Năm 2003: Sao Phạt hai lần phạm sao Đê, Trời giáng ôn dịch (Phần 1)

Bài viết của Thánh Duyên

[MINH HUỆ 9-2-2017] Sư phụ kéo dài thời gian tu luyện cho Đệ tử Đại Pháp hết lần này tới lần khác, rất nhiều đệ tử Đại Pháp biết trân quý, từ đó tinh tấn không ngừng. Nhưng cũng có không ít người nghe đã nhàm tai, lại trở nên bán tín bán nghi về việc kéo dài thời gian, lần lữa trễ nãi trở thành kẻ trung sỹ nghe Đạo, thậm chí còn không tin, còn dao động, rời xa chính Pháp, hoặc bước sang phía phản diện. Những điều này đều bắt nguồn từ sự bán tín bán nghi về Đại Pháp, căn nguyên của nó có thể tìm kiếm trong sự phá hoại văn hoá Thần truyền Trung Hoa của cựu thế lực, gây trở ngại cho con người hiện đại nhận thức Đại Pháp.

Tuyển tập các bài này triển hiện sự chuẩn xác hiếm có kỳ diệu của văn hóa thiên tượng, để chứng minh rằng thời gian Chính Pháp được kéo dài hết lần này đến lần khác, đồng thời phơi bày những ngụy sử có liên quan, lần đầu triển hiện sự thật lịch sử bị bụi bặm che phủ. Kỳ vọng những đệ tử bị sự hào nhoáng của nhân gian hấp dẫn đến mức không thể tinh tấn, thậm chí những đồng tu xưa kia đã thoát ly khỏi Đại Pháp, có thể từ trong những bài viết lịch sử này, minh bạch ra chân cơ được lịch sử đặt định trong đó, một lần mới trở về trong Đại Pháp tinh tấn trở lại. Sự tinh túy của lịch sử, là vì để nhân loại hôm nay có thể nhận thức Chính Pháp, đắc cứu mà triển hiện ra, là vì để đồ đệ Đại Pháp viên mãn hồi gia mà làm ra những an bài cẩn thận.

Bài viết này là điều ngộ được của cá nhân trong quá trình tu luyện Đại Pháp, chỉ để giao lưu. Tầng thứ hữu hạn, chỗ nào không đúng xin mọi người góp ý, và xin mọi người hãy dĩ Pháp vi sư, nắm chắc gốc rễ của việc tu tâm.

(Tiếp theo Phần 8)

Tọa độ thời gian đẩy đến năm 2003, trong bảy vùng sao Thương Long ở phía đông của nhị thập bát tú, lại xuất hiện một thiên tượng hung hiểm: Thái Bạch kim tinh, Huỳnh Hoặc hỏa tinh, cùng song song phạm vào sao Đê.

2017-1-28-mh-tianxiang-20--ss.jpg
Hình vẽ: Đồ hình thiên tượng năm 2003, sao Song phạm sao Đê ứng với việc trời khiển trách, dịch SARS ở vùng đất Hoa hạ

Trong phần trước chúng tôi từng nói, sao Đê là cung của Thiên tử, Huỳnh Hoặc Hỏa tinh mà lưu thủ [trấn giữ] ở phạm vi của sao Đê (rẽ ngoặt chuyển hướng ở khu vực này), là tượng trưng cho việc tặc thần mưu phản thiên tử, mà lần này Hỏa tinh, Kim tinh không phải lưu thủ ở sao Đê, mà là đồng thời vội vàng phạm vào sao Đê, lại vội vàng ly khai, ý nghĩa của Thiên tượng này là gì?

Trong “Sử ký, thiên quan thư” có nói: “Đê vi thiên căn, chủ dịch” (Sao Đê tức là Thiên Căn, điềm báo dịch bệnh) chúng ta biết rằng, Huỳnh Hoặc Hỏa tinh, còn có tên là Xích tinh, Phạt tinh, Chấp pháp, trong thiên tượng học thì đại biểu cho hạn hán, nạn đói, binh loạn, chết chóc; Thái Bạch Kim tinh, cũng là có tên là Phạt tinh. Hai ngôi sao Phạt tinh dữ dội nhất này tiến vào (không phải là trấn giữ) trong khu vực sao Đê, hiển nhiên là đối ứng với việc thiên hạ (văn hóa thiên tượng của Trung Quốc, đối ứng với thiên hạ của Trung hoa) xuất hiện đại ôn dịch.

Ngày 1 tháng 1 năm 2003, đúng vào lúc dịch SARS vừa bắt đầu lây nhiễm sang nhân viên y tế, thời điểm được quan chức hàng đầu trong giới y khoa Đại lục biết đến là: một loại dịch mới có tính lây nhiễm cực mạnh đã bắt đầu! Ngày 2 tháng 1, các chuyên gia quan chức trong giới y khoa Đại lục lập tức đến thành phố Hà Nguyên tỉnh Quảng Đông điều tra hội chẩn. Đối ứng của thiên tượng với nhân gian trong lần này lại không sai một ngày!

1. Ôn dịch là trời phạt, trong lịch sử đã từng triển hiện

Ôn dịch là một màn thê thảm, vô vọng nhất trong nhân gian. Người cổ đại đại bộ phận đều biết ôn dịch là trời khiển trách, trời phạt, cho nên phải bái trời sám hối, khom mình tự xét lại mình, sửa lỗi hành thiện mà cầu xin Thần hóa giải, như vậy mới là cái gốc của việc đắc cứu, mà nhân loại càng ngày càng rời xa cái gốc này, cứ ở tầng diện của nhân loại mà đi cầu cứu bác sỹ, cầu cứu Tây y.

Đương nhiên, mắc bệnh cầu bác sỹ là trạng thái tất nhiên của nhân loại xưa nay, có bệnh mà không trị thì sẽ khiến một số người chưa đến thọ mà phải chết sớm, nhưng người trong tai kiếp thì cho dù có trị thế nào cũng không khỏi. Làm một bác sỹ, cho dù có thể trị khỏi hay không, đều nên tận sức mà làm. Hiện nay đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh cũng là như vậy, không đi phán xét xem ai còn có thể cứu được hay không, chỉ cần có một tia hy vọng, thì vẫn phải cứu vãn. Nhưng cái gốc của việc cứu vãn, là dùng cái tâm đại từ đại bi mà đối đãi, giúp người ta nhận thức được nhân quả thiện ác, tránh xa tà ác.

Trong “Kinh Thánh – cựu ước – rời khỏi Ai Cập” có kể về câu chuyện lịch sử vào khoảng thế kỷ 13 trước Công Nguyên, Moses đã cứu những người nô lệ Israel khỏi Ai Cập, trở về nước cũ. Trong đó có nói đến “mười tai ương của Ai Cập”, đó là vua Pha-ra-ông của Ai Cập cổ tà ác đối địch với chính Thần, nên mang đến cho Ai Cập mười lần trời phạt, trong đó có ba lần là ôn dịch.

“Thần giáng mười tai họa, xem ai có thể thức tỉnh?”

Moses lấy danh nghĩa của Thần yêu cầu mang những người Israel mà tin vào Thần cùng rời khỏi Ai Cập, điều Pha-ra-ông tin vào là những tà thần bản địa với các loại hình dạng của thú, ông ta không muốn mất đi những người Israel làm nô lệ cho mình nên không đồng ý. Moses chỉ có thể là triển hiện thần tích, thông qua việc giáng tai họa, để khiến cho Pha-ra-ông và người Ai Cập tỉnh ngộ, mà tuân theo ý chí của Thần.

(1) Tai họa dòng nước máu: Thần trượng của Moses ở trước mặt mọi người đánh vào nước sông, nước sông Nile liền biến thành máu, đã chết rất nhiều cá. Sông Nile là con sông thần của Ai Cập, trước mặt chính thần lại trông thật ảm đạm! Cả nước khủng hoảng, Pha-ra-ông kinh sợ nhưng vẫn không cho qua. Tròn 7 ngày sau, nước bắt đầu biến thành xanh như lúc đầu, Pha-ra-ông ương ngạnh, cho rằng họa nước máu chỉ là ngẫu nhiên.

(2) Tai họa trùng xanh: Thần trượng của Moses lại lần nữa ở trước mặt mọi người đánh vào nước sông, ếch xanh leo lên bờ đầy khắp toàn Ai Cập, tiến vào hoàng cung, lên phòng ngủ. Đây cũng là đang cảnh cáo người Ai Cập nên từ bỏ tà thần, nhận thức chính Thần. Pha-ra-ông khiếp sợ, đáp ứng với Moses, kết quả những ếch xanh xâm nhập đều chết hết, mùi tanh hôi ngập tràn. Pha-ra-ông thấy tai họa tiêu mất rồi, lại bội bạc trở mặt.

(3) Tai họa ghẻ rận: Thần trượng của Moses trước mặt mọi người đánh vào mặt đất, khắp đất liền sinh ra ghẻ rận. Người Ai Cập không có chỗ ẩn nấp, ngứa ngáy không chịu được, nhưng Pha-ra-ông vẫn cứng đầu không thay đổi.

(4) Tai họa bọ hung: Hiện nay đại bộ phận đều phiên dịch thành “tai họa nhặng xanh”, tôi tra xét được cảnh tượng lịch sử, thấy được đó không phải nhặng xanh, mà là bọ hung. Bọ hung lấy phân làm thức ăn, có thể từ không thành có cuốn ra cục phân, được người Ai Cập tôn sùng là thánh giáp trùng, có những bùa hộ thân của người Ai Cập chính là hình dạng của con bọ hung. Lần này là lấy thần trùng mà người Ai Cập sùng bái mà giáng tai họa, cũng là cảnh cáo người Ai Cập hãy từ bỏ tà thần, nhận thức chính Thần. Bọ hung bò đầy mặt đất Ai Cập, vào sân vào nhà, Pha-ra-ông sợ quá, đáp ứng với Moses, cầu ông hãy để cho “thánh trùng” rời khỏi Ai Cập. Tai nạn rút đi, Pha-ra-ông lại ương ngạnh, vẫn không để cho đi.

(5) Lần ôn dịch thứ nhất: Dịch bệnh gia súc. Moses cảnh cáo Pha-ra-ông, Pha-ra-ông không nghe, ôn dịch xảy đến, gia súc của tất cả người Ai Cập đều mắc dịch nặng, tổn thất rất nặng nề, nhưng Pha-ra-ông vẫn không hối cải.

(6) Lần ôn dịch thứ hai: Dịch mụn nhọt. Khi Ai Cập tế thần, thường lấy tro rắc lên không trung, cho rằng như vậy là có thể tiêu tai giải họa. Còn Moses lần này rắc lên không trung tro của lò, tro bụi rắc xuống, trên thân của người Ai Cập, gia súc mọc mụn nhọt, thống khổ dị thường, Pha-ra-ông lại tà tâm ương ngạnh hơn.

(7) Tai họa mưa đá: Moses trước mặt mọi người lấy trượng chỉ lên trời, trời liền nổi sấm sét làm mưa đá, mưa đá làm hỏng tất cả mùa màng, làm thương tổn người và súc vật, chỉ có những nơi ở của người Israel là không bị mưa đá. Pha-ra-ông thất kinh, trên miệng nhận tội, cầu Moses khai ân, nhưng tai nạn ngừng rồi, thì Pha-ra-ông lại diễn trò cũ nuốt lời, lại đối địch với chính Thần.

(8) Nạn châu chấu: Moses lại lần nữa đưa ra cảnh cáo, Ai Cập bị châu chấu phô thiên cái địa, ăn sạch màu xanh trên mặt đất. Pha-ra-ông tìm đến Moses cầu xin, nhưng sau khi Moses cầu Thần dừng tai họa, Pha-ra-ông vẫn cứ nuốt lời.

(9) Tai họa hắc ám: Người Ai Cập sùng bái thần mặt trời, thần trượng của Moses trước mặt mọi người hướng lên không trung, mặt trời bị ẩn đi, khắp nơi Ai Cập tối đen trong ba ngày. Đó vẫn chỉ là cảnh cáo người Ai Cập, cần phải nhận thức chính Thần, nhưng Pha-ra-ông chỉ cho phép Moses mang người Israel đi, chứ không được mang theo súc vật, đi về nơi hoang dã mà không có súc vật, thì không có gì ăn, cũng bằng như là tự tìm con đường chết. Moses không đồng ý, Pha-ra-ông lại nói nếu lại gặp lại Moses thì sẽ giết không tha.

(10) Ôn dịch lần thứ ba: Tai họa ‘con đầu’. Moses dự ngôn rằng tử thần sẽ đến mang đi tất cả ‘con đầu’ của người Ai Cập – con trưởng của những người mẹ, con đầu của súc vật, và bảo cho người Israel suốt đêm bôi máu cừu lên khung cửa, làm dấu hiệu bỏ qua cho tử thần biết, đây chính là nguồn gốc của ngày lễ vượt qua. Kết quả tất cả con trưởng của người Ai Cập đều bị chết, đứa con của Pha-ra-ông cũng nằm trong đó. Khắp nơi khóc than, Pha-ra-ông kinh sợ, không cách nào khác đành để người Israel rời đi.

Ngày nay Trung Cộng bức hại Đại Pháp, Trời phạt tuyệt đối sẽ không chỉ một lần ôn dịch như thế, các chủng các dạng thiên tai nhân họa liên tiếp xuất hiện, cũng bị rất nhiều người cho là ngẫu nhiên giống như thế, bởi vậy những người này tiếp tục hành ác, không bỏ ác mà theo thiện, mà lại lặp lại giáo huấn của người Ai Cập cổ.

“Rẽ nước biển đỏ Thần tích đại hiển – bức hại chính tín tự hãm vào tử lộ”

Mất đi trăm vạn nô lệ rồi, Pha-ra-ông Ai Cập và các đại thần của ông ta lại hối tiếc. Pha-ra-ông thống lĩnh đại quân, đem theo tất cả chiến xa của Ai Cập, đi truy sát người Israel, một mạch đuổi đến bờ biển đỏ. Moses thi triển thần thông rẽ nước biển – mọi người đều cho đó là Thần đang thi triển thần lực, tôi nhìn thấy kỳ thực đó đều là công năng thần thông của bản thân Moses, ông ta hỏi Thần: “Tôi có thể thi triển như vậy không?” Nếu như chủ Thần không cho phép, Moses cũng không thi triển được, được cho phép mới có thể công khai triển hiện đại thần tích được.

Lúc trước Moses thi triển đều chỉ là tiểu năng tiểu thuật, giống như làm ảo thuật vậy, hoặc tựa hồ là sự kiện ngẫu nhiên, ví như ôn dịch tới đột ngột, dạy cho những người Ai Cập không tin vào chính Thần bài học, khiến họ quay lại con đường đúng đắn. Nhưng cũng có rất nhiều người Ai Cập chấp mê bất ngộ, tuyên bố cứ phải tận mắt nhìn thấy Moses thi triển đại thần tích thì mới tin – điều này và những người cứ khăng khăng phải nhìn thấy Đại Pháp và Sư phụ thi triển thần tích cho họ thì mới tin vào Pháp, mới đình chỉ bức hại kia thì cũng cùng một tâm lý – cứu người chỉ có thể là ở trong mê mà cứu, tuyệt đối không thể dùng thần tích phá mê, một khi thần tích đại hiển, thì nhất định là lúc việc cứu người kết thúc, báo ứng ập đến.

Biển đỏ bị Moses rẽ ra thành bức tường nước ba mặt, lộ ra mặt cát ở đáy biển. Đó không phải như bức tường nước hai mặt ở trong điện ảnh, không phải là một con đường lớn ở đáy biển thông thẳng tới bờ bên kia, lúc bấy giờ căn bản không nhìn được bờ bên kia. Đối với người Israel mà nói, đằng sau có quân đội Ai Cập là tử lộ, hai bên không có đường, phía trước là bức tường cao bằng nước biển không ngừng rút lui, cuối cùng có thể đi đến đâu đây? Trừ Moses ra, không ai biết được, chỉ có dựa vào tín niệm đối với chính Thần mà đi về phía trước.

Nhìn thấy thần tích như vậy, tất cả truy binh của Ai Cập đều tỉnh ngộ, đều biết rằng đây là Thần thật sự đã tới rồi – nhưng vì sao họ vẫn còn nghe theo quân lệnh, truy đuổi tới đáy biển để giết người Israel? Bởi vì Thần đã không còn cho họ cơ hội nữa. Trước kia trời trách phạt hết lần này lần khác, đã cấp cơ hội quá nhiều rồi, lúc này nhìn thấy thần tích đại hiển mới tỉnh ngộ thì không tính, những người đối địch với chính Thần, bức hại đến cùng như thế này, đối với Thần mà xét thì là những người xấu nhất, phải đào thải toàn bộ, cho nên đều bị ma quỷ thúc giục xuống biển đỏ, ma quỷ thao túng họ đều muốn đào thải họ. Cuối cùng người Israel lên bờ, biển đỏ khép lại, quân lính Ai Cập bị nhấn chìm xuống đáy biển.

Rất nhiều người trong đám quân lính này vào 10 lần thiên tai, cũng sớm biết được tín ngưỡng của người Israel là chính tín, minh bạch rằng những thần mà người Ai Cập lúc đó tin vào là tà thần do con người tạo ra – nhưng trong tâm minh bạch thì không tính, hành vi mới là triển hiện ý nguyện thật sự. Họ lấy cớ rằng bản thân là quan, là quân nhân, không thể không phục tùng mệnh lệnh, cho dù là mệnh lệnh tà ác, cho nên cứ luôn trái lương tâm mà nghe theo Pha-ra-ông hành ác, cuối cùng tự hãm vào tuyệt lộ, mất đi sinh mệnh.

Ngày nay rất nhiều người chẳng phải cũng như vậy sao? Biết rõ là Pháp Luân Công tốt, cũng vẫn phụ họa theo tà đảng bức hại, lấy cớ là phục tùng mệnh lệnh, lợi ích cá nhân lớn hơn lương tri, kết quả cuối cùng sẽ ra sao? Người Ai Cập cổ đã từng diễn. Nếu như có thể sớm tỉnh ngộ, sớm sửa chữa lỗi lầm, thì sẽ có thể nắm được sinh cơ, cũng không uổng phí màn kịch lớn của lịch sử này.

2. Bức hại kèm theo ôn dịch, chính tín cuối cùng sẽ quật khởi

Do Thái giáo do Moses sáng lập có huy hoàng đến mấy, thì thuận theo thời gian trôi đi cũng không thể tránh khỏi việc tiến vào thời kỳ mạt Pháp. Chính Thần vẫn là chính Thần, chỉ có giáo nghĩa là mới bị bẻ cong, như vậy nhân loại cũng không cách nào được cứu rỗi ở trong môn đó nữa. Thần điện của Do Thái giáo đều đã biến thành thị trường, thậm chí làm nơi giao dịch súc vật, khó trách Giê-su muốn đem những người Do Thái tin vào Thần nhưng lại không biết kính Thần này rời khỏi Thần điện.

Sát hại Giê-su

Khi Do Thái giáo đi đến thời kỳ mạt Pháp hoàn toàn không thể cứu rỗi con người nữa, thì Giê-su xuất hiện, dựa trên cơ sở của Do Thái giáo mà truyền giảng tân Pháp, quy chính giáo nghĩa, vậy mà môn đồ Do Thái giáo không hiểu, ngược lại còn hại chết Giê-su, người đã giáng sinh để tới cứu rỗi họ.

Tôi dùng huệ nhãn thông tra xét được cảnh tượng lịch sử lúc bấy giờ, trước khi Giê-su bị áp giải đến phủ tổng đốc La Mã thống trị vùng đất Do Thái, trên thính đường xét xử của Do Thái giáo, rất nhiều người Do Thái muốn để Giê-su hiển hiện thần tích: Ông hiển thần tích, chúng tôi sẽ tin ông là con của Thượng Đế, vì sao ông lại không dám trước mặt mọi người mà hiển thị một chút? Nếu không hiển hiện được, thì ông chính là kẻ lừa gạt.

Loại tâm thái này, so với những người bức hại Đại Pháp hôm nay, và với những người lầm đường lạc lối không tin vào Đại Pháp thì là giống nhau. Kỳ thực, khi chưa đến lúc đại thanh toán cuối cùng, hoặc đến lúc quy phạm lại giáo nghĩa, thì không thể thần tích đại hiển được. Moses là khi cần thanh toán những người xấu của Ai Cập cổ coi Thần như địch, khi cần quy phạm lại giáo nghĩa, truyền “thập giới”, thì mới thần thông đại hiển; khi Giê-su thần tích đại hiển – sống lại, thì cũng là khi cuối cùng Ông quy phạm sứ đồ đệ tử của mình. Nhưng các đệ tử phàm là chứng kiến được thần tích đại hiển thì đều đã tu đến đầu chót rồi, cảnh giới tầng thứ đều đã không cách nào đề cao được nữa, những gì còn phải làm chỉ là tích lũy thêm chút uy đức mà thôi. Hiện nay cũng là như vậy, đang cấp cơ hội đắc cứu cho con người, cấp cơ hội tu hành đề cao cho người tu luyện, tuyệt đối không thể phá mê hiển thần tích.

Tại sao Giê-su đến cuối cùng lại không giống như Moses, thanh toán những kẻ xấu bức hại Thần kia đi? Một nguyên nhân là vì Giê-su từ bi, lưu lại cho những người kia cơ hội được cứu độ, một nguyên nhân khác, là lời thề nguyền của những người này định ra như vậy.

Tôi dùng công năng tra xét tình cảnh lúc bấy giờ: Giê-su nói với những đại tế ti của Do Thái giáo muốn hại chết ông rằng: “Ta là con của Thượng Đế, nước của ta và con dân của ta không ở nhân gian, các người hại chết ta, tội nghiệp sẽ quá lớn, suốt đời cũng không cách nào hoàn trả.” Vậy mà đại tế ti nói: “Chúng tôi không sợ, nếu ông thật sự là con của Thượng Đế, chúng tôi nguyện ý hoàn trả, con dân của chúng tôi có thể lại bị giết, cũng có thể bị diệt quốc, không còn quốc gia!”

Những lời này không chỉ định ra tương lai của chính họ, mà còn định ra tương lai hàng nghìn năm của con cháu người Do Thái – người Do Thái hàng nghìn năm qua không có tổ quốc, bị bức hại phiêu bạt tứ xứ. Đương nhiên, trong những người Do Thái cũng có rất nhiều triệu phú giàu có, đại tài phiệt quốc tế, dùng công năng tra xét căn nguyên phúc đức của những người này, tôi thấy được lúc đó khi bức hại Giê-su, họ đều là những người Do Thái giáo ở các giai tầng khác nhau đã ra tay giúp đỡ, mặc dù họ không cứu được [Giê-su] thành công, những mà đều đã tận sức rồi, phần chân niệm đó đã cảm động trời đất, nên được trời đất ban cho phúc phận, đắc được đại phúc báo.

Rất nhiều người đều muốn làm đại hảo sự để tích đại công đức. Trong nhân gian lúc bình thường chẳng có bao nhiêu đại hảo sự có thể làm, chỉ có vào lúc diệt Phật, khi chính Pháp đang chịu nạn, thì mới có được cơ duyên như vậy. Cơ duyên này đối với người ở các giai tầng khác nhau, thì đều là bình đẳng. Đương nhiên đối với đệ tử Đại Pháp mà nói, cứu người còn là công đức lớn hơn nữa, chỉ là có người cứ để mất đi cơ hội hết lần này lần khác, không thể kiên định chính tín chính hành.

Cuộc bức hại của Nê-rô và dịch bệnh

Sau khi Giê-su bị hại chết, đệ tử sứ đồ của Ông tiếp tục truyền giáo, trong suốt cuộc bức hại của Do Thái giáo, rất nhiều sứ đồ đã đánh đổi bằng mạng sống. Cuộc bức hại của Do Thái giáo và cuộc bức hại của đế quốc La Mã đan xen lại với nhau.

Năm 64 SCN, Nê-rô người đứng đầu đế quốc La Mã lệnh cho chính phủ bôi nhọ môn đồ Cơ Đốc là “môn đồ tà giáo”, kích động dân chúng La Mã hùa vào cuộc bức hại lớn của chính phủ. Một lượng lớn môn đồ Cơ Đốc bị giết, bị ném vào đấu trường, dưới ánh nhìn và tiếng hô hào của người La Mã, bị mãnh thú xé xác… còn ra lệnh cho người đem môn đồ Cơ Đốc và cỏ khô buộc cả lại, và treo ở trong sân, để làm bó đuốc trong đêm hội.

2017-1-28-mh-tianxiang-21--ss.jpg
Hình vẽ: Tranh dầu “lời cầu nguyện cuối cùng của những người tử vì đạo Cơ Đốc”, đã miêu tả tình cảnh trấn áp giáo đồ Cơ Đốc tàn khốc của đế quốc La Mã: trên các cột ở xung quanh đấu trường, phía bên trái đang bị hỏa thiêu, phía bên phải là những môn đồ Cơ Đốc bị đánh chết trên giá thập tự, ở giữa là những người sắp bị mãnh thú xé xác, cầu nguyện trước khi lâm chung, chính tín bất động.

Năm 65 SCN La Mã cổ đại bộc phát dịch bệnh (người đời sau có học giả cho đó là bệnh sốt rét). Năm 68, thành La Mã bạo động, Nê-rô trong khi chạy trốn đã tự sát, thọ chỉ mới 31 tuổi.

Các hoàng đế La Mã kế vị vẫn tiếp tục bức hại đối với môn đồ Cơ Đốc, họ không tin rằng bức hại tín ngưỡng sẽ mang đến ác báo cho quốc gia, nhân dân, càng không tin rằng trường dịch bệnh kia là trời đang cảnh cáo. Cơ Đốc giáo vẫn luôn bị coi là phi pháp, có địa phương trấn áp nghiêm trọng thậm chí tàn sát, cũng có quan viên mắt nhắm mắt mở. Cuộc bức hại lúc nặng lúc nhẹ kéo dài gần 300 năm, dịch bệnh nhấn chìm La Mã cũng như âm hồn bất tán.

Cuộc bức hại của Aurelius và dịch bệnh

Năm 161, Aurelius Anthony trở thành nguyên thủ của La Mã, ông ta diệt trừ giáo đồ Cơ Đốc trên toàn quốc, hạ chiếu đem gia sản của môn đồ Cơ Đốc cho người tố cáo, dụ dỗ người trên toàn quốc đi truy tìm, tố cáo môn đồ Cơ Đốc. Chính phủ dùng vô vàn các loại tra tấn, cưỡng bức môn đồ Cơ Đốc phải từ bỏ tín ngưỡng, ai không từ bỏ thì sẽ bị chém đầu hoặc ném vào đấu trường bị mãnh thú xé xác, và còn để cho khán giả xem như giải trí.

Sau khi Aurelius Anthony chấp chính được 5 năm, đại dịch giáng xuống, sử gọi là “dịch bệnh Anthony”. Theo nghiên cứu tư liệu thống kê nhân khẩu cho thấy, tỉ lệ tử vong trong dịch bệnh Anthony ước chừng 7-10%, mà ở thành thị và trong quân đội ước chừng 13-15%, Aurelius Anthony và một vị hoàng đế cùng cai trị khác cũng chết vì bệnh dịch trong khoảng thời gian đó. Đại dịch tàn phá 16 năm, đế quốc cổ La Mã đi đến suy bại.

Cuộc bức hại của Decius và bệnh dịch

Năm 249, Decius trở thành nguyên thủ của quốc gia, khởi đầu cho một lần bức hại chưa từng có trên quy mô quốc gia, ông ta hạ lệnh, lấy hình thức pháp luật để quy định ai ai cũng phải đi bái tế tượng thần của La Mã và tượng của hoàng đế La Mã, nếu không có chứng nhận đó thì sẽ bị xử chết. Bởi vì Cơ Đốc giáo quy định không thể đi bái tế Thần khác (cũng giống như “Bất nhị pháp môn” trong Phật giáo), cho nên cũng bằng như là hủy đi tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo, một lượng lớn môn đồ Cơ Đốc bởi kiên trinh bất khuất mà bị xử chết.

Đến năm sau, dịch bệnh lại lần nữa giáng xuống, Decius cũng chết vì chiến tranh. Đợt dịch bệnh này bởi vì Giám mục Cyprian của Cơ Đốc giáo có ghi chép mà được gọi là “dịch bệnh Cyprian”. Đợt đại dịch này tàn phá gần 20 năm, 25 triệu người bị chết. Vào thời kỳ đỉnh cao, thành La Mã mỗi ngày chết 5.000 người, sức chiến đấu của quân đội giảm mạnh. Nguyên thủ kế vị là Claudius II cũng bị chết vì dịch bệnh.

Lần điên cuồng cuối cùng và huy hoàng vô hạn

Năm 284, Diocletian trở thành nguyên thủ của La Mã. Vào thời kỳ đầu trị vì ông ta khá khoan dung đối với môn đồ Cơ Đốc, con rể của ông ta là Galerius lại coi Cơ Đốc giáo như kẻ thù, hai lần phóng hỏa giá họa cho môn đồ Cơ Đốc, cuối cùng đã dẫn đến cuộc đại bức hại vào năm 303 của Diocletian: Đốt hủy thư tịch của Cơ Đốc giáo, phá hủy giáo đường; tịch thu tài sản; thanh trừ môn đồ Cơ Đốc trong quân đội và quan lại; về sau trực tiếp lấy tín ngưỡng làm vạch phân chia, tin theo Cơ Đốc thì sẽ bị bắt, bị tra tấn đày đọa, không từ bỏ tín ngưỡng sẽ bị xử chết.

Sau khi điên cuồng được hai năm, sức khỏe của Diocletian suy giảm nhanh chóng, không thể không thoái vị, sau khi Galerius tiếp quản chính đế vẫn tiếp tục bức hại. Lần này là cuộc đại bức hại đi ngược với Trời, đem đến chiến loạn cho quốc gia, mà bệnh tật dường như tập trung vào thân thể của Galerius. Năm 310, Galerius mắc bệnh lạ, thống khổ vô cùng. Sử gia có ghi chép: sự dày vò tàn khốc của bệnh tật đúng như sự thống trị tàn khốc của ông ta vậy, tinh hoàn của ông ta bị nhiễm trùng hóa mủ, mọc ra cái nhọt rất lớn, dòi bâu lấy ông từ trong ra ngoài… Trên thân chỉ toàn da bọc xương như con ba ba, dưới thân phù thũng đến mức giống như một cái bánh pudding, hai chân cũng biến dạng [1]. Ác báo dày vò được 1 năm, Galerius cuối cùng tỉnh ngộ. Ông ta kêu lớn Thượng Đế quả thật có tồn tại, thật lòng hối cải, trong vùng Đông La Mã mà ông ta quản hạt đã đình chỉ tất cả bức hại đối với môn đồ Cơ Đốc, và ông đã quy y Cơ Đốc giáo. Mấy ngày sau, Galerius như trút được gánh nặng mà qua đời.

Từ năm 306-312 La Mã nội chiến, rất giống như trận chiến Huyền Vũ Môn. Ở phần trước đã phân tích, đại chiến Huyền Vũ Môn ở trên bề mặt là tranh đế vị, nhưng thâm tầng siêu xuất khỏi nhân gian ấy là cuộc chiến bảo vệ Phật Pháp Đạo Pháp, tầng bề mặt là chiến đấu nơi nhân gian, đằng sau là đại chiến giữa tầng tầng Thần và ma; còn lần hỗn chiến La Mã này, trên bề mặt cũng là tranh đoạt đế vị, nhưng thực tế là vì giải oan cho Cơ Đốc giáo mà chiến tranh, đằng sau cũng là cuộc chiến của tầng tầng Thần và ma. Sáu đế tranh hùng, cuối cùng lấy ít thắng nhiều, thu được kỳ tích, thì chỉ có duy nhất Constantine là người tin theo Cơ Đốc giáo.

Năm 313, Constantine và Licinianus cùng ký sắc lệnh Milan, triệt để giải oan cho Cơ Đốc giáo trên toàn bộ La Mã. Không lâu sau, Licinianus lại bắt đầu tấn công Cơ Đốc giáo, sau đó liền bị Constantine đánh bại. Đế quốc La Mã xuyên suốt châu Á, châu Âu, châu Phi lại trở nên nhất thống, vinh diệu thiên cổ hoàng đế dành cả cho Constantine. Giờ thì chúng ta biết rằng, đó là do Constantine giải oan cho Cơ Đốc giáo, công đức thiên đại phục hưng Cơ Đốc giáo mà có được, đó là công đức to lớn nhất trong lịch sử phương Tây.

2017-1-28-mh-tianxiang-22--ss.jpg
Hình: Tượng điêu khắc Constantine đại đế

(Còn tiếp)

Mục lục phần sau:

Từ thiên tượng kim cổ thấy được tiến trình kéo dài của tu luyện Chính Pháp (Phần 10)

Năm 2003: Sao Phạt hai lần phạm sao Đê, Trời giáng ôn dịch (Phần 2)

1. “Cựu ước” trải đường cho “Tân ước”, lịch sử vì Chính Pháp mà trải đường
2. Thiên tượng đối ứng với nhân gian – Hiện thực đối ứng với dự ngôn – Thời gian đang được kéo dài

[1] (The Netherlands) Fick. Meijie, “Cái chết của hoàng đế La Mã cổ đại”, nhà xuất bản đại học sư phạm Quảng Tây, ngày 1 tháng 6 năm 2009 in lần thứ nhất.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/2/9/341949.html
Đăng ngày 4-5-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share