Bài viết của Đệ tử Đại Pháp Đại lục

[MINH HUỆ 20-12-2018] Vào năm Trinh Quán thứ 17 triều nhà Đường, Đường Thái Tông lệnh cho vẽ 24 bức hoạ của các vị công thần, nhằm biểu dương công lao to lớn của họ, những văn thần võ tướng này đều là những người bề tôi có công phò tá Đường Thái Tông khai sáng ra thời kỳ “Trinh Quán chi trị”.

Trong số 24 vị công thần có hai vị danh tướng: Lý Tĩnh và Hầu Quân Tập. Lý Tĩnh tinh thông binh pháp, nam chinh bắc chiến, xuất tương nhập tướng, văn võ song toàn, đảm nhiệm các chức quan Kiểm giáo trung thư lệnh, Binh bộ thượng thư, Thượng thư hữu bộc xạ (tức Thừa tướng), được phong là Vệ quốc công, luôn được Đường Thái Tông kính trọng và dựa vào, là danh tướng lập công, lập đức, lập ngôn, trọn vẹn đến cuối hiếm có từ xưa đến nay, được hậu thế đánh giá cực cao, qua các triều các đại đều coi Lý Tĩnh là công thần. Còn Hầu Quân Tập từ cuối thời nhà Tuỳ đã theo Đường Thái Tông nhiều năm, có công lao trong việc Đường Thái Tông đăng cơ, trên chiến trường cũng có chiến công hiển hách, làm quan đến Binh bộ thượng thư, được phong làm Trần quốc công, mà cuối cùng bởi tham gia với thái tử Lý Thừa Càn làm phản mà bị xử chết, thân bại danh liệt, di hận thiên cổ, hậu thế coi ông là bài học phản diện về việc phí sạch công sức trước đây.

Hai người đều có công với Đại Đường và Thái Tông ngang nhau. Nhưng kết cục lại một trời một vực, tạo nên sự tương phản rõ rệt, vì sao lại như vậy? Đọc kỹ lịch sử, mới biết được đó là do chuẩn tắc làm người và tu dưỡng của họ khác nhau. Câu chuyện về hai người đáng để đệ tử Đại Pháp vào thời kỳ Chính Pháp chúng ta hôm nay suy nghĩ.

Lý Tĩnh có đại công mà khiêm tốn – không tự kiêu – có thể thản nhiên nhẫn chịu oan khuất

Lý Tĩnh, tự Dược Sư, là người Tam Nguyên – châu Cổ Ung – Thiểm Tây, vốn là quan nhà Tuỳ, sau quy về họ Lý nhà Đường. Dụng binh liệu sự như Thần, trong các hoàn cảnh chiến tranh đều có thể liệu địch biến hoá mà giành được thắng lợi, cả một đời không có chiến bại. Sử chép thời đầu khi nhà Đường khai quốc, chiến công và giang sơn công chiếm được của Lý Tĩnh chỉ đứng sau Tần Vương Lý Thế Dân – người sau này trở thành Đường Thái Tông, công lao hiển hách. Đường Cao Tổ Lý Uyên coi ông là “Các danh tướng cổ đại như Hàn Tín, Bạch Khởi, Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, không có ai có thể so với Lý Tĩnh”. Lý Tĩnh căn cứ vào kinh nghiệm thực chiến mà viết ra nhiều bộ binh thư, sáng tác rất nhiều, từ thời Đường đã được vinh dự là “quân thần”.

Vậy mà điều ở Lý Tĩnh được người ta khen ngợi không chỉ là khả năng văn thao võ lược của ông, mà còn ở con người của ông. Lý Tĩnh cả đời trung quân yêu dân, coi việc bình định thiên hạ, diệt trừ bạo loạn là trách nhiệm của mình, không mưu đồ tư lợi, không tham tiền tài, không sợ quyền thế, quang minh lỗi lạc. So với không ít công thần danh tướng, thì điều đáng quý khó có được nhất ở Lý Tĩnh là ông trước giờ không cậy công tự kiêu, thủy chung khiêm hư cẩn thận, không ham tiếc chức vị cao. Khi tham nghị quốc sự trong triều, ông luôn cung cẩn ôn hoà, không tranh đấu với người khác. Sau khi đảm nhiệm Thượng thư hữu bộc xạ được bốn năm, ông cáo bệnh từ quan, trong thư từ chức gửi Đường Thái Tông viết rất chân thành khẩn thiết, khiến Thái Tông hoàng đế vô cùng cảm động và tán thưởng, gọi ông là “tấm gương của quần thần”, mặc dù Lý Tĩnh không còn đảm nhiệm chức vị quan trọng, nhưng bởi quý tiếc nhân phẩm và tài năng của ông, Đường Thái Tông đặc biệt ban cho Lý Tĩnh “đặc tiến”, để ông vẫn tham nghị những việc lớn quốc gia quân sự quan trọng, và còn truyền dạy cho các đại tướng khác binh pháp.

Chẳng qua điều ở Lý Tĩnh càng khiến cho người ta bội phục, lại là khi ông đối diện với oan uổng bất ngờ ập đến, ông không tranh biện, không giải thích, lại không hề oán hận và thay lòng đổi dạ, việc xảy ra xong vẫn tấm lòng trung với nước như trước, tận tâm tận lực. Lý Tĩnh có hai lần bị người khác vu cáo, đều là khi lập được đại công, nhưng Lý Tĩnh đều có thể thản nhiên chịu đựng, tin tưởng vào sự anh minh và công chính của Đường Thái Tông.

Lần đầu tiên, vào tháng Giêng năm Trinh Quán thứ tư (năm 630 C.N), Lý Tĩnh thống lĩnh ba nghìn kỵ binh tinh nhuệ, chịu đựng giá lạnh, xuất phát từ Mã Ấp (nay là huyện Sóc – Sơn Tây), xuyên qua đỉnh Ác Dương. Tại Định Tương khiến quân Đông Đột Quyết đại bại, thủ lĩnh của Đông Đột Quyết là Hiệt Lợi Khả Hãn hốt hoảng chạy đến Thích Khẩu. Tháng Hai năm đó, Lý Tĩnh lại tuyển một vạn tinh binh, dẫn binh đi từ Bạch Đạo đến Âm Sơn tập kích từ xa Đột Quyết, cuối cùng giết hơn một vạn quân địch, bắt làm tù binh mười mấy vạn, Hiệt Lợi Khả Hãn cũng bị quân Đường bắt giữ, từ đó Đông Đột Quyết tuyên cáo diệt vong.

Từ thời nhà Tuỳ, Đột Quyết là cường quốc ở phía Tây Bắc, tự phụ có binh mã cường tráng, không ngừng cử binh xuống phía Nam quấy nhiễu, tạo nên sự uy hiếp cực lớn đối với Trung Nguyên. Lý Tĩnh tiêu diệt Đông Đột Quyết xong, không chỉ giải trừ mối hoạ hoạn ở biên giới Tây Bắc của nhà Đường, hơn nữa còn rửa sạch mối nhục mà Lý Uyên cùng Lý Thế Dân hạ mình trước Đột Quyết năm xưa, đây là một lần đại thắng đối với kẻ địch bên ngoài từ khi bắt đầu triều nhà Đường, hơn nữa là lấy ít thắng nhiều, ý nghĩa trọng đại, khiến quân uy của Đại Đường uy chấn khắp tứ di, về sau các nước chư hầu chung quanh đều tôn Đường Thái Tông làm “Đại Khả Hãn”. Lúc đó tin cấp báo về khiến cả nước vui mừng, Đường Thái Tông đánh giá cao thắng lợi lần này của Lý Tĩnh. Ngày đó, Thái thượng hoàng Lý Uyên và Lý Thế Dân cùng mời các vị cao quan, vương công quý tộc đến Lăng Yên Các mở yến chúc mừng, suốt từ tối đến sáng.

Vậy mà khi người lập đại công là Lý Tĩnh trở về triều, không ngờ ngự sử đại phu Tiêu Vũ đã soạn ra một bản tấu, nói Lý Tĩnh không biết trị quân, khi tập kích đến trướng của Hiệt Lợi Khả Hãn, một số văn vật quý đều bị binh sĩ cướp hết sạch, thỉnh cầu bộ tư pháp thẩm tra trị tội. Đường Thái Tông nổi giận khiển trách Lý Tĩnh, đối diện với oan khuất, Lý Tĩnh lại không hề tranh biện, giải thích, chỉ có “khấu đầu tạ tội” mà thôi, không chút lời oán thán. Sau này, sau khi tra xét rõ sự thực, Đường Thái Tông an ủi Lý Tĩnh: “Trước kia có người phỉ báng ông, hiện giờ Trẫm đã hiểu rõ sự thật rồi, ông chớ có để bụng chuyện này.” Nói đoạn, ban cho Lý Tĩnh lượng lớn tài vật, thăng cấp ông làm Thượng thư hữu bộc xạ.

Lần thứ hai, năm Trinh Quán thứ chín (635 C.N) Thổ Dục Hồn tiến quân xâm phạm Trung Nguyên, Lý Tĩnh không màng chân đau và tuổi tác đã cao, chủ động xin dẫn các lộ quân nhà Đường khắc phục trùng trùng khó khăn, vượt nghìn dặm truy kích, cuộc chiến đẫm máu trải qua hai tháng đã công diệt được Thổ Dục Hồn.

Khi Lý Tĩnh tiến công Thổ Dục Hồn, tổng quản đạo binh Diên Trạch là Cao Tăng Sinh không đến đúng hẹn, làm lỡ việc quân cơ nên bị Lý Tĩnh khiển trách. Cao Tăng Sinh ôm lòng bất mãn, sau khi chiến sự kết thúc, liền thông đồng với quan chưởng sử phủ đô đốc Quảng Châu là Đường Phong Nghị vu cáo Lý Tĩnh mưu phản. Lý Tĩnh lập đại công khải hoàn trở về đối diện với vu cáo vẫn không hề tranh biện, vẫn không lời oán thán, Thái Tông Lý Thế Dân hạ lệnh điều tra việc này, cuối cùng làm rõ chân tướng, phán xử Cao Tăng Sinh tội vu khống, lưu đày ở biên cương.

Chính là thông qua việc này, khiến Đường Thái Tông càng nhìn rõ sự trung thành và nhân phẩm cao thượng của Lý Tĩnh, đối với ông mười phần kính trọng. Khi Lý Tĩnh bị bệnh nặng Thái Tông hoàng đế không màng bản thân bị bệnh, đã nhiều lần đích thân đến giường bệnh của Lý Tĩnh hỏi han, nước mắt tuôn rơi, vô cùng đau buồn, lo lắng sâu sắc vì Lý Tĩnh. Năm Trinh Quán thứ 23 Lý Tĩnh qua đời, hưởng 79 tuổi. Khi Lý Tĩnh qua đời, Thái Tông vô cùng bi thống, ban cho Lý Tĩnh vinh dự đặc thù được an táng ở Chiêu Lăng. Đường Thái Tông là vị vua thánh minh nghìn đời khó ai vượt qua, còn Lý Tĩnh lòng mang đại chí, phẩm cách cao thượng, gặp được Thái Tông như có được chỗ trở về, mới có thể thi triển hết tài năng. Họ cùng nhau diễn một đoạn giai thoại thiên cổ về minh quân lương tướng cùng hiểu nhau quý mến nhau, khiến cho các bậc đế vương, tướng văn tướng võ đời sau ngưỡng mộ.

Lý Tĩnh từng nói với Thái Tông những lời như sau: “Thần trước kia dựa vào uy lực của Thiên tử, mà làm được một chút xíu cống hiến”. Từ xưa đến nay những ai có đại công có thể làm được như Lý Tĩnh là không nhiều. Chính là tấm lòng rộng rãi, khiêm tốn không tự kiêu khiến cho Lý Tĩnh có thể trọn vẹn đến cuối, trở thành tấm gương của các danh tướng, khiến cho người đời sau kính phục và tôn sùng, từ thời Đường Thái Tông, Lý Tĩnh đã được tôn là một trong những thập đại danh tướng xưa nay. Các triều các đại đều đánh giá Lý Tĩnh cực cao. “Cựu Đường Thư” đánh giá Lý Tĩnh như sau: “Vệ công (chỉ Lý Tĩnh) là con nhà tướng gia, mà lại có phong cách vị dương (điển cố), uy nghiêm lẫm liệt. Chức trọng mà có thể tránh, công thành mà càng khiêm tốn. Những bậc cao quan được khắc ghi, như Cảnh Yểm, Đặng Vũ cũng phải hổ thẹn. Đẹp thay!”

Hầu Quân Tập cậy công kiêu ngạo – phóng túng phạm sai lầm không biết tự sửa sai

Hầu Quân Tập lúc đầu cũng là công thần quan trọng trợ giúp minh quân vua Lý Thế Dân đăng cơ làm hoàng đế, ở triều đình thì giúp Đường Thái Tông đề xuất kế hoạch sách lược, trên chiến trường cũng có thể anh dũng diệt địch, giúp Thái Tông củng cố giang sơn Đại Đường, làm quan đến Binh bộ thượng thư, được phong làm Trần Quốc công. Nhưng Hầu Quân Tập với công lao càng ngày càng lớn về sau đã bắt đầu dần dần kiêu ngạo, tham tài tham quyền.

Năm Trinh Quán thứ 10 (640 C.N) sau khi Hầu Quân Tập thống suất đại quân diệt được nước Cao Xương, trong khi chưa thỉnh tấu Đường Thái Tông đã đem một số người vô tội xử chết, bởi tham tài lại âm thầm đem những bảo vật của nước Cao Xương chiếm cứ làm của riêng, trên dưới làm theo, các thủ hạ tướng sĩ của ông ta sau khi biết chuyện cũng bắt đầu lấy trộm kim ngân châu báu, Hầu Quân Tập sợ chuyện xấu của mình bị phát hiện, thế là không dám trị tội tướng sĩ. Sau khi hồi sư về triều, có người đem chuyện này tố cáo, sau khi tra xét rõ sự việc, Thái Tông lệnh cho quan tư pháp giam Hầu Quân Tập vào ngục, về sau không nhẫn tâm trị tội nên đã thả ông ta ra.

Thế nhưng, Hầu Quân Tập lại không cảm ơn Thái Tông, cho rằng bản thân có công lớn, không cho việc tham tài và những việc phi pháp kia là chuyện gì lớn, không biết sửa chữa lỗi lầm của bản thân, càng không làm được như Lý Tĩnh là thản nhiên đối diện với trách cứ, ngược lại bắt đầu oán hận hoàng đế Thái Tông đối với mình bất công, căm phẫn bất bình, đi khắp nơi phát tán oán khí, cho rằng bản thân bị xa lánh, dần dần nảy sinh ý muốn mưu phản. Hầu Quân Tập từng lôi kéo đại tướng Trương Lượng mưu phản. Trương Lượng đem chuyện Hầu Quân Tập muốn mưu phản tố cáo với Thái Tông, nhưng Thái Tông lại không để tâm, chỉ là nói với Trương Lượng rằng: “Ông và Hầu Quân Tập đều là công thần. Những lời này Hầu Quân Tập chỉ nói với một mình ông, đến lúc ông ấy chết cũng không nhận tội, thì ông cũng không có biện pháp nào.” Đường Thái Tông không nhớ kể lời nói nhất thời cuồng vọng phản nghịch của Hầu Quân Tập, đối đãi với ông ta vẫn như trước. Vào năm Trinh Quán thứ 17, Thái Tông lệnh cho Diêm Lập Bản vẽ bức hoạ 24 vị công thần treo ở Lăng Yên Các, Hầu Quân Tập được xếp vị trí thứ 17.

Nhưng Hầu Quân Tập lại không biết trân quý sự độ lượng của Đường Thái Tông đã dành cho ông ta vinh diệu và cơ hội hết lần này đến lần khác, lại cậy công kiêu ngạo ngang ngược thành quen, không cách nào dung nhẫn dù một chút xíu không thuận lợi hay cản trở, oán hận trong lòng đối với Thái Tông càng ngày càng tăng, mất đi lý trí nhất mực ý muốn mưu phản.

Bởi vì lúc đó Đường Thái Tông đang chuẩn bị phế bỏ thái tử Lý Thừa Càn, Hầu Quân Tập nắm lấy cơ hội, khuyên thái tử mưu phản. Và một mạch bí mật chuẩn bị, năm Trinh Quán thứ 17 (643 C.N), việc mưu phản bị phát hiện, bởi vì chứng cứ rành rành, thái tử Lý Thừa Càn bị phế. Hầu Quân Tập bị nhốt vào thiên lao. Lúc đó Đường Thái Tông cũng không muốn giết Hầu Quân Tập, nhớ đến việc ông ta từng lập đại công, định chuẩn bị xá tội cho ông ta.

Thế nhưng văn võ trong triều đều không chịu, cho rằng mưu phản là chuyện đại nghịch bất đạo lớn nhất, không giết đi, thì khó mà chính lại pháp kỷ, trời đất cũng khó dung tha, lần lượt dâng thư thỉnh cầu giết Hầu Quân Tập. Sự kiêu ngạo và ngang ngược của Hầu Quân Tập cũng từng gây tổn hại và đắc tội không ít người. Cuối cùng Đường Thái Tông không cách nào buộc phải cho giết Hầu Quân Tập, nhưng đáp ứng thỉnh cầu của ông ta bảo toàn thê tử con cái, lưu đày đến Lĩnh Nam, vẫn còn ưu đãi chiếu cố đến họ.

Trước khi Hầu Quân Tập bị xử chết, Thái Tông rớt nước mắt nói với Hầu Quân Tập: “Ta vì khanh, không sửa lại Lăng Yên Các nữa.” Lúc này Hầu Quân Tập mới hiểu được ân đức và thương tiếc của hoàng đế Thái Tông đối với ông ta, nước mắt như mưa, hối hận không thôi, nhưng đã muộn mất rồi.

Hầu Quân Tập lúc ban đầu là người bất học vô thuật, chỉ dựa vào dũng võ. Sau vào Tần vương phủ theo Lý Thế Dân chinh chiến, dần dần lập được chiến công, sau cùng với Uất Trì Cung khuyên Lý Thế Dân phát động sự biến Huyền Vũ Môn, bảo vệ Thái Tông đăng cơ. Từ những năm Trinh Quán triều Đường, chức vị của Hầu Quân Tập càng ngày càng cao, bắt đầu học tập, tham dự tuyển chọn nhân tài. Cũng từng theo Lý Tĩnh học tập binh pháp. Nhưng phẩm hạnh của ông không cao, tư dục không bỏ, tham luyến quyền và tiền tài, cậy công tự kiêu, không coi ai ra gì, cuối cùng đi trên con đường thân bại danh liệt, hàng trăm nghìn năm sau, câu chuyện của Hầu Quân Tập khiến người ta không khỏi thở dài.

Cựu Đường Thư có đánh giá về ông ta như sau: “Hầu Quân Tập tiêu diệt khắc chế địch, có tác dụng rất lớn, cậy được sủng ái và có công, làm thống soái không cẩn thận, không kiểm tra, phí công từ trước mà phải chịu hậu hoạn, là tướng mà tham lam ngu muội vậy.”

Hoàng đế Chu Nguyên Chương nhà Minh nói: “Hầu Quân Tập có công với nhà Đường, phạm pháp đáng tội chết, Thái Tông muốn tha cho ông ta, nhưng kẻ chấp pháp thì không thể, cuối cùng bị giết. Không phải là Cao tổ, Thái Tông quên công lao của công thần, mà do họ cậy công kiêu ngạo, tự phạm pháp mà thôi.”

Khải thị từ câu chuyện Lý Tĩnh và Hầu Quân Tập đối với đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp

Hậu thế có người khi đánh giá Lý Tĩnh và Hầu Quân Tập đã cảm khái nói rằng: “Quân tử lập công, giữ lấy khiêm hư. Tiểu nhân có được chức vị, đã đủ hại thân.” Quân tử và tiểu nhân ở đây từ góc độ chúng ta mà nhìn thì chính là sự khác nhau về nhân phẩm và chuẩn tắc làm người của người ta.

Lịch sử không phải là cung cấp cho người ta giải trí, trong dòng sông dài của lịch sử, luân hồi chuyển sinh, đệ tử Đại Pháp đi theo Sư tôn vĩ đại đã diễn các loại vai diễn khác nhau qua từng triều từng đại, đã khai sáng văn minh Trung Hoa xán lạn và văn hóa truyền thống. Những nhân vật và vai diễn trong lịch sử có thể được lưu danh cho đến nay, đều là do đệ tử Đại Pháp diễn cả, các vai diễn chính phản khác nhau và các bài học ở hai phương diện chính phản, đều có nội hàm và dụng ý của nó.

Vạn cổ sự đều đến vì Pháp, an bài lịch sử xa xưa kỳ thực đều là vì thời khắc Chính Pháp cuối cùng này, chúng ta đến thế gian này là vì để đoái hiện sứ mệnh thần thánh trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh tại thời kỳ Chính Pháp. Mà muốn hoàn thành sứ mệnh này, chúng ta tu luyện bản thân cho tốt chính là cơ sở, chính là tiền đề. Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Như vậy từ bề mặt mà nhìn chúng ta là đơn độc tác chiến, cho nên bản thân chúng ta phải xây dựng thật tốt chính mình, tự chúng ta phải đặt mình vào tu luyện, vào chuẩn tắc làm người, tu chính mình tốt hơn lên, nếu không rất khó hoàn thành việc này.” (Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2018)

Vì sao trong lịch sử trong các bề tôi của Đường Thái Tông lại xuất hiện hai vai diễn hoàn toàn khác nhau là Lý Tĩnh và Hầu Quân Tập, phẩm hạnh khác nhau của hai vị công thần dẫn đến hai kết cục khác nhau, có phải là vì để cấp cho tu luyện của đệ tử Đại Pháp hôm nay làm tấm gương, tham khảo và khải thị?

Đi cho đến hôm nay, không ít các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp trong ngoài nước trong nhiều năm Trợ Sư chính Pháp đã tích lũy được công đức cực to lớn. Có phải là giống như các vị “công thần” bề tôi của Đường Thái Tông trong lịch sử hay không? Nhưng lúc này, chúng ta có thể có tấm lòng rộng mở như Lý Tĩnh, không tham công lao to lớn, thủy chung khiêm tốn cẩn thận. Trên con đường tu luyện của chúng ta có thể “Càng tới cuối càng tinh tấn!” (Gửi Hội giao lưu Đài Loan [2018]), càng tới cuối càng thanh tỉnh; hay là giống như Hầu Quân Tập kia cậy “công” tự kiêu, ngang ngược vô pháp. Không thể đối đãi một cách nghiêm túc với tu luyện của bản thân chúng ta, phóng túng nhân tâm và dục vọng, phạm sai lầm mà không biết tự sửa chữa, trên con đường tự tâm sinh ma không quay đầu trở về đây?

Lý Tĩnh dù sao cũng chỉ là người thường, đằng sau việc nhẫn nhịn có thể có sự ưu lo và bó tay của nhân tâm, nhưng làm một người thường, ông có thể làm được hết thảy những điều ấy đã là vô cùng xuất sắc rồi, cho nên mới có thể lưu danh sử xanh. Còn chúng ta là người tu luyện, làm người không phải là mục đích, mà là vì phản bổn quy chân, bắt đầu làm từ người tốt, là vì để thăng hoa đến những tầng thứ cao hơn nữa. Tất cả những nhân tâm chấp trước của chúng ta đều là nên phải và ắt phải thật sự loại bỏ sạch, chúng ta phải từ góc độ của tu luyện mà nhìn nhận những khải thị từ các nhân vật lịch sử này.

Vậy về các dạng các loại biểu hiện của vai diễn Hầu Quân Tập này, chúng ta xét từ góc độ tu luyện, liệu có phải là có tâm tham tiền tài, tâm danh lợi, tâm oán hận, tâm tật đố, tự đại tự mãn, tự ngã và tự tâm sinh ma?

Điều này có giống như chúng ta lúc bình thường coi việc làm các việc là tu luyện rồi, khi làm được rất nhiều việc rồi, cảm thấy bản thân “có công” rồi, hoặc luôn cho rằng theo Sư phụ đi cho đến hôm nay, không có công lao thì cũng có sự vất vả rồi, nhưng bởi vì luôn không thực tu một cách thiết thực, như tâm danh lợi, tâm về tiền tài v.v. Chưa bỏ, lại thêm vào tự ngã phình to, trong cuộc sống, trong công tác hoặc trong việc chứng thực Pháp hành vi không có sự kiểm điểm, vào thời điểm then chốt đã phạm sai lầm, về sau bởi vậy mà gặp đau khổ và ma nạn, nhưng lúc đó không thể hướng nội tìm, không thể nhìn thẳng vào sai lầm của bản thân, ngược lại còn cho rằng bản thân “có công” mà mặc cả với Sư phụ, đưa điều kiện. Bởi vì không phải là trạng thái của người tu luyện, ma nạn cứ lần lữa mãi không hết, thậm chí càng nghiêm trọng hơn nữa, bởi vậy bắt đầu hoài nghi và oán Sư phụ, cuối cùng rớt xuống, hoặc đi sang phản diện.

Kỳ thực lúc này điều nổi cộm nhất biểu hiện trong trạng thái này chính là tâm tật đố. Sư phụ giảng cho chúng ta:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tâm tật đó này chính là biểu hiện điển hình của việc không hướng nội tìm, nhìn ra bên ngoài, chính là bởi vì còn chưa cải biến bản thân từ bản chất, chưa hình thành cơ chế và thói quen hướng nội tìm, gặp phải mâu thuẫn và ma nạn thì liền hướng ngoại nhìn. Lúc nhân tâm chấp trước bị động chạm đến, ví như những việc bản thân làm mà không được thừa nhận; nguyện vọng của bản thân không được thỏa mãn; chỗ thiếu sót bị đồng tu chỉ ra; hành vi không ở trong Pháp bị đồng tu phơi bày trên Minh Huệ Net, bởi không ý thức được đây chính là cơ hội tốt để hướng nội tìm loại bỏ chấp trước, sửa chữa sai lầm, đề cao lên, trái lại tâm sinh oán hận, bài xích đồng tu và Minh Huệ Net, thậm chí quá hơn nữa còn oán trách Sư phụ.

Có người lúc như vậy tâm tật đố không bỏ, khi sự oán hận mạnh mẽ và tâm báo thù có thể còn làm ra những việc phá hoại Đại Pháp, loạn Pháp, điều đó chẳng đáng sợ sao? Làm một người tu luyện, đó thật sự có thể từ tầng thứ rất cao mà hủy trong một sớm. Sư phụ từng giảng:

“Người tu luyện mà không tu bỏ ma tính đi, thì công ắt sẽ đại loạn và chẳng đắc được gì, hoặc nhập sang ma đạo.” (Phật tính và ma tính, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Con người tu lên được khó đấy, nhưng rớt xuống lại quá dễ, mỗi quan mà không vượt qua, hoặc chấp trước người thường quá mạnh không buông bỏ được thì có thể sang phía phản diện, những bài học giáo huấn trong lịch sử quá nhiều rồi, khi rớt xuống thì mới biết hối hận, nhưng đã muộn mất rồi.” (Không thể trộm Đại Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Ngoài các bài học về tu luyện trong lịch sử, câu chuyện Hầu Quân Tập từ công thần trở thành tội nhân phải chăng cũng có thể coi đó là một trong những bài học lịch sử?

Nhiều năm qua, chúng ta đã thấy được, việc người tu luyện biểu hiện ra tật đố và oán hận mạnh mẽ như thế, thật đúng là cái cớ vin vào để bức hại mà tà ác cầu cũng không được. Những việc mà một người tu luyện làm dẫu có nhiều đến đâu, không tu bỏ những nhân tâm như tự ngã và tật đố, thì tùy lúc đều sẽ bị tà ác dùi vào sơ hở phóng đại và lợi dụng. Tà ác chính là trăm phương nghìn kế không muốn để đệ tử Đại Pháp tu thành.

Chính Pháp đã đến cuối cùng của cuối cùng, các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp sắp quy vị, chúng ta thử hỏi bản thân, rằng đã tu bỏ được cái tâm rất lớn quan hệ đến việc cuối cùng có thể đắc chính quả, có thể viên mãn hay không: tâm tật đố? Sư phụ đã giảng cho chúng ta vô cùng rõ ràng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Chuyển Pháp Luân)

Hãy nghĩ thử xem, tâm tật đố không bỏ, Sư phụ có thể đặt sinh mệnh như vậy ở tại đó hay không? Tu đã nhiều năm vậy rồi, không đắc chính quả, thì chẳng đáng sợ, đáng buồn sao?

Kỳ thực hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp làm đều là làm cho bản thân, thành công là do Sư phụ gánh chịu, phó xuất và an bài, nếu như không có Sư phụ đến chính Pháp, thì đoạn lịch sử này của cựu vũ trụ sớm đã kết thúc rồi, sớm đã thành tro bụi rồi, hết thảy mọi thứ không gì không bao hàm không gì bị bỏ sót đã vĩnh viễn không tồn tại nữa rồi, những tự ngã và chấp trước kia lẽ nào còn có cơ hội để biểu diễn nữa. Kỳ thực thử nghĩ như vậy một chút, thì có gì là không buông bỏ được? Tất cả những nhân tâm từ trong tư tưởng chúng ta phản ánh ra, chẳng phải là cơ hội tốt để chúng ta dùng chính niệm thanh trừ chúng, quy chính bản thân hay sao?

Sư phụ không muốn rớt lại bất cứ người nào trong chúng ta, nhưng Đại Pháp là có tiêu chuẩn, tu luyện là cực kỳ nghiêm túc. Quả vị tương lai của chúng ta là thể hiện chân thực của tâm tính mà chúng ta tu luyện đến cuối cùng, đều sẽ không sai một li một tí nào. Quả vị và tầng thứ của đệ tử Đại Pháp là khi hướng nội tìm, thực tu mà tu đến đó, chứ không phải là ở trong cõi người làm được bao nhiêu việc, cảm thấy có công lao, cảm thấy bản thân có đặc thù gì, là có thể đạt đến đó, trong các tầng thứ khác nhau của vũ trụ, không đạt được tiêu chuẩn của tầng ấy, thì sinh mệnh sẽ không lên được đó, thực chất của sinh mệnh chưa có đạt đến cảnh giới đó, chưa có thuần tịnh đến mức độ đó, thì cũng không ở tại đó nổi, vật chất không đủ thuần chính ở trong năng lượng cường đại như thế sẽ không chịu nổi hoặc giải thể.

Tu luyện là không thể mở lối cửa sau giống như người thường, cũng không thể nói chuyện tình cảm được.

Bài học của Hầu Quân Tập đáng để chúng ta cảnh tỉnh, câu chuyện của Lý Tĩnh đáng để chúng ta học hỏi, mong chúng ta đều có thể từ trong câu chuyện của họ mà thu được bài học, có được khải thị.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/20/唐朝两名功臣的故事的启示-378555.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/5/179194.html

Đăng ngày 06-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share