Bài viết của Tiểu Mai, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUỆ 11-12-2011] Tôi đã tu luyện được vài năm và nội hàm thâm sâu của Đại Pháp liên tục triển hiện bất cứ khi nào tâm tính của tôi được đề cao. Tôi thường cảm thấy rằng mình đã không tu luyện tí nào cả. Sư Phụ thật sự quá từ bi. Bất cứ khi nào tôi có thể thấy được một chút thiếu sót của mình, Sư Phụ đều giúp nâng tôi lên. Không có Sư Phụ tôi sẽ không thể tồn tại được. Trên con đường tu luyện, dần dần chúng ta đã bước ra khỏi bản tính ích kỷ của cựu vũ trụ và hướng tới sự Thần thánh dưới sự che chở từ bi của Sư Phụ và sau khi từng bước vượt qua sự sợ hãi. Đây không phải là một câu chuyện cổ tích mà là một thực tế hiện đang diễn ra.

-Từ tác giả-

Pháp hội Chia sẻ kinh nghiệm qua Internet hàng năm dành cho các học viên ở Trung Quốc đang tới gần. Tôi viết bài chia sẻ về hơn một năm kinh nghiệm quý giá của mình đồng thời nhân đây tôi muốn báo cáo với Sư Phụ và chia sẻ với các bạn đồng tu để đồng hóa với Pháp và cùng nhau thăng tiến.

Hướng nội, khổ nạn là nấc thang để đề cao trong tu luyện

Tôi là một học viên trẻ. Bố mẹ tôi đã từng tu luyện Đại Pháp nhưng buộc phải từ bỏ bởi vì họ không còn có thể chịu đựng được áp lực to lớn sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Do họ bị đầu độc bởi tuyên truyền của ĐCSTQ và bị ảnh hưởng bởi sự sợ hãi, họ đã ép tôi từ bỏ tu luyện cho nên môi trường tu luyện ở nhà của tôi chưa bao giờ tốt cả.

Bản thân tôi đã bị cuốn theo dòng một thời gian. Tuy nhiên, ẩn sâu trong tâm mình, tôi vẫn ao ước được tu luyện Đại Pháp một cách đường đường chính chính. Bố mẹ tôi nghĩ rằng nếu tôi lập gia đình, tôi sẽ từ bỏ việc tu luyện. Họ ép tôi làm việc đó. Tôi vẫn còn ham muốn, tình cảm vốn cần phải buông bỏ cùng với các chấp trước của người thường và tình cảm đối với các thành viên trong gia đình, nên lúc nào tôi cũng phải chịu áp lực rất kinh khủng. Tuy nhiên, tôi biết một cách rất rõ ràng rằng, nếu tôi cưới một người thường, con đường tu luyện của tôi thậm chí còn khó khăn hơn.

Sư Phụ đã không bỏ rơi tôi. Dần dần, tôi lại hòa vào chỉnh thể và gặp học viên A, người ở độ tuổi của tôi và anh ấy bảo tôi hãy lấy anh ấy. Lối suy nghĩ cũng như những trải nghiệm cuộc sống của học viên A hoàn toàn khác hẳn với tôi nhưng tôi có thể chấp nhận rất nhiều điều. Hơn nữa, lúc đó, tôi không rõ liệu là một học viên thì có thích hợp để lập gia đình hay không. Chúng tôi đã nhanh chóng cùng nhau trải qua rất nhiều chuyện. Trong quá trình đó tôi đã phát hiện rằng thật tuyệt vời khi phối hợp cùng nhau và biết rằng gia đình của học viên A có một số hiểu lầm về Đại Pháp do cuộc bức hại mà anh ấy đã trải qua. Anh ấy cũng phải chịu áp lực lập gia đình. Sau vài lần nói chuyện với nhau, chúng tôi đã đồng ý lập gia đình. Nếu chúng tôi làm vậy thì chúng tôi có thể làm ba việc tốt hơn, để cả hai gia đình cùng họ hàng có sự hiểu biết tốt hơn về Đại Pháp và chúng tôi, cũng như để phối hợp tốt hơn trong việc giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Do đó, trên bề mặt chúng tôi là vợ chồng nhưng thực chất, chúng tôi là đồng tu.

Chúng tôi có tâm rất thuần tịnh và có trách nhiệm với Đại Pháp và bản thân. Chúng tôi đã nhanh chóng mua một căn nhà. Khi chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho lễ cưới, chúng tôi đã đối mặt với một vấn đề. Rất khó để gặp được nhiều vị khách. Họ không biết chân tướng về Pháp Luân Công bởi tình trạng của bố mẹ tôi. Tôi rất muốn tận dụng cơ hội này để cho họ biết chân tướng. Sau khi chúng tôi nói chuyện về việc đó, học viên A gợi ý rằng chúng tôi nên mời các học viên mà có thể giảng chân tướng cho các vị khách và phát  đĩa Thần Vận. Tôi nghĩ ý kiến đó thật tuyệt vời nhưng lúc đó rất nhiều tâm người thường của tôi đã nổi lên. Một mặt, tôi hy vọng rằng bố mẹ tôi sẽ không thấy được bất kỳ ai giảng chân tướng trong đám cưới. Nó trông có vẻ không được ổn. Mặt khác, tôi lo lắng về ý kiến của các đồng tu đối với tôi. Tôi cũng nghĩ về vấn đề an toàn khi phát đĩa Thần Vận tại một dịp công khai như vậy.

Cuối cùng, tôi đã nhớ tới những lời của Sư Phụ,

“Hãy coi việc kia không ghê gớm gì, việc cứu người là việc lớn như vậy, hãy làm những gì chư vị cần làm, trong tâm vững vàng tự tin hơn, gặp gì nghe gì không thuận tâm lắm, không như ý lắm thì cũng đừng chú tâm vào đó; hãy đường đường chính chính làm những gì mình cần làm. Đừng bị tà can nhiễu, đừng bị chúng lay động, vậy thì những nhân tố bất hảo sẽ không từ chính mình sinh ra, tà ác sẽ thành nhỏ bé, bản thân chư vị sẽ cao lớn, chính niệm sẽ đầy đủ. Thật sự đều là như thế.”

Tôi nhận ra rằng mình phải đề cao tầng thứ tâm tính của bản thân mình. Do đó, tôi đã buông bỏ tất cả những suy nghĩ người thường của mình và chuẩn bị lễ cưới theo những gì mà học viên A gợi ý. Vào ngày cưới của chúng tôi, rất nhiều học viên đã có mặt và được sắp xếp ngồi tại những bàn khác nhau để họ có thể giảng chân tướng cho những vị khách và họ đã phát cho hầu hết các vị khách đĩa Thần Vận. Thậm chí một số vị khách còn thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó!

Để phù hợp với lễ cưới, các đồng tu đã để đĩa Thần Vận vào trong phong bì với thiết kế dành cho đám cưới. Điều này thực sự đã trái với quy tắc của Minh huệ là vỏ bên ngoài đĩa Thần Vận không thể thay đổi mà không được phép. Sau đó, khi bố mẹ tôi phát hiện ra rằng chúng tôi đã phát rất nhiều đĩa Thần Vận, họ đã nổi cơn giận giữ. Thậm chí bố tôi còn muốn báo cáo việc này cho các nhà chức trách và yêu cầu quản lý nhà hàng tìm những học viên mà đã phân phát đĩa Thần Vận qua camera bảo mật của họ. Ông ấy cũng bảo tôi giải thích sự việc cho học viên A.

Sau khi chia sẻ với học viên A cùng các học viên địa phương khác, chúng tôi đã quyết định phát chính niệm liên tục. Học viên B, một trong những người họ hàng của tôi, đã tới nhà tôi để giảng chân tướng cho bố mẹ tôi trước tiên. Anh ấy đã nói với họ việc đàn áp Pháp Luân Công nghiêm trọng như thế nào và tác hại mà họ và gia đình có thể sẽ gặp phải nếu họ hại người khác. Anh ấy cũng nói với họ rằng, nếu họ làm hại các học viên thì họ cũng sẽ bị tai họa. Trong khi đó, anh ấy cũng cố gắng khơi gợi lên lòng tốt của bố mẹ tôi. Cuối cùng bố mẹ tôi đã từ bỏ kế hoạch của họ. Khi học viên A và tôi trở về nhà, những vấn đề của chúng tôi đã giảm bớt rất nhiều. Khi bố mẹ tôi gọi chúng tôi đến, tôi đã nói với họ rằng điều chúng tôi làm là điều tốt cho mọi người và rất đáng để làm việc đó. Chúng tôi đã gia tăng sức mạnh chính niệm của mình và những nhân tố xấu đã bị loại bỏ một cách nhanh chóng.

Sau khi cưới nhau, hầu hết thời gian học viên A đều không ở nhà bởi công việc của anh ấy. Hơn nữa trong cuộc sống chúng tôi liên tục phát sinh mâu thuẫn do lối suy nghĩ của chúng tôi khác nhau. Tôi nghĩ anh ấy ích kỷ và không biết nghĩ đến người khác và không có tinh thần trách nhiệm. Anh ấy thì nghĩ tôi để ý quá nhiều đến bản thân mình và có quá nhiều suy nghĩ của người thường. Vấn đề nghiêm trọng nhất của chúng tôi là chúng tôi đều đặt bản thân mình cao hơn người khác, bảo vệ và chứng thực bản thân, coi thường người khác và thường thích soi mói những thiếu sót của người khác. Do đó, chúng tôi đã không tinh tấn như chúng tôi đã từng thỏa thuận với nhau mà lại can nhiễu lẫn nhau. cựu thế lực đã lợi dụng chấp trước của chúng tôi vào dục vọng để tạo ra những mâu thuẫn giữa chúng tôi nhằm tạo ra sự chia rẽ.

Thời gian đầu khi mâu thuẫn, tôi đã khóc và tranh cãi với anh ấy một cách giận giữ và tôi cũng cằn nhằn về những thiếu sót của anh ấy. Lúc đó tôi đã không nhận ra được rằng tôi không có một chút từ bi nào cả hay tôi đã không cố gắng để hiểu và khoan dung đối với đồng tu. Thay vào đó tôi chỉ chú ý tới cảm giác của riêng mình, muốn phần đúng và áp đặt suy nghĩ của riêng mình lên những học viên khác. Khi những suy nghĩ người thường của tôi nổi lên, tôi đã không muốn chịu đựng sự đau khổ như vậy.

Lúc đó, Pháp của Sư Phụ luôn hiện lên trong tâm trí tôi,

“Đã quen với việc chỉ nhìn thấy chỗ thiếu sót của người khác, từ trước đến nay vẫn không coi trọng việc tự xét bản thân; người ta tu tốt cả rồi còn chư vị vẫn như vậy hay sao? Sư phụ chẳng phải đang trông chờ chư vị tu tốt ư?” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles, 25 tháng 02 năm 2006)

Sau đó, tôi cảm thấy mình đã không thực sự giống như một học viên và rằng tôi đã để Sư Phụ thất vọng. Tôi biết rằng, theo nguyên lý của Pháp, tôi phải hướng nội và không tập trung vào người khác.

Tuy nhiên, rất dễ để nhận ra điều gì đó nhưng rất khó để  thực hiện nó. Sống tại thế giới con người trong nhiều năm và bị lèo lái bởi truyền thông của ĐCSTQ, tôi đã có một số quan niệm ẩn rất sâu. Tôi luôn nghĩ rằng một người đàn ông nên làm nhiều việc nhà và chăm sóc chu đáo cho vợ của mình. Tuy nhiên, lối suy nghĩ của học viên A lại rất đơn giản và anh ấy có ít quan niệm hơn tôi. Anh ấy biết rất ít về thế giới bên ngoài vì vậy hầu hết thời gian anh ấy đều không làm những gì mà tôi mong chờ. Do đó, tôi đã mất bình tĩnh và những chấp trước người thường như danh tiếng, tư lợi, vô tình đã nổi lên. Tôi đã so sánh gia đình của mình với những gia đình của người khác và thấy rằng tôi, một người đã từng được sống trong một gia đình có tình hình tài chính tương đối tốt, đã phải chịu đựng rất nhiều khổ nạn sau khi cưới. Tôi cũng cảm thấy rằng mình đã không nhận được sự thấu hiểu và tôn trọng mà tôi hằng mong đợi. Bởi vì tôi vẫn không buông bỏ chấp trước sắc dục, học viên A đã bảo tôi quan hệ với anh ấy.  Điều đó khiến tôi ghê tởm và tôi nghĩ rằng anh ấy đã không tôn trọng những gì mà chúng tôi đã thỏa thuận trước khi cưới. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải đối mặt với những mâu thuẫn của hai gia đình chúng tôi. Tôi thực sự cảm thấy giống như:

Bách khổ nhất tề giáng”, (“Khổ kỳ tâm chí” trong Hồng Ngâm)

Tuy nhiên, thay vì hướng nội và buông bỏ những chấp trước của tôi trong những khổ nạn này thì tôi luôn phàn nàn về học viên A và luôn đối chiếu anh ấy với Đại Pháp mà không tự mình đối chiếu với Pháp. Việc chia sẻ nhiều lần cũng không có kết quả vì vậy mâu thuẫn vẫn tiếp diễn. Tôi ngồi trên bờ sông với đầy nước mắt và trong tâm cảm thấy vô cùng cay đắng. Lúc đó, dường như Sư Phụ ở bên cạnh tôi và điểm hóa cho tôi: Bởi vì đó là con đường trở về thiên thượng nên rất khó khăn. Tôi đã nhận ra rằng tôi phải buông bỏ những chấp trước của bản thân mình bởi vì tôi đã chọn tu luyện và tu luyện là một vấn đề rất nghiêm túc. Khi tôi học Pháp trên đường trở về nhà, tôi đã đọc về làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn và đề cao tâm tính trong Bài giảng thứ tư của Chuyển Pháp Luân. Tôi đã rất quen thuộc với nội dung này nhưng đột nhiên nó trở nên rất mới lạ đối với tôi và tôi cảm thấy thật xấu hổ. Tôi biết nó đang nhắc nhở tôi rằng tôi phải tuân theo sự chỉ dẫn của Sư Phụ và tôi đã quyết định thay đổi bản thân mình.

Kể từ đó, tôi đã đảm nhận thêm trách nhiệm liên quan tới công việc nhà và không còn phàn nàn nữa. Tôi cũng quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của chồng tôi. Từ tận đáy lòng tôi tha thứ cho anh ấy và giúp anh ấy giải quyết tất cả những gì thiết yếu của gia đình anh ấy. Tôi cũng chăm sóc chu đáo cho mẹ anh ấy. Bất cứ khi nào mâu thuẫn xuất hiện, tôi đều nhắc bản thân mình phải tử tế và từ bi. Dó đó, tất cả các thành viên trong gia đình của chúng tôi đã ca ngợi những hành động của tôi và một số người trong họ dần dần đã hiểu được chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Trong cuộc sống, một số người trong họ thậm chí còn được ban phúc. Chúng tôi biết rằng đó là do sự từ bi của Sư Phụ và uy đức của Đại Pháp. Điều đó thực sự giống như Sư Phụ giảng,

“Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Chuyển Pháp Luân)

Là một người chân tu, tôi cần phải tuân theo yêu cầu của Đại Pháp và tự động hướng nội. Bất cứ khổ nạn gì mà tôi trải qua, bất kể chúng không thoải mái hay khó chịu như thế nào, tôi cũng phải trân trọng cơ hội đó để buông bỏ những chấp trước con người của tôi. Tôi phải tìm ra những chấp trước của bản thân mình, đối chiếu mọi thứ với Pháp và chính lại bản thân mình bởi vì những khổ nạn giúp tôi đề cao tầng thứ tu luyện của mình. Thực tế, tất cả những việc xấu cũng là những việc tốt.

Đối đãi với việc tu luyện một cách nghiêm túc và tín Sư, tín Pháp khi gặp các khổ nạn

Sau khi cưới, tình hình tài chính của chúng tôi không tốt. Gia đình của học viên A không có tài chính tốt vì vậy chúng tôi phải phụ thuộc vào lương của tôi và của anh ấy. Bố chồng tôi có một số khoản nợ vì vậy chúng tôi cũng cần phải hỗ trợ những người thân của anh ấy.

Một ngày học viên A nói với tôi rằng anh ấy thấy một số vấn đề đối với sản phẩm mà công ty anh ấy sản xuất. Ông chủ của anh ấy biết những vấn đề đó nhưng không thông báo cho ai cả. Thay vào đó ông ấy đã bảo mọi người làm việc ngoài giờ. Những học viên khác trong công ty đã không biết về việc này. Tôi đã thảo luận về vấn đề này với học viên A và nói rằng là học viên, ở bất cứ nơi nào chúng ta đến, chúng ta đều phải mang đến lợi ích cho xã hội. Chúng ta không nên làm bất cứ điều gì làm ảnh hưởng đến danh tiếng của Đại Pháp và bất lợi cho những người khác. Tu luyện là một vấn đề rất nghiêm túc vì vậy là học viên chúng ta phải có trách nhiệm với Đại Pháp và với bản thân chúng ta. Vì lợi ích của các học viên khác trong công ty đó, học viên A và tôi đã quyết định rằng anh ấy sẽ không bỏ việc một cách lặng lẽ mà anh ấy và những học viên khác sẽ nói chuyện với các lãnh đạo của công ty. Sau đó họ đã khuyên các lãnh đạo ngừng tiếp tục sản xuất những sản phẩm đó và giải thích cho họ: “gieo điều ác thì sẽ gặp điều ác.” Do quản lý công ty không muốn lắng nghe, học viên A và những học viên khác đã rời khỏi công ty. Học viên A đã bị thất nghiệp và tình hình tài chính của gia đình chúng tôi còn tồi tệ hơn. Tuy nhiên chúng tôi tín Sư, tín Pháp. Sư Phụ đã giảng,

“Dù trời có sụp xuống đi chăng nữa chính niệm của người tu luyện vẫn bất động, thế mới là tu luyện”(“Giảng Pháp trong buổi gặp mặt các học viên tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương”)

Chúng ta phải tiếp tục thực thi tốt những gì chúng ta cần làm.

Sau khi anh ấy nghỉ việc, rất nhiều sự việc đã phát sinh và đôi khi tôi cảm thấy như thể mọi việc đầy khó khăn. Ông chủ của công ty đó đã loan tin đồn rằng học viên A rời bỏ công ty sau khi đã biển thủ quỹ của công ty. Các học viên đều ôm giữ những quan niệm khác nhau và đôi khi họ đối xử với chúng tôi theo sự hiểu lầm của họ. Học viên A bắt đầu tìm một công việc mới nhưng đã không thành công trong một thời gian tương đối dài. Không lâu sau đó, ĐCSTQ đã bắt giữ rất nhiều học viên địa phương. Đôi lúc, thậm chí tôi còn cảm thấy trường không gian của bản thân mình không trong sạch và tôi thấy rất chán nản. Học viên A muốn tìm một công việc mới càng sớm càng tốt. Thời điểm đó, anh ấy có một tâm thái rất mạnh mẽ là mong muốn hoàn thành công việc. Tôi đã cố gắng nói với anh ấy bình tĩnh lại nhưng tôi cũng lo lắng cho anh ấy. Không lâu sau, học viên mà đã giúp học viên A tìm một công việc mới đã bị bắt giữ. Một số các học viên khác mà có liên hệ trực tiếp với chúng tôi cũng bị bắt. Chúng tôi đã phải chịu áp lực ngày càng lớn.

Trên bề mặt những khó khăn rất lớn. Chúng tôi biết một cách rõ ràng rằng việc buông bỏ những chấp trước của chúng tôi trong các cuộc xung đột là xung động đến tâm can nhưng là học viên, chính niệm của chúng ta không nên dao động. Chúng tôi đã tham gia vào học Pháp địa phương, chia sẻ với các học viên địa phương, chú ý đến việc phối hợp với các đồng tu và gia tăng việc phát chính niệm. Khi chúng tôi thấy có một số hiểu lầm hay chiều hướng xấu giữa các học viên, chúng tôi đã cố gắng chia sẻ với nhau nhằm hòa hợp chỉnh thể của chúng ta. Dần dần, chúng tôi thấy rằng trường không gian của chúng tôi đã trở nên trong sạch hơn và sáng sủa hơn và do vậy, lời đồn đã lắng xuống.

Học viên A đã buông bỏ chấp trước trong việc tìm kiếm việc làm và dành nhiều thời gian để học Pháp. Tình hình cũng bắt đầu thay đổi và anh ấy đã tìm được một công việc lý tưởng một cách nhanh chóng. Chúng tôi biết sự việc đã diễn ra là nhờ có Sư Phụ. Khi Sư Phụ thấy rằng chúng ta đã đề cao tâm tính, Ngài đã giúp chúng ta bỏ đi những vật chất xấu trong chúng ta.

Buông bỏ tự ngã qua tu luyện, hòa hợp chỉnh thể và cùng các học viên đề cao

Sau khi tham gia vào nhóm học Pháp địa phương, tôi thấy tình hình không được khả quan. Hầu hết các học viên có trí thức đã hình thành rất nhiều các khái niệm và tư tưởng qua khoa học trong một thời gian dài. Họ thấy rất khó để đột phá được quan niệm “Thấy rồi mới tin.” Bên cạnh đó, việc trải qua cuộc bức hại đã gây ra cho rất nhiều học viên tâm sợ hãi mạnh mẽ, do vậy họ đã không thực sự bước ra và tham gia vào các hoạt động giảng chân tướng. Về tài liệu, về cơ bản họ vẫn ở giai đoạn “trông đợi, dựa dẫm vào người khác và hỏi xin những tài liệu sẵn có.” Rất nhiều học viên không thể tham gia nhóm học Pháp một cách đều đặn. Tôi hiểu rằng Sư Phụ đã an bài cho chúng tôi đến đó để chúng tôi có cơ hội chia sẻ với các đồng tu và cùng nhau đề cao.

Một số học viên phàn nàn bởi vì họ nghĩ rằng họ đã bị các đồng tu phản bội và hãm hại họ. Mặc dù họ biết rằng Đại Pháp là tốt nhưng họ cảm thấy khó khăn khi buông bỏ những cảm xúc này và họ vẫn không đạt được đến trạng thái tín Sư tín Pháp một cách kiên định. Học viên A và tôi đã nói chuyện với một học viên và chúng tôi nói với cô ấy rằng lúc nào Sư Phụ cũng chăm nom cô ấy. Ngay cả trong thời gian cô ấy hiểu lầm về Đại Pháp, Sư Phụ vẫn điểm hóa cho cô ấy. Chúng tôi cũng dùng những ví dụ của riêng chúng tôi để chia sẻ với học viên này. Chúng tôi đã nói về sự nghiêm túc của việc tu luyện và rằng chúng ta phải bước đi một cách lý trí trên con đường tu luyện. Chúng tôi cũng nói về việc buông bỏ những chấp trước của con người, yêu cầu của việc học Pháp thật nhiều chứ không phải bằng những phương thức của con người. Chúng tôi đã khích lệ cô ấy tăng cường chính niệm của mình. Sau khi chia sẻ, chúng tôi thấy rằng cô ấy miên man suy tư. Tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải tiếp tục chia sẻ như vậy.

Tại nhóm học Pháp của chúng tôi, học viên C đến từ một vùng khác và cô ấy chịu trách nhiệm sản xuất tài liệu. Cô ấy làm mọi việc rất nhanh, do đó cô ấy thực sự lo lắng về tình hình của nhóm học Pháp của chúng tôi. Ban đầu, cô ấy định hướng dẫn các học viên làm một số công việc giảng chân tướng. Mỗi lần sau khi chúng tôi học Pháp, cô ấy đều nói với chúng tôi về những bài viết trên Minh Huệ. Cô ấy đã tận dụng cơ hội này để nhắc nhở chúng tôi theo kịp tiến trình Chính Pháp bằng cách kể ra kinh nghiệm của cô ấy trong khi làm ba việc. Sau đó, học viên C đã cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu giảng chân tướng và tiền giấy có ghi thông tin và bảo chúng tôi lấy bao nhiêu mà chúng tôi thấy cần. Tôi nghĩ, vì chúng tôi đã có học viên C, là người có nhiều kinh nghiệm, nhóm học Pháp của chúng tôi dường như đã được đảm bảo. Do đó, tôi đã chuyển hết trách nhiệm của mình sang cho học viên C, bao gồm cả việc sản xuất tài liệu giảng chân tướng, chia sẻ với các đồng tu và trở thành người chỉ ra bất cứ vấn đề nào trong tu luyện. Một cách không ý thức, tôi đã trở thành một trong số các học viên mà đang “chờ đợi, dựa dẫm vào người khác và nhận những tài liệu sẵn có.”

Do đó, tôi đã nuôi dưỡng những chấp trước của tôi về ích kỷ, dựa dẫm và tâm an dật. Những nhân tố của cựu thế lực đã thấy được tình hình này và bắt đầu tạo ra sự chia rẽ trong chúng tôi.

Học viên C và học viên D đã có mối bất hòa lớn và đã nói với chúng tôi rằng cô ấy thực sự rất bận và không có thời gian để đến lớp học Pháp nhóm nữa. Đột nhiên chúng tôi mất đi nguồn lấy tài liệu. Tôi đã đến thăm học viên C và bảo cô ấy không động tâm bởi những chấp trước người thường và cố gắng thuyết phục cô ấy quay trở lại nhóm của chúng tôi và tiếp tục giúp các học viên trong nhóm. Cô ấy đã thẳng thắn nói với tôi về cuộc sống hằng ngày của cô ấy. Tôi thấy cô ấy thực sự bận như con thoi giữa một vài nhóm học Pháp. Bên cạnh đó, cô ấy cũng đến gần những nơi các học viên bị giam giữ để phát chính niệm và sản xuất tài liệu giảng chân tướng. Cô ấy thực sự quá bận rộn. Sau khi hiểu được tất cả những điều này, tôi hỏi cô ấy xem liệu tôi có thể giúp gì cho cô ấy không. Cô ấy đã cho tôi xem quy trình sản xuất tiền giấy với các thông tin được ghi trên đó. Đầu tiên chúng tôi cần phải rửa và làm sạch các tờ tiền, hong khô chúng và ép chúng cho thẳng. Bước tiếp theo là in thông tin về chân tướng lên chúng. Sau đó chúng tôi cần phải bôi sáp lên những tờ tiền giấy và buộc chúng lại thành bó. Cô ấy hy vọng tôi có thể chia sẻ khối lượng công việc này với cô ấy. Tôi nghĩ về các học viên đã bị bắt giữ vì sản xuất những tài liệu này. Liệu tôi có bị nguy hiểm không nếu tôi trợ giúp làm việc này? Tôi đã nhanh chóng nhận ra rằng đó chính là tâm ích kỷ và muốn bảo vệ bản thân của tôi. Tôi thực sự nên chia sẻ trách nhiệm này. Tôi đã nói chuyện với học viên C và nói với cô ấy rằng tôi muốn trợ giúp. Khi tôi trở về nhà, tôi đã cố gắng in những tờ tiền giảng chân tướng và kết quả khá là tốt. Tôi biết đó là Sư Phụ đã khích lệ tôi. Dần dần, tôi đã đảm nhận dự án của học viên C. Quá trình in thông tin lên các tờ tiền giấy cũng là một quá trình tu luyện. Đầu tiên, tôi phải nhớ rằng tôi không thể lạm dụng tiền của Đại Pháp. Tôi phải chọn ra những tờ tiền đã mòn, bị hư hoại hay quá bẩn để in được và sau đó quy đổi nó ra số lượng tiền mới tương đương. Để có được chất lượng tốt hơn, tôi thường nói chuyện với các Pháp khí của tôi, phát chính niệm và đọc Pháp cho chúng. Do đó, việc in ấn lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Tôi trân quý mỗi tờ tiền như một sinh mệnh và biến nó thành một tờ rơi mà có chứa đựng thông tin Đại Pháp. Tôi chọn những thông tin thích hợp và sau đó in nó lên tờ tiền giấy. Bất cứ khi nào tôi thấy có một vết mực bẩn, tôi đều lau sạch, sấy khô và in lại nó. Khi tôi bôi sáp, tôi thực hiện hết sức chu đáo để đảm bảo rằng thông tin về chân tướng vẫn còn mới ngay cả sau một thời gian dài lưu thông. Tôi cũng phát chính niệm để đảm bảo rằng tất cả các tờ tiền có thể đến được với tất cả những người có tiền duyên. Là học viên chúng ta không nên có sự chia rẽ vì vậy tôi đã nói chuyện với học viên C và học viên D. Lúc đó, tôi đã nhận ra rằng sự xung đột của họ xảy ra trước mặt tôi nên tôi cũng cần phải tìm ra vấn đề mà tôi phải từ bỏ. Trong suốt quá trình chia sẻ với các đồng tu, tôi thấy mình phải tuân thủ một nguyên tắc. Tôi phải khoan dung đối với các đồng tu, không áp đặt ý kiến của tôi lên họ, không buộc tội hay phàn nàn về họ và không coi thường họ. Việc giúp đỡ các đồng tu cũng là một quá trình tu luyện. Chúng ta phải buông bỏ các chấp trước về lo lắng, tật đố, dựa dẫm vào người khác và tính ích kỷ. Lời nói và hành động của chúng ta đều phải tuân theo Đại Pháp và cùng các đồng tu thăng tiến.

Tu luyện tốt bản thân chúng ta để mang lại tương lai tươi sáng cho chúng sinh

Trong quá trình giảng chân tướng, tôi đã nhận thấy rõ hơn rằng, nếu tôi không tu luyện tốt thì tôi sẽ không thể hoàn thành sứ mệnh của mình và cứu độ chúng sinh. Đôi khi có cơ hội nhưng tôi lại không thể mở miệng để nói chuyện và đã không thể cứu người khi tôi mở miệng. Mỗi học viên đều phụ trách một khu vực nhất định. Theo sự hiểu biết của tôi thì mọi người và mọi thứ trong cuộc sống của tôi đều thuộc về phần trách nhiệm của tôi. Ví dụ, khu dân cư của tôi, những khu vực lân cận, nơi làm việc cũng như các đồng nghiệp và họ hàng của tôi. Trong công việc tôi đã gặp rất nhiều sinh viên trẻ. Thông thường, tôi muốn giảng chân tướng cho họ một cách hoàn toàn thoải mái tuy nhiên tôi lại không thể mở miệng và tâm tôi thì trống rỗng. Tôi biết đó là biểu hiện của việc không chú trọng đến học Pháp.

Vào cuối một học kỳ, tôi đã giảng chân tướng trong một lớp học và tôi cảm thấy khá là tốt. Tôi đã nói về nhiều chủ đề từ sự tiến hóa cho đến nhiều điều huyền bí chưa giải thích được. Tuy nhiên, ngay sau đó tôi đã gặp phải can nhiễu. Một vài sinh viên đã thách thức tôi và cười những vào những quan niệm của tôi, nói rằng chúng quá sai khác so với nhận thức thông thường. Tâm tôi đã bị động. Những sinh viên này dường như bị can nhiễu bởi những nhân tố tà ác nhưng tôi đã không bình tĩnh và phát chính niệm để loại trừ những nhân tố xấu xa đằng sau họ. Thay vào đó tôi đã bị mắc kẹt trong cái tình của người thường, bị chi phối bởi sự giận giữ và cảm xúc. Mặc dù tôi không nổi xung lên nhưng tôi đã không thể nói hết với tất cả các sinh viên chân tướng mà chỉ đề cập một cách ngắn gọn một chút về vấn đề đó. Sau đó tôi thậm chí còn cảm thấy bất công.

Tôi đã thật sự bị sốc về sự việc này và nhận ra rằng như thế còn xa mới là giảng chân tướng. Trong quá trình đó, chúng ta cũng cần có trí huệ để mở rộng tấm lòng đối với các nhóm người khác nhau. Lúc đó, chúng ta cần phải có lòng từ bi to lớn và vô cùng nhẫn nại để ứng phó với những lời lăng mạ bất ngờ và những công kích cá nhân. Chúng ta vẫn phải bất động tâm và tiếp tục cứu độ chúng sinh, giữ vững tín niệm với Đại Pháp để không bị lạc hướng. Nếu tôi không tu luyện tốt, sự biểu hiện của những chấp trước người thường của tôi cùng sự phản ứng không lý trí sẽ có thể là sự hủy hoại đối với chúng sinh. Tại sao tôi lại không thể đối đãi với những vấn đề này một cách nghiêm túc được chứ? Thực sự, trước đây rất lâu Sư Phụ đã giảng về điều này.

“Hãy dùng lý trí để chứng thực Pháp, dùng trí huệ để giảng rõ chân tướng, dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thể nhân; đó chính là đang kiến lập uy đức của các Giác Giả.” (“Lý tính” từ Tinh tấn yếu chỉ II)

Đó thực sự là lỗi của tôi. Sau sự việc này, tôi đã viết một bài và dán nó lên một vị trí để mọi người đều thấy và xin lỗi vì những thiếu sót của mình. Sau đó, tôi thể hiện sự quan tâm đối với các sinh viên của tôi như trước đây và tiếp tục tìm cơ hội để giảng chân tướng cho họ.

Đôi lúc khi giảng chân tướng cho các sinh viên, tôi thấy rằng những người mà thường bị coi là nghịch ngợm lại là những người mà chấp nhận chân tướng một cách dễ dàng hơn. Điều này đã cho tôi thấy rằng chúng ta không được giảng chân tướng với bất kể quan niệm hay chấp trước nào để đối đãi với những người khác nhau theo những cách khác nhau. Đôi lúc, chúng ta cần phải từ bi và kiên nhẫn hơn khi chúng ta giảng chân tướng. Chỉ khi đó chúng ta mới tháo gỡ được những khúc mắc trong tâm của họ. Điều này đòi hỏi một tiêu chuẩn cao hơn đối với sự tu luyện của chúng ta.

Một ngày khi tôi đang đứng lớp về văn hóa truyền thống Trung Hoa, một sinh viên đã bác bỏ ý kiến của tôi và nói rằng văn hóa truyền thống Trung Hoa khiến Trung Quốc không hùng mạnh và do vậy trở thành mục tiêu bị thế lực nước ngoài đe dọa. Một sinh viên khác nghĩ rằng cậu ta sẽ bị mất mặt nếu cậu ta không thể trả lời được các câu hỏi của tôi vì vậy cậu ấy đã không vui và cũng không hài lòng với tôi. Sau đó, cả hai người đã đi tập luyện một số môn nào đó mà không tham dự lớp học của tôi. Nhiều sinh viên khác cũng không đến lớp vì nhiều lý do khác nhau. Tôi rất lo lắng và xin Sư Phụ giúp đỡ và cố gắng tìm ra một cách để tất cả các sinh viên có thể lắng nghe chân tướng. Tôi biết rằng mình phải từ bi và thể hiện với tất cả các sinh viên rằng tôi quan tâm tới họ và không để ý tới thái độ của họ. Sư Phụ đã giúp tôi. Trong giờ học cuối của tôi, tất cả các sinh viên đều có mặt và tôi đã tận dụng cơ hội để giảng chân tướng được càng nhiều càng tốt. Tôi đã kiên nhẫn nói đến tác hại mà ý thức hệ của ĐCSTQ đã làm đối với dân tộc chúng tôi cũng như chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Khi tôi thấy sinh viên mà đã phản bác lại ý kiến của tôi, tôi đã khích lệ cậu ấy trở thành một người tốt có lương tâm trong xã hội. Cậu ấy đã rất cảm động và nhắc đi nhắc lại rằng cậu ấy đồng ý với tôi. Cậu ấy cũng nói với tôi rằng cậu ấy rất biết ơn tôi vì đã nói với cậu ấy những điều đó và rằng cậu ấy sẽ ghi nhớ mọi điều. Tôi rất vui bởi vì một sinh mệnh khác đã được đắc cứu. Tôi rất biết ơn Sư Phụ bởi sự giúp đỡ của Ngài. Khi thấy người sinh viên mà không hài lòng với tôi, tôi khuyên cậu ấy hãy chín chắn và bình tĩnh hơn khi giải quyết các vấn đề trong xã hội. Cậu ấy cũng cảm động và đã giải quyết những mối quan hệ xấu bằng cách thức nhân từ. Với sự trợ giúp của Sư Phụ, tôi đã giúp được vài chục người thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Năm ngoái tôi đã đảm nhận một lớp sinh viên mà được cho là cư xử kém và tiêu chuẩn đạo đức rất tồi. Do vậy, không có giáo viên nào thích lớp đó, nói lớp học đó là “ma quỷ”. Tôi đã tuân theo những lời của Sư Phụ và đối xử với những sinh viên đó bằng sự từ bi và quản lý lớp học đó mà không có bất kỳ quan niệm hay cung cách nào mà đã dạy họ một cách nhẫn nại và thể hiện sự quan tâm đối với họ. Sau khi tôi đảm nhận lớp học này, nó đã thay đổi hoàn toàn. Đầu tiên, tất cả họ đều tới lớp học và chỉ hiếm khi bỏ một buổi học. Thứ hai, tất cả họ đều cố gắng hết sức để hoàn thành bài tập được giao về nhà và cảm thấy rất thân thiết đối với tôi. Sau giờ học, bất cứ khi nào họ nhìn thấy tôi từ đằng xa, tất cả họ đều đồng loạt chào tôi. Vào cuối học kỳ, bài thi của họ ở môn tôi dạy đều đạt điểm cao hơn các môn khác và không một sinh viên nào ở lớp tôi bị trượt. Thậm chí họ còn đạt được điểm cao nhất trong số nhiều môn học của họ. Một số sinh viên đã nói với tôi rằng không ai đã từng thực sự quan tâm đến họ trong một môi trường như vậy cho đến khi tôi đảm nhận lớp học này.

Khi tôi giảng chân tướng, nhiều người đã hiểu và chấp nhận nó. Một số sinh viên đã trịnh trọng nói với tôi sau khi họ biết chân tướng rằng, “Em xin hứa sẽ thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.” Sau đó, tôi đã phối hợp với đồng tu A để gửi thư cho các đồng nghiệp và sinh viên. Không lâu sau đó, tôi biết rằng một số học viên cũng nói với những sinh viên khác về chân tướng. Tôi thực sự rất biết ơn sự từ bi của Sư Phụ và ân huệ của Đại Pháp!

Một trong những người bạn tốt của tôi đã gặp một số vấn đề trong chuyện nhà. Một người, được coi là một người khá tốt, đã có quan hệ với người phụ nữ khác và gia đình đã sắp tan vỡ. Khi tôi giúp họ dàn xếp một giải pháp, tôi đã mang chân tướng và vẻ đẹp của Đại Pháp đến cho họ. Hai người đó, cả hai đều có cá tính mạnh và đối nghịch với nhau, đã lấy Đại Pháp làm quy tắc trong hành xử của họ. Nó đã giúp họ giải quyết được rất nhiều xung đột. Tuy nhiên, người đàn ông không thể bỏ được người tình của mình vì vậy mà khủng hoảng vẫn tồn tại trong gia đình này. Quá trình dàn xếp của tôi cũng là một quá trình tu luyện. Trước khi tập Pháp Luân Công, tôi căm ghét cái ác như một kẻ thù chết người vì vậy tôi rất phẫn nộ về tổn hại mà người đàn ông này đã mang lại cho gia đình của anh ấy bởi mối quan hệ với người phụ nữ khác. Do đó, khi tôi nói chuyện với anh ấy, tôi đã bị xúc động. Tôi biết như thế là không đúng vì vậy tôi đã cố gắng hết sức để hiểu anh ấy. Tôi nghĩ anh ấy tốt vì vậy tôi đã cố gắng để nêu lên sự tốt đẹp của anh ấy. Tuy nhiên, không lâu sau sự dàn xếp của tôi mà gần như đã giải quyết được vấn đề của họ, xung đột giữa hai vợ chồng họ lại nổi lên bởi vì người phụ nữ nghĩ rằng người chồng của cô ấy vẫn không thể hoàn toàn quên được tình nhân của anh ấy.

Một mặt tôi thấy phải có thời gian để giải quyết mâu thuẫn này, mặt khác, có thể người phụ nữ kia có mối quan hệ nhân duyên và cần được nghe chân tướng về Pháp Luân Công vì vậy tôi đã quyết định đến thăm cô ấy. Mặc dù tôi có suy nghĩ này nhưng phía con người của tôi vẫn không chấp nhận cô ấy. Những quan niệm này đã ngăn cản tôi và sau khi tôi nói chuyện với các đồng tu, tôi nghĩ mình phải đề cao bản thân. Tất cả chúng sinh đều đến vì Pháp và việc có mối quan hệ nghiệp lực với người bạn của tôi có thể là cơ hội để cô ấy nghe chân tướng. Tôi buông bỏ quan niệm về thích và ghét đã hình thành và viết cho cô ấy một bức thư. Trong quá trình này, tôi đã liên tục hoàn thiện hơn ngôn từ của mình bởi vì tôi muốn bức thư của tôi thể hiện cho cô ấy thấy được sự chân thành của tôi và cho cô ấy  lý do để phân tích vấn đề vì chính lợi ích của cô ấy. Cô ấy đã trả lời và trong quá trình chúng tôi trao đổi qua lại với nhau, dần dần tôi đã thấy được sự lo lắng của cô ấy và do vậy tôi đã thực sự thấy thương cảm cho cô ấy. Cuối cùng, cô ấy đã xin lỗi người bạn của tôi và hai bên đã giải quyết mối quan hệ ác duyên bằng một phương thức khoan dung nhân từ dưới Phật ân hạo đãng. Khi người phụ nữ thấy người chồng lại vui vẻ sống bên con mình, cô ấy đã chảy nước mắt.

Sư Phụ đã cho công bố một số kinh văn mà tất cả đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tu luyện bản thân thật tốt. Tôi nghĩ mình phải học Pháp nhiều hơn và học thật tốt để bản thân tôi có thể chứng thực được sự vĩ đại và vẻ đẹp của Đại Pháp cũng như mang đến cho tất cả chúng sinh một tương lai tươi đẹp.

Tôi đã tu luyện được vài năm và ý nghĩa thâm sâu và rộng lớn của Đại Pháp không ngừng mở ra cho tôi bất cứ khi nào tâm tính của tôi đề cao lên. Tôi thường cảm thấy mình đã tu luyện không tốt một chút nào. Sư Phụ thật sự quá từ bi. Bất cứ khi nào tôi có thể tìm thấy một chút thiếu sót của mình, Sư Phụ đều kéo tôi lên. Không có Sư Phụ, sẽ không thể có tôi. Trên bước đường tu luyện chúng ta phải dần bước ra khỏi bản tính ích kỷ của vũ trụ cũ và hướng tới sự Thần thánh dưới sự bảo hộ từ bi của Sư Phụ và sau đó  từng bước vượt qua tâm sợ hãi. Đây không phải là một câu chuyện cổ tích mà là một thực tế hiện đang diễn ra.

Giờ đây môi trường tu luyện ở Trung Quốc đã tương đối khác so với trước đây nhưng tiêu chuẩn đối với chúng ta chỉ có thể là tinh tấn hơn chứ không phải là kém đi. Tôi hy vọng rằng tất cả các học viên có thể bước đi trên con đường được Sư Phụ an bài, đồng hóa với những điều mà Sư Phụ muốn, cứu độ thêm nhiều chúng sinh và thực sự trở thành người bảo hộ mà chúng sinh có thể tin tưởng.

Con xin cảm tạ Sư Phụ! Xin cám ơn các bạn đồng tu!

____________________________________
Bản tiếng Hán: https://minghui.ca/mh/articles/2011/12/11/明慧法会–让自己成为众生的保障-249481.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/2/1/131090.html

Đăng ngày 24-5-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share