Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Israel

[MINH HUỆ 13-10-2019] Trong lúc Pháp hội châu Âu thù thắng đang diễn ra tại London vào tháng 9 năm 2019, dường như tôi đã gặp một vấn đề rất nhỏ, tôi đã cố gắng xem mình là một người tu luyện nên hướng nội và nó đã mở ra vô số điều quan trọng.

Sư phụ đã giảng cho trong “Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]“

“Thực ra chính là: nhân tố của mình cải biến hoàn cảnh của mình. ‘Tu chính mình’, ‘hướng nội tìm’, những lời ấy tôi đã nói hết sức minh bạch rồi, hết sức rõ ràng rồi, (cười) nhưng không có được bao nhiêu người có thể coi trọng điều này; kể cả các việc mà đệ tử Đại Pháp làm cũng là tình huống này.”

Câu chuyện như sau:

Tất cả những người tham dự Pháp hội đều được phát một tai nghe để nghe dịch trực tiếp. Có hơn 1.000 học viên tham dự. Tôi nghĩ chỉ có một người bị mất tai nghe trong giờ nghỉ trưa. Đó chính là tôi.

Tôi phụ trách việc đi lấy và phát những xuất ăn trưa đã đặt trước cho tất cả học viên từ đất nước của tôi, và lúc đó tai nghe vẫn còn. Nhưng một lát sau, khi tôi đang ăn trưa tại một công viên gần đó, tôi nhận ra nó đã bị mất. Quay lại tìm ở nơi phát bữa ăn trưa, tôi cũng không tìm thấy tai nghe đâu.

Sau khi thông báo cho nhân viên trong Pháp hội và gửi cho họ thông tin liên lạc của tôi trong trường hợp không tìm thấy tai nghe, tôi quay lại hội trường tham dự phần hai của Pháp hội, với một tai nghe mới và bắt đầu hướng nội.

Điều đầu tiên tôi nhận ra là vào cuối phần đầu của Pháp hội, tôi bị mất tập trung và đã nghĩ về đủ thứ trong nhân thế thay vì hoàn toàn nghe học viên chia sẻ. Để điểm hóa cho tôi, tôi bị mất tai nghe. Mối liên quan rất rõ ràng. Tôi quyết định cần lắng nghe cẩn thận và trân quý phần còn lại của Pháp hội. Tôi cũng tự hỏi bản thân có lúc nào khác mình không tập trung nghe và bị sao nhãng không. Tôi có luôn lắng nghe những gì Sư phụ giảng và làm theo hay không? Không phải lúc nào cũng như vậy. Không còn lời bào chữa nào nữa sau đó!

Sau đó tôi đã liên lạc với điều phối viên trong vùng để cho anh ấy biết rằng mình sẵn sàng trả tiền cho cái tai nghe bị mất. Anh ấy thông báo với tôi rằng chi phí vào khoảng 300 USD. Tôi bị sốc một chút. Tôi đã không nghĩ rằng chỉ một cái tai nghe lại tốn một khoản tiền lớn như vậy. Vì vậy, tôi lại hướng nội và tự hỏi liệu tôi còn cần nhận ra điều gì nữa không. Quả thực là có.

Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên chấp vào tiền bạc. Tôi không nghèo, nhưng đó không phải là lý do cho việc chi tiêu tùy tiện một cách vô trách nhiệm. Có một sự khác biệt giữa việc không chấp vào tiền, vốn là tốt, và để cho bản thân tuỳ tiện chi tiêu lấy cớ là dù sao thì cũng đủ tiền. Nó giống như một người có nhiều đức làm những điều bất hảo và không lo lắng về điều đó vì anh ta có đủ đức. Vì vậy, tôi đã quyết tâm đối đãi với vấn đề này cẩn thận và có trách nhiệm hơn.

Khi tôi đưa tiền cho điều phối viên trong vùng, anh ấy từ chối, nói rằng không muốn lãng phí tài nguyên Đại Pháp trong khi vẫn còn cơ hội để lấy lại tai nghe. Anh gửi thư cho tất cả các điều phối viên châu Âu, nhờ họ xem có học viên nào của họ nhặt được chiếc tai nghe bị mất và quên trả lại hay không.

Khi có vẻ như các hồi đáp đều nói không ai tìm thấy, tôi lại đề nghị trả tiền tai nghe. Anh ấy vẫn từ chối, nói rằng có thể tìm thấy tai nghe trong vòng một vài ngày, và ngay cả khi đó là tiền của tôi, đó cũng là tài nguyên của Đại Pháp.

Vì vấn đề chưa được giải quyết, tôi nghĩ rằng vẫn còn một việc gì nữa mà tôi cần nhận ra. Vì vậy, tôi lại hướng nội một lần nữa. Tôi nhận ra rằng tất cả thông qua khảo nghiệm này, tôi đã nhìn mọi việc từ góc độ tu luyện cá nhân, chứ không phải từ góc độ Chính Pháp, trong khi điều phối viên Anh quốc thì không như vậy. Anh ấy không chỉ từ bi với tôi, mà còn duy hộ Đại Pháp, không thừa nhận sự an bài của cựu thế lực.

Ngay sau khi nhận ra điều đó, điều phối viên của Anh đã liên lạc với tôi và cho tôi biết nơi đã tìm thấy tai nghe. Tôi nhận ra rằng bây giờ mình đã vượt qua tất cả những gì cần có với khảo nghiệm đã được an bài này. Đó chỉ là ba điều, không phải là 81 quan ải mà Đường Tăng cần phải vượt qua để có được chân kinh trong Tây du ký, nhưng tôi phải vượt qua và ngộ ra hết thảy những gì tôi nên làm trước khi giải quyết được vấn đề.

Nhận thức sau cùng này khiến tôi nhìn xa hơn về sự khác biệt trong lối nghĩ của Sư phụ và cựu thế lực, và rằng tôi đã phó thác bản thân vào đâu từ trước đến nay. Nhận thức nông cạn của tôi là cựu thế lực đặt sự tu luyện cá nhân của các đệ tử Đại Pháp là tối quan trọng, bất kỳ sai lầm hay thiếu sót nào, theo chúng, sẽ bị bức hại theo cách có thể làm tổn hại đến việc cứu chúng sinh và tu luyện viên mãn.

Nhưng sao điều đó có thể phù hợp với Pháp của Sư phụ đây?

“[Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế.” (Bài giảng thứ tư-Chuyển Pháp Luân)

Điều này thậm chí còn hơn thế khi cựu thế lực thường gây ra vấn đề ngay từ đầu, sau đó quay lại quy tội.

Theo nhận thức nông cạn của tôi, Sư phụ không nhìn nhận như vậy. Chúng ta là đồng tại với Chính Pháp của Sư phụ, chứ không chỉ là tu luyện cá nhân. Ngoài ra, Pháp này có khả năng viên dung và chính lại hết thảy mọi việc. Tôi ngộ ra rằng trong Đại Pháp, có sẵn một con đường miễn là đệ tử Đại Pháp tinh tấn và dốc lòng tu luyện, những vấp ngã của anh ta (và những thể ngộ từ đó) có thể cùng tồn tại mà không gây tổn hại cho việc cứu độ chúng sinh. Điều này có thể là chưa từng có, nhưng Chính Pháp là như vậy.

Qua nhiều năm tu luyện, tôi đã trải nghiệm khá nhiều lần rằng:

Đệ tử chính niệm túc

Sư hữu hồi thiên lực

(Sư đồ ân, Hồng ngâm II)

Diễn nghĩa

Đệ tử chính niệm mà đầy đủ

Sư phụ sẽ đủ sức đưa trở về trời

(Ơn thầy trò)

Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng mình đã quá thường xuyên tin rằng mình “đáng” phải chịu các tổn thất đối với các hạng mục Đại Pháp vì mình chưa đủ tốt, tức là, vì tôi đã phạm phải sai lầm.

Tất nhiên, nhìn nhận vấn đề này từ quan điểm của Chính Pháp chỉ phát huy tác dụng nếu học viên dốc lòng chân tu và phó xuất.

Trong “Vô lậu” (Tinh tấn yếu chỉ) Sư phụ đã giảng cho chúng ta:

“Nếu là người thật sự có thể thản nhiên mà xả, tâm bất động, thì thực tế là đã ở tầng đó rồi. Nhưng tu luyện chính là để đề cao, chư vị đã có thể xả chấp trước này, thế thì sao không xả bỏ luôn bản thân việc sợ chấp trước đó? Xả nó vô lậu ấy chẳng phải là xả cao hơn nữa là gì?”

Nhưng có một điều kiện kèm theo:

“Chẳng qua người tu luyện hoặc người thường nếu làm không nổi ngay cả cái xả cơ bản kia, mà cũng bàn luận cái Lý này, thì đó là vì tâm chấp trước không buông bỏ nên tìm cớ rồi thành loạn Pháp mà thôi.” (“Vô lậu”, Tinh tấn yếu chỉ)

Tôi nhận ra rằng trong trường hợp trên tôi sẵn sàng tu luyện và buông bỏ, chỉ khi tôi nhận ra mình không nên để tài nguyên Đại Pháp bị lãng phí, Pháp lực có thể triển hiện và tổn thật thực đã được ngăn chặn.

Bây giờ tôi đang trong quá trình đồng hóa với thể ngộ này để trở thành một người …

“Thản đãng Chính Pháp lộ”

(Chính Niệm Chính Hành, Hồng Ngâm II)

Diễn nghĩa:

Đi trên con đường Chính Pháp một cách ung dung thanh thản

(Niệm Chân Chính Hành Sự Chân Chính, Hồng Ngâm II)

Con xin cảm tạ Sư phụ, vì đã cấp cho con cơ hội, cảm ơn các bạn đồng tu, đã giúp tôi bằng chính niệm của các bạn.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/13/180310.html

Đăng ngày 09-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share