Cuộc bức hại ở Trung Quốc - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Wed, 01 May 2024 11:52:54 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2Hai phụ nữ Quảng Đông bị truy tố vì đức tin, luật sư không được tiếp cận hồ sơ vụ án của họhttps://vn.minghui.org/news/264025-hai-phu-nu-quang-dong-bi-truy-to-vi-duc-tin-luat-su-khong-duoc-tiep-can-ho-so-vu-an-cua-ho.htmlWed, 01 May 2024 11:52:53 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264025[MINH HUỆ 16-04-2024] Luật sư của hai cư dân thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, bị truy tố vì tu luyện Pháp Luân Công, không được cung cấp bản mềm hồ sơ vụ án của họ. Nhân viên tiếp tân viện […]

The post Hai phụ nữ Quảng Đông bị truy tố vì đức tin, luật sư không được tiếp cận hồ sơ vụ án của họ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-04-2024] Luật sư của hai cư dân thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, bị truy tố vì tu luyện Pháp Luân Công, không được cung cấp bản mềm hồ sơ vụ án của họ. Nhân viên tiếp tân viện kiểm sát cũng từ chối yêu cầu chụp ảnh hồ sơ, và để ông chờ hàng giờ mà không giải đáp thắc mắc.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị ĐCSTQ bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ngày 13 tháng 12 năm 2023, bà Vương Anh, khoảng 64 tuổi và bà Đào Vĩnh Hồng, 63 tuổi, bị bắt, và bị giam tại Trại tạm giam Số 1 Thành phố Mậu Danh.

Ngày 20 tháng 1 năm 2024, Viện Kiểm sát quận Mậu Nam ban hành lệnh bắt giữ chính thức, và cuối tháng 3 năm 2004 thì nhận được hồ sơ vụ án chung của họ từ cảnh sát. Công tố viên Dương Hiển Đức (+86-15119704280) được giao phụ trách vụ án.

Bà Vương và bà Đào thuê một luật sư ở ngoài thành phố để đại diện cho họ. Ngày 2 tháng 4 năm 2024, luật sư đến thành phố Mậu Danh để xem xét hồ sơ vụ án của họ tại Viện Kiểm sát quận Mậu Nam. Nhân viên lễ tân Trần Quan Đệ cho biết cần hỏi ý kiến cấp trên, và yêu cầu ông đợi. Hơn một giờ sau, cô ta quay lại nói không có hồ sơ điện tử, và luật sư chỉ được xem hồ sơ giấy.

Luật sư rất ngạc nhiên, vì hồ sơ vụ án hiện nay đều ở dạng điện tử. Trong khi đợi Trần quay lại bàn tiếp tân, ông thấy khoảng bảy luật sư khác được đưa đĩa DVD chứa hồ sơ điện tử của khách hàng vài phút sau khi họ đến.

Không có hồ sơ điện tử để xem xét, luật sư yêu cầu chụp ảnh hồ sơ. Khi Trần từ chối, luật sư yêu cầu được gặp người giám sát của cô ta. Cô ta lại đi “xin ý kiến cấp trên”, nhưng không quay lại bàn trực. Luật sư đợi thêm vài giờ nữa, trong thời gian đó, Đàm Vũ, một nhân viên lễ tân khác, từ chối nói chuyện hay trả lời các câu hỏi của ông.

Cuối cùng, luật sư phải rời khỏi thành phố Mậu Danh mà không xem được hồ sơ vụ án của bà Vương và bà Đào.

Bức hại trong quá khứ

Đây không phải là lần đầu tiên bà Vương và bà Đào trở thành mục tiêu vì đức tin của họ.

Bà Vương là chuyên gia về ngọc bích và là kỹ sư tại Viện Địa hóa học Quảng Châu, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Bà phải chịu hai năm lao động cưỡng bức và ba năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Tháng 5 năm 2011, viện này sa thải bà sau khi bà ra tù. Họ cũng xóa hết số năm thâm niên của bà khi tính lương hưu, khiến bà bị mất hoàn toàn quyền lợi hưu trí.

Bà Đào là nhân viên về hưu của Công ty Hóa dầu Sinopec Mậu Danh. Bà phải ngồi tù ba năm vì đức tin của mình (2011-2014) và nhiều lần bị giam giữ trong khoảng thời gian ngắn. Khoảng tháng 6 năm 2022, phòng an sinh xã hội địa phương yêu cầu bà Đào trả lại hơn 102.000 Nhân dân tệ tiền lương hưu (bao gồm khoảng 50.000 Nhân dân tệ tiền lương hưu trong thời gian bà ở tù ba năm và hơn 52.000 Nhân dân tệ tiền lương hưu hàng năm mà bà nhận được kể từ khi ra tù). Họ đe dọa đình chỉ lương hưu trong tương lai của bà nếu bà không tuân thủ. Không rõ liệu bà có trả tiền như yêu cầu hay không.

Khi bà Đào không bị giam giữ, bà và mẹ bà liên tục bị chính quyền sách nhiễu.

Báo cáo liên quan:

Quảng Đông: Hai nữ học viên, đều từng bị tống giam 3 năm, bị giam giữ vì đức tin vào Pháp Luân Công

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/16/475267.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2024/4/20/216653.html

Đăng ngày 01-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hai phụ nữ Quảng Đông bị truy tố vì đức tin, luật sư không được tiếp cận hồ sơ vụ án của họ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên: Ba trường hợp viên chức Phòng 610 nhắm vào người dân địa phương tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/264023-thanh-pho-thanh-do-tinh-tu-xuyen-ba-truong-hop-vien-chuc-phong-610-nham-vao-nguoi-dan-dia-phuong-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlWed, 01 May 2024 11:52:35 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264023[MINH HUỆ 14-04-2024] Phòng 610 được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, vài tuần trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm […]

The post Thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên: Ba trường hợp viên chức Phòng 610 nhắm vào người dân địa phương tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-04-2024] Phòng 610 được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999, vài tuần trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm đó. Là một cơ quan ngoài pháp luật, Phòng 610 được trao quyền để vô hiệu hóa các hệ thống tư pháp và thực thi pháp luật trong chiến dịch chống lại Pháp Luân Công.

Báo cáo này trình bày ba trường hợp các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên bị các đặc vụ Phòng 610 địa phương sách nhiễu vì kiên trì đức tin của họ. Các đợt quấy rối diễn ra tại thư viện trường đại học, tiệm làm tóc và nhà riêng. Bảo Tiểu Mục, một thành viên của Phòng 610 thành phố Thành Đô, là thủ phạm chính đã chỉ đạo công an sách nhiễu các học viên có trường hợp được báo cáo dưới đây theo trình tự thời gian đảo ngược.

Người phụ trách thư viện trường đại học bị quấy rối tại trường vào ngày 22 tháng 9 năm 2023

Bảo dẫn bốn người đàn ông và hai người phụ nữ đến Thư viện Tê Phổ của Đại học Giao thông Tây Nam vào lúc 10 giờ sáng ngày 22 tháng 9 năm 2023. Họ ra lệnh cho giám đốc thư viện cử một nhân viên là bà Trần Hân đến phòng họp.

Ngay khi bà Trần đến, viên chức Bảo đã hét lên: “Trường đại học của bà nói rằng chúng tôi hiện đang phụ trách bà!” Tiếp theo, bà ta hướng dẫn hai trong số sáu cấp dưới của mình lục soát bàn làm việc của bà Trần để xem có tài liệu Pháp Luân Công nào không. Bà ta cũng ra lệnh cho công an đến đột kích nhà bà Trần. Ngoài ra, bà ta còn bật máy quay của công an và nói rằng sẽ bắt đầu làm việc.

Bà Bảo đã nhờ một trong những người phụ nữ đi cùng chụp ảnh bà Trần khi bà đặt tay lên bàn trong phòng họp. Sau đó, bà Bảo bắt đầu kể “câu chuyện” cho bà nghe. Theo nhiều học viên địa phương khác từng bị bà Bảo quấy rối, câu chuyện của bà ta liên tục thay đổi, từ nơi bà lớn lên đến ngành học, trường đại học cho đến nghề nghiệp của cha mẹ. Mục đích kể “câu chuyện” của bà ta luôn giống nhau. Bà ta cố gắng miêu tả mình là một người phụ nữ thông minh đang cố gắng “giúp đỡ” các học viên Pháp Luân Công thoát khỏi thứ được coi là chống ĐCSTQ.

Trường đại học của bà Trần được lệnh cung cấp bữa trưa cho mọi người. Sau đó, bà Bảo đã phát các video nói xấu Pháp Luân Công. Tuy nhiên, bà Trần từ chối xem chúng.

Khi đến giờ ăn tối, bà Bảo lại bảo trường đại học gửi đồ ăn đến. Bà ta nói rằng bà Trần ăn quá chậm và đe dọa sẽ khiến chồng và con trai bà liên lụy nếu bà không chịu từ bỏ Pháp Luân Công.

Sau đó bà Bảo ra lệnh cho bà Trần viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối, bà Bảo đã yêu cầu một trong những cấp dưới của bà viết một báo cáo thay mặt bà. Một trong những người đàn ông đã nắm lấy tay bà Trần và nhét một cây bút vào tay bà để viết tên bà vào bản tuyên bố. Sau đó anh ta cố ép bà lấy dấu vân tay. Tuy nhiên, anh ta không lấy được dấu vân tay rõ ràng và bà Bảo đã bóp cổ bà Trần cho đến khi bà có dấu vân tay rõ ràng trên giấy.

Lúc đó là khoảng 8 giờ tối, bà Bảo và cấp dưới của bà ta đưa bà Trần đến khu nhà do trường đại học chỉ định để đột kích vào nhà bà. Họ lục ví bà nhưng không tìm thấy chìa khóa nên họ gõ cửa. Con trai bà ở nhà một mình và hỏi ai ở đó. Họ nói họ đang hộ tống mẹ anh về nhà. Bà Trần nói với con trai rằng đó là viên chức Phòng 610 đang cố lục soát nhà họ. Vì thế, anh từ chối mở cửa và lên án công an vi phạm pháp luật.

Một người phụ nữ đã cố gắng đặt tay bà Trần lên điện thoại để mở khóa bằng dấu vân tay của bà. Cô ta muốn bà Trần gọi cho con trai bằng điện thoại của bà để cậu bé mở cửa. Bà Bảo hứa sẽ rời đi sau khi con trai bà Trần mở cửa chỉ cho bà vào. Bà Trần lo lắng con trai bà có thể không biết cách đối phó với những chiêu trò mà bà Bảo và cấp dưới đang giở trò và đã mở cửa bằng chiếc chìa khóa đang ở trong túi của bà.

Bà Bảo và thuộc hạ đã xông vào lục soát khắp nơi. Họ tịch thu máy tính xách tay của bà và hàng chục cuốn sách về Pháp Luân Công. Một phụ nữ đã nói chuyện với con trai bà Trần và hỏi liệu bố mẹ cậu có gặp vấn đề gì trong hôn nhân không vì bố cậu vẫn chưa về nhà.

Trong lúc náo loạn, chồng bà Trần trở về nhà. Sau đó viên chức Bảo đã gọi điện đến đồn công an địa phương. Khoảng 50 phút sau, hai công an đến và khám xét nhà bà Trần. Họ kiểm kê những đồ vật bị tịch thu nhưng không đưa cho bà Trần danh sách theo yêu cầu của pháp luật.

Hai chị em bị quấy rối tại tiệm làm tóc của họ vào ngày 25 tháng 8 năm 2022

Bà Bảo dẫn hơn mười người đột nhập vào tiệm làm tóc do bà Dương Thục Hoa và Dương Thục Quân đồng sở hữu lúc 3 giờ chiều ngày 25 tháng 8 năm 2022. Không cần xuất trình giấy tờ tùy thân hay lệnh khám xét, họ lục soát nơi này. Bà Dương Thục Hoa cố gắng ngăn cản Bảo, nhưng sau đó Bảo đã hét vào mặt bà: “Cút ra!” Một người khác đã giữ bà Dương và cảnh báo bà rằng bà Bảo có vấn đề sức khỏe và bà ta có thể ngã nếu chỉ cần chạm nhẹ vào cơ thể.

Bà Bảo ra lệnh cho lực lượng chức năng giữ hai chị em lại trong khi những người còn lại tiếp tục khám xét hiện trường. Họ tịch thu sách về Pháp Luân Công, máy tính bảng, điện thoại di động, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân và một số tiền mặt.

Sau đó, bà Bảo đã nhờ một phụ nữ mặc áo choàng trắng đo huyết áp cho hai chị em để chuẩn bị tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho họ. Vì cả hai chị em đều bị phát hiện cao huyết áp nên bà Bảo phải hủy tiêm. Sau khi hai chị em ký vào kết quả đo huyết áp theo yêu cầu, người phụ nữ mặc áo khoác trắng đưa ra một mảnh giấy có dòng chữ nguệch ngoạc và cũng yêu cầu họ ký.

Em bà Dương đã ký mà không xem kỹ. Nhưng bà Dương Thục Hoa đã cảnh giác và hỏi người phụ nữ nội dung đó là gì. Người phụ nữ nói: “Không có gì, chỉ cần ký tên thôi.”

Bà Dương nhất quyết yêu cầu họ giải thích nội dung cho bà. Sau đó, họ kể lại ba yêu cầu được viết trên đó: “1) Không được chống Đảng Cộng sản Trung Quốc hay chủ nghĩa xã hội; 2) Đừng tin vào sự giảng dạy của bất kỳ giáo phái nào; và 3) Không tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan đến Pháp Luân Công.

Khi bà Dương Thục Hoa từ chối ký vào văn bản, bà Bảo đe dọa sẽ giam giữ bà, đóng băng tài khoản ngân hàng của bà và rút 10.000 nhân dân tệ trong tài khoản mỗi ngày. Tài khoản ngân hàng của bà sẽ sớm trống rỗng.

Khi bà Dương vẫn kiên quyết từ chối ký vào văn bản, bà Bảo đã gọi công an từ Đồn công an đường Phủ Thanh đến. Bà Bảo và người còn lại rời đi sau khi công an đến. Công an đã chụp ảnh và quay phim hai chị em trước khi đưa họ về đồn. Con gái của bà Dương Thục Hoa bị buộc phải nộp 2.000 nhân dân tệ làm tiền bảo lãnh. Hai chị em được tại ngoại vào khoảng 8 giờ 30 tối. Ngày hôm sau và bây giờ phải đối mặt với việc truy tố, sau khi công an nộp hồ sơ vụ án lên viện kiểm sát địa phương vào tháng 8 năm 2023.

Hai ông bà bị Quấy rối tại nhà vào ngày 10 tháng 8 năm 2022

Ông Lục Trí Dũng và vợ là bà Nhiêu Quần đang tận hưởng niềm vui cùng con gái và gia đình bà vào khoảng 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 8 năm 2022 thì nghe thấy tiếng đập cửa. Họ nghe thấy ai đó hét lên: “Chúng tôi là công an! Mở cửa!“

Con rể ông Lục nhìn qua lỗ thấy rất nhiều công an đang tụ tập ở hành lang. Ông Lục không chịu mở cửa nên công an đập cửa còn to hơn. Họ dọa gọi thợ khóa đến và con rể ông Lục đã ra mở cửa.

Hơn mười người xông vào. Bà Bảo hét lên với con gái ông Lục đang ôm đứa con hai tuổi: “Tránh ra! Chúng tôi sẽ xông vào nhà!”

Ông Lục yêu cầu được biết danh tính của họ và một trong số họ nói: “Không, chúng tôi không thể nói; nếu không các người sẽ vạch trần chúng tôi trên Minh Huệ Net.”

Ông Lục và bà Nhiêu liên tục kêu gọi bà Bảo và công an ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công như họ. Tuy nhiên, họ không nghe mà còn chế giễu bà Nhiêu là răng lung lay và đầu run rẩy. Bà Nhiêu cho biết Pháp Luân Công đã giúp bà khỏi bệnh nhưng chế độ cộng sản đã bỏ tù bà ba năm vì đức tin của bà. Sức khỏe của bà đã bị hủy hoại sau nhiều năm bị tra tấn trong tù. Đầu bà có lúc lắc lư mất kiểm soát.

Theo chỉ đạo của Bảo, công an đã lục soát khắp nơi ngoại trừ một căn phòng bị khóa (ban đầu họ đã bỏ sót). Họ còn dùng ngôn ngữ tục tĩu để nói xấu Pháp Luân Công, vợ chồng ông Lục đã quay phim lại mọi chuyện. Khi ông Lục và gia đình phản đối bằng cách quay video họ, công an đe dọa tịch thu điện thoại di động của họ.

Công an không tìm thấy thứ họ muốn và chuyển sự chú ý sang căn phòng bị khóa. Họ ra lệnh cho ông Lục mở ra nhưng ông từ chối. Một công an định đập cửa nhưng ông Lục đã ngăn lại.

Sau đó, bà Bảo thay đổi chiến thuật và gọi y tá đến tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho vợ chồng ông Lục. Cả hai vợ chồng đều được phát hiện bị huyết áp cao và y tá đã từ chối tiêm chủng cho họ. Bà Bảo rút ra một tờ giấy ghi rõ ai từ chối tiêm vắc xin sẽ phải chịu hậu quả nếu bị nhiễm bệnh. Sau đó, bà ta ép ông Lục và bà Nhiêu ký tên và lấy dấu vân tay vào bản khai.

Bà Bảo dùng bản khai đã ký để che toàn bộ tờ giấy khác trừ một góc. Sau đó, bà ta ra lệnh cho công an nắm lấy tay bà Nhiêu và chụp hình bàn tay của bà trên tờ giấy che đi để làm bằng chứng cho thấy bà Nhiêu đã lấy dấu tay vào tờ giấy. Trên tờ giấy có viết nội dung rằng bà Nhiêu đã đồng ý từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà Bảo và công an lấy một số sách và tài liệu về Pháp Luân Công rồi bỏ đi.

Báo cáo liên quan bằng tiếng Hán:

四川成都市“610”人员包小牧近期恶行

成都西南交通大学陈欣被骚扰威胁、抄家迫害

Báo cáo liên quan:

Hai chị em gái đối mặt với truy tố vì đức tin chung của họ sau 3 năm bị sách nhiễu triền miên

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/14/475201.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/18/216625.html

Đăng ngày 01-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên: Ba trường hợp viên chức Phòng 610 nhắm vào người dân địa phương tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sau 13 năm bị giam giữ và tra tấn, một phụ nữ Sơn Đông bị kết án thêm ba năm tù vì đức tinhttps://vn.minghui.org/news/264021-sau-13-nam-bi-giam-giu-va-tra-tan-mot-phu-nu-son-dong-bi-ket-an-them-ba-nam-tu-vi-duc-tin.htmlWed, 01 May 2024 11:52:14 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264021[MINH HUỆ 03-04-2024] Cuối tháng 3 năm 2024, trang web Minghui.org xác nhận rằng một cư dân ở Thành phố Bình Độ thuộc Thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án 3 năm tù và bị phạt 10.000 Nhân […]

The post Sau 13 năm bị giam giữ và tra tấn, một phụ nữ Sơn Đông bị kết án thêm ba năm tù vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-04-2024] Cuối tháng 3 năm 2024, trang web Minghui.org xác nhận rằng một cư dân ở Thành phố Bình Độ thuộc Thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án 3 năm tù và bị phạt 10.000 Nhân dân tệ vì đức tin vào Pháp Luân Công, môn tu luyện bị chính quyền ĐCSTQ bức hại từ năm 1999.

Ngày 30 tháng 8 năm 2023, bà Lý Lệ, 52 tuổi, bị Lưu Kiệt và một số cảnh sát khác từ Đội An ninh Nội địa Thành phố Bình Độ bắt tại nhà. Ngày 2 tháng 2 năm 2024, bà bị Tòa án quận Hoàng Đảo xét xử tại Trại tạm giam Phổ Đông, và bị kết án một tháng sau đó.

Bức ảnh không rõ thời gian của bà Lý Lệ và chồng, ông Vương Hoàn Trung

13 năm tù đày

Trước bản án mới nhất, bà Lý từng phải ngồi tù hơn một thập kỷ vì đức tin của mình, bao gồm hai năm trong trại lao động, hai án tù bốn năm và một án tù 3,5 năm khác. Bà phải chịu đựng sự tra tấn không ngừng nghỉ trong khi bị giam giữ vì không từ bỏ đức tin của mình.

Bị tạm giam vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tại công viên

Ngày 23 tháng 7 năm 1999, ba ngày sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Lý luyện các bài công pháp Pháp Luân Công trong một công viên để phản đối. Bà bị cảnh sát của Đồn Công an Lý Viên bắt giữ, và nhà của bà bị đột kích. Bà bị tạm giam 29 ngày và bị đuổi việc. Bà bị cấm ngủ và bị tra tấn bằng cách đứng tư thế ngựa nhiều giờ trong khi tạm giam.

Bị giam tại bệnh viện tâm thần vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

Tháng 10 năm 1999, bà Lý đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị bắt đến Văn phòng Liên lạc Thanh Đảo ở Bắc Kinh. Giám đốc họ Thôi đánh và tát vào mặt bà trong hơn hai giờ. Bà bị còng tay vào ống sưởi trong hai ngày, sau đó bị đưa trở lại Bình Độ, nơi bà bị giam thêm ba ngày trước khi được thả.

Tháng 11 năm 1999, bà Lý trở lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện và lại bị bắt. Bà bị ngất hai lần do bị tra tấn. Cảnh sát còng tay và để bà nằm trên sàn cả đêm. Sau khi đưa bà trở lại Bình Độ, chính quyền giam bà tại Bệnh viện Tâm thần Đồng Hòa trong bốn tháng.

Bà Lý thuật lại rằng trong khi bị giam trong bệnh viện tâm thần, bà bị ép tiêm và uống thuốc không rõ chủng loại mỗi ngày. Khi bà chống cự, các bác sỹ ra lệnh cho những bệnh nhân nam to lớn giữ bà xuống đất và ép bà uống thuốc. Sau đó, họ trói bà trong tư thế đại bàng sải cánh hoặc trói bà vào ghế, kéo tóc bà về phía sau và bức thực bà bằng nước. Họ không dừng lại cho đến khi bà gần như ngạt thở.

Bà Lý tuyệt thực để phản đối việc bức hại, nhưng lại bị bức thực. Các bác sỹ dùng một ống thông mũi dày và cứng, nhét nó vào dạ dày của bà, di chuyển qua lại để làm bà thêm đau đớn.

Hậu quả của việc dùng thuốc là bà tăng cân nhanh chóng, buồn ngủ và chảy nước dãi không kiểm soát. Bà cũng mất kiểm soát tứ chi, và trở nên mất phương hướng. Bà không thể sử dụng nhà vệ sinh hoặc tự ăn.

Vì bà vẫn không từ bỏ Pháp Luân Công, một bác sỹ tên Kim cắm những chiếc kim điện châm cứu vào huyệt đạo của bà, và nối với dòng điện mạnh, khiến đầu bà lắc lư và răng đập vào nhau.

Sau 123 ngày bị tra tấn tại bệnh viện tâm thần, bà Lý được thả và bị tống tiền 5.000 Nhân dân tệ. Một tháng sau, do bị cảnh sát liên tục sách nhiễu, bà buộc phải sống phiêu bạt.

Sau đó, bà Lý quay lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Bà bị đánh đập tại Văn phòng Liên lạc Thanh Đảo ở Bắc Kinh trong hơn một giờ, và bị giam giữ trong 15 ngày sau khi bị đưa về Bình Độ.

Bản án hai năm lao động cưỡng bức

Năm 2001, bà Lý lại bị bắt vì viết thông điệp “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, và bị giam trên ghế kim loại trong hai ngày tại Đồn Công an đường Thái Sơn. Sau đó, cảnh sát đưa bà đến bệnh viện để khám sức khỏe. Bốn nam cảnh sát bế bà lên giường, giữ tay chân, bịt mặt, bịt miệng và cởi quần bà. Hai bác sỹ khám phụ khoa cho bà trước mặt các cảnh sát. Sau đó, bà bị đưa trở lại đồn công an và bị bắt điểm chỉ hồ sơ vụ án của mình trước khi bị chuyển đến Trại tạm giam Phổ Đông.

Trong trại tạm giam, bà Lý tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Các cai ngục còng tay và cùm bà lại. Còng tay chặt đến nỗi tay bà bị sưng tấy nghiêm trọng và bà không thể gập các ngón tay. Vì không thể đứng thẳng và đi lại bình thường do bị cùm, bà phải bò vào nhà vệ sinh. Bà bị còng liên tục trong ba tuần. Các tù nhân cũng đánh đập và lăng mạ bà trong thời gian đó.

Sau đó, bà Lý bị kết án hai năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn, nơi bà bị bức thực, tiêm thuốc không rõ chủng loại, treo cổ tay, cấm ngủ, bị bắt ngồi hoặc đứng bất động trong nhiều giờ và bị đánh đập dã man.

Bà tuyệt thực để phản đối việc bức hại. Các cai ngục nhét một ống dày qua mũi bà và bức thực bà. Một lần, sau khi bị tiêm thuốc không rõ chủng loại nửa giờ, bà cảm thấy như có vô số con kiến đang bò trong mạch máu của mình. Bà cảm thấy vô cùng khó chịu, và không thể đứng hay ngồi được. Lính canh nhét ống bức thực vào dạ dày của bà một lần nữa, dán chặt nó vào đầu bà, đưa bà vào nhà vệ sinh và treo cổ tay bà lên. Khi bà ngừng tuyệt thực, họ cấm bà ngủ trong 29 ngày liên tục. Trong 4,5 tháng sau đó, bà chỉ được phép ngủ từ hai đến ba tiếng mỗi đêm.

Khi bị cai ngục và tù nhân đánh đập dã man, bà Lý thường xuyên ngất xỉu. Họ véo bà, kéo lông mi và lôi bà qua lại trên mặt đất. Đôi khi họ bắt bà đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ, chỉ một cử động nhỏ cũng có thể bị đánh đập dã man. Bàn chân của bà bị sưng tấy đến mức không thể đi giày được, và bà phải đi chân trần, khiến bà cảm giác như đang đứng trên lưỡi dao. Sau khi ngất xỉu trong một lần tra tấn đứng, cai ngục Thạch Thúy Hoa treo cổ tay bà lên trong phòng vệ sinh trong năm ngày.

Ngoài ra, cai ngục cũng thường bỏ đói bà Lý, cấm bà tắm và sử dụng nhà vệ sinh, bắt bà tiểu tiện trong chậu rửa mặt.

Để đạt được tỷ lệ chuyển hóa (tỷ lệ phần trăm học viên bị buộc phải từ bỏ đức tin), các cai ngục thay mặt bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Bốn người đè bà xuống đất, một người ngồi trên cổ bà, một người ngồi trên lưng, một người ngồi lên chân và một người khác nắm tay bà để ký vào bản tuyên bố. Bà chỉ có thể đập đầu xuống đất để phản đối.

Bị kết án bốn năm tù vì treo áp phích Pháp Luân Công

Tối ngày 21 tháng 1 năm 2004, đêm trước Tết Cổ truyền, bà Lý bị bắt khi đăng thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị một nam cảnh sát tại Đồn Công an Đồng Hòa đánh đập và trói vào ghế kim loại qua đêm trong căn phòng không có sưởi, với hai tay bị còng ra sau lưng ghế, và bị lột áo khoác.

Sau khi lại bị đưa đến Trại tạm giam Phổ Đông, bà Lý tuyệt thực và lại bị bức thực. Bà nôn ra máu sau mỗi lần bức thực. Các cai ngục xích tay chân của bà lại với nhau, và xúi giục các tù nhân lăng mạ bà.

Sau đó, bà Lý bị kết án bốn năm tù tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông. Khi bà không từ bỏ Pháp Luân Công, cai ngục cấm bà sử dụng nhà vệ sinh và biệt giam bà. Đôi khi họ không cho bà ăn, hoặc cho bà ăn thức ăn có tẩm thuốc độc, khiến phản ứng của bà chậm lại, và bà bị ngất xỉu nhiều lần. Bà cũng phát triển nỗi sợ hãi khôn tả, kéo dài rất lâu sau khi được thả.

Thêm một lần bị bắt

Lần bắt giữ tiếp theo của bà Lý là vào ngày 13 tháng 1 năm 2012 tại một hội chợ cộng đồng địa phương. Bà lại bị đánh đập và thẩm vấn. Đêm đó, cảnh sát đưa bà đến Bệnh viện Đông y Bình Độ để khám sức khỏe và lại đánh bà. Sau đó, bà bị đưa đến Nhà tạm giữ Thành phố Bình Độ. Khi bà được thả vào ngày 16 tháng 1 năm 2012, gia đình bà bị tống tiền 1.200 Nhân dân tệ.

Bản án tù bốn năm lần thứ hai

Bà Lý lại bị bắt sáu tháng sau đó, vào ngày 24 tháng 7 năm 2012, vì phát tán thông tin mời công chúng đến tham dự phiên tòa xét xử học viên Vương Quảng Vỹ, khi luật sư của ông bào chữa vô tội cho ông. Bà bị thẩm vấn tại Đồn Công an đường Thái Sơn. Các cai ngục đã giam giữ bà tại Trung tâm Tẩy não Thanh Đảo trong 20 ngày, sau đó đưa bà đến Trại tạm giam Phổ Đông.

Vì bà Lý từ chối mặc quần áo tù nhân, giám đốc trại giam Trang Lệ Quyên ra lệnh cho một tù nhân nhét tất vào miệng bà Lý. Họ còn đánh đập, còng tay và cùm chân bà. Họ không tháo còng tay cả khi bà sử dụng nhà vệ sinh.

Không lâu sau đó, bà Lý bị kết án 4 năm tù lần thứ hai tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông, nơi bà lại bị tra tấn dã man.

Bà kể lại rằng để buộc bà từ bỏ Pháp Luân Công, cai ngục cấm bà mua những nhu yếu phẩm hàng ngày, đặc biệt là giấy vệ sinh. Bà chỉ có thể dùng một chiếc tất để lau người sau khi đi vệ sinh. Sau đó, bà giặt tất và cất vào túi để sử dụng lần sau. Trong 131 ngày liên tục, cai ngục đánh đập bà hàng ngày trong phòng tắm mà không có camera giám sát. Họ giẫm đạp lên bà, dùng giày đánh vào đầu và miệng bà, kéo hai tay bà ra sau lưng rồi giơ lên. Cơn đau thật khủng khiếp.

Khi miệng bà Lý sưng lên vì bị đánh đập, một tù nhân bịt miệng bà bằng chiếc khăn mà bà dùng để lau chân. Họ thậm chí còn bịt mũi bà, khiến bà gần như ngạt thở. Khi các tù nhân mệt mỏi vì việc đánh đập, họ trói tay bà ra sau lưng.


Tái hiện cảnh tra tấn: Nhét giẻ vào miệng

Một số tù nhân đè bà xuống đất, bắt bà duỗi thẳng chân và giẫm lên chân bà. Sau đó, họ cạy mắt trái của bà, lấy tóc chọc vào và cố khoét mắt bà. Mắt trái của bà bị chảy nhiều dịch và không thể mở ra trong một thời gian dài sau đó.

Trong giờ ăn, họ để thức ăn của bà xuống đất và đá nó. Bà không được phép ăn cho đến khi các tù nhân ăn xong. Họ còn bỏ thuốc độc vào thức ăn của bà. Bà ăn rất ít để tránh hấp thụ chất độc hại. Để tránh uống phải nước độc, bà buộc phải uống nước từ bồn cầu. Bà bị biệt giam trong phần lớn thời gian bị cầm tù.

Tháng 8 năm 2016, bà được thả sau bốn năm dài như ở trong địa ngục.

Bản án tù thứ ba 3,5 năm

Ngày 31 tháng 1 năm 2017, chỉ sáu tháng sau khi được thả, bà Lý lại bị cảnh sát của Đồn Công an đường Thái Sơn bắt giữ. Vì vẫn đang trong kỳ nghỉ Tết Cổ truyền nên cảnh sát thả bà vào buổi tối.

Ngày 11 tháng 4 năm 2017, cảnh sát Từ Tăng Toàn và những cảnh sát khác của Đồn Công an đường Thái Sơn đột nhập vào nhà bà Lý và lục soát nhà. Sau khi đưa bà đến Trại tạm giam Phổ Đông, Từ túm tóc bà, ấn bà xuống đất và cưỡng bức lấy máu bà.

Ngày 11 tháng 10 năm 2017, bà Lý bị Tòa án thành phố Bình Độ kết án 3,5 năm tù. Ngày 11 tháng 11 năm 2017, bà bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông, và được thả vào ngày 10 tháng 10 năm 2020.

Trong thời gian bị giam giữ, bà Lý một lần nữa phải chịu sự tra tấn tàn bạo, bao gồm nhét bàn chải đánh giày và giẻ rách vào miệng hàng ngày, khiến toàn bộ miệng bà bị mưng mủ và chảy máu; dùng chổi vệ sinh đâm vào vùng kín; phơi lạnh; và ép xoạc chân. Chi tiết về việc tra tấn trong thời gian cầm tù này có trong báo cáo liên quan đầu tiên dưới đây.

Báo cáo liên quan:

Sơn Đông: Một phụ nữ từng bị cầm tù 10 năm lại bị tra tấn trong một án tù khác có thời hạn 3 năm rưỡi

Lời biện hộ của một phụ nữ Sơn Đông: Pháp Luân Công đã dạy tôi làm người tốt

Cảnh sát chấp nhận đơn xin tại ngoại của một học viên Pháp Luân Công sau nỗ lực không mệt mỏi của luật sư

“Tôi đã chịu đựng bốn năm tù giam vì mời người tới dự một phiên tòa”

Báo cáo liên quan bằng tiếng Anh:

After Ten Years of Detention, Shandong Woman Detained Again

Ms. Li Li and Ms. Jiang Tao from Shandong Province Illegally Sentenced

Ms. Li Li Unjustly Sentenced to Four Years in Prison for Inviting People to Observe a Court Procedure

I Was Injected with Toxic Drugs and Brutally Tortured in Wangcun Forced Labor Camp

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/3/474847.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/11/216543.html

Đăng ngày 01-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sau 13 năm bị giam giữ và tra tấn, một phụ nữ Sơn Đông bị kết án thêm ba năm tù vì đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Chứng kiến ​​phúc báo của những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháphttps://vn.minghui.org/news/264005-chung-kien-phuc-bao-cua-nhung-nguoi-ung-ho-phap-luan-dai-phap.htmlTue, 30 Apr 2024 09:24:09 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264005[MINH HUỆ 18-03-2024] Tôi đã chứng kiến ​​nhiều người nhận được phúc báo sau khi họ chân thành niệm chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” và sau khi họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung […]

The post Chứng kiến ​​phúc báo của những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-03-2024] Tôi đã chứng kiến ​​nhiều người nhận được phúc báo sau khi họ chân thành niệm chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” và sau khi họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó. Dưới đây là ba ví dụ.

Một phụ nữ ngoài 70 tuổi không còn cần phẫu thuật sau cơn đau tim

Một phụ nữ ngoài 70 tuổi phải nhập viện sau khi mắc bệnh tim trước Tết Nguyên đán 2024. Bác sĩ của bà nói rằng bà cần phải phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Trước khi phẫu thuật, tôi nhờ một người thân của bà khuyên bà hãy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” vì điều đó sẽ giúp ích cho bà.

Vài ngày sau, khi tôi đến thăm bà ở bệnh viện, bà nói với tôi rằng bà đã bắt đầu nhẩm niệm các câu chân ngôn đó ngay khi người thân bảo bà làm vậy. Vào ngày phẫu thuật, bà không hề sợ hãi và tiếp tục nhẩm niệm câu chân ngôn. Sau khi bà được đưa vào phòng phẫu thuật, bác sĩ đột nhiên nói với bà rằng bà có thể hồi phục chỉ cần truyền dịch và không cần phẫu thuật. Bà nói với lòng biết ơn: “Cảm ơn Pháp Luân Công! Cảm ơn Sư phụ Lý!“

Một người phụ nữ bị ung thư giai đoạn cuối hồi phục

Một người bạn của tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối đã di căn và được thông báo rằng bà chỉ còn sống được 3 tháng. Tôi nói với bà về Pháp Luân Đại Pháp và giải thích tại sao việc thoái ĐCSTQ có thể cứu được bà.

Lúc đầu, bà còn nghi ngờ, nên tôi đưa cho bà một vài ví dụ về những người đã khỏi bệnh nan y sau khi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Tôi nói với bà: “Bà không tốn một xu nào để nhẩm niệm câu chân ngôn đó.” Tôi giải thích thêm rằng ĐCSTQ tà ác như thế nào. Bà đồng ý thoái ĐCSTQ và nói rằng bà chắc chắn sẽ nhẩm niệm các câu chân ngôn đó. Đến nay đã hơn một năm, bà đã thực hiện việc đó rất tốt và thậm chí đã quay trở lại làm việc.

Được ban phước lành

Con gái của một người bạn đã tham gia kỳ thi công chức, kỳ thi ở Trung Quốc còn khó hơn kỳ thi tuyển sinh đại học. Cô không hài lòng với câu trả lời của mình trong phần thi viết và nghĩ rằng vì sự cạnh tranh rất khốc liệt nên cơ hội có được công việc của cô rất mong manh.

Trước cuộc phỏng vấn trực tiếp, tôi đã nói với cô ấy sự thật về Đại Pháp và cô ấy sẵn sàng đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Cô cũng bắt đầu niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Sau đó, hai người có thứ hạng cao hơn cô đều rút đơn và cô được mời làm việc tại đơn vị mà mình lựa chọn.

Tôi hy vọng rằng ngày càng có nhiều người hiểu được sự dối trá của ĐCSTQ như thế nào, hãy thoái Đảng và các tổ chức của nó, đồng thời trân trọng những cơ hội tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên có nguy cơ bị bức hại và thậm chí mất mạng khi nói với mọi người sự thật. Họ thực sự quan tâm đến người khác và muốn họ được an toàn.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/18/474315.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/15/216594.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Chứng kiến ​​phúc báo của những người ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên: Bảy người đối mặt với xét xử chỉ vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/263999-noi-giang-tinh-tu-xuyen-bay-nguoi-doi-mat-voi-xet-xu-chi-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlTue, 30 Apr 2024 09:22:41 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263999[MINH HUỆ 21-04-2024] Tòa án Quận Đông Hưng ở thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, đã lên lịch xét xử một số cư dân địa phương vào ngày 29 tháng 4 năm 2024 chỉ vì đức tin của họ vào Pháp […]

The post Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên: Bảy người đối mặt với xét xử chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóngviên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-04-2024] Tòa án Quận Đông Hưng ở thành phố Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên, đã lên lịch xét xử một số cư dân địa phương vào ngày 29 tháng 4 năm 2024 chỉ vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp kể từ tháng 7 năm 1999.

Bảy người dân này bị bắt vào ngày 12 tháng 9 năm 2023 khi đang cùng nhau đọc sách của Pháp Luân Công tại nhà riêng. Phòng Công an Quận Đông Hưng nhận được tin báo về việc tụ tập và nhanh chóng có mặt để bắt giữ. Hầu hết các học viên cũng bị lục soát nhà và tịch thu sách về Pháp Luân Công.

Bà Mạc Quần, bà Long Kỳ Lân, bà Trần Đại Dung, bà Trần Thục Cầm, bà Hoàng Đại Hoa và bà Chu Điện Quần, tất cả đều trên 70 tuổi, được tại ngoại sau nhiều ngày thẩm vấn. Ông Đàm Thắng Thành, khoảng 50 tuổi, vẫn bị giam. Hiện chưa rõ ông đang bị giam giữ ở đâu.

Ông Đàm từng dạy ở trường trung học cơ sở Thái An, quận Đông Hưng. Vì kiên định với đức tin của mình sau khi cuộc đàn áp xảy ra, ông bị cấm dạy và giáng chức xuống làm nhân viên bảo vệ. Lần bắt giữ mới nhất của ông đã gây ra hậu quả cho con gái ông mắc bệnh tâm thần, tình trạng của cô nhanh chóng trở nên tồi tệ.

Vợ ông Đàm cũng phải chăm sóc mẹ ông và mẹ bà, cả hai đều đã ngoài 80, ngoài ra còn phải đối mặt với sự quấy rối liên tục của công an vì có một người chồng tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã cố gắng chống chọi và được phát hiện đã chết trên sông trước Tết Nguyên đán 2024. Hiện vẫn còn phải điều tra xem đó là một tai nạn hay tự tử. Với việc cha bị giam giữ và mẹ đã qua đời, con gái của hai vợ chồng hiện đang phải nhập viện tâm thần.

Công an bác bỏ lời cầu xin của người thân của ông Đàm để cho ông về lo tang lễ cho vợ ông và đe dọa họ không được công bố tin bà qua đời.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/21/475420.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/24/216709.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên: Bảy người đối mặt với xét xử chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người đàn ông 52 tuổi bị truy tố vì đức tin, vợ bị bắt ký và điểm chỉ vào giấy trắnghttps://vn.minghui.org/news/263997-nguoi-dan-ong-52-tuoi-bi-truy-to-vi-duc-tin-vo-bi-bat-ky-va-diem-chi-vao-giay-trang.htmlTue, 30 Apr 2024 09:22:24 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263997[MINH HUỆ 18-04-2024] Một công dân 52 tuổi tại Thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đang phải đối mặt với việc truy tố vì đức tin vào Pháp Luân Công, môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức […]

The post Người đàn ông 52 tuổi bị truy tố vì đức tin, vợ bị bắt ký và điểm chỉ vào giấy trắng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-04-2024] Một công dân 52 tuổi tại Thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đang phải đối mặt với việc truy tố vì đức tin vào Pháp Luân Công, môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Lúc 2 giờ chiều ngày 19 tháng 10 năm 2023, ông Lữ Khánh bị cảnh sát từ Phòng Công an quận Đông Châu và Đồn Công an Đông Châu bắt bên ngoài căn hộ của ông. Cảnh sát Lữ soát nhà ông, và đưa ông đến Trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận (còn được gọi là Trại tạm giam Nam Câu).

Khi ông Lữ bị giam trong Trại tạm giam, cảnh sát triệu tập vợ ông đến Đồn Công an Đông Châu. Ban đầu, bà từ chối, nhưng phải khuất phục sau khi Đội trưởng Trương Ái Quần của Phòng Công an Quận Đông Châu dọa đưa bà vào danh sách “tình nghi” nếu bà từ chối làm “nhân chứng bên nguyên”.

Cảnh sát Niên Bang Hách quay video cuộc thẩm vấn vợ ông Lữ. Anh ta giơ một tờ giấy lên, và hỏi bà có phải ông Lữ đã in nó không. Nhưng không rõ trên tờ giấy có gì, cũng không rõ bà có trả lời hay không.

Đội trưởng và Đội phó Trương Triết, cùng với cảnh sát Mạnh Hiến Vũ từ Đồn Công an Đông Châu, yêu cầu vợ ông Lữ ký và điểm chỉ bốn tờ giấy trắng. Vì chịu áp lực, bà phải làm theo yêu cầu.

Vợ ông Lữ thuê một luật sư để đại diện cho ông. Luật sự đến thăm ông trong Trại tạm giam, và biết ông bị khó ngủ. Vợ ông gửi đơn bảo lãnh lên Viện Kiểm sát Quận Đông Châu. Thay vì cho phép ông Lữ được bảo lãnh tại ngoại, thì viện kiểm sát ban hành lệnh bắt chính thức, và truy tố ông vào ngày không xác định.

Vụ án này hiện đã chuyển sang Tòa án quận Đông Châu, với thẩm phán Trương Dương (+86-2457567423, +86-2457567320) được giao nhiệm vụ chủ trì việc xét xử.

Lần kết án trước gần 3 năm tù

Ông Lữ làm việc tại Nhà máy Dầu mỏ Số 2 của Công ty Hóa dầu Phủ Thuận. Khi mới hơn 20 tuổi, ông mắc bệnh viêm gan B, rồi phát triển thành xơ gan nặng. Ông trở nên cáu bẳn, dễ nổi nóng do bị bệnh tật hành hạ. Sau khi ông tu luyện Pháp Luân Công, tất cả triệu chứng của ông đã biến mất, và ông trở nên điềm tĩnh và tốt bụng hơn.

Ngày 21 tháng 7 năm 2016, khi ông Lữ đến thăm một đôi vợ chồng (cũng là các học viên Pháp Luân Công), ông Lý Minh Vũ và bà Lưu Phượng Quyên, thì một toán cảnh sát từ Phòng Công an Quận Đông Châu và Phòng An ninh Nội địa thành phố Phủ Thuận xông vào và bịt mắt cả ba người. Cảnh sát đã đưa họ đến Trại tạm giam Thành phố Phủ Thuận.

Tháng 12 năm 2018, ông Lữ bị kết án 2 năm 11 tháng tù và bị phạt 10.000 Nhân dân tệ. Trong lần bị giam giữ đó, ông bị tra tấn và bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí sau nhiều năm được thả, từ tháng 6 năm 2019, ông vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/18/475319.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/22/216687.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người đàn ông 52 tuổi bị truy tố vì đức tin, vợ bị bắt ký và điểm chỉ vào giấy trắng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người phụ nữ 43 tuổi bị kết án sáu năm tù vì đức tin, mất khả năng đi lại do bị tra tấn trong tùhttps://vn.minghui.org/news/263995-nguoi-phu-nu-43-tuoi-bi-ket-an-sau-nam-tu-vi-duc-tin-mat-kha-nang-di-lai-do-bi-tra-tan-trong-tu.htmlTue, 30 Apr 2024 09:22:07 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263995[MINH HUỆ 15-04-2024] Một cư dân 43 tuổi huyện Nông An tỉnh Cát Lâm đã mất khả năng đi lại sau 5 năm bị tra tấn trong tù vì đức tin vào Pháp Luân Công, môn tu luyện cả tâm lẫn thân […]

The post Người phụ nữ 43 tuổi bị kết án sáu năm tù vì đức tin, mất khả năng đi lại do bị tra tấn trong tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-04-2024] Một cư dân 43 tuổi huyện Nông An tỉnh Cát Lâm đã mất khả năng đi lại sau 5 năm bị tra tấn trong tù vì đức tin vào Pháp Luân Công, môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ngày 31 tháng 5 năm 2019, cô Lý Thông bị cảnh sát của Đồn Công an thôn Thanh Sơn bắt tại nhà. Ngày 12 tháng 11 năm 2019, các thẩm phán Vương Vinh Phú và Cổ Hiểu Thu của Tòa án thành phố Đức Huệ kết án cô 6 năm tù và phạt 20.000 Nhân dân tệ. Cô kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Thành phố Trường Xuân, nhưng vào ngày 18 tháng 2 năm 2020, tòa án này ra phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm. Khi cô bị chuyển từ Trại tạm giam huyện Nông An đến Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm vào tháng 7 năm 2020, con trai cô thậm chí còn chưa được 10 tuổi.

Cô Lý bị tra tấn ngay khi bị chuyển vào tù, vì cô khẳng định mình chưa bao giờ phạm tội và từ chối bị đối xử như một tù nhân. Đội trưởng đội tân binh, Triệu Vy, đích thân tổ chức việc bức hại cô Lý, và ra lệnh giam cô vào một buồng riêng biệt. Triệu chuyển ba tù nhân có kinh nghiệm tra tấn các học viên Pháp Luân Công từ Khu 8, trong đó có Lý Tĩnh và Đinh Linh, để theo dõi cô Lý.

Các tù nhân ép cô Lý ngồi trên một ghế đẩu nhỏ chỉ cao vài inch, và đánh đập cô trong khi cô bị còng tay vào giường. Họ tra tấn cô mỗi đêm trong khi các tù nhân khác đang ngủ. Tiếng đánh đập, chửi bới và tiếng hét của cô Lý thường đánh thức các tù nhân cùng tầng, khiến một số người bị ảnh hưởng đến mức không thể ngủ lại được. Triệu còn đặt một chiếc giường chết bên cạnh cô Lý, đe dọa sẽ dùng nó để tra tấn cô.

Sau hai tháng trong đội tân binh, cô Lý bị chuyển đến Khu 8, chuyên dành để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Khu 8 nằm trong một tòa nhà bốn tầng, mỗi tầng có một phòng giam – các phòng 111, 211, 311 và 411 – được dùng để nhắm đến các học viên không từ bỏ đức tin của mình.

Cô Lý bị giam tại Phòng 211. Các cai ngục chọn những tù nhân hung ác nhất từ ​​Khu 8 để tra tấn cô, bao gồm Trịnh Đan, Tra Quang, Điền Tiểu Vân, Dương Á Lệ, Lý Minh Châu và Lý Minh Hoa. Cô Lý phải ngồi trên ghế nhỏ mỗi ngày cho đến nửa đêm, và các tù nhân thường đánh đập cô. Điền và Lý Minh Hoa thường kéo cô Lý vào phòng tắm để lăng mạ, dội nước lạnh vào người cô và mở cửa sổ để cô bị lạnh cóng vào mùa đông.

Ngày 11 tháng 8 và ngày 11 tháng 9 năm 2020, các tù nhân Điền, Tra và Vương Thục Văn cố gắng ép cô Lý viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Do cửa bị đóng nên không ai nhìn thấy chuyện gì đang diễn ra bên trong, nhưng họ có thể nghe thấy tiếng người bị đánh và tiếng cô Lý đang vùng vẫy.

Ngày 24 tháng 11 năm 2020, cô Lý bị đưa đến phòng biệt giam. Ngày 16 và 18 tháng 12 các tù nhân lột quần áo ấm của cô, dội nước lên người cô và mở cửa sổ để cô lạnh cóng. Khi được thả ra khỏi phòng biệt giam vào cuối tháng 12 năm 2020, cô gầy gò và rơi vào trạng thái mê sảng. Vậy mà tù nhân Lý Minh Hoa vẫn ép cô xem, đọc hoặc nghe những tài liệu vu khống Pháp Luân Công.

Mùa hè năm 2021, cô Lý bị chuyển đến Phòng 311 để tiếp tục bị tra tấn. Các tù nhân Tôn Anh Kiệt, Lữ Kim Miểu, và Trịnh Đan là những kẻ chủ chốt theo dõi và tra tấn cô. Cô Lý bị tra tấn tương tự như ở Phòng 211, và tất cả các tù nhân ở tầng hai và tầng ba thường có thể nghe thấy cô hét lên “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi cô bị tra tấn.

Một tháng sau, các lính canh Tiền Vỹ và Triệu Hâm gọi những tù nhân này ra để trách mắng vì không “chuyển hóa” được cô Lý. Họ yêu cầu các tù nhân nhéo vào phần nhạy cảm bên trong đùi của cô Lý. Cô Lý vẫn không từ bỏ, ngay cả khi sự tra tấn ngày càng leo thang. Lính canh lấy lý do cô la hét để nhốt cô vào phòng biệt giam trong ba tháng. Khi được thả khỏi phòng biệt giam lần thứ hai, cô Lý không thể đi lại được nữa và phải được khiêng vào phòng giam.

Báo cáo liên quan:

Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn dã man ở Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm

Nhà tù Nữ Trường Xuân xúi giục tù nhân tra tấn học viên Pháp Luân Công

Cách lính canh ở Nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm tra tấn các học viên Pháp Luân Công

Báo cáo liên quan bằng tiếng Anh:

Exposing the Torture of Falun Gong Practitioners Jailed at Jilin Province Women’s Prison

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/15/475232.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/19/216642.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người phụ nữ 43 tuổi bị kết án sáu năm tù vì đức tin, mất khả năng đi lại do bị tra tấn trong tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Phần Lan: Một số sự kiện tại Helsinki kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/263992-phan-lan-mot-so-su-kien-tai-helsinki-ky-niem-cuoc-thinh-nguyen-ngay-25-thang-4.htmlTue, 30 Apr 2024 09:21:49 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263992[MINH HUỆ 27-04-2024] Hôm 20 tháng 4, các học viên đã tổ chức một sự kiện ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, và tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 25 tháng 4 để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện […]

The post Phần Lan: Một số sự kiện tại Helsinki kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Phần Lan

[MINH HUỆ 27-04-2024] Hôm 20 tháng 4, các học viên đã tổ chức một sự kiện ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, và tổ chức mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 25 tháng 4 để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Vào ngày 20 tháng 4, tại trung tâm Helsinki, các học viên đã trưng bày di ảnh của một số đồng tu đã bị bức hại đến chết kèm những dòng chú thích cho mỗi tấm ảnh. Thời tiết hôm đó lúc nắng, lúc nhiều mây, và đôi khi có tuyết rơi nhẹ, nhưng nhiều người vẫn nán lại để trò chuyện với các học viên và tìm hiểu nguyên do của việc tổ chức những sự kiện này.

afe19e16b2fa58209f07e405f1316d52.jpg

Các học viên tổ chức sự kiện tại trung tâm Helsinki vào ngày 20 tháng 4 năm 2024

6961874b459996efac7e9310b5afcaf5.jpg

a2c069f98ec56361ac8cd7160382ff6f.jpg

Nhiều người đã dừng lại để đọc những dòng chữ bên cạnh di ảnh mô tả trải nghiệm bị bức hại của các học viên. Rồi họ bước đến chỗ các học viên để nhận tờ rơi chứa thông tin về Pháp Luân Công và tìm hiểu về cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Nhiều người trong số họ đã ký đơn thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại để bày tỏ sự ủng hộ của mình.

d8fdc92c4f3a41f87fc900fec46b9e72.jpg

7e2f107b875d2d46b74ef45d396754a6.jpg

Người dân ký vào đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Hai du khách đến từ Vương quốc Anh, anh James và cô Gina, đã dừng lại tại quầy của các học viên và đọc tờ thông tin. Một học viên hỏi họ rằng họ có biết về cuộc bức hại về Pháp Luân Công tại Trung Quốc hay không. Anh James ngay lập tức trả lời: “Đây đều là do Giang Trạch Dân làm đúng không?”

Anh James cho hay chuyên ngành của anh là Nghiên cứu về Trung Quốc và anh đã đọc rất nhiều thông tin về vấn đề nhân quyền. Cả anh James và cô Gina đều nói rằng họ biết ĐCSTQ khác với người dân Trung Quốc. Trước khi rời đi, hai người chúc các học viên may mắn và nói họ rất vui khi gặp được các học viên.

Anh Matt, người Anh gốc Phần Lan, bày tỏ rằng anh không thể tưởng tượng hoặc dung túng cho bất kỳ chính quyền nào coi nhẹ nhân quyền, vậy nên anh ủng hộ mọi hoạt động về nhân quyền và đã ký vào đơn thỉnh nguyện.

75600afbe86a8ea7931972af1700767a.jpg

Cô Ahul đến từ Thổ Nhĩ Kỳ ký đơn thỉnh nguyện

Vào ngày 25 tháng 4, các học viên tổ chức cuộc mít-tinh trước Đại sư quán Trung Quốc tại Helsinki để kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4.

6b2a1e9fb985dbf2f21fbd82485d3e78.jpg

Các học viên tổ chức cuộc mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Helsinki vào ngày 25 tháng 4

Một người dân địa phương nói với một học viên rằng cô từng làm việc tại Trung Quốc năm năm trước. Cô biết việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành thu hoạch nội tạng một cách tàn bạo từ các học viên Pháp Luân Công, và bày tỏ sự quan tâm về tình hình nhân quyền hiện nay ở đó. Cô nói: “Cảm ơn các bạn đã chia sẻ rất nhiều thông tin, và cảm ơn sự kiên trì bền bỉ của các bạn! Các bạn đã làm được một việc hết sức quan trọng!”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/27/475653.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/29/216786.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Phần Lan: Một số sự kiện tại Helsinki kỷ niệm Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ba tràng pháo tay Ngày 25 tháng 4 không thể quên ấyhttps://vn.minghui.org/news/263980-ba-trang-phao-tay-ngay-25-thang-4-khong-the-quen-ay.htmlTue, 30 Apr 2024 09:19:12 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263980[MINH HUỆ 22-04-2024] Ngày 24 tháng 4 năm 1999, sau khi chúng tôi luyện công trong một công viên nhỏ ở Bắc Kinh xong, phụ đạo viên tình nguyện nói với chúng tôi rằng cảnh sát ở Thiên Tân đã bắt giữ […]

The post Ba tràng pháo tay Ngày 25 tháng 4 không thể quên ấy first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-04-2024] Ngày 24 tháng 4 năm 1999, sau khi chúng tôi luyện công trong một công viên nhỏ ở Bắc Kinh xong, phụ đạo viên tình nguyện nói với chúng tôi rằng cảnh sát ở Thiên Tân đã bắt giữ hàng chục học viên và cho biết một số học viên định đi thỉnh nguyện. Chúng tôi cùng bàn bạc và quyết định đi Trung Nam Hải (khu phức hợp của chính quyền trung ương) vào ngày hôm sau.

Ngày 25 tháng 4 là ngày Chủ Nhật. Lúc tôi cùng vợ đến phố Phủ Hữu (nơi đặt Văn phòng Khiếu nại Trung ương) vào khoảng 7 giờ sáng thì thấy nhiều cảnh sát đã có mặt ở đó. Khi nhiều học viên nữa đến, cảnh sát hướng dẫn chúng tôi xếp hàng ở phía Bắc phố Phủ Hữu. Chúng tôi không biết phải làm gì nên chỉ lặng lẽ đứng đó. Một số đọc sách Đại Pháp, một số luyện công. Bầu không khí rất yên tĩnh và thanh bình.

Sau đó, giao thông trở nên tấp nập hơn, người đi bộ cũng đông lên. Một số người hỏi chúng tôi tại sao lại đến đây, chúng tôi giải thích rằng chúng tôi đang thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp vì một số học viên đã bị cảnh sát Thiên Tân bắt giữ trái phép.

Tôi nhận thấy vỉa hè không sạch sẽ lắm, đầu mẩu thuốc lá của cảnh sát vứt lung tung, nên tôi nhặt bỏ vào túi nilon rồi đem vứt vào thùng rác.

Các học viên đứng mỏi, thay phiên nhau ra phía sau ngồi nghỉ. Các học viên trẻ tuổi đứng ở phía trước, còn các học viên cao tuổi, phụ nữ và trẻ em ngồi ở phía sau. Trong khi chúng tôi chờ đợi, có mấy chiếc ô tô chạy chầm chậm qua, người trong xe đã ghi hình chúng tôi. Chúng tôi không hề sợ hãi, thay phiên nhau đứng ở phía trước.

Hôm đó, chúng tôi đã nghe thấy các học viên vỗ tay ba lần. Lần thứ nhất là khi Thủ tướng Chu Dung Cơ bước ra khỏi Trung Nam Hải để nói chuyện với các học viên. Ông nói vì chúng tôi đông quá, nên hãy cử một vài người đại diện vào trao đổi với ông trong văn phòng. Một vài học viên đi vào trong cùng ông và những người còn lại chúng tôi tiếp tục lặng lẽ chờ đợi ở bên ngoài dọc theo con phố.

Lần thứ hai tôi nghe thấy các học viên vỗ tay là vào khoảng 10 giờ sáng, khi một số học viên nói rằng họ nhìn thấy Pháp Luân trên bầu trời. Tôi nghe nói ngày hôm đó nhiều người không phải học viên cũng nhìn thấy Pháp Luân đang quay nhanh trên bầu trời.

Lần thứ ba là vào tối, chúng tôi lại nghe thấy tiếng vỗ tay của các học viên và được biết rằng vấn đề đã được giải quyết. Chính phủ đã đồng ý thả các học viên ở Thiên Tân và cho phép chúng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp một cách hợp pháp và hòa bình. Vì vợ tôi phải làm ca đêm nên chúng tôi ra về trước.

Mặc dù ba tháng sau, chính quyền cộng sản vẫn ra lệnh bức hại Pháp Luân Đại Pháp, nhưng những hình ảnh trong Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 năm 1999 vẫn còn sống động trong ký ức của tôi như mới vừa xảy ra ngày hôm qua. Đó là một trải nghiệm mà tôi không bao giờ quên!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/22/475417.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/25/216725.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ba tràng pháo tay Ngày 25 tháng 4 không thể quên ấy first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sự thật về công an huyện Hoài Nhu can nhiễu việc tu luyện Pháp Luân Công trước sự kiện “25/4”https://vn.minghui.org/news/263979-su-that-ve-cong-an-huyen-hoai-nhu-can-nhieu-viec-tu-luyen-phap-luan-cong-truoc-su-kien-254.htmlTue, 30 Apr 2024 09:18:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263979[MINH HUỆ 23-04-2024] 25 năm trước, ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát tụ họp […]

The post Sự thật về công an huyện Hoài Nhu can nhiễu việc tu luyện Pháp Luân Công trước sự kiện “25/4” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bắt đầu vào tháng 7 năm 1997 ở Ngoại ô Bắc Kinh

Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-04-2024] 25 năm trước, ngày 25 tháng 4 năm 1999, 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tự phát tụ họp tại Văn phòng Khiếu nại Trung ương ở Trung Nam Hải, Bắc Kinh để yêu cầu chính quyền trả tự do cho những học viên bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân và có một môi trường không bị can nhiễu để tự do tu luyện.

Mặc dù cuộc thỉnh nguyện này rất ôn hòa và trật tự nhưng nó đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc dán nhãn là “cuộc bao vây” chính quyền trung ương và dùng đó làm cớ để phát động cuộc bức hại sau đó ba tháng.

Có người nói: “Nếu không có cuộc thỉnh nguyện 25/4 ở Trung Nam Hải, thì Trung Cộng đã không trấn áp các vị rồi.” Song sự thực căn bản không phải như vậy! Thực ra, Trung Cộng đã bắt đầu can nhiễu việc tu luyện bình thường của Pháp Luân Công từ trước đó mấy năm, dưới đây xin nêu ra một ví dụ thực tế.

Khoảng tháng 4, tháng 5 năm 1997, công an Huyện Hoài Nhu, Bắc Kinh đã tới nhà của một phụ đạo viên Pháp Luân Công tình nguyện ở Thị trấn Dân tộc Mãn Châu Trường Tiếu Doanh ở Hoài Nhu, và tịch thu một cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) và một số băng ghi âm các bài giảng Pháp. Có thông tin cho rằng vụ đột nhập này là theo chỉ thị của một tài liệu nội bộ được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành.

Một năm sau, vào cuối tháng 4 năm 1998, công an Huyện Hoài Nhu lại đột nhập nhà của người điều phối viên này và tịch thu một biểu ngữ của Pháp Luân Công treo trên tường. Khi người điều phối viên này yêu cầu cảnh sát trưởng trả lại những gì đã tịch thu, ông ta từ chối và nói rằng mình đang làm theo chỉ thị của cấp trên. Người điều phối này cũng đã tới Phòng Công an Huyện Hoài Nhu để yêu cầu trả lại những đồ đạc đã bị tịch thu nhưng không có kết quả.

Sau vụ việc này, nhiều học viên đã gửi đơn kiến nghị tới Sở Công an Bắc Kinh. Khi đó, Công an Huyện Hoài Nhu mới trả lại đồ đã tịch thu.

Xung quanh “Cuộc Thỉnh nguyện 25/4” năm 1999, cảnh sát Bắc Kinh còn cản trở các học viên tại các điểm luyện công. Ngay sau khi cuộc bức hại chính thức bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, cảnh sát đã bắt giữ các điều phối viên địa phương, lục soát nhà họ và giam giữ họ.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/23/475489.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/25/216728.html

Đăng ngày 30-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sự thật về công an huyện Hoài Nhu can nhiễu việc tu luyện Pháp Luân Công trước sự kiện “25/4” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người cha bốn con bị kết án oan sai vì đức tin và bị tước mất nhiều quyền lợi pháp lýhttps://vn.minghui.org/news/263969-nguoi-cha-bon-con-bi-ket-an-oan-sai-vi-duc-tin-va-bi-tuoc-mat-nhieu-quyen-loi-phap-ly.htmlMon, 29 Apr 2024 10:24:26 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263969[MINH HUỆ 27-03-2024] Cuối tháng 2 năm 2024, một cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị kết án 3 năm tù và phạt 5.000 Nhân dân tệ vì tu luyện Pháp Luân Công, pháp môn tu luyện bị chính […]

The post Người cha bốn con bị kết án oan sai vì đức tin và bị tước mất nhiều quyền lợi pháp lý first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-03-2024] Cuối tháng 2 năm 2024, một cư dân thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, bị kết án 3 năm tù và phạt 5.000 Nhân dân tệ vì tu luyện Pháp Luân Công, pháp môn tu luyện bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Ông Ôn Vĩnh Thụ đã kháng cáo lên Toà án Trung cấp Thành phố Côn Minh. Vợ ông, bà Đồng Khai Chân, cũng kiện các viên chức tư pháp liên quan đến vụ án của ông, với lý do truy tố oan sai ông vì đức tin của mình.

Bà Đồng cho biết bà bị suy sụp sau vụ bắt giữ của chồng bà. Bà kết hôn với ông Ôn sau khi ông ấy ly hôn, và người chồng đầu tiên của bà qua đời vì bệnh tật. Mỗi người đều có một con gái riêng từ cuộc hôn nhân trước. Ông Ôn còn nhận nuôi thêm một con gái từ nhiều năm trước. Sau này, ông Ôn và bà Đồng có thêm một con trai.

Bà Đồng khen ngợi ông Ôn là người cha tận tuỵ với cả bốn người con, và là người con hiếu thảo với cha mẹ già (cha ông bị mù hai mắt và mẹ ông mù mắt trái, ngoài ra bà cụ còn mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường).

Sau vụ bắt giữ của ông Ôn, bà Đồng và ba con gái của họ tìm cách đòi tự do cho ông, nhưng không có tác dụng. Con trai ông, khoảng 10 tuổi đang học cấp một, ngày nào cũng khóc đòi cha mình.

Vụ bắt giữ và lục soát nhà đầy bạo lực

Ông Ôn, 56 tuổi, từng làm việc tại Nhà máy Sản xuất Nhạc cụ Tây Nam, và còn giảng dạy tại trường Cao đẳng Nghề và Kỹ thuật Cơ Điện Vân Nam. Theo bà Đồng, khoảng 1 giờ chiều ngày 31 tháng 7 năm 2023, trong khi bà và một cô con gái ăn trưa tại nhà thì nghe thấy tiếng xe máy của ông Ôn, nên họ nghĩ ông về nhà để ăn trưa. Tuy nhiên, sau 20 phút vẫn không thấy ông vào nhà, họ liền nhìn qua lỗ quan sát trên cửa trước để kiểm tra tình hình bên ngoài hành lang.

Khi thấy có nhiều người đứng bên ngoài, con gái ông Ôn mở cửa, vì nghĩ đó là bạn của cha mình. Khoảng 15 cảnh sát xông vào (trong đó chỉ có hai người mặc cảnh phục, với số hiệu 017683 và 017745). Ông Ôn cũng bị đưa vào trong nhà, trên đầu vẫn đội mũ bảo hiểm. Hai cảnh sát mặc thường phục giữ chặt tay ông và không cho phép ông cử động.

Bà Đồng và con gái rất sợ hãi. Vì bà Đồng đang mặc đồ ngủ, nên bà cố gắng vào phòng để thay, nhưng bị cảnh sát ngăn lại.

Cảnh sát lục soát khắp nơi, biến căn hộ của vợ chồng họ thành một mớ hỗn độn. Con gái ông Ôn hỏi cảnh sát rằng họ có lệnh khám nhà không. Cảnh sát nói có, nhưng không trình ra bất cứ thứ gì, còn nói họ lục soát từng hộ gia đình trong toà nhà.

Bà Đồng hỏi cảnh sát thuộc đơn vị nào, yêu cầu được xem thẻ ngành và số điện thoại của họ. Cảnh sát từ chối trả lời, nhưng lại thách bà gọi 110 (số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát ở Trung Quốc). Bà liên tục tra hỏi thông tin cụ thể của họ. Cuối cùng, họ cũng tiết lộ rằng họ thuộc Phòng An ninh Nội địa Quận Tấn Ninh.

Cảnh sát lục soát mọi nơi trong nhà ông Ôn trong 3 giờ, tịch thu các vật phẩm liên quan đến Pháp Luân Công của ông, như ổ đĩa USB, sách, ảnh, điện thoại di động, chìa khoá, xe máy, cũng như máy tính bảng của con gái ông và ví tiền của bà Đồng.

Cảnh sát yêu cầu ông Ôn xác nhận những vật phẩm tịch thu là của ông, nhưng lại không cung cấp danh sách theo quy định của pháp luật. Khi cảnh sát đang mang các vật phẩm tịch thu xuống dưới, bà Đồng đuổi theo và yêu cầu họ trả lại chìa khoá nhà, chìa khoá văn phòng và máy tính bảng của con gái (thiết bị học tập của cô). Sau một hồi lâu giằng co, cảnh sát đã nhượng bộ. Khi con gái ông Ôn bước xuống dưới, cô bị hai cảnh sát mặc thường phục chặn ở lối ra của toà nhà chung cư.

Trong suốt 3 giờ đồng hồ lục soát, ông Ôn bị cảnh sát giữ chặt, không được phép ăn uống gì. Cảnh sát không cho phép ông bỏ mũ bảo hiểm, và còn giám sát ông khi sử dụng nhà vệ sinh.

Con gái bị thẩm vấn

Khi cảnh sát đưa ông Ôn đi, họ đưa cho bà Đồng số điện thoại “+86-871-67802808”. Tuy nhiên, khi bà gọi vào số máy trên để hỏi về vụ án của chồng, bà chỉ nhận được thư thoại: “Đây là số điện thoại của ban giám sát môi trường”. Bà nhận ra cảnh sát đã lừa mình, và đưa số điện thoại sai.

Ngày 2 tháng 8 năm 2023, sau ba ngày tra hỏi liên tục, bà Đồng xác nhận rằng vụ án của chồng bà đang được Đồn Công an Côn Dương xử lý. Bà cùng bốn con, và mẹ chồng của mình vội vàng đến đồn công an, nhưng lại được thông báo Phòng An ninh Nội địa Quận Tấn Ninh đang chịu trách nhiệm cho vụ án của ông Ôn.

Cả gia đình đến Phòng An ninh Nội địa Quận Tấn Ninh, nhưng chỉ có bà Đồng và con gái út là cô Ôn Tình (khoảng 20 tuổi) được vào trong. Tại phòng 3022, họ tìm thấy các cảnh sát xử lý vụ án của ông Ôn là Khâu Ngọc Ngạn, Lý Huy, và Dương Dũng. Bà Đồng hỏi cảnh sát tại sao đưa bà số điện thoại sai. Khâu bác bỏ rằng nó không sai. Cô Ôn bấm số gọi ngay. Khâu im lặng khi điện thoại trong văn phòng họ không đổ chuông.

Khâu đã giữ bà Đồng và cô Ôn trong hai phòng khác nhau và thẩm vấn riêng họ. Bà Đồng giữ im lặng trước những câu hỏi của cảnh sát Lý. Khi nhận ra Khâu đang thẩm vấn con gái bà ở phòng bên cạnh, bà chạy sang và gõ cửa phòng, lo rằng Khâu có thể tra tấn con gái bà để thu thập thông tin nhằm buộc tội cha cô. Khâu mở cửa, nhưng không cho bà Đồng đọc biên bản thẩm vấn.

Trong khi mẹ và con trai của ông Ôn đang lo lắng chờ bên ngoài, cảnh sát Dương bước ra và nói ông Ôn đã được chuyển đến Trại tạm giam Quận Tấn Ninh một ngày trước, và họ cũng đã gửi thư cho gia đình để thông báo về việc này.

Một lúc sau, khi bà Đồng và cô Ôn bước ra ngoài, cả gia đình đến trại tạm giam. Cô Ôn nói Khâu đã lục soát và tịch thu máy thu âm của cô. Ông ta còn lừa cô nói về việc tu luyện Pháp Luân Công của cha mình. Khi gia đình họ đến được trại tạm giam thì đã hết giờ làm việc, và không có ai đón tiếp họ.

Vào 10 giờ sáng ngày hôm sau, gia đình họ quay trở lại trại tạm giam, và xác nhận được rằng ông Ôn đang bị giam giữ ở đó. Họ cũng nhận được thư của cảnh sát thông báo về việc tạm giam đối với ông Ôn vào cùng ngày, chứng tỏ ông Ôn đã bị tạm giam hình sự vào 2 giờ chiều ngày 1 tháng 8.

Ngày 1 tháng 9 năm 2023, Viện Kiểm sát Quận Tây Sơn phê chuẩn vụ bắt giữ ông Ôn. Tại thời điểm viết báo cáo, ông vẫn đang bị giam tại Trại tạm giam Quận Tấn Ninh.

Đơn kiện cảnh sát của người vợ

Đầu tháng 9 năm 2023, bà Đồng khởi kiện Dương Vệ Bình, trưởng Phòng Công an quận Tấn Ninh, với lý do là cảnh sát đã xâm phạm và lục soát phi pháp tài sản của họ, đồng thời lạm quyền để truy tố chồng bà. Bà Đồng yêu cầu cảnh sát thả ông Ôn ngay lập tức, và công khai xin lỗi gia đình họ, cộng thêm bồi thường về tài chính.

Bà nêu ra trong đơn kiện rằng: “Tôi biết tin chồng tôi bị khép vào tội danh ‘lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật’. Tôi đã tìm hiểu các đạo luật được ban hành ở Trung Quốc, nhưng không tìm thấy bất kỳ luật nào liệt kê Pháp Luân Công là tổ chức tà giáo. Tôi yêu cầu các ông công khai cơ sở pháp lý nào để khép chồng tôi vào những tội danh trên, cũng như thông tin chi tiết về những điều luật nào mà ông ấy bị vu khống là vi phạm.”

Vì không nhận được bất kỳ phản hồi nào cho đơn kiện, bà Đồng đã gửi thêm nhiều thư hơn đến viện kiểm sát vào giữa tháng 10 năm 2023 để yêu cầu họ bãi bỏ vụ án của ông, thả ông và hoàn trả lại tất cả những vật phẩm bị tịch thu từ gia đình bà.

Bản cáo trạng

Ngày 25 tháng 10 năm 2023, công tố viên Trương Yến Lâm thuộc Viện Kiểm sát Quận Tây Sơn gọi điện cho bà Đồng, hỏi rằng gia đình bà có thuê luật sư cho ông Ôn hay không. Trương liên tục từ chối tiết lộ tên, nhưng sau này bà Đồng đã xác nhận được tên của bà ta.

Sáng hôm sau, bà Đồng đến viện kiểm sát và đưa cho Trương đơn kiện cảnh sát cùng với các giấy tờ yêu cầu Trương bãi bỏ vụ án của chồng bà và thả ông. Thư ký của Trương, Từ Hải Đông, cũng có mặt lúc đó. Từ cũng từ chối tiết lộ tên, tuy nhiên gia đình bà Đông đã nhìn thấy tên anh ta trên bản cáo trạng. Trương lại hỏi một lần nữa rằng bà Đồng có thuê luật sư cho ông Ôn chưa, nếu không thì Phòng Tư pháp sẽ chỉ định luật sư cho ông.

Vì gia đình không đủ tiền thuê luật sư, nên bà Đồng đứng ra làm người bào chữa không phải luật sư cho ông. Bà còn đến trại tạm giam để ông Ôn ký vào hồ sơ.

Ngày 30 tháng 10 năm 2023, bà Đồng đến viện kiểm sát một lần nữa, thúc giục Trương bãi bỏ vụ án của chồng mình và hoàn trả lại những vật phẩm bị tịch thu. Khi được hỏi, Trương vẫn từ chối tiết lộ tên cho bà Đồng. Bà ta khăng khăng rằng không thể không truy tố ông Ôn, và sẽ không hoàn trả lại những vật phẩm bị tịch thu.

Ngày 6 tháng 11 năm 2023, bà Đồng lại gửi thư kiến nghị một lần nữa, và Trương vẫn từ chối hết mọi đề nghị. Trương còn ngăn cản bà Đồng xem hồ sơ vụ án của chồng mình hoặc đến thăm thân. Trương cho rằng chỉ có luật sư mới được phép xem hồ sơ vụ án, bởi vì họ sẽ không tiết lộ thông tin cho công chúng, nói rằng không tin tưởng bà Đồng, bởi vì bà có thể phơi bày việc bức hại đối với ông Ôn ra công chúng. Bà Đồng yêu cầu được biết cơ sở pháp lý cho lời khẳng định của Trương, nhưng Trương không thể đưa ra một lời nào. Bà ta đã sử dụng lý do tương tự để từ chối yêu cầu thăm thân của bà Đồng, sau đó vội vã rời đi.

Ngày 16 tháng 11 năm 2023, Trương truy tố ông Ôn với tội danh “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Bà ta từ chối cung cấp bản sao của bản cáo trạng cho bà Đồng, thay vào đó lại bảo bà đến gặp thẩm phán.

Bà Đồng đã kiện Trương vì truy tố chồng bà một cách phi pháp và bác bỏ quyền lợi người bào chữa thuộc diện thân nhân của bà.

Việc đại diện pháp lý bị ngăn trở

Ngay khi vụ án của ông Ôn được chuyển đến Toà án quận Tây Sơn vào giữa tháng 12 năm 2023, bà Đồng, với tư cách người bào chữa thuộc diện thân nhân, đã liên lạc với thẩm phán Phổ Hội Tuấn, người xử lý vụ án của ông Ôn. Trước sự bền bỉ của bà Đồng, thẩm phán rốt cuộc đã cung cấp bản cáo trạng của ông. Bà còn yêu cầu thẩm phán cho phép bà xem hồ sơ vụ án và đến thăm thân, cũng như hoàn trả lại những vật phẩm đã tịch thu và loại trừ chúng ra khỏi các bằng chứng buộc tội chồng bà. Phổ phớt lờ các đề nghị này.

Ngày 10 tháng 1 năm 2024, gia đình ông Ôn thuê một luật sư cho ông. Khi luật sư và bà Đồng đến toà án để xem hồ sơ vụ án của ông, Phổ vẫn từ chối đề nghị của bà Đồng để vào thăm hoặc nói chuyện với ông Ôn thông qua hình thức khác. Ông ta cho phép luật sư xem và sao chép lại hồ sơ vụ án, nhưng không cho bà Đồng làm như vậy. Ông ta vẫn từ chối hoàn trả những vật phẩm bị tịch thu hoặc loại trừ chúng ra khỏi danh sách bằng chứng buộc tội.

Trong khi luật sư đang xem hồ sơ vụ án của ông Ôn, thẩm phán và chấp hành viên toà án bắt bà Đồng giao nộp điện thoại di động và xoá hết tất cả bản ghi âm trong đó. Họ cho rằng ông Ôn đã có luật sư, nên bà không thể làm người bào chữa thuộc diện thân nhân của ông ấy, ngay cả khi luật pháp Trung Quốc cho phép bị cáo được có hai người bào chữa.

Không hài lòng với phần trình bày của luật sư, ngày 11 tháng 1 năm 2024, bà Đồng chấm dứt hợp đồng, và thuê một người bạn để làm người bào chữa không phải luật sư cho chồng mình. Mặc dù luật pháp cho phép bạn bè của bị cáo trở thành người bào chữa không phải luật sư, thẩm phán Phổ lại yêu cầu người bạn kia chứng minh mối quan hệ của ông ấy với ông Ôn, cho rằng chỉ có người nhà mới được làm người bào chữa không phải luật sư. Ngay cả sau khi bà Đồng có được thư chứng minh mối quan hệ bạn bè theo pháp luật, thẩm phán Phổ vẫn cấm ông ấy đại diện cho ông Ôn, và chỉ chấp nhận biên bản bào chữa dưới dạng văn bản từ ông ấy.

Bà Đồng cũng kiện thẩm phán Phổ vì ngăn trở việc đại diện pháp lý cho chồng bà.

Phiên toà xét xử và bản án

Ngày 30 tháng 1 năm 2024, thẩm phán Phổ tổ chức phiên toà xét xử vụ án của ông Ôn mà không cho phép bạn của ông ấy bào chữa với tư cách người bào chữa không phải luật sư. Khi phát hiện người bạn kia đã vào bên trong toà án và qua được màn hình an ninh, cảnh sát (thuộc Phòng An ninh Nội địa Quận Tây Sơn và Phòng An ninh Nội địa Quận Vũ Hán) cưỡng chế đuổi ông ra khỏi phòng xử án và không cho ông vào nữa.

Trong khi đó, bà Đồng được phép làm người bào chữa thuộc diện thân nhân của ông Ôn. Chỉ có bà và con gái cả, cô Ôn Hân, được phép tham dự phiên toà. Tất cả họ hàng và bạn bè đến ủng hộ ông Ôn bị chặn ở ngoài lối vào của toà án, và bị cảnh sát giám sát cho đến cuối phiên toà.

Bà Đồng ít nhất năm lần yêu cầu thẩm phán Phổ phải trình bày cơ sở pháp lý cho lời tuyên bố rằng Pháp Luân Công là một tổ chức tà giáo, tuy nhiên Phổ liên tiếp phớt lờ bà ấy. Cả ông ta và công tố viên Trương đều không cung cấp bất kỳ thông tin gì về điều luật mà ông Ôn bị cho là đã vi phạm.

Công tố viên Trương chỉ mô tả bằng chứng, mà không đưa ra bằng chứng tại toà án. Trương còn đọc lên biên bản thẩm vấn của con gái út ông Ôn về việc tu luyện Pháp Luân Công của cha cô, bất chấp sự thật rằng bản thẩm vấn không bao gồm trong hồ sơ vụ án của ông Ôn. Bà Đồng bào chữa rằng con gái của bà bị ép phải cung cấp thông tin sau khi bị cảnh sát đe dọa, và rằng chồng bà có quyền tự do tín ngưỡng để tu luyện Pháp Luân Công, điều này không vi phạm bất kỳ điều luật nào.

Cũng không có nhân chứng nào có mặt để đối chất. Bà Đồng yêu cầu công tố viên trình ra bằng chứng và thẩm phán gọi nhân chứng ra, nhưng không có tác dụng.

Bà Đồng nhiều lần yêu cầu được đọc biên bản bào chữa của mình, nhưng đều bị thẩm phán Phổ bác bỏ. Chỉ khi đến phần phát biểu kết luận của luật sư thì Phổ mới cho phép bà đọc nó, tuy nhiên ông ta đã cắt ngang sau khi bà mới chỉ đọc phần mở đầu. Lời bào chữa của bản thân ông Ôn cũng bị Phổ cắt ngang nhiều lần, lại còn cấm ông Ôn nói lời cuối.

Ngày 20 tháng 2 năm 2024, thẩm phán Phổ kết án ông Ôn 3 năm tù và phạt 5.000 Nhân dân tệ.

Báo cáo liên quan bằng tiếng Trung:

昆明市温永树被非法关押批捕-家属依法控告

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/27/474613.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/4/216454.html

Đăng ngày 29-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người cha bốn con bị kết án oan sai vì đức tin và bị tước mất nhiều quyền lợi pháp lý first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thêm nhiều vụ sách nhiễu học viên Pháp Luân Công khắp Trung Quốc trong kỳ họp “Lưỡng Hội”https://vn.minghui.org/news/263967-them-nhieu-vu-sach-nhieu-hoc-vien-phap-luan-cong-khap-trung-quoc-trong-ky-hop-luong-hoi.htmlMon, 29 Apr 2024 10:23:45 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263967[MINH HUỆ 02-04-2024] Gần đây, trang web Minh Huệ báo cáo rằng một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc bị sách nhiễu hai lần vì đức tin của bà trong suốt tuần lễ “Lưỡng Hội” năm nay. Báo cáo này trình […]

The post Thêm nhiều vụ sách nhiễu học viên Pháp Luân Công khắp Trung Quốc trong kỳ họp “Lưỡng Hội” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-04-2024] Gần đây, trang web Minh Huệ báo cáo rằng một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc bị sách nhiễu hai lần vì đức tin của bà trong suốt tuần lễ “Lưỡng Hội” năm nay. Báo cáo này trình bày thêm một số vụ sách nhiễu tương tự khắp Trung Quốc.

Kỳ họp “Lưỡng Hội” là cuộc họp hàng năm của Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) và Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC). Năm nay CPPCC bắt đầu vào ngày 4 tháng 3 năm 2024 và NPC là vào ngày hôm sau. Cả hai đều kết thúc vào ngày 11 tháng 3. Chế độ cộng sản nổi tiếng với việc tăng cường bức hại học viên Pháp Luân Công trong những ngày nhạy cảm, chẳng hạn kỳ họp “lưỡng hội”.

Tỉnh Giang Tô

Từ ngày 19 tháng 9 năm 2023, chính quyền thành phố Vô Tích bố trí nhiều đặc vụ bên ngoài nhà bà Ngô Thu Cầm để giám sát bà suốt ngày đêm. Một người trực vào buổi sáng ngày 29 tháng 2 năm 2024 phàn nàn rằng họ có nhiều việc phải làm khi kỳ họp “Lưỡng Hội” sắp bắt đầu. Vài giờ sau, hai cảnh sát, một là Tôn Tinh Nhi tới với máy quay phim. Tôn đưa ra một tờ giấy, và bà Ngô thấy đó là một cảnh báo cư dân đừng trở thành nạn nhân của trò lừa đảo. Bà hiểu rõ cái cớ mà cảnh sát dùng để bức hại bà ở nhà, và thúc giục họ chấm dứt bức hại các học viên Pháp Luân Công như bà.

Tỉnh Hồ Bắc

Một số cư dân ở thành phố Hàm Ninh, trong đó có bà Trần Phương, bà Nhậm Tuệ Phương, bà Dương Tiểu Hoa và bà Uông Lễ Địch bị đồn công an và tổ dân phố địa phương sách nhiễu trong những ngày gần đến kỳ họp “Lưỡng Hội”. Những kẻ sách nhiễu đã chụp ảnh các học viên.

Tỉnh Sơn Đông

Vụ số 1

Ngày 27 tháng 2 năm 2024, bà Do Vũ Toàn ở thành phố Thanh Đảo mua vé tàu tới Bắc Kinh vào ngày 2 tháng 3 để chữa răng. Cảnh sát phát hiện việc bà mua vé thông qua hệ thống giám sát dữ liệu lớn, và yêu cầu bà trả lại vé. Bà từ chối, và bị Đồn Công an đường Đại Cảng bắt giữ vào ngày 1 tháng 3, một ngày trước chuyến đi của bà.

Cảnh sát cũng yêu cầu gia đình bà mang thẻ căn cước của bà tới cho họ. Người nhà bà Do từ chối, và tới đồn cảnh sát vào ngày 2 tháng 3 để yêu cầu trả tự do cho bà. Họ cũng khiếu kiện đồn công an này.

Cảnh sát chuyển bà Do tới văn phòng tổ dân phố sau khi giữ bà tại đồn 24 giờ. Hiện bà vẫn bị giam giữ.

Vụ số 2

Ngày 4 tháng 3 năm 2024, ông Dương Nãi Kiện, một cư dân khác ở Thanh Đảo, bị nhân viên của phòng tư pháp địa phương sách nhiễu tại nhà. Họ yêu cầu ông tới tổ dân phố để ký giấy phản đối Pháp Luân Công. Ông từ chối hợp tác. Sáu ngày sau, Sở Công an Thành phố Thanh Đảo tới công ty cũ của ông, một công ty quản lý tài sản, để sách nhiễu ông mà không biết ông đã nghỉ việc từ một năm trước.

Vụ số 3

Ngày 7 tháng 3 năm 2024, hơn 10 cảnh sát của Đồn Công an Trung Vân ở thành phố Giao Châu phá cửa nhà ông Vương Nghĩa Kính. Họ bắt giữ ông và vợ là bà Lưu Ngọc Mai, cùng 10 người khách của họ, bao gồm bà Vương Minh Nga, bà Tống Ngọc Nga, bà Lưu Ngọc Phong, bà Khuông Thục Trinh, bà Tùy Mỹ Thải, bà Khuông Tú Trinh, bà Vương Bồi Phân, bà Tiết Quế Phương, bà Tiết Quế Yên và bà Nghiêm Quế Trân.

Vợ chồng ông bà và những người khách đang học Pháp nhóm cùng nhau. Rõ ràng là cảnh sát đã giám sát họ và biết về buổi học nhóm.

Một vị khách đã 86 tuổi. Bà hoảng sợ trước cuộc đột nhập của cảnh sát đến nỗi bất tỉnh nhân sự. Con dâu bà cũng ở đó và đã đỡ bà dậy.

Vụ số 4

Cảnh sát của Đồn Công an Thị trấn Nam Thôn sách nhiễu bà Trương Tác Mai, một người dân thành phố Bình Độ, trong suốt kỳ họp “Lưỡng Hội”.

Tỉnh Cát Lâm

Trong kỳ họp “Lưỡng Hội”, Phòng An ninh Nội địa huyện Nông An thuộc tỉnh Cát Lâm và các đồn công an trực thuộc đã bắt giữ ít nhất bốn học viên. Một hôm, chồng bà Uyển Cảnh Liên trở về nhà và thấy một đống hỗn độn. Tối hôm đó, trại giam địa phương gọi cho ông để thông báo rằng vợ ông đã bị bắt giữ. Một học viên khác họ Phùng cũng bị cảnh sát của Đồn Công an Hoàng Long bắt giữ trong khi đang đi trên phố vào ngày 6 tháng 3 năm 2024, sau đó bị giam giữ trong bốn ngày.

Tỉnh Hồ Nam

Lúc 6 giờ 30 phút chiều ngày 6 tháng 3 năm 2024, khi vừa đi làm về thì ông La Gia Tân, một cư dân thành phố Hoài Hóa, thấy một số cảnh sát bên ngoài cửa nhà. Họ cho hay cấp trên yêu cầu họ đến chụp ảnh ông tại nhà, để chứng minh ông không tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông khuyên họ dừng bức hại học viên Pháp Luân Công, sau đó họ rời đi.

Tỉnh Cam Túc

Ngày 6 tháng 3 năm 2024, bà Trần Phương Hoa, 79 tuổi, cư dân thành phố Lan Châu, bị phó cảnh sát trưởng Trương Du và cảnh sát Tưởng Cường của Đồn Công an Hoa Bình Tân Thôn sách nhiễu tại nhà.

Thượng Hải

Bà Giải Công Châu, cư dân quận Tĩnh An, bị giám sát suốt ngày đêm trong kỳ họp “Lưỡng Hội”.

Tỉnh Hà Bắc

Vụ số 1

Ngày 11 tháng 3 năm 2024, trong khi bà Nhậm Chiêm Tuệ, cư dân thành phố Thạch Gia Trang, đang nói với mọi người về Pháp Luân Công thì một người qua đường giữ bà lại và tố cáo với cảnh sát. Đồn cảnh sát Thương Thành ở quận Tân Hoa đã tới bắt giữ bà, sau đó đột nhập nhà bà ngay tối đó. Họ nói trường hợp của bà đặc biệt “nghiêm trọng” vì dám tuyên truyền Pháp Luân Công vào ngày cuối cùng của kỳ họp “Lưỡng Hội”. Họ phạt bà 14 ngày tạm giữ hành chính.

Vụ số 2

Phòng An ninh Nội địa Huyện Thành An và thuộc cấp, Đồn Công an Thị trấn Đạo Đông Bảo, đã sách nhiễu một cư dân địa phương là bà Đinh Xảo Phương rất nhiều lần trong suốt kỳ hop “Lưỡng Hội”.

Nhóm cảnh sát này cũng xông vào nhà một học người dân địa phương khác là ông Triệu Thư Phương vào trưa ngày 13 tháng 3 năm 2024. Họ chụp ảnh câu đối mang thông điệp Pháp Luân Công trên cửa, và hỏi ông lấy những cái này ở đâu.

Ông Triệu từ chối trả lời, và cảnh sát gọi thêm hơn 10 cảnh sát khác nữa đến. Họ bắt giữ ông Triệu và vợ, bà Trương Cần Hoa và đưa hai vợ chồng tới Phòng Công an Huyện Thành An. Sau khi thẩm vấn, họ chở ông bà tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Cả ông Triệu và bà Trương đều bị huyết áp cao, và được thả sau 7 giờ tối hôm đó.

Báo cáo liên quan:

Nữ học viên Hà Bắc bị sách nhiễu hai lần chỉ vì đức tin của mình trong thời điểm diễn ra kỳ họp lưỡng hội của ĐCSTQ

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/2/474813.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/4/216460.html

Đăng ngày 29-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thêm nhiều vụ sách nhiễu học viên Pháp Luân Công khắp Trung Quốc trong kỳ họp “Lưỡng Hội” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>