Tra tấn tinh thần - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Mon, 24 Mar 2025 14:02:56 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại các bệnh viện tâm thầnhttps://vn.minghui.org/news/281121-cac-truong-hop-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-buc-hai-tai-cac-benh-vien-tam-than.htmlMon, 24 Mar 2025 14:02:55 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=281121[MINH HUỆ 02-10-2024] Trong chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ nhằm bức hại Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa các học viên có tinh thần khỏe mạnh nhưng không từ bỏ đức tin của mình vào các bệnh viện tâm thần để […]

The post Các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại các bệnh viện tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 02-10-2024] Trong chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ nhằm bức hại Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa các học viên có tinh thần khỏe mạnh nhưng không từ bỏ đức tin của mình vào các bệnh viện tâm thần để “điều trị”.

Các học viên bị tiêm thuốc gây tổn thương thần kinh, châm cứu điện cao áp, bị bức thực, bị trói và bị đánh đập. Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là tiêm thuốc độc. Nỗi đau mà các nạn nhân phải chịu đựng là không thể tưởng tượng được, và nhiều học viên đã thực sự trở thành bị tâm thần hoặc mất đi sinh mạng.

713667fa9db42ce70e01dbdd99c53237.jpg

Tái hiện tra tấn: Bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Dưới đây là một số trường hợp các học viên có tinh thần khỏe mạnh bị đưa vào bệnh viện tâm thần.

Bắc Kinh

Cảnh sát đường sắt về hưu bị đưa vào bệnh viện tâm thần

Ông Lý Quốc Chí đã làm cảnh sát đường sắt ở Bắc Kinh được 19 năm trước khi nghỉ hưu. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2020, ông bị bắt trên đường về nhà và bị đưa đến đồn cảnh sát quận Phong Đài.

Ngày hôm sau, cảnh sát đưa ông Lý đến bệnh viện An Định (một bệnh viện tâm thần) ở quận Triều Dương. Ông được đưa vào một căn phòng nơi có một nữ bác sỹ khám cho ông. Cảnh sát nói với ông: “Bác sỹ hỏi gì thì trả lời”. Ông Lý trả lời: “Tôi không yêu cầu khám bác sỹ. Tại sao các anh lại đưa tôi đến đây?” Cảnh sát không trả lời ông.

Khi bác sỹ hỏi ông Lý về gia đình ông, ông nói rằng ông không muốn trả lời. Bác sỹ dọa sẽ cho ông nhập viện nếu ông không hợp tác. Vì ông Lý biết rằng bệnh viện An Định là một bệnh viện tâm thần, ông nói: “Tôi không có bệnh tật gì hay bệnh tâm thần nào cả. Nếu các vị cho rằng tôi bị bệnh tâm thần, các vị phải cho tôi xem bằng chứng y tế”.

Nói rồi ông Lý đứng dậy và bước ra ngoài. Sau đó, bác sỹ nói với cảnh sát: “Tôi không thể kết luận rằng ông ấy bị bệnh tâm thần”.

Sau đó ông Lý đã trở về nhà cùng con gái.

Cảnh sát tiến hành kiểm tra tâm thần đối với một phụ nữ sau khi bắt giữ bà

Bà Trương Phương, sống tại quận Triều Dương, Bắc Kinh, từng bị giam giữ một năm hai tháng tù vào ngày 25 tháng 2 năm 2023, sau khi bị giam giữ gần một năm. Bà cũng bị phạt 2.000 Nhân dân tệ.

Ngày 9 tháng 3 năm 2022, bà Trương, 67 tuổi, bị bắt tại nhà riêng. Cảnh sát tuyên bố rằng có người đã trình báo bà nói chuyện với hành khách trên xe buýt về Pháp Luân Công. Sau khi kiểm tra video giám sát, cảnh sát thấy có một người ở trạm xe buýt trông giống bà Trương nên đã quyết định bắt giữ bà.

Ban đầu bà Trương bị giam trong trại tạm giam Số 1 Bắc Kinh và bị ép phải ngủ trên sàn bê tông trong gần ba tháng. Chỉ sau khi lệnh bắt giữ bà được phê chuẩn vào ngày 2 tháng 6, các lính canh mới cho phép bà ngủ trên giường. Cảnh sát đã tiến hành kiểm tra bệnh tâm thần đối với bà Trương mặc dù họ không phải là chuyên gia y tế. Mục đích của họ là buộc tội bà có vấn đề về tâm thần vì bà tu luyện Pháp Luân Công.

Tỉnh Hà Bắc

Người đàn ông bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc tại bệnh viện tâm thần

Ngày 2 tháng 7 năm 2016, cảnh sát từ đồn công an phố Kiến Thiết xông vào nhà của ông Quyền Ngũ Châu ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Không xuất trình bất kỳ giấy tờ tùy thân nào, bốn cảnh sát đã lục soát nhà ông và bắt giữ ông.

Ông Quyền đã bị đưa đến bệnh viện tâm thần Tần Hoàng Đảo, nơi ông bị tiêm thuốc độc, bị buộc phải uống thuốc phá hủy thần kinh và bị sốc điện bằng dùi cui điện mỗi ngày. Khoảng 10 ngày sau, khi gia đình đến thăm, họ nhận thấy trí nhớ của ông đã suy giảm và mắt ông lờ đờ. Thấy ông không thể nhớ được những điều cơ bản về cuộc sống của mình, gia đình ông đã bật khóc. Cảnh sát nói với gia đình ông rằng ông Toàn sẽ bị giam giữ trong hai tháng. Cảnh sát cũng yêu cầu anh trai của ông Toàn ký một số giấy tờ. Gia đình đã buộc phải trả 10.000 Nhân dân tệ mỗi tháng cho “việc điều trị” của ông.

Giáo viên bị đưa vào trung tâm sức khỏe tâm thần để điều trị

Tháng 3 năm 2017, bà An Quế Anh, 73 tuổi, một giáo viên cao cấp đã nghỉ hưu của trường trung học cơ sở Số 7 Tần Hoàng Đảo, bị bắt khi đang phát tài liệu về Pháp Luân Công. Bà bị đưa đến bệnh viện cảnh sát để kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp và mỡ máu cao. Trại tạm giam đã từ chối nhận bà và bà được tại ngoại.

Cùng tháng đó, bà An bị đưa đến trung tâm sức khỏe tâm thần thành phố Tần Hoàng Đảo để điều trị. Bà được thả sau khi xác định rằng bà không bị bệnh tâm thần. Gia đình bà hợp tác với chính quyền trong việc cố gắng ép bà từ bỏ Pháp Luân Công để đưa bà đến trung tâm sức khỏe tâm thần một lần nữa vào cuối năm 2017. Bà bị giam giữ ở đó ít nhất hai năm và bị buộc phải uống thuốc phá hủy thần kinh mỗi ngày.

Người phụ nữ được chuyển từ trại tạm giam đến bệnh viện tâm thần, bị giam giữ một tuần

Ngày 22 tháng 7 năm 2021, bà Lý Vinh Hoa, sống tại huyện Dịch, bị các cảnh sát từ đồn công an thị trấn Đường Hồ bắt. Mặc dù bà bị cao huyết áp và không vượt qua được cuộc kiểm tra sức khỏe đầu vào của trại tạm giam, bà vẫn bị giam giữ.

Sau khi bị giam giữ một tuần, bà được chuyển đến bệnh viện tâm thần thành phố Bảo Định để giam giữ thêm một tuần nữa trước khi được thả.

Tỉnh Hồ Bắc

Hai người đàn ông Vũ Hán bị bắt tại buổi họp mặt riêng, bị đưa đến bệnh viện tâm thần

Ngày 16 tháng 6 năm 2022, năm cư dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt tại một nhà riêng vì tu luyện Pháp Luân Công. Hai trong số họ, ông Lý Xuân Liên và ông Trần Tuấn, bị giam tại một bệnh viện tâm thần và bị cho uống thuốc.

Khi gia đình ông Trần đến thăm, họ nhận thấy ông hốc hác và ông nói rằng ông thường xuyên bị ngất xỉu. Tương tự, ông Lý cũng bị sụt cân nghiêm trọng. Ông không thể nhận ra gia đình khi họ đến thăm ông vào đầu tháng 10 năm 2022.

Nhờ nỗ lực không ngừng đòi thả người của hai gia đình, cả hai người đàn ông đã trở về nhà vào ngày 8 tháng 4 năm 2023. Ông Trần bị mất ý thức không lâu sau đó và đã được cấp cứu tại bệnh viện. Bác sỹ đã đặt stent tim cho ông.

Con trai của ông Lý bị khuyết tật và không thể tự lo cho bản thân, vì vậy ông Lý đã quay trở lại làm việc sau khi được thả, bất chấp tình trạng sức khỏe của mình. Ngày 11 tháng 11 năm 2024, ông đột ngột qua đời. Mặc dù gia đình ông không đủ khả năng chi trả và không được phép khám nghiệm tử thi, họ nghi ngờ rằng ông chết do loại thuốc độc ông bị ép uống tại bệnh viện tâm thần.

Người phụ nữ có tinh thần khỏe mạnh bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần trong hai tháng trước khi bị chuyển đến trung tâm tẩy não

Khoảng 10 giờ sáng ngày 31 tháng 5 năm 2023, bà Hồ Diễm Hoa, công nhân đã nghỉ hưu của nhà máy in nhuộm Số 2 Vũ Hán, bị bắt ngay bên ngoài tòa nhà chung cư của bà khi bà trở về nhà sau giờ làm việc. Bà bị giam giữ trong phòng biệt giam trong mười ngày và sau đó bị đưa đến một bệnh viện tâm thần, mặc dù bà không bị bệnh tâm thần. Sau khi bị giam giữ ở đó gần hai tháng, bà bị chuyển đến một trung tâm tẩy não vào ngày 8 tháng 8 năm 2023.

Gia đình bà Hồ không được thông báo về nơi giam giữ bà. Họ được biết từ một người trong cuộc rằng cảnh sát đồn công an lao động giám sát bà từ phòng biệt giam. Họ lái xe đưa bà thẳng đến bệnh viện Ưu Phủ (một bệnh viện tâm thần phía đông ga xe lửa Hán Khẩu ở Vũ Hán) giam giữ trong gần hai tháng.

Vào ngày 8 tháng 8, ba sỹ quan từ đồn công an lao động đã dẫn một số nhân viên cộng đồng đến cạy cửa nhà bà Hồ. Họ tịch thu một số ổ đĩa flash, một tháp máy tính, một số quần áo và các vật dụng cá nhân khác. Vài giờ sau, họ đón bà từ bệnh viện tâm thần và đưa bà đến trung tâm tẩy não quận Giang Hán.

Bệnh viện tâm thần An Khang tiếp tay cho việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công

Các bệnh viện An Khang – các bệnh viện tâm thần được bảo vệ nghiêm ngặt do Bộ Công an Trung Quốc trực tiếp quản lý – đã tham gia rất nhiều vào cuộc bức hại Pháp Luân Công kể từ khi bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Cảnh sát có thể tùy tiện đưa bất kỳ ai đến các bệnh viện này để giam giữ bất hợp pháp mà không qua thủ tục tố tụng.

Một tài liệu tham khảo nội bộ của ĐCSTQ “Các phương pháp để ‘chuyển hóa’ các học viên Pháp Luân Công” có đoạn: “Có thể sử dụng thuốc khi cần để đạt được mục tiêu ‘chuyển hóa’ khoa học thông qua các phương pháp y tế và chính sách thử nghiệm lâm sàng”.

Sau khi bị giam giữ tại các trại tạm giam, trại lao động và trung tâm tẩy não, các học viên từ chối từ bỏ Pháp Luân Công thường được chuyển đến các bệnh viện An Khang để ngược đãi tâm thần tàn bạo hơn.

Dưới danh nghĩa “liệu pháp tâm thần”, các quan chức và chuyên gia y tế tại các bệnh viện An Khang đã tiêm thuốc phá hủy thần kinh, dùng điện châm, bức thực, đánh đập và trói các học viên Pháp Luân Công trên ghế sắt để cố gắng ép họ từ bỏ niềm tin của mình. Trong số đó, tiêm thuốc là hình thức tra tấn tồi tệ nhất. Nó không chỉ cực kỳ đau đớn mà còn có thể dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc tử vong. Ngoài việc tiêm, họ còn sử dụng các loại thuốc khác để tăng cường tra tấn hoặc, trong một số trường hợp, gây ra rối loạn tâm thần để che đậy những hành vi tàn bạo trước đó.

Tỉnh Hồ Nam

Người phụ nữ bị tra tấn tàn bạo tại Trung tâm Chăm sóc Người cao tuổi

Ngày 31 tháng 7 năm 2021, bà Lưu Ngọc Nga ở thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam bị bắt tại quê nhà vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Bà bị đưa đến trung tâm chăm sóc người cao tuổi Chúng Hân Nhất, nơi bà phải chịu đựng tra tấn trong 3,5 tháng, bao gồm đánh đập, bức thực bằng thuốc không rõ nguồn gốc, nhéo núm vú, nhổ lông vùng kín và đâm kim. Bà cũng bị buộc phải trả 18.000 Nhân dân tệ cho thời gian ở trung tâm chăm sóc.

Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Chúng Hân Nhất là một viện dưỡng lão chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc cá nhân, thuộc sở hữu của tập đoàn viện dưỡng lão Chúng Hân Nhất, bắt đầu hoạt động vào ngày 24 tháng 8 năm 2020, và bệnh viện Chúng Hân Nhất Hoài Hóa, đi vào hoạt động vào ngày 29 tháng 12 năm 2020.

Người phụ nữ Hồ Nam bị bắt hai lần trong bốn tháng, bị giam trong bệnh viện tâm thần trước khi bị kết án

Ngày 16 tháng 3 năm 2020, bà Hoàng Cúc Tú, ở thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, bị bắt và bị lục soát nhà. Ngày 18 tháng 3, bà bị tạm giam hình sự và được tại ngoại vào ngày 21 tháng 4. Ngày 2 tháng 6, Viện kiểm sát Khu Lâu đã phê chuẩn lệnh bắt giữ bà.

Ngày 7 tháng 7, bà bị bắt lại và đưa đến bệnh viện phục hồi tâm thần Nhạc Dương.

Ngày 29 tháng 9, thẩm phán kết án bà một năm tù giam với mức phạt 3.000 Nhân dân tệ vào. Tháng 10, bà bị đưa đến nhà tù Nữ tỉnh Hồ Nam.

Người phụ nữ 72 tuổi bị đưa đến bệnh viện tâm thần sau lần bắt giữ thứ 10 vì đức tin của bà

Ngày 17 tháng 3 năm 2020, bà Quách Đan Hà, 73 tuổi, một kế toán đã nghỉ hưu bị bắt tại nhà. Sau khi bị bắt, bà bị giam giữ tạitTrại tạm giam Số 2 thành phố Nhạc Dương và đến cuối tháng 6, bà bị đưa đến bệnh viện tâm thần phục hồi Nhạc Dương, nơi bà bị buộc phải uống thuốc tâm thần. Ngay sau đó, bà bắt đầu bị khó thở, mất ngủ và thường xuyên ở trong trạng thái mê sảng. Bà không được phép gặp mặt gia đình trong suốt thời gian ở đó.

Sau đó, bà bị kết án ba năm hai tháng tù với khoản tiền phạt 5.000 Nhân dân tệ và bị đưa đến nhà tù Nữ Trường Sa.

Học viên bị đưa đến bệnh viện tâm thần, gia đình không hay biết

Ngày 27 tháng 5 năm 2019, ông Lư Vĩnh Lương, 62 tuổi, bị bắt tại nhà khi đang học các bài giảng của Pháp Luân Công với một số học viên khác.

Đầu tháng 6 năm 2020, ông Lư bị đưa đến bệnh viện tâm thần phục hồi Nhạc Dương. Gần đây, khi gia đình ông đến trại tạm giam để hỏi về tình hình của ông, các lính canh nói với họ rằng ông Lục vẫn khỏe trong trại tạm giam, nhưng không nói với họ rằng ông đã bị chuyển đi.

Ngày 20 tháng 7 năm 2020, ông bị kết án bốn năm tù và phạt 5.000 Nhân dân tệ.

Tỉnh Tứ Xuyên

Người phụ nữ Tứ Xuyên nhiều lần bị bắt và bị ép dùng thuốc độc trong bệnh viện tâm thần

Tháng 7 năm 2015, bà Phan Hiểu Bình ở thành phố Thập Phương, tỉnh Tứ Xuyên bị bắt vì phát các đĩa DVD về Pháp Luân Công cho mọi người. Tòa án Thập Phương kết án bà ba năm tù vào ngày 16 tháng 9 năm 2015. Ngày 11 tháng 11 năm 2015, bà bị đưa đến nhà tù Nữ Tứ Xuyên.

Hai tháng trước khi mãn hạn tù, các lính canh bắt đầu gọi bà là người tâm thần. Họ ép bà uống thuốc để “chữa” bệnh tâm thần của bà, đôi khi hàng ngày và đôi khi cách ngày. Bà không thể nhớ mình đã bị ép uống bao nhiêu lần, nhưng bà biết rằng mình vẫn bị ép uống “thuốc” vào ngày trước khi được thả.

Thuốc khiến bà bị đau ở tay, chân và răng. Cơ thể bà trở nên cứng đờ, bà còn bị giảm thính lực và tim đập nhanh.

Sau khi trở về nhà vào tháng 7 năm 2018, bà Phan tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc. Bà bắt đầu có các triệu chứng rối loạn tâm thần và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ngày 18 tháng 10 năm 2019, cảnh sát lại bắt bà Phan và giam giữ bà trong bệnh viện tâm thần thành phố Thập Phương trong hơn hai tháng.

Bác sỹ đã yêu cầu bà uống một số loại thuốc không rõ nguồn gốc. Khi bà từ chối, họ ép bà uống và trong quá trình đó làm gãy răng cửa của bà.

Ngày 26 tháng 1 năm 2020, tức ngày mùng hai Tết cổ truyền, chỉ một tháng sau khi bà được thả, cảnh sát lại bắt bà. Bà bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần thành phố Thập Phương trong gần sáu tháng và được thả vào tháng 7. Bác sỹ tiếp tục ép bà uống thuốc không rõ nguồn gốc. Trong hai lần giam giữ trước đây, bốn chiếc răng cửa của bà đã bị gãy trong những lần bức thực.

Chồng bà Phan phải mất vài ngày mới biết rằng bà đã bị đưa trở lại bệnh viện tâm thần lần thứ ba. Khi bà từ chối uống thuốc không rõ nguồn gốc, bác sỹ lại bức thực bà và làm gãy một chiếc răng cửa nữa của bà.

Sau khi được thả vào ngày 29 tháng 12 năm 2020, bà không thể tự chăm sóc bản thân và chồng bà phải thường xuyên ở nhà để chăm sóc bà.

Người phụ nữ khỏe mạnh bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần trong 27 ngày

Ngày 5 tháng 10 năm 2021, bà Ngô Tú Anh, một cư dân của thành phố Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên, bị các nhân viên từ ủy ban thôn, chính quyền thị trấn và cảnh sát địa phương bắt tại nhà. Họ tịch thu sách Pháp Luân Công của bà và cưỡng chế bà điểm chỉ vào giấy tờ liên quan đến vụ việc của bà.

Sau đó, bà Ngô bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần thành phố Bành Châu trong 27 ngày. Trong thời gian ở đó, bà bị buộc phải uống thuốc tâm thần ba lần và bị đánh đập mỗi khi chống cự. Chính quyền tiếp tục sách nhiễu bà sau khi bà được thả.

Người phụ nữ bị đưa đến bệnh viện tâm thần để đánh giá sức khỏe tâm thần sau khi bị bắt

Ngày 9 tháng 8 năm 2022, bà La Truyền, một cư dân của thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, bị bắt vào và bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Thành Đô. Ngày 12 tháng 10, cảnh sát đưa bà đến một bệnh viện tâm thần địa phương để đánh giá sức khỏe tâm thần của bà. Biết rằng nhiều học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh đã bị gán nhãn “rối loạn tâm thần” và bị ép dùng thuốc không tự nguyện tại bệnh viện tâm thần, bà La đã cực lực phản đối việc đánh giá này, nhưng bác sỹ vẫn miễn cưỡng hoàn thành thủ tục. Cảnh sát đã cố gắng gây áp lực buộc con gái bà phải ký vào kết quả đánh giá sức khỏe tâm thần của bà và sa thải luật sư mà cô đã thuê cho bà La.

Tỉnh Liêu Ninh

Nhà tù đưa người phụ nữ đến bệnh viện tâm thần

Tháng 6 năm 2015, bà Khương Vĩ nộp đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, người đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ngày 9 tháng 11 cùng năm, bà bị bắt, sau đó bị kết án 12 năm tù và bị đưa đến nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào tháng 10 năm 2016.

Một lính canh thường xuyên trừng phạt bà Khương và buộc bà phải đứng yên trong thời gian dài. Lính canh cũng nhiều lần xúi giục các tù nhân chửi rủa, đánh đập và ngược đãi bà. Bà cũng bị biệt giam.

Tháng 5 năm 2021, bà Khương bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Các lính canh đã gọi cho con gái bà và thông báo rằng mẹ cô đang được điều trị tại một bệnh viện tâm thần.

Người phụ nữ bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần trong 1,5 tháng

Ngày 22 tháng 2 năm 2020, bà Vương Thu Bình, 65 tuổi, bị bắt vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Sau khi bà Vương trốn thoát khỏi đồn công an vào đêm đó, chính quyền đã cử một số cảnh sát đi tìm bà, nhưng bà lại trốn thoát.

Sau khi bị giam giữ hơn một tháng trong một bệnh viện tâm thần, ngày 13 tháng 4 năm 2020, cảnh sát đã đưa bà Vương đi kiểm tra sức khỏe để chuẩn bị chuyển bà đến trại tạm giam Số 2 thành phố Thẩm Dương. Các lính canh cấm gia đình bà gửi quần áo hoặc tiền cho bà. Luật sư của bà cũng không được phép gặp bà.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, bà Vương bị tòa án quận Hòa Bình xét xử và bị kết án bốn năm tù vào ngày 28 tháng 12 năm 2020.

Tỉnh Cát Lâm

Sau khi người phụ nữ bị bệnh, nhà tù đã cố gắng đưa bà đi điều trị tâm thần

Bà Kim Mẫn, một cư dân thành phố Trường Xuân, bị kết án sáu năm tù và bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm vào ngày 28 tháng 8 năm 2022. Bà bị giam giữ tại Phòng 311 của Khu giam Số 8. Khi sức khỏe của bà suy giảm nhanh chóng, tù nhân Tôn Anh Kiệt đã ép bà uống thuốc. Các quan chức nhà tù cũng yêu cầu gia đình bà trả tiền điều trị cho bà.

Bà Kim bị cao huyết áp và bị cấm khẩu. Khi gia đình đến thăm bà, các lính canh nói với họ rằng bà sẽ được điều trị y tế nếu gia đình đồng ý, nhưng các bác sỹ sẽ điều trị cho bà như một bệnh nhân tâm thần. Nếu gia đình không đồng ý, bà sẽ bị đưa trở lại phòng biệt giam. Gia đình đã không đồng ý.

Trong thời gian bị giam giữ trước đây, bà Kim đã chứng kiến một học viên bị lính canh cho uống một chất lỏng không rõ nguồn gốc khiến bị co giật.

Người đàn ông bị cáo buộc mắc bệnh tâm thần vì khiếu nại sau khi bị tra tấn trong tù

Đêm ngày,10 tháng 5 năm 2018, khi ông Phó Nhân Giang đang dán biểu ngữ Pháp Luân Công thì một chiếc xe cảnh sát dừng lại trước mặt ông. Tháng 11 năm 2018, tòa án thành phố Hoa Điện xét xử ông Phó mà không thông báo cho gia đình ông. Không lâu sau, ông bị kết án năm năm tù. Ngày 9 tháng 5 năm 2023, ông được thả khỏi nhà tù Công Chủ Lĩnh.

Trong khi ông ở trong tù, một đoàn kiểm tra đã đến và ông Phó đã khiếu nại về việc tra tấn mà ông và các học viên bị giam giữ khác phải chịu đựng. Một tù nhân đã báo cáo ông với các lính canh, sau đó họ cáo buộc ông bị bệnh tâm thần và chuyển ông đến một khu giam giữ dành cho người bệnh tâm thần.

Thượng Hải

Bệnh nhân ung thư được chữa khỏi nhờ tu luyện Pháp Luân Công qua đời sau 20 lần bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần

Vì kiên định với đức tin của mình, bà Lư Tú Lệ đã bị giam giữ không tự nguyện trong các bệnh viện tâm thần 20 lần, và mỗi lần bà đều bị tra tấn và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc. Mặc dù bà vẫn tỉnh táo sau hầu hết các lần giam giữ, nhưng lần giam giữ cuối cùng tại một cơ sở dành cho người cao tuổi đã gây ra cái chết của bà. Sau vài tháng ở đó, bà trở nên mất trí và mất khả năng.

Sau khi vật lộn với chứng rối loạn tâm thần và các bệnh lý khác, tháng 2 năm 2021 trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền, bà Lư đã qua đời ở tuổi 72, ba tháng sau khi chồng bà lâm bệnh và qua đời.

Vì bà Lư tích cực giảng chân tướng Pháp Luân Công, từ năm 2002 đến năm 2018, bà từng bị bắt 10 lần và bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần khoảng 20 lần. Bà bị giam giữ từ bốn tháng đến hơn một năm, thông thường là dưới một năm. Mỗi lần, bà đều bị bức thực bằng thuốc không rõ nguồn gốc.

Cuối năm 2018, ngay sau khi bà Lư được xuất viện khỏi một bệnh viện tâm thần, bà lại bị bắt và đưa đến viện dưỡng lão Bến Cảng Xanh Tùng Giang ở ngoại ô Thượng Hải.

Theo các học viên Pháp Luân Công địa phương đã đến thăm bà Lư tại bệnh viện tâm thần, bà vẫn tỉnh táo và có thể giao tiếp lưu loát với họ bất chấp sự bức hại mà bà phải chịu đựng trước đó. Nhưng khi họ tới thăm bà ngay sau khi bà bị đưa đến viện dưỡng lão, bà đã mê sảng và lẫn lộn. Điều duy nhất bà có thể diễn đạt rõ ràng là bà muốn ra khỏi đó.

Cũng có thông tin cho rằng cảnh sát đã cảnh báo một số học viên địa phương rằng họ [các học viên] sẽ không thể tìm gặp bà Lư cho đến khi bà qua đời.

Khi bà Lư được thả khỏi viện dưỡng lão vài tháng sau đó vào mùa xuân năm 2019, bà đã hoàn toàn lú lẫn. Bà không thể nấu ăn hay giặt giũ. Bà cũng không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra khi bà bị giam giữ trong viện dưỡng lão.

Tháng 11 năm 2020, khi chồng bà Lư nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bà bị đưa trở lại viện dưỡng lão. Bà qua đời vào tháng 2 năm 2021, ba tháng sau khi chồng bà qua đời.

Nghệ sỹ Thượng Hải bị đưa đến trung tâm tẩy não sau 20 tháng bị bức hại tinh thần

Bà Thang Vị Dân, 50 tuổi, là một nghệ sỹ làm việc tại trung tâm nghệ thuật sân khấu Thượng Hải. Bà đã bị bắt nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngày 14 tháng 5 năm 2016, bà bị bắt giữ lần thứ bảy. Bà bị giam giữ tại một trại tạm giam trong 30 ngày, sau đó bà bị nhốt trong một bệnh viện tâm thần trong 20 tháng. Do bị ép uống thuốc không rõ nguồn gốc, bà Thang bị ảo giác thính giác và tóc bà ngả bạc.

Chưa đầy sáu tháng sau khi bà Thang được thả, ngày 7 tháng 8 năm 2018, cảnh sát quận Từ Hối đột nhập vào căn hộ của bà, tịch thu đồ đạc cá nhân và đưa bà đến trại tạm giam Từ Hối. Hai ngày sau, bà Thang bị đưa đến một trung tâm tẩy não.

Theo một báo cáo của trang Minh Huệ công bố vào tháng 2 năm 2020, bà Thang Vị Dân bị giam giữ trong một bệnh viện tâm thần vì không chịu ngừng tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị giam giữ ở đó một thời gian dài nhưng không rõ trong bao lâu.

Tỉnh Giang Tô

Người phụ nữ bị bắt và đưa đến trung tâm sức khỏe tâm thần

Bà Vương Diễm Ngọc, từ thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đến ở tại nhà con gái tại thành phố Thượng Hải. Ngày 25 tháng 6 năm 2022, bà bị hai cảnh sát bắt và bị giam giữ tại trung tâm sức khỏe tâm thần Ba Thành ở thành phố Côn Sơn, tỉnh Giang Tô.

Nhà tù cố gắng đưa người đàn ông đến bệnh viện tâm thần sau khi tra tấn ông

Ngày 13 tháng 7 năm 2021, ông Lưu Vinh Phẩm, 62 tuổi, ở thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang, được thả sau khi thụ án tù ba năm rưỡi vì tu luyện Pháp Luân Công.

Trong thời gian bị giam cầm, ông Lưu đã phải chịu hơn 10 biện pháp tra tấn, trong đó có bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị trói bằng áo bó, bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ và bị bỏ đói. Có một khoảng thời gian ông Lưu bị lú lẫn do bị tra tấn tàn bạo.

Vì ông Lưu bị suy dinh dưỡng, bị cấm ngủ và bị tra tấn, ông trở nên mất phương hướng. Sau hai tháng đầu bị tra tấn, ông trở nên hốc hác và bị thiếu máu nghiêm trọng. Có lúc ông mất ý thức; mắt ông lồi ra và chân ông bị sưng.

Nhà tù muốn đưa ông Lưu đến một bệnh viện tâm thần nhưng bệnh viện từ chối nhận ông khi họ thấy rằng ông vẫn nói chuyện một cách logic. Sau đó, ông Lưu được đưa đến bệnh viện nhà tù và nằm viện trong hai tháng.

Tỉnh Chiết Giang

Người phụ nữ Ninh Ba bị đưa đến bệnh viện tâm thần sau khi bị bắt

Sáng ngày 11 tháng 3 năm 2020, bà Dương Khánh Hoa bị các cảnh sát của đồn công an Trung Mã bắt giữ. Sau đó bà bị đưa đến bệnh viện tâm thần Khang Ninh, nơi bà từng bị giam giữ nhiều lần.

Tỉnh An Huy

Người phụ nữ An Huy 75 tuổi qua đời vài tháng sau khi bị giam giữ tại khu tâm thần trong tám tháng

Ngày 26 tháng 3 năm 2023, chỉ vài tháng sau khi được thả khỏi bệnh viện tâm thần, bà Hồ Hoành Mỹ, 75 tuổi, ở huyện Kim Trại, tỉnh An Huy, qua đời sau tám tháng bị giam giữ không tự nguyện.

Bà Hồ không bị rối loạn tâm thần nhưng bị nhắm đến chỉ vì bà tu luyện Pháp Luân Công. Bà Hồ bị đưa vào bệnh viện tâm thần vào ngày 25 tháng 2 năm 2022, khi người từ đồn công an và chính quyền xã Du Điểm bắt bà tại nhà và đưa bà thẳng đến khoa tâm thần của bệnh viện Bạch Vân.

Họ đưa bà vào một phòng giam với tám người khác, bao gồm cả các nhà hoạt động nhân quyền. Việc quản lý bệnh viện không khác gì của một nhà tù. Bà Hồ không bao giờ được cung cấp đủ thức ăn, hàng ngày bà bị buộc phải uống ba viên thuốc không rõ nguồn gốc ba lần. Khi bà từ chối uống thuốc, các y tá túm cổ bà và tát vào mặt bà.

Đôi khi, năm y tá giữ bà Hồ trong khi ép bà uống thuốc. Xương sườn của bà gần như bị gãy. Các y tá cũng ép bà ăn, trách mắng bà ăn quá chậm. Đôi khi họ còn thổi khí vào dạ dày của bà qua ống truyền thức ăn để khiến bà thêm đau đớn. Trong khi những người bị giam giữ khác có thể ra ngoài để nghỉ ngơi thì bà Hồ không bao giờ được phép rời khỏi phòng. Các lính canh đá bà và trói bà lại. Bà còn bị lấy mẫu máu hàng tháng.

Sau hơn 8 tháng bị giam giữ, cảnh sát đã quay video và chụp ảnh bà Hồ. Họ cũng ra lệnh cho bà ký một tuyên bố cam kết sẽ không bao giờ tu luyện Pháp Luân Công.

Vì bà Hồ sống độc thân nên anh trai bà được yêu cầu đón bà từ bệnh viện vào tháng 10 năm 2022 và đưa bà đến viện dưỡng lão Du Điếm, nơi bà chấp hành án giám sát tại nơi cư trú. Viện trưởng viện dưỡng lão Vương Long Phi và các nhân viên của ông ta liên tục gây áp lực buộc bà Hồ phải từ bỏ Pháp Luân Công sau khi bà được đưa vào đó. Trong khi vẫn phải chịu đựng các biến chứng do bị cưỡng bức dùng thuốc tại bệnh viện, bà còn phải chật vật đương đầu với áp lực không ngừng và qua đời vào ngày 26 tháng 3 năm 2023.

Tỉnh Phúc Kiến

Người đàn ông khỏe mạnh về tinh thần bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần hai năm vì đức tin của mìnhÔng Xương Quý, 49 tuổi, cư dân thành phố Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến, bị đưa vào bệnh viện tâm thần thành phố Phúc Thanh năm 2022 sau khi ông bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Cho đến tháng 5 năm 2024, ông vẫn bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần.

Tỉnh Giang Tây

Người phụ nữ hai lần bị cầm tù bị chuyển đến bệnh viện tâm thần để tiếp tục chịu bức hại vì kiên định với đức tin của mình

Ngày 14 tháng 4 năm 2021, bà Ngô Chí Bình, 67 tuổi, một công nhân đã nghỉ hưu của Nhà máy thép Nam Xương, tỉnh Giang Tây, bị cảnh sát và trưởng ban khu dân cư sách nhiễu. Họ yêu cầu bà ký một bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà không tuân theo, hai nhóm người khác đã sách nhiễu bà hai lần vào ngày 1 tháng 4.

Vào tối ngày 19 tháng 4, bà buộc phải rời khỏi nhà sống lưu lạc. Không lâu sau đó, bà bị bắt và bị đưa đến trung tâm tẩy não địa phương. Lưu Chí Bân, phó Phòng 610 thành phố Nam Xương, đích thân chủ trì các buổi tẩy não và ra lệnh cho các học viên từ bỏ đức tin của họ. Vì bà Ngô không tuân theo, bà đã bị chuyển đến một bệnh viện tâm thần.

Tỉnh Sơn Đông

Hai học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần sau cuộc bắt giữ hàng loạt

Ngày 16 tháng 9 năm 2022, cảnh sát thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, tiến hành một cuộc bắt giữ hàng loạt. Hơn 10 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và nhà của họ bị lục soát.

Bà Hứa Đức Lan bị đưa đến khu tâm thần của bệnh viện nhân dân Số 4 (bệnh viện tâm thần) sau khi bị bắt. Khi gia đình yêu cầu thả bà, chính quyền đã sử dụng nhiều lý do khác nhau để tránh né họ. Tháng 12 năm 2022, bà được tại ngoại. Đến tháng 7 năm 2023, bà bị kết án một năm tù với hai năm quản chế.

Bà Lý Hồng Linh bị bắt tại nhà và nhiều đồ đạc cá nhân của bà bị tịch thu. Bà cũng bị đưa đến khu tâm thần của bệnh viện nhân dân Số 4. Tháng 11 năm 2022, bà bị chuyển đến trại tạm giam thành phố Liêu Thành. Bà bị kết án một năm tù vào ngày 10 tháng 1 năm 2023.

Tỉnh Hà Nam

Người đàn ông bị giam giữ trong khoa tâm thần ở trung tâm Y tế sau khi bị bắt

Ngày 25 tháng 4 năm 2022, ông Dương Kim Hàn bị bắt bởi các cảnh sát bao gồm Thiệu Minh Khoa, trưởng đồn công an Bạc Bích. Ông bị giam giữ trong khoa tâm thần của trung tâm Y tế Bách Tuyền ở huyện Huy và được ra viện vào ngày 10 tháng 1 năm 2023.

Những người phụ nữ bị giam giữ trong khu tâm thần sau khi bị bắt

Theo một báo cáo được công bố vào tháng 8 năm 2019 trên trang Minh Huệ, bà Vương Phượng Vân và bà Nhạc Cúc Lan bị giam giữ trong một khu tâm thần ở nhà tù Nữ Tân Hương, tỉnh Hà Nam. Họ đã kiên trì luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Một người bị buộc phải mặc áo bó sát, trong khi người kia bị biệt giam.

Tỉnh Hắc Long Giang

Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại bệnh viện Gia Thái

Theo một báo cáo công bố vào tháng 8 năm 2023 trên trang Minh Huệ, một số học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ ở tầng bốn của bệnh viện Gia Thái ở thành phố Ngũ Thường.

Tỉnh Sơn Tây

Người đàn ông bị đưa đến bệnh viện tâm thần vì nói với mọi người về Pháp Luân Công

Ngày 3 tháng 2 năm 2020, ông Trạch Ngân Tường bị bắt sau khi bị tố cáo vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công trên đường phố. Ông được thả vào khoảng 12 giờ đêm, nhưng lại bị bắt lại hai ngày sau đó cùng với một học viên khác là ông Cao Tiểu Hồng, sau khi họ bị cảnh sát theo dõi khi đang dán thông tin về Pháp Luân Công. Ông Trạch bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần thành phố Dương Tuyền cho đến tháng 8 năm 2020.

Ngày 26 tháng 9 năm 2020, cả hai học viên bị tòa án huyện Bình Định xét xử. Ông Trạch bị kết án một năm tù với hai năm quản chế. Sau phiên tòa, ông bị đưa đến bệnh viện tâm thần huyện Bình Định. Còn ông Cao bị kết án 1,5 năm tù giam và bị đưa đến Trại tạm giam huyện Vu cùng ngày.

Nội Mông

Nữ sinh 25 tuổi bị đưa đến bệnh viện tâm thần sau khi bị đình chỉ ở trường học

Tháng 4 năm 2021, cô Diêm Tử Đình, 25 tuổi, đến từ thành phố Hô Hòa Hạo Đặc, Nội Mông, bị đình chỉ học vì nói với mọi người về Pháp Luân Công khi cô đang theo học tại trường.

Đầu tháng 6 năm 2021, các cảnh sát đã sách nhiễu cô. Hai tháng sau, cô bị gia đình và chính quyền địa phương lừa và đưa đến một trung tâm tẩy não trong gần ba tháng. Sau đó, cô bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Hô Hòa Hạo Đặc và bị giam ở đó trong tám ngày.

Ngày 28 tháng 11, cô bị đưa đến hai bệnh viện tâm thần ở Bắc Kinh là bệnh viện Hồi Long Quan và bệnh viện Số 6 đại học Bắc Kinh, để “khám bệnh”. Cô trở về thành phố Hô Hòa Hạo Đặc vào ngày 30 tháng 11.

Tỉnh Quảng Đông

Gia đình tìm thấy người phụ nữ trong bệnh viện tâm thần hai tháng sau khi bị bắt

Ngày 17 tháng 3 năm 2020, bà Lý Yến Quần, 65 tuổi, bị bắt tại nhà. Gia đình bà đã thuê hai luật sư, nhưng cả hai luật sư đều không thể hẹn gặp được hai trại tạm giam, nơi phủ nhận việc giam giữ bà Lý. Sau nhiều lần các luật sư yêu cầu, chính quyền cuối cùng đã tiết lộ rằng bà Lý hiện đang bị giam giữ tại bệnh viện tâm thần, nhưng họ tiếp tục từ chối yêu cầu thăm thân của gia đình. Con gái bà Lý phải mất hơn hai tháng mới biết được rằng bà đã bị đưa đến bệnh viện nhân dân Số 3 Phật Sơn, một bệnh viện tâm thần khét tiếng trong khu vực. Tòa án quận Thiện Thành đã kết án bà Lý bảy năm tù vào ngày 21 tháng 10 năm 2020.

Tỉnh Vân Nam

Người phụ nữ cần giúp đỡ sau khi bị ngã đã bị bắt và bị ép dùng thuốc

Bà Dư Quỳnh Hoa là công nhân của một nhà máy thực phẩm đóng hộp ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Bà bị đưa đến đồn công an Nguyệt Nha Đường sau khi bị bắt trên đường phố vào ngày 5 tháng 5 năm 2019. Bà bị ngã khi đang đi xe đạp và một người qua đường đã gọi cảnh sát đến giúp đỡ. Một vài cảnh sát đến và bắt bà khi họ phát hiện ra trong túi bà có tài liệu về Pháp Luân Công. Bà bị giam trong một trại tạm giam trong một tuần và sau đó bị đưa đến một bệnh viện tâm thần trong một tuần nữa trước khi được thả.

Cha của bà Dư, 92 tuổi, rất sợ hãi và không thể ăn uống gì trong nhiều ngày. Mẹ của bà Dư và những người thân khác trong gia đình đã nhiều lần đến đồn cảnh sát để yêu cầu thả bà. Ngày 11 tháng 5, gia đình được thông báo đến đón bà. Tuy nhiên, khi họ đến đồn cảnh sát, họ được thông báo rằng bà sẽ phải ở lại một bệnh viện tâm thần địa phương trong một tuần nữa.

Gia đình bà Dư hỏi tại sao cảnh sát lại đưa một người hoàn toàn khỏe mạnh đến bệnh viện tâm thần. Các cảnh sát đe dọa sẽ giam giữ bà trong trại tạm giam lâu hơn nếu gia đình từ chối đưa bà đến bệnh viện tâm thần. Gia đình thấy không còn lựa chọn nào khác đành phải đồng ý cho bà ở lại bệnh viện.

Bà Dư được thả một tuần sau đó.

Tỉnh Thiểm Tây

Người phụ nữ Thiểm Tây bị giam giữ trong bệnh viện tâm thần vì giữ vững đức tin của mình

Bà Trương Thái Hà, một cư dân của thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, đã bị giam giữ trong một bệnh viện tâm thần hơn ba tuần vì tu luyện Pháp Luân Công. Ngày 25 tháng 8 năm 2021, cảnh sát lần đầu tiên đến nhà bà Trương để sách nhiễu bà. Vì lúc đó bà không có nhà, nên ngày hôm sau họ đã bắt bà tại bệnh viện Vị Tân, nơi bà làm việc. Bà Trương ban đầu bị giam giữ tại một khách sạn, sau đó bà được chuyển đến trung tâm phục hồi Vương Gia Nhai, thực chất đó là bệnh viện tâm thần của thành phố.

Gia đình bà Trương không biết bà bị giam ở đâu cho đến khi họ đến đồn cảnh sát địa phương để hỏi về trường hợp của bà vào ngày 7 tháng 9. Khi họ đến bệnh viện tâm thần để thăm bà, các lính canh không cho phép họ gặp trực tiếp bà, mà chỉ qua trò chuyện video. Có thông tin cho rằng Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Bảo Kê đã ra lệnh bắt giữ bà và sẽ không chấp thuận thả bà trừ khi bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bà được thả vào ngày 30 tháng 9 năm 2021.

Tỉnh Cam Túc

Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc sử dụng thuốc đối với các học viên

Hầu hết các học viên Pháp Luân Công tại nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc bị giam giữ tại Khu 7, một khu vực chuyên biệt để tra tấn và tẩy não các học viên nhằm mục đích phá vỡ ý chí của họ và khiến họ từ bỏ Pháp Luân Công. Dương Lệ là giám thị trưởng của Khu 7. Cô ta được chuyển đến khu vực này vào năm 2021 và làm việc với lính canh cấp cao Lưu Hiểu Lan để tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Bà Lý Tú Lan, 70 tuổi, bị kết án ba năm tù và dự kiến được thả vào tháng 1 năm 2023. Giám thị Dương và lính canh Lưu đã buộc bà Lý phải uống thuốc tâm thần mỗi ngày mặc dù bà không hề bị bệnh tâm thần. Khi bà Lý không muốn tiếp tục dùng thuốc, giám thị Dương bắt bà Lý ngồi xổm trước mặt cô ta và mắng bà, yêu cầu bà tiếp tục. Các tù nhân khác cũng đến và vây quanh bà Lý.

Bà Lý Minh Nghĩa từng dạy học tại thôn Bạch Vân, huyện Cam Cốc. Bà bị kết án 5 năm tù. Các lính canh tuyên bố rằng bà bị trầm cảm nên họ liên tục buộc bà phải uống thuốc tâm thần. Bà được thả vào tháng 10 năm 2022.

Tân Cương

Cư dân thành phố Thạch Hà Tử bị đưa đến bệnh viện tâm thần

Chính quyền ở thành phố Thạch Hà Tử, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, bắt đầu sách nhiễu bà Triển Anh và gia đình bà vào đầu tháng 11 năm 2020. Bà bị bắt vào ngày 24 tháng 11 và bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Cảnh sát cũng sách nhiễu con gái của bà Triển, cô Trâu Hiểu Vũ, và gây áp lực buộc cha cô (người đã ly hôn với bà Triển) phải cưỡng chế đuổi cô ra khỏi nơi cư trú của mình.

Cô Trâu, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị bức hại vì đức tin của mình. Cô đã bị bắt và nhà của cô bị lục soát vào năm 2018. Cô ban đầu bị giam giữ tại trại tạm giam Số 1 Thạch Hà Tử và sau đó bị chuyển đến một bệnh viện tâm thần trước khi bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Cô thường xuyên bị đánh đập và bị buộc phải đứng trong nhiều giờ trong thời gian bị giam giữ kéo dài tại trung tâm tẩy não.

Không thể chịu nổi áp lực, cô đã tự gây thương tích cho mình nhiều lần. Có một quãng thời gian, cô không thể cử động và bị mất tiếng. Mặc dù cô dần hồi phục sau khi được thả, cô vẫn gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Cô run rẩy không tự chủ, và cảm thấy chân mình rất yếu mỗi khi căng thẳng.

Các báo cáo liên quan:

Những học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị cưỡng bức dùng thuốc và chịu đựng các hình thức tra tấn khác trong bệnh viện tâm thần

Trường hợp mới về các học viên Pháp Luân Công qua đời do bị ép dùng thuốc không rõ nguồn gốc trong khi bị giam (Ảnh)

Sự tra tấn tinh thần và thí nghiệm trên thân thể người của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công

Báo cáo tổng hợp: Các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh bị tra tấn đến chết trong các bệnh viện tâm thần

Báo cáo liên quan bằng tiếng Anh:

Dark Secrets of China’s “Ankang” Psychiatric Hospitals

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/2/483501.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/18/225524.html

Đăng ngày 24-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại các bệnh viện tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thuốc gây tổn hại thần kinh được thêm vào trong thức ăn của các học viên Pháp Luân Công đang bị giam ở trong Nhà tù Nữ Thành Đôhttps://vn.minghui.org/news/254918-thuoc-gay-ton-hai-than-kinh-duoc-them-vao-trong-thuc-an-cua-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-dang-bi-giam-o-trong-nha-tu-nu-thanh-do.htmlTue, 17 Oct 2023 12:39:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=254918Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc [MINH HUỆ 13-09-2023] “Những học viên Pháp Luân Công nào chưa bị ‘chuyển hóa’ khi đến đây thì sẽ bị rối loạn tâm thần khi ra khỏi đây. Họ [lãnh đạo nhà tù] sẽ không bao giờ cho phép các vị […]

The post Thuốc gây tổn hại thần kinh được thêm vào trong thức ăn của các học viên Pháp Luân Công đang bị giam ở trong Nhà tù Nữ Thành Đô first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-09-2023] “Những học viên Pháp Luân Công nào chưa bị ‘chuyển hóa’ khi đến đây thì sẽ bị rối loạn tâm thần khi ra khỏi đây. Họ [lãnh đạo nhà tù] sẽ không bao giờ cho phép các vị rời khỏi đây với trạng thái tinh thần bình thường, trừ phi các vị từ bỏ đức tin của mình.”

Những lời trên là của một tù nhân tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công ở trong Nhà tù Nữ Thành Đô nói ra.

Nhà tù Nữ Thành Đô trước đây còn được biết đến là Nhà tù Nữ Xuyên Tây trước khi được đổi tên thành Nhà tù Tân Giang và sau này được đổi tên thành Nhà tù Nữ Thành Đô vào năm 2006. Đây là nơi cầm tù các nữ học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Tứ Xuyên.

Ở trong nhà tù này các học viên bị đánh đập, sốc điện, còng tay, trói, bức thực, cho uống thuốc lạ, châm kim, úp mặt vào tường, biệt giam, phơi mình trong thời tiết giá lạnh vào mùa đông hoặc dưới cái nắng như thiêu đốt vào mùa hè, phải đứng nhiều giờ đồng hồ, cưỡng chế rút mẫu máu và tước quyền thăm thân.

Theo thông tin Minh Huệ Net thu thập, có ít nhất 21 học viên đã bị bức hại đến chết trong nhà tù này kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ít nhất 11 người bị tàn phế hoặc rối loạn tâm thần do hậu quả trực tiếp của tra tấn.

Tháng 1 năm 2019, tù nhân Dương Xuân Hoa nói với học viên Hồ Nhuận Liên ở khu 4 rằng lính canh đang trực dự đang mưu tính chuyển một loại thuốc lạ nào đó cho tù nhân Phó Mẫn. Tù nhân Phó này được giao nhiệm vụ đưa đồ ăn cho bà Hồ trong phòng giam của bà, vì bà Hồ không được phép ăn ở căng-tin. Phó sẽ cho những viên thuốc đó vào một chai nước nhỏ, rồi đổ thêm chất lỏng này vào thức ăn của bà Hồ. Thuốc này cuối cùng đã khiến bà Hồ bị rối loạn tâm thần. Một học viên khác cũng nhìn thấy Phó bí mật cho một viên thuốc vào một cái chai nhỏ. Khi Phó nhận ra người học viên đang quan sát mình, bà ta nhanh chóng giấu cái chai đó đi.

Tất cả học viên từ chối từ bỏ Pháp Luân Công ở khu 4 đều bị cho uống những thứ thuốc đáng ngờ này. Lính canh tuyên bố các học viên bị ốm, sau đó hướng dẫn tù nhân hòa tan những viên thuốc gây tổn hại thần kinh này với nước và thêm chất lỏng đó vào thức ăn của các học viên. Theo thời gian, tinh thần nhiều học viên trở nên thất thường và cuối cùng bị buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Tù nhân Lưu Văn Trân nói với một học viên: “Những học viên Pháp Luân Công nào chưa bị ‘chuyển hóa’ khi đến đây thì sẽ bị rối loạn tâm thần khi ra khỏi đây. Họ [lãnh đạo nhà tù] sẽ không bao giờ cho phép các vị rời khỏi đây với trạng thái tinh thần bình thường, trừ phi các vị từ bỏ đức tin của mình.”

Tháng 2 và tháng 3 năm 2019, người học viên này đã tận mắt thấy Lưu và các tù nhân khác bỏ một viên thuốc vào một cái chai chứa đầy nước rồi đổ thứ chất lỏng đó vào thức ăn được đưa cho học viên Bành Thế Quỳnh.

Khi bà Lan Hương Hoa bị đưa vào tù, trưởng khu 4 nói: “Trong vòng chưa đầy 6 tháng nữa, tình trạng của bà sẽ giống như lần trước.” Kết quả là, tinh thần của bà Lan trở nên không ổn định vào lần gần nhất bà được thả khỏi Nhà tù Nữ Thành Đô. Bà đã hồi phục sau khi khôi phục tu luyện Pháp Luân Công, nhưng chưa đầy 1 năm sau bà lại bị bắt và bị kết án tù.

Nhiều người nhìn thấy Lưu và các tù nhân khác hòa những viên thuốc đó vào nước và có người hỏi họ đang làm gì. Người tù nhân này chỉ vào bà Lan và ra dấu tay ngụ ý rằng thuốc đó là dành cho bà. Tù nhân thường cho thuốc vào nước uống của bà Lan vào buổi sáng rồi đổ chất lỏng đó vào bữa trưa và bữa tối của bà.

Thức ăn của bà được chuẩn bị riêng với lý do là bà được cho thêm thức ăn. Hai học viên đã có hai cơ hội khác nhau để nhắc nhở bà Lan chú ý đến bữa ăn của mình, nhưng bà không phản ứng gì. Không rõ liệu có phải thuốc đã gây tác dụng gì đó với bà Lan hay không, nhưng không lâu sau đó tinh thần của bà ấy trở nên thất thường.

Bài liên quan:

Phơi bày tra tấn học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù Nữ tỉnh Tứ Xuyên

Các phương thức tra tấn học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù Nữ Thành Đô

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/13/465276.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/7/212387.html

Đăng ngày 17-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thuốc gây tổn hại thần kinh được thêm vào trong thức ăn của các học viên Pháp Luân Công đang bị giam ở trong Nhà tù Nữ Thành Đô first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bà Thôi Diễm Thu rối loạn tinh thần do bị tiêm thuốc độc hạihttps://vn.minghui.org/news/69684-ba-thoi-diem-thu-roi-loan-tinh-than-do-bi-tiem-thuoc-doc-hai.htmlSun, 05 Jun 2016 18:07:21 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=69684[MINH HUỆ 30-4-2016] Phòng 610 Thành phố Lang Phường gần đây đã thông qua kênh truyền thông xã hội–ứng dụng WeChat để gửi đi một thông điệp nhằm đặt điều vu khống cáo buộc rằng Pháp Luân Công khiến bà Thôi […]

The post Bà Thôi Diễm Thu rối loạn tinh thần do bị tiêm thuốc độc hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-4-2016] Phòng 610 Thành phố Lang Phường gần đây đã thông qua kênh truyền thông xã hội–ứng dụng WeChat để gửi đi một thông điệp nhằm đặt điều vu khống cáo buộc rằng Pháp Luân Công khiến bà Thôi Diễm Thu, một cựu học viên Pháp Luân Công bị rối loạn tinh thần.

Thông điệp này hiện vẫn đang lan truyền rộng rãi trong thành phố Lang Phường. Do vậy, cần thiết phải làm sáng tỏ sự thật và phơi bày chân tướng về bức hại mà bà Thội Diễm Thu phải gánh chịu cũng như lý do thực sự gây ra tình trạng hiện tại của bà.

Kiên định tu luyện Pháp Luân Công

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, bà Thôi Diễm Thu từng bị viêm màng não nặng do bị sốt cao hồi học trung học. Bởi sức khỏe yếu, nên bà đã hai lần trượt kỳ thi đại học.

Tuy nhiên, năm 1995, cùng với cha mẹ bà Thôi Diễm Thu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Do tâm thân được thụ ích, bà đã nhanh chóng vượt qua kỳ thi đỗ Đại học Sư phạm Hà Bắc với số điểm xuất sắc.

Bà Thôi tốt nghiệp đại học vào năm 1999. Cùng năm đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Bà Thôi dũng cảm lên tiếng và đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, cha mẹ bà vì quá sợ hãi trước cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ mà từ bỏ tu luyện. Để con gái bà cũng làm điều tương tự, họ đã hợp tác với Phòng 610 và đưa con gái họ đến Trung tâm Tẩy não Lang Phường. Họ thậm chí còn phải lấy 5.000 nhân dân tệ tiền tiết kiệm ít ỏi của họ để trả tiền phí tẩy não.

Tại trung tâm tẩy não, bà Thôi bị ép phải đứng thẳng người trong nhiều giờ đồng hồ, và bà bị cấm ngủ trong nhiều ngày. Lính canh bắt bà phải mở mắt, và dùng những que diêm gãy để chống mí mắt của bà lên. Tuy nhiên, bất kể họ dùng cách thức nào để tra tấn, bà Thôi vẫn từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Hai tháng sau, bà Thôi Diễm Thu bị kết án hai năm lao động cưỡng bức. Bà bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Đường Sơn và Trại Lao động Cưỡng bức Thạch Gia Trang. Tại đó, bà bị hành hạ và tra tấn bằng cực hình. Bà được trả tự do sau khi mãn án.

Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, bà lại bị tống vào Trại Lao động Cưỡng bức Thạch Gia Trang.

Bà Thôi bị tra tấn tệ hại hơn. Bà bị treo người lên và nhiều lần bị bắt đứng hoặc ngồi xổm trong nhiều giờ đồng hồ. Lính canh cấm ngủ bà và tiêm vào người bà nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc. Họ cũng không ngừng uy hiếp bà. Họ hăm dọa: “Nếu bà không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, chúng tôi sẽ lột trần bà trước mặt công chúng.” Là một thiếu nữ còn chưa lập gia đình, trước những lời đe dọa như vậy, và bị tra tấn, tiêm thuốc, cuối cùng bà đã chịu khuất nhục mà bị “chuyển hóa.”

Do trường kỳ ở trong hoàn cảnh bị uy hiếp, trạng thái tinh thần của bà Thôi bất bình thường và dễ bị kích động. Sau khi được trả tự do, hàng ngày bà chỉ ở nhà và không muốn gặp ai khác. Bà không khôi phục lại tu luyện Pháp Luân Công. Đôi khi bà rất thanh tỉnh, bà hay lẩm bẩm một mình: “Bà sẽ bị treo ngược lên và bị đánh đập,” và “Bà sẽ bị tiêm thuốc độc,” v.v, những lời lẩm bẩm nhớ về những ngược đãi ở trong trại giam. Hiện tại, bà Thôi 39 tuổi, và vẫn ở trong trạng thái tinh thần ngẩn ngơ, thất thường.

Trường hợp của bà Thôi Diễm Thu không phải là cá biệt. Nhiều học viên Pháp Luân Công địa phương cũng lâm vào tình cảnh tương tự: Họ bị tiêm thuốc hay bức thực bằng những loại thuốc không rõ nguồn gốc trong khi bị giam giữ. Tinh thần họ trở nên thất thường với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Thí dụ như trường hợp của anh Cận Lập Đào, hơn 30 tuổi, ở thành phố Phách Châu, bị bắt giữ vào ngày 8 tháng 5 năm 2015. Anh bị giam giữ tại Trung tâm Tẩy não Lang Phường trong hơn 20 ngày. Anh bị đánh đập tàn bạo, nhục mạ, cấm ngủ, hạ độc dược vào cơm, tiêm thuốc độc không rõ nguồn gốc. Anh cũng rơi vào tình trạng rối loạn tinh thần.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/4/30/327321.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/22/157110.html

Đăng ngày 6-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bà Thôi Diễm Thu rối loạn tinh thần do bị tiêm thuốc độc hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một phụ nữ Bắc Kinh bị ép phải điều trị tâm thần vì từ chối từ bỏ đức tin của mìnhhttps://vn.minghui.org/news/54174-mot-phu-nu-bac-kinh-bi-ep-phai-dieu-tri-tam-than-vi-tu-choi-tu-bo-duc-tin-cua-minh.htmlThu, 23 Oct 2014 00:19:28 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=54174[MINH HUỆ 10-09-2014] Bà Trương Ấn Anh (张印英) đã trải qua tổng cộng 9 năm trong hai trại cưỡng bức lao động kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, chỉ vì niềm tin vào Pháp Luân […]

The post Một phụ nữ Bắc Kinh bị ép phải điều trị tâm thần vì từ chối từ bỏ đức tin của mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-09-2014] Bà Trương Ấn Anh (张印英) đã trải qua tổng cộng 9 năm trong hai trại cưỡng bức lao động kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, chỉ vì niềm tin vào Pháp Luân Công của mình. Vụ bức hại tàn bạo nhất xảy ra trong một bệnh viện tâm thần.

Bên cạnh việc bị sốc điện vào đầu và buộc phải dùng các loại thuốc gây ra ảo giác, “sự điều trị” bao gồm cả việc bị còng vào giường suốt đêm, không được phép sử dụng nhà vệ sinh và bức thực suốt cả ngày. Chỉ đến khi bà ở trong tình trạng nguy kịch thì mới được thả để điều trị y tế vào cuối năm 2012, sau khi trải qua 4 tháng ở bệnh viện tâm thần.

May mắn cho người phụ nữ 60 tuổi cuối cùng đã phục hồi thông qua việc luyện tập các bài công pháp Pháp Luân Công, và có thể chia sẻ kinh nghiệm ám ảnh của mình.

Tháng 08 năm 2012, Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bắc Kinh, nơi bà bị giam giữ sau khi bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2010, đã buộc con trai bà Trương phải đưa bà tới bệnh viện tâm thần.

Các lính canh đưa họ đến Bệnh viên 261 ở quận Hải Điến, Bắc Kinh. Đó là một bệnh viện quân đội, và là trung tâm chứng nhận đối với các bệnh tâm thần ở quân khu Bắc Kinh. Nó chuyên điều trị cho bệnh nhân bị bệnh tâm thần.

Trong bốn tháng ở đó, bà Trương đã bị tra tấn hai lần bằng những cú sốc điện vào đầu. Các y tá đã đặt cái gì đó giống như một tai nghe lên người bà. Bà nhanh chóng bất tỉnh. Mọi người ở đó có đề cập đến một phương thức gọi là “hôn mê điện.”

Sau khi tỉnh dậy bà vô cùng đau đớn. Sau đó, các bác sĩ và y tá tiêm và ép bà dùng các loại thuốc không rõ ràng. Khi bà có ý kiến về sự đau đớn do “hôn mê điện” gây ra, một bác sĩ đã đe dọa sẽ làm lại điều đó một lần nữa. Một tù nhân khác có nói với bà Trương rằng mục đích của “hôn mê điện” là làm cho người ta quên đi quá khứ.

Bà Trương bị còng vào giường suốt thời gian trong bệnh viện tâm thần, và không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Sau khi bà ngừng tuyệt thực, bệnh viện tiếp tục bức thực bà. Các ống bức thực bị để lại trong dạ dày của bà cả ngày.

Bà Trương trở nên cực kỳ gầy yếu, cơ thể bà bị co giật và ngứa. Thị lực của bà trở nên kém, và giọng nói thì trầm xuống. Bà nghe thấy âm thanh liên tục và bị ảo giác.

Dần dần, bà đã không thể đứng dậy hay đi bộ, cuối cùng bà thậm chí không thể tự ngồi thẳng nếu không có hỗ trợ. Dù phải trải qua tất cả sự tra tấn này, gia đình bà đã phải chi trả 4.480 nhân dân tệ (gần 15 triệu đồng) mỗi tháng cho bà ở bệnh viện. Hóa đơn liệt kê nhiều mục khác nhau như thức ăn, điều dưỡng, và lệ phí hành chính.

Thấy bà Trương trở nên bất động và đứng trên bờ vực cái chết, bệnh viện và các cơ quan chức năng trại lao động đã thả bà ra để điều trị y tế.

Sau khi được thả ra khỏi bệnh viện tâm thần, bà Trương Ấn Anh không thể tự đứng, ngồi, hay nằm xuống. Bà cảm thấy vô cùng khó chịu và không thể ngủ được.

Bà nhớ lại: “Khi gia đình tôi đang ngủ, đơn giản tôi chỉ có thể bước từng bước nhỏ trong phòng. Nếu mọi người nhìn vào mắt tôi và cách tôi đi, họ sẽ không nghi ngờ gì mà nhầm rằng tôi là một bệnh nhân tâm thần thực sự. Nỗi đau đớn của tôi thật không thể nào diễn tả.”

Cảnh sát tới nhà bà mỗi tuần và nói với gia đình: “Nếu bà Trương chết, mọi người phải thông báo cho chúng tôi.”

a13c7b7fb0fee6d80475c3044c5c3f03.jpg

Bà Trương Ấn Anh sau khi được thả ra từ bệnh viện tâm thần

Mặc dù các nhà chức trách dự kiến bà Trương sẽ chết ở nhà, nhưng bà đã được các bạn đồng tu Pháp Luân Công khuyến khích quay lại tu luyện.

Bà không thể nhớ các bài công pháp, do đó, các học viên đã hướng dẫn bà một lần nữa và mang các tài liệu học Pháp Luân Công cho bà. Thông qua việc đọc sách Pháp Luân Công và luyện các bài công pháp, bà Trương bắt đầu phục hồi từ từ, tiến triển đều. Bây giờ bà đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại.

ff77c14acbc90f7e21499802709d0fd8.jpg

Bà Trương Ấn Anh đã phục hồi thông qua tu luyện Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/10/297568.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/17/3300.html

Đăng ngày 23-10-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một phụ nữ Bắc Kinh bị ép phải điều trị tâm thần vì từ chối từ bỏ đức tin của mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Câu chuyện của anh Dương Bảo Xuân: ĐCSTQ đã sử dụng bệnh viện tâm thần để bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc như thế nàohttps://vn.minghui.org/news/27663-cau-chuyen-cua-anh-duong-bao-xuan-dcstq-da-su-dung-benh-vien-tam-than-de-buc-hai-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-o-trung-quoc-nhu-the-nao.htmlMon, 25 Jun 2012 15:13:14 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=27663[MINH HUỆ 22-04-2012] Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giam giữ hàng chục nghìn các học viên Pháp Luân Đại Pháp khỏe mạnh tại các bệnh viện tâm thần. ĐCSTQ còn làm giả các chẩn đoán bệnh tâm thần cho các học viên để biện hộ cho […]

The post Câu chuyện của anh Dương Bảo Xuân: ĐCSTQ đã sử dụng bệnh viện tâm thần để bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc như thế nào first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 22-04-2012] Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giam giữ hàng chục nghìn các học viên Pháp Luân Đại Pháp khỏe mạnh tại các bệnh viện tâm thần. ĐCSTQ còn làm giả các chẩn đoán bệnh tâm thần cho các học viên để biện hộ cho việc thi hành cưỡng chế và tiêm thuốc an thần dài hạn trái với mong muốn của họ. Những loại thuốc này đã dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng tới hệ thần kinh trung ương mà gây tổn hại đến thể xác và tinh thần của các học viên.

Sau đây là câu chuyện tàn khốc về anh Dương Bảo Xuân, một học viên ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc. Đây là một ví dụ điển hình của việc bỏ tù các học viên Pháp Luân Đại Pháp khỏe mạnh tại các cơ sở “chữa trị tâm thần” ở Trung Quốc

I. Bức hại anh Dương Bảo Xuân dẫn đến việc anh bị cắt cụt chân phải và bị giam giữ tại một cơ sở chữa bệnh tâm thần

Ảnh anh Dương Bảo Xuân luyện công khi chưa bị bức hại

Anh Dương Bảo Xuân là một học viên Pháp Luân Đại Pháp 30 tuổi, làm việc tại Nhà máy dệt kim Cẩm Hàng ở thành phố Hàm Đan. Anh bị bắt vào ngày 01 tháng 09 năm 1999, khi anh đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, anh bị đưa về thành phố Hàm Đan và bị kết án hai năm lao động cưỡng bức bởi công an địa phương. Trong lúc bị giam giữ, anh Dương đã chịu nhiều tra tấn khốc liệt.

Trong lúc bị giam ở trại lao động vào mùa đông năm 2000, anh không được gặp gia đình mình. Lính canh đã ném giầy vải của anh lên mái nhà vì anh Dương luyện các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp ở trong phòng. Anh bị bắt phải đi ra ngoài và đứng chân không ở trong tuyết. Sau đó, khi anh quay vào trong, lính canh cố tình dội nước nóng lên bàn chân của anh. Kết quả là, hai bàn chân phồng rộp của anh Dương bị nhiễm trùng, và nó nhanh chóng lan ra khắp hai chân của anh. Sau đó một thời gian, lính canh đã đưa anh đến Chi nhánh Bệnh viện Cục Dệt Kim Hàm Đan để cấp cứu, nhưng đã quá muộn. Sự nhiễm trùng đã đe dọa mạng sống của anh Dương và chân phải của anh buộc phải cắt bỏ.

Lính canh tại Trại lao động cưỡng bức Hàm Đan cố gắng che đậy hành vi của họ và đùn đẩy trách nhiệm bằng cách tuyên bố rằng anh Dương đã bị mất trí và tự gây nhiễm trùng cho chân của mình. Vài tuần sau khi chân của anh Dương bị cắt bỏ, và vết thương vẫn để hở, các viên chức ĐCSTQ đã đưa anh đến Bệnh viện tâm thần An Khang tại huyện Phì Hương. Để chứng minh việc anh Dương bị mất trí, anh đã được nhận vào một cơ sở chữa bệnh tâm thần mà không cần đến thủ tục hay bệnh lý. Viện trưởng Vương Ngọc Tân cùng với y tá Phùng Vĩnh Thái đã lén lút bỏ một loại thuốc chưa rõ tên vào các bữa ăn của anh Dương. Sau khi ăn, miệng anh Dương liên tục chảy nước miếng, không nói được, anh Dương còn xuất hiện những triệu chứng thường hay gặp ở người uống thuốc an thần, mạng sống của anh có thể bị đe dọa nếu anh không được chữa trị.

Tại thời điểm đó, anh Dương không bị mất trí và rất tỉnh táo phân biệt rằng anh không muốn ở trong bệnh viện tâm thần. Anh đã nhiều lần cố thoát khỏi nơi địa ngục trần gian này. Các bác sỹ đã cử vài người canh chừng anh suốt 24 giờ một ngày và bắt anh phải ở trong phòng toàn bộ thời gian. Bất cứ khi nào anh ở bên ngoài phòng, họ lại dùng vũ lực đưa anh trở lại. Kết quả của việc kìm hãm thể xác này là hai bên hông của anh Dương bị rách và chảy máu. Họ cũng sốc điện anh bằng dùi cui điện và đánh anh thậm tệ.

II. Anh Dương Bảo Xuân bị giam giữ trong trại tâm thần lần thứ hai

Vào năm 2004, vợ anh Dương đã mất rất nhiều tiền để tìm kiếm người giúp anh được tự do khỏi Bệnh viện An Khang. Anh đã bị giam ở đó trong gần bốn năm. Tuy nhiên, anh Dương không hoàn toàn tự do sau khi được thả. Viên chức ở phòng an ninh Nhà máy dệt kim Cẩm Hàng đã cử người canh chừng anh 24 giờ một ngày. Họ luôn chất vấn anh mỗi lần anh đi ra ngoài.

Tháng 06 năm 2005, anh Dương Bảo Xuân đã đến Bắc Kinh một lần nữa để thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Anh đã đến Tổ chức Khuyết tật quốc gia và Phòng Kháng cáo quốc gia. Anh cũng hỏi ý kiến các luật sư và nói với họ về những gì anh đã trải nghiệm nhờ niềm tin kiên định vào các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn. Họ chỉ dám bày tỏ sự thông cảm, nhưng không ai dám lên tiếng cho anh. Dù bị thương tật, nhưng anh Dương vẫn tiếp tục ở lại Bắc Kinh trong nửa năm và cố gắng thỉnh nguyện phản đối bức hại. Vào cuối năm 2005, công an Bắc Kinh đã bắt anh và đưa anh về thành phố Hàm Đan. Viên chức ở nhà máy đã nói “Năm mới sắp đến. Chúng tôi nên xử lý anh ta như thế nào? Chúng tôi sẽ chỉ giam anh ta tại Bệnh viện tâm thần Vĩnh Khang trong thời gian này và sẽ xử lý anh ta sau dịp Tết.”

Sau đó anh Dương Bảo Xuân bị đưa đến Bệnh viện tâm thần Vĩnh Khang tại quận Tùng Đài, thành phố Hàm Đan. Kết quả là anh tiếp tục bị giam giữ mà thực sự không cần chữa trị tâm thần trong lần thứ hai. Lần này anh bị giam trong hơn hai năm. Trong thời gian này, anh đã chịu đựng nhiều tra tấn vô nhân tính.

Chiều ngày 17 tháng 02 năm 2008, anh Dương đã trốn thoát thành công khỏi bệnh viện nơi anh đã bị giam trong hơn hai năm.

III. Anh Dương Bảo Xuân bị giam giữ trong bệnh viện lần thứ ba và thực sự đã bị mất trí

Các viên chức ĐCSTQ đã không quên anh Dương. Lúc gần 11 giờ tối cùng ngày anh trốn thoát, viện trưởng và khoảng sáu bác sỹ ở Bệnh viện tâm thần Vĩnh Khang đã đến nhà anh Dương và dùng vũ lực đưa anh về bệnh viện tâm thần.

Vợ anh Dương đã đến gặp các viên chức ở nhà máy và yêu cầu họ giữ lời hứa và thả anh Dương. Họ đều biết về niềm tin kiên định của anh Dương, nên họ cũng biết không khả thi nếu buộc anh viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã chối bỏ trách nhiệm và yêu cầu vợ anh Dương nói chuyện với Phòng 610 huyện Tùng Đài. Khi gia đình anh Dương đến Phòng 610, viên chức ở đó nói rằng họ sẽ không thả anh trừ phi gia đình anh nộp 10.000 nhân dân tệ tiền đặt cọc. Gia đình anh đã không chấp nhận yêu cầu của họ.

Kết quả là, cho dù anh có phản đối thế nào, họ vẫn giam giữ anh Dương trái với ý nguyện của anh. Bác sỹ và y tá ở Bệnh viện tâm thần Vĩnh Khang tiếp tục tra tấn anh và cho anh uống nhiều loại thuốc không rõ tên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của anh.

Cuối cùng các viên chức ĐCSTQ đã đạt được mục đích của họ: anh Dương đã hoàn toàn bị mất trí do bị giam cầm tại bệnh viện tâm thần. Vào ngày 20 tháng 01 năm 2009, khi gia đình anh đưa anh từ Bệnh viện tâm thần Vĩnh Khang trở về nhà, họ phát hiện rằng anh đã hoàn toàn mất trí. Gia đình anh rất đau khổ và tuyệt vọng. Họ không còn lựa chọn nào ngoài việc đưa anh quay lại bệnh viện tâm thần để chữa trị y tế.

Lời kết

Trong 13 năm qua, nhiều bệnh viện tâm thần Trung Quốc đã trở thành nơi để ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp khỏe mạnh. Viên chức ĐCSTQ, Phòng 610 và những nhân viên y tế tham nhũng, đã dẫm đạp luật pháp và phớt lờ những chỉ dẫn trong việc chữa trị tâm thần. Họ dùng vũ lực giam cầm các học viên Pháp Luân Đại Pháp khỏe mạnh trong bệnh viện tâm thần, nơi họ bị bức thực và bị tiêm nhiều loại thuốc không rõ tên. Những loại độc dược này thường gây ra tác dụng nghiêm trọng khi một người khỏe mạnh uống vào. Trường hợp của anh Dương chỉ là một trong nhiều trường hợp bị những kẻ ác thuộc ĐCSTQ giam giữ. Thật khó để hình dung có bao nhiêu học viên Pháp Luân Đại Pháp nhân từ đã bị giam cầm ở các trại tâm thần trong cuộc bức hại tàn bạo đang diễn ra tại Trung Quốc.

______________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/22/从“被精神病”看中共的恶毒与残暴-256019.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/26/133632.html

Đăng ngày 25– 6- 2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Câu chuyện của anh Dương Bảo Xuân: ĐCSTQ đã sử dụng bệnh viện tâm thần để bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc như thế nào first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hai mẹ con bị công an treo lên và tra tấn; con trai bị rối loạn tâm thầnhttps://vn.minghui.org/news/21097-hai-me-con-bi-cong-an-treo-len-va-tra-tan-con-trai-bi-roi-loan-tam-than.htmlFri, 18 Mar 2011 14:44:22 +0000http://minhhue.net/news/?p=21097[MINH HUỆ 26-01-2011] Học viên Pháp Luân Công, Vương Dận Bình, 14 tuổi, sống tại quận Niễn Tử Sơn, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Em và mẹ đã bị bắt giữ phi pháp khi họ phát tờ rơi về cuộc […]

The post Hai mẹ con bị công an treo lên và tra tấn; con trai bị rối loạn tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-01-2011] Học viên Pháp Luân Công, Vương Dận Bình, 14 tuổi, sống tại quận Niễn Tử Sơn, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ. Em và mẹ đã bị bắt giữ phi pháp khi họ phát tờ rơi về cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 12 năm 2001. Công an tra tấn hai người bằng việc treo họ lên và các cách thức khác trong một đêm tại Đồn công an Niễn Tử Sơn. Sau đó mẹ em Vương bị kết án tù. Tinh thần của em Vương bị tổn hại nghiêm trọng, và em không thể tự chăm sóc cho bản thân.

Em Vương từng là một người khỏe mạnh và một học sinh hoạt bát của Trường trung học số 30 quận Niễn Tử Sơn. Sau khi bị bắt, Vương và mẹ em đều bị tra tấn dã man và bị thẩm vấn bởi các công an Từ Duyên Trung, trưởng đồn công an Niễn Tử Sơn, Tiêu Liên Đống, cùng các viên chức Phòng 610 địa phương. Mẹ em bị đưa đến Trại giam huyện Long Giang vào hôm sau, trong khi em bị đưa về nhà với cha em.

Những thủ phạm đã dùng em Vương để đe dọa mẹ em và ép mẹ em phải tố giác các học viên Pháp Luân Công khác. Công an Tống Quốc Quân và nhiều người khác đã đến trường của em Vương và bắt giữ em lần thứ hai rồi đưa em về Trại giam Long Giang, nơi mẹ em bị giam giữ trong tháng 4 năm 2002. Sau đó cả hai mẹ con bị giam giữ và phải chịu nhiều phương thức thẩm vấn gay gắt trong 15 ngày. Lính canh nói với mẹ em rằng, em Vương sẽ bị đưa đến trại lao động cưỡng bức nếu mẹ em không nói cho họ biết về nơi bà lấy tài liệu giảng rõ sự thật. Bà đã không nói với công an, và bị đưa đến Nhà tù nữ Cáp Nhĩ Tân.

Vương Dận Bình sau đó bị giam tại Trại giam Niễn Tử Sơn thêm 15 ngày và chịu nhiều bức hại. Cả thể chất và tinh thần của em đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, em không được đưa về với cha em cho đến khi họ biết rõ rằng tinh thần của em hoàn toàn sụp đổ. Sau khi về nhà, công an Quan Pháp Đông, người hiện là trưởng đồn công an Phú Cường, thường xuyên sách nhiễu em khi em ở nhà một mình, đe dọa và dọa nạt em theo nhiều cách. Tình trạng tồi tệ này đã khiến tinh thần của em Vương bị rối loạn, và em không thể tiếp tục đến trường hoặc tự chăm sóc cho bản thân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/26/母子遭受一夜吊挂-少年被逼精神失常-235344.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/2/15/123253.html
Đăng ngày: 18-3-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hai mẹ con bị công an treo lên và tra tấn; con trai bị rối loạn tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tra tấn tâm thầnhttps://vn.minghui.org/news/19054-tra-tan-tam-than.htmlFri, 01 Oct 2010 04:48:49 +0000https://minhhue.net/news/?p=19054[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp] Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh […]

The post Tra tấn tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

Các bài báo trước đó ở trong loạt phóng sự này:

“Khái quát về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/1/118272.html)
“Những câu hỏi thường gặp về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/2/118294.html)
“Mốc thời gian của cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/3/118302.html)
” Cuộc bức hại: Nguồn gốc” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118331.html)
” Cuộc bức hại: Sự giết chóc” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118357.html)
” Cuộc bức hại: Những cá nhân then chốt” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118351.html)
“Thu hoạch nội tạng” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118389.html)
“Thế Vận Hội Bắc Kinh và Pháp Luân Công (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118388.html)
“Hệ thống lôi kéo ” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118326.html)

******

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngăn cấm Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã tận dụng nhiều bộ máy khác nhau trong nỗ lực ép buộc học viên từ bỏ đức tin của họ và cuối cùng là xóa bỏ nhóm tập này. Những cách thức đó bao gồm từ việc tra tấn dã man và lạm dụng tình dục, đến việc dọa dẫm và sách nhiễu gia đình các học viên, thậm chí thành lập một lực lượng đặc nhiệm nằm ngoài vòng pháp luật trên toàn quốc để thực hiện chính sách “nhổ tận gốc”.

Ít nhất 1.000 học viên đã bị tra tấn tâm thần tại nhiều bệnh viện tâm thần ở Trung Quốc, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần, và có khả năng vượt xa số lượng người bất đồng chính kiến bị bức hại chính trị tại các nhà thương điên trong thời kỳ Stalin.

Trong những trại tâm thần ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các học viên Pháp Luân Công bị tiêm các loại thuốc độc không rõ tên. Một số loại thuốc này đã từng được thí nghiệm trên chuột lang và khiến chúng bị ảo giác kéo dài sau khi tiêm thuốc. Một số con khác chịu đựng thương tổn ở hệ thần kinh trung ương do bị tiêm thuốc. Thế nhưng có những người – có tinh thần khỏe mạnh nhưng bị ép buộc nhập viện vì những lý do chính trị – đã trở nên rối loạn sau khi “được điều trị” ở đây.

Ông Robin Munro là người đã có nhiều đột phá trong việc vạch trần sự ngược đãi tâm thần. Trong cuốn sách của ông vào năm 2006, “Điều tra tâm thần học ở Trung Quốc: Bất đồng, Tâm thần và Luật pháp sau năm 1949 ở Trung Quốc”, Muro đã dành riêng một chương nói về sự bức hại tâm thần đối với các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Ngược đãi tâm thần đối với học viên Pháp Luân Công và nhiều người khác, những người đã bị làm cho phát điên vì kiên định vào những quan điểm mà không tuân theo ĐCSTQ, đã được ghi chép lại và vẫn tiếp diễn dưới chế độ hiện tại trong nhiều thập niên. Nhiều tổ chức như Hiệp hội tâm thần thế giới (WPA), Human Rights Watch và Ủy ban Điều trị Tâm thần Geneva đã báo cáo về vấn đề này; riêng WPA đã theo đuổi cuộc điều tra về việc ngược đãi học viên Pháp Luân Công tại các trại tâm thần ở Trung Quốc nhưng đã liên tục bị từ chối.

Tra tấn tại các bệnh viện tâm thần phục vụ cho hai mục đích cơ bản của ĐCSTQ. Đầu tiên, nó nhắm vào việc gây tai tiếng cho Pháp Luân Công bằng cách làm cho các học viên phát điên. Tiếp theo, nó cho phép nhiều loại hình phạt nghiêm trọng và một giải pháp tiềm năng để xử lý những người được coi là những học viên kiên định, những người kiên quyết từ chối “chuyển hóa”.

Các công cụ của loại tra tấn tâm thần này – bao gồm sốc điện, thuốc an thần, và nhiều loại thuốc khác – nhắm vào các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, như là một phương tiện để tra tấn và thao túng.

Ở phía bên kia những bức tường của nhà thương điên, nhiều phương pháp đã được phát hiện là được công an và cai ngục sử dụng. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tường thuật lại cách mà người phát ngôn của công an Bắc Kinh có thể liên hệ được với bệnh viện, và khi được hỏi về việc ngược đãi, ông ta đã giải thích: “Họ không phải là bệnh nhân, họ ở đó là để giáo dục lại… Phần lớn họ đều là các phần tử Pháp Luân Công quá khích, những người đã đến Bắc Kinh để phản đối.

Dưới đây là một ví dụ về điều mà nhiều học viên Pháp Luân Công đã chứng kiến trong các bệnh viện tâm thần:

Chúng tôi bị giam tại Bệnh viện tâm thần thành phố Từ Châu trong hơn ba tháng. Chúng tôi bị trói vào giường bằng vũ lực, và những người được gọi là nhân viên y tế đã tiêm thuốc và ép đổ “thuốc” vào cổ họng của chúng tôi. Họ tiêm những loại thuốc không rõ tên cho chúng tôi. Chúng tôi đã ngất đi và bị bất tỉnh sau khi tiêm thuốc.

Khi các liều thuốc bắt đầu có hiệu lực, chúng tôi đã chịu nhiều đau đớn. Nó nghiêm trọng đến mức khiến chúng tôi bị đau quằn quại, kêu thét thảm thiết, và tự đập vào tường một cách tuyệt vọng để khiến chúng tôi bất tỉnh nhằm thoát khỏi cơn đau.

Khi ảnh hưởng của liều tiêm đã hết hiệu lực, chúng tôi đã hỏi nhân viên y tế, “Tại sau các ông lại tiêm và đưa các chất có hại khác cho chúng tôi, dù chúng tôi đều là người khỏe mạnh?” Họ đã trả lời một cách hổ thẹn: “Chúng tôi không có sự lựa chọn. Điều này được chỉ đạo từ bên trên. Chúng tôi phải tuân lệnh cấp trên nếu chúng tôi muốn giữ việc làm. Chúng tôi không muốn đối xử với các bạn theo cách đó, nhưng chúng tôi đều không muốn mất việc làm.”

— Hồi ức của một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Từ Châu (Từ “Báo cáo điều tra về bức hại tinh thần các học viên Pháp Luân Công”)

Nguồn: https://faluninfo.net/print/569/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/7/118410.html
Đăng ngày 01-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tra tấn tâm thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ngược đãi tinh thầnhttps://vn.minghui.org/news/18338-nguoc-dai-tinh-than.htmlSat, 31 Jul 2010 16:31:49 +0000https://minhhue.net/news/?p=18338[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp] Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh […]

The post Ngược đãi tinh thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

 ************

Mục tiêu của việc ép buộc những người tập Pháp Luân Công phải từ bỏ niềm tin của họ và hợp tác với chính quyền ngay từ đầu đã được cho  là một phần chính trong chiến dịch của ĐCSTQ.

Trong khi mọi phương thức tra tấn thể xác, bao gồm tra tấn về tinh thần (cho dù là bị ép phải thức trong hơn một tuần hoặc bị điện giật ở vùng kín), các học viên Pháp Luân Công vẫn là mục tiêu đặc biệt cho bức hại tinh thần. Phương thức đó có hai loại: tẩy não và tra tấn tinh thần.

Tẩy não hiện đang được lan rộng, với các cơ sở ở ít nhất 21 trong 22 tỉnh trên toàn Trung Quốc, và ở bốn trong số năm “khu tự trị”. Các lớp tẩy não đã được mở ở tại từng cấp chính quyền: tỉnh, thành phố, huyện, và xã. Theo một phân tích, mật độ của các trại tẩy não thì nhiều hơn cả nhà tù, trại lao động, và bệnh viện tâm thần. (báo cáo)

Cải tạo

Tẩy não thường gồm tra tấn về thể xác [xem phần tra tấn], với mục tiêu “chuyển hóa,” hay thay đổi học viên đến mức họ từ bỏ việc thực hành tâm linh.  Chính quyền hứa với các học viên rằng khổ nạn của họ sẽ kết thúc khi họ kí vào “ba tuyên bố” nêu rõ hiểu biết “đúng đắn” về Pháp Luân Công, hứa không bao giờ kháng nghị, và tiết lộ thông tin của bạn bè và gia đình, những người tập Pháp Luân Công.

Đau đớn về tinh thần không dừng lại ở đó, khi mà sau đó học viên bị chuyển hóa được yêu cầu không chỉ ngay lập tức chấm dứt tin vào Pháp Luân Công, mà còn phải chống lại. Một khi tuyên bố chuyển hóa được kí, học viên sau đó thường bị đưa đến trước  máy quay phim và được yêu cầu đọc tuyên bố về “hiểu biết mới” của họ về Pháp Luân Công để dùng làm tài liệu tuyên truyền; nếu lời tuyên bố không đủ hối hận hoặc không đủ làm giảm uy tín về Pháp Luân Công và Người sáng lập, thì quá trình đó phải được làm lại.

Sau đó những ai mới bị “chuyển hóa”  sẽ nhanh chóng đóng  vai trò tích cực trong việc chuyển hóa các học viên bị giam khác. Những người chứng minh có khả năng đặc biệt thậm chí còn được đưa đi tham gia vào các cuộc nói chuyện ở các nhà tù và trại lao động khác để giúp đỡ các việc nỗ lực chuyển hóa ở đó.  Những người nổi bật khác được dùng để cố gắng thay đổi nhận thức của quốc tế về Pháp Luân Công, khi các nhà ngoại giao Trung Quốc (PRC) dẫn công dân Mỹ, Teng Chunyan đến thăm các văn phòng của quốc hội.

Làm thế nào để làm một học viên suy sụp

Các báo cáo mới về những học viên Pháp Luân Công, mà thường bị  tinh thần hoảng hốt, đã phải trải qua các  phiên tẩy não kéo dài  hé lộ một điều rằng phương thức của những người thực hiện đã trở nên tinh vi hơn theo thời gian. Tuy nhiên, những phương thức cơ bản là cố định như sau:

  • Cô lập và giam họ, một mình hoặc cùng với các tù nhân.
  • Lột quần áo của họ và đồ dùng cá nhân có giá trị – nhồi nhét vào tâm trí họ rằng họ là những tù nhân đã phạm một tội ác khủng khiếp – những người có vấn đề về tâm lý nghiêm trọng.
  • Cấm họ ngủ hết ngày cho đến ngày khác; nếu họ ngủ thì phải đánh thức họ ngay lập tức bằng một cú đánh hoặc âm thanh lớn. Tiếp tục làm việc cho đến khi họ không còn ý thức về thời gian hoặc nhớ được những chi tiết cơ bản về cuộc sống của họ.
  • Buộc họ xem băng hình nói xấu Pháp Luân Công 10 tiếng một ngày, và đặc biệt là nói xấu Sư Phụ Lý Hồng Chí – Người sáng lập -. Bật băng hình mức to nhất và không cho phép học viên nhìn ra chỗ khác.
  • Thuyết phục họ rằng chỉ có một cách cho họ rời khỏi đó là kí vào ba tuyên bố bảo đảm và mọi chuyện sẽ kết thúc.
  • Viện đến hình thức can nhiễu bằng cha mẹ, con cái họ, chị em ruột – đến khóc và thậm chí là quỳ gối trước mặt họ, cầu xin họ về nhà. Đưa vợ/ chồng của học viên đến để đe dọa ly hôn.
  • Đe dọa, và nếu cần thiết, cho họ nghỉ việc, ngừng trợ cấp, hoặc không cho đăng kí vào đại học. Đe dọa rằng các thành viên trong gia đình cũng sẽ bị mất lương và các cơ hội học hành.
  • Đưa một cựu học viên Pháp Luân Công -đã bị chuyển hóa -(lý tưởng nhất là ai đó trước đây rất gần gũi với họ) đến giúp họ thấy được lối thoát.  Xen kẽ các phiên một –đối – một với phiên nhiều người nói chuyện cùng lúc.
  • Nói với họ rằng Pháp Luân Công bị cấm ở trên toàn thế giới, và nói với họ rằng cả thế giới đều đồng thuận rằng, và Pháp Luân Công chỉ giống như Branch Davidians, Aum Shinrykiyo và các “tà giáo” khác. Lúc đầu  họ có thể không chấp nhận điều đó, nên điều này được lặp lại hàng trăm lần hàng ngày trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
  • Thay thế Pháp Luân Công bằng việc in sâu vào tâm trí họ một hệ tư tưởng khác – cố gắng là dùng hệ tư tưởng Marxism (cho họ đọc Câu chuyện của Lôi Phong, tuyển tập của Mao Trạch Đông, v..v..) và, nếu thất bại, đưa cho họ Kinh Thánh, Kinh sách của Phật giáo, v..v..
  • Đánh họ
  • Nói với họ rằng tất cả là vì muốn tốt cho họ.

Các hình thức ở trên, tất nhiên, không bao gồm hình thức bạo lực thân thể cực độ và tấn công tình dục được đăng chi tiết ở một chỗ khác trên trang thông tin này hoặc việc sử dụng các loại thuốc tác động đến tâm thần dưới đây.

Hai phóng viên John Pomfret và Philip P. Pan ở báo Bưu Điện Washington cung cấp một báo cáo sống động về việc hình thức tra tấn  tinh thần và thể xác được kết hợp như thế nào trong nỗ lực làm sụp đổ Pháp Luân Công (tin tức). Những người đã trải qua  quá trình này được miêu tả là “mưu sát tinh thần” (lời khai)
Sau khi ra khỏi các lớp tẩy não, các học viên và gia đình họ sau đó bị buộc phải bồi hoàn các khoản phí và, chi phí cho phòng buồng trong thời gian ở đó (báo cáo)

Hàng trăm, nếu không phải hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn trong bệnh viện tâm thần, nơi họ bị tiêm các loại thuốc ảnh hưởng đến tinh thần không rõ nguồn gốc. (thêm về tra tấn tinh thần)
Tuy nhiên, đối với nhiều người, những nỗ lực chuyển hóa đã cho thấy là một quá trình vô ích, cho dù đầy đau đớn. Sau khi trở về nhà và  rút kinh nghiệm bản thân từ trải nghiệm đau buồn, nhiều người đã tập lại Pháp Luân Công.

Một số còn đăng bài trực tuyến hủy bỏ mọi tuyên bố chống lại Pháp Luân Công mà họ thực hiện khi bị cưỡng ép. Theo trang thông tin Minh Huệ của Pháp Luân Công, nơi đăng những tuyên bố được gọi là “nghiêm chính thanh minh” , hơn 380,000 lời thanh minh đã được ghi nhận trong tháng 3 năm 2008

Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/print/237/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/8/118438.html
Đăng ngày 31-07-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share

The post Ngược đãi tinh thần first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên bị tiêm thuốc gây hại thần kinh ở Bệnh viện tâm thần Bảo Đình (Ảnh)https://vn.minghui.org/news/17220-hoc-vien-bi-tiem-thuoc-gay-hai-than-kinh-o-benh-vien-tam-than-bao-dinh.htmlWed, 19 May 2010 01:21:07 +0000https://minhhue.net/news/?p=17220[MINH HUỆ 18-04-2010] Bệnh viện tâm thần Bảo Đình, còn được biết với tên là Bệnh viện Nhân dân số 6 tỉnh Hà Bắc, được ĐCSTQ sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong vòng 11 năm, ĐCSTQ đã giam giữ […]

The post Học viên bị tiêm thuốc gây hại thần kinh ở Bệnh viện tâm thần Bảo Đình (Ảnh) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Theo một phóng viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-04-2010] Bệnh viện tâm thần Bảo Đình, còn được biết với tên là Bệnh viện Nhân dân số 6 tỉnh Hà Bắc, được ĐCSTQ sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong vòng 11 năm, ĐCSTQ đã giam giữ nhiều học viên không từ bỏ Pháp Luân Công ở Bệnh viện tâm thần Bảo Đình. Tại bệnh viện này, có ít nhất 24 học viên bị ép tiêm nhiều loại thuốc làm tổn hại cho não, gây mất tự chủ hoặc tử vong Vì sợ hãi và lo cho lợi ích cá nhân nên các bác sĩ và y tá đã tham gia việc bức hại hoặc giữ im lặng.

Tên gọi trước của bệnh viện này là Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Bắc; địa chỉ số 572, đường Đông Đông Phong, thành phố Bảo Đình

2010-4-17-minghui-persecution-191359-0--ss.jpg
Bệnh viện tâm thần Bảo Đình

Tiêm thuốc độc dẫn đến tử vong

1. Cô Vinh Phượng Hiền đã qua đời sau khi bị ép tiêm thuốc

2010-4-17-minghui-persecution-191359-1--ss.jpg
Cô Vinh Phượng Hiền

Ngày 11 tháng 5 năm 2001, cô Vinh Phượng Hiền đã bị bắt bởi bí thư Hầu và hai cảnh sát ở đồn cảnh sát địa phương nơi cô sống . Họ đã đưa cô đến Trại tẩy não khu đô thị Mới, nơi cô đã bị giam trong phòng biệt giam. Sau đó, cô đã bị đưa đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình, ở đó cô đã bị tiêm một loại thuốc độc không rõ nguồn gốc. Ngày hôm sau, cô Vinh đã qua đời tại bệnh viện; lúc đó cô mới 32 tuổi. Bệnh viện đã trả cho gia đình cô 7,000 nhân dân tệ tiền bồi thường.

2. Bà Tào Uyển Như

Bà Tào Uyển Như là một học viên Pháp Luân Công ở Nguyên Giáp Thôn, huyện Lai Nguyên. Bà đã bị cưỡng ép đưa đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình. Ngày hôm sau, bà Tào, một người khỏe mạnh, đã qua đời sau khi bị tiêm nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc. Bệnh viện đã bồi thường cho gia đình bà 10,000 nhân dân tệ

Bị chấn thương từ nhiều loại thuốc gây tổn thương thần kinh

1. Bà Hàn Tuấn Miêu

Bà Hàn Tuấn Miêu, 53 tuổi, là nhân viên phòng tuyển dụng của Ban Giáo Dục huyện Hùng. Bà đã bị bắt bởi một nhân viên Phòng an ninh công cộng huyện và bị đưa đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình. Tháng 11 năm 1999, bà đã bị bốn người đàn ông giữ chặt, và tiêm nhiều loại thuốc gây tổn thương thần kinh, khiến cho bà không thể ngồi hoặc nằm xuống trong hai tuần trước khi bà được thả.

2. Cô Cố Bằng

Cô Cố Bằng, là một giáo viên dạy trẻ ở trường mẫu giáo dành cho các nhân viên của một nhà máy thuốc lá ở Bảo Đình. Cô đã đến Bắc Kinh hai lần để thỉnh cầu tới chính quyền trung ương, nhân danh Pháp Luân Công. Nhân viên Phòng 610 và nhiều người ở nơi làm việc của cô tại quận Nam Thị đã đưa cô đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình để ép cô từ bỏ niềm tin của mình. Tại đó, cô đã tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Cô bị trói, bị bức thực, bị đánh bằng dùi cui điện, và bị ép tẩy não. Sau đó cô còn bị tiêm nhiều loại thuốc khiến cô không thể nói hoặc ăn, và cô còn bị mất phương hướng đến nỗi cô không biết nên ngồi hay đứng.

Sau khi bị bức hại tàn nhẫn trong sáu tháng, cô Cố đã miễn cưỡng nói rằng cô có thể ngừng tập Pháp Luân Công. Rồi sau đó cô đã được thả. Sau khi trở về nhà, một người khỏe mạnh và có lý trí trước kia đã trở thành một người tâm thần không ổn định, đó là do những tổn thương mà cô đã trải qua, gia đình cô đã đưa cô về lại bệnh viện tâm thần.

3. Anh Lưu Dũng

Anh Lưu Dũng, 39 tuổi, là nhân viên Tập đoàn sắt thép Hàm Đam, anh sống tại Khu số 1, La Thành Đầu, thành phố Hàm Đan. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, anh Lưu đã đến Bắc Kinh bốn lần để thỉnh nguyện công lý  cho Pháp Luân Công. Tháng 9 năm 1999, anh đã bị bắt giam và sau đó bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức. Ngày 2 tháng 6 năm 2001, giám đốc nơi anh làm đã đưa anh đến Bệnh viện tâm thần Bảo Đình, nơi anh vẫn đang bị bức hại.
Khi mới đến nơi này, anh Lưu đã bị tiêm một loại thuốc khiến cho anh bị ốm nặng đến mức nguy kịch.

Anh Lưu bị giam ở Bệnh viện tâm thần Bảo Đình đã gần chín năm. Anh không được phép viết thư, gọi điện, hoặc gặp người thân, thậm chí anh còn không được phép có một cái bút và một mẩu giấy. Anh đã hoàn toàn bị giam biệt lập với thế giới bên ngoài. Hàng ngày anh phải lau chùi toàn bộ khu nhà, gồm cả phòng vệ sinh. Anh đã hai lần cố chạy thoát. Ở lần thứ hai, anh đã bị bắt trên một chiếc xe buýt đường dài và bị đưa về.

Anh Lưu bị ép phải uống thuốc hàng ngày, và bác sĩ kiểm tra miệng anh để đảm bảo anh đã nuốt thuốc. Một bác sĩ đã nói với anh, “Tôi biết là anh không ốm, nhưng chúng tôi bị ép phải làm việc này.”

4. Bà Vương Tân Phượng

Tôi là Vương Tân Phượng, 45 tuổi. Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1996. Vào một ngày năm 2001, nhiều người trong gia đình tôi, những người bị lừa dối bởi ĐCSTQ, đã lừa tôi đến bệnh viện tâm thần, nơi tôi đã bị cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Tại nơi này, sau khi bị tiêm thuốc, họ đã ép tôi uống thuốc, và bác sĩ đã kéo lưỡi của tôi ra để chắc rằng tôi đã nuốt chúng. Một bác sĩ nữ nói với tôi, “Cô là người duy nhất bình thường ở đây. Cô có thể giúp nhân viên quét nhà và rửa bát.” Sau đó, bốn hay năm bác sĩ nam đã giữ chặt tôi trên giường và tiêm thuốc cho tôi. Trước đó, tôi đã bắt đầu cảm thấy lẫn lộn, và không thể ngồi hay nằm xuống. Tôi cảm thấy rất kích động và lo lắng, tôi đã đi vòng quanh nhiều lần, và tim tôi đập mạnh, hai tay tôi run rẩy, người tôi bị tê cứng, và sau đó tôi cảm thấy bị kiệt sức. Tôi đã chịu đựng trong mỗi phút, và mỗi giây phút đều trôi qua từ từ. Tệ hơn nữa, tôi bắt đầu bị co giật khi tôi nằm trên giường, khiến đầu tôi bị đập vào tường.

Vào đêm thứ 41 ở bệnh viện tâm thần, sau khi nhiều nhân viên ở bệnh viện bắt đầu lo lắng về việc làm của họ và các khoản thưởng có thể bị ảnh hưởng nếu như tôi qua đời ở trong bệnh viện, họ đã thông báo cho gia đình đến đưa tôi về. Ngày hôm sau, ngay sau khi gia đình tôi phát hiện ra trạng thái tinh thần không bình thường của tôi và nhìn tôi còn tồi tệ hơn cả chết, họ đã rất hối hận và ăn năn. Tôi bắt đầu tập lại Pháp Luân Công, và tinh thần và sức khỏe của tôi đã dần trở lại bình thường trong hơn một năm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/18/221742.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/30/116564.html
Đăng ngày 19-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share

The post Học viên bị tiêm thuốc gây hại thần kinh ở Bệnh viện tâm thần Bảo Đình (Ảnh) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bà Lý Tuệ Quyên đột nhiên bị rối loạn thần kinh trong Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long sau khi các lính canh cho bà uống “sữa”https://vn.minghui.org/news/16990-ba-ly-tue-quyen-dot-nhien-bi-roi-loan-than-kinh-trong-trai-lao-dong-cuong-buc-bach-ma-long-sau-khi-cac-linh-canh-cho-ba-uong-sua.htmlThu, 06 May 2010 00:57:25 +0000http://minhhue.net/news/?p=16990Theo một phóng viên ở Tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc Tên: Lý Tuệ Quyên Giới tính: Nữ Tuổi: 42 Địa chỉ: Không rõ Nghề nghiệp: Bán sách Ngày bị bắt gần nhất: 20 tháng 5 năm 2009 Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Long tại Chu Châu Thành […]

The post Bà Lý Tuệ Quyên đột nhiên bị rối loạn thần kinh trong Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long sau khi các lính canh cho bà uống “sữa” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Theo một phóng viên ở Tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Tên: Lý Tuệ Quyên

Giới tính: Nữ

Tuổi: 42

Địa chỉ: Không rõ

Nghề nghiệp: Bán sách

Ngày bị bắt gần nhất: 20 tháng 5 năm 2009

Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Long tại Chu Châu

Thành phố: Lỗi Dương

Tỉnh: Hồ Nam

Hình thức bức hại: Kết án bất hợp pháp, bị buộc tiêm thuốc/uống thuốc

[MINH HUỆ 8-4-2010] Bà Lý Tuệ Quyên, một học viên Pháp Luân Công, bị bắt chiều ngày 20 tháng 5 năm 2009, khi bà đang đi phát tài liệu giảng chân tướng tại Thành phố Lỗi Dương. Sau đó bà bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bị giam tại Lao động cưỡng bức nữ Bạch Mã Long ở Chu Châu. Trong lúc đầu năm âm lịch 2010, bị gạt bởi các lính canh, bà nhận hai tách sữa. Tức thời bà trở nên mù mờ, và trí nhớ của bà giảm sút thật nhanh. Ngày 12 tháng 3 bà được gửi về nhà vì tinh thần hỗn loạn.

Khi trong trại lao động cưỡng bức, bà Lý đã từ chối từ bỏ đức tin của mình. Khi gia đình bà được gọi để mang bà về nhà ngày 12 tháng 3, bà bị chứng phù mặt và có lúc sáng suốt có lúc rối loạn. Bà khi cười khi khóc.

Từ khi bà trở về nhà và tập Pháp Luân Công trở lại, tình trạng của bà được tiến triển. Một vài ngày sau khi bà về nhà, có những cây kim dài một inch được đẩy ra khỏi hai bàn chân của bà. Bà không thể nhớ là bà có bị tiêm thuốc hay không tại trại lao động cưỡng bức.

Bà Lý chịu rất nhiều khó nạn khi bà còn trẻ. Chồng bà ly dị với bà vì bà có bệnh nan y. Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, bà thậm chí đã nghĩ tới tự tử. Một học viên giới thiệu Pháp Luân Công với bà. Tất cả các triệu chứng bệnh của bà đều biến mất sau khi bà bắt đầu tập luyện. Bà trở nên khoẻ mạnh và đầu óc mở mang ra. Bà săn sóc đứa con của bà và cha bà với ít thu nhập mà bà làm ra bằng cách bán và cho thuê sách.

Những người liên quan trong cuộc bức hại bà là:

Tương Tùng Lâm, Trần Minh Trí, cảnh sát từ Cục an ninh nội địa Thành phố Lỗi Dương

Vạn Hiếu Vận, phó chỉ huy của Nhà tù Thành phố Lỗi Dương

Các lính canh tại Trại Lao động cưỡng bức Bạch Mã Long: Long Lợi Vân, Trịnh Hà, Lưu Tuyết Anh, Chu Dung, Hồ Dung, Lý Huy, Hà Hồng Linh

Tù nhân: Uông Cầm, Cao Lệ Hoa, Khương Lệ, Lưu Ngọc Nga, Hoàng Hữu Quế, Lưu Mĩ Lệ, Hà Tinh, tù nhân số 169, số 160, số 131, và số 167

Ghi chú: Các học viên Văn Tiểu Bình, Đái Lệ Vân, và Lưu Thiết Qua cũng bị ngược đãi tàn nhẫn tại Trại Lao động cưỡng bức Bạch Mã Long. Văn Tiểu Bình cũng bị khủng hoảng tinh thần.

Bài viết liên quan: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/8/221176.html 


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/8/221176.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/27/116367.html
Đăng ngày 06-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bà Lý Tuệ Quyên đột nhiên bị rối loạn thần kinh trong Trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long sau khi các lính canh cho bà uống “sữa” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bà Trương Lệ bị rối loạn tâm thần sau khi chịu đựng nhiều bức hại nghiêm trọnghttps://vn.minghui.org/news/16923-ba-truong-le-bi-roi-loan-tam-than-sau-khi-chiu-dung-nhieu-buc-hai-nghiem-trong.htmlSun, 02 May 2010 13:07:52 +0000http://minhhue.net/news/?p=16923[MINH HUỆ 6-4-2010] Bà Trương Lệ là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Mẫu Đơn Giang tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát ở Đồn cảnh sát Tân Hoa bắt giữ bất hợp pháp vào chiều ngày 29 tháng 11 […]

The post Bà Trương Lệ bị rối loạn tâm thần sau khi chịu đựng nhiều bức hại nghiêm trọng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Theo một phóng viên ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-4-2010] Bà Trương Lệ là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Mẫu Đơn Giang tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát ở Đồn cảnh sát Tân Hoa bắt giữ bất hợp pháp vào chiều ngày 29 tháng 11 năm 2008. Cảnh sát đã lục soát nhà và lấy đi nhiều sách và đĩa DVD về Pháp Luân Công của bà. Bà đã bị đánh và bị đưa tới Nhà tù số 2 ở thành phố Mẫu Đơn Giang. Vào tháng 7 năm 2009, bà đã bị tuyên án ba năm và sáu tháng tại Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Bà Trương đã bị bức hại nghiêm trọng và bị chứng rối loạn tâm thần. Gia đình yêu cầu trả tự do cho bà Trương vì lí do sức khỏe nhưng các viên chức ở nhà tù lại muốn đưa bà đến bệnh viện tâm thần và đòi tiền từ gia đình bà.

Trong qua khứ, bà Trương đã bị bắt giữ nhiều lần và bị đưa đi nhiều nhà tù và trại cưỡng bức lao động bởi cảnh sát ở Đồn cảnh sát Dương Minh.

Ông Trương Tân (không phải là một học viên) là chồng bà Trương cũng bị bỏ tù theo tội hình sự. Trong những ngày bà Trương bị giam giữ, cô con gái nhỏ của bà đã phải sống cùng với bà nội. Cảnh sát ở Đồn cảnh sát Dương Minh đã lợi dụng con gái cô, đứa trẻ đã rất đau buồn vì mất mẹ, bằng việc ép em khai ra tên của ba học viên khác– Lữ Thục Phồn, Vu Ba và Lí Chí Hào.

Sau đó, cảnh sát ở Đồn cảnh sát Dương Minh đã bắt giữ ba học viên, và kết án họ ba năm lao động cưỡng bức tại Nhà tù Mẫu Đơn Giang.

Sau khi biết tin bà Trương bị kết án ba năm tù, mẹ chồng bà đã qua đời vì đau buồn và căm hận tột cùng. Sau khi bà nội qua đời, con gái bà Trương phải sống cùng với những người họ hàng khác.

Bà Trương đã bị đàn áp bởi ĐCSTQ từ năm 1999. Các học viên Ninh Quân, Phó Anh, Lưu Khôn, và bà Trương đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện vào tháng 9 năm 1999 và họ đều bị bắt. Họ bị đưa về thành phố Mẫu Đơn Giang, nơi có hai cảnh sát ở Phòng cảnh sát huyện Dương Minh và hai nhân viên khác từ Phòng cảnh sát Hải Lâm đã khám xét và lấy đi của họ 15,000 nhân dân tệ. Sau đó chỉ có học viên Phó Anh được nhận lại một phần nhỏ của số tiền đó.

Năm 2002, trước khi Đại hội ĐCSTQ toàn quốc lần thứ 16 được tổ chức, cảnh sát ở thành phố Mẫu Đơn Giang đã bắt giữ nhiều học viên. Được chỉ đạo bởi trưởng Đồn cảnh sát Dương Minh, Dương Húc Huy và bí thư Đào Văn, phó đồn Lưu Chí Cường và cảnh sát Trương Dật Đào đã xông vào căn nhà thuê nơi bà Trương đang ở, bắt giam bà và con gái. Một trong số các viên chức đã lấy trộm một biên lai tiền gửi trị giá 1000 nhân dân tệ và tự ông ta đi rút số tiền đó một cách trái phép.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/6/221079.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/13/116074.html
Đăng ngày 02-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bà Trương Lệ bị rối loạn tâm thần sau khi chịu đựng nhiều bức hại nghiêm trọng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bà Lý Xuân Lan đã bị bệnh tâm thần do bị tra tấn (Ảnh)https://vn.minghui.org/news/12428-ba-ly-xuan-lan-da-bi-benh-tam-than-do-bi-tra-tan.htmlFri, 04 Dec 2009 00:55:09 +0000https://minhhue.net/news/?p=12428Tên: Lý Xuân Lan Giới tính: Nữ Tuổi: 37 Địa chỉ: quận Thanh Hà, thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh Nghề nghiệp: Chưa rõ Ngày bị bắt gần nhất: tháng 10 năm 2006 Nơi bị bắt gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (马三家教养院) Thành phố: Thiết Lĩnh Tỉnh: Liêu Ninh […]

The post Bà Lý Xuân Lan đã bị bệnh tâm thần do bị tra tấn (Ảnh) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tên: Lý Xuân Lan

Giới tính: Nữ

Tuổi: 37

Địa chỉ: quận Thanh Hà, thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh

Nghề nghiệp: Chưa rõ

Ngày bị bắt gần nhất: tháng 10 năm 2006

Nơi bị bắt gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia (马三家教养院)

Thành phố: Thiết Lĩnh

Tỉnh: Liêu Ninh

Hình thức bức hại: Bị chích điện, lao động cưỡng bức, bị tẩy não, bị đánh đập, tra tấn, tống tiền, nhà bị lục soát, bị thẩm vấn, bị giam giữ.

[MINH HUỆ 27-10-2009] ( Theo phóng viên tại tỉnh Liêu Ninh) Bà Lý Xuân Lan là người Hàn Quốc. Bà đã bị giam ba lần ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Kết quả là, tinh thần của bà bị suy sụp và bà đã không thể tự chăm sóc cho bản thân.

2009-10-26-lichunlan-01--ss.jpg
Bà Lý Xuân Lan trước lúc bị bức hại

2009-10-26-lichunlan-02--ss.jpg
Bà Lý bị suy sụp tinh thần

Bà Lý và cha là ông Lý Trung Bân, cũng là một học viên, đều bị kết án một năm lao động cưỡng bức vào tháng 10 năm 1999. Bà Lý đã bị giam ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, nơi cai ngục đã dùng dùi cui điện để chích điện vào miệng bà, và bà cũng bị đánh đập tàn nhẫn. Ông Lý Trung Bân đã bị giam ở Trại lao động cưỡng bức thành phố Thiết Lĩnh, nơi ông đã bị buộc lao động cưỡng bức như phải đào các hố lớn và đập các ngôi nhà cũ.

Tháng 10 năm 2002, ông Lý đã lại bị bắt, ông đã bị tra tấn đến khi chỉ còn da bọc xương. Răng cửa của ông đã bị rụng mất và hai xương sườn của ông đã bị gãy. Dạ dày và ruột của ông đã bị tổn thương khiến ông không thể tự điều khiển được, thêm vào đó, hai chân của ông cũng bị thương. Tháng 4 năm 2004, ông đã được thả khi ông đang trong tình trạng hiểm nghèo. Những vết thương đã khiến ông vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Bà Lý bị bắt giam, và được thả vào cuối năm 2003.

Vào một buổi chiều tháng 10 năm 2006, cảnh sát Triệu Bách Phong đã vào nhà bà Lý từ cửa sau. Bà Lý đã hỏi ông ta tại sao ông ta không mở cửa trước, và sau đó cảnh sát Triệu đã rời đi. Hai ngày sau, Lan Văn, đồn trưởng Đồn cảnh sát Hồng Kỳ, đã dẫn từ bảy đến tám cảnh sát đến nhà bà Lý, và lấy đi số tiền mặt là khoảng 500-600 đô-la Mỹ, và đã bắt bà Lý và cha của bà. Đây là lần thứ ba cả hai người đều bị bắt.

Cả hai người đều bị thẩm vấn và bị tra tấn. Cảnh sát đã dùng dùi cui điện để chích điện bà Lý trong hơn một giờ và đã nhốt bà trong một cái lồng sắt. Ngày hôm sau, cảnh sát đã đưa cả hai đến Nhà giam thành phố Khai Nguyên. Ông Lý đã phát hiện ra mặt của con gái ông bị biến dạng, miệng của bà Lý đã bị sưng tím. Cảnh sát đã đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia sau khi giam bà 40 ngày tại Nhà giam thành phố Khai Nguyên.

Bà Lý đã bị giam tại Khu số một và Khu số ba trong 20 tháng. Không thể xác định được những kiểu tra tấn mà bà đã trải qua, bởi vì bà đã bị mất khả năng trong việc nghĩ và nói chuyện. Nhiều học viên khác đã bị giam trong cùng khu với bà nói rằng mặt của bà đã bị chấn thương.

Cuối tháng 7 năm 2008, gia đình bà Lý đã nhận được thông báo trả tự do của bà, nhưng khi họ đến để đưa bà về, cảnh sát địa phương đã đưa bà đi giám sát chặt chẽ trong kỳ Thế Vận Hội. Khi bà trở về nhà, gia đình bà đã phát hiện ra bà không thể tự chăm sóc cho bản thân, và bà đã bị bệnh tâm thần.

Ông Lý cũng bị tra tấn ở Nhà giam thành phố Khai Nguyên. Cảnh sát địa phương Lan Văn và Triệu Bách Phong đã cố lấy nhà của ông Lý bằng việc ép ông phải kí tên, nhưng ông Lý đã từ chối. Trại lao động thành phố Thiết Lĩnh đã từ chối nhận ông Lý vì tình trạng sức khỏe của ông, nên ông đã được thả tự do.

Ông Lý phải chăm sóc bà mẹ 90 tuổi và con gái bị bệnh tâm thần, ông đã phải rời khỏi nhà để tránh bị quấy nhiễu. Họ có một cuộc sống khó khăn.

Địa chỉ Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia: Thôn Mã Tam Gia, thị trấn Mã Tam Gia, quận Vu Hồng, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, mã vùng 110145.

Viên Dương Kiện, Quản lý của ĐCSTQ ở khu nữ trại lao động Mã Tam Gia: 86-24-89295000

Vương Nãi Dân, Quản lý nữ ở trại lao động Mã Tam Gia: 86-24-89295001

Lý Minh Ngọc, Trương Xuân Quang, Quản lý khu số một: 86-24-89295133

Trương Trác Tuệ, Vương Hiểu Phong, Quản lý khu số ba: 86-24-89295135


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/27/211177.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/31/111997.html
Đăng ngày 04-12-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bà Lý Xuân Lan đã bị bệnh tâm thần do bị tra tấn (Ảnh) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>