Bài viết của Tử Ba, đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 17-04-2014] Sau khi xem một vài bài viết của các đồng tu liên quan đến việc chuyển biến quan niệm, tôi rất có cảm hứng. Sư phụ đã giảng trong Luận ngữ, Chuyển Pháp Luân:

“Nếu khai mở  lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường, nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do hiểu biết ngu muội của mình dựng nên”.

Theo cá nhân tôi lý giải, con người chính là sống trong quan niệm của chính mình, nếu muốn từ người thường mà nhảy ra, thì trước tiên phải nhảy ra khỏi quan niệm và phương thức tư duy của người thường.

Có một đồng tu nói: “Khi ma nạn đến thì phải làm theo hướng ngược lại. Cũng có nghĩa là tư duy ngược lại, phản lại mà làm”. Tôi cảm thấy rất có lý, bởi vì lý của người thường là phản đảo lại.

Vợ tôi trước khi tu luyện bị chứng say xe, cứ lên xe là buồn nôn, chỉ nói đi xe thôi cô ấy đã rất lo lắng, dù có uống thuốc chống say thì vẫn say lên say xuống, xuống khỏi xe vẫn còn say lăn lóc mấy ngày không hồi lại. Sau khi tu luyện, cô ấy nghĩ: “Người luyện công mà sợ say xe sao? Càng say thì càng phải đi xe, kết quả là chứng say xe biến mất”.

Một bài viết của đồng tu kể rằng, có đồng tu có biểu hiện của “bệnh tiểu đường” rất nghiêm trọng, nhưng cô ấy vẫn làm ngược lại với bình thường và đến siêu thị mua đồ ăn ngọt và hoa quả về ăn, kết quả vài ngày sau thì khỏi. Đồng tu này đã khiến tôi ấn tượng sâu sắc, vị ấy làm ngược lại với tư duy thông thường, kết quả cái chân bị sưng cũng hoàn toàn khỏi hẳn.

Tôi vốn mắc bệnh trĩ, chỉ ăn một chút cay thôi cũng chịu không nổi. Sau khi tu luyện tôi đã phủ nhận từ trong tư tưởng mình mối liên hệ nhân quả giữa ớt và bệnh trĩ, tùy kỳ tự nhiên và không sợ ớt nữa. Các thức ăn khác cũng vậy, có người thích ăn cái này, có người thích ăn cái kia, kỳ thực đều là chấp trước, để bỏ đi cái tâm này có người liền làm ngược lại, càng thích thì càng không ăn, kết quả là tâm chấp trước đã biến mất.

Trừ bỏ quan niệm của người thường không phải là làm bừa, cũng không phải là đi sang cực đoan, mà phải minh bạch từ trong Pháp lý, hiểu rõ những nhân tố đứng đằng sau quan niệm ấy mà trừ bỏ nó đi một cách có lý trí.

Ví dụ khi tôi ngồi xếp bằng đả tọa, một lúc sau một số bộ phận cảm thấy rất đau, rất khó chịu, liền không chịu được liền bất giác cử động thân thể mà “hoạt động hoạt động”, để giảm bớt đau đớn và khó chịu, thực ra không khởi được nhiều tác dụng, tất nhiên là cũng không tĩnh xuống được. Sau đó tôi đọc được bài kinh văn của Sư phụ, phần trả lời học viên giảng:

“Khi tư tưởng của chư vị muốn nhập định, nó không thể tĩnh cái tư tưởng đó lại được, chư vị càng bảo nó tĩnh nó càng không tĩnh, nó có phải là chư vị không? Chư vị có thể thừa nhận nó là chư vị chăng? Nó là quan niệm và nghiệp lực của chư vị được hình thành hậu thiên. Cho nên chư vị hãy coi nó là người thứ ba. Ngươi cứ nghĩ đi, ta sẽ xem ngươi nghĩ. Lần này chư vị nhảy xuất ra, nếu chư vị có thể thực sự phân biệt rõ, nó cũng đồng nghĩa với chư vị vạch ra ranh giới giữa chư vị và nó và chư vị đã tự tìm ra chính mình, đây cũng là tu luyện, làm như vậy cũng có thể tiêu trừ nó rất nhanh. Nếu chư vị thực sự có thể phân biệt rõ nó, nó sẽ sợ hãi, chính là [đến lúc] phải tiêu diệt nó rồi” (Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu) (tạm dịch).

Tôi nghĩ: “Đau đớn và khó chịu chính là quá trình tiêu nghiệp, nó không phải là tôi mà là người thứ ba, tại sao tôi phải sợ nó? Ngươi chẳng phải đau sao? Ta sẽ bất động, để xem ngươi thế nào.” Kết quả là vật cực tất phản, tôi không còn cảm thấy đau nữa.

Khi thân thể chúng ta chỗ nào cũng không cảm thấy thoải mái, uể oải khó chịu hoặc xuất hiện trạng thái “bệnh” nào đó, niệm đầu tiên của chúng ta thường là tìm kiếm nguyên nhân ở tầng của người thường, bởi vì nó rất phù hợp với triệu chứng của “bệnh” thông thường, đặc biệt người có chút kiến thức về y học càng dễ bị hạn cuộc vào khái niệm “bệnh” đó. Mặc dù không thừa nhận nó là bệnh, nhưng trong hành vi của chúng ta lại vô ý mà đưa ra những biện pháp tiêu cực, thỏa hiệp, trốn tránh. Xoa bóp thế này, hoạt động thế khác. Hoặc là “tiêu nghiệp” một cách bị động, chịu đựng một cách bất lực. Kỳ thực, đó đều là đang ở trong tư duy người thường, càng không thể tìm ra được căn nguyên của “bệnh”.

Căn nguyên của “bệnh” chính là quan niệm cũ và cũng là nghiệp lực, chúng đều là thứ có sinh mệnh, khi bị cựu thế lực thao túng, dùng nhân tâm của chúng ta để bức hại chính chúng ta, thì chúng ta phải thật sự tỉnh táo nhận ra chúng, bài trừ chúng, quyết không thể mất tinh thần.

“Cải biến từ tận gốc rễ quan niệm của người thường” (Chuyển Pháp Luân) là rất quan trọng, đó cũng là then chốt để chuyển biến từ người thành thần. Chỉ khi thay đổi quan niệm của người thường mới có thể từ người thường mà nhảy ra, mới có thể triệt để phủ nhận cựu thế lực, mới có thể biến việc xấu thành hảo sự, mới có thể “liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”. (Chuyển Pháp Luân)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/17/谈转变观念-290157.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/28/377.html

Đăng ngày 22-06-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share