Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-2-2016] Kể từ tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và thân nhân của họ đã đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc –Giang Trạch Dân – kẻ đã khởi xướng cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công. Một số lượng lớn các báo cáo chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc đã sách nhiễu, bắt giữ và tra tấn những người đệ đơn kiện Giang Trạch Dân lên tòa án tối cao Trung Quốc.

Tại Bắc Kinh, bà Trương Thục Phân bị bắt giữ sau khi bà nộp đơn kiện của mình. Các nhân viên đã sử dụng một phương thức tra tấn có tên gọi là “xích chó”, trong đó tay nạn nhân bị còng ra sau chân khiến nạn nhân không thể đứng lên hay xoay người để ngủ và bị buộc phải đi giống như một con chó nếu muốn sử dụng nhà vệ sinh.

2a9b880e49c1644e9a6b831f6c6c0d7c.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: “Xích chó”

Tập đoàn Nam Sơn ở Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông sử dụng một phương pháp tra tấn gọi là “quay cừu” với hơn 20 nhân viên của mình. Nạn nhân bị còng tay, còng chân buộc vào một cột, treo lơ lửng trên không trung. Sau đó nạn nhân bị đong đưa qua lại giống như cừu quay trên chảo. Các nạn nhân sau đó thường phải nằm liệt giường nhiều tháng liền sau khi bị tra tấn bằng cách này.

55ff667aff6c3fb9475c884173dd7d99.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: “Quay cừu”

Ngoài ra, ba học viên ở tỉnh Hắc Long Giang và một học viên ở tỉnh Sơn Đông bị bắt và bị cảnh sát đánh sau khi họ đệ đơn kiện Giang Trạch Dân.

Dưới đây là một số trường hợp được báo cáo gần đây.

Ba phụ nữ ở Hà Bắc bị đánh, bị tra tấn bằng “ghế hổ”

Bà Vương Thục Phương, bà Lưu Thục Phương và bà Lý Tú Linh đã gửi đơn kiện Giang Trạch Dân vào ngày 26 tháng 7 năm 2015. Sau khi được thông báo rằng đơn kiện của họ bị giữ lại, những người phụ nữ này tới sở cảnh sát địa phương vào ngày 6 tháng 8; tại đây cảnh sát đã bắt giữ họ và tiến hành thẩm vấn.

Các cảnh sát đã tát vào mặt những người phụ nữ này và trói họ vào “ghế hổ”, chân của nạn nhân bị trói bằng thắt lưng, những viên gạch (hoặc những vật nặng khác) được buộc thêm vào dưới chân nạn nhân cho tới khi thắt lưng bị đứt.

Một cảnh sát xé đơn kiện của bà Vương Thục Phân trước mặt bà. Bà bị đánh đập đến mức toàn thân bầm tím và tai trái bà chảy máu. Chồng bà đưa bà về nhà vào khoảng 10 giờ tối.

Một cảnh sát đã hai lần đánh vào ngực bà Lý Tú Linh khiến bà bị đau tim và co giật. Sau khi tỉnh lại, bà không được phép sử dụng nhà vệ sinh và buộc phải tiểu tiện ra sàn nhà. Sau đó cảnh sát đã tưới nước tiểu lên đầu bà.

Cảnh sát buộc bà phải dẫm lên bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và bà đã cương quyết từ chối. Một cảnh sát còn khoe khoang: “Tôi nhận được công việc này vì tôi bức hại Pháp Luân Công đấy.”

Lý Tú Linh được thả vào ngày thứ sáu, sau khi bà có triệu chứng huyết áp cao và đau tim trong khi bị giam giữ.

Bà Lưu Thục Linh bị giam giữ trong 15 ngày sau khi cảnh sát ép buộc bà để lấy máu.

Bà Vương Văn Quân bị đánh, bị sốc điện bằng dùi cui điện

Bà Vương Văn Quân khoảng 60 tuổi. Bà bị bắt giữ vào ngày 17 tháng 6 năm 2015 sau khi bà đệ đơn kiện hìnhh sự Giang Trạch Dân. Cảnh sát chìa những bức ảnh nội tạng người đẫm máu cho bà xem và nói: “Bà quá già rồi, vì thế chúng tôi sẽ không cần bất kỳ nội tạng nào của bà trừ giác mạc.”

Ngày hôm sau, cảnh sát buộc bà Vương ký vào tuyên bố nhận tội, nhưng bà đã từ chối. Cảnh sát đưa bà tới một trung tâm tẩy não trong tám ngày, sau đó đưa bà quay lại đồn cảnh sát. Tại đồn cảnh sát, bà Vương bị đánh và bị sốc điện bằng dùi cui điện. Từ đó, bà bị giam giữ tại Trại tạm giam thành phố Cát Lâm.

Gia đình bà Vương thuê một luật sư nhân quyền cho bà. Khi luật sư tới đồn cảnh sát, viên cảnh sát phụ trách vụ việc của bà đã dùng súng đe dọa luật sư. Trong suốt phiên xét xử bà vào ngày 12 tháng 11 năm 2015, chỉ có ba thân nhân của bà được phép vào phòng xử án, trong khi có hơn 20 cảnh sát tham dự phiên xét xử. Bà Vương buộc phải tự biện hộ cho mình vì luật sư của bà không thể xuất hiện tại phiên tòa.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bất chấp ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Các báo cáo có liên quan phiên bản tiếng Anh:

Chồng bị tổn thương và qua đời, vợ bị bắt và bị tra tấn.

Hai học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát hành hung thô bạo vì phản kháng lại việc bị bắt giữ phi pháp.

Đức Châu, tỉnh Sơn Đông: 158 người dân địa phương bị cảnh sát thẩm vấn vì đệ đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc.

Sinh viên đại học ba lần bị bắt giữ vì tìm kiếm tự do cho cha.

Các cách thức tra tấn của Tập đoàn Nam Sơn, các nhân viên bị đuổi việc kiện cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc

Hai học viên bị bắt, bị đánh đập và bị bắt giữ vì kiện Giang Trạch Dân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/2/10/323655.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/2/155769.html

Đăng ngày 13-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share