:21 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn trong khuôn viên trường Đại học Californiahttps://vn.minghui.org/news/272564-trien-lam-quoc-te-nghe-thuat-chan-thien-nhan-trong-khuon-vien-truong-dai-hoc-california.htmlWed, 30 Oct 2024 15:52:21 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=272564[MINH HUỆ 23-10-2024] Ngày 14 tháng 10 năm 2024, trong khuôn viên trường Đại học California, San Diego (UCSD), các bức tranh của Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn được xếp dọc theo con đường dẫn đến thư […]

The post Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn trong khuôn viên trường Đại học California first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại San Diego, California, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 23-10-2024] Ngày 14 tháng 10 năm 2024, trong khuôn viên trường Đại học California, San Diego (UCSD), các bức tranh của Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn được xếp dọc theo con đường dẫn đến thư viện, mang đến cho sinh viên đi qua cơ hội tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Trung Quốc. Tại sự kiện này còn diễn ra chiến dịch thu thập chữ ký ủng hộ Dự luật Số 4914 của Thượng viện Hoa Kỳ: “Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công”.

d0b2fb26968a796d7ebd81f29d29a3a6.jpg

6a4429e7f44c8e5f186ecc43848dc999.jpg

e09f8685d8809715a454ca40113dbdfc.jpg

Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại Đại học California, San Diego, ngày 14 tháng 10

418182d8d518a4e46011ddf3ac751773.jpg

31f5620bfb30fd4e5cac423c4a1b1b12.jpg

28deee03bcce23f417860500e4a57080.jpg

2ea07ef440e58b4e4eef177adc7036f7.jpg
Sinh viên ký bản kiến ​​nghị ủng hộ Dự luật Số 4914 của Thượng viện Hoa Kỳ về “Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công”.

Triển lãm nghệ thuật được tổ chức bởi Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp tại UCSD, một tổ chức sinh viên. Anh Philip, người đứng đầu câu lạc bộ, cho biết, “Năm nay chúng tôi có thời điểm rất tốt vì năm học mới vừa bắt đầu. Chúng tôi cần một không gian rộng để tổ chức triển lãm nghệ thuật, mà thường rất khó tìm. Nhưng lần này lại có đủ không gian cho chúng tôi. Chúng tôi thực sự vui mừng khi các sinh viên có cơ hội tham quan triển lãm nghệ thuật và tìm hiểu về Pháp Luân Công.”

Sinh viên Trung Quốc thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới

Có rất nhiều sinh viên Trung Quốc trong những người qua lại trên con đường dẫn tới Thư viện nơi diễn ra triển lãm. Sau khi xem triển lãm nghệ thuật, một số sinh viên Trung Quốc đã trò chuyện với các học viên Pháp Luân Công để tìm hiểu chân tướng sâu hơn và tuyên bố ngay tại chỗ rằng họ sẽ thoái khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên, các tổ chức liên đới với ĐCSTQ.

Học viên Pháp Luân Công, cô Tô cho biết, “Nhiều sinh viên Trung Quốc không chỉ đến để nghe sự thật mà còn ký vào bản kiến ​​nghị ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công. Để làm điều này, thực sự phải có lòng dũng cảm và sự hiểu biết về công lý.”

Cô Dương, một học viên tình nguyện khác tại triển lãm nghệ thuật, cho biết một sinh viên Trung Quốc đã nói với cô rằng mặc dù anh xuất thân từ một gia đình khá giả và không thực sự muốn sang Hoa Kỳ, nhưng anh rất vui vì có thể thấy được một số điều mà anh không thể thấy được ở Trung Quốc. Anh đã xem một số bức tranh, và sau khi trò chuyện với các học viên, anh đã lấy một cuốn Cửu Bình (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản).

Một sinh viên châu Á đã nói với học viên Jenny rằng chú của bạn cùng phòng của cô là một học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, vì vậy cô ấy biết một số điều về Pháp Luân Công. Cô đã ký vào bản kiến ​​nghị. Khi một học viên Pháp Luân Công tặng cô bông sen nhỏ, cô nói rằng bạn cùng phòng của cô cũng có bông sen nhỏ như thế, nên cô rất vui vì giờ cô cũng đã có một bông.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/23/484171.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/29/221415.html

Đăng ngày 30-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn trong khuôn viên trường Đại học California first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
San Diego, California: Mọi người nhìn thấy hy vọng trong cuộc triển lãm nghệ thuậthttps://vn.minghui.org/news/271762-san-diego-california-moi-nguoi-nhin-thay-hy-vong-trong-cuoc-trien-lam-nghe-thuat.htmlMon, 30 Sep 2024 16:34:26 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=271762[MINH HUỆ 26-09-2024] Vào ngày 21 tháng 9 năm 2024, Ngày Hòa bình Thế giới, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại San Diego đã tổ chức buổi Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại công viên lịch sử Balboa. Nhiều […]

The post San Diego, California: Mọi người nhìn thấy hy vọng trong cuộc triển lãm nghệ thuật first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại San Diego

[MINH HUỆ 26-09-2024] Vào ngày 21 tháng 9 năm 2024, Ngày Hòa bình Thế giới, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại San Diego đã tổ chức buổi Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại công viên lịch sử Balboa. Nhiều người đã dừng lại để ngắm các tác phẩm nghệ thuật và ký tên thỉnh nguyện kêu gọi Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công.

ed09d446df998b1c0ea60db50dcc2bd0.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp tại công viên Balboa, ngày 21 tháng 9.

03b83ccb0d28e59a65aea8645f21d6d5.jpg
2f89e90748eca723b160771fee271cd6.jpg
1a77e345270677cb23bd0a20df12303f.jpg
381f6bd91e10f8d68a28fd42c64b6537.jpg
da10d2d05edc2cccb867b611d2aa4ead.jpg

Người qua đường dừng chân để chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật.

6d83c140a96a51c739431c96e99078db.jpg
03fda6bc3b3d3603d3c64bfa6ce47ff3.jpg
46638b6b321e74ed125a1b900fef395e.jpg

Mọi người lắng nghe những câu chuyện đằng sau những bức tranh.

8a3b112a5e794e8014311d801a824d63.jpg

Một khách qua đường ký tên thỉnh nguyện ủng hộ việc Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công.

Năng lượng tích cực mạnh mẽ

Anh Chapman, một y tá trẻ, và bạn gái Millie sinh sống tại San Diego. Họ trông thấy sự kiện này khi đang đi dạo trong công viên. Cả hai đã rất hứng thú và dành nhiều thời gian để ngắm từng bức tranh. Họ ký đơn thỉnh nguyện và cho hay họ thấy những tác phẩm nghệ thuật này “truyền cảm hứng một cách sâu sắc”.

Anh Chapman cho biết những bức tranh có chủ đề đáng quan ngại và truyền tải một thông điệp mạnh mẽ, đồng thời cũng thể hiện cuộc bức hại tàn khốc mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang trải qua. Anh cũng cho hay các tác phẩm nghệ thuật của triển lãm giàu tính biểu cảm, biểu hiện của những nhân vật trong tranh cho thấy các học viên rất kiên định với đức tin của mình bất chấp nghịch cảnh.

Cô Millie nói rằng cô cũng rất ấn tượng khi thấy các học viên kiên định với đức tin của họ bất chấp cuộc bức hại tàn bạo. Nhận thấy màn trình diễn các bài công pháp và hoạt động thu thập chữ ký của các học viên trong sự kiện, anh Chapman cảm thấy bầu không khí yên bình mang năng lượng tích cực mạnh mẽ khiến mọi người tràn đầy hy vọng. Anh lấy mấy tờ thông tin và nói rằng sẽ đọc thêm về Pháp Luân Đại Pháp.

Món quà tuyệt vời nhất

Học viên Dương cho biết bà để ý một người đàn ông đẩy xe đẩy tới. Sau khi xem mấy bức tranh, ông đã ký đơn thỉnh nguyện để ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công.

Qua cuộc trò chuyện và biết ông ấy hay tập Thái Cực Quyền, bà Dương chia sẻ rằng cách đây hơn 20 năm, bà cũng từng tập Thái Cực Quyền trước khi bà biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Bà nói với ông ấy rằng Pháp Luân Đại Pháp rất tuyệt vời, bởi vì pháp môn này giúp cải biến cả tâm lẫn thân. Người đàn ông lắng nghe một cách chăm chú và quyết định mua một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.

Cầm cuốn sách trong tay, người đàn ông nói đây là món quà tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình và cảm thấy cuốn sách sẽ thay đổi tương lai của ông. Mặc dù trong tuần ông phải chăm sóc cháu nhỏ nhưng ông sẽ tìm cách để tham gia nhóm luyện công ở công viên. Nhìn đứa trẻ trong chiếc xe đẩy, ông nói: “Ông sẽ đọc cuốn sách này cho con nghe”.

Cô Kyra, một du khách đến từ Chicago, và bạn cô đã dành thời gian ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật rất lâu và họ đều ký đơn thỉnh nguyện. Khi nghe nói các học viên đã bị bức hại ra sao chỉ vì thực hành Chân-Thiện-Nhẫn, cô Kyra đã bị sốc. Cô nói rằng đó là hành vi sai trái bởi vì mỗi người đều đáng được quyền tự do tín ngưỡng.

Học viên Cindy cho biết nhiều người đã cảm động trước các tác phẩm nghệ thuật. Họ không thể hiểu tại sao một chính phủ lại có thể đối xử với người dân một cách tàn bạo đến vậy, và đó là lý do tại sao họ ký đơn thỉnh nguyện để ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/26/483307.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/28/221050.html

Đăng ngày 30-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post San Diego, California: Mọi người nhìn thấy hy vọng trong cuộc triển lãm nghệ thuật first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Boston, Massachusetts: Người dân được truyền cảm hứng từ Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫnhttps://vn.minghui.org/news/270618-boston-massachusetts-nguoi-dan-duoc-truyen-cam-hung-tu-trien-lam-nghe-thuat-chan-thien-nhan.htmlWed, 18 Sep 2024 11:40:30 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=270618[MINH HUỆ 11-09-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại một công viên ở trung tâm thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Triển lãm kéo dài 6 ngày và kết thúc vào […]

The post Boston, Massachusetts: Người dân được truyền cảm hứng từ Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 11-09-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại một công viên ở trung tâm thành phố Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Triển lãm kéo dài 6 ngày và kết thúc vào ngày 24 tháng 8 năm 2024 đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người dân địa phương và du khách. Nhiều người ca ngợi tính thẩm mỹ và nội hàm sâu sắc của các tác phẩm nghệ thuật. Khách tham quan đều nhận xét rằng những bức tranh đã truyền cảm hứng cho họ và ngợi khen các học viên luôn kiên định với đức tin của mình.

Khách tham quan triển lãm đến từ khắp nơi trên thế giới, như Pháp, Vương quốc Anh, Đức, Brazil, Tây Ban Nha, Úc, Ấn Độ, các nước Đông Âu và Trung Đông. Họ cũng đến từ các tiểu bang của Hoa Kỳ như New York, New Hampshire, Maine, Rhode Island, Connecticut, New Jersey, California, Washington, Iowa, Montana, Arkansas, và cả những người dân địa phương.

9ad8268162f637af31e401dbb9c64dc6.jpg

8a0512868bf4b4b7428d441a06912f4f.jpg

Các học viên tổ chức Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân–Thiện–Nhẫn trong sáu ngày tại Boston Commons.

Một số người cho hay đây là lần đầu tiên họ biết đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên. Họ đã bị sốc khi biết ĐCSTQ thu hoạch các nội tạng quan trọng từ những học viên bị cầm tù. Một số người nói rằng họ đã biết Trung Quốc bức hại người dân và là một chế độ độc tài, nhưng thật khó có thể hình dung một cuộc bức hại tàn bạo đến thế vẫn đang diễn ra.

Khách tham quan triển lãm cũng bày tỏ tầm quan trọng của việc cho nhiều người hơn biết đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại đang diễn ra. Họ tin rằng việc truyền rộng sự thật là rất trọng yếu và họ khích lệ các học viên kiên trì.

Nhiều người đã ký bản kiến ​​nghị kêu gọi Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công và cho biết họ sẽ nói với bạn bè và gia đình của mình về Pháp Luân Đại Pháp. Mọi người cảm ơn các học viên đã tổ chức triển lãm nghệ thuật và hy vọng cuộc bức hại của ĐCSTQ sẽ sớm chấm dứt.

“Sức mạnh của niềm tin”

Một người phụ nữ đứng trước bức tranh Thảm kịch ở Trung Quốc rất lâu và cho biết cô vô cùng xúc động. Một học viên giải thích: “Bức tranh này sử dụng sự tương phản rõ rệt giữa đen và trắng. Đôi mắt của người đàn ông bị che bằng mảnh vải đỏ cho thấy ĐCSTQ đã gây ra cái chết của anh. Trong tay người đàn ông là tờ văn bản rách mà anh đã từ chối ký. Đó là bản cam kết mà ĐCSTQ đã cố ép anh ký để phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Tờ văn bản và xiềng xích ở cổ chân của người đàn ông cho thấy lý do thực sự đằng sau cái chết của anh. Anh thà hy sinh mạng sống chứ không từ bỏ đức tin của mình.”

“Khuôn mặt đẫm nước mắt của người phụ nữ khiến người xem cảm nhận được nỗi đau mất chồng của cô. Tuy nhiên, ánh mắt và nắm đấm siết chặt của cô lại thể hiện sự quyết tâm và niềm tin kiên định. Nỗi đau về sự mất mát tiếp thêm can đảm cho cô vì cô tin tưởng vững chắc vào Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù căn phòng tràn ngập bóng tối nhưng không ngăn được tia sáng chiếu rọi cho cả hai người, như thắp lên niềm hy vọng.”

Người phụ nữ bày tỏ: “Mặc dù câu chuyện là một thảm kịch, nhưng tôi cảm nhận được sức mạnh niềm tin to lớn trong ánh mắt của người phụ nữ.” Cô hỏi xin địa chỉ trang web nơi cô có thể đặt mua một bức tranh.

2c901843e4854fdeb418d8d03ef53b18.jpg

Hai người phụ nữ lắng nghe lời giải thích của một học viên về ý nghĩa của bức tranh.

Có mấy người phụ nữ nói tiếng Tây Ban Nha đi ngang qua triển lãm nghệ thuật. Mặc dù họ không hiểu hết những lời giải thích bằng tiếng Anh nhưng họ vô cùng xúc động khi xem các tác phẩm nghệ thuật. Một trong số họ hỏi xin địa chỉ trang web giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật vì cô muốn đọc thông tin trực tuyến.

Một phụ nữ khác bày tỏ sự khâm phục trước cuộc phản kháng ôn hòa của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Cô cũng tin rằng các học viên sẽ thấy công lý được thực thi. Khi các học viên nói với cô về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, cô đã bị sốc và không cầm được nước mắt. Cô không thể tin rằng một thảm kịch như thế lại xảy ra và nói rằng điều đó khiến cô bàng hoàng. Cô cho hay cô là một người Cơ Đốc giáo và nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn”.

Cô Suya đến từ thành phố Malden, bang Massachusetts, bày tỏ: “Những tác phẩm nghệ thuật này rất cảm động. Không từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc của tôi. Tôi có thể cảm nhận được nỗi đau của các học viên Pháp Luân Đại Pháp và sức mạnh của niềm tin của họ”.

“Sự thật ẩn chứa trong những tác phẩm nghệ thuật này”

“Những tác phẩm nghệ thuật này thật đẹp và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.” cô Jasmine, sống tại Boston, đưa ra ý kiến nhận xét.

Sau khi xem các tác phẩm nghệ thuật, cô Yolanis rất xúc động và cho biết: “Mỗi tác phẩm đều được miêu tả một cách tuyệt đẹp, đầy ắp sự thiêng liêng. Các tác phẩm kể những câu chuyện chạm đến trái tim tôi. Tôi biết sự thật ẩn chứa trong những tác phẩm nghệ thuật này.”

Hai sinh viên đại học, sau khi xem từng bức tranh, đều đã ký bản kiến ​​nghị để ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công.

“Những bức tranh này thể hiện một di sản văn hóa phong phú và đầy cảm xúc,” anh Timos nhận xét.

Một du khách cho biết anh đến công viên để thư giãn và rất phấn khởi khi được xem triển lãm nghệ thuật, được trò chuyện với các học viên và được nghe giải thích về các bức tranh. Anh vô cùng xúc động.

“Các bạn đang làm những việc thật đáng cảm kích”

Cô Vanessa đến từ Úc cho biết cô cảm thấy may mắn khi được tham dự triển lãm nghệ thuật và tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

“Thế giới cần các học viên Pháp Luân Đại Pháp phổ biến những thông tin này. Chúng tôi cũng cần có tâm hồn và suy nghĩ thản đãng như những người tu luyện”, anh Sam nhận định.

Một người đàn ông thích bức tranh về một học viên đang ngồi thiền và cho hay ông muốn học các bài công pháp và đọc các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Ông cảm ơn các học viên đã chia sẻ thông tin quan trọng như vậy với ông.

Một cặp vợ chồng lớn tuổi đến từ California đã xem kỹ từng tác phẩm nghệ thuật và cho biết họ rất vui khi được tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp qua các bức tranh. Họ ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công và hy vọng có thể giúp các học viên chấm dứt cuộc bức hại cũng như nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống. Người đàn ông đã ghi lại thông tin về Pháp Luân Đại Pháp và cho biết ông sẽ ký bản kiến ​​nghị trực tuyến khi trở về California.

c2a7b6aa366914f6b47fdc4ba6bb7680.jpg

Một phụ nữ ký bản kiến nghị để ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công.

Một người phụ nữ địa phương cho biết cô ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công và đã ký tên vào bản kiến ​​nghị. Cô chia sẻ rằng lương tâm của cô mách bảo cô ký vì tội ác của ĐCSTQ phải chấm dứt.

Một du khách cảm động nói với các học viên: “Tôi hy vọng các bạn sẽ đạt được những điều mình mong muốn. Các bạn đang làm những việc thật đáng cảm kích. Những điều kinh hoàng đang xảy ra trên thế giới này. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Mọi người cần biết những câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/11/482030.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/14/219958.html

Đăng ngày 18-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Boston, Massachusetts: Người dân được truyền cảm hứng từ Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Massachusetts: Người dân Boston cảm động bởi Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫnhttps://vn.minghui.org/news/268941-massachusetts-nguoi-dan-boston-cam-dong-boi-trien-lam-nghe-thuat-chan-thien-nhan.htmlMon, 26 Aug 2024 12:20:37 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=268941[MINH HUỆ 20-08-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) tại Công viên Boston Commons trong một tuần, bắt đầu từ ngày 18 tháng 8 năm 2024. Các tác phẩm nghệ thuật của triển lãm thể […]

The post Massachusetts: Người dân Boston cảm động bởi Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Boston

[MINH HUỆ 20-08-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) tại Công viên Boston Commons trong một tuần, bắt đầu từ ngày 18 tháng 8 năm 2024. Các tác phẩm nghệ thuật của triển lãm thể hiện nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và phơi bày cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với pháp môn tu luyện này.

df9f5f0aa5d9378108d103b8e5f5fcad.jpg

Người dân tới xem Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.

b2a840a70b8e8e8b8424c18bececf856.jpg

Mọi người ký đơn kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Triển lãm đã gây xúc động người xem bằng những miêu tả về ý chí kiên cường bất khuất của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trước sự bạo ngược của ĐCSTQ. Nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Đại Pháp.

2540a1a3f601bf529d7e7790322157a2.jpg

Học viên Josie Lưu, một trong những người tổ chức triển lãm.

Bà Josie Lưu, một trong những người tổ chức triển lãm, cho biết các tác phẩm nghệ thuật dựa trên những sự việc có thật và một số là dựa trên trải nghiệm của chính họa sỹ về cuộc bức hại của ĐCSTQ. “Có một họa sỹ từng bị cầm tù 3 tháng ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông đã bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Thông qua bức tranh của mình, ông muốn kể với mọi người về những đau khổ mà ông đã trải qua, điều vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc”.

Một du khách tên Carson cho hay các bức tranh tại triển lãm rất đẹp và đã cho ông biết đến những câu chuyện mà ông chưa hề biết đến. “Đây không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thông thường mà còn là một lớp học! Đằng sau mỗi bức tranh đều có ý nghĩa sâu sắc! Xét từ quan điểm nghệ thuật thì những tác phẩm này rất tuyệt diệu và thoát tục!”

Ông Carson khích lệ các học viên hãy kiên định với đức tin của mình. Ông nói: “Công lý cuối cùng sẽ chiến thắng! Tất cả những gì xảy ra trong thế giới này cuối cùng sẽ được đền đáp ở kiếp sau”.

7fefd243ef4f8c80f5dadfed06ace5a8.jpg

Cô Aubrey (bên trái) ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Một du khách khác, cô Aubrey, cho biết sau khi nghe những câu chuyện đằng sau các tác phẩm nghệ thuật, cô đã có cảm nhận khác đi, và cô đã vô cùng xúc động: “Những thiên thần hạnh phúc, những ác quỷ, mọi đường nét và bối cảnh đều rất ý nghĩa. Quả là những bức tranh tuyệt đẹp!”

Cô Aubrey đặc biệt cảm động trước bức tranh có tiêu đề “Xếp đặt vị trí”, miêu tả cảnh các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị cảnh sát đánh đập khi họ phản bức hại trên Quảng trường Thiên An Môn. Họ đã lựa chọn vị trí cho mình trong tương lai: các học viên Pháp Luân Đại Pháp quay trở về thiên thượng trong khi những kẻ bức hại bị đầy xuống địa ngục. Cô Aubrey nói rằng người tốt sẽ được nhận phúc báo còn những kẻ làm điều tà ác thì sẽ bị trừng phạt.

1849b4137ad2f65b27458039a85782fc.jpg

Cô Victoria (bên trái) anh Chen (bên phải) đứng trước bức tranh “Hòa tan trong Pháp” mà họ yêu thích.

Cô Victoria và anh Chen đã tìm hiểu kỹ lưỡng từng tác phẩm và nói với các học viên rằng họ cảm nhận được trường năng lượng tích cực từ những bức họa này.

Cô Victoria nói: “Đây là trải nghiệm về sự khiêm nhường [của các học viên]”.

Anh Chen tiếp lời: “Tất cả các bức tranh này dường như là một chỉnh thể và truyền tải một thông điệp chung”.

Tác phẩm yêu thích của họ là bức “Hòa tan trong Pháp”. Cả hai cùng nói: “Dường như có một vầng hào quang bao quanh họ. Thật đẹp!”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/20/481040.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/24/219659.html

Đăng ngày 26-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Massachusetts: Người dân Boston cảm động bởi Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Pháp: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tổ chức ở Figanières chạm đến mọi người ở mọi tầng lớp xã hộihttps://vn.minghui.org/news/268063-phap-trien-lam-nghe-thuat-chan-thien-nhan-to-chuc-o-figanieres-cham-den-moi-nguoi-o-moi-tang-lop-xa-hoi.htmlSun, 28 Jul 2024 15:00:33 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=268063[MINH HUỆ 18-07-2024] Figanières, một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Pháp, là thiên đường bình yên nằm giữa vườn nho lịch sử và sông Verdon. Ngày 13 tháng 7 năm 2024, thành phố đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn […]

The post Pháp: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tổ chức ở Figanières chạm đến mọi người ở mọi tầng lớp xã hội first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Chu Văn Anh, phóng viên Minh Huệ tại Pháp

[MINH HUỆ 18-07-2024] Figanières, một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Pháp, là thiên đường bình yên nằm giữa vườn nho lịch sử và sông Verdon. Ngày 13 tháng 7 năm 2024, thành phố đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn kéo dài một tuần ở Notre-Dame-de-l’Olivier, một nhà thờ lịch sử xây dựng từ thế kỷ 12 ở Figanières.

Tối ngày 13 tháng 7 năm 2024, thị trưởng, phó thị trưởng thành phố và giám đốc sự kiện, cùng người dân địa phương và các khu lân cận đã tham dự buổi khai mạc. Thị trưởng Bernard Chilini đã phát biểu tại sự kiện, khen ngợi các bức tranh trong triển lãm vì tính biểu cảm và vẻ đẹp của các tác phẩm. Ông cũng cảm ơn ban tổ chức đã đưa buổi triển lãm này đến Figanières.

3a4d0294730abdbb7d35f5784288c19f.jpg

Lễ khai mạc Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn diễn ra vào tối ngày 13 tháng 7 năm 2024, trong vườn ô liu ngay bên ngoài nhà thờ.

fca08bd854eca55eccdd117f5755aae2.jpg

d3a26c53fc91d459c19c01361935f1a5.jpg

4eda0da83249a2e1c1cb1167a23140c3.jpg

Mọi người từ mọi tầng lớp xã hội tham gia buổi Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn

“Buổi triển lãm thật tuyệt vời!”

58e4dee8a47ddbaef5e02af7e1026864.jpg

Bà Suzannce (ở giữa), người tổ chức triển lãm, là một học viên Pháp Luân Công, và là thành viên của Hiệp hội La Farandole des Coeurs.

Trong bài phát biểu giới thiệu của mình, bà Suzannes, một học viên Pháp Luân Công và là người tổ chức triển lãm, đã giải thích rõ nguồn gốc của triển lãm Chân-Thiện-Nhẫn, đã giới thiệu Pháp Luân Công với người tham dự, và mô tả cuộc bức hại mà các học viên ở Trung Quốc phải đối mặt suốt 25 năm qua.

Trong cuộc phỏng vấn sau lễ khai mạc, thị trưởng Mayor Bernard Chilino cho biết: “Những tác phẩm được vẽ tỉ mỉ này không chỉ khắc họa lại cuộc bức hại tàn bạo (đối với Pháp Luân Công), mà còn nói về hy vọng và những người đã giúp đỡ họ.”

2ed22f5adc64dc612ade300c70fb51cf.jpg

Thị trưởng Bernard Chilini tại lễ khai mạc.

Thị trưởng Bernard Chilini cũng phát biểu tại sự kiện. “Tôi không bị sốc hay ngạc nhiên. Bởi vì đáng buồn là, ở một số quốc gia, tình trạng vẫn phổ biến. Những ai cố gắng thể hiện quan điểm của mình đều bị tra tấn, bị bắt giữ vào trại tập trung, thậm chí còn bị giết. Chúng ta phải đối diện với sự thật, đây là điều mà cuộc triển lãm muốn truyền tải.“

“Chúng ta phải hiểu sự thật này. Ở các nước phương Tây, mọi thứ đều minh bạch, còn ở một số nước khác, mọi thứ đều bị che giấu. Nhưng những người này, dù là trẻ em, người lớn, hay người già đều đang bị bức hại.” Thị trưởng Chilini cho hay: “Cuộc bức hại này thật khủng khiếp. Thật sốc khi biết nó vẫn tiếp tục tồn tại trong thế kỷ 21. Không thể chấp nhận được khi nội tạng bị mổ cướp và buôn bán như thế này. Thật tốt vì triển lãm được tổ chức tại đây, vì trước đó, tôi không hề biết về tính nghiêm trọng của cuộc bức hại.”

“Nhiều tác phẩm đẹp và biểu cảm sâu sắc. Người nghệ sỹ đã vẽ những bức vẽ tỉ mỉ, không chỉ lột tả sự tàn bạo của ĐCSTQ, mà cả hy vọng và những người đã giang tay ra giúp đỡ họ. Gia đình cũng là một chủ để xuyên suốt. Vì cuộc bức hại này mà những đứa trẻ mất đi mái ấm, vợ mất chồng, và con mất bố. Sự mất mát thể hiện vô cùng tinh tế.”

Ông nhấn mạnh: “Chúng ta không được từ bỏ hy vọng. So với những người phải sống trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta thật may mắn khi được sống ở một quốc gia nơi tự do đã trở thành chuẩn mực. Chúng ta biết giá trị của tự do, nhưng thật khó để chúng ta thấu hiểu hoàn cảnh của họ, bởi vì trí tưởng tượng hạn hẹp của chúng ta không bao giờ so sánh với thực tế của họ.”

Những bức tranh là lời cầu Chúa cho công lý của Thượng đế

008919fd20e8aa18bb08e947791ec821.jpg

Ông Prêtre Julian Ilwicki, mục sư của Nhà thờ Notre Dame de l’Olive, chụp hình bên tác phẩm mà ông yêu thích, một tác phẩm tượng trưng cho sự giải thoát khỏi tù giam để đến với tự do.

Ông Prêtre Julian Ilwicki, mục sư của Nhà thờ Notre Dame de l’Olive, cho biết: “Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một tội ác cực kỳ nghiêm trọng. Các học viên có một niềm tin kiên định vào pháp môn của họ, và cuộc triển lãm này phơi bày sự bất công mà họ phải chịu đựng. Đây thực sự là lời cầu Chúa cho công lý của Thượng đế.”

“Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát. Cho dù được gọi là gì, Thượng đế mà chúng ta tin tưởng đều có trong đó. Chúng ta tôn kính Ngài và thực hành những giá trị này trong cuộc sống thực tại”, ông Patriarch Ilvich cho hay.

Một triển lãm chạm đến trái tim của mọi người

60995b71f8435af9ef1b16888ab935ce.jpg

Bà Pamela Parisot

Bà Pamela, từng là giáo viên dạy múa và trợ lý y tá, hiện là chủ tịch của hiệp hội gia đình Figanières. Mặc dù chưa từng biết đến Pháp Luân Công, bà cảm thấy vô cùng xúc động khi tham quan triển lãm. “Điều các học viên trải qua thật kinh hoàng. Nếu nó xảy ra với tôi, tôi không chắc mình có thể sống sót. Tôi không dám nghĩ đến bởi vì nó quá nặng nề đối với tôi. Nhưng tôi cảm thấy những bức tranh này vô cùng đẹp và điều mà họ muốn truyền tải rất rõ ràng. Cảm xúc và cử chỉ của các nhân vật được khắc họa rất sống động và đẹp đẽ.”

Về cuộc bức hại ở Trung Quốc, bà Pamela cho hay: “Thật không thể tin được và thật phi nhân tính, tôi không thể hiểu được vì sao người ta có thể đối xử tàn bạo với người khác như thế.”

Mọi người cần phải biết sự thật

12f00adf2f05ffa219f12636bff0995d.jpg

Ông Eric Escaillas

Ông Eric Escaillas, Trưởng ban Hoạt động Thành phố Figanières, Hiệp hội Cộng đồng Địa phương, và Ủy ban Phòng chống Cháy rừng Cộng đồng, đã khen ngợi cuộc triển lãm là trải nghiệm thú vị và tuyệt vời cho cộng đồng.

Ông Eric Escaillas tin rằng Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị cốt lõi của con người cần được lan tỏa rộng. Ông cho hay, thông qua buổi triển lãm, ông cảm thấy mọi người đều có thể cảm nhận được sâu sắc những thống khổ mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng, và nhận thức rõ hơn về những hành động tàn bạo mà công chúng chưa biết đến.

“Đây là nhận thức cần được quan tâm. Nhận thức này rất quan trọng, và chúng ta thực sự cần phải chia sẻ điều này để nhiều người hơn nữa biết sự thật.”

Cuộc triển lãm phơi bày những hành vi tàn bạo của của ĐCSTQ

abc2b1b1d8a287fe2e0378d0553d0c0e.jpg

Ông Alain Laugier (bên trái) tham quan cuộc triển lãm.

Ông Alain Laugier là một nhà báo và trưởng các bộ phận truyền thông, lịch sử, và di sản, nông thôn và văn hóa của thành phố. Ông bị sốc khi biết về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. “Những bức tranh này mô tả thực tế kinh hoàng về những hành vi bạo lực. Thật chấn động. Tôi vừa biết điều thật khó mà có thể là sự thật (nạn thu hoạch nội tạng). Không chỉ vậy, thực tế không ai quan tâm đến vấn đề này thực sự không thể chấp nhận được. Tôi không thể tưởng tượng được nó khủng khiếp đến thế. Thật khủng khiếp.”

Ông bổ sung: “Tôi không thể tin được là không một tổ chức quốc tế, không một chính phủ, không một cá nhân nổi tiếng nào dám đứng ra công bố về vấn đề này.”

Để chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông Laugier cho rằng điều quan trọng là phải vạch trần cuộc bức hại và áp dụng biện pháp trừng phạt đối với thủ phạm. Ngoài tòa án quốc tế, còn có các tổ chức liên quan có khả năng xử lý vấn đề này. Vậy mà, mặc dù có nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới, nhưng chỉ có một số ít người nỗ lực để thu hút sự chú ý đến vấn đề này. Ngoài ra, ông Laugier còn ấn tượng với thông điệp sâu sắc và sức mạnh tâm linh được truyền tải qua các tác phẩm nghệ thuật.

892f5fe02c1adf4c8c8b0a8d868627f3.jpg

Ông Alain Berthe

Ông Alain Berthe đến từ miền Bắc nước Pháp, sống với con gái của ông ở Callas, một thành phố nhỏ gần Figanières. Là một họa sỹ nghiệp dư có niềm đam mê với các cuộc triển lãm nghệ thuật, ông Berthe đã quyết định đến tham quan Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn sau khi xem quảng cáo.

“Tôi rất kinh ngạc. Những bức tranh có sức biểu cảm mạnh mẽ, thể hiện giá trị nghệ thuật cao, và truyền tải thông điệp sâu sắc. Các nghệ sỹ đã thể hiện thành công ý tưởng của mình, thông qua tác động thị giác và năng lượng thấm nhuần trong mỗi bức tranh. Khi đứng trước mỗi tác phẩm nghệ thuật, bạn có thể cảm nhận được tầm quan trọng về phương diện tâm linh, và đương nhiên là cả nỗi đau sâu sắc. Mỗi bức họa đều hàm chứa một nỗi đau sâu thẳm.

“Năng lượng toát ra từ những tác phẩm rất chân thực. Đây là điều đương nhiên, bởi những họa sỹ, tôi tin là không chỉ một người trong đó, thực sự đã đặt hết trái tim và tâm hồn vào các tác phẩm của mình. Như tôi đã nói, có cả nỗi đau trong đó, nhưng nghệ thuật cũng truyền tải một thông điệp đẹp về hy vọng.”

“Đây không chỉ là phương thức chia sẻ vẻ đẹp của nghệ thuật đến với mọi người, mà còn là cách để họ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Thật là một phương pháp tuyệt vời để các nghệ sỹ thể hiện bản thân họ.”

Ông Berthe xúc động trước cuộc triển lãm và bị cuốn hút sâu sắc trước các tác phẩm nghệ thuật. Ông cho biết: “Chính quyền Cộng sản Trung Quốc và những ai phản đối Pháp Luân Công không có cách nào để trả đũa trước phương pháp mà các học viên Pháp Luân Công lựa chọn để vạch trần cuộc bức hại. Họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục con đường hủy diệt của mình, nhưng dù là trong trường hợp nào, nó cũng không thể thay đổi được thực tế.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/18/479829.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/22/219156.html

Đăng ngày 28-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Pháp: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tổ chức ở Figanières chạm đến mọi người ở mọi tầng lớp xã hội first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
San Diego: Triển lãm Nghệ thuật Pháp Luân Đại Pháp tại công viên Balboahttps://vn.minghui.org/news/267390-san-diego-trien-lam-nghe-thuat-phap-luan-dai-phap-tai-cong-vien-balboa.htmlWed, 03 Jul 2024 12:17:19 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=267390[MINH HUỆ 27-06-2024] Ngày 22 tháng 6 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công tại San Diego, Hoa Kỳ, một lần nữa tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) ở công viên Balboa, một thắng cảnh nổi tiếng ở […]

The post San Diego: Triển lãm Nghệ thuật Pháp Luân Đại Pháp tại công viên Balboa first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại San Diego

[MINH HUỆ 27-06-2024] Ngày 22 tháng 6 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công tại San Diego, Hoa Kỳ, một lần nữa tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) ở công viên Balboa, một thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương. Họ muốn giúp người dân nơi đây và du khách biết đến Pháp Luân Công và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) đối với pháp môn này.

Các học viên cũng thu thập chữ ký thỉnh nguyện phản đối nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ do “Hiệp hội Bác sỹ chống Thu hoạch Nội tạng Sống (DAFOH)” và “Liên minh quốc tế nhằm chấm dứt việc lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC)” và nhiều tổ chức khác.

Đơn thỉnh nghuyện kêu gọi lãnh đạo các nước khối G7 và G7+7 lên án ĐCSTQ vì hành vi thu hoạch nội tạng sống đối với các học viên Pháp Luân Công và thực hiện kế hoạch liên chính phủ phù hợp để ngăn chặn tội ác này. Trong ngày hôm đó, hơn 360 người đã ký đơn thỉnh nguyện nhằm chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ.

f7217d3665df08ec9b537b8b2ae5d357.jpg

49c392a528aa1f687c3348b5f90ed786.jpg

49373806d1f07bf4a1fe8f3914e251e2.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tại San Diego, California, tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn ở công viên Balboa, một thẳng cảnh nổi tiếng ở địa phương, để giảng chân tướng cho người dân và khách du lịch.

a481b404a6e42497010ca8a6326a1f4a.jpg

Các học viên trình diễn luyện công và hướng dẫn mọi người tập các bài công pháp.

Cô Daniela và anh Miguel, một cặp đôi trẻ đến từ Santiago, xem triển lãm cùng với con nhỏ của họ một hồi lâu. “Những bức tranh thật khác biệt, buồn, và rất cảm động”, cô Daniela cho biết.

Cô chỉ tay vào bức tranh “Vì sao” và nói: “Tôi cũng có con nhỏ, nếu cuộc bức hại này xảy ra với tôi và con của tôi, thì Chúa ơi, tôi không thể hình dung nổi nữa.”

Lời miêu tả của bức tranh viết: “Tác phẩm này dựa trên một câu chuyện có thật. Một người mẹ và con trai của cô đã bị bắt giữ ở Trung Quốc đại lục vì tu luyện Pháp Luân Công. Cả người mẹ và đứa con đều bị đánh, nhưng cậu bé không khóc, em đứng cạnh song sắt với vẻ mặt đầy hoang mang: Vì sao? Vì sao mẹ con con lại bị đánh” Vì sao họ đánh mẹ con con như thế?

Cả cô Daniela và anh Miguel đều cho biết trước đây họ chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Công và không biết gì về cuộc bức hại của ĐCSTQ. Họ nhìn về phía các học viên Pháp Luân Công ôn hòa và trầm tĩnh ở một phía của triển lãm và nói họ không thể hiểu được vì sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Công.

“Thật tuyệt khi được xem triển lãm, đọc được những miêu tả, và biết được điều gì đang xảy ra”, cô Daniela cho biết. “Chúng tôi sẽ giúp chia sẻ những thông tin này”, anh Miguel, người bị sốc trước cuộc bức hại của ĐCSTQ, cũng đồng ý.

Cả hai vợ chồng đều ký đơn thỉnh nguyện. Cô Daniela nói rằng chữ ký thể hiện sự ủng hộ của họ: “Chúng tôi không muốn mọi người phải tiếp tục chịu đựng đau khổ nữa.”

Cô Gwendylin Nguyễn và cô Jaylyn Rodriguez, học sinh trung học tốt nghiệp trường Arizona, cũng dừng lại để xem cuộc triển lãm.

“Cuộc triển lãm thật xúc động, rất bổ ích, và vô cùng quan trọng”, cô Gwendilin bày tỏ. Cô tự giới thiệu mình là người gốc Việt và Trung Quốc, ở nhà, cô đã nghe nói về những điều xảy ra ở Trung Quốc và rằng những người phản đối chính phủ đều bị ĐCSTQ bắt giữ. Sau khi xem triển lãm và biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, cô cho hay cô có thể liên hệ những sự việc này lại với nhau.

Cô Jaylyn nhận xét việc tổ chức triển lãm trong công viên “thực sự rất tốt đẹp”. Cô cũng cho hay cô muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công và cuộc bức hại của ĐCSTQ sau khi trở về nhà.

Anh Kema Kojah, một cư dân San Diego, và em gái của anh, cô Michelle Kojah đưa con của họ đi dạo trong công viên. Cả hai đều ấn tượng với cuộc triển lãm.

Anh Kema cho biết: “Thông qua cuộc Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn này, tôi biết người dân Trung Quốc đã trải qua những gì dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Thật là mở rộng tầm mắt bởi rất nhiều người không hề biết điều gì đang thực sự xảy ra ở Trung Quốc và người dân ở đó phải chịu đựng những gì.”

Anh Kema cho hay anh có biết đôi điều về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với người Trung Quốc. “Tôi biết việc phong tỏa người dân trong thời kỳ dịch bệnh, chính sách một con hồi trước, và nạn thu hoạch nội tạng sống [từ các học viên Pháp Luân Công], v.v… Tôi đã biết những điều này trong hơn 20 năm qua, [ĐCSTQ] vô cùng tàn ác! Tôi đã đề cập rất nhiều về những vấn đề này trên kênh xã hội của mình.”

Hai anh em đều nói họ rất thích triển lãm và cảm ơn các học viên Pháp Luân Công vì đã dùng hình thức này để nâng cao nhận thức cho mọi người về cuộc bức hại. “Các bức họa thật đẹp và vô cùng cảm động”, cô Michelle nhận xét, “ Dùng hình thức nghệ thuật để lột tả nỗi đau của con người, đây là cách rất hay và cũng là cách hiệu quả để nâng cao nhận thức của cộng đồng.”

Một phụ nữ cao tuổi chăm chú ngắm nhìn hết bức tranh này đến bức tranh khác và cho biết mỗi bức tranh đều khiến bà rơi lệ.

Sau khi xem tranh, một y tá nhận tờ báo cáo về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ và cho biết cô sẽ cho các đồng nghiệp của mình xem.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/27/479106.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/1/218834.html

Đăng ngày 03-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post San Diego: Triển lãm Nghệ thuật Pháp Luân Đại Pháp tại công viên Balboa first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Colombia: “Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” lay động trái tim cư dân hai thành phốhttps://vn.minghui.org/news/265911-colombia-nghe-thuat-chan-thien-nhan-lay-dong-trai-tim-cu-dan-hai-thanh-pho.htmlThu, 16 May 2024 09:27:44 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=265911[MINH HUỆ 07-05-2024] Triển lãm Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) đã diễn ra tại hai địa điểm ở Colombia từ ngày 24 tháng 3 năm 2024 đến ngày 20 tháng 4 năm 2024. Thị trấn nhỏ Sáchica và thành phố Medellín có vinh […]

The post Colombia: “Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” lay động trái tim cư dân hai thành phố first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Colombia

[MINH HUỆ 07-05-2024] Triển lãm Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) đã diễn ra tại hai địa điểm ở Colombia từ ngày 24 tháng 3 năm 2024 đến ngày 20 tháng 4 năm 2024. Thị trấn nhỏ Sáchica và thành phố Medellín có vinh dự được tổ chức triển lãm đã làm lay động trái tim hàng nghìn người Colombia trong nhiều năm qua.

Triển lãm tại Sáchica được Thị trưởng chào đón

Sáchica là một ngôi làng nhỏ nằm ở Boyacá, một tỉnh ở trung tâm đất nước cách thủ đô Bogotá khoảng 200 km về phía Bắc. Với dân số khoảng 4.000 người, nơi đây thuộc về một khu vực có nền tảng tôn giáo sâu sắc và thu hút rất nhiều khách du lịch.

Triển lãm nghệ thuật Chân–Thiện–Nhẫn được các học viên Pháp Luân Đại Pháp địa phương tổ chức từ ngày 24 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 tại Nhà Văn hóa địa phương. Sự kiện có sự tham gia của hơn 2.000 khách tham quan, trong đó có cả người dân địa phương và khách du lịch. Họ có cơ hội tìm hiểu về môn tu luyện Pháp Luân Công và cuộc bức hại đối với pháp môn do chính quyền cộng sản Trung Quốc tiến hành từ năm 1999.

Các học viên hướng dẫn các vị khách tham quan triển lãm và giải thích bối cảnh của từng bức tranh. Họ cũng chia sẻ các tài liệu có thông tin về các điểm luyện công cho những người muốn tìm hiểu thêm về việc thực hành Pháp Luân Đại Pháp.

Kỹ sư David Amado, thị trưởng Sáchica, đã chấn động trước những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và cho hay ông không hề biết gì về điều đó. Ông bày tỏ lòng biết ơn bởi thông qua triển lãm, cả người dân và khách du lịch đã biết đến hiện trạng tồi tệ này.

d581e1b34a3928653a7724f3e25e0d0f.jpg

Thị trưởng Sáchica, ông David Amado, cắt băng khai mạc triển lãm.

Ông bị sốc trước cách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các học viên làm nguồn chính cho hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Ông cho biết: “Đó là một điều gì đó đáng sợ và rất khó hiểu vì ở đây tất cả chúng tôi đều tôn trọng tâm linh và niềm tin vào Chúa”.

Cuối bài phát biểu, ông cho hay ông rất biết ơn sự hiện diện của cuộc triển lãm tại thị trấn Sáchica, làm nổi bật vẻ đẹp của các tác phẩm và tính chất siêu việt trong chủ đề của chúng. Ông khích lệ các thị trưởng của các thành phố xung quanh chào đón triển lãm và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông tin cho người dân về cuộc bức hại này.

Các nhà giáo dục tìm thấy giá trị và thông điệp trong các tác phẩm nghệ thuật

Một số nhà giáo dục cũng đã xem cuộc triển lãm ở Sáchica và ca ngợi chủ đề tâm linh trong nhiều bức tranh.

993667d057171bcbf184ea1ffdcf1229.jpg

Mary Trujillo

Bà Mary Trujillo là giáo sư hóa học tại Đại học Quốc gia Colombia, (trường đại học lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Colombia). Với niềm yêu thích nghệ thuật và hội họa, bà đã tìm được con đường tâm linh khi tham dự triển lãm. Bà rất ngạc nhiên khi thấy những người có đức tin như các học viên Pháp Luân Đại Pháp lại bị bức hại ở Trung Quốc.

Bức tranh có tựa đề “Học viên Đại Pháp bị cầm tù” đã khiến bà cảm động vì lòng dũng cảm của người học viên này, bất chấp mọi tác động dữ dội bên ngoài, người học viên vẫn có thể giữ được sự điềm tĩnh trong nội tâm.

f2404a79e3295ed77129a7c2aba715df.jpg

Nhà giáo dục César García

Ông Cesar Gustavo García Páez, nhà điêu khắc, nhà giáo dục nghệ thuật và nhà phê bình nghệ thuật, cho rằng triển lãm là một triển lãm nghệ thuật đích thực, cả về hình thức lẫn nội dung, và thể hiện niềm tin tâm linh thông qua nghệ thuật hiện thực. Ông rất ấn tượng với bức tranh có tựa đề “Học viên Đại Pháp bị cầm tù”, phản ánh sự tàn ác của chính quyền Trung Quốc. Ông cảm ơn cuộc triển lãm đã mang đến những kiến ​​thức quan trọng về cuộc bức hại cho người dân địa phương.

ca94d1e9398348b4a5061a4d0f63d7bf.jpg

Học sinh Cơ sở giáo dục Thế hệ Mới (New Generation) lắng nghe thuyết minh về các tác phẩm

Một số trường học và cơ sở giáo dục cũng đã đến tham quan triển lãm, trong đó có Trường Montessori và Cơ sở giáo dục New Generation.

Khách tham quan triển lãm bày tỏ sự đồng cảm với các học viên Pháp Luân Đại Pháp

Đối với nhiều du khách, đây là lần đầu tiên họ biết đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với những người theo tín ngưỡng này. Họ thấy cuộc triển lãm có nhiều thông tin hữu ích và bày tỏ sự cảm thông đối với các học viên đang bị chính quyền của họ ngược đãi.

fdc8bf45a9a57742a1d441871a88a643.jpg

Diana Consuelo (bên trái) và anh Leonardo Moreno (bên phải)

Cô Diana Consuelo Isaza Cortés là một nhà hóa dược và anh Leonardo Moreno là một nhà tâm lý học giảng dạy tại một trường đại học. Họ rất cảm động vì cuộc triển lãm đã giúp họ thấy được sự biến đổi xã hội ở Trung Quốc, từ cuộc cách mạng cộng sản cho đến ngày nay, đã ảnh hưởng đến việc thực hành tâm linh như thế nào.

Họ hoàn toàn không biết gì đến cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Cô Consuelo chia sẻ: “Bức tranh ‘Pháo đài’ đã thức tỉnh lương tâm của tôi vì đã thể hiện những phương cách mà ĐCSTQ sử dụng để đàn áp đức tin của các học viên Pháp Luân Công.”

Hai khách tham quan, anh Omar và cô Yolanda, để lại lời cảm nghĩ để cảm ơn ban tổ chức trong sổ lưu bút của triển lãm.

“Cuộc triển lãm tuyệt vời này phản ánh và nêu bật sự tàn ác và nỗi thống khổ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây ra cho người dân của nó cũng như người dân ở các quốc gia khác trên trái đất. Cảm ơn các bạn đã mở rộng tầm mắt cho rất nhiều tình huống mà chúng tôi bỏ qua, và bằng cách nâng cao nhận thức, chúng tôi có công cụ để bảo vệ rất nhiều người vô tội đã bị tra tấn và sát hại.”

8a6d89995539653b085bf6a5fea04fcb.jpg

Elise Susan

Cô Elise Susan Inos, một y tá ở Boston, đang đến thăm Colombia trong kỳ nghỉ của mình. Cô khẳng định mỗi bức tranh đều truyền tải một hiện thực tâm linh. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói đến môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và cô thấy đây là một pháp môn thiền định “rất trọng yếu” và “rất tốt”.

e970fb65145f9716a3a720f1bc616fce.jpg

Nhóm cảnh sát trẻ trân trọng cơ hội được tham quan triển lãm.

49aa47cc4305052393a4247956a790a8.jpg

b9045584f1de8ebf4c193923dda0f740.jpgbeb0af91b5adb66df27e41ebac015585.jpg

717c1378d4296e21f0b7b9fda337cbae.jpg

Du khách đánh giá cao triển lãm.

Sinh viên đại học bày tỏ sự ngưỡng mộ trong triển lãm ở Medellín

95685db42e001bb3006890e9ab0cb66c.jpg

685faaf981f69de4e6e90488ff35dad1.jpg

Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn được tổ chức tại Đại học Hợp tác Colombia, Cơ sở Medellín, từ ngày 1 – 20 tháng 4 năm 2024.

Medellín là thành phố quan trọng thứ hai ở Colombia và được coi là thủ đô công nghiệp và thương mại của đất nước. Đại học Hợp tác có mặt tại 117 thành phố và có đến 36.000 sinh viên trên khắp Colombia. Trong thời gian triển lãm, đã có khoảng 2.500 người tham dự, trong đó phần lớn là sinh viên và cán bộ giảng dạy.

Nhiều người ngạc nhiên khi biết đến cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu, vì ở Colombia, quyền tự do tôn giáo được pháp luật bảo vệ.

Cô Maria Camila Arias, một sinh viên y khoa, cho biết cuộc triển lãm rất chân thực và mạnh mẽ, bởi nó cho thấy một thực tế mà ít người biết đến ở môi trường của cô.

Tác phẩm khiến cô chú ý nhất là “Đến vì bạn”. Cô cho biết: “Tôi cảm thấy tác phẩm này là tác phẩm phản ánh rõ nhất mục đích mà họ hướng tới, cũng như thế giới quan về tôn giáo của họ.” Theo quan điểm của cô, tác phẩm này toát lên lòng từ bi mà các học viên thể hiện đối với mọi người.

Về cuộc bức hại, cô cho hay cô cảm thấy buồn khi chính phủ Trung Quốc phát động cuộc bức hại chà đạp lên quyền cơ bản của con người, “nếu người ta đặt mạng sống lên trên hết thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản biết mấy”.

Anh Julian Camilo Mondragón, một sinh viên tâm lý học, nói rằng bức tranh “Nỗi đau của một cô nhi” khiến anh vô cùng chấn động, bởi anh cảm nhận được nỗi buồn trên vẻ mặt của đứa trẻ mồ côi mất cha mẹ vì cuộc bức hại mà bức tranh truyền tải.

Anh Alejandro Yarce, một sinh viên kỹ thuật phần mềm, đã rất ấn tượng khi biết nhiều tác phẩm mô tả những sự việc rất bi thảm, nhưng mặc dù vậy, người ta vẫn có thể nhìn thấy một tia sáng chiếu toàn bộ khung cảnh, làm tiêu tan phần nào bi kịch đó.

Anh rất cảm động trước bức tranh “Cưỡng bức thu hoạch nội tạng” bởi vì “mặc dù là một trong những bức tranh có bối cảnh đẫm máu nhưng lại có một bác sỹ với khuôn mặt đau buồn, như đang ăn năn, phản ánh rằng giữa mọi sự u ám, ông vẫn có sự đồng cảm và nhân văn.”

Cuối cùng, anh nói rằng thật đáng buồn khi bị ngược đãi vì lý tưởng của mình, và người ta cần phải rất dũng cảm, cho dù có rất nhiều điều xấu xa nhưng vẫn kiên định với những lý tưởng đó và vẫn tôn trọng chúng, tất cả những điều đó đều rất đáng ngưỡng mộ.

Trước khi ra về, anh Sharon Betancur, anh Juan Carlos Loaiza và cô Katherin Guzmán, các sinh viên tâm lý học, đã chọn chụp ảnh trước tác phẩm “Cưỡng bức thu hoạch nội tạng”, bởi vì đối với họ đây là tác phẩm thuộc chủ đề tàn bạo gây tranh cãi nhất nhưng lại mang tính hiện thực sâu sắc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/7/476275.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/11/217127.html

Đăng ngày 16-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Colombia: “Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” lay động trái tim cư dân hai thành phố first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Kempten, Đức: Sự thật về Pháp Luân Đại Pháp xúc động trái tim của du khách tham quan triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫnhttps://vn.minghui.org/news/263552-kempten-duc-su-that-ve-phap-luan-dai-phap-xuc-dong-trai-tim-cua-du-khach-tham-quan-trien-lam-nghe-thuat-chan-thien-nhan.htmlMon, 15 Apr 2024 13:10:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263552[MINH HUỆ 07-04-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đức đã tổ chức Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn kéo dài một tuần tại dinh thự Hofgartensaal der Fürstäbtlichen Residenz ở Kempten, Đức, bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm […]

The post Kempten, Đức: Sự thật về Pháp Luân Đại Pháp xúc động trái tim của du khách tham quan triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức

[MINH HUỆ 07-04-2024] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đức đã tổ chức Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn kéo dài một tuần tại dinh thự Hofgartensaal der Fürstäbtlichen Residenz ở Kempten, Đức, bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm 2024.

46 bức tranh thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và tinh thần bất khuất của các học viên trước cuộc bức hại tàn khốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng như sự kiên định vào đức tin của họ. Nhiều vị khách đã rất chấn động khi xem các bức tranh và còn giới thiệu triển lãm cho bạn bè và người thân của họ. Một số khách tham quan đã cảm động đến rơi lệ.

80b5732b0c850342dde790a697db832a.jpg

c002f88458ca6a25daa877153eca1ce1.jpg

Các vị khách thuộc giới chính trị, kinh doanh và văn hóa đã được mời tham dự lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.

b92e967ded91488b0b891084dad45db4.jpg

Tờ Die Allgäuer Zeitung đưa tin trong ấn bản đặc biệt ngày 6 tháng 3 về Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn sắp diễn ra.

Kempten, nằm ở chân phía Bắc của dãy Alps, là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Đức. Đây là trung tâm chính trị, hành chính và thương mại của vùng Allgäu. Fürstäbtliche Residenz (Cung điện Hoàng tử), nơi diễn ra triển lãm, từng là một tu viện vào những năm 750. Hội trường có diện tích 450 mét vuông và trông rộng rãi hơn nhờ mái vòm theo phong cách châu Âu. Những bức tranh được trưng bày trên bức tường trắng khiến khán phòng tràn ngập bầu không khí trang nghiêm và tĩnh lặng.

Allgäu được gọi là Allgovia và nằm ở vùng Swabia của miền Nam nước Đức.

Trong ấn bản đặc biệt ngày 6 tháng 3, tờ báo địa phương Die Allgäuer Zeitung đã đưa tin về cuộc triển lãm sắp diễn ra. Các vị khách đến từ giới chính trị, kinh doanh và văn hóa đã tham dự lễ khai mạc triển lãm vào ngày 9 tháng 3 năm 2024.

Du khách cảm động: “Sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và hàm ý của các bức tranh”

Nhiều người nhận thấy những bức vẽ tại triển lãm có sức hấp dẫn sâu sắc. Một du khách đã đến xem triển lãm tới ba lần. Một số người còn giới thiệu cuộc triển lãm cho gia đình và bạn bè của họ. Cuốn sổ lưu bút ngập tràn những bình luận tích cực, chẳng hạn như “Một cuộc triển lãm rung động trái tim – những bức tranh thật tuyệt vời”.

8d69861b21b3582e4e5c93ed9156e966.jpg

Cặp vợ chồng trẻ này cảm ơn các học viên đã giải thích các bức tranh cho họ. Họ ca ngợi triển lãm là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và hàm ý.

Các học viên kể những câu chuyện đằng sau mỗi bức tranh cho du khách. Sau khi nghe thuyết minh, một cặp vợ chồng trẻ đã viết vào sổ lưu niệm: “Đây là một cuộc triển lãm khó quên. Nó đạt được sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và hàm nghĩa theo cách mà tôi chưa từng trải nghiệm trước đây! Từ tận đáy lòng, tôi cảm ơn các bạn vì đã giải thích những bức tranh một cách sâu sắc qua những thuật ngữ đơn giản. Điều đó đã mở mang tâm trí tôi.”

Bà Elisabeth Schenk đã đến thăm triển lãm nhiều lần và ở lại rất lâu. Cô Manuel Bühler và cô Elfriede Hörmann đến từ Kempten chăm chú lắng nghe các học viên thuyết minh những câu chuyện đằng sau mỗi bức tranh. Sau khi tham quan triển lãm, cô Hörmann cho biết: “Tôi cảm thấy mình nhận được năng lượng rất tốt”

05e2581511bf4a68ced49d3ce0f8f788.jpg

Bé Josefine, 6 tuổi, chụp ảnh bên cạnh bức tranh yêu thích của mình. Cô bé cảm thấy vị Thần này đẹp đến khó tin.

946a2ab266ef22ea600167bf84ce16ff.jpg

Cô gái trẻ trong ảnh viết vào sổ lưu bút: “Triển lãm rất đẹp. Ý nghĩa của các bức tranh được thể hiện chi tiết, giúp mọi người hiểu được Pháp Luân Đại Pháp và lịch sử Trung Quốc.”

Người dân biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ tại Triển lãm

Sau khi xem bức tranh “Một bi kịch ở Trung Quốc”, một cô gái trẻ nói với một học viên: “Thật là một thảm kịch không thể tin được khi một điều như vậy [cuộc bức hại và việc tra tấn các học viên] lại đang tồn tại trên thế giới!”

50a59aa256a746309407b088953ce269.jpg

Cô gái trẻ chụp ảnh bên bức tranh yêu thích của mình mang tên ‘Hòa tan trong Pháp’. Cô cho hay các chi tiết của bức tranh thật thu hút.

Cô quan sát bức tranh này một cách cẩn thận và cho biết mọi chi tiết đều ăn khớp với nhau và làm tôn lên chủ đề chính, qua đó cô thấy được kỹ năng vượt trội của người họa sỹ. Cô nhận xét: “Nó giống như một bức ảnh vậy.” Cô còn cho hay bức ‘Hòa tan trong Pháp’ là tác phẩm mà cô yêu thích nhất, “bởi vì mọi chi tiết được mô tả trong bức tranh này đều thu hút tôi.” Cô nói: “Tôi có thể dành vài giờ liền để thưởng thức bức tranh này”.

Cảm động trước những bức tranh, mọi người đã mua sách Chuyển Pháp Luân

2acac5992ec27270392c165cb5632fe4.jpg

Bà Ursula và ông Anton đến từ Kempten

Bà Ursula và ông Anton, một cặp vợ chồng đến từ Kempten, đã xem xét cẩn thận mỗi bức tranh và đánh giá cao từng nét vẽ trong khi lắng nghe các học viên thuyết minh về hàm nghĩa của mỗi tác phẩm.

Ngay từ bức tranh đầu tiên, ông Anton đã cảm kích trước những gì mình nhìn thấy và không khỏi rơi nước mắt. Ông cho hay ông cảm động nhất trước bức ‘Phiêu bạt khắp nơi’. Bức tranh mô tả câu chuyện về một cô gái trẻ bị buộc phải rời bỏ nhà và phiêu bạt hết nơi này đến nơi khác để tránh bị bức hại. Vì kiệt sức trên đường, cô gái ngủ thiếp đi nhưng vẫn ôm chặt cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, trước ngực. Một thiên thần đến bên cạnh cô khi cô đang ngủ.

Sau khi xem xong triển lãm, ông Anton rất quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp và đã mua cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

172695591da946477aa4ae9e4b022c46.jpg

Anh Gabriel Kamerla đã mua cuốn sách Chuyển Pháp Luân sau khi xem triển lãm.

Anh Gabriel Kamerla nói với một học viên trong lúc xem tranh rằng anh chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp nhưng bấy lâu nay anh đang tìm kiếm con đường để chỉ dẫn cho mình. Sau khi nghe người học viên giải thích về các bức tranh, anh đã mua cuốn sách Chuyển Pháp Luân và cho hay anh muốn đến thăm triển lãm lần nữa.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/7/474975.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/9/216520.html

Đăng ngày 15-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Kempten, Đức: Sự thật về Pháp Luân Đại Pháp xúc động trái tim của du khách tham quan triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn khiến người xem xúc độnghttps://vn.minghui.org/news/262359-tho-nhi-ky-trien-lam-nghe-thuat-chan-thien-nhan-khien-nguoi-xem-xuc-dong.htmlMon, 04 Mar 2024 13:44:22 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262359[MINH HUỆ 02-03-2024] Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Yunus Emre ở Bakırköy, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 16 đến 25 tháng 2 năm 2024. Khách tham quan xem các […]

The post Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn khiến người xem xúc động first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ

[MINH HUỆ 02-03-2024] Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Yunus Emre ở Bakırköy, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 16 đến 25 tháng 2 năm 2024.

aefce4ee5ba01b9f4897a5855dfaa03c.jpg
Khách tham quan xem các tác phẩm nghệ thuật.

1843bc9ff2a6abf730e309551f13c2e8.jpg
Cô Janset.

Sau khi lắng nghe những câu chuyện đằng sau mỗi bức tranh, nữ diễn viên Janset bày tỏ: “Chúng ta đang chờ đợi [Thượng đế] xuống cứu chúng ta. Chân-Thiện-Nhẫn thật tuyệt vời. Những bức tranh này rất đẹp. Cái ác dường như đang thắng thế, nhưng công lý rồi sẽ chiến thắng. Điều tốt lành sẽ đến một cách từ từ, lặng lẽ, cùng với sự thiện lương. Đôi khi cái ác dường như chiếm ưu thế hơn, nhưng thực ra không phải vậy.”

“Đây là thời điểm thích hợp để kể những câu chuyện có thật. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Cảm ơn các bạn rất nhiều!”, cô nói.

Tôi muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Cô Aygen Menekşe, một giáo viên mầm non, cho biết: “Đây là một cuộc triển lãm ấn tượng. Tôi đã tìm hiểu về thiền định trong một thời gian dài và tôi thấy được truyền cảm hứng khi ở đây. Tôi muốn trở thành một thành viên của gia đình này”.

3def81ac7258388a03f2e06d8dbca776.jpg
Anh Kemal Doğulu xem các bức tranh.

Anh Kemal Doğulu, một nhà thiết kế thời trang, ca sỹ, và giám đốc nghệ thuật, cho biết: “Triển lãm nghệ thuật này thể hiện cuộc xung đột giữa thiện và ác. Tất cả các tác phẩm phản ánh thực trạng ngày nay. Tôi thích phong cách kết hợp này của họ và chúng trông rất đẹp.”

Anh cho hay anh thích nhất bức tranh “Công lý”, cho thấy những kẻ hành ác sẽ bị chúng Thần trừng phạt như thế nào.

“Tôi hy vọng cuộc bức hại có thể chấm dứt”

88ae13e97edf054068dc9a8e6a319116.jpg
Cô Altun Bulut.

Cô Altun Bulut, làm việc trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, cho biết: “Khi tôi quan sát các bức tranh, tôi thấy rằng các linh hồn đang đau khổ. Tuy nhiên, hàm chứa trong đó không chỉ là nỗi đau, chúng còn cho thấy sự thật”.

5992e44fa2bb3aa71c73216ea5aad9c9.jpg
Cô Tuğba Güldamar Coşkun và em Azra Coşkun.

Cô Tuğba Güldamar Coşkun, một bác sỹ thú y, và em Azra Coşkun đã xúc động đến rơi lệ khi họ chiêm ngưỡng các bức tranh. Họ nói rằng các bức tranh về cuộc bức hại khiến họ cảm thấy đau lòng – họ muốn thế giới được hòa bình.

9af0b635d66c06318847e84bffab2f8a.jpg
Bà Özlem.

Bà Özlem tốt nghiệp ngành báo chí và từng là tổng giám đốc của một công ty Đức. Bà cho biết: “Tôi rất quan tâm đến nghệ thuật, và cuộc triển lãm này đã gây ấn tượng mạnh với tôi, khiến mắt tôi đẫm lệ. Bất cứ nơi nào có con người, nơi đó sẽ có áp bức. Tôi hy vọng cuộc bức hại này có thể chấm dứt. Tôi tin rằng ai đó sẽ cứu thế giới, và tôi chưa bao giờ tuyệt vọng”.

Sau đó, bà đã mời hai người thân của mình đi xem triển lãm. Họ cũng rất ấn tượng.

Cảm nhận được năng lượng tích cực

Một giáo viên Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Ngay khi vừa bước vào phòng triển lãm, tôi đã cảm thấy tràn đầy năng lượng rồi. Cảm giác khi ở đây thật tuyệt”. Một học viên nói cho ông biết việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại những người tốt như thế nào. Người giáo viên nhận định: “Cuộc bức hại này là một thử thách cho những tâm hồn cao đẹp. Vẻ đẹp từ bản chất khiến cho người đó có một tâm hồn vĩ đại. Với tinh thần như vậy, người đó sẽ có sức mạnh để đối mặt với thử thách này. Người đó có thể vượt qua khảo nghiệm này để đề cao cảnh giới của mình.”

Ông Sinan Karataş, đã nghỉ hưu, cho biết : “Đây là một cuộc triển lãm rất ý nghĩa. Ở Trung Quốc lúc nào cũng có bức hại.” Còn vợ ông, bà Inci Karatas, nói: “Tôi rất mong các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc sớm được tự do. Tôi ủng hộ những nỗ lực của các bạn trong việc phơi bày cuộc bức hại. Chúc các bạn mọi điều tốt đẹp nhất”.

Con người cần Chân-Thiện-Nhẫn

687de3c08460a0e161ca04ae7231a6ea.jpg
Ông Kazim.

Ông Kazim cho biết : “Tôi nghĩ triển lãm này rất có ý nghĩa. Tôi không định đến đây. Khi tôi trông thấy triển lãm, tôi đã chụp một bức ảnh áp phích quảng cáo và gửi nó cho anh trai tôi. Rồi tôi đọc những lời chú thích của những tác phẩm này, tôi đã kinh ngạc. Từ trong thâm tâm, tôi cảm thấy rằng con người cần Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi thấy rất hạnh phúc và hài lòng”.

16e121e80fb3bc680ced488f763f4d26.jpg
Anh Barış

Anh Barış, một bác sỹ đang theo học tiến sỹ Y khoa ngành nhân chủng học, cho biết: “Ngoại giới cần lắng nghe thông tin về cuộc bức hại này. Thông tin đã bị xã hội độc tài phong bế cần phải được công bố. Toàn thế giới cần phải ý thức được vấn đề này. Mọi người phải nhận ra rằng, xét cho cùng, phải chịu thống khổ chính là những người này. Cho dù đức tin của họ là gì, họ cũng đều là con người. Không có lý do gì khiến người ta phải chịu đựng thống khổ như vậy”.

Anh Barış cho biết anh ấn tượng nhất với bức tranh miêu tả sự tàn bạo của cuộc bức hại và sự tường hòa của các học viên khi họ đối mặt với nó.

6269948e575639f490d7f7382bdc5f0e.jpg
Ông Asım Doğan, nhà nghiên cứu và nhà văn.

Ông Asım Doğan từng sống tại Trung Quốc trong 20 năm, và hiện đang nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc. Ông nói với các học viên: “Những bức tranh này có ý nghĩa sâu sắc. Chúc các bạn thành công. Xin cảm ơn”.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và vì sao bị ĐCSTQ bức hại?

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người sau khi noi theo những lời dạy dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đã có những chuyển biến tích cực cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng rộng của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ, do đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh tiêu diệt môn tu luyện này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền lực vượt trên ngành an ninh và tư pháp, với chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Trang Minghui.org xác nhận rằng, 24 năm qua đã có hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết. Con số tử vong thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều, hơn nữa, số học viên bị cầm tù và tra tấn chỉ vì kiên định tu luyện là không thể kể hết.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại để thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam cầm làm nguồn cung cho ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/2/473807.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/3/216077.html

Đăng ngày 04-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn khiến người xem xúc động first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
San Diego, California: Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại qua Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫnhttps://vn.minghui.org/news/262357-san-diego-california-nang-cao-nhan-thuc-ve-cuoc-buc-hai-qua-trien-lam-quoc-te-nghe-thuat-chan-thien-nhan.htmlMon, 04 Mar 2024 13:43:36 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262357[MINH HUỆ 28-02-2024] Ngày 24 tháng 2 năm 2024, các học viên ở San Diego, California, đã trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) tại Công viên Balboa. Họ cũng trình […]

The post San Diego, California: Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại qua Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại San Diego

[MINH HUỆ 28-02-2024] Ngày 24 tháng 2 năm 2024, các học viên ở San Diego, California, đã trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) tại Công viên Balboa. Họ cũng trình diễn các bài công pháp và nói với mọi người Pháp Luân Đại Pháp là gì và việc các học viên ở Trung Quốc đã bị bức hại ra sao chỉ vì tín ngưỡng của họ.

d06587224167f81057a049a4f156d26a.jpg
2a048d073b9f904e376fe029e279692f.jpg
b9550e728b49fa404e5d31fe52a1e1df.jpg
Các tác phẩm nghệ thuật của Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được trưng bày tại Công viên Balboa vào ngày 24 tháng 2

a038354c0b6f32a6481dc2fa690d228e.jpg
Một số người qua đường học các động tác luyện công

Thiện lương và can đảm

Buổi triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật do các học viên trên khắp thế giới sáng tác. Những bức tranh thể hiện tinh thần quyết tâm của các học viên trong việc bảo vệ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn bất chấp cuộc bức hại suốt 24 năm qua của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Các học viên đã hướng dẫn khách tham quan qua từng tác phẩm, giải thích các chủ đề và giới thiệu bối cảnh của mỗi bức tranh. Đối với những người quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, các học viên đã đưa cho họ những cuốn sách nhỏ giới thiệu về môn tu luyện, và trả lời các câu hỏi của họ.

Nhiều vị khách cho hay họ rất ấn tượng với tấm lòng thiện lương và can đảm của các học viên, và thật tuyệt vời khi các học viên tiếp tục cố gắng để trở thành những người tốt hơn bất chấp nghịch cảnh. Họ rất cảm kích khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao như vậy, và một số người quan tâm đến việc học cách tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Luật sư: khi vẫn còn người không có nhân quyền, thì không ai có nhân quyền cả

Luật sư nhân quyền Jessica Flavius cho biết, khi bà đang học ngành luật ở Boston, Massachusetts, bà đã nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc trong một diễn đàn nhân quyền, và triển lãm này đã giúp bà hiểu rõ hơn về tình hình thực tế.

Bà cho hay, là một luật sư, bà thường gặp nhiều trường hợp cá nhân làm điều xấu và làm hại người khác. Nhưng những gì đang xảy ra ở Trung Quốc thì khác hẳn, bởi một quốc gia đang dùng nguồn lực của nó để đàn áp một nhóm người bằng cách sử dụng quyền lực để tạo ra các chiến dịch tuyên truyền rộng khắp. Bà cho rằng việc ĐCSTQ giam giữ các học viên, sử dụng họ làm lao động khổ sai, và thậm chí giết họ để lấy nội tạng để kiếm lời thật kinh hoàng.

Bà Flavius lưu ý rằng, hôm nay ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp, thì ngày mai nó có thể bức hại một nhóm khác nếu hệ tư tưởng của nhóm đó bất đồng với hệ tư tưởng của chế độ này. Rất ít người nhận ra hậu quả của điều này nhưng đó là cách mà hết nhóm người này đến nhóm người khác có thể mất nhân quyền. Điều đáng lo ngại nhất là, khi vẫn còn người không có nhân quyền, thì không ai có nhân quyền cả.

Khi bà cảm ơn các học viên đã tổ chức sự kiện nhằm nâng cao nhận thức này, bà đã khen ngợi sự chân thành của họ và đồng ý rằng nên có nhiều người hơn nữa chú ý đến vấn đề nghiêm trọng này. Bà nghĩ rằng các tác phẩm nghệ thuật của triển lãm sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình hình thực tế ở Trung Quốc.

Qua triển lãm này, con trai bà, anh Joe, đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Anh rất ấn tượng bởi cách các tác phẩm nghệ thuật mô tả sống động những gì đang diễn ra ở Trung Quốc và chia sẻ rằng anh cảm nhận được mối liên hệ trực tiếp với cuộc sống của chúng ta ở đây.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/28/473710.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/29/216045.html

Đăng ngày 04-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post San Diego, California: Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại qua Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ấn Độ: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn làm lay động lòng người đến từ mọi giai tầng xã hộihttps://vn.minghui.org/news/260151-an-do-trien-lam-nghe-thuat-chan-thien-nhan-lam-lay-dong-long-nguoi-den-tu-moi-giai-tang-xa-hoi.htmlSat, 10 Feb 2024 14:24:30 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=260151[MINH HUỆ 05-02-2024] Pragati Maidan là trung tâm hội nghị nổi tiếng ở New Delhi, và cũng là một địa điểm thu hút rất đông khách du lịch. Từ ngày 19 tới ngày 21 tháng 1 năm 2024, các bức tranh trong […]

The post Ấn Độ: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn làm lay động lòng người đến từ mọi giai tầng xã hội first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 05-02-2024] Pragati Maidan là trung tâm hội nghị nổi tiếng ở New Delhi, và cũng là một địa điểm thu hút rất đông khách du lịch. Từ ngày 19 tới ngày 21 tháng 1 năm 2024, các bức tranh trong bộ sưu tập Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã được trưng bày tại gian triển lãm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong Triển lãm Nghệ thuật HAAT ở Pragati Maidan.

Triển lãm Nghệ thuật HAAT, diễn ra ở một số thành phố lớn của Ấn Độ, là triển lãm mỹ thuật thường niên lớn nhất của đất nước này. Triển lãm trưng bày các tác phẩm của hơn 3000 nghệ sĩ đại diện cho tất các loại phương tiện truyền thông và đã thu hút hơn 10.000 khách tham quan. Tác phẩm nghệ thuật của các chuyên gia nổi tiếng như bác sĩ, diễn viên, và ca sĩ cũng được trưng bày, và những người nổi tiếng này cũng biểu diễn trực tiếp tại sự kiện. Trước đó, các học viên cũng đã tổ chức một gian triển lãm ở Mumbai.

5f397d1b8d00200c8311154a742b8957.jpg

02257eee7346d4e55ef84f7b9eb9fd05.jpg

Các học viên trưng bày các tác phẩm trong bộ sưu tập Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại Triển lãm nghệ thuật HAAT ở New Delhi.

83f8196b3beb545c43f7500fc40d28f7.jpg

6e32b8e96480af68610479b2b9d2b46f.jpg

4ca2cf5765f934a1daea00ca4955e7b1.jpg

01cbff61bd6f798772c6389e8c32eb24.jpg

Các học viên kể cho khách tham quan về các câu chuyện phía sau mỗi bức tranh.

Truyền thông địa phương đưa tin về triển lãm

Gian triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn trưng bày 14 bức tranh do các học viên Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) trên khắp thế giới sáng tác. Những tác phẩm nghệ thuật này miêu tả dũng khí và tâm từ bi của các học viên khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đức tin của họ từ năm 1999.

Vào ngày 21 tháng 1, Delhi News, một tờ báo tiếng Anh địa phương, đã đăng tải một bài viết chuyên đề về triển lãm dưới tiêu đề: “Pháp Luân Đại Pháp: Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn”. The News Wallet, một tờ tuần báo, cũng đưa tin về các tác phẩm trong triển lãm.

5dc967e93a0134fde229f5ff279a4a9d.jpg

Delhi News đăng một bài viết về triển lãm với tựa đề “Pháp Luân Đại Pháp: Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn” (Ảnh được sự cho phép của Delhi News)

9947a5b3fa8338a8641c2896f5a1e14d.jpg

Tờ News Wallet đưa tin về triển lãm (Ảnh được sự cho phép của News Wallet).

Các học viên hướng dẫn khách tham quan chiêm ngưỡng các tác phẩm và giới thiệu câu chuyện phía sau mỗi bức tranh cho họ. Những ai muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp sẽ được cung cấp tài liệu thông tin. Nhiều khách tham quan đã vui vẻ nhận hoa sen mà các học viên tặng để ghi nhớ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.

Công chúng đã có ấn tượng sâu sắc về sự kháng nghị ôn hòa của các học viên trong cuộc bức hại suốt 24 năm qua. Họ khen ngợi chất lượng của các bức tranh và bày tỏ sự biết ơn vì có được cơ hội thưởng thức những kiệt tác như vậy ở New Delhi.

Một số người tỏ ý muốn học Pháp Luân Đại Pháp và mua các sách kinh sách được viết bằng tiếng Hindi và tiếng Anh.

Nhà báo kì cựu ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp

Ông Ram Bahadur Rai là chủ tịch Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Indira Gandhi, đồng thời là tổng biên tập của tờ Jansatta, một tờ nhật báo tiếng Hindi. Ông đã có nhiều bài viết về cuộc bức hại đang diễn ra đối với Pháp Luân Đại Pháp.

Ông rất mừng khi được xem các tác phẩm nghệ thuật về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Ông cho hay ý nghĩa tinh thần của các tác phẩm khiến công chúng lưu ý hơn tới nhiều hành vi bức hại tàn bạo mà các học viên phải đối mặt cho đến ngày nay.

c435da221333f8c8459f57328a21b534.jpg

Nhà báo kỳ cựu người Hindi Ram Bahadur Rai (bên phải), lắng nghe một viên giải thích về bối cảnh của mỗi bức tranh.

Ông cho biết: “Tôi có thể nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là một cuộc cách mạng về tâm linh. Số người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã từng vượt quá số đảng viên của đảng cộng sản. ĐCSTQ phát động cuộc bức hại này bởi lo sợ rằng sự phổ biến của môn luyện sẽ đe dọa tới quyền lực của nó”.

Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của các học viên và cho hay họ đang kêu gọi công chúng chú ý tới nỗi thống khổ của các học viên ở Trung Quốc. Ông hy vọng thông điệp của các học viên có thể được chuyển tới nhiều quốc gia hơn nữa. Ông nói: “Tôi nghĩ tất cả các quốc gia, chính phủ, và những người hoạt động vì nhân loại và nhân quyền cần nỗ lực hết sức để giúp các học viên Pháp Luân Đại Pháp có được quyền tự do thực hành tín ngưỡng”.

Dân chúng ở mọi giai tầng xã hội cảm động trước những bức tranh

Ông Vindu Dara Singh, một nam diễn viên kiêm người nổi tiếng trên truyền hình, đã hỗ trợ việc tổ chức triển lãm nghệ thuật HAAT. Ông đã một lần nữa tới thăm gian triển lãm của các học viên ở New Delhi sau lần đầu xem những tác phẩm này tại triển lãm ở Mumbai.

fddf342c0e9646094d575177b07b81a3.jpg

Diễn viên kiêm người nổi tiếng trên truyền hình Vindu Dara Singh (ở giữa, mặc áo trắng), tới thăm triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn ở New Delhi.

Ông Parvesh Sahib Singh Verma là Nghị sĩ Quốc hội đại diện cho Tây Delhi. Ông cũng là một trong những khách mời chính tại Triển lãm Nghệ thuật HAAT. Khi nhìn thấy những bức tranh, ông nói: “Tôi đã biết về cuộc bức hại này rồi.”

417bf0b11a3afb33a6827890095c41f8.jpg

Ông Parvesh Sahib Singh Verma (ở giữa), một Nghị sĩ Quốc hội, xem tranh cùng với các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Raman Trikha là diễn viên và là nhân vật nổi tiếng Bollywood. Ông đã lắng nghe một học viên giới thiệu các bức tranh và lấy tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp.

c6e889f4cc60e0f3f52d96a51077b9f1.jpg

Ông Raman Trikha (thứ hai từ trái sang) lấy một tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp trại triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.

Được truyền cảm hứng để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

Ngoài những vị khách nổi tiếng, nhiều sinh viên chuyên ngành nghệ thuật, nghệ sĩ, nhân viên, và khách tham quan ở các ngành nghề khác cũng đã tới xem tranh. Mỗi tác phẩm đều có phần giới thiệu chi tiết giải thích câu chuyện sau mỗi bức tranh. Nhiều người cho hay họ muốn được tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp và các bài công pháp.

Pulkit Anya từ Lucknow nói: “Tôi không biết cả thế giới này đang phải chịu thống khổ. Những bức tranh này thực sự rất cảm động!”

bae81bbad94eed594e1bd566abd6f568.jpg

7f69dd4c9a72c2455c4341d7120dab31.jpg

Khách tham quan viết cảm nghĩ sau khi xem tranh.

Một sinh viên mỹ thuật đã khóc sau khi xem các bức tranh và tìm hiểu về cuộc bức hại mà các học viên đang phải gánh chịu. Anh cho biết nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn rất cảm động và anh muốn học các bài công pháp. Anh nói rằng anh muốn phổ biến cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

Tại gian triển lãm có một cuốn sổ lưu bút để khách tham quan có thể viết ra cảm xúc của họ sau khi xem tranh. Nhiều người cho hay họ rất vui khi được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật đẹp đến như vậy và ca ngợi ý nghĩa đằng sau chúng.

Anh Peeyush viết, “Tác phẩm ‘Nỗi buồn của một cô nhi’ là bức tranh đẹp nhất mà tôi từng xem. Xin chúc các nghệ sĩ mọi điều tốt đẹp nhất!” Còn anh Vinay Kumar đến từ New Delhi viết: “Những thủ pháp hội họa truyền thống được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật này thật đẹp mắt”.

Một số khách tham quan cảm động trước [ý nghĩa] tâm linh được thể hiện trong các bức tranh. Sakshi Bhansali viết: “Người nghệ sĩ đã thể hiện một cách hoàn hảo những khái niệm mà người ta chỉ có thể tưởng tượng ở dạng siêu thường”. Anh Prithvi Paul viết rằng anh thấy: “Nghệ thuật tuyệt vời thể hiện những suy nghĩ tốt đẹp với thông điệp sâu sắc và cảm động”.

Abhilasha viết: “Tôi thích ý tưởng được thể hiện trong những bức tranh này. Các bạn phải giúp nhiều người hơn nữa biết đến phương pháp tu luyện tuyệt vời này.”

Manya Aggarwal viết: “Những bức tranh này thực sự đáng xem. Những câu chuyện và triết lý thậm chí còn càng đáng khen hơn! Tôi thích những bức tranh này!“

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/5/472173.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/6/214607.html

Đăng ngày 10-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ấn Độ: Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn làm lay động lòng người đến từ mọi giai tầng xã hội first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ấn Độ: Khách tham quan tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp trong Triển lãm Nghệ thuật ở Bangalorehttps://vn.minghui.org/news/259035-an-do-khach-tham-quan-tim-hieu-ve-phap-luan-dai-phap-trong-trien-lam-nghe-thuat-o-bangalore.htmlSat, 27 Jan 2024 14:16:41 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=259035[MINH HUỆ 23-01-2024] Ngày 7 tháng 1 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia Triển lãm Nghệ thuật Chitra Santhe thường niên lần thứ 21 của thành phố, và trưng bày các bức tranh trong Triển lãm […]

The post Ấn Độ: Khách tham quan tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp trong Triển lãm Nghệ thuật ở Bangalore first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 23-01-2024] Ngày 7 tháng 1 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham gia Triển lãm Nghệ thuật Chitra Santhe thường niên lần thứ 21 của thành phố, và trưng bày các bức tranh trong Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn. Những bức tranh này đều do các họa sỹ là học viên ở khắp nơi trên thế giới tạo ra, các tác phẩm nghệ thuật không chỉ phản ánh sự yên bình của Pháp Luân Đại Pháp mà còn thể hiện sức sự kiên cường, bền bỉ của các học viên trước cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Triển lãm được tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2002, diễn ra ngoài trời tại Trung tâm Văn hóa Giáo xứ Karnataka Chitrakala trên đường Kumarakrupa. Sự kiện đã thu hút hơn 500.000 người tham dự, với hơn 1.500 nghệ sỹ từ 22 bang khác nhau của Ấn Độ đã trưng bày các tác phẩm của mình.

Các bức tranh đã thu hút một dòng người không ngớt đến quầy của các học viên, và xem họ trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Khi hiểu thêm về hành trình tâm linh của các nghệ sỹ, nhiều người bày tỏ sự tán thành đối với các giá trị của Pháp Luân Đại Pháp và mong muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện.

2fd5b92eb9d6e9ec19cbd899e43d7aee.jpg

Hai học viên biểu diễn bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Đại Pháp

d8192783b43887a7135f7583331f4ce8.jpg

Một học viên giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật và phát tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp cho người qua đường.

“Chân-Thiện-Nhẫn là thực sự cần thiết”

Anh Umakanth Rao cho biết anh đã nán lại bởi những bức tranh đã thu hút anh. Sau khi một học viên giải thích nội hàm và bối cảnh của các tác phẩm nghệ thuật, anh nói rằng anh đang tìm kiếm một phương pháp tu luyện “không chạy theo thú vui trần tục mà tìm kiếm hạnh phúc nội tâm”.

Anh Umakanth rất quan tâm đến Pháp Luân Đại Pháp và tán đồng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của môn tu luyện. “Chúng thực sự cần thiết”, anh nói. Anh Umakanth đã ghi lại tên các cuốn sách mà anh có thể tải xuống từ trang web FalunDafa.org để tìm hiểu thêm sau khi về nhà.

Cô Sharni cũng quan tâm đến việc thực hành tu luyện đằng sau các tác phẩm nghệ thuật. Cô cho hay cô đang tìm kiếm “một môn tu luyện có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lấy lại năng lượng trong cuộc sống hàng ngày”.

Tranh của các học viên Pháp Luân Công có màu sắc ấm áp và toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sỹ, qua đó cô Shani đã tìm thấy con đường mà cô hằng mong muốn. Cô nói rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp mọi người xem xét bản thân và giải quyết các tình huống khác nhau một cách hợp lý: “Chân-Thiện-Nhẫn là yếu tố cần thiết để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Để có thể xử lý mọi tình huống, chúng ta phải hiểu hoàn cảnh và chính bản thân mình”. Cô đã viết ra thông tin về các điểm luyện công nơi cô có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi người háo hức tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

Giống với Trung Quốc, Ấn Độ cũng có lịch sử lâu đời về thiền định và các môn tu luyện. Khi nhiều khách tham quan nghe nói các học viên Pháp Luân Đại Pháp tìm kiếm sự bình an nội tâm thông qua thiền định, họ hoàn toàn đồng ý và bày tỏ sự cảm thông với các học viên ở Trung Quốc đại lục, những người vẫn kiên định đức tin của mình bất chấp cuộc bức hại.

Anh Dinesh Madagaonkar, một nhà văn sáng tạo tại Đại học Azim Premji, cho biết chủ đề tâm linh của các bức tranh cũng như việc thực hành tín ngưỡng của các nghệ sỹ đã gây ấn tượng với anh. Anh nói: “Tâm linh mang lại sự bình bình yên trong suy nghĩ và lối sống của chúng ta.“

Anh Dinesh cho biết anh có tập thiền nhưng anh đang tìm kiếm những cách thiền tốt hơn. Anh cho biết các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút anh và anh muốn tìm hiểu sâu hơn về việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Anh Manjunatha là giáo viên sinh học tại Trường Quốc tế Vyasa, đồng thời anh còn giảng dạy Chương trình Hạnh phúc – một chương trình giúp học sinh tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần và giúp các em tìm thấy sự tích cực trong cuộc sống. Anh rất tán đồng với các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.

d3b1d8443a4863f3a3153bda9dd64cfd.jpg

Anh Manjunatha, giáo viên sinh học và người thực hành tâm linh, đã mua cuốn Chuyển Pháp Luân.

Anh chia sẻ: “Tôi là một người nghiện làm việc và rất quan trọng nghề nghiệp, tôi đã từng tập trung rất nhiều vào công việc. Hành trình tâm linh đã giúp tôi suy ngẫm nhiều hơn về nội tâm và nhìn lại bản thân mình”. Anh cho biết anh tin rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới cũng vậy.

Anh tò mò về cách các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể tìm thấy sự bình yên thông qua thiền định và đã mua cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính gồm các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, để tìm hiểu thêm.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/23/471222.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/26/214458.html

Đăng ngày 27-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ấn Độ: Khách tham quan tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp trong Triển lãm Nghệ thuật ở Bangalore first appeared on Minh Huệ Net.

]]>