Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Hồng Kông

[MINH HUỆ 11-12-2018] Vào ngày 9 tháng 12 vừa qua, trước Ngày Nhân quyền Quốc tế, các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã tổ chức mít tinh và diễu hành quy mô lớn. Họ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại nhắm đến môn tu luyện và thiền định này tại Trung Quốc Đại lục và đưa những thủ phạm của cuộc bức hại ra công lý.

Buổi mít tinh bắt đầu lúc 10 giờ sáng tại Quảng trường Công Dân. Một số nhà cựu lập pháp và nhà lập pháp đương nhiệm hoặc trực tiếp phát biểu hoặc gửi bài phát biểu ghi âm từ trước để phát tại buổi mít tinh.

bba362e50a0e7166c972e2c45bea8049.jpg

9459a659ffd4f1fdb1ad662e498bc151.jpg

Buổi mít tinh tại Quảng trường Công Dân lúc 10 giờ sáng ngày 9 tháng 12

Bức hại gia tăng ở Trung Quốc

Trong bài phát biểu của mình, ông Giản Hồng Chương, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông, cho biết cuộc bức hại Pháp Luân Công đã gia tăng từ tháng 10. “Tình trạng vi phạm nhân quyền của Trung Quốc đã trầm trọng hơn”, ông Giản cho biết.

Ông cho hay, các vụ bắt giữ hàng loạt các học viên Pháp Luân Công đã diễn ra tại tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang. Ông nói thêm rằng nạn giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy tạng do nhà nước hậu thuẫn vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã mở rộng cuộc đàn áp sang các luật sư nhân quyền, các nhóm thiểu số và các nhóm tín ngưỡng khác.

Ông Giản cũng chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người trên thế giới ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại và lên án cuộc khủng hoảng nhân quyền này ở Trung Quốc.

558986f4138e2f6f705314dc09a8c260.jpg

Ông Giản cho biết tính đến ngày 7 tháng 12, đã có hơn 3 triệu người từ 34 quốc gia đã ký bản thỉnh nguyện ủng hộ các học viên Pháp Luân Công kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, kẻ phát động và chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công

Các nhà lập pháp bày tỏ sự ủng hộ

Ông Hồ Chí Vĩ, chủ tịch Đảng Dân chủ và là ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, đã thể hiện việc đánh giá cao đối với các học viên Pháp Luân Công.

“Trước cuộc bức hại kéo dài mười mấy năm, các học viên Pháp Luân Công chưa từng từ bỏ đức tin của mình cũng như chưa từng bị khuất phục trước quyền lực độc tài. Thay vào đó, họ kiên trì kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại”, ông Hồ đã phát biểu trong bài phát biểu thu âm.

Ông Lâm Vịnh Nhiên, nguyên ủy viên Hội đồng Lập pháp, cho rằng, tình hình nhân quyền ở Trung Quốc chưa hề khá hơn trong vài thập kỷ qua.

“Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu chú ý hơn đến những vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc”, ông cho biết. “Trong khi đó, ngày càng có nhiều người Trung Quốc thoát xuất khỏi ĐCSTQ. Trước những áp lực này, ĐCSTQ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tôi tin rằng các học viên Pháp Luân Công, những người hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn sẽ thắng thế thôi.”

a13891c20dcff3a88e033f1f9b9ebab2.jpg

Ông Lâm Vịnh Nhiên nói, yêu đất nước Trung Quốc không đồng nghĩa với yêu ĐCSTQ

7f910fce3040046376e686b0a9864264.jpg

Nguyên ủy viên Hội đồng Lập pháp Tằng Kiện Thành lên án cuộc bức hại ngày càng khốc liệt nhắm vào Pháp Luân Công. Ông tán dương nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại và kêu gọi công dân Hồng Kông đứng lên và đấu tranh cho tự do, dân chủ.

Giáo sư Trương Diệp Linh của Trường Đại học Manitoba ở Canada đã phát biểu qua điện thoại và lên án những tuyên truyền của ĐCSTQ về Pháp Luân Công khiến nhiều người bị lừa dối. “Tuyên truyền này là một loại bức hại đối với tất cả mọi người”, bà cho biết. “Đối mặt với một cuộc tàn sát quy mô lớn như vậy, mọi người cần suy xét về việc nên đứng về phía nào.”

Nhiều ủy viên Hội đồng Lập Pháp đã gửi thông điệp thu âm sẵn nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động hơn nữa để trợ giúp các học viên Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác, kể cả những luật sư nhân quyền bị cầm tù.

Đám đông tập trung xem đại lễ diễu hành

Sau buổi mít tinh là cuộc diễu hành với hơn 1.000 người, khởi hành vào lúc 2 giờ chiều, bắt đầu từ đường King’s Road ở quận Đông của Hồng Kông. Đoàn diễu hành đi qua trung tâm thành phố và khu thương mại, rồi kết thúc bốn tiếng sau đó tại Phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông.

853e156d922d86a445c4bf9908387f1c.jpg 6f85c375aaa8ab0f6695f33901f869c5.jpg

Tấm biểu ngữ với dòng chữ tiếng Trung: “Chân – Thiện – Nhẫn”, nguyên lý căn bản của Pháp Luân Công

64a09fde096c17878c40951969c72e90.jpg

Tấm biểu ngữ mang thông điệp “Phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa và lý trí”

edc283aafbd598c83f8ecd1f95d2e9ef.jpg

“Truy tố thủ phạm, chấm dứt cuộc bức hại”

9964378702769e67e2d71251109e4df5.jpg

Các biểu ngữ kêu gọi từ bỏ và giải thể ĐCSTQ

fe1247a7f5664207249a39b28e71a78f.jpg

“Khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa”

Đi đầu đoàn diễu hành là Đoàn nhạc Tian Guo, gồm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm truyền tải một thông điệp khác nhau như: người dân trên thế giới tu luyện Pháp Luân Công như thế nào, những nỗ lực phản đối cuộc bức hại, thoái xuất khỏi ĐCSTQ, đưa thủ phạm ra công lý, và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đám đông dân chúng tụ lại xem cuộc diễu hành.

Cuộc bức hại: “Thật là choáng”

Cô Lâm là người Trung Quốc, đến Hồng Kông cách đây mười năm. Cô đã xem cuộc diễu hành cùng con trai. “Tôi thường thấy các sự kiện của các học viên Pháp Luân Công. Đó là nét đặc sắc của Hồng Kông”, cô cho biết. “Tại đây, chúng tôi được tự do tụ tập, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng. Nhưng ở Trung Quốc thì không được, người dân ở đó có thể biến mất khỏi thế giới này chỉ vì phát ngôn của họ.”

Một số du khách từ Bắc Kinh đã quay video cuộc diễu hành. Cô Lưu cho biết, cô hết sức ngạc nhiên. “Cuộc diễu hành này toàn đưa những thông điệp tích cực, khác hẳn với những gì tôi được nghe ở Trung Quốc. “Thật là choáng”, cô nói. “Nhà tôi có mấy người đã thấy Pháp Luân Công ở Hồng Kông rồi, còn tôi thì đây là lần đầu. Đúng là miền đất tự do.”

b690972487861f3e9322fb6b0fe59271.jpg

Các học viên giương biểu ngữ trước Phòng Liên lạc Trung Quốc

Khi cuộc diễu hành kết thúc tại Phòng Liên lạc Trung Quốc, Đoàn nhạc Tian Guo đã biểu diễn mấy bản nhạc nữa. Ông Lý, một cư dân địa phương, mến mộ sự ôn hòa của đoàn diễu hành. Ông nói: “Thật tuyệt vời. Chính quyền cần phải sửa chữa lỗi lầm.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/11/378319.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/13/173605.html

Đăng ngày 14-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share