Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua mạng Internet lần thứ VIII dành cho các học viên ở Trung Quốc

Bài của một học viên từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-11-2011] Tôi là một học viên bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998, năm nay tôi 23 tuổi. Trên con đường tu luyện, tôi đã trải nghiệm về sự tinh tấn và bị ảnh hưởng bởi chấp trước của người thường như danh, lợi, và cái tình giữa những người thường hàng ngày. Toàn bộ quá trình tu luyện gập ghềnh và đầy rẫy những rắc rối. Tuy nhiên, tôi đã vượt qua. Tôi cảm thấy rất may mắn rằng mình đã bắt kịp tiến trình Chính Pháp.

Đại Pháp đã ban cho chúng ta quá nhiều. Trong công việc, tôi đặt ra một tiêu chuẩn cao cho bản thân mình. Mặc dù tôi không cạnh tranh với bất kỳ đồng nghiệp nào, tôi luôn luôn dành được số điểm tốt nhất. Thường thì tôi sẽ nhận công việc khó nhất. Tôi duy trì một mối quan hệ thân thiện với các đồng nghiệp của mình. Tất nhiên, tôi đã giúp họ thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới. Cho dù công việc có bận rộn thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn đến nhóm học Pháp vào buổi tối. Tôi không bao giờ xem vô tuyến và lướt web. Thỉnh thoảng đồng nghiệp của tôi có hỏi: “Bạn không bao giờ đi bất cứ nơi nào giải trí sau giờ làm việc và không xem truyền hình. Thế bạn làm gì? Nếu sống như thế, tôi thực sự không biết liệu tôi còn muốn sống không?” Tôi luôn luôn mỉm cười và nói, “Bạn có hạnh phúc trong cuộc sống của bạn và tôi có niềm vui của tôi.”

Tôi thực sự cảm thấy rằng mình đã có một cuộc sống đầy đủ, và biết rằng cuộc đời mình thực sự có ý nghĩa. Tôi đã có thể xả bỏ bất cứ điều gì, và tâm của tôi hoàn toàn vô vi. Tôi không có suy nghĩ lệch lạc hoặc không lành mạnh như người thường, vì vậy tôi luôn luôn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.

Tất nhiên, tôi cũng đã trải qua những khảo nghiệm mà tôi đã không vượt qua. Khi mẹ tôi xem tôi như người dốt nát và cằn nhằn khi tôi đã không học Pháp hoặc tập công, tôi cảm thấy kiệt sức. Trong những trường hợp như thế, tôi sẽ hướng ngoại và nghĩ rằng tầng thứ của tôi không cao như mẹ tôi. Tại sao mẹ tôi lại sử dụng các tiêu chuẩn của bà để đo lường tôi và đặt ra rất nhiều áp lực cho tôi? Sau đó, mẹ tôi đã thừa nhận rằng bà đã đặt ra một tiêu chuẩn quá cao cho tôi và sai lầm khi lấy sức chịu đựng của tôi để đánh giá. Tôi cũng hướng nội và tìm thấy rất nhiều thiếu sót và các vật chất xấu. Tôi thấy rằng, áp lực đã làm cho tôi kiệt sức đã thực sự xảy ra khi tư tưởng của tôi có nhiều vấn đề. Tại sao tôi không vui khi mẹ yêu cầu tôi học Pháp? Thực tế là, ngay cả khi mẹ tôi không đặt ra một yêu cầu nào cả, tôi sẽ rất tinh tấn, nhưng tại sao tôi từ chối nghe lời khuyên của bà? Đó chẳng phải ngược tâm của người thường hay sao? Tại sao tôi lại rất tức giận hoặc thậm chí la lối nếu mẹ tôi nói một vài lời? Không phải đó là biểu hiện của ma tính hay sao? Đôi khi tôi cảm thấy rất mệt mỏi và không muốn dậy sớm để tập các bài công pháp. Đó không phải là tâm truy cầu an dật sao? Tuy nhiên, tôi tìm lý do để cho rằng tầng thứ của tôi không cao như của mẹ tôi và bà quá nghiêm khắc. Thực tế suy nghĩ này hết thảy đều không dựa trên Pháp. Tại sao tôi không nói tầng thứ của mẹ tôi cao và tại sao tôi không đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân mình? Hơn nữa, tôi đã không làm tốt việc giảng chân tướng, vì tôi chỉ giới hạn trong những người mà tôi đã có quan hệ tốt.

Một vài ngày trước đây, một phụ nữ lớn tuổi đã đến mua quần áo từ gian hàng của tôi. Sau khi mua những gì bà muốn, bà nói bằng một giọng rất nhỏ “Này cháu, cháu đã nghe nói về việc thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó để được bình an chưa?” Tôi đã ngạc nhiên, bởi tôi cảm thấy xấu hổ do bản thân không giảng chân tướng thật tốt. Tôi cúi đầu xuống và nói với bác ấy rằng tôi cũng là một học viên. Bác ấy đã rất vui mừng và nói: “Ôi, đó là việc rất tốt. Cháu là một cô gái tốt! Cháu thực sự là một cô gái tốt!” Tôi cảm thấy sốc trong tâm “Phải, mình rất tốt, bởi vì mình đã trở thành một học viên. Mình tốt vì may mắn có cơ hội để trợ Sư Chính Pháp.”

Tôi vẫn còn nhớ một bài viết trên Tuần báo Minh Huệ trong đó một học viên nói, “Nhân thân nan đắc, Đông thổ nan sinh, Chính Pháp nan cầu” (Đắc được thân người rất là khó, được sinh ra ở Trung Quốc còn khó hơn, và thật sự rất khó khăn để đắc được Đại Pháp). Tuy nhiên, tôi đã đắc được tất cả ba điều ấy, do đó không có lý do gì khiến tôi không tinh tấn và không làm tốt ba việc.

Tôi biết rất nhiều học viên trẻ đã bị vùi lấp dưới hàng loại các chấp trước của người thường, cụ thể là danh lợi, và cái tình với người thường hàng ngày, và đã quên mất đường trở về nhà. Họ dễ vướng vào một cuộc sống an dật, một tình yêu tuyệt vời, và một gia đình hạnh phúc. Thực ra, tôi cũng có nhiều chấp trước như vậy và đã bị mắc kẹt bởi dục vọng, nó làm cho tôi đau đớn và mệt mỏi. Trong một giai đoạn thậm chí tôi không muốn tu luyện nữa. Đó là nhờ lòng từ bi vô bờ bến của Ân Sư, sự kiên định của tôi với Đại Pháp, và sự giúp đỡ vô ngã của các học viên, cuối cùng đã đưa tôi trở lại con đường tu luyện. Nhờ học Pháp nhiều lần, nhận thức của tôi trở nên minh bạch hơn, và tôi nhận thức được rằng dục vọng là rất dơ bẩn đối với một học viên, một học viên phải xả bỏ một số thứ. Những gì xã hội loài người có được thật sự là, từ quan điểm của vũ trụ, hoàn toàn đảo ngược với chân lý. Dục vọng thực tế xuất hiện là để làm chúng ta bối rối và khiến chúng ta quên đi con đường trở về nhà.

Khi viết chia sẻ này, tôi có một chút do dự, vì tôi cảm thấy rằng tôi đã làm không tốt. Suy nghĩ lại, tôi nhận ra rằng nó giống như một bài thi, vì vậy làm sao tôi có thể không làm bài? Nếu tôi tìm thấy những thiếu sót, tôi chỉ cần xả bỏ nó. Đây là một bước trong tiến trình Chính Pháp, vì vậy tôi đã bắt kịp.

Các học viên trẻ đã từng sống cùng với các học viên lớn tuổi hơn trong suốt thời thơ ấu của họ. Kết quả là, họ không bị ô nhiễm bởi  thùng thuốc nhuộm của xã hội người thường. Họ rất thuần tịnh. Bây giờ họ đang trưởng thành, có công ăn việc làm và gia đình, về cơ bản hầu hết thời gian hàng ngày họ sống với người thường. Nếu họ có thể soi sáng cho những người khác từ thùng thuốc nhuộm, họ sẽ xứng đáng với sự cứu độ từ bi và gian khổ của Ân Sư. Chúng ta không nên quên rằng chúng ta đủ can đảm để đi xuống Trái Đất, nơi chúng ta liên tục chuyển sinh để thiết lập một mối quan hệ nhân duyên với Sư Phụ. Tất cả điều này chính là trợ Sư Chính Pháp hôm nay.

Đôi khi nghĩ về giai đoạn trước năm 1999 khi các học viên trẻ và tôi đã đi đến các điểm luyện công vào mỗi buổi sáng. Vào thời điểm ấy, dù mùa đông có lạnh như thế nào đi chăng nữa, chúng tôi sẽ không bao giờ hạ tay của chúng tôi xuống. Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, chúng tôi đã buộc phải đứng bên ngoài lớp học như là hình phạt vì là các học viên [Pháp Luân Công]. Trong vòng hai tuần, chúng tôi không được phép tham gia học trong lớp. Tệ hơn nữa, chúng tôi đã bị đánh đập, nếu không bị phạt, hoặc bị tra tấn bằng hình thức “Lái máy bay.” Tuy nhiên, chúng tôi đã không lùi bước. Cuối cùng, chúng tôi đã bị đuổi khỏi trường, nhưng chúng tôi đã không hối tiếc về quyết định của mình. Khi những người lớn tại các điểm tập công của chúng tôi bị bắt giữ, chỉ còn năm học viên trẻ bị bỏ lại. Chúng tôi vẫn tập trung với nhau và tiếp tục tập công. Vào thời điểm đó, bạn lớn nhất trong số chúng tôi 12 tuổi và và bạn nhỏ nhất 8 tuổi. Chúng tôi thực sự cảm thấy không hối tiếc vì chúng tôi đã không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác. Chúng tôi chỉ có thể kiên tín Sư phụ và Đại Pháp.

Tuy nhiên, điều gì đã xảy ra với chúng tôi sau khi chúng tôi trưởng thành? Hỡi những bạn học viên đã tu luyện cùng với tôi, đây là lúc chúng ta thức tỉnh. Chúng ta đã chờ đợi điều này sau hàng nghìn hàng vạn năm. Chúng ta là những học viên Đại Pháp đến thế gian này với một thệ nguyện to lớn và đang gánh vác những nhiệm vụ quan trọng. Thật may mắn và tự hào làm sao vì chúng ta đang cùng với Sư Phụ trong giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mạt Pháp mạt kiếp và đã học Đại Pháp của vũ trụ, điều mà không thể đạt được trong hàng triệu hàng triệu năm. Chúng ta không thể đánh mất sự chịu đựng của chúng ta! Do tầng thứ của tôi hữu hạn, xin vui lòng chỉ ra về bất cứ điều gì không phù hợp.

Để kết thúc chia sẻ của tôi, tôi muốn trích một bài thơ của Sư phụ trong Hồng Ngâm II để khuyến khích tất cả chúng ta tinh tấn hơn.

“Đoạn

Tu bất nan
Tâm nan khứ
Kỷ đa chấp trước hà thời đoạn
Đô tri khổ hải tổng vô ngạn
Ý bất kiên
Quan tựa sơn
Trách xuất phàm.”


Bản tiếng Hán: https://minghui.ca/mh/articles/2011/11/28/明慧法会–年轻大法弟子要从理性上认识法-249482.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/7/130562.html#.T5jkAOWumc4

Đăng ngày 28-5-2012; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share