Tra tấn - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Sat, 08 Mar 2025 13:22:27 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Sau khi bị giam giữ sáu năm và bị tra tấn tàn bạo, người phụ nữ Quảng Đông lại bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/280613-sau-khi-bi-giam-giu-sau-nam-va-bi-tra-tan-tan-bao-nguoi-phu-nu-quang-dong-lai-bi-bat-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlSat, 08 Mar 2025 13:22:27 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=280613[MINH HUỆ 30-01-2025] Bà Dư Mai, 58 tuổi, một cư dân thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, đang phải đối mặt với việc bị truy tố vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị ĐCSTQ bức hại từ năm […]

The post Sau khi bị giam giữ sáu năm và bị tra tấn tàn bạo, người phụ nữ Quảng Đông lại bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-01-2025] Bà Dư Mai, 58 tuổi, một cư dân thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, đang phải đối mặt với việc bị truy tố vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị ĐCSTQ bức hại từ năm 1999.

bc3139859d4811ca1217ab2a3853df75.jpg

Bà Dư Mai

Ngày 16 tháng 9 năm 2024, bà Dư bị bắt khi đang đi trên đường. Cảnh sát giật lấy chìa khóa và lục soát nhà riêng của bà, tịch thu các sách Pháp Luân Công cùng những đồ dùng cá nhân khác của bà. Kể từ đó, bà bị giam tại Trại tạm giam Thành phố Trạm Giang. Cuối tháng 1 năm 2025, Minh Huệ Net xác nhận rằng cảnh sát đã chuyển hồ sơ của bà lên Viện Kiểm sát Quận Xích Khảm, và hiện bà đang đối mặt với việc bị truy tố.

Bức hại trong quá khứ

Trước lần bức hại gần nhất này, bà Dư từng bị bắt giữ nhiều lần, và bị giam giữ tại nhiều cơ sở khác nhau. Bà từng bị tra tấn dã man trong thời gian thụ án 2 năm trong trại lao động cưỡng bức và 4 năm tù.

Bị nhắm đến vì kháng nghị cho Pháp Luân Công

Ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà Dư luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tại một sân vận động và bị bắt giữ. Bà bị giam tại Trại tạm giam Hồ Quang trong 15 ngày.

Tháng 11 năm 1999, bà Dư đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà lại bị bắt và bị giam giữ tại Đồn Công an Tân Hoa, với khoảng 100 học viên Pháp Luân Công từ khắp cả nước Trung Quốc. Những ai từ chối tiết lộ danh tính và địa chỉ đều bị đánh đập và sốc điện bằng dùi cui điện. Thậm chí nhãn cầu của một học viên nam khoảng 20 tuổi đã bị lồi ra ngoài do bị tra tấn.

Ngày hôm sau, bà Dư bị chuyển đến Văn phòng Liên lạc tỉnh Quảng Đông tại Bắc Kinh. Bà bị buộc phải ngủ trên nền bê tông lạnh và không được cho một chút thức ăn nào. Cảnh sát cũng liên tục đánh đập bà.

Một tuần sau, bà Dư bị áp giải về Trạm Giang, và bị giam tại Trại tạm giam Số 2 Thành phố Trạm Giang trong hơn 50 ngày. Lính canh còng tay bà chung với 6 tù nhân khác, khiến bà không thể đi vệ sinh, và buộc phải tiểu tiện trong quần.

Bị bức thực trong 18 ngày

Tháng 6 năm 2001, bà Dư lại bị bắt sau khi bị tố giác vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Cảnh sát đánh bà và lôi bà vào nhà vệ sinh. Bà không được phép ra ngoài suốt 1 ngày. Sau khi bị đưa đến Trung tâm Cai nghiện Ma túy Đông Pha Lĩnh vào hôm sau, bà tuyệt thực để phản đối việc bức hại, và bị bức thực. Giám đốc trung tâm cai nghiện nói: “Cứ để bà ta chết đi! Chúng ta sẽ báo cáo rằng bà ta đã tự tử, và cũng chỉ tốn có 30 tệ để hỏa táng bà ta thôi”.

Bà Dư bị bức thực và bị tra tấn suốt 18 ngày. Bà trở nên tiều tụy và cận kề cái chết. Chỉ đến lúc đó, lính canh mới thả bà ra.

Buộc phải sống phiêu dạt

Trước khi bà Dư hồi phục, Hoàng Tổ Hoa, trưởng Phòng 610 Quận Xích Khảm, cùng các cảnh sát từ Đồn Công an Thốn Kim cố gắng bắt bà một lần nữa. Chồng bà ngăn cản họ, và bà Dư đã trốn thoát.

Vài ngày sau, Hoàng phát hiện bà Dư đang ở nhà một người họ hàng. Hắn ta dẫn theo hơn 10 cảnh sát bao vây nơi này để bắt bà. Bà Dư buộc phải nhảy từ tầng 3 xuống để thoát thân.

Bà Dư phải rời nhà để tránh bị cảnh sát bắt giữ. Không tìm thấy bà, cảnh sát thường xuyên sách nhiễu chồng và con gái nhỏ của bà. Cô bé thường bật khóc vì sợ hãi. Vào ban đêm, họ không dám bật đèn, sợ rằng cảnh sát lại kéo đến sách nhiễu. Trong một khoảng thời gian, hai cha con phải tá túc ở nhà chị gái bà Dư, và không thể có lấy một ngày sống yên ổn.

Bị kết án hai năm lao động cưỡng bức

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, bà Dư lại bị bắt. Sau hơn 20 ngày bị giam tại Trại tạm giam Cảng vụ Hà Sơn, bà bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức và bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Tam Thủy vào đầu tháng 7 năm 2004.

Vì không từ bỏ Pháp Luân Công, bà Dư bị biệt giam và bị bắt đứng nhiều giờ liền mà không được phép ngủ. Bà kiệt sức và gục ngã xuống đất. Nhưng các cai ngục buộc tội bà giả vờ, và bắt bà tiếp tục đứng. Họ còn đánh bà và đập đầu bà vào tường mỗi khi bà nhắm mắt lại.

Sau đó, trại lao động bố trí 6 cai ngục và 2 tù nhân theo dõi bà suốt ngày đêm. Họ không cho bà sử dụng nhà vệ sinh hay tắm rửa. Khi bà buộc phải đi vệ sinh trong quần, họ lại mắng bà không biết giữ vệ sinh. Họ còn nhét một bức ảnh của nhà sáng lập Pháp Luân Công vào quần lót của bà, và bắt bà ngồi lên đó hoặc bắt bà giẫm lên ảnh.

Bà Dư cũng bị ép phải ngồi trên ghế nhựa nhỏ và xem các video bôi nhọ Pháp Luân Công suốt ngày đêm. Khi bà từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, các lính canh lại bắt bà đứng nhiều ngày liền và không cho bà ngủ. Chân bà bị sưng phù nghiêm trọng. Đầu và mặt bà đầy vết bầm tím sau khi bị lính canh đánh vì bà nhắm mắt lại.

Sau đó, bà Dư bị chuyển đến đội 5, và bị ép lao động khổ sai. Bà vẫn chưa hồi phục sau chấn thương và không thể làm việc, vì vậy bà bị chuyển trở lại đội 3 và bị giam trong phòng biệt giam. Các lính canh tiếp tục ép bà ngồi trên ghế nhỏ và xem các video tuyên truyền. Khi bà vẫn không từ bỏ Pháp Luân Công, họ bắt bà phải ngồi xổm trong nhiều giờ. Khi bà không thể ngồi xổm được nữa và ngồi bệt xuống đất, các lính canh tra tấn bà. Do bị tra tấn trong thời gian dài, cân nặng của bà nhanh chóng giảm từ 60 kg xuống còn 35 kg.

Có lần, các lính canh bắt bà Dư phải đứng chân trần trên nền bê tông suốt 10 ngày. Khi bà ngất xỉu vì kiệt sức và lạnh, họ dùng khăn ướt quất vào mắt bà và lôi bà đi tắm nước lạnh. Bà bị lạnh cóng. Sau đó, lính canh ra lệnh cho 7 tù nhân đánh bà và đập bà xuống sàn. Một tù nhân ngồi lên bụng bà khiến bà không thể thở được. Một tù nhân khác cầm vật cứng nhét vào vùng kín của bà. Khi bà ngất đi vì bị tra tấn, họ ép bà uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Một số răng của bà bị gãy, và miệng bà liên tục chảy máu.

Không lâu sau, bà Dư bị chuyển đến đội 2. Bà bị buộc phải lao động vào ban ngày và xem các tài liệu tẩy não vào ban đêm. Bà tuyệt thực để phản đối, và bị bức thực. Sau khi lính canh liên tục kéo ống bức thực ra và vào mũi bà, mũi bà chảy máu không ngừng.

Tháng 4 năm 2005, Trần Quân, trưởng Phòng 610 Thành phố Trạm Giang, cùng Hoàng Tổ Hoa, trưởng Phòng 610 Quận Xích Khảm, bắt bà Dư đến Trung tâm Tẩy não Thành phố Trạm Giang trong 15 ngày. Sau đó, bà bị đưa trở lại trại lao động, và được thả vào ngày 31 tháng 5 năm 2006.

Bị giam giữ tại trung tâm tẩy não thêm hai lần nữa

Ngày 19 tháng 9 năm 2008, Hoàng Tổ Hoa, trưởng Phòng 610 Quận Xích Khảm, và các cảnh sát của Đồn Công an Thốn Kim xông vào nhà bà Dư và bắt bà đến một trung tâm tẩy não. Trong hơn 2 tháng bị giam giữ ở đó, bà thường xuyên bị đánh đập và không thể đứng dậy trong vài ngày. Hoàng giả vờ quan tâm và thúc giục bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công để được thả sớm hơn. Bà không hợp tác.

Ngày 24 tháng 4 năm 2010, Hoàng lại đột kích vào nhà bà Dư và bắt giam bà trong 8 ngày.

Ngày 9 tháng 3 năm 2012, Hoàng một lần nữa bắt giữ bà Dư và giam bà tại một trung tâm tẩy não trong hơn 4 tháng. Lần này, bà bị ép phải ngồi kiết già trong thời gian dài. Khi chân bà đau đớn dữ dội, 2 nhân viên bắt bà quỳ xuống, rồi họ đứng lên chân bà. Bà run lên vì đau. Cuối cùng, họ chỉ thả bà sau khi tình trạng của bà suy kiệt và trở nên nghiêm trọng.

d99619a5e4c5c87360dd2834be38e827.jpg

Tái hiện tra tấn: Giẫm đạp lên người

Bị kết án bốn năm tù

Ngày 31 tháng 8 năm 2016, bà Dư lại bị bắt vì gửi tin nhắn có thông tin về Pháp Luân Công. Sau khi bị đánh đập và thẩm vấn suốt đêm tại đồn công an địa phương, bà bị chuyển đến Trại tạm giam Số 1 Thành phố Trạm Giang vào ngày hôm sau. Bà tuyệt thực, và bị bức thực. Ngày 12 tháng 12 năm 2017, Tòa án Quận Xích Khảm kết án bà 4 năm tù.

Ngày 18 tháng 5 năm 2018, bà Dư bị đưa vào Nhà tù Nữ Tỉnh Quảng Đông. Bà lại bị ép đứng hoặc ngồi xổm trong nhiều giờ vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Các tù nhân đánh bà khi bà không thể đứng hoặc ngồi xổm được nữa. Sự tra tấn kéo dài nhiều tháng khiến chân bà sưng phù nghiêm trọng. Vì bà không từ bỏ Pháp Luân Công, các tù nhân dùng bút mực đâm vào vùng kín và lòng bàn chân bà, đánh vào đầu và ngực bà, giật tóc bà và đập đầu bà vào tường.

80826ab848877c84a0ad1f73c6a6e0c6.jpg

Tái hiện tra tấn: Đứng thế cưỡi ngựa trong nhiều giờ

Một đêm, các lính canh xúi giục 3 tù nhân kéo bà Dư vào một góc tối để đánh đập bà. Bà ngất đi vì bị tra tấn. Khi bà tỉnh lại, họ kéo núm vú bà đến chảy máu. Đến sáng, các tù nhân kiệt sức vì tra tấn bà Dư, và đưa bà trở lại phòng giam.

Từ đó trở đi, bà Dư bị bắt dọn dẹp phòng giam mỗi ngày. Các tù nhân giám sát bà và đánh bà nếu bà làm chậm. Vào buổi tối, họ lại ép bà xem video bôi nhọ Pháp Luân Công hoặc ép bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Nếu bà không tuân thủ, họ đánh bà hoặc không cho bà ăn.

Có lần, bà Dư bị ho, bà liền bị lính canh cưỡng ép uống thuốc không rõ chủng loại, với lý do bà bị bệnh. Một ít chất lỏng tràn vào khí quản của bà khiến bà ho không ngừng. Ngay sau khi bị ép uống thuốc, bà bắt đầu cảm thấy khó chịu khắp người. Bà thấy buồn nôn, chóng mặt. Bà nôn mửa và thấy hoa mắt. Lính canh còn trách mắng bà không chịu hợp tác khi bị ép uống thuốc, và làm bẩn quần áo của bà. Họ kéo bà vào nhà vệ sinh và ép bà tắm nước lạnh.

Do bị cưỡng chế sử dụng thuốc, bà Dư bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau đầu từng cơn, mất trí nhớ, ngứa toàn thân, cảm thấy nóng, lạnh, buồn nôn và bứt rứt khó chịu.

Bị cắt ngón tay và xâm hại tình dục

Ngày 14 tháng 5 năm 2023, bà Dư bị bắt sau khi một sinh viên đại học tố giác bà nói chuyện với cô ta về cuộc bức hại. Bà bị khám xét cơ thể tại Đồn Công an Thốn Kim. Bà phản kháng khi cảnh sát cố gắng chụp ảnh và thu thập dấu vân tay của bà, một số cảnh sát to khỏe đè bà xuống và dùng dao sắc cắt một ngón tay của bà. Sau đó, cảnh sát bôi máu của bà vào hồ sơ thẩm vấn.

Khoảng 6 giờ tối ngày hôm sau, cảnh sát đã đưa bà Dư đến Bệnh viện Quận Xích Khảm để kiểm tra sức khỏe. Bà ​​từ chối đo huyết áp và lấy máu. Hai cảnh sát giữ chặt vai bà, trong khi một cảnh sát khác kéo tay bà ra để y tá lấy máu.

Tiếp theo là đo điện tâm đồ, cảnh sát khiêng bà lên bàn khám, xé toạc áo và váy của bà để bác sỹ nam kiểm tra dù không được bà đồng ý. Sau đó, 2 cảnh sát đã dùng vũ lực cưỡng chế đưa bà đi chụp X-quang. Ngay sau khi kiểm tra sức khỏe, bà bị đưa thẳng đến Trại tạm giam Thành phố Trạm Giang trong 15 ngày.

Ngay khi vừa đến nơi, lính canh ra lệnh cho bà Dư ngồi xổm xuống. Bà từ chối, và bị 2 người đàn ông to khỏe đè xuống. Bà không thể thở được và cố hết sức giãy giụa. Một số lính canh kéo bà vào phòng thay đồ và bắt bà mặc quần áo tù nhân. Bà từ chối, nên bị 2 lính canh lột quần áo, chỉ còn lại đồ lót. Sau đó, họ còng tay bà ra sau lưng. Một lính canh nữ kéo quần lót của bà Dư ra và bảo các lính canh nam có mặt ở đó nhìn vào.

Báo cáo liên quan

Người phụ nữ Quảng Đông bị cảnh sát dùng dao cứa ngón tay và lạm dụng tình dục sau khi bị bắt giữ vì kiên định đức tin

Các học viên Pháp Luân Công bị bức thực bằng thuốc không rõ nguồn gốc trong Nhà tù Nữ Tỉnh Quảng Đông

Các học viên Pháp Luân Công tại nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông bị tra tấn tàn bạo

Một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bị cầm tù không được phép tắm và sử dụng nhà vệ sinh

Báo cáo liên quan bằng tiếng Anh

Guangdong Woman Suffers Four Years of Abuse in Prison for Her Faith

Ms. Yu Mei From Guangdong Province Detained For Nearly Nine Months

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/1/30/490045.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/18/225527.html

Đăng ngày 08-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sau khi bị giam giữ sáu năm và bị tra tấn tàn bạo, người phụ nữ Quảng Đông lại bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thông tin bổ sung về cuộc bức hại có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm tại Nhà tù Nữ Quảng Đônghttps://vn.minghui.org/news/280485-thong-tin-bo-sung-ve-cuoc-buc-hai-co-he-thong-doi-voi-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-giam-cam-tai-nha-tu-nu-quang-dong.htmlTue, 04 Mar 2025 12:43:22 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=280485[MINH HUỆ 17-02-2025] Trước đây, trang Minghui.org đã đưa tin về cuộc bức hại có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm tại Nhà tù Nữ Tỉnh Quảng Đông. Báo cáo này cung cấp thêm thông tin […]

The post Thông tin bổ sung về cuộc bức hại có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm tại Nhà tù Nữ Quảng Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-02-2025] Trước đây, trang Minghui.org đã đưa tin về cuộc bức hại có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm tại Nhà tù Nữ Tỉnh Quảng Đông. Báo cáo này cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Phân khu 4 của nhà tù này được sử dụng chuyên để giam giữ các học viên Pháp Luân Công kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Được mệnh danh là “nhà tù trong nhà tù”, có thời điểm phân khu này giam giữ hơn 1.000 học viên trong hơn hai thập kỷ qua.

Khi mới vào, tất cả học viên đều được kiểm tra sức khỏe trước (có lẽ để xem họ có phải là “ứng cử viên” phù hợp cho việc thu hoạch nội tạng do nhà nước hậu thuẫn hay không). Sau đó, học viên bị đưa tới Phân khu 4 và bị buộc phải mặc quần áo tù. Nếu học viên tình cờ mang theo đơn kháng cáo (kháng cáo bản án tù của mình), đơn này sẽ bị tịch thu. Tiếp đó, họ được yêu cầu điền vào đơn đăng ký của tù nhân bao gồm thông tin liên lạc, tình trạng gia đình và các thông tin cá nhân khác. Nếu họ từ chối, họ sẽ không được phép sử dụng các nhu yếu phẩm hàng ngày như kem đánh răng, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội đầu, giấy vệ sinh và băng vệ sinh. Trong khi các tù nhân khác được phép mua thêm nhu yếu phẩm hàng ngày, học viên bị cấm mua hay mượn những vật dụng này từ người khác. Gia đình của học viên cũng không được thông báo về việc họ bị đưa vào tù.

Sau khi bị đưa vào tù, tất cả học viên đều phải chịu đựng các chương trình tẩy não và “chuyển hóa” hàng ngày của Phân khu 4 nhằm mục đích cưỡng bức họ từ bỏ đức tin của mình. Để đạt được “tỷ lệ chuyển hóa” (tỷ lệ phần trăm học viên đã từ bỏ đức tin của họ và là chỉ số chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể của một nhà tù), ban quản lý và lính canh nhà tù đã sử dụng các hình thức ngược đãi tinh thần và trừng phạt thân thể.

Việc trừng phạt thân thể bao gồm (nhưng không giới hạn) sốc điện, bức thực, treo người lên, châm kim, ép dùng thuốc, và cưỡng bức đứng/ngồi trong thời gian dài. Các học viên còn thường xuyên bị tước đoạt thức ăn, cấm ngủ, cấm sử dụng nhà vệ sinh, cấm tắm rửa hay mua thêm các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Mỗi tầng của Phân khu 4 đều có một “phòng hội nghị”. Nhiều học viên kiên định đã bị đưa đến đó để tăng cường tẩy não và tra tấn. Họ bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ khoảng 20 giờ một ngày, ngoại trừ thời gian ăn và đi vệ sinh. Tù nhân còn lăng mạ các học viên và tấn công họ bằng những tuyên truyền chống Pháp Luân Công nhằm phá hủy ý chí của họ.

Đôi khi, lính canh còn bố trí những kẻ giết người hoặc bệnh nhân tâm thần có khuynh hướng bạo lực ngủ cạnh những học viên không từ bỏ đức tin của mình. Một số lính canh thậm chí còn xúi giục các tù nhân tâm thần đánh đập học viên và hứa sẽ không bắt họ chịu trách nhiệm nếu học viên chết sau vụ đánh đập.

Nếu một học viên mắc bệnh, cô ấy phải đối mặt với những hậu quả thậm chí còn thảm khốc hơn. Nhà tù có một chương trình gọi là chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối. Các tù nhân được sắp xếp để “chăm sóc” học viên lâm bệnh được thông báo trước rằng nhà tù có “chỉ tiêu tử vong bình thường”, có nghĩa là nhà tù sẽ cho phép bệnh nhân chết “bình thường” trong thời gian tra tấn nhất định hoặc tạm tha y nếu học viên sắp chết.

Báo cáo trước đây về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công trong nhà tù này đã đề cập đến một số trường hợp tử vong và thương tích do bị tra tấn. Báo cáo này thông tin thêm bốn trường hợp bổ sung:

– Cô Trịnh Quý Hữu , 48 tuổi, qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 2012, sau một tuần được trả tự do trong tình trạng nguy kịch.

– Bà Tô Quế Anh đã phải chịu sự tra tấn tàn bạo trong suốt bốn năm thụ án tù (2018-2022).

– Bà Liễu Mộc Lan bị đưa đến nhà tù để thụ án 3,5 năm vào năm 2012. Các lính canh đã tiêm thuốc độc cho bà và trộn thuốc vào thức ăn của bà. Vài tháng sau, bà trở nên mê sảng và có ảo giác. Thị lực của bà bị mờ và chân bà sưng phù. Bà trở nên hốc hác và không thể nói rõ ràng.

– Bà Phó Tuyết Băng đã thụ án hơn sáu năm trong tù (2014-2020), bị biệt giam ba tháng và quản thúc nghiêm ngặt trong hơn hai năm.

Xem các báo cáo liên quan để biết chi tiết về bốn vụ án trên.

Bài liên quan:
Các học viên Pháp Luân Công tại nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông bị tra tấn tàn bạo

Bà Tô Quế Anh
Người phụ nữ Quảng Đông 63 tuổi bị kết án 5 năm tù vì yêu cầu hoàn lại lương hưu

Một học viên Pháp Luân Công ở Trại tù nữ tỉnh Quảng Đông bị tra tấn không ngừng vì kiên định với đức tin của mình

Một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bị cầm tù không được phép tắm và sử dụng nhà vệ sinh

Bà Phó Tuyết Băng
Từng bị kết án 7 năm tù, cựu quản lý ngân hàng 53 tuổi lại phải đối mặt với bản cáo trạng chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Quản lý ngân hàng bị bức hại trong hai thập kỷ vì tu luyện Pháp Luân Công

Bà Liễu Mộc Lan
Từng bị cầm tù ba năm rưỡi, người phụ nữ Hồ Bắc lại bị kết án bốn năm tù

Nghi vấn một học viên qua đời vì bị tiêm thuốc độc trong tù

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/17/490826.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/22/225579.html

Đăng ngày 04-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thông tin bổ sung về cuộc bức hại có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm tại Nhà tù Nữ Quảng Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nhà tù Nữ Tân Hương, tỉnh Hà Nam: Tẩy não ba bước nhắm vào các học viên Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/280285-nha-tu-nu-tan-huong-tinh-ha-nam-tay-nao-ba-buoc-nham-vao-cac-hoc-vien-phap-luan-cong.htmlWed, 26 Feb 2025 12:18:10 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=280285[MINH HUỆ 07-02-2025] Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại môn tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, tất cả học viên nữ ở tỉnh Hà Nam bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công đều bị […]

The post Nhà tù Nữ Tân Hương, tỉnh Hà Nam: Tẩy não ba bước nhắm vào các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-02-2025] Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại môn tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, tất cả học viên nữ ở tỉnh Hà Nam bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công đều bị giam giữ tại Nhà tù Nữ Thành phố Tân Hương.

Những năm gần đây, tất cả các học viên bị giam giữ đều bị đưa vào Khu 9. Vào nửa cuối năm 2021, nhà tù này phát động một đợt bức hại mới. Thay vì cưỡng ép các học viên lao động khổ sai không công, họ chuyển sang thực hiện tẩy não tăng cường gồm ba giai đoạn: 3-7 ngày đầu nhập ngục, tiếp theo là “lớp nhỏ” và “lớp lớn”, như được mô tả dưới đây:

Giai đoạn 1: 3-7 ngày đầu nhập ngục

Các quản giáo sử dụng những “cộng tác viên” (những cựu học viên đã bị chuyển hóa) và những người giám sát (những tù nhân) hỗ trợ việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Trước khi một nhóm học viên mới được đưa đến, quản giáo ra lệnh đóng tất cả cửa phòng giam và để những tù nhân giám sát xếp hàng trước lối vào. Ngay khi các học viên đến, những kẻ giám sát đưa họ vào trong để thay quần áo tù nhân. Sau đó, mỗi học viên bị dẫn vào một phòng riêng, nơi có 3 đến 4 tù nhân khác đang chờ sẵn để “chuyển hóa” họ.

Nhà tù coi giai đoạn “3-7 ngày đầu tiên” là thời điểm quan trọng để gây áp lực buộc các học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Vì vậy, các quản giáo, tù nhân trưởng buồng giam và những “cộng tác viên” thay nhau tẩy não học viên suốt ngày đêm. Các học viên không được phép ngủ hay vệ sinh cá nhân. Họ phải ở trong phòng giam, và thức ăn được đưa đến tận nơi.

Dưới áp lực tinh thần khủng khiếp này, hầu hết các học viên gần như suy sụp, và một số đã viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công sau khi liên tục bị nhồi nhét tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công cả ngày lẫn đêm.

Nếu học viên nào từ chối tuân thủ, tù nhân giám sát sẽ nắm chặt tay họ, bôi mực lên đầu ngón tay và ép họ điểm chỉ vào bản “hối quá thư” đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, họ bị đưa vào các buồng giam thuộc “lớp nhỏ”.

“Lớp nhỏ”

“Lớp nhỏ” là một giai đoạn tẩy não, trong đó mỗi học viên bị 1 hoặc 2 tù nhân hoặc cộng tác viên giám sát. Học viên bị ép đọc sách bôi nhọ Pháp Luân Công và nhà sáng lập pháp môn, cũng như bị cưỡng ép xem các DVD xuyên tạc về Pháp Luân Công. Một số nội dung tuyên truyền bao gồm các bài viết của một người tự xưng là kỹ sư, tuyên bố ông ta bắt đầu nghi ngờ những bài giảng của Pháp Luân Công chỉ sau vài ngày tu luyện.

Mục đích của những tuyên truyền này là khiến học viên hoài nghi về nhà sáng lập Pháp Luân Công, và từ bỏ việc tu luyện.

Trong “lớp nhỏ”, học viên phải hoàn thành 8 bài tập dưới dạng báo cáo tư tưởng về các chủ đề được quy định. Trong mỗi bài viết, học viên buộc phải thể hiện sự cương quyết từ bỏ và phỉ báng Pháp Luân Công, cũng như nhà sáng lập Pháp Luân Công, thì mới được coi là “đạt yêu cầu”. Ngay cả những học viên không biết chữ cũng bị ép phải hoàn thành bài tập. Trong trường hợp này, các tù nhân giám sát viết sẵn nội dung, và buộc học viên đồ theo từng ký tự.

Những học viên được đánh giá đạt yêu cầu sẽ được coi là đã “tốt nghiệp”, và được “chuyển lên” bước tiếp theo là “lớp lớn”.

“Lớp lớn”

Trong “lớp lớn”, các học viên thường bị tập trung lại để xem các DVD và đọc 4 cuốn sách được biên soạn bởi Vương Chí Cương, một người chuyên viết bài phỉ báng Pháp Luân Công. Các tù nhân giám sát theo dõi chặt chẽ, đảm bảo các học viên đọc sách cùng nhau và chia sẻ suy nghĩ, nhận thức của họ sau mỗi buổi học.

Việc “học tập” bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài đến 9 giờ 30 phút tối, ngay cả trong các ngày lễ. Các học viên chỉ được nghỉ ngơi vào giờ ăn và khi đi ngủ.

Giai đoạn “lớp lớn” này có tổng cộng 11 bài tập, tương tự như trong “lớp nhỏ”. Mỗi học viên buộc phải đọc to bài viết của mình trước những người khác. Sau đó, họ bị cưỡng ép phải thảo luận về nội dung bài viết của nhau. Tiêu chuẩn “đạt yêu cầu” của các bài viết này cũng giống như tiêu chuẩn “tốt nghiệp” ở “lớp nhỏ”.

“Cuộc họp toàn thể”

Bất kể đang ở giai đoạn nào của quá trình tẩy não, gần như mỗi buổi tối, các học viên đều bị bắt tham gia “Cuộc họp toàn thể” để tiếp tục “học tập” và “thảo luận” về các tài liệu bôi nhọ Pháp Luân Công.

Ngoại trừ những học viên trong giai đoạn “lớp nhỏ”, tất cả các học viên khác đều phải viết báo cáo tư tưởng hàng tháng theo một chủ đề đặc biệt. Những báo cáo này sẽ được đưa vào hồ sơ của các học viên.

Ngoài ra, vào tuần đầu tiên của mỗi tháng, tất cả các học viên bị giam giữ đều phải tham dự lễ chào cờ. Họ bị ép buộc phải “ăn năn” về “tội ác” của mình vì đã tu luyện Pháp Luân Công. Trong buổi lễ, một “cộng tác viên” sẽ đọc to một bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. Sau đó, các học viên được lệnh giơ nắm tay phải lên để thể hiện “lòng biết ơn” đối với nhà tù, thể hiện việc từ bỏ Pháp Luân Công và tuyên thệ trung thành với ĐCSTQ.

Hình phạt nếu không tuân lệnh

Bất kỳ học viên nào không từ bỏ Pháp Luân Công đều phải chịu sự nghiêm quản, và không được phép liên lạc với gia đình. Họ không được phép gọi điện hoặc gặp mặt người thân. Họ cũng không được mua nhu yếu phẩm hàng ngày hoặc nhờ người khác mua đồ giúp họ. Vì vậy, một số học viên hết giấy vệ sinh để sử dụng. Các học viên này cũng bị cưỡng ép tuân theo một lịch trình khắc nghiệt: thức dậy lúc 4 giờ sáng và chỉ được đi ngủ lúc nửa đêm.

Các học viên này bị những tù nhân giám sát theo dõi ở mọi nơi, kể cả khi họ đi vệ sinh. Họ không được phép nói chuyện với bất kỳ ai. Trong khi các tù nhân không phải là học viên có thể xem ti vi trong các ngày lễ, thì các học viên không được, và họ bị buộc phải xem các video bôi nhọ Pháp Luân Công.

Bất chấp sự bức hại tàn bạo đối với các học viên, nhà tù này tự tạo dựng hình ảnh là một cơ sở văn minh, quan tâm đến phúc lợi của các tù nhân. Tháng 6 năm 2023, nhà tù thông báo sẽ có các đoàn cán bộ từ các nhà tù thuộc 6 tỉnh khác đến tham quan. Vì thế, nó cải tạo Khu 9, dán các áp phích quảng bá văn hóa truyền thống trên tường. Một số phòng giam được chọn để đón khách, với những học viên được cho là đã hoàn toàn “chuyển hóa” (tức là từ bỏ đức tin của mình) mới được đưa vào những phòng giam đó. Bốn cuốn sách tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công nói trên được giấu đi. Vì thế mà đoàn khách tham quan chỉ nhìn thấy nhà tù đã “cải tạo thành công các học viên Pháp Luân Công bằng lòng nhân ái và văn hóa truyền thống”.

Báo cáo liên quan:

Sự tẩy não tàn ác đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong Nhà tù Nữ Tân Hương, tỉnh Hà Nam

Nhà tù Nữ Tân Hương ở tỉnh Hà Nam: Nơi hủy hoại nhân tính

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/7/490480.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/11/225429.html

Đăng ngày 26-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhà tù Nữ Tân Hương, tỉnh Hà Nam: Tẩy não ba bước nhắm vào các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cách thức lính canh ở trại tẩy não âm mưu hủy hoại đức tin của tôihttps://vn.minghui.org/news/276665-cach-thuc-linh-canh-o-trai-tay-nao-am-muu-huy-hoai-duc-tin-cua-toi.htmlFri, 24 Jan 2025 12:10:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=276665[MINH HUỆ 23-11-2024] Một bài viết được đăng trên Minh Huệ Net mô tả cách một quan chức địa phương của chế độ cộng sản Trung Quốc đã cố gắng lừa một học viên ký vào một tuyên bố dừng tu luyện Pháp […]

The post Cách thức lính canh ở trại tẩy não âm mưu hủy hoại đức tin của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-11-2024] Một bài viết được đăng trên Minh Huệ Net mô tả cách một quan chức địa phương của chế độ cộng sản Trung Quốc đã cố gắng lừa một học viên ký vào một tuyên bố dừng tu luyện Pháp Luân Công.

Vị quan chức này đã mang một xô dầu ăn và một bao gạo đến gặp học viên. Giả vờ như quan tâm, nhưng ông ta cố gắng lừa người nữ học viên này viết tuyên bố rằng bà sẽ tuân thủ pháp luật và trở thành một công dân tốt.

Chiêu thức này khiến tôi nhớ lại những gì đã xảy ra với tôi khi tôi bị đưa vào một trại tẩy não vào năm 2012. Sau khi các lính canh thất bại trong việc chuyển hóa tôi bằng mọi biện pháp, họ đã nói với tôi một câu tương tự: “Người nào cũng phải tuân thủ pháp luật của đất nước, đúng không? Viết một tuyên bố như vậy cũng chẳng có gì sai trái cả.”

Họ tin rằng, vì Pháp Luân Công đang bị bức hại nên việc tuân thủ pháp luật có nghĩa là không tu luyện Pháp Luân Công. Lập luận này là sai lầm vì không có luật nào ở Trung Quốc quy định việc tu luyện là bất hợp pháp. Họ làm như vậy để khiến các học viên cảm thấy rằng họ đã phản bội môn tu luyện và do đó không thể tiếp tục tu luyện.

Tôi muốn chia sẻ những gì tôi đã trải qua trong trại tẩy não.

Cô lập và tước đoạt các quyền lợi và sự tự do

Để cải tạo tư tưởng hiệu quả, lính canh đã cô lập hoàn toàn các học viên. Tôi bị nhốt trong một căn phòng nhỏ (khoảng 100 feet vuông) có ba giường và một nhà vệ sinh nhỏ. Hai cộng tác viên sống cùng tôi và giám sát tôi 24/24, thậm chí còn bảo tôi cách ngồi và cách ngủ.

Ngày đầu tiên ở trại tẩy não, tôi ngồi trên giường với chân duỗi thẳng và khoanh chân. Một trong số họ hét vào mặt tôi: “Không được tập!” Lần khác, tôi thức dậy lúc 3 giờ sáng để đi vệ sinh. Sau khi trở về giường, tôi bắt đầu thiền định. Chưa đầy một phút, một trong số họ hét lên, “Bà đang làm gì vậy? Nằm xuống và đi ngủ.”

Bất cứ khi nào cửa bị mở và có ai đó đi qua phòng giam, một trong số họ sẽ nhanh chóng đóng cửa lại để tôi không có bất kỳ tiếp xúc nào với người khác. Một lần, khi tôi đứng cạnh cửa và nhìn ra hành lang chỉ trong một giây, một trong số họ đã ngăn tôi lại và nói với tôi rằng tôi không được phép nhìn ra ngoài.

Tôi ăn, ngủ, đi vệ sinh, tắm và giặt quần áo trong phòng giam. Khi cần làm những việc như lấy thức ăn, phơi quần áo và mua sắm những nhu yếu phẩm hàng ngày, các cộng tác viên sẽ làm hộ tôi, vì vậy tôi không rời khỏi phòng của mình.

Các tù nhân thường phải di chuyển đến các phòng khác nhau ở các tầng khác nhau và bị giám sát bởi nhiều cộng tác viên khác nhau. Họ làm điều này để không cho chúng tôi được thoải mái và duy trì áp lực lên chúng tôi. Tôi đã ở ba phòng khác nhau thuộc hai tầng khác nhau khi tôi bị giam cầm.

Sử dụng gia đình để dụ dỗ

Đôi khi, những cộng tác viên này trò chuyện với tôi về gia đình. Một người hỏi tôi có con cái và cháu chắt không, và tôi nói có. Sau đó, cô ta nói: “Bà thật may mắn. Bà nên hợp tác với chính phủ và viết một bản cam kết (từ bỏ đức tin của mình) để có thể về nhà với gia đình và tận hưởng cuộc sống.”

Tôi trả lời: “Tôi sống vui vẻ với gia đình tôi cho đến khi các quan chức đưa tôi đến đây mà không có bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Còn về việc viết cam kết, cô nên đưa cho tôi một biên bản giải thích cơ sở pháp lý để nhốt tôi ở đây.”

Cô ta im lặng.

Tiếng ồn lớn để làm xao nhãng tâm trí

Theo quy định, tivi trong phòng giam phải bật từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Đôi khi, tivi phát các video vu khống và tấn công Pháp Luân Công, hoặc phát các chương trình bình thường và phim truyền hình dài tập. Nội dung thường xoay quanh bạo lực, tranh giành quyền lợi bằng mọi cách, ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc và xuyên tạc lịch sử Trung Quốc. Mục đích là biến một học viên thành một người bình thường để dễ dàng cải tạo. Khi phát liên tục, những thông điệp này dần dần làm xói mòn tâm trí và tín niệm chính chính của học viên, khiến họ rời xa các giáo lý của Pháp Luân Công.

Âm lượng của tivi đôi khi được vặn hết cỡ. Trong một không gian nhỏ, tiếng ồn lớn như vậy trong thời gian dài khiến người ta chóng mặt, bồn chồn, chậm chạp và không thể suy nghĩ rõ ràng.

Chồng tôi đến thăm tôi sau 20 ngày tôi bị giam. Ông ấy lập tức nhận thấy mắt tôi lờ đờ. Ông hỏi một nhân viên: “Tại sao mắt bà ấy không nháy mắt?”

Người này trả lời ông rằng tất cả các tù nhân ở đây đều như vậy. Tôi nghi ngờ rằng đó là do tiếng ồn quá lớn và tôi đã bị cho uống thuốc.

Tôi nói với chồng rằng tôi cảm thấy bồn chồn, chóng mặt và buồn ngủ cả ngày, mắt tôi thì khô và sưng. Khi chồng tôi hỏi họ có cho tôi ra ngoài đi lại không, viên chức ở đó trả lời “Không nhiều”, và tôi nói “Một lần cũng không”.

Đe dọa, bạo lực và lăng mạ

Để phá vỡ ý chí của một người, các lính canh thường đe dọa hoặc lăng mạ, bạo hành họ về thể xác và tinh thần. Những lời đe dọa phổ biến nhất là: “Đừng nghĩ đến việc rời khỏi đây mà không chuyển hóa”, “Chúng tôi sẽ giao bà cho công an và hủy hoại cuộc đời bà”, “Một trong những học viên từ chối chuyển hóa vẫn bị giam ở đây nhiều năm và một học viên tới đây sau bà đã rời đi sau khi viết cam kết”.

Ngày 25 tháng 12 năm 2012, 50 ngày sau khi bị giam giữ, một người phụ trách ‘cải tạo’ các tù nhân đến gặp tôi. Cô ta nói tôi phải hiểu tôi không thể luyện Pháp Luân Công vì nó bị chính phủ cấm. Tôi giải thích cho cô ta rằng tu luyện Pháp Luân Công là quyền theo Hiến pháp của tôi và Bộ Công an không liệt kê Pháp Luân Công vào danh sách 14 môn bất hợp pháp.

Cô ta bắt đầu đe dọa tôi: “Đừng chống đối chính phủ. Bà phải thay đổi suy nghĩ hoặc mọi chuyện sẽ không kết thúc tốt đẹp cho bà đâu.” Cô ta nói rằng có một học viên đã từ bỏ việc tu luyện đang đợi tôi ở tầng dưới và tôi cần nói chuyện với cô ta. Tôi từ chối.

Cô ta vẫn cố gắng: “Gần cuối năm rồi. Nếu bà bỏ lỡ cơ hội này, sau Tết Nguyên đán, thời gian giam giữ của bà sẽ bị kéo dài thêm một hoặc hai năm. Bà gần 70 tuổi rồi, bà sẽ mất đi lương hưu, khiến con cháu khó xin việc hoặc đi học. Hãy suy nghĩ kỹ, tốt hơn hết là bà nên từ bỏ việc tu luyện và về nhà tận hưởng Tết Nguyên đán.” Cô ta giả vờ giúp tôi gọi điện để gia hạn thời hạn nộp bản cam kết. Tôi nói với cô ta đừng làm phiền tôi vì tôi sẽ không bao giờ viết bản cam kết.

Trong nỗ lực cuối cùng để lừa gạt tôi, cô ta bình tĩnh nói: “Ai cũng phải tuân thủ pháp luật của đất nước, đúng không? Viết điều đó vào bản cam kết của bà cũng chẳng sao cả.” Trước khi cô ta nói xong, tôi đã cắt ngang: “Tôi luôn tuân thủ pháp luật, tại sao tôi phải viết điều đó? Đừng lãng phí thời gian của tôi .”

Nhờ sự che chở của Sư phụ, tôi đã có thể rời khỏi trại tẩy não sau đó.”

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/23/485097.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/15/223645.html

Đăng ngày 24-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cách thức lính canh ở trại tẩy não âm mưu hủy hoại đức tin của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Giáo viên trung học về hưu bị đình chỉ lương hưu, và mất khả năng lao động do bị tra tấn trong tùhttps://vn.minghui.org/news/276648-giao-vien-trung-hoc-ve-huu-bi-dinh-chi-luong-huu-va-mat-kha-nang-lao-dong-do-bi-tra-tan-trong-tu.htmlThu, 23 Jan 2025 13:00:14 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=276648[MINH HUỆ 28-11-2024] Ghi chú của biên tập viên: Một giáo viên trung học về hưu 64 tuổi ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 3,5 năm tù vào năm 2021 vì nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị tra […]

The post Giáo viên trung học về hưu bị đình chỉ lương hưu, và mất khả năng lao động do bị tra tấn trong tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Vương Kiệt Mai

[MINH HUỆ 28-11-2024] Ghi chú của biên tập viên: Một giáo viên trung học về hưu 64 tuổi ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 3,5 năm tù vào năm 2021 vì nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị tra tấn dã man trong thời gian bị giam giữ, và mất khả năng lao động. Tệ hơn nữa, sau khi bà được thả vào tháng 8 năm 2024, phòng an sinh xã hội địa phương đình chỉ lương hưu của bà, gây khó khăn lớn về tài chính cho vợ chồng bà. Dưới đây là lời thuật lại sự việc bức hại mình dưới đây.

d87d971b1335bcb898868b4067eb4037.jpg

Bà Vương Kiệt Mai

Tu luyện Pháp Luân Công

Tôi tên là Vương Kiệt Mai. Năm nay tôi 64 tuổi. Trước khi nghỉ hưu, tôi làm giáo viên tại trường trung học cơ sở Số 8 của quận Vương Hoa. Năm tôi sinh ra là năm cuối cùng của nạn đói lớn. Mẹ tôi không có sữa cho tôi. Tôi chỉ có thể ăn một ít bột ngô còn sót lại cạo ra khỏi chảo. Do suy dinh dưỡng nghiêm trọng, đầu tôi to và cổ yếu. Tình trạng mắt lười cũng khiến tôi khó nhìn rõ mọi thứ và không thể đọc sách trong hơn 2 giờ, nếu không đầu tôi sẽ đau như cắt.

Mặc dù tôi sống được, nhưng lại bị thiếu canxi và chân bị cong; tôi thường xuyên bị đau đầu; tôi bị viêm khớp nặng và không thể đi xa. Sau khi kết hôn và sinh con, tôi không thể đi lại trong 1 tháng. Vì quá yếu, khi chỉ mới 37 tuổi, tôi trông giống như một bà già.

Tệ hơn nữa, tôi bị ngộ độc khí carbon monoxide và không thể ngủ vào ban đêm. Dần dần, tôi bị thiếu máu nghiêm trọng, viêm túi mật và táo bón. Kỳ kinh của tôi thường kéo dài gần 20 ngày, với lượng kinh nguyệt rất nhiều. Khuôn mặt nhợt nhạt của tôi trông rất đáng sợ.

Một đêm, khi đang dạy kèm cho học sinh, tôi đột nhiên cảm thấy rất lạnh. Sau khi đến bệnh viện, tôi được chẩn đoán bị u xơ tử cung, và được phẫu thuật. Mặc dù sau đó kinh nguyệt của tôi trở lại bình thường, tôi vẫn phải vật lộn với các bệnh khác. Tôi thử đủ mọi loại thuốc và liệu pháp để cải thiện sức khỏe, nhưng không có tác dụng.

Năm 1998, tôi nghe nói về lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công, và bắt đầu tu luyện. Đêm đầu tiên, chỉ sau khi đọc được 7 trang sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, tôi có một giấc ngủ ngon sau nhiều thập kỷ. Tôi thực sự rất vui!

Dần dần, hầu hết các bệnh của tôi đều biến mất. Không còn đau đớn về thể xác, tính khí nóng nảy của tôi cũng được cải thiện. Thấy tôi thay đổi, con tôi nói với tôi: “Mẹ ơi, bây giờ mẹ thật dịu dàng! Trước đây con rất sợ mẹ!”

Với sức khỏe tốt hơn, tôi làm việc rất chăm chỉ và dạy kèm miễn phí cho học sinh vào giờ nghỉ trưa hoặc Chủ nhật. Thành tích học tập của học sinh tôi dạy ngày càng được cải thiện.

Một số phụ huynh ly hôn hoặc gặp khó khăn về tài chính. Tôi cũng cố gắng hết sức để giúp đỡ học sinh của họ, tạo ra sự khích lệ cho các em.

Bị kết án và tra tấn trong tù

Trong thời gian xảy ra đại dịch năm 2021, tôi đến Hội chợ cộng đồng Cao Khảm để phát tài liệu chân tướng về Pháp Luân Công. Tôi hy vọng mọi người có thể biết về uy lực chữa bệnh của Pháp Luân Công và được thụ ích như tôi. Nhưng tôi bị một người tên là Kim Bảo Trân theo dõi và tố giác với đồn công an Cao Khảm. Tôi bị bắt, sau đó bị tòa án khu phát triển kinh tế và công nghệ thành phố Thẩm Dương kết án 3,5 năm tù và phạt 10.000 Nhân dân tệ. Trong 2 năm đầu, tôi bị giam tại trại tạm giam Số 1 thành phố Thẩm Dương, và thời gian còn lại là tại Khu 4 của nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Liêu Ninh.

Các cai ngục dùng mọi cách để ép buộc chúng tôi (các học viên Pháp Luân Công) từ bỏ tu luyện. Nếu chúng tôi không tuân thủ thì sẽ bị bắt đứng hoặc ngồi trên ghế đẩu nhỏ mà không được di chuyển trong nhiều giờ mỗi ngày và không được sử dụng nhà vệ sinh, rửa mặt hoặc uống nước. Các cai ngục cũng mở những tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công hoặc tự lăng mạ Pháp Luân Công qua loa phóng thanh.

Ngày 6 tháng 9 năm 2023, trưởng phòng giam Lương cáo buộc tôi dành quá nhiều thời gian để tắm rửa, và đánh vào đầu tôi.

Các tù nhân cũng ra lệnh cho tôi đi cùng họ đến nhà vệ sinh vào ban đêm. Tôi phải thức dậy 4 đến 7 lần mỗi đêm. Tôi bị thiếu ngủ và thường cảm thấy chóng mặt.

Vào mùa đông, tôi không thể ngủ vào ban đêm vì chân tôi nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Tôi xin nước nóng để làm ấm người, nhưng bị các tù nhân từ chối. Tình trạng lạnh cũng khiến bệnh viêm niệu đạo của tôi tái phát. Mặc dù tôi muốn đi vệ sinh, nhưng đôi khi bị cấm. Một buổi sáng, khi đi vệ sinh tôi thấy có máu trong nước tiểu của mình.

Ngày 7 tháng 4 năm 2024, khi tôi đang sử dụng nhà vệ sinh, thì đột nhiên bị Lương kéo sang một bên. Tôi hỏi cô ấy có chuyện gì. Cô ấy nói tôi không được phép tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công khác. Hóa ra một học viên trong nhóm khác cũng đang sử dụng nhà vệ sinh, mặc dù tôi không biết cô ấy.

Cũng từ tháng 4 năm 2024, vì tôi không nói chuyện với một tù nhân như yêu cầu, nên bị phạt bằng cách dọn dẹp phòng giam mỗi sáng từ 4 giờ 30 phút đến 5 giờ, trong hơn 4 tháng.

Lương luôn tìm cách ngược đãi tôi, như không cho tôi ăn đủ, không cho tôi ăn trái cây hoặc rau, hoặc cho tôi ăn trái cây thối và/hoặc nhỏ. Cô ta thường chửi mắng tôi trước mặt người khác. Giữa tháng 4 năm 2024, khi trời vẫn còn rất lạnh, cô ta bắt tôi vứt bỏ quần và áo khoác có đệm bông, với lý do tôi sẽ sớm được thả. Tháng 5 năm 2024, khi tôi đang tắm, cô ta đột nhiên dội nước lạnh vào người tôi, măc dù biết rằng tôi không chịu được lạnh.

Thậm chí một tháng trước khi tôi được thả, Lương vẫn nói với tôi: “Dù chị có rời đi, tôi cũng sẽ không để chị có cuộc sống tốt đẹp nếu chị không cư xử tốt”.

Tháng 8 năm 2024, sau khi tôi được thả, lương hưu của tôi bị đình chỉ. Vì chồng tôi bị sa thải vào năm 2002 và không có việc làm toàn thời gian sau đó, tình hình tài chính của chúng tôi rất khó khăn. Đôi khi, chúng tôi đến chợ nông sản để nhặt rau còn sót lại trên mặt đất hoặc mua thực phẩm giảm giá. Chúng tôi phải vật lộn để kiếm sống, và rất khó để cải thiện được cuộc sống.

Báo cáo liên quan:

Một người phụ nữ bị cầm tù vì kiên định đức tin bị đỉnh chỉ lương hưu

Giáo viên về hưu bị kết án 3,5 năm tù vì chia sẻ lợi ích sức khỏe của Pháp Luân Công

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/28/485523.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/20/222143.html

Đăng ngày 23-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Giáo viên trung học về hưu bị đình chỉ lương hưu, và mất khả năng lao động do bị tra tấn trong tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người phụ nữ Liêu Ninh bị kết án hơn bảy năm tù và bị tra tấn vì đức tinhttps://vn.minghui.org/news/276618-nguoi-phu-nu-lieu-ninh-bi-ket-an-hon-bay-nam-tu-va-bi-tra-tan-vi-duc-tin.htmlWed, 22 Jan 2025 11:27:22 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=276618[MINH HUỆ 28-11-2024] Ngày 26 tháng 7 năm 2019, bà Ngô Lệ Hiền ở thành phố Phúc Xuân, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 4,5 năm tù, và bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh để thụ án. Trong tù, bà […]

The post Người phụ nữ Liêu Ninh bị kết án hơn bảy năm tù và bị tra tấn vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-11-2024] Ngày 26 tháng 7 năm 2019, bà Ngô Lệ Hiền ở thành phố Phúc Xuân, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 4,5 năm tù, và bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh để thụ án.

Trong tù, bà Ngô bị tù nhân cùng phòng giam tra tấn tàn bạo theo chỉ lệnh của lính canh. Bà trở nên gầy xơ xác, và không thể đứng vững được. Các tù nhân cùng phòng gọi bà là “xác sống”. Bà được thả vào ngày 14 tháng 1 năm 2024.

Sau đây là tóm tắt những tra tấn mà bà phải chịu đựng trong tù.

Bị kết án 4,5 năm tù

Bà Ngô, 67 tuổi, tin tưởng Pháp Luân Công đã cải thiện sức khỏe cho bà và giúp bà kiềm chế được tính khí không tốt. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, bà cảm thấy cần phải nói cho mọi người rằng Pháp Luân Công hoàn toàn không giống những gì mà chính quyền tuyên truyền. Việc này khiến bà bị cảnh sát bắt giam vào tháng 4 năm 2010, sau đó bị kết án 3 năm tù vào tháng 9 năm 2010. Năm 2019, bà lại bị bắt và kết án. Bà bị cầm tù tổng cộng 7,5 năm, và trong khi bị giam tại nhà tù Nữ Liêu Ninh, bà bị tra tấn, bao gồm nhổ tóc và đập đầu vào tường, biệt giam, dội nước lạnh trong mùa đông, lột quần áo, và phơi mình trong thời tiết băng giá.

Ngày 24 tháng 4 năm 2018, Bành Nhạc và Ngụy Chấn Hưng từ Đồn Công an Phúc Xuân, cùng với các cảnh sát của Đồn Công an Kiến Thiết, bắt bà Ngô tại nhà mà không có lý do. 9 học viên Pháp Luân Công khác cũng bị bắt vào khoảng thời gian đó. Sau khi bị giam tại trại tạm giam Phúc Xuân trong 37 ngày, bà Ngô và 4 học viên khác được thả.

Bà Ngô lại bị bắt vào ngày 29 tháng 9 năm 2018, khi đang nói với mọi người về Pháp Luân Công. Cùng ngày, viên cảnh sát bắt giữ ở đồn công an Quang Minh giải bà đến trại tạm giam Phúc Xuân.

Khi bà Ngô có biểu hiện triệu chứng suy tim, một lính canh hỏi bác sỹ của trại tam giam liệu bà có thể bị chết không. Bác sỹ cho biết bà Kim Thuận Nữ, một học viên khác bị giam giữ, đã chết vào sáng sớm hôm đó, ngày 10 tháng 10 năm 2018.

Vì thế, bà Ngô bảo lãnh tại ngoại vì lý do sức khỏe. Nhân viên của Viện kiểm sát quận Vương Hoa và tòa án quận Vương Hoa sách nhiễu bà tại nhà nhiều lần. Thậm chí trước khi hoàn toàn bình phục, bà vẫn bị bắt phải có mặt tại tòa. Sau phiên tòa, các viên chức đó vẫn tiếp tục sách nhiễu bà, nên bà Ngô quyết định rời khỏi nhà để tránh bức hại.

Vài tháng sau, bà Ngô lo lắng cho chồng nên trở về nhà vào đêm ngày 26 tháng 7 năm 2019, nhưng bị bắt ngay vào tầm 8 giờ sáng hôm sau. Chiều hôm đó, bà bị còng tay và bị đưa đến trại tạm giam Phúc Xuân.

Sau đó, bà Ngô bị kết án 4,5 năm tù và phạt 20.000 Nhân dân tệ.

Bị tra tấn trong tù

Tháng 8 năm 2019, bà Ngô bị chuyển đến Khu 1 nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Hai tù nhân cùng phòng, Đỗ Kim Quyên và Phòng Uyển Kiều, được chỉ đạo giám sát và tra tấn bà.

Không cho dùng nhà vệ sinh hay tắm rửa

Đỗ và các tù nhân cùng phòng khác không cho bà Ngô tắm rửa, sử dụng nhà vệ sinh, uống nước, hay sử dụng nước cho bất kỳ mục đích nào. Tóc bà trở nên bẩn và bết vào nhau. Quần áo trên người bà cũng cứng lại vì bẩn. Các tù nhân cùng phòng đều phải bịt mũi mỗi khi đi ngang qua bà.

Có lần, Đỗ cấm bà Ngô dùng nhà vệ sinh. Bà Ngô bắt đầu đổ mồ hôi trong khi cố gắng kiềm chế. Khi không thể kiềm chế được nữa, bà lao vào nhà vệ sinh, thì bị Đỗ chửi mắng. Vài lần khác, ở xưởng lao động, khi Đỗ cấm bà Ngô dùng nhà vệ sinh, bà Ngô lao đến nhà vệ sinh thì bị các tù nhân khác giữ lại và đánh. Bà bị đè chặt xuống đất. Khi bà hét lên để phản đối, các tù nhân đó nhét giẻ vào miệng bà.

Còn có vài lần các tù nhân cùng phòng đẩy bà Ngô xuống đất và đánh bà.

Bị đánh đập trong giá lạnh

Vào mùa đông, trong khi các tù nhân cùng phòng vẫn còn cảm thấy lạnh cho dù họ đắp chăn và giữ bình nước nóng, hàng ngày, tù nhân Đỗ mở cửa sổ suốt mùa đông và bắt bà Ngô đứng ở chỗ lộng gió nhất trong hơn 3 tiếng đồng hồ buổi tối, đồng thời còn lột hết quần áo ấm, chỉ cho bà mặc quần áo mỏng. Trong lúc đó, các tù nhân cùng phòng chửi mắng bà.

Bà Ngô thường không được ngủ trước 11 giờ đêm. Bà ngủ trên tấm ván gỗ đặt ở chỗ lộng gió mà không có chăn đắp, và chỉ có thể che thân bằng một cái ga trải giường trong khi chỉ mặc bộ đồ mỏng manh.

Đỗ còn chửi và đánh đập bà Ngô. Đôi khi cô ta còn dùng dép đánh bà Ngô khi đã đánh bà mỏi tay. Dép làm miệng bà Ngô bị chảy máu.

acc21d01b9d8c63f6d489a908503ab38.jpg

Minh họa tra tấn: Đánh đập hung bạo

Bị dội nước lạnh và phơi trong thời tiết băng giá

Một ngày mùa đông, các tù nhân cùng phòng mở cửa sổ nhà tắm và đổ đầy nước lạnh vào bồn. Sau đó, bà Ngô bị họ lôi vào phòng tắm trong bộ quần áo mỏng manh và đi dép lê. Các tù nhân cùng phòng hỏi bà có sợ không, vì chưa từng có ai sống sót khi bị tra tấn như vậy. Khi họ biết bà Ngô không từ bỏ đức tin của mình, họ dội nước lạnh lên mặt bà. Bà gần như bị chết ngạt. Sau đó, các tù nhân dội nước lạnh lên người bà. Vì bà vẫn không từ bỏ, đám tù nhân đó bỏ đi.9cff7cca111a5fc44c1fbbc5edc065c5.jpg

Minh họa tra tấn: Dội nước lạnh

Một nhóm tù nhân khác đến và giúp bà Ngô đứng dậy. Họ cố thuyết phục bà từ bỏ đức tin, để không bị đối xử như vậy nữa. Sau khi bà được đưa lại buồng giam, mặc dù quần áo vẫn còn ướt, bà bị bắt đứng ở nơi lộng gió đến tận 10 giờ đêm rồi mới được đi ngủ.

Bị biệt giam

Mùa đông năm 2021, bà Ngô bị biệt giam. Các tù nhân Đỗ và Diêu giám sát bà trong các khóa tẩy não.

Họ đổ nước lạnh lên sàn nhà và bắt bà Ngô cởi hết quần áo ấm, chỉ có mỗi bộ quần áo mỏng trên người. Sau đó, bà bị bắt ngồi trên sàn nhà, khiến quần áo trên người bà ướt đẫm. Các tù nhân này còn đổ đầy các chai nước và dội nước lên quần áo của bà. Giày của bà cũng bị sũng nước.

Bà Ngô bị cấm tắm rửa, và đôi khi còn không được ăn.

Bị đánh đập và chửi mắng

Mùa hè năm 2022, Tống Vĩnh Mai, trưởng nhóm sản xuất, yêu cầu bà Ngô quay video tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nếu không đội sản xuất của họ không được mua nhu yếu phẩm hàng ngày và bị phạt ngồi trên ghế nhỏ trong nhiều giờ. Bà Ngô từ chối làm theo, nên bị các tù nhân cùng phòng chửi mắng.

Có lần tại xưởng, khi bà Ngô vừa ngồi xuống thì bị một nhóm người đá từ phía sau. Bà ngã xuống, và bị lôi ra cửa sổ. Trong lúc không ngừng chửi mắng bà, các tù nhân đó đấm đá bà, và rồi dội nước bẩn lên người bà. Việc này xảy ra vài lần. Một tù nhân cùng phòng còn dùng chổi đánh bà Ngô đến mức cả hai cánh tay bà tím bầm và đi khập khiễng. Một tù nhân khác dùng một cuộn băng đánh bà.

Một lần, vài tù nhân cùng phòng lao lên giường bà và đánh bà. Thỉnh thoảng, họ đá bà từ phía sau khi bà đang đi, khiến bà bị ngã. Sau đó, các tù nhân cùng phòng lại bắt đầu đánh bà. Một số tù nhân dội nước lên chăn của bà, khiến bà phải đắp chăn ướt đi ngủ.

Vì bà Ngô không từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh bắt các tù nhân cùng phòng ngồi trên ghế nhỏ cùng với bà Ngô mỗi ngày một tiếng đồng hồ, để kích động hận thù đối với bà Ngô. Trong thời gian đó, các tù nhân cùng phòng, những người rất khó chịu với việc tra tấn này, không ngừng đánh đập và chửi mắng bà Ngô.

Hậu quả của sự tra tấn này là bà Ngô trở nên hốc hác và yếu ớt. Bà không thể đứng vững được. Một tù nhân cùng phòng nói: “Nhìn bà thật kinh. Bà là cái xác sống”.

Sau đó, đến lượt các tù nhân ở buồng giam khác tra tấn bà Ngô. Họ nói với bà: “Bà có thể sống được bao lâu nữa? Bà gần như đã chết rồi. Hãy để chúng tôi tiễn bà đi”. Rồi họ bắt đầu hát các bài hát đám tang cho bà.

Bà Ngô được thả vào ngày 14 tháng 1 năm 2024, sau khi mãn hạn

Ba năm tù vào năm 2010

Ngoài án tù gần đây này, bà Ngô từng bị Tòa án Quận Vương Hoa kết án 3 năm tù vào tháng 9 năm 2010. Trong khi thụ án tại nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, lính canh Lan ở Khu 1 chỉ đạo 2 tù nhân cùng phòng “xử lý” bà. Họ đánh đập bà vì bà không từ bỏ Pháp Luân Công. Sau khi đánh bà ngã xuống đất, họ lại lôi bà lên và đánh tiếp. Tù nhân thứ ba cũng tham gia và tiếp tục đánh bà khi người đầu tiên mệt.

a4b6d21b256737df43346c73eb644e42.jpg

Tái hiện tra tấn: Đánh đập

Tháng 11 năm 2010, 3 lính canh đưa bà Ngô đến một căn phòng rộng không có camera an ninh. Họ cấm bà ngủ, và bắt bà đứng trước cửa sổ để mở, trong khi chỉ mặc bộ đồ mỏng manh. Sau đó, họ đổ nước lạnh lên đầu bà và làm bà ướt đẫm. Họ cởi áo của bà, bắt bà cởi trần đứng cạnh cửa sổ trong thời tiết băng giá.

Sau đó, họ để bà ngủ trong một khoảng thời gian rất ngắn trên giường sắt không có đệm, ga trải giường, và chăn, mà chỉ cho bà vài mảnh vải để che thân. Họ cho bà rất ít đồ ăn và cấm bà dùng nhà vệ sinh. Hai chân bà sưng vù, và bà đi lại khó khăn trong hơn 2 tháng.

Hàng ngày, bà còn bị bắt làm việc từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối. Bà bị cấm nói chuyện với người khác, đặc biệt là với các học viên Pháp Luân Công khác. Thậm chí, chỉ một cái liếc mắt cũng có thể khiến bà bị đánh hay bị sỉ nhục. Để phản đối sự ngược đãi này, bà luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công trước 200 tù nhân. Việc này khiến bà bị biệt giam. Khi bà cương quyết luyện công tại đó, thì bà bị còng tay 2 lần.

Lúc bà Ngô trở nên rất yếu, một lính canh hỏi bà còn muốn tu luyện Pháp Luân Công nữa không. Bà trả lời có, nên tiếp tục bị biệt giam trong 3 tháng nữa. Vì bị tra tấn và khủng bố tinh thần, bà thường bị mê man. Bà không thể ngồi hay đứng lên được và thường bị nôn. Bà phải nhập viện cấp cứu 3 lần. Khi được thả vào ngày 16 tháng 4 năm 2013, khắp người bà đầy những vết thương.

Báo cáo liên quan:

Từng bị cầm tù ba năm, một phụ nữ Liêu Ninh lại bị kết án thêm bốn năm vì đức tin của bà

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/28/485535.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/20/222142.html

Đăng ngày 22-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người phụ nữ Liêu Ninh bị kết án hơn bảy năm tù và bị tra tấn vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những phương thức dùng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù nữ tỉnh Chiết Gianghttps://vn.minghui.org/news/272913-nhung-phuong-thuc-dung-de-tra-tan-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-o-nha-tu-nu-tinh-chiet-giang.htmlSat, 09 Nov 2024 10:58:44 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=272913[MINH HUỆ 04-10-2024] Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang đã tham gia vào việc đàn áp các nữ học viên Pháp Luân Công kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm […]

The post Những phương thức dùng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-10-2024] Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang đã tham gia vào việc đàn áp các nữ học viên Pháp Luân Công kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Thông qua các phương thức tra tấn, bao gồm biệt giam, cấm ngủ và cưỡng bức dùng thuốc nhằm ép buộc các học viên từ bỏ niềm tin của họ. Hai học viên, bà Hồng Mễ Tố và bà Trương Minh Di, đã bị bức hại đến chết tại nhà tù này.

Khi các học viên mới bị đưa vào nhà tù, họ sẽ bị giam trong các phòng có rèm che dày, bị cấm ngủ và không được phép ra ngoài phòng hay đi tắm. Thêm nữa, các tù nhân khác được chỉ định canh giữ họ suốt ngày đêm. Ngoài việc chịu đựng các hình thức tra tấn thể chất, các học viên còn bị ép xem các tài liệu tuyên truyền nói xấu Pháp Luân Công và viết cam kết từ bỏ tín ngưỡng. Ngoài ra, họ còn phải uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, để gia tăng tỷ lệ “chuyển hóa”, nhà tù khuyến khích các tù nhân chịu án dài hạn tham gia bức hại học viên, với hứa hẹn sẽ được giảm án. Nhà tù này cũng phát hành một cuốn sách chứa các thông tin sai lệch để bôi nhọ Pháp Luân Công.

Các cai ngục tích cực tham gia bức hại bao gồm: Từ Kiến Linh, Trần Quân, Trương V ỹ Lệ, Du Nhất Trì, Vương Hân Nghiên, Uông Oánh Oánh, Trần Đại, Sử Mẫn, Tương Oánh, Tôn Hâm, Du Duyệt, Tôn Triết, Trịnh Hải Anh, Trương Dần, Trương Gia Văn, Chư Mai Hoa (đã nghỉ hưu), Trương Tố, và Từ Huy.

Dưới đây là một số trường hợp của các học viên đã bị bức hại trong nhà tù:

Một phụ nữ đã chết sau khi bị tra tấn tàn bạo ở Nhà tù nữ Chiết Giang

Bà Trương Minh Di, người thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, từng là kỹ thuật viên phân tích kiểm tra Nhà máy Hóa chất Cát Lâm. Bà từng mắc nhiều bệnh nhưng từ khi tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995, bà trở nên khỏe mạnh và cởi mở hơn. Năm 2004, do công ty sắp giải thể, bà bị sa thải và chuyển đến thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang để tìm việc.

Vì nói chuyện với người dân địa phương về cuộc bức hại Pháp Luân Công, bà Trương bị tố cáo và kết án hai năm tù. Tại Nhà tù nữ Chiết Giang, bà bị tra tấn và tiêm các loại thuốc lạ. Sức khỏe của bà suy kiệt do bị bức hại tàn bạo thời gian dài. Thêm nữa, bà thường xuyên bị sốt, gầy mòn và rất yếu. Để tránh chịu trách nhiệm về cái chết của bà, lãnh đạo nhà tù đã trả tự do sớm cho bà.

Sau khi về nhà, bà Trương liên tục bị sốt, trên người xuất hiện các vết bầm tím. Bác sỹ chẩn đoán bà bị chứng thiếu máu tan huyết, viêm gan B và C, và chụp chiếu cho thấy có bóng mờ trên tuyến tụy. Bà qua đời ngày 29 tháng 8 năm 2007, khi mới 34 tuổi.

Một phụ nữ ở Chiết Giang đã chết trong khi đang chịu án tù lần thứ ba

Bà Hồng Mễ Tố, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, qua đời ngày 15 tháng 8 năm 2018 khi đang thụ án ba năm chín tháng tại Nhà tù nữ Chiết Giang. Bà hưởng thọ 52 tuổi.

2024-10-3-195953-0.jpg

Bà Hồng Mễ Tố

Lần bắt giữ gần nhất của bà Hồng xảy ra vào tháng 11 năm 2015 sau khi có người tố cáo với công an vì nói với người dân về cuộc bức hại ở trên phố. Ngày 24 tháng 5 năm 2016, Tòa án quận Lục Kiều, thành phố Thái Châu đã kết án bà ba năm chín tháng.

Cái chết của bà Hồng là kết cục bi thảm của nhiều năm bị bức hại chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị bắt tổng cộng tám lần và nhà cửa bị lục soát nhiều lần. Bà bị đưa đi lao động cưỡng bức hai năm vào cuối năm 2000 và bị kết án ba lần vào các năm 2005, 2011 và 2016, với tổng cộng mười năm ba tháng tù giam.

Một lao động gương mẫu bị kết án ba lần vì đức tin của bà

Bà Đường Bảo Chi, 72 tuổi, người thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, từng là một lao động gương mẫu. Sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, bà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào tháng 11 năm 1999, nhưng bị bắt và kết án ba năm rưỡi.

Bà Đường bị bắt lại vào năm 2005 và kết án năm năm tù. Tại Nhà tù nữ Chiết Giang, bà đã tuyệt thực gần 700 ngày. Sau khi được thả, bà chuyển đến Thượng Hải sống cùng các con.

Ngày 5 tháng 5 năm 2017, bà Đường và con gái lại bị bắt sau khi có người tố cáo họ nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công trên phố. Cả hai mẹ con bà bị kết án hai năm rưỡi tù giam.

Một cụ bà 70 tuổi bị 3 năm tù vì tín ngưỡng của mình

Bà Ưng Quốc Phương, 70 tuổi, người thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, bị đưa vào Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang vào ngày 6 tháng 11 năm 2020 để thụ án ba năm vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Ưng bị công an bắt ngày 18 tháng 4 năm 2019 trong lần bắt nhóm gồm hơn 20 học viên Pháp Luân Công. Tại trại tạm giam thành phố Ninh Ba, bà bị huyết áp cao và lượng đường trong máu tăng cao nguy hiểm. Gia đình bà đã yêu cầu cho bà tại ngoại để điều trị, nhưng công an từ chối và nói rằng sẽ không thả bà trước ngày Quốc khánh lần thứ 70 của chính quyền vào ngày 1 tháng 10, trừ khi bà sắp chết.

Bị kết án chín năm tù và chịu ngược đãi

Bà Chu Vỹ Phân, người huyện Kim Vân, tỉnh Chiết Giang, bị bắt ngày 10 tháng 7 năm 2009 và bị kết án chín năm tù vào tháng 4 năm 2010.

Khi bị giam trong Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang, bà Chu bị biệt giam và bị cấm nói chuyện với các tù nhân khác. Bà cũng bị các tù nhân giám sát chặt chẽ.

Một phụ nữ bị bức thực bằng thuốc thần kinh tại Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang

Bà Trương Tú Liên, ngoài 40 tuổi, bị kết án mười năm tù tại Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang. Vì từ chối không bỏ Pháp Luân Công, bà bị nhà tù coi là mắc bệnh tâm thần. Mỗi tháng, ba hoặc bốn tù nhân sẽ khống chế bà, ép tiêm thuốc an thần và thuốc tâm thần vào người bà. Gia đình bà không được phép thăm nom, và bà cũng không được phép mua bất kỳ đồ dùng cá nhân nào, kể cả đồ lót hay giày dép. Bà không được phép nói chuyện với ai và thường xuyên bị ép đứng trong thời gian dài. Bà Trương đã bị bức hại đến mức suy sụp thần kinh.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/4/浙江省女子监狱迫害法轮功学员的恶行-483562.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/20/221302.html.

Đăng ngày 09-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những phương thức dùng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù nữ tỉnh Chiết Giang first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tin muộn: Sau 10 năm bị cầm tù, người phụ nữ Hồ Bắc 60 tuổi lại bị bắt vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/272088-tin-muon-sau-10-nam-bi-cam-tu-nguoi-phu-nu-ho-bac-60-tuoi-lai-bi-bat-vi-nang-cao-nhan-thuc-ve-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlSun, 13 Oct 2024 09:13:49 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=272088[MINH HUỆ 22-09-2024] Ngày 10 tháng 11 năm 2023, một người dân 60 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt sau khi bị tố giác vì nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại của Đảng Cộng […]

The post Tin muộn: Sau 10 năm bị cầm tù, người phụ nữ Hồ Bắc 60 tuổi lại bị bắt vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-09-2024] Ngày 10 tháng 11 năm 2023, một người dân 60 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt sau khi bị tố giác vì nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với đức tin của bà, Pháp Luân Công. Hiện chưa rõ tại thời điểm viết bài, bà Thái Như Phân được tại ngoại hay vẫn bị giam giữ.

Trước lần bức hại gần đây nhất, bà Thái từng chịu 3 án lao động cưỡng bức và 2 án tù, tổng cộng 10 năm. Bà cũng bị Trường Trung học Cơ sở Số 1 Quận Tân Châu sa thải vào năm 2006. Thâm niên lao động của bà bị xóa khỏi hệ thống tính lương hưu, dẫn đến bà không nhận được quyền lợi hưu trí.

Chi tiết về lần bức hại mới nhất

Bà Thái bị 2 nam cảnh sát mặc thường phục của Công an Quận Tân Châu bắt giữ khi đang đi làm. Một người khai tên là Viên Quân Bình, người còn lại từ chối tiết lộ tên.

Sau khi đưa bà Thái về Đồn Công an Chu Thành, 2 cảnh sát này giật lấy ví của bà, trong đó có một ít tiền và điện thoại. Bà cất chìa khóa nhà trong người, và họ dùng vũ lực cướp nó, khiến tay bà bị chảy máu. Sau đó, nam cảnh sát thứ 3 xuất hiện, và cũng từ chối tiết lộ tên. Họ yêu cầu bà đi cùng họ tới trung tâm xử lý vụ việc tại Trại Tạm giam Quận Tân Châu để kiểm tra sức khỏe.

Khi bà Thái từ chối tuân theo, cảnh sát Viên đấm vào miệng bà 3 lần. Anh ta và 2 cảnh sát kia kéo bà vào xe tuần tra của họ. Sau khi đến trung tâm xử lý vụ việc, bà từ chối ra ngoài, và Viên đe dọa đánh bà lần nữa. Sau đó họ ra khỏi xe.

Những cảnh sát này không thể bắt bà Thái để lấy dấu vân tay và lòng bàn tay, và Viên dọa thu hoạch nội tạng của bà. Sau đó, họ cưỡng ép lấy máu của bà và đè bà xuống để chụp CT ngực. Bà vùng vẫy khi họ dẫm chân lên mông bà để ngăn bà cử động.

Sau đó là thử nước tiểu. Bà Thái lại từ chối tuân theo, và họ gọi một nữ bác sỹ đến thuyết phục bà. Bà nói với vị bác sỹ rằng bà không vi phạm pháp luật khi tu luyện Pháp Luân Công. Sau đó, vị bác sỹ không cố thuyết phục bà nữa. Một nam cảnh sát nói sẽ “xử lý” bà bằng cách dùng ống thông tiểu. Cuối cùng, cảnh sát từ bỏ việc lấy mẫu nước tiểu của bà khi biết mẫu máu đã lấy trước đó có đủ thông tin y tế mà họ định thu thập từ mẫu nước tiểu.

Sau đó, vị nữ bác sỹ vén áo trong của bà Thái để đặt thiết bị đo điện tâm đồ. 3 nam cảnh sát nhìn chằm chằm vào ngực bà mà không ngoảnh mặt đi cho đến khi bà lên án việc họ nhìn trộm.

Sau khi việc kiểm tra hoàn thành, bà Thái bị còng tay và xích vào ghế thẩm vấn. Một cảnh sát đã từ chối tiết lộ danh tính làm giả hồ sơ thẩm vấn mà không hỏi bà bất kỳ câu nào. Anh ta viết ra những gì bà nói trong cuộc bắt giữ và yêu cầu bà ký vào biên bản. Bà từ chối.

Cảnh sát xích bà Thái trên ghế, và đột nhập nhà bà bằng chìa khóa giật được từ bà. Sau đó họ lục soát nơi làm việc của bà. Sau khi trở lại trung tâm xử lý vụ việc, viên cảnh sát đã làm giả hồ sơ thẩm vấn phàn nàn rằng ông chủ của bà Thái đã bảo vệ bà. Anh ta đe dọa tịch thu nhà máy của ông chủ bà.

Trong suốt vụ bắt giữ, kiểm tra sức khỏe và thẩm vấn, 3 cảnh sát này mặc thường phục và không đeo camera trên mình. Họ không xuất trình thẻ hay số hiệu. Họ cũng không trình được lệnh lục soát nhà hoặc danh sách đồ tịch thu theo như yêu cầu của pháp luật.

Bà Thái bị giam tại trung tâm xử lý vụ việc trong 36 tiếng trước khi bị đưa tới Trại Tạm giam Số 1 Thành phố Vũ Hán. Bà phải trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe khác ở đó, nhưng bị từ chối tiếp nhận sau khi được phát hiện sức khỏe kém. 3 cảnh sát này còng tay và xích bà lại rồi đưa bà đến Đồn Công an Chu Thành. Họ gọi cho gia đình bà nhiều lần, yêu cầu nộp đơn xin tại ngoại cho bà. Những người thân của bà không hợp tác. Sau đó, những cảnh sát này nói dối rằng bà đang được cấp cứu ở bệnh viện, nhưng gia đình bà không bị rơi vào bẫy.

Một nhân chứng cho biết nhìn thấy những cảnh sát này lục soát nhà bà Thái lần thứ 2. Hiện không rõ tại thời điểm viết bài bà còn bị giam hay không. Trước lần bức hại gần đây, bà từng bị bắt giữ nhiều lần, cũng như bị giam giữ trong một thập kỷ, tất cả chỉ vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

Một năm lao động cưỡng bức (Tháng 2 năm 2000 – Tháng 2 năm 2001)

Tháng 10 năm 1999, bà Thái tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, và bị bắt giữ. Bà bị giam trong một trung tâm tẩy não trong một khoảng thời gian không xác định.

Tháng 2 năm 2000, Công an Quận Tân Châu lại bắt bà lần nữa khi bà từ chối tiết lộ nguồn gốc của một tờ rơi Pháp Luân Công mà cảnh sát nghi ngờ bà đã dán tại thị trấn. Họ giam bà tại một khách sạn địa phương trong 2 tuần, và yêu cầu nơi làm việc của bà, Trường Trung học Cơ sở Số 1 Quận Tân Châu, sắp xếp 2 người trông chừng bà suốt ngày. Chi phí sinh hoạt của bà Thái và 2 người giám sát được khấu trừ vào tiền lương của bà. 2 tuần sau, bà bị chuyển tới Trại Tạm giam Số 1 Thành phố Vũ Hán, nơi bà bị còng tay trong hơn 2 tháng.

Khoảng giữa tháng 5 năm 2000, bà Thái bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức, và bị chuyển tới Trại Lao động Hà Loan. Bà bị biệt giam 2 lần, và có giai đoạn chỉ được phép ngủ 2 giờ mỗi đêm. Bà bị cưỡng bức lao động nặng nhọc mà không được trả công.

Bà Thái được thả ra vào tháng 2 năm 2001, nhưng 2 tháng sau lại bị nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610, đưa đến một trung tâm tẩy não. Bà trốn thoát, và nhà trường không dám nhận bà trở lại làm việc khi bà quay về, vì lo sợ chính quyền trả thù.

1,5 năm lao động cưỡng bức (chưa rõ thời gian chính xác) tại Bắc Kinh

Bà Thái quay lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện một lần nữa (chưa rõ thời gian chính xác). Bà bị bắt và đưa tới Trại Tạm giam Thanh Hà ở Quận Hải Điện, Bắc Kinh. Bà tuyệt thực trong 28 ngày, và bị bức thực 27 ngày. Một lần, ống bức thực vô tình bị nhét vào một lá phổi của bà, và mạch của bà không còn đo được nữa. Bác sỹ cho bà thở ô xy, và đến tận sáng hôm sau bà mới hồi phục.

Khi bà Thái bị phát hiện đang luyện các bài công pháp Pháp Luân Công, bà bị còng vào một móc tròn trên sàn. Sau đó, bà bị chuyển đến một trung tâm điều phối ở Quận Đại Hưng, Bắc Kinh. Bà từ chối viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công, và bị đánh đập tàn nhẫn trong một căn phòng đóng kín các cửa. Cai ngục đấm và đá bà, tát vào mặt bà. Họ cũng dùng bút mực đâm vào cổ tay bà. Đến tận hôm nay, bà vẫn còn vết sẹo trên cổ tay. Cuối cùng cai ngục dí bút vào tay bà, và túm lấy tay bà để viết cam kết từ bỏ đức tin.

Sau đó, cảnh sát kết án bà Thái 1,5 năm lao động cưỡng bức. Bà bị giam tại Trại Lao động Tân An và Trại Lao động Nữ Bắc Kinh. Bà kiên định đức tin, và bị bắt đứng cả ngày mà không được ngủ. Mắt của bà bị mờ đi, và bà bắt đầu xuất hiện ảo giác, tưởng tượng ra những con bọ đang bò trên tường.

Một lần, cai ngục bắt bà gập người xuống và vặn tay bà ra sau lưng, nâng cao nhất có thể. Bà phải chịu cơn đau tột cùng và gục xuống sàn. Họ bắt bà đứng dậy và tra tấn bà lần nữa. Bà bị hành hạ như thế từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau.

Khi bà Thái từ chối đọc các tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công, cai ngục đọc to nó cho bà. Bà bịt tai lại, và họ kéo tay bà ra và bắt bà nghe họ đọc những tuyên truyền xấu xa.

Bị kết án 3 năm tù (2005-2008) và bị sa thải

Tháng 6 năm 2005, bà Thái bị bắt giữ tại trường, sau đó bị kết án 3 năm tù ở Nhà tù Nữ Tỉnh Hồ Bắc. Năm 2006, dưới áp lực của Phòng 610, hội đồng giáo dục địa phương sa thải bà.

Cai ngục tra tấn bà bằng rất nhiều phương thức khi bà từ chối mặc quần áo tù nhân hoặc không từ bỏ đức tin. Họ đấm và đá bà, bắt bà đứng trên ghế nhỏ, dùng khăn quất vào mặt bà, tát vào mặt, cấm ngủ, và đặt một tấm bảng ngang cổ bà để làm nhục. Việc tra tấn trong thời gian dài khiến bà bị ảo giác.

Bà Thái nhanh chóng yếu đi, và 2 tù nhân phải giúp bà đi đến phòng thăm thân khi gia đình tới gặp bà.

Án lao động cưỡng bức 1,5 năm khác (Tháng 3 năm 2011 – Tháng 9 năm 2012)

Tháng 3 năm 2011, bà Thái lại bị bắt sau khi bị tố giác phân phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Bà bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức tại Trại Lao động Hà Loan. Bà bị bắt đứng trong 3 ngày liên tiếp mà không được ngủ. Bà vẫn kiên định đức tin, và bị cấm ngủ thêm 8 ngày. Bà trở nên mơ màng và lại bị ảo giác. Bà yếu đến nỗi thường xuyên mất thăng bằng khi bị bắt đứng trong thời gian dài. Một lần, bà gục xuống sàn và gây tiếng động lớn làm lính canh giật mình. Sau đó bà được ngủ một chút mỗi tối.

Bà Thái cũng bị bắt làm đồ điện, và thị lực của bà nhanh chóng suy giảm. Sau đó bà từ chối làm việc nặng, và cai ngục yêu cầu bà học các tài liệu chống Pháp Luân Công. Bà không tuân thủ, và cai ngục yêu cầu các tù nhân đọc tài liệu đó cho bà. Khi bà ngăn họ, cai ngục phạt bà bằng cách cấm bà ngủ trong 3 đêm.

Án tù 3 năm khác (2017 – 2020)

Sau khi bị bắt vào năm 2017, bà Thái bị kết án 3 năm tù. Bà lại phải chịu đựng những màn tra tấn khủng khiếp ở Nhà tù Nữ Tỉnh Hồ Bắc, bao gồm bắt đứng trong nhiều giờ mỗi ngày trong 8 tháng liên tục. Bà lại bị ảo giác.

Ngày 21 tháng 2 năm 2020, khi bà Thái chuẩn bị được thả tự do, gia đình bà được chính quyền thông báo rằng bà sẽ bị chuyển tới Bệnh viện Nhân dân Quận Tân Châu và sau đó là tới khách sạn để cách ly (do đại dịch COVID-19). Hiện không rõ bà Thái đã bị giam bao lâu sau ngày mãn hạn tù.

Báo cáo liên quan:

Bà Thái Như Phân bị kết án ba năm tù

33 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì kiên định đức tin của họ trong thời gian phong toả vì virus corona ở Trung Quốc

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/22/483175.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/24/220994.html

Đăng ngày 13-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tin muộn: Sau 10 năm bị cầm tù, người phụ nữ Hồ Bắc 60 tuổi lại bị bắt vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đônghttps://vn.minghui.org/news/271872-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-tra-tan-tai-nha-tu-nu-tinh-son-dong.htmlFri, 04 Oct 2024 12:21:04 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=271872[MINH HUỆ 21-09-2024] Trong nhiều năm, lính canh tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông (nằm ở thành phố thủ phủ Tế Nam) đã sử dụng nhiều phương thức tra tấn khác nhau trong nỗ lực buộc các học viên Pháp […]

The post Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-09-2024] Trong nhiều năm, lính canh tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông (nằm ở thành phố thủ phủ Tế Nam) đã sử dụng nhiều phương thức tra tấn khác nhau trong nỗ lực buộc các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù phi pháp từ bỏ đức tin của mình.

Ngay sau khi các học viên bị đưa tới nhà tù, họ bị buộc phải trải qua nhiều đợt khám sức khỏe khác nhau. Hơn 90% trong số họ được phát hiện mắc “nhiều bệnh” mà họ chưa từng bị trước đây và sau đó bị buộc phải uống thuốc cùng với chế độ ăn uống hạn chế. Một số học viên không được phép ăn bánh bao và cháo gạo trong nhiều năm, và chỉ được ăn bánh ngô. Nếu các học viên từ chối uống thuốc, lính canh sẽ chỉ đạo cho tù nhân trộn thuốc vào thức ăn của học viên mà họ không hay biết.

Những người từ chối tử bỏ Pháp Luân Công sẽ bị giam giữ trong phòng tối chưa đầy 10 mét vuông (khoảng 100 feet vuông) và không được phép liên lạc với người khác hay đệ đơn khiếu nại tới lãnh đạo nhà tù. Tù nhân được giao giám sát họ không cho phép họ nói chuyện, tắm rửa hay đi lại tùy ý. Họ phải viết đơn chính thức và thừa nhận họ là tội phạm nếu họ cần sử dụng nhà vệ sinh. Trong một tháng rưỡi, mỗi người chỉ được mang một cuộn giấy vệ sinh do họ mua bằng tiền của mình. Một số học viên bị buộc phải đi vệ sinh ra quần và không được phép thay hay tắm rửa.

Lính canh còn lấy mẫu máu của từng học viên 10 ngày một lần. Họ bị cưỡng bức ngồi bất động trên ghế đẩu nhỏ với hai tay đặt trên đầu gối từ 5 giờ 30 phút sáng tới 10 giờ 30 phút đêm mỗi ngày. Điều này khiến hầu hết các học viên bị mưng mủ ở mông. Nhiều người trong số họ còn bị cấm ngủ.

Tháng 10 năm 2022, bà Tống Ai Ngọc (một cư dân 71 tuổi ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông) đã bị bắt giữ sau khi bị cảnh sát theo dõi vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở gần Đồn Công an quận Lan Sơn. Cuối năm 2022, bà bị kết án 7 năm 8 tháng tù và nhanh chóng bị đưa tới nhà tù. Khi gia đình tới thăm bà (chưa xác định ngày cụ thể), bà đã ở trong tình trạng rất yếu do chịu đựng sự tra tấn dã man. Lưng của bà khom gần 90 độ và cân nặng của bà chưa đến 40kg (88 pound).

Năm 2022, bà Trương Tú Lan bị chuyển từ Trại tạm giam Tức Mặc tới nhà tù để thụ án 8 năm. Tháng 6 năm 2024, khi gia đình tới thăm bà, bà đang trong tình trạng sức khỏe yếu và gầy hốc hác. Hai tù nhân đẩy bà ra trên xe lăn. Bà yếu đến mức không thể tự ngồi được. Một tù nhân phải đỡ lưng của bà và người khác cầm micro cho bà. Giọng nói bà rất yếu và bà nói với gia đình rằng bà cảm thấy khó chịu sau khi ăn một chút. Bất chấp tình trạng của bà, nhà tù vẫn từ chối cho bà được tạm tha y tế.

Ngày 8 tháng 8 năm 2023, bà Lý Phượng Anh bị đưa tới nhà tù cũng để thụ án 8 năm tù. Bà sớm được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch và ung thư tử cung. Yêu cầu tạm tha để điều trị y tế của bà bị từ chối. Gần đây, khi gia đình tới thăm bà thì phải mất gần 1 tiếng đồng hồ để bà đi bộ một quãng đường ngắn tới phòng thăm hỏi.

Bài liên quan:

Người phụ nữ đang thụ án 8 năm tù vì kiên định đức tin bị từ chối tạm tha y tế dù đang trong tình trạng nguy kịch

Bà Lý Phượng Anh nhập viện sau vài ngày bị cầm tù để chấp hành bản án 8 năm

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/21/483145.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/25/221014.html

Đăng ngày 04-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nhân chứng kể lại màn tra tấn khiến một cựu y tá rơi vào trạng thái thực vậthttps://vn.minghui.org/news/271699-nhan-chung-ke-lai-man-tra-tan-khien-mot-cuu-y-ta-roi-vao-trang-thai-thuc-vat.htmlFri, 27 Sep 2024 15:34:03 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=271699[MINH HUỆ 22-09-2024] Ngày 16 tháng 5 năm 2021, bà Hạ Tường Cô, một cựu y tá 63 tuổi ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, bị bắt tại nhà vì tu luyện Pháp Luân Công, pháp môn tu luyện cổ […]

The post Nhân chứng kể lại màn tra tấn khiến một cựu y tá rơi vào trạng thái thực vật first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-09-2024] Ngày 16 tháng 5 năm 2021, bà Hạ Tường Cô, một cựu y tá 63 tuổi ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, bị bắt tại nhà vì tu luyện Pháp Luân Công, pháp môn tu luyện cổ truyền bị chính quyền Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Ngày 4 tháng 7 năm 2021, chỉ 1,5 tháng sau khi bà bị giam giữ tại Trại tạm giam Số 4 thành phố Trường Sa, cảnh sát gọi điện cho gia đình bà, thông báo bà đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Hơn 3 năm trôi qua, và bà Hạ vẫn mê man bất tỉnh.

2024-9-21-205817-0--ss.jpg

Bà Hạ Tường Cô trước khi bị bức hại

2024-9-21-205817-1--ss.jpg

Bà Hạ đang trong trạng thái hôn mê sâu

Vào mùa xuân năm 2023, một tù nhân cùng phòng (Phòng 102) với bà Hạ tại Trại tạm giam Số 4 thành phố Trường Sa thuật lại việc bà Hạ bị tra tấn. Vì nhiều lý do, những thông tin này không được công bố cho đến tận hôm nay.

“Vào tháng 6 năm 2021, bác sỹ trại giam cùng 4, 5 lính canh đến phòng giam của chúng tôi hai lần mỗi ngày. Ngay khi họ đến, họ ra lệnh cho tất cả chúng tôi ra ngoài, chỉ để lại bà Hạ trong phòng giam. Từ bên ngoài, chúng tôi nghe thấy tiếng bà ấy la hét. Chúng tôi nhìn vào phòng và thấy lính canh đang ấn bà ấy xuống đất. Họ bức thực và sau đó tiêm cho bà ấy thứ gì đó. Sau khi họ xong việc, chúng tôi mới được phép trở lại phòng giam.”

“Bà Hạ bị bức thực và tiêm thuốc như thế này nhiều lần. Mỗi lần chúng tôi trở về phòng giam, bà ấy đều ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ, hai tay bám chặt vào giường. Bà ấy cũng dựa người vào giường. Khi bà ấy đứng dậy, bà đi rất chậm, và bà cũng cần sự hỗ trợ của người khác khi sử dụng nhà vệ sinh.”

“Sau này, lính canh không cho chúng tôi nhìn vào phòng trong lúc tra tấn, và chúng tôi không còn nghe thấy tiếng hét thất thanh của bà Hạ nữa. Khi chúng tôi quay lại phòng giam, bà ấy vẫn ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ, nửa thân trên tựa vào giường. Bà ấy cần sự giúp đỡ của hai người khi đi lại và sử dụng nhà vệ sinh. Bà ấy không còn sức lực và cũng ngưng nói chuyện. Bà ấy chỉ biết gật đầu hoặc lắc đầu [để giao tiếp].”

“Một hôm, lính canh khiêng bà Hạ ra ngoài, tôi thấy bà ấy không nhấc nổi chân nữa, hai lính canh, mỗi người một bên, kéo bà đi về phía trước. Sau đó, bà ấy không bao giờ quay lại phòng giam nữa.”

Nhân chứng cảm thấy bàng hoàng khi biết rằng bà Hạ đã hôn mê. Cô ấy nói: “Bà ấy là một người rất thiện lương. Bà ấy đẹp cả từ trong lẫn ngoài. Tâm bà cũng rất tốt.“

Theo thông tin hiện có, giám đốc trại tạm giam lúc đó mang họ Liệu và một lính canh họ Đỗ phụ trách phòng 102. Minghui.org đang kêu gọi thêm nhiều nhân chứng cung cấp thông tin về việc bà Hạ bị tra tấn.

Trước vụ bắt giữ gần đây nhất, bà Hạ đã nhiều lần bị nhắm đến trong hai thập kỷ qua vì kiên định đức tin. Bà từng 4 lần bị giam trong trại lao động và 3 lần trong bệnh viện tâm thần. Bà bị cấm làm việc, tiền lương và bảo hiểm y tế của bà bị đình chỉ. Chồng bà cũng buộc phải ly hôn với bà.

Báo cáo liên quan:

Một cựu y tá đã hôn mê sâu trong hơn một năm qua sau khi bị bắt giữ vì kiên định đức tin

Một cựu y tá rơi vào hôn mê sâu gần hai tháng

Một người phụ nữ ở tỉnh Hồ Nam rơi vào hôn mê sâu sau khi bị bắt lại trong vòng 2 tháng

Báo cáo liên quan bằng Tiếng Anh:

Ms. He Xianggu Barred from Work at Hunan Province Women’s and Children’s Health Institute

Changsha Practitioner Ms. He Xianggu Sent to a Forced Labor Camp a Fourth Time

Nurse He Xianggu is Injected with Harmful Drugs at Hunan Mental Hospital Because She Practices Falun Gong

Account of the Persecution Suffered by Practitioner Ms. He Xianggu, a Nurse at the Hunan Province Mother and Child Care Hospital

Ms. He Xianggu Calls For Outside Help After Being Forcibly Injected With Nerve-Damaging Drugs in Mental Hospital

Ms. He Xianggu Still Detained in a Mental Hospital

Ms. He Xianggu in Critical Condition in a Mental Hospital

The Heartbreaking Story of He Xianggu, a Changsha Practitioner in Hunan Mental Hospital

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/22/483182.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/23/220983.html

Đăng ngày 27-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhân chứng kể lại màn tra tấn khiến một cựu y tá rơi vào trạng thái thực vật first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Khu số ba Nhà tù nữ Bắc Kinhhttps://vn.minghui.org/news/269289-buc-hai-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-tai-khu-so-ba-nha-tu-nu-bac-kinh.htmlMon, 09 Sep 2024 09:55:45 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=269289[MINH HUỆ 15-08-2024] Nhà tù nữ Bắc Kinh có tổng cộng 12 khu giam giữ, trong đó có ba khu dành riêng cho các học viên Pháp Luân Công, và một trong số đó là khu giam số ba. Quản giáo […]

The post Bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Khu số ba Nhà tù nữ Bắc Kinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-08-2024] Nhà tù nữ Bắc Kinh có tổng cộng 12 khu giam giữ, trong đó có ba khu dành riêng cho các học viên Pháp Luân Công, và một trong số đó là khu giam số ba. Quản giáo hiện tại là bà Lý Thiến, ngoài 40 tuổi, đã tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm qua.

Khu giam số ba có 11 phòng giam. Ban đầu, mỗi phòng giam có thể chứa từ sáu đến tám người, nhưng hiện nay mỗi phòng chứa từ chín đến mười hai người, vượt quá sức chứa ban đầu. Phòng giam nhỏ, và mỗi phòng có từ một đến hai học viên. Những người còn lại là các tù nhân được giao nhiệm vụ giám sát các học viên.

Giám sát chặt chẽ học viên Pháp Luân Công

Quản giáo quy định rằng các học viên không được phép nói chuyện với nhau, đi vệ sinh, rửa mặt hay giặt giũ cùng một lúc. Các học viên bị giám sát bởi những tù nhân bị kết án chung thân hoặc hơn mười năm tù.

Mỗi phòng giam có năm camera giám sát bao phủ mọi góc trong phòng, với các lính canh giám sát 24 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, còn có một bộ phận giám sát đặc biệt gọi là “Trung tâm Chỉ huy.” Công nghệ độ phân giải cao được sử dụng để giám sát mọi khu giam giữ, phòng giam và xưởng làm việc. Nó không chỉ ghi lại hình ảnh mà còn có các thiết bị phát hiện âm thanh nhạy cảm. Ngay cả khi ai đó xì hơi trong phòng giam, thiết bị cũng có thể phát hiện ra người đó là ai. Hệ thống giám sát này được lắp đặt dưới một mạng lưới toàn diện do quản lý nhà tù thiết lập, cho phép họ kiểm tra ngẫu nhiên tình hình ở từng nhà tù.

Với hệ thống giám sát chặt chẽ, nếu bất kỳ học viên nào không tuân theo yêu cầu của lính canh và hành động của họ bị camera ghi lại hoặc bị ai đó trong phòng phát hiện, họ sẽ bị chỉ trích, la mắng, không được phép mua các nhu yếu phẩm hàng ngày, và bị tước quyền thăm hỏi hoặc liên lạc với gia đình. Điều này đã gây ra căng thẳng tâm lý và lo lắng rất lớn cho các học viên.

Nhà tù cũng phối hợp với cục tư pháp, Phòng 610, và ủy ban khu dân cư để gây áp lực lên các học viên. Trong khi bị giam, các học viên cũng bị đình chỉ lương hưu và một số người thậm chí còn bị yêu cầu trả lại số tiền lương hưu mà họ đã nhận trước đó.

Phương pháp tra tấn

Có ba giai đoạn trong cuộc bức hại. Trước hết, nhà tù sẽ sử dụng mọi cách để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ và viết các cam kết. Bước thứ hai là kiểm tra xem các học viên có thực sự thay đổi tư tưởng hay không, và tỷ lệ chuyển hóa liên quan trực tiếp đến tiền thưởng của các lính canh. Cuối cùng, ban quản lý nhà tù sẽ xác nhận liệu các học viên có thực sự chuyển hóa hay không. Chỉ sau khi học viên vượt qua cả ba giai đoạn này, họ mới được phép làm công việc lao động. Tuy nhiên, ngay cả khi làm việc, những gì họ kiếm được chỉ được sử dụng như điểm để giảm án.

Khu giam giữ số ba ra lệnh cho tất cả các học viên viết cam kết từ bỏ đức tin của họ. Các lính canh thường là những người trong độ tuổi 30 và có trình độ đại học. Các lính canh không trực tiếp ngược đãi các học viên mà xúi giục các tù nhân thực hiện việc đó. Một số tù nhân đã sử dụng các biện pháp bạo lực như cấm ngủ, thức ăn và nước uống của các học viên, hoặc không cho phép họ sử dụng nhà vệ sinh hoặc tắm rửa. Các tù nhân cũng nhổ nước bọt vào thức ăn của các học viên hoặc đổ các chất bẩn vào đó.

Nếu các học viên từ chối chuyển hóa, các lính canh cũng nhắm vào các tù nhân khác để kích động lòng căm thù đối với các học viên, chẳng hạn như cấm ngủ họ hoặc buộc họ phải đứng. Khi các tù nhân bắt đầu phỉ báng Pháp Luân Công, điều đó sẽ gây ra áp lực rất lớn cho các học viên.

Nếu các học viên vẫn từ chối chuyển hoá, các lính canh sẽ đặt hình ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công trong nhà vệ sinh, khiến một số học viên thà nhịn ăn nhịn uống để không phải sử dụng nhà vệ sinh. Một số học viên, như cô Cung Thụy Bình, đã bị mắc chứng tiểu không kiểm soát do hậu quả của việc này. Một số tù nhân cũng yêu cầu cô Cung phải đi cùng họ vào nhà vệ sinh năm đến sáu lần mỗi đêm, khiến cô không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Hiện tại, người cô gầy gò yếu ớt.

Những học viên kiên định với đức tin của mình sẽ bị các tù nhân cấu véo hoặc đánh đập. Một số tù nhân đã đánh vào đầu các học viên bằng những vật cứng hoặc giẫm đạp lên chân họ.

Các học viên cũng bị cưỡng bức tẩy não. Họ bị ép phải nghe tuyên truyền tin tức và cả các bài kinh Phật, nhằm gây nhầm lẫn cho họ.

Phải làm gì để giảm bớt cuộc bức hại

Nhiều lính canh trong nhà tù còn khá trẻ và chưa có cơ hội hiểu rõ sự thật về Pháp Luân Công. Để giúp họ hiểu thêm về cuộc bức hại, tôi đề nghị tất cả các học viên gửi thư cho những người bị giam giữ trong nhà tù. Vì các lính canh là những người phân loại thư từ, họ sẽ quyết định liệu lá thư có được gửi đến tay các tù nhân hay không. Do đó, chúng ta có thể tận dụng cơ hội này để nói với họ về Pháp Luân Công bằng cách viết thư cho các học viên.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/15/480872.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/1/219774.html

Đăng ngày 09-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Khu số ba Nhà tù nữ Bắc Kinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người phụ nữ bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc và ngược đãi thân thể trong khi đang thụ án tại Nhà tù Nữ Bắc Kinhhttps://vn.minghui.org/news/269120-nguoi-phu-nu-bi-tiem-thuoc-khong-ro-nguon-goc-va-nguoc-dai-than-the-trong-khi-dang-thu-an-tai-nha-tu-nu-bac-kinh.htmlMon, 02 Sep 2024 14:49:52 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=269120[MINH HUỆ 22-08-2024] Cô Bộ Kim Hương, một học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng việc tiêm thuốc và ngược đãi thân thể trong khi đang thụ án tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Có thông tin cho biết rằng […]

The post Người phụ nữ bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc và ngược đãi thân thể trong khi đang thụ án tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-08-2024] Cô Bộ Kim Hương, một học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng việc tiêm thuốc và ngược đãi thân thể trong khi đang thụ án tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Có thông tin cho biết rằng chỉ sau 6 tháng giam giữ, cô Bộ (một người phụ nữ trẻ, xinh đẹp) đã già đi rất nhiều với đôi mắt đờ đẫn, lưng còng và phản ứng chậm chạp. Lính canh thường đe dọa các học viên khác bằng trường hợp của cô Bộ để cưỡng bức họ từ bỏ đức tin.

Theo người trong cuộc, lính canh cưỡng bức cô Bộ uống thuốc điều trị tâm thần. Cô phải vật lộn để mở mắt sau mỗi bữa ăn và phải ngủ một giấc ngủ ngắn. Bất chấp tình trạng của cô, lính canh vẫn buộc cô phải lao động nặng mỗi ngày mà không được trả công.

Do sự kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt của chính quyền cộng sản, chi tiết về vụ án của cô Bộ vẫn chưa rõ ràng lắm. Theo thông tin được trang Minghui.org thu thập được, cô có thể là người quê gốc ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, chuyển tới quận Đại Hưng ở Bắc Kinh. Ngày 15 tháng 5 năm 2017, cảnh sát của Sở Cảnh sát quận Đại Hưng đã bắt giữ cô vì gửi tin nhắn trên WeChat. Cảnh sát giam giữ cô tại Trại tạm giam quận Đại Hưng. Sau đó, cô bị tòa án địa phương kết án 10 năm tù.

Cô Bộ bị giam giữ trong khu số 3 của Nhà tù Nữ Bắc Kinh, tại đây học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần. Một lính canh từng nói với họ: “Chúng tôi chỉ muốn khiến các người đau khổ ở đây. Để xem sau khi được thả các người có dám luyện Pháp Luân Công nữa không.”

Một tù nhân khác mô tả tình hình trong nhà tù như thế này: “Có câu nói rằng ‘một ngày dài như một năm’ nhưng ở trong nhà tù này, mỗi giây dài như một năm.”

Một người trong cuộc tiết lộ rằng một học viên Pháp Luân Công từng bị huyết áp vô cùng cao do sự ngược đãi. Lính canh và tù nhân đã cố gắng ép bà uống thuốc không rõ nguồn gốc và đe dọa sẽ bỏ đói các tù nhân khác trong phòng bà nếu bà không hợp tác. Bà bị buộc phải ăn quá nhiều thức ăn, thức đêm để viết báo cáo tư tưởng, tham gia các phiên tẩy não và các buổi phê bình kéo dài cả ngày. Bà thường xuyên ngất xỉu.

Trong một cuộc họp của toàn bộ khu giam, một lính canh đã khoe khoang về cách mà họ “chuyển hóa” một học viên nào đó. Cô ta nói rằng cần 5 lính canh và 11 tù nhân chỉ trong 12 ngày để “trợ giúp” học viên bằng tất cả chiến thuật mà họ sử dụng.

Một tù nhân biết rõ về trường hợp của học viên này đã nói với Minghui.org rằng sau 12 ngày tra tấn, học viên đã trở nên gầy hốc hác và trong trạng thái choáng váng. Bà ấy đi lại loạng choạng, phản ứng chậm chạp và có biểu hiện của trầm cảm. Các tù nhân đưa bà tới nơi nào đó để cho bà dùng thuốc độc.

Cô Bộ bị tra tấn tương tự như học viên kia. Theo thời gian, cô bắt đầu nói chuyện một mình và làm những điều không có nghĩa trong khi các tù nhân vẫn tiếp tục đánh đập và lăng mạ cô. Một trong số họ thừa nhận rằng họ tra tấn cô Bộ theo lệnh của trưởng khu giam, kẻ sẽ giám sát họ thông qua camera giám sát. Lính canh còn thường xuyên thay đổi và tủy chỉnh kế hoạch tra tấn của họ, dựa trên thông tin cập nhật được tù nhân báo cáo.

Lính canh còn giả vờ tử tế với cô Bộ và hỏi liệu họ có thể giúp cô điều gì hay không. Nhưng thay vì thực sự giúp cô, họ chuyển cô vào đội quản lý nghiêm ngặt, tại đây cô thậm chí còn bị đánh đập và lăng mạ nặng nề hơn, khiến tình trạng tinh thần của cô càng tồi tệ hơn.

Sau đó, cô Bộ bắt đầu tuyệt thực để phản bức hại và bị đưa tới bệnh viện nhà tù để bức thực. Bác sỹ nhà tù đã tiêm cho cô và buộc cô dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Khi cô cố gắng phản kháng, họ đánh đập và lăng mạ cô. Không lâu sau đó, cô bị suy sụp tinh thần.

9f7200e79c420d0d56e7947040fbb517.jpg

Minh họa tra tấn: Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Một tù nhân tham gia bức thực cô Bộ và tiêm thuốc độc cho cô đã sợ hãi. Bà ấy nói họ đã trói cô Bộ và cô chảy rất nhiều máu trong quá trình này. Bà ấy rất hối hận vì đã làm hại cô Bộ và lo lắng rằng lính canh sẽ giết bà để che giấu việc họ đang làm.

Vài ngày sau, tù nhân ở cùng phòng cô Bộ nói rằng lính canh không yêu cầu bà ấy hay những người khác tra tấn cô Bộ nữa. Khi lính canh vào phòng giam, họ yêu cầu tất cả tù nhân khác ra ngoài và buộc họ úp mặt vào tường. Chỉ sau khi lính canh kết thúc việc bức thực và tiêm thuốc, họ mới cho phép tù nhân quay lại phòng giam. Tù nhân nói: “Có thể họ không muốn chúng tôi biết quá nhiều về những gì họ đang làm.”

Bài liên quan:

Học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh và Nhà tù Liễu Lâm

Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong Nhà tù Nữ Bắc Kinh, tung tích bà Hứa Na vẫn chưa rõ

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/22/481105.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/23/219646.html

Đăng ngày 02-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người phụ nữ bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc và ngược đãi thân thể trong khi đang thụ án tại Nhà tù Nữ Bắc Kinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>