Thế giới ủng hộ - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Sun, 28 Apr 2024 10:58:02 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Washington, DC: Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc ra tuyên bố về Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/263929-washington-dc-uy-ban-dieu-hanh-quoc-hoi-ve-van-de-trung-quoc-ra-tuyen-bo-ve-cuoc-thinh-nguyen-ngay-25-thang-4.htmlSun, 28 Apr 2024 10:58:02 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263929[MINH HUỆ 27-04-2024] Ngày 25 tháng 4 năm 2024, Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc (CECC) đã đưa ra một tuyên bố để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và kêu gọi Đảng Cộng sản […]

The post Washington, DC: Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc ra tuyên bố về Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 27-04-2024] Ngày 25 tháng 4 năm 2024, Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc (CECC) đã đưa ra một tuyên bố để kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 và kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

6b8a9a1e1215cd800b5d736f9776c979.jpg

Chủ tịch CECC Chris Smith (bên trái), Nghị sỹ Đảng Cộng hòa; và đồng chủ tịch Jeff Merkley (bên phải), Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ

84afc99d2d1cbba8caeb76534e69ed8e.jpg

Tuyên bố của CECC

Tuyên bố viết: “Ngày này 25 năm trước, các học viên Pháp Luân Công đã tụ tập ôn hòa ở Bắc Kinh để yêu cầu được tự do thực hành tín ngưỡng của mình. Thế nhưng, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại phát động một chiến dịch giam giữ, tra tấn, và sách nhiễu. Trung Quốc phải chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài suốt một phần tư thế kỷ này.”

Trưa ngày 23 tháng 4 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công ở Washington, DC đã chiếu một bộ phim tại Tòa nhà Văn phòng Rayburn của Hạ viện để giúp các nhân viên quốc hội và những người khác tại Washington biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ. Ông Piero Tozzi, giám đốc Phòng Nhân sự của CECC, cho biết: “Bộ phim nhìn chung mô tả chính xác giai đoạn đầu cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công, và rất có sức thuyết phục”.

Bối cảnh: Khái quát về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng ở Trường Xuân, Trung Quốc, vào năm 1992. Môn tu luyện này hiện được thực hành tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Hàng triệu người đã học các bài giảng dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, và đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những sai lệch trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên hơn nữa đã tới hỏi thăm các cán bộ ở đây và được chỉ dẫn phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này diễn ra hết sức ôn hòa và trật tự. Một số đại diện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, các quan ngại của các học viên đã được giải đáp, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phổ biến ngày càng lớn của Pháp Luân Đại Pháp là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng nên đã ra lệnh cấm môn tu luyện này vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên bị bức hại đến chết trong những năm qua. Con số tử vong thực tế được cho là cao hơn nhiều. Số người bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ còn cao hơn nữa.

Có bằng chứng xác thực cho thấy ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên bằng cách sát hại các học viên bị giam giữ để cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/27/475677.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/28/216772.html

Đăng ngày 28-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Washington, DC: Ủy ban Điều hành Quốc hội về Vấn đề Trung Quốc ra tuyên bố về Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Báo cáo Nhân quyền 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục lên án cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/263889-bao-cao-nhan-quyen-2023-cua-bo-ngoai-giao-hoa-ky-tiep-tuc-len-an-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlSat, 27 Apr 2024 13:13:37 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263889[MINH HUỆ 23-04-2024] Ngày 22 tháng 4 năm 2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo Quốc gia về Tình hình Nhân quyền năm 2023”. Báo cáo này tiếp tục lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công và tội ác cưỡng bức […]

The post Báo cáo Nhân quyền 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Vương Anh, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 23-04-2024] Ngày 22 tháng 4 năm 2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo Quốc gia về Tình hình Nhân quyền năm 2023”. Báo cáo này tiếp tục lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công và tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng nhắm vào các học viên do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ huy.

Báo cáo lưu ý rằng chính quyền cộng sản này vẫn tiếp tục sử dụng “giam giữ hành chính để đe dọa các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo”, dưới những hình thức như “điều trị cai nghiện ma túy bắt buộc”, “giam giữ và cải tạo” và “các trung tâm ‘giáo dục pháp luật’ dành cho các nhà hoạt động chính trị, người có tín ngưỡng tôn giáo và thực hành tâm linh, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công.”

Báo cáo cho biết: “Các tổ chức nhân quyền ước tính hàng nghìn tù nhân chính trị (chưa kể những người bị giam giữ ở Tân Cương) vẫn bị giam giữ, hầu hết trong các nhà tù, một số bị giam giữ dưới diện giam giữ hành chính”.

Những tù nhân chính trị đáng chú ý được nêu tên trong báo cáo như học viên Pháp Luân Công Chu Đức Dũng, nhà văn Dương Mậu Đông (bút danh Quách Phi Hùng), các nhà hoạt động Vương Băng Chương, Trần Kiến Phương, và Hoàng Kỳ, luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Cao Trí Thịnh, và nhiều người khác.

Báo cáo cũng trích dẫn trường hợp của học viên Pháp Luân Công là anh Hà Bỉnh Cương và hôn thê là cô Trương Nhất Ba. Họ lần lượt bị kết án 6 và 5 năm tù bởi một tòa án ở Thượng Hải vào tháng 6 năm 2023, vì đã vượt qua sự kiểm duyệt internet của chính phủ bằng phần mềm có tên Ogate. Anh Hà hiện đã mất khả năng đi lại do bị ngược đãi trong thời gian bị giam giữ.

Ngoài việc chỉ trích tình trạng giam giữ tùy tiện và kết án oan sai cho các học viên Pháp Luân Công, báo cáo còn lên án tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và những người theo đạo Hồi bị giam giữ ở Tân Cương. Theo một bài báo của Thời báo Epoch Times vào tháng 8 năm 2023, “một bác sỹ đã đồng ý ghi âm trong quá trình thuật lại hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng xảy ra vào năm 1994 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh và một cuộc trò chuyện vào năm 2002 tiết lộ rằng các học viên Pháp Luân Công là một nguồn nội tạng cụ thể.”

0b145e55a21905dcffb454f4f2f00bd7.jpg

Ảnh chụp màn hình của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tại buổi họp báo về “Báo cáo Quốc gia về tình hình Nhân quyền năm 2023”

Tại cuộc họp thông cáo báo chí về báo cáo nhân quyền năm 2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã nhấn mạnh ý tưởng cốt lõi của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế là “Mọi con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”.

Ông phát biểu rằng “Đứng lên vì tự do và nhân quyền đơn giản là việc đúng đắn cần làm. Nhưng bảo vệ và thúc đẩy những quyền bất khả xâm phạm và phổ quát này cũng có ý nghĩa sâu sắc đối với lợi ích quốc gia của chúng ta. Những quốc gia tôn trọng nhân quyền sẽ có nhiều khả năng hòa bình, thịnh vượng và ổn định hơn.”

“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nêu lên mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi một cách trực tiếp với các chính phủ liên quan. … chúng tôi đã có kế hoạch cụ thể hơn về các điều kiện nhân quyền thực tế, cũng như một quyết tâm mới nhằm phát huy những điều kiện này cho tương lai”, Ngoại trưởng Blinken cho biết.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/23/475514.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/25/216733.html

Đăng ngày 27-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Báo cáo Nhân quyền 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Vương quốc Anh: Các quan chức Chính phủ bày tỏ sự ủng hộ nhân dịp kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện 25 tháng 4https://vn.minghui.org/news/263800-vuong-quoc-anh-cac-quan-chuc-chinh-phu-bay-to-su-ung-ho-nhan-dip-ky-niem-cuoc-thinh-nguyen-25-thang-4.htmlThu, 25 Apr 2024 11:32:02 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263800[MINH HUỆ 20-04-2024] Các quan chức chính phủ của các cơ quan cao nhất ở Vương quốc Anh đã bày tỏ sự ủng hộ trước những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân […]

The post Vương quốc Anh: Các quan chức Chính phủ bày tỏ sự ủng hộ nhân dịp kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 20-04-2024] Các quan chức chính phủ của các cơ quan cao nhất ở Vương quốc Anh đã bày tỏ sự ủng hộ trước những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) đang diễn ra ở Trung Quốc. Văn phòng của Thủ tướng Anh Rishi Sunak, văn phòng của Thủ hiến Scotland Humza Yousaf, và một số thành viên của Lưỡng viện Vương quốc Anh đã gửi thư bày tỏ sự ủng hộ đối với sự kiện diễn ra ngày 20 tháng 4 năm 2024 nhằm kỷ niệm 25 năm Cuộc Thỉnh nguyện 25 tháng 4, khi 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc kháng nghị ôn hòa lên chính phủ cho quyền tự do thực hành tín ngưỡng của họ.

Thư từ Văn phòng Thủ tướng

Văn phòng Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã gửi một bức thư viết: “Thay mặt Ngài Thủ tướng, tôi xin cảm ơn quý vị vì bức thư ngày 30 tháng 3 về lời mời Ngài Thủ tướng tham dự buổi mít-tinh do Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh tổ chức vào ngày 20 tháng 4.“

“Ngài Thủ tướng cảm ơn quý vị đã dành thời gian gửi thư mời. Chính phủ vẫn luôn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công và những người dân khác vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ ở Trung Quốc, và có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy các học viên Pháp Luân Công đang bị ngược đãi nghiêm trọng.”

“Bất cứ ai cũng đáng được hưởng quyền tự do thực hành, thay đổi, hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hay phản đối bằng bạo lực, đó là nhân quyền mà tất cả mọi người cần có. Chính phủ tin rằng những xã hội hướng tới bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng sẽ ổn định hơn, thịnh vượng hơn, đồng thời có khả năng ứng phó hơn trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực.”

89e8a94063e1c2bb400c4aaa9f3d15c4.jpg8018a6a6ab75eca9cd4817b18bebff3d.jpg

Thủ tướng Anh Rishi Sunak và bức thư từ Văn phòng Thủ tướng

Thư từ Văn phòng Thủ hiến Scotland

Văn phòng của Thủ hiến Rt Hon Humza Yousaf MSP đã gửi một bức thư trong đó viết: “Chính phủ Scotland vẫn luôn quan ngại sâu sắc về sự bức hại đối với các cộng đồng, cho dù là người theo đạo Cơ đốc, người Hồi giáo, Phật tử, học viên Pháp Luân Công hay những nhóm khác, chỉ vì tín ngưỡng hoặc tôn giáo của họ ở Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng mọi người đều có quyền tự do thực hành tín ngưỡng của mình và chúng tôi đang nỗ lực để quan niệm ‘sự tồn tại của các tín ngưỡng khác không đe dọa đến bản sắc của một tôn giáo, một quốc gia hoặc một nền văn hóa’ được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.”

d5a8656cfc629d607113d4cb592b8fd5.jpg

Ông Humza Yousaf, Thủ hiến của Scotland

d2ad415c1e30f53a6d38dcd0a3a0f3bf.jpg

Thư từ Thủ hiến Scotland

Bức thư tiếp tục: “Việc cấm một số nhóm tôn giáo cũng như những hạn chế pháp lý và sách nhiễu đối với những nhóm khác, làm suy giảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận tất cả các bằng chứng được trình cho chúng tôi về cáo buộc lạm dụng và thu hoạch nội tạng. Nếu đúng thì hành vi thu hoạch nội tạng có hệ thống, do nhà nước bảo trợ sẽ cấu thành hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.”

Thư của ông Patrick Grady, Nghị sỹ Quốc hội của Glasgow

6868d0340e8b67c18e2d3bc28e4fe895.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Patrick Grady

Nghị sỹ Patrick Grady đã gửi một bức thư trong đó viết: “Tôi tự hào được sát cánh cùng với các bạn kỷ niệm 25 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của 10.000 học viên Pháp Luân Công lên Chính phủ Trung Quốc, nhằm yêu cầu chấm dứt việc đánh đập và bắt giữ những người tập Pháp Luân Công.

“Mọi người đều có quyền sống trong hòa bình và an ninh, và tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, ở rất nhiều nơi trên thế giới, những quyền này vẫn bị phủ nhận hoặc chưa được thực hiện.“

“Ở Trung Quốc, các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, vẫn thường xuyên bị bắt giữ và tạm giam một cách tùy tiện, bị cưỡng bức lao động, bị mất tích và chịu các hình thức đối xử vô nhân đạo khác.”

“Các chính trị gia dân cử trên khắp thế giới đều phải lên tiếng lên án những hành vi lạm dụng này và kêu gọi chính phủ sở tại nói rõ với Chính phủ Trung Quốc rằng những hành vi như vậy là không thể chấp nhận được.”

Thư của Nghị sỹ Quốc hội Ian Murray, Nghị sỹ Đảng Lao động của khu vực Nam Edinburgh

0ea364cb011c6428d3446ff866572334.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Ian Murray

Nghị sỹ Ian Murray viết trong thư của ông: “Trong mấy năm qua, tôi đã được cung cấp thông tin về cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tôi thấy rõ rằng cộng đồng quốc tế cần phải đoàn kết lại và đồng thanh rằng bất kỳ cuộc bức hại nào đối với bất kỳ nhóm nào ở Trung Quốc, và ngay cả trên khắp thế giới, là không thể chấp nhận được. Chúng ta cũng nên kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những cáo buộc thu hoạch nội tạng. Chúng ta sống trong một thế giới biến động nhưng rõ ràng là chúng ta cần phải đoàn kết để chống lại mọi hình thức đàn áp, phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng. Cảm ơn các bạn đã tiếp tục đấu tranh cho công lý.”

Thư của Nghị sỹ Quốc hội Alan Whitehead đại diện cho Southampton

dd4a6b4a22cb22aacae20e2216892402.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Alan Whitehead đại diện cho Southampton

Nghị sỹ Quốc hội Alan Whitehead viết: “Tôi vẫn luôn quan ngại sâu sắc về việc bức hại người dân ở Trung Quốc chỉ vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ, dẫu là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tín đồ Cơ đốc giáo, Phật tử, hay các học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hay chống đối bằng bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người đáng được hưởng.“

“Tôi đã biết đến những cáo buộc cực kỳ đáng lo ngại đã được báo cáo trong nhiều năm qua về nạn thu hoạch nội tạng người ở Trung Quốc. Tôi cũng biết rằng các nhóm thiểu số và tôn giáo, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, có thể đã trở thành mục tiêu đặc biệt.”

“Tôi biết gần đây có nhiều báo cáo hơn nói rằng vấn nạn này vẫn tiếp diễn, trong đó có phán quyết của Tòa án Luận tội Trung Quốc do Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC) khởi xướng. Tòa án Luận tội Trung Quốc thực sự đã kết luận rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện với quy mô đáng kể trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc, mà các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ đã trở thành nạn nhân chính.“

“Tôi cho rằng Chính phủ Anh phải chất vấn thêm chính quyền Trung Quốc về vấn đề này và đảm bảo rằng mọi bằng chứng mới được đưa ra phải được xem xét. Tôi tin rằng Chính phủ Anh cũng nên thúc giục Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra phản hồi rõ ràng trước những phán quyết của Tòa án Luận tội Trung Quốc và có một đánh giá độc lập phù hợp. Tôi sẽ tiếp tục thúc giục Chính phủ Anh gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không đứng nhìn và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy.”

Thư của Nghị sỹ Quốc hội Mark Pritchard

ae5541d39fe05a3bd3ffcfe151d9ed71.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Mark Pritchard

Nghị sỹ Quốc hội Mark Pritchard nêu trong thư của ông: “Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hay phản đối bằng bạo lực là một quyền mà tất cả mọi người đáng được hưởng.”

“Những lời chứng về trải nghiệm của họ vô cùng thương tâm và cách họ bị đối xử là một trong nhiều lý do khiến Trung Quốc trở thành 1 trong 32 quốc gia đáng lưu ý về nhân quyền đối với Vương quốc Anh.“

“Chính phủ Anh thường xuyên nêu lên những quan ngại về nhân quyền, bao gồm những quan ngại về cách đối xử với các tôn giáo và dân tộc thiểu số, với chính quyền Trung Quốc một cách trực tiếp và tại OSCE, Hội đồng Châu Âu và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.”

“Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã bày tỏ mối quan ngại của ông về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc trong cuộc điện đàm đầu tiên với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 5 tháng 12 năm 2023.”

Thư của Nghị sỹ Stephen Flynn đại diện cho Nam Aberdeen

864f210bd39f38904975984c8985addb.jpg

Nghị sỹ Stephen Flynn đại diện cho Nam Aberdeen

Nghị sỹ Stephen Flynn viết: “Tôi và các đồng nghiệp tại SNP (Đảng Dân tộc Scotland) của tôi ủng hộ các học viên Pháp Luân Công và quyền tự do thực hành đức tin mà không sợ bất kỳ mối đe dọa nào của họ. Tự do tôn giáo và tự do ngôn luận là những quyền cơ bản đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận từ lâu. Cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục nỗ lực nhằm bảo vệ quyền tự do tôn giáo và ngăn chặn sự bức hại các nhóm tôn giáo thiểu số ở bất cứ đâu.“

“Đồng nghiệp tại SNP của tôi, Nghị sỹ Quốc hội Patrick Grady, đã phát biểu trong cuộc thảo luận về Lạm dụng Nhân quyền Quốc tế tại Nghị viện hồi đầu năm nay và nhấn mạnh Chính phủ Anh cần tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế để buộc Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đối xử với những người muốn tu luyện Pháp Luân Công một cách ôn hòa.”

“Xin hãy yên tâm rằng các nghị sỹ quốc hội thuộc SNP ở Westminster sẽ tiếp tục thường xuyên nêu lên mối quan ngại của chúng tôi về vi phạm nhân quyền cũng như sự đàn áp quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng trực tiếp với các Bộ trưởng trong Bộ Ngoại giao để họ có thể giải quyết vấn đề đó với chính quyền Trung Quốc.”

Thông điệp từ bà Kerry McCarthy, Nghị sỹ Quốc hội của Đảng Lao động đại diện cho Bristol East

35fff2025c7f0a0c13ffc16f5e6a4a1c.jpg

Bà Kerry McCarthy, Nghị sỹ Đảng Lao động đại diện cho Bristol East

Nghị sỹ Quốc hội Kerry McCarthy viết: “Tôi là người có niềm tin mạnh mẽ vào tự do tôn giáo và lòng khoan dung, mức độ bức hại và phân biệt đối xử mà các học viên Pháp Luân Công phải đối mặt cũng như số người bị thiệt mạng thật kinh khủng!”

Thư của Nghị sỹ Quốc hội Bob Doris

9cd67e88eca7b377a8bda7b4366a15d3.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Bob Doris đại diện cho khu vực bầu cử Glasgow Maryhill và Springburn

Nghị sỹ Quốc hội Bob Doris nêu trong thư của ông: “Ngày 25 tháng 4 năm 1999 đã trở thành ngày lễ kỷ niệm bởi các học viên Pháp Luân Công đã có cuộc thỉnh nguyện ôn hòa lên Chính phủ Trung Quốc.“

“Việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục đàn áp và từ chối các quyền tự do dân sự cơ bản đã được ghi chép rõ ràng. Những tội ác này là một vụ bê bối về nhân quyền và đạo đức đang diễn ra. Tôi biết rằng, trong nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế đã tìm cách đưa ra các tham vấn mang tính xây dựng với chính quyền Trung Quốc về những vấn đề như vậy, trong đó có việc tìm cách áp dụng một số áp lực ngoại giao, song, các nỗ lực đó không khiến cho Trung Quốc thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái nào, và tôi cũng không thấy bất kỳ sự giảm nhẹ nào trong cách đối xử với các học viên Pháp Luân Công.”

“Đó là nhờ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh và nhiều tổ chức khác trên thế giới đã tiếp tục công việc trọng yếu là không ngừng phơi bày sự nghiêm trọng của vấn đề và sự đáng lo ngại trong nhận thức của công chúng. Tôi hy vọng cuộc mít-tinh và lễ kỷ niệm 25 năm diễn ra tốt đẹp.”

Thông điệp từ huân tước Roberts của quận Belgravia

fb9b1f3b85aaed63caeceac79cc4d46d.jpg

Huân tước Roberts của quận Belgravia

Huân tước Roberts của quận Belgravia viết: “Các học viên Pháp Luân Công, những người bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại một cách tàn bạo, nên biết rằng các nền dân chủ phương Tây chúng tôi không quên nỗi cực khổ mà họ phải chịu và sẽ không dung thứ cho hành vi phạm tội đối với họ.”

Thông điệp từ nữ nam tước Fookes, Thành viên của Hạ viện

3fe017ae20d39e32001a872ff41ad6ed.jpg

Nữ nam tước Fookes, Thành viên của Hạ viện

Thư của nữ nam tước Fookes, Thành viên Hạ viện, có đoạn viết: “Tôi ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do tín ngưỡng đối với những người thực hành đức tin bất bạo động hoặc tu luyện như Pháp Luân Công và thấy thật khó hiểu khi các học viên bị chính quyền Trung Quốc bức hại”.

Thông điệp từ nữ nam tước Lister của Burtersett

0feee429bd0dfb8f9780646cfea59b40.jpg

Nữ nam tước Lister của Burtersett

Nữ nam tước Lister của Burtersett viết: “Đây là thông điệp ủng hộ nhân quyền cho tất cả những người thực hành môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công. Là người thực hành chánh niệm và Thái Cực Quyền, tôi hiểu rõ tầm quan trọng của những pháp môn này.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/20/475396.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/21/216669.html

Đăng ngày 25-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Vương quốc Anh: Các quan chức Chính phủ bày tỏ sự ủng hộ nhân dịp kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện 25 tháng 4 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Geneva: Các nhóm vận động kêu gọi điều tra và lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc trong đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát lần thứ 45https://vn.minghui.org/news/260956-geneva-cac-nhom-van-dong-keu-goi-dieu-tra-va-len-an-nan-cuong-buc-thu-hoach-noi-tang-o-trung-quoc-trong-dot-danh-gia-dinh-ky-pho-quat-lan-thu-45.htmlMon, 12 Feb 2024 12:25:15 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=260956[MINH HUỆ 08-02-2024] Ngày 22 tháng 1 năm 2024, hai tổ chức phi chính phủ (NGO) – CAP Liberté de Conscience (Tự do Lương tâm) và Hiệp hội Bác sỹ Chống Thu hoạch Nội tạng (DAFOH) – đã tổ chức một cuộc họp báo […]

The post Geneva: Các nhóm vận động kêu gọi điều tra và lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc trong đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát lần thứ 45 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 08-02-2024] Ngày 22 tháng 1 năm 2024, hai tổ chức phi chính phủ (NGO) – CAP Liberté de Conscience (Tự do Lương tâm) và Hiệp hội Bác sỹ Chống Thu hoạch Nội tạng (DAFOH) – đã tổ chức một cuộc họp báo tại Văn phòng Liên Hợp Quốc (UN) ở Geneva, Thụy Sỹ, về cuộc bức hại và cưỡng bức thu hoạch nội tạng dưới sự hậu thuẫn của nhà nước nhắm vào các học viên Pháp Luân Công.

Cuộc họp báo diễn ra một ngày trước phiên họp của Trung Quốc trong Đợt Đánh giá Định kỳ trên toàn thế giới (Universal Periodic Review, UPR) lần thứ 45 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, mục đích là nhằm thông báo cho các nhà đánh giá của hội đồng về một loại vi phạm nhân quyền chính hiện đang diễn ra ở nước này.

Quy trình đánh giá này được xây dựng vào năm 2006 cùng với việc thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Toàn bộ 193 quốc gia thành viên của LHQ đều phải được đánh giá như vậy sau mỗi 4 đến 5 năm; công tác đánh giá được thực hiện bởi 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và bất kỳ quốc gia thành viên LHQ nào muốn tham dự.

Một nhóm chuyên gia đã trình bày bằng chứng về cuộc bức hại và cưỡng bức thu hoạch nội tạng nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, cùng với lời kêu gọi các phái đoàn phải có hành động, trong đó có hội đồng đánh giá để tiếp tục điều tra và lên án các hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cựu Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu: “Không thể bác bỏ một loạt bằng chứng nhất quán như vậy”

Cuộc họp báo ngày 22 tháng 1 là lần đầu tiên DAFOH được mời đồng tổ chức một sự kiện thông tin tại Liên Hợp Quốc. CAP Tự do Lương tâm, một tổ chức phi chính phủ về tự do tín ngưỡng với tư cách là cố vấn của Liên Hợp Quốc, đã mời họ vì họ có kiến thức chuyên sâu về việc ĐCSTQ tiến hành cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm.

Hai tổ chức phi chính phủ (NGOs) đã triệu tập một hội đồng gồm 10 nhà vận động nhân quyền từ các quốc gia khác nhau để trình bày những phát hiện của họ về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, gồm luật sư nhân quyền, bác sỹ, giáo sư, nhà báo, và các nhà hoạt động nhân quyền.

Ông Edward McMillan-Scott, đến từ Vương quốc Anh, là một trong những chuyên gia này. Ông đã trải qua bốn nhiệm kỳ phó chủ tịch phụ trách các vấn đề dân chủ và nhân quyền tại Nghị viện châu Âu từ năm 2004 đến năm 2014.

Tại cuộc họp báo, ông kể lại ông đã sốc như thế nào khi biết nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang diễn ra trong thực tế trong chuyến công tác của ông đến Trung Quốc vào năm 2006.

Tháng 5 năm 2006, ông đã gặp ông Tào Đông, một học viên Pháp Luân Công từng bị tù giam. Ông McMillan-Scott cho biết, ông được ông Tào kể rằng người bạn thân nhất bị giam cùng ông Tào đã biến mất khỏi phòng giam. Sau đó, ông Tào đã nhìn thấy xác chết bị lột trần truồng của người bạn này trong nhà xác của nhà tù, với những cái lỗ ở vị trí các nội tạng chính đã bị lấy đi.

Ông McMillan-Scott cũng tiết lộ rằng ông Tào đã bị bỏ tù vì cuộc gặp mặt bí mật ở Bắc Kinh đó. Cho đến nay, ông vẫn chưa biết được chuyện gì đã xảy ra với ông Tào. Sau đó, ông đã gặp thêm nhiều học viên Pháp Luân Công đã trốn thoát khỏi Trung Quốc sau khi bị cầm tù.

“Có đến hàng trăm người đều nói giống nhau”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Không thể không tin vào một loạt bằng chứng nhất quán như vậy trong một thời gian dài như vậy.”

Theo Tòa án Trung Quốc (China Tribunal), một hội đồng độc lập gồm các luật sư và chuyên gia đã được triệu tập vào năm 2019, và bằng chứng xác nhận rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc đã diễn ra ít nhất 20 năm.

Học viên Pháp Luân Công: “Mỗi mili giây của cuộc bức hại là quá dài.”

Một chuyên gia khác của hội đồng chuyên gia là anh Đinh Lạc Bân, một học viên Pháp Luân Công, cũng là nhà hoạt động nhân quyền hiện đang cư trú tại Đức. Cha của anh, ông Đinh Nguyên Đức, một nông dân trồng chè, đã bị bắt mà không có lệnh bắt giữ ở Trung Quốc vào năm ngoái vì tu luyện Pháp Luân Công và bị kết án phi pháp ba năm.

Trường hợp của cha anh đã được nêu trong một nghị quyết gần đây của Nghị viện châu Âu, Nghị quyết 2024/2504 (RSP), trong đó kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên lập tức hành động để lên án nạn lạm dụng cấy ghép tạng và cuộc bức hại trên diện rộng hơn của ĐCSTQ nhắm vào Pháp Luân Công.

“Mỗi mili giây [diễn ra cuộc bức hại] là quá dài,” anh Đinh nói tại sự kiện, “bởi vì đó là một sự bất công đáng sợ.”

Anh cũng cho biết cha anh còn bị phạt 15.000 nhân dân tệ (khoảng 2.000 Euro) vào tháng 12 năm 2023. Tại thời điểm viết bài, cha anh đã bị giam giữ bất hợp pháp trong trại tạm giam thành phố Nhật Chiếu trong gần 9 tháng, và bị tước quyền thăm thân.

Từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 6 tháng 12 năm 2023, cha của anh Đinh Lạc Bân và hơn 20 học viên Pháp Luân Công khác ở thành phố Nhật Chiếu đã bị xét xử bất hợp pháp tại tòa án. Ngày 15 tháng 12 năm 2023, cha của anh đã bị Tòa án quận Ngũ Liên kết án trái pháp luật. “Tất cả những học viên này đều là nạn nhân của một vụ bắt giữ vào tháng 5 năm 2023 nhắm vào khoảng 70 học viên Pháp Luân Công ở quê tôi”, anh cho biết.

Anh kết thúc phần lời chứng của mình bằng một số đề xuất đối với các phái đoàn tham dự, như: hối thúc phái đoàn Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và truy tố những người tham gia vào cuộc bức hại; loại Trung Quốc ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc; đôn đốc các biện pháp trừng phạt của Chính phủ đối với thủ phạm tham gia bức hại; và yêu cầu đại sứ quán các nước tại Trung Quốc điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và giám sát quá trình xét xử của các học viên Pháp Luân Công.

DAFOH: “Hành động của Trung Quốc phản ánh một hệ tư tưởng đáng lo ngại.”

Hai đại diện của Hiệp hội DAFOH, Tiến sỹ Torsten Trey và Tiến sỹ Harold King, ngồi trong hội đồng chuyên gia cùng với ông Thierry Valle, Chủ tịch của CAP Tự do Lương tâm. Hai vị bác sỹ này đã có bài trình bày tóm tắt tình hình ở Trung Quốc và kêu gọi mọi người trong cuộc họp hành động chống lại nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Cuộc đánh giá của Liên Hợp Quốc “là để xem xét các vụ lạm dụng nhân quyền, đồng thời củng cố nhân quyền và pháp quyền”, họ nói. “Nó không phải là công cụ để cung cấp một nơi trú ẩn an toàn cho thủ phạm vi phạm những quyền cơ bản đó.”

Sau đó, họ đã chỉ ra ĐCSTQ đã nhắm hàng chục triệu công dân Trung Quốc, đó là các học viên Pháp Luân Công tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, để kiếm lời bằng cách bán nội tạng của họ. Theo đó, các bệnh viện Trung Quốc đã trở thành điểm đến cho ngành du lịch ghép tạng do thời gian chờ đợi ngắn, trong đó bệnh nhân thường chỉ cần chờ trong vài tuần là đã có nội tạng cấy ghép phù hợp.

Họ kêu gọi một thái độ mạnh mẽ chống lại sự tàn bạo này. Cuối cùng, họ kêu gọi những người tham dự cuộc họp tham gia vào ba hành động – đặt câu hỏi về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc trong cuộc Đánh giá Định kỳ Phổ quát, thúc đẩy việc tạo ra vị trí Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc để điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, và thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế xét xử nạn Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng ở Trung Quốc.

Một liên minh gồm 110 nhà lập pháp, bác sỹ, học giả và các nhóm xã hội dân sự đang kêu gọi Liên Hợp Quốc thành lập một tòa án hình sự quốc tế để điều tra tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/8/472577.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/9/214973.html

Đăng ngày 12-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Geneva: Các nhóm vận động kêu gọi điều tra và lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc trong đợt Đánh giá Định kỳ Phổ quát lần thứ 45 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Pháp: Các Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu và người dân lên án cuộc bức hạihttps://vn.minghui.org/news/258974-phap-cac-nghi-sy-nghi-vien-chau-au-va-nguoi-dan-len-an-cuoc-buc-hai.htmlThu, 25 Jan 2024 09:23:48 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258974[MINH HUỆ 22-01-2024] Ngày 18 tháng 1 năm 2024, tại trụ sở chính ở Strasbourg, Pháp, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi […]

The post Pháp: Các Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu và người dân lên án cuộc bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Pháp

[MINH HUỆ 22-01-2024] Ngày 18 tháng 1 năm 2024, tại trụ sở chính ở Strasbourg, Pháp, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), yêu cầu chính quyền nước này lập tức chấm dứt sự tàn bạo và trả tự do cho học viên Đinh Nguyên Đức và tất cả các học viên bị kết án phi pháp khác. Nghị quyết cũng kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với những thủ phạm và tổ chức tham gia vào cuộc bức hại.

Ngày 17 và 18 tháng 1, các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Pháp và Đức đã đến Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg, Pháp. Họ chia sẻ về cuộc bức hại kéo dài 24 năm của ĐCSTQ với người dân thuộc mọi giai tầng xã hội đến thăm Nghị viện Châu Âu, và kêu gọi các Nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu giúp chấm dứt sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Anh Đinh Nhạc Bân, sống ở Đức, đã trình bày trước Nghị viện Châu Âu về trải nghiệm của bản thân và những bức hại mà cha mẹ anh phải chịu đựng ở Trung Quốc.

456a222eca2cd2f05625976a85e2760d.jpg2f1b2874f3703cf31d50004640f82748.jpg

e7fb31a88c6938a7e1127dd47fbe9877.jpg

Các học viên tập trung trước Nghị viện Châu Âu hôm 17 và 18 tháng 1 năm 2024 để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Sự kiện ngày 17 tháng 1 diễn ra tại cổng chính của Nghị viện Châu Âu, nơi các quan khách, nghị sỹ và trợ lý xuống xe taxi hoặc tàu điện để vào cuộc họp. Sự kiện ngày 18 tháng 1 được tổ chức ở phía sau Nghị viện – gần lối vào tòa nhà Winston Churchill.

07a7b70c3612b36da3f5dbaeca930f9f.jpg

Người qua đường tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

48f2d7842f325860d16da7c454e0b33a.jpg

Học viên Đinh Nhạc Bân kêu gọi trả tự do cho cha mẹ anh trong sự kiện diễn ra trước Nghị viện Châu Âu

Trong hai ngày đó, các học viên đã không quản ngại giá rét của mùa đông khắc nghiệt: mưa phùn, mưa tuyết và tuyết rơi dày đặc. Các nhân viên bảo vệ và quan khách nghị viện rất ấn tượng trước sự kiên trì và nỗ lực của các học viên.

Nghị sỹ Ý: Chúng tôi phải luôn sát cánh cùng các bạn

Ngày 18 tháng 1, sau khi nghị quyết được thông qua, ông Fabio Massimo Castaldo, một Nghị sỹ phi đảng phái của Nghị viện Châu Âu đại diện cho Ý, bước ra khỏi tòa nhà nghị viện và gặp các học viên. Về tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công còn sống, ông cho hay: “Tôi yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế. Chính vì vấn đề này mà tôi kêu gọi tất cả các chính phủ hãy xử phạt tất cả các quan chức Trung Quốc gây ra những hành động như vậy đối với các bạn và các nhóm thiểu số khác. Điều đó không dễ dàng, vì một số chính phủ châu Âu có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Nhưng trong Nghị viện, thông điệp này đã rất mạnh mẽ, và hôm nay chúng tôi nhận được sự ủng hộ rộng rãi.” Ông khích lệ các học viên tiếp tục kiên trì.

42c416fcbfddf2096f311a6b524f25e0.jpg

Nghị sỹ Fabio Massimo Castaldo trò chuyện với các học viên và chụp ảnh nhóm

Tối ngày 17 tháng 1, trong cuộc tranh luận về nghị quyết này tại Nghị viện Châu Âu, Nghị sỹ Castaldo tuyên bố rằng, trước thực trạng ĐCSTQ buôn bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và người dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, “Chúng ta không có lựa chọn nào khác. Chỉ có thể lên án một cách mạnh mẽ, rõ ràng và dứt khoát. Tất cả chúng ta cần phải yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về tội buôn bán nội tạng, và trừng phạt nghiêm khắc các quan chức và cơ quan có dính líu.”

Ông nói thêm: “Trước những hành động tàn bạo này, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ các giá trị và nhân quyền của mình, hoặc chọn con đường đồng lõa. Vì im lặng là đồng lõa, vậy nên tối nay, tôi lại kêu gọi Nghị viện này không được im lặng. Chúng ta phải luôn sát cánh cùng những người đấu tranh cho tự do và quyền được sống.”

f4cdfa3d1d762745d9db19da91118a8b.jpg

Một người dân ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Sinh viên đại học: Tôi ủng hộ hành động của các bạn

Sau khi chăm chú lắng nghe học viên giới thiệu, một sinh viên đại học y cho hay: “Cho dù nhà độc tài có áp dụng biện pháp bức hại nào đi nữa, mọi hình thức bức hại đều phải bị cấm. Tôi hoàn toàn ủng hộ các bạn.”

Một phụ tá điều dưỡng rất vui khi được các học viên giới thiệu Pháp Luân Công, và cô hy vọng có thể tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.

Một học viên nói với hai người phụ nữ đến từ Ethiopia và Togo rằng năm ngoái, Togo đã tổ chức một sự kiện kỷ niệm 10 năm hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ở Togo. Những hoạt động như vậy được tổ chức ở châu Phi, nhưng bị cấm ở Trung Quốc. Họ bày tỏ sự tiếc nuối về điều này, và nhận tờ rơi Pháp Luân Đại Pháp.

Những chiếc ô tô đến từ Offenburg và taxi đến từ Đức quay đầu ở đó, và các tài xế nhận tờ rơi từ các học viên. Khi xe taxi đi ngang qua, các tài xế hạ kính xuống và nhận tờ rơi.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/22/471225.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/24/214432.html

Đăng ngày 25-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Pháp: Các Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu và người dân lên án cuộc bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nghị viện Châu Âu thông qua Nghị quyết yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/258880-nghi-vien-chau-au-thong-qua-nghi-quyet-yeu-cau-dcstq-ngay-lap-tuc-cham-dut-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 22 Jan 2024 09:50:27 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258880[MINH HUỆ 19-01-2024] Ngày 18 tháng 1 năm 2024, tại trụ sở ở Strasbourg, Pháp, các thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEP) đã thông qua nghị quyết 2024/2504 (RSP) với đa số phiếu thuận. Nghị quyết được khởi xướng bởi các nghị viên từ […]

The post Nghị viện Châu Âu thông qua Nghị quyết yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tuyết Lỵ, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 19-01-2024] Ngày 18 tháng 1 năm 2024, tại trụ sở ở Strasbourg, Pháp, các thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEP) đã thông qua nghị quyết 2024/2504 (RSP) với đa số phiếu thuận. Nghị quyết được khởi xướng bởi các nghị viên từ các đảng và các quốc gia thành viên nhằm lên án cuộc bức hại đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công, đồng thời kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp và trả tự do vô điều kiện cho ông Đinh Nguyên Đức (Ding Yuande), một học viên đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ và kết án ba năm tù vào tháng 12 năm 2023. Nội dung của nghị quyết sẽ được chuyển đến các tổ chức, chính phủ và nghị viện các nước thành viên EU và chính phủ Trung Quốc.

Nghị quyết kêu gọi EU và các quốc gia thành viên lập tức hành động để lên án hành vi lạm dụng cấy ghép nội tạng và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống do chính nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Nghị quyết cũng yêu cầu “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đinh Nguyên Đức và tất cả các học viên đã bị bắt cóc khác” và kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với tất cả thủ phạm cũng như tổ chức và cá nhân đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công.

779ff469e6f180f85e7ddba840ba557c.jpg

Các thành viên của Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết 2024/2504 (RSP) lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 18 tháng 1 năm 2024. (Ảnh do EU cung cấp)

77b02839d71afbf13b334364c3e517fc.jpg

3b32d1e783f53021916a20c9db1113a2.jpg

Nghị quyết 2024/2504 (RSP) đã được Nghị viện Châu Âu thông qua vào ngày 18 tháng 1 năm 2024

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, các thành viên của Nghị viện Châu Âu đã tổ chức một phiên tranh luận về nội dung bản dự thảo của nghị quyết tại Tòa nhà Nghị viện Châu Âu ở ‎Strasbourg. Nhiều nghị sỹ đã lên án việc ĐCSTQ phỉ báng các học viên Pháp Luân Công và sử dụng các cực hình để tra tấn họ. Các nghị sỹ kêu gọi EU đưa ra các biện pháp trừng phạt thích đáng đối với thủ phạm của những hành vi vi phạm nhân quyền này.

Nghị sỹ Đức: Tu luyện Pháp Luân Công không phải là mối đe dọa

Nghị sỹ Michael Gahler của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức đã đề cập đến Pháp Luân Công trong bài phát biểu tranh luận của ông: “Đó là một môn tu luyện không gây hại cho bất cứ ai, cũng không gây ra mối đe dọa cho nhà nước, vậy mà từ năm 1999, ĐCSTQ đã coi pháp môn này là mối đe dọa cho hệ tư tưởng của họ và đã phát động cuộc bức hại. Vụ việc mà chúng tôi đang lưu ý đến là trường hợp ông Đinh Nguyên Đức đã bị bắt và bị kết án hơn ba năm tù vào tháng 12.” Ông cho hay các học viên “cần phải được trả tự do vô điều kiện và được phép thực hành tín ngưỡng hoặc văn hóa của họ, bởi điều đó cũng được quy định trong Hiến pháp Trung Quốc”.

7c2591bb3a57ee3c21df133b864d0d9e.jpg

Nghị sỹ Michael Gahler của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức

Nghị sỹ Ý: Phải có chế tài nghiêm đối với hành vi buôn bán nội tạng

Nghị sĩ Ý Fabio Massimo Castaldo phát biểu: “Đã 25 năm kể từ khi Bắc Kinh tiến hành cuộc bức hại thực sự [tàn bạo] đối với những người theo Pháp Luân Công…”

“(Cuộc bức hại) thực sự là một cuộc đàn áp theo phong cách thời Trung cổ đối với các nhóm thiểu số và sắc tộc. Song, nó còn được thực hiện với sự trợ giúp của các công nghệ tương lai khiến sự áp bức ngày càng gia tăng, như thể được nêu trong tiểu thuyết nổi tiếng “1984” của George Orwell vậy.”

“(Cuộc bức hại là) một tội ác kinh hoàng khiến hàng chục nghìn người mất tích. Trước những tội ác này, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc lên án một cách kiên quyết, rõ ràng và dứt khoát. Tất cả chúng ta cần yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế về tội buôn bán nội tạng và áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các quan chức và cơ quan có thẩm quyền.”

85f0d471f4b513279ae2955eb57264e3.jpg

Nghị sỹ người Ý Fabio Massimo Castaldo

Nghị sỹ Bồ Đào Nha: EU không thể trở thành đồng phạm

Trong phiên tranh luận, Nghị sỹ Isabel Santos của Đảng Dân chủ Xã hội Bồ Đào Nha cho biết: “Vụ việc của ông Đinh Nguyên Đức chỉ là một trong nhiều trường hợp học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc mà ĐCSTQ đã che đậy trong nhiều năm qua. Pháp Luân Công là một môn tu luyện hoàn toàn vô hại và không hề gây tổn hại đến lợi ích của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Trước loại trường hợp này, Liên minh Châu Âu không thể là đồng phạm khi cứ giữ thái độ khoan nhượng hoặc lặng im.”

“Do vậy, chúng tôi yêu cầu trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức cho ông ấy (Đinh Nguyên Đức), cũng như tất cả các học viên Pháp Luân Công cùng các nạn nhân đang bị giam giữ tùy tiện khác, …chúng ta không thể dung thứ cho loại hành vi này.”

“Ngoài ra, Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên cần phải hỗ trợ cho cuộc điều tra quốc tế về các trường hợp thu hoạch nội tạng cũng như các trường hợp bị tra tấn, xỉ nhục, và đối xử vô nhân đạo ở Trung Quốc.”

d358254efe7cff60c46f9a5ded938026.jpg

Nghị sỹ Isabel Santos của Đảng Dân chủ Xã hội Bồ Đào Nha

Nghị sỹ Séc: Đừng bán đứng giá trị của chúng ta

Nghị sỹ Markéta Gregorová thuộc Đảng Xanh của Séc phát biểu: “Mối quan hệ thương mại của chúng ta (giữa EU và Trung Quốc) không thể trở thành lý do để làm ngơ trước nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, nạn triệt sản, và hàng loạt trại tập trung trong thế kỷ 21 này.”

“Trong nhiều thập kỷ qua, Liên minh Châu Âu đã không có động thái gì để ngăn chặn ĐCSTQ gây ra những tội ác này. Thay vào đó, chúng ta còn cử các phái đoàn doanh nghiệp lớn và các nguyên thủ quốc gia qua đó và chấp nhận mong muốn của Trung Quốc coi những tội ác này là vấn đề nội bộ, không đáng để can thiệp.”

Cuối cùng, bà nhấn mạnh: “Đừng tài trợ cho sự hủy diệt đối với chúng ta và đừng bán đứng những giá trị của chúng ta”.

f38b1aa69cc481502cd74460186a8b7c.jpg

Nghị sỹ Markéta Gregorová thuộc Đảng Xanh của Séc.

Nghị sỹ Slovakia: Đã đến lúc áp dụng biện pháp có nguyên tắc đối với ĐCSTQ

Nhà lập pháp Slovakia Miriam Lexmann cho hay bà đã biết rõ các học viên bị tra tấn như thế nào trong các nhà tù ở Trung Quốc. Bà nói: “(Họ) bị buộc phải mặc ‘áo trói’, bị sốc bằng dùi cui điện, bị xịt ớt, bị làm bỏng chân, bị bức thực bằng dầu mù tạt, hoặc bị cấm ăn, cấm ngủ. Một số phụ nữ còn bị tấn công tình dục, và chúng ta không thể bỏ qua nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng kinh hoàng.”

“Đã đến lúc EU cần áp dụng biện pháp có nguyên tắc hơn đối với ĐCSTQ. Chính việc thiếu các chính sách mang tính nguyên tắc đã khiến chúng ta rơi vào tình trạng nguy hiểm về an ninh hiện nay. Việc buộc ĐCSTQ và tay sai của họ phải chịu trách nhiệm về những tội ác chống lại loài người là một khởi đầu tốt để giải quyết vấn đề này.”

3293c6b27b43ed33cea8765f108d7e2d.jpg

Nghị sỹ Miriam Lexmann từ Slovakia

Nghị sỹ Ba Lan: Một trường hợp đàn áp khác

Nghị sỹ Anna Fotyga là một chính trị gia người Ba Lan và là tổng thư ký của Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu. Bà cho rằng trường hợp của ông Đinh Nguyên Đức là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang đàn áp quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng.

Bà nhắc nhở các thành viên khác rằng con trai ông Đinh đang kháng nghị trước Tòa nhà Quốc hội và bà kiến nghị các nghị viên thể hiện sự ủng hộ [đối với các học viên Pháp Luân Công].

d80dd04856d6e7014ef0b1442d665082.jpg

Nghị sỹ Ba Lan Anna Fotyga

Sau khi phiên tranh luận kết thúc, ông Nicolas Schmit, thành viên Ủy ban Châu Âu, thay mặt ông Josep Borrell, Phó Chủ tịch Ủy ban kiêm Đại diện Cấp cao của EU, phát biểu: “Cuộc tranh luận phản ánh rõ ràng mối quan ngại sâu sắc và trường kỳ của Nghị viện Châu Âu về các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.”

Ông cho biết thêm rằng EU “tiếp tục nắm bắt mọi cơ hội, bao gồm cả đa phương và ở cấp độ chính trị cao nhất, để nêu lên những mối quan ngại dai dẳng về tình hình nhân quyền hết sức nghiêm trọng ở Trung Quốc”.

493c02b92fe6c8d8e141f3d88ed38cc4.jpg

Nghị sỹ Nicolas Schmit, Ủy viên Việc làm và Quyền Xã hội của EU

Nghị quyết nhằm trừng phạt những kẻ gây ra cuộc bức hại

Nghị quyết đề cập rằng sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, “hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã được ghi nhận là đã từ vong vì bị ngược đãi trong cuộc bức hại của ĐCSTQ, và còn rất nhiều trường hợp khác không được ghi chép.”

Nghị quyết kêu gọi EU và các quốc gia thành viên “công khai lên án hành vi lạm dụng cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, đồng thời sử dụng Chế độ trừng phạt Nhân quyền Toàn cầu của EU và các chế độ trừng phạt nhân quyền quốc gia đối với tất cả thủ phạm, người nhà của họ, cũng như các tổ chức đã tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt nên bao gồm từ chối cấp thị thực, phong tỏa tài sản, trục xuất khỏi lãnh thổ EU, truy tố hình sự hoặc khởi xướng các cáo buộc hình sự quốc tế.”

Con trai kêu gọi sự trợ giúp để giải cứu cha

Chính quyền thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã bắt cóc khoảng 70 học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Đinh Nguyên Đức và vợ ông là bà Mã Thụy Mai vào ngày 12 tháng 5 năm 2023 mà không hề có lệnh bắt giữ.

950da392c6f8b8a5a87eb2bb1c356699.jpg

Học viên Pháp Luân Công, anh Đinh Nhạc Bân (bên phải) và Nghị sỹ Đức Michael Gahler (Ảnh: The Epoch Times)

Sau khi con trai của họ, anh Đinh Nhạc Bân, cũng là một học viên hiện đang sinh sống tại Đức, biết tin cha mẹ mình bị bắt, anh đã kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp. Hơn mười ngày sau khi bị bắt, mẹ anh đã được thả nhưng cha anh vẫn bị giam giữ. Vào tháng 11 năm 2023, Tòa án quận Ngũ Liên đã tiến hành xét xử ông Đinh Nguyên Đức. Sau đó, không ai trong gia đình ông nhận được thông tin gì về vụ việc này. Một tháng sau, ngày 20 tháng 12 năm 2023, gia đình biết tin ông Đinh đã bị kết án ba năm tù và bị phạt 15.000 nhân dân tệ.

Các bài viết liên quan:

Đức: Truyền thông và công chúng ủng hộ nỗ lực giải cứu gia đình học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại ở Trung Quốc
Cộng hòa Slovakia: Cựu Chủ tịch Hội đồng Quốc gia đề nghị chính quyền Trung Quốc chấm dứt bức hại các học viên Đinh Nguyên Đức và Mã Thụy Mai
Berlin, Đức: Nghị sỹ Quốc hội tiểu bang yêu cầu thả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ ở Trung Quốc
Truyền thông quốc tế đưa tin và lên tiếng chỉ trích lệnh bắt giữ phi pháp ông Đinh Nguyên Đức
Đức: Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế gửi thư cho Giám đốc Sở Cảnh sát tỉnh Sơn Đông yêu cầu trả tự do cho một học viên Pháp Luân Đại Pháp

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/19/471134.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/20/214383.html

Đăng ngày 22-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nghị viện Châu Âu thông qua Nghị quyết yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Phó thống đốc hoan nghênh các học viên Pháp Luân Đại Pháphttps://vn.minghui.org/news/257046-istanbul-tho-nhi-ky-pho-thong-doc-hoan-nghenh-cac-hoc-vien-phap-luan-dai-phap.htmlFri, 22 Dec 2023 12:53:35 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=257046[MINH HUỆ 20-12-2023] Tiến sỹ Hasan Hüseyin Can, Phó thống đốc của Istanbul, đã gặp mặt các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại văn phòng của ông vào ngày 11 tháng 12 năm 2023. Với dân số lên đến 20 […]

The post Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Phó thống đốc hoan nghênh các học viên Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ

[MINH HUỆ 20-12-2023] Tiến sỹ Hasan Hüseyin Can, Phó thống đốc của Istanbul, đã gặp mặt các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại văn phòng của ông vào ngày 11 tháng 12 năm 2023. Với dân số lên đến 20 triệu người, Istanbul là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử của quốc gia này. Tiến sỹ Can phụ trách ba quận lớn nhất của Istanbul là Esenler, Eyüpsultan và Kağıthane, đồng thời ông còn liên kết với Bộ Văn hóa và Du lịch.

Khi gặp mặt các học viên đến từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Thổ Nhĩ Kỳ, Tiến sỹ Can đã chào đón họ bằng sự hiếu khách và chân thành truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ. Các học viên đã cho ông biết Pháp Luân Đại Pháp là gì và việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đàn áp nhóm ôn hòa này từ năm 1999.

msword

Tiến sỹ Hasan Hüseyin Can, Phó Thống đốc của Istanbul.

Họ cho biết mặc dù các học viên Pháp Luân Đại Pháp hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành công dân tốt, nhưng họ lại bị ngược đãi ở Trung Quốc vì tín ngưỡng của mình. ĐCSTQ còn giết hại các học viên, mổ lấy nội tạng của họ đem bán để trục lợi.

“Tôn vinh lòng tốt, sự cảm thông và bao dung, và khiến cho những đức tính này làm chủ đạo trong xã hội là nền tảng căn bản của một cấu trúc xã hội lành mạnh,” Tiến sỹ Can nói tiếp sau khi nghe đến chi tiết về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. “Nhiều nhà tư tưởng Thổ Nhĩ Kỳ đều có chung quan điểm và nhấn mạnh việc đối xử bình đẳng và khoan dung với mọi người.”

“Trong bối cảnh này, tôi tin rằng những đạo lý được giảng trong Pháp Luân Đại Pháp sẽ có những đóng góp tích cực cho nền văn hóa cổ truyền và cấu trúc xã hội của chúng tôi, hoặc có thể đem những điều tốt hiển lộ ra và khiến chúng được chú trọng hơn. Tôi chúc các bạn thành công,” ông cho biết thêm.

ae7cdbd1ee24704e74263357e2b08a1e.jpg

Tiến sỹ Hasan Hüseyin Can nhận cuốn Chuyển Pháp Luân.

Khi các học viên giới thiệu cuốn Chuyển Pháp Luân, gồm những bài giảng chính của Pháp Luân Đại Pháp, Tiến sỹ Can cho biết ông rất tò mò về cuốn sách và ông nhất định sẽ đọc cuốn sách này.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/20/469516.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/21/213425.html

Đăng ngày 22-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Phó thống đốc hoan nghênh các học viên Pháp Luân Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nghị sỹ Ấn Độ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại nghị trường Quốc hộihttps://vn.minghui.org/news/256964-nghi-sy-an-do-nang-cao-nhan-thuc-ve-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong-tai-nghi-truong-quoc-hoi.htmlTue, 19 Dec 2023 07:56:39 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256964[MINH HUỆ 15-12-2023] Lần đầu tiên, một nhà lập pháp Ấn Độ đã nêu vấn đề về cuộc bức hại của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trên nghị trường Quốc hội, và mô […]

The post Nghị sỹ Ấn Độ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại nghị trường Quốc hội first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 15-12-2023] Lần đầu tiên, một nhà lập pháp Ấn Độ đã nêu vấn đề về cuộc bức hại của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trên nghị trường Quốc hội, và mô tả rằng tình hình nhân quyền của chính quyền cộng sản láng giềng là “rất nghiêm trọng”.

Trong Phiên họp mùa đông ngày 5 tháng 12 của Quốc hội ở New Delhi, ông Aneel Prasad Hegde, một Nghị sỹ của Thượng viện Ấn Độ (còn được gọi là Rajya Sabha) đã nêu lên những tội ác tàn bạo về nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông kêu gọi chính phủ bắt đầu một chiến dịch giúp ngăn chặn sự tàn bạo đang diễn ra.

bee89aa5a36df567e1d0e87e644a73d1.jpg

Ông Hegde phát biểu về cuộc bức hại do ĐCSTQ gây ra

f5f650e2d0abf979336c128c8745a92a.jpg

Nghị trường của Rajya Sabha – Thượng viện Ấn Độ (Ảnh: Wikimedia)

Ông Hegde là thành viên của Đảng Janata Dal (Đảng Thống nhất) và được bầu vào thượng viện Ấn Độ, đại diện cho bang Bihar, vào tháng 5 năm 2022. “Hàng triệu người, trong đó có các học viên Pháp Luân Đại Pháp và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị cưỡng bức lao động trong các nhà tù ở Trung Quốc”, ông Hegde cho biết trong khi phát biểu tại cuộc thảo luận ngắn về tình hình kinh tế của Ấn Độ.

“Do vi phạm nhân quyền, vi phạm luật lao động và luật môi trường, nước láng giềng của chúng ta có thể sản xuất hàng hóa giá rẻ và khiến hàng hóa của chúng ta kém cạnh tranh hơn. Việc buôn bán phi pháp nội tạng của các tù nhân vô tội như học viên Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) [và] người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ [là] một ngành kinh doanh phát đạt ở đó.”

Sau đó, ông nói chuyện với một phóng viên Minghui.org và chia sẻ quan điểm về cuộc khủng hoảng nhân quyền ở Trung Quốc. Ông cũng đề cập đến việc điều đó tác động như thế nào đến thế giới và nền kinh tế Ấn Độ. Ông cho hay ông đã ủng hộ nhân quyền trong suốt sự nghiệp của mình. Quan trọng nhất, ông đã khiến các nhà lập pháp đồng nghiệp của ông chú ý đến những hành vi ngược đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông nói: “Là một người quan ngại về vi phạm nhân quyền, sẽ thật thiếu sót nếu tôi không nói về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng [của Trung Quốc] từ các học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, vốn là ngành buôn bán đang phát triển mạnh ở Trung Quốc”, ông Hegde nói.

“Bản thân đại đa số các nhà lập pháp [và] các Nghị sỹ quốc hội không biết đến quan điểm mà tôi nêu ra. Nhưng từ khi tôi phát biểu về chúng [trước quốc hội], rất nhiều người đã hỏi tôi [về] Pháp Luân Đại Pháp và người Duy Ngô Nhĩ.”

Ông cho biết thêm rằng các học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các nhà tù ở Trung Quốc bị buộc phải làm công việc lao động cường độ cao khiến Trung Quốc có thể “sản xuất hàng hóa giá rẻ”, và vì điều này mà ngành sản xuất của Ấn Độ đang gặp khó khăn.

Ông Hegde lần đầu tiên biết đến Pháp Luân Đại Pháp vào đầu những năm 2000, khi pháp môn này mới được một số học viên hải ngoại giới thiệu tại Ấn Độ. Ông cho biết ông vẫn giữ liên lạc với một số học viên mà ông đã gặp cách đây nhiều năm.

95135f04bdf595dce62a98bc321fa468.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Nagpur, Ấn Độ đang luyện các bài công pháp

968827391a997e24c19588f57a81b86e.jpg

Học sinh tại Quần đảo Andarman và Nicobar học các bài công pháp

Gần đây, các học viên Pháp Luân Công Ấn Độ đã cố gắng nêu vấn đề về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc với các nhà lập pháp quốc gia và họ đã gặp ông Hegde khá nhiều lần.

Một trong những học viên đã liên lạc với ông Hegde một thời gian đã đích thân gặp ông ở New Delhi vào tháng 9 năm 2023. Họ trò chuyện chi tiết về cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng. Nhà lập pháp nói với người học viên rằng nếu họ không sớm hành động, họ sẽ phải ngồi lại và nói về vấn đề này thậm chí sau 20 năm nữa.

Ông Hegde đánh giá cao sự ủng hộ của những người có lương tâm trên toàn cầu và cho rằng các nhà lập pháp và người dân trên khắp thế giới phải cùng nhau chấm dứt những bất công và tội ác đã và đang xảy ra ở Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua.

“Tôi xin chúc mừng tất cả những người trên khắp thế giới đang ủng hộ lý tưởng của học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ. Tôi ủng hộ những Nghị sỹ ở nhiều quốc gia và tất cả mọi người ở bất cứ đâu đã lên tiếng [ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp]. Tôi xin chúc mừng tất cả những người đó. Hãy tiếp tục và kiên trì đấu tranh để khôi phục nhân quyền ở Trung Quốc và trên toàn thế giới”, ông nói.

“Bất kể điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc, tình trạng vi phạm nhân quyền là hết sức nghiêm trọng và thế giới sẽ không hề biết đến điều này [nếu mọi người không thể hiện sự ủng hộ]. Vậy nên, tôi một lần nữa kêu gọi tất cả mọi người, các nghị sỹ và nhà lập pháp trên toàn thế giới rằng cần tiếp tục nêu ra những vấn đề này.”

Ông Hedge hy vọng rằng trong tương lai gần thế giới của chúng ta sẽ không còn những tội ác chống lại loài người như vậy.

Ông nói: “Tôi lạc quan rằng sẽ sớm đến một ngày mà những hành vi vi phạm nhân quyền này sẽ chấm dứt và một xã hội [không còn vi phạm nhân quyền] sẽ sớm được thiết lập, nơi mà tất cả mọi người có thể sống một cuộc sống hạnh phúc”.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/12/15/469311.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/18/213380.html

Đăng ngày 19-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nghị sỹ Ấn Độ nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại nghị trường Quốc hội first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Vương quốc Anh: Nhiều quan chức chính phủ lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và lên án cuộc bức hại nhân Ngày Nhân quyền Thế giớihttps://vn.minghui.org/news/256804-vuong-quoc-anh-nhieu-quan-chuc-chinh-phu-len-tieng-ung-ho-phap-luan-dai-phap-va-len-an-cuoc-buc-hai-nhan-ngay-nhan-quyen-the-gioi.htmlWed, 13 Dec 2023 12:45:38 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256804[MINH HUỆ 10-12-2023] Trước Ngày Nhân quyền Thế giới, ngày 10 tháng12 năm 2023, 6 Nghị sỹ Quốc hội đã gửi thư tới Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh để bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp […]

The post Vương quốc Anh: Nhiều quan chức chính phủ lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và lên án cuộc bức hại nhân Ngày Nhân quyền Thế giới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 10-12-2023] Trước Ngày Nhân quyền Thế giới, ngày 10 tháng12 năm 2023, 6 Nghị sỹ Quốc hội đã gửi thư tới Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh để bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Đại Pháp và lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

70c56d524b1617d716aac7d024e77f60.jpg

(Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) Thượng Nghị sỹ Hunt, Nghị sỹ Mark Pritchard, Nghị sỹ Ian Murray, Nghị sỹ AS Jonathan Edwards, Nghị sỹ Patrick Grady, và Nghị sỹ Ellie Reeves

Trong bức thư của mình, Thượng Nghị sỹ quý tộc Hunt của vùng Kings Heath, người được tặng huy chương của Hoàng gia Anh (PC OBE), viết: “Tôi rất hân hạnh được gửi thông điệp ủng hộ này nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc tế Nhân quyền”.

81bea7598b48d9747cf9a198c6529369.jpg

Thượng Nghị sỹ quý tộc Hunt của vùng Kings Heath, người được tặng huy chương của Hoàng gia Anh

Ông viết trong thư: “Tôi vẫn tiếp tục hối thúc chính phủ Anh và các chính phủ khác bày tỏ rõ với chính quyền Trung Quốc rằng những hành vi đó của họ là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tôi rất vinh dự được gửi tới các bạn thông điệp ủng hộ mạnh mẽ của mình.”

7c81fc5eeb76a06bbc4debf11fb63f0b.jpg

Nghị sỹ RT Hon Mark Pritchard

Nghị sỹ Rt Hon Mark Pritchard viết: “Tôi quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Những lời chứng về những gì họ đã trải qua thật vô cùng đau xót và cách đối xử [của chính quyền Trung Quốc] đối với họ là một trong nhiều lý do khiến Vương quốc Anh liệt Trung Quốc vào diện quốc gia có mối quan ngại lớn về nhân quyền.“

“Chính phủ Anh thường xuyên trực tiếp nêu những quan ngại về nhân quyền, trong đó có việc đối xử với các học viên Pháp Luân Công, với các lãnh đạo Trung Quốc tại OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu), Hội đồng Châu Âu, và Liên minh Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng Quốc tế.”

Cuối thư, ông viết: “Tôi rất vui vì Chính phủ [Anh] đã chính thức bày tỏ quan ngại về cách đối xử của [chính quyền] Trung Quốc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong năm nay và tôi biết rằng nhiều Bộ trưởng sẽ tiếp tục nêu ra vấn đề này”.

32e0c6e2262fbab742fc374d47e12a90.jpg

Nghị sỹ Ian Murray

Nghị sỹ Ian Murray viết: “Nhân kỷ niệm tròn 75 năm Ngày Nhân quyền, tôi vẫn luôn đặc biệt quan ngại về việc chính quyền Trung Quốc bức hại người dân vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, dù đó là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Cơ đốc nhân, Phật tử, hay các học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do được thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp bằng bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người đáng được hưởng, và việc hành vi này vẫn được phép diễn ra là điều không thể chấp nhận được.”

“Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các cáo buộc thu hoạch nội tạng và sự ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ là bằng chứng rõ hơn cho thấy hành động của họ đi ngược lại mọi luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế cần có một tiếng nói chung để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công và đoàn kết chống lại mọi hình thức phân biệt chủng tộc và đàn áp.”

9e070919e690d2a6dcdf6d758a899dc3.jpg

Nghị sỹ Jonathan Edwards

Trong thư, Nghị sỹ Jonathan Edwards cho biết ông đã ký bản kiến nghị ủng hộ việc phản bức hại các học viên nhân dịp kỷ niệm 21 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công. Kiến nghị này không chỉ lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công mà còn kêu gọi chính phủ Anh xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt như cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với những người vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ông cảm ơn các học viên đã liên lạc lại với ông và nêu ra vấn đề rằng ĐCSTQ vẫn đang bức hại Pháp Luân Công.

f9c4eac84debd5aac79fc62ebdbc8011.jpg

Nghị sỹ Patrick Grady

Nghị sỹ Patrick Grady viết: “Sẽ có một phiên thảo luận tại Quốc hội vào thứ Năm tới nhân dịp kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, tôi hy vọng sẽ có thể phát biểu tại đó, và cùng với những nghị sỹ khác hy vọng có thể nêu ra những mối quan ngại này cũng như những hành vi vi phạm nhân quyền trên khắp thế giới.”

Ông cho hay: “Năm nay đánh dấu kỷ niệm tròn 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, vốn là cam kết toàn cầu nhằm tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản để mọi người được sống trong hòa bình và an ninh. Ở rất nhiều nơi trên thế giới, những quyền này vẫn bị chối bỏ hoặc chưa được thực hiện. Ở Trung Quốc, các nhóm dân tộc thiểu số và tín ngưỡng, gồm cả học viên Pháp Luân Công và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, có thể bị bắt giữ tùy tiện, lao động cưỡng bức, mất tích và [phải chịu] nhiều hình thức đối xử vô nhân đạo khác. Nhân dịp Ngày Nhân quyền Quốc tế, chúng ta phải cùng nhau lên tiếng chống lại những hành vi ngược đãi này và kêu gọi chính phủ của chúng ta nói rõ với Chính quyền Trung Quốc rằng những hành vi của họ như vậy là không thể chấp nhận được.”

a97926015d0db0e9ff5c01ea17db40d6.jpg

Nghị sỹ Ellie Reeves

Nghị sỹ Ellie Reeves viết: “Còn có cả những cáo buộc đáng lo ngại về tội ác thu hoạch nội tạng, vốn là tội ác được chính quyền Trung Quốc coi là phi pháp từ năm 2014, nhưng nhiều báo cáo của Liên minh Quốc tế nhằm Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC), đã chỉ ra rằng các hoạt động thu hoạch nội tạng vẫn tiếp diễn mà nạn nhân chủ yếu là các tù nhân Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ trong các nhà tù và trại tập trung ở Trung Quốc. Điều này khiến tôi thật sự bàng hoàng bởi quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp bằng bạo lực là một nhân quyền mà tất cả mọi người đáng được hưởng.“

“Tôi sẽ viết thư gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao để hỏi xem Vương quốc Anh đang thực thi những chính sách ngoại giao nào để giải quyết tình trạng phân biệt đối xử, tra tấn, ngược đãi và thu hoạch nội tạng đối với [các học viên] Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số khác, nhằm giúp đảm bảo nhân quyền quốc tế cho họ ở Trung Quốc”.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/10/469147.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/11/213297.html

Đăng ngày 13-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Vương quốc Anh: Nhiều quan chức chính phủ lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và lên án cuộc bức hại nhân Ngày Nhân quyền Thế giới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Berlin, Đức: Nghị sỹ Quốc hội bang tiếp tục gây sức ép yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho học viên Pháp Luân Công bị giam giữhttps://vn.minghui.org/news/256545-berlin-duc-nghi-sy-quoc-hoi-bang-tiep-tuc-gay-suc-ep-yeu-cau-dcstq-tra-tu-do-cho-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-giam-giu.htmlWed, 06 Dec 2023 11:46:25 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256545[MINH HUỆ 29-11-2023] Ngày 23 tháng 11 năm 2023, ông Ronald Gläser, Nghị sỹ Quốc hội bang Berlin và phó chủ tịch Đảng Lựa chọn mới cho nước Đức (AfD), đã viết một bức thư nữa gửi tới ông Lý Tại Vũ (李在武), […]

The post Berlin, Đức: Nghị sỹ Quốc hội bang tiếp tục gây sức ép yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho học viên Pháp Luân Công bị giam giữ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đức

[MINH HUỆ 29-11-2023] Ngày 23 tháng 11 năm 2023, ông Ronald Gläser, Nghị sỹ Quốc hội bang Berlin và phó chủ tịch Đảng Lựa chọn mới cho nước Đức (AfD), đã viết một bức thư nữa gửi tới ông Lý Tại Vũ (李在武), tân Bí thư Thành ủy Thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, nhằm yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đinh Nguyên Đức, học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ, là cha của một công dân Đức. Đây là bức thư thứ hai mà ông Gläser đã viết cho ông Lý trong ba tháng qua.

3e57ee0aa6ac6e597e8dfaf67542d1c2.jpg

Ông Ronald Gläser, Nghị sỹ Quốc hội bang Berlin và phó chủ tịch Đảng AfD, lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ trong cuộc mít-tinh kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 13 tháng 5 năm 2023.

9a425172ca662a0a7fb597352d5577c7.jpg

36dd9d0680bfa5ae641fcca7bf56ec23.jpg

Bức thư của ông Ronald Gläser gửi tới ông Lý Tại Vũ.

Trong bức thư, ông Gläser đặc biệt bày tỏ mối quan ngại về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc và lo lắng rằng ông Đinh có thể trở thành nạn nhân của tội ác nghiêm trọng này.

Ông viết: “Tòa án Luận tội Trung Quốc (The China Tribunal), do ngài Geoffrey Nice KC, người chủ trì vụ truy tố tội phạm chiến tranh đối với cựu tổng thống Serbia Slobodan Milosevic tại Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ, làm chủ tọa đã đưa ra phán quyết cuối cùng vào ngày 17 tháng 6 năm 2020 rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã diễn ra trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô đáng lo ngại và các học viên Pháp Luân Công là một – và có lẽ là nguồn cung cấp tạng chủ yếu.”

Ông Gläser đề cập rằng ông lo ngại trước mối quan hệ về quân sự của người tiền nhiệm ông Lý, bà Trương Huệ (张慧), hiện là Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Thanh Đảo, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Nhật Chiếu và Bí thư Thành ủy đầu tiên của Quân khu Nhật Chiếu.

“Tôi rất quan ngại về sự an nguy của hai học viên Pháp Luân Công Trung Quốc, ông Đinh Nguyên Đức và vợ của ông ấy, bà Mã Thụy Mai, không chỉ về khả năng họ bị tra tấn mà còn về việc họ có thể trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Đinh Nguyên Đức đã bị giam giữ phi pháp trong Trại tạm giam Thành phố Nhật Chiếu từ ngày 13 tháng 6 năm 2023. Người nhà không được phép vào thăm ông”, ông viết.

Ông Gläser cũng cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra là không có cơ sở pháp lý, ngoài bà Trương, còn nhiều quan chức khác, bao gồm ông Vương Tân Sinh (王新生), thị trưởng thành phố Nhật Chiếu và nguyên bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Nhật Chiếu; ông Lý Cương (李刚), Giám đốc Sở Công an thành phố Nhật Chiếu; ông Vũ Quang Phong (武光锋), Bí thư Huyện ủy Ngũ Liên; và ông Lệ Giang (厉江), Giám đốc Phòng Công an Huyện Ngũ Liên, đã “xâm phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản, vốn được ghi trong Hiến pháp Trung Quốc, của tất cả học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Thành phố Nhật Chiếu.” Ông yêu cầu chính quyền Trung Quốc điều tra và truy tố những cá nhân này theo Luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc.

Cuối thư, ông Gläser một lần nữa kêu gọi chính quyền thành phố Nhật Chiếu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Đinh và cấp hộ chiếu để vợ chồng ông có thể đoàn tụ với con trai của họ ở Đức.

Ông Gläser viết cho ông Lý: “Tôi sẽ theo dõi vụ việc này một cách sát sao và bao quát, rất mong ông thông báo chi tiết cho chúng tôi mỗi khi có diễn biến mới,” đồng thời đề nghị ông Lý chuyển bức thư này tới ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc; ông Ngô Khẩn, Đại sứ Trung Quốc tại Đức; ông Lâm Vũ, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Sơn Đông; và người tiền nhiệm của ông Lý, bà Trương Huệ.

Nhân Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8 tháng 12 năm 2023, ông Gläser đã viết một bức thư khác cho bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đề nghị bà nêu vấn đề về đảm bảo việc thả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các cuộc đàm phán của bà với các quan chức Trung Quốc trong thời gian diễn ra hội nghị.

Nạn nhân trong một vụ bắt giữ tập thể

Ông Đinh Nguyên Đức, cư dân của thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, là một trong 100 học viên Pháp Luân Công địa phương đã bị bắt vào ngày 12 tháng 5 năm 2023 trong một cuộc truy quét của cảnh sát. Cho đến nay, sáu học viên vẫn đang bị giam giữ gồm ông Quách Hân và ông Khương Hải Ba trong Trại tạm giam Huyện Ngũ Liên, bà An Phong Hà, bà Hồng Mai Sương, bà Công Hoa và ông Đinh trong Trại tạm giam Thành phố Nhật Chiếu.

Ông Đinh dự kiến sẽ bị xét xử tại Tòa án Huyện Ngũ Liên vào ngày 28 tháng 11 năm 2023. Hiện chưa có thông tin chi tiết về phiên điều trần. Vợ ông, bà Mã, cũng bị bắt cùng ngày, đã được tại ngoại vào ngày 24 tháng 5. Trong mấy tháng qua, bà thường xuyên bị cảnh sát sách nhiễu, đặc biệt trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của người con trai trong việc phơi bày cuộc bức hại để giải cứu họ.

Năm học viên còn lại và 16 học viên khác, bị bắt cùng ngày nhưng đã được tại ngoại, sẽ hầu tòa tại Tòa án Huyện Ngũ Liên từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12. 16 học viên còn lại bao gồm Tần Xung, Vương Vân, Hoàng Thế Phương, Khương Anh, Lương Cách Viễn, Dương Truyện Anh, Châu Tú Hà, Hàn Bang Lợi, Tân Ngọc Anh, Phiền Xu Linh, Vương Thục Hoa, Cao Tú Hoa, Tô Thúy Hoa, Vương Tư Lợi, Đinh Hy và Hàn Công Anh.

Các bài viết liên quan:

Đức: Truyền thông và công chúng ủng hộ nỗ lực giải cứu gia đình học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại ở Trung Quốc

Cộng hòa Slovakia: Cựu Chủ tịch Hội đồng Quốc gia đề nghị chính quyền Trung Quốc chấm dứt bức hại các học viên Đinh Nguyên Đức và Mã Thụy Mai

Berlin, Đức: Nghị sỹ Quốc hội tiểu bang yêu cầu thả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ ở Trung Quốc

Truyền thông quốc tế đưa tin và lên tiếng chỉ trích lệnh bắt giữ phi pháp ông Đinh Nguyên Đức

Đức: Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế gửi thư cho Giám đốc Sở Cảnh sát tỉnh Sơn Đông yêu cầu trả tự do cho một học viên Pháp Luân Đại Pháp

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/29/468767.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/4/213197.html

Đăng ngày 06-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Berlin, Đức: Nghị sỹ Quốc hội bang tiếp tục gây sức ép yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho học viên Pháp Luân Công bị giam giữ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Canada: Ban tổ chức Lễ hội Thuyền rồng Ottawa xin lỗi vì đã phân biệt đối xử với Pháp Luân Đại Pháp nhằm lấy lòng Đại sứ quán Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/256153-canada-ban-to-chuc-le-hoi-thuyen-rong-ottawa-xin-loi-vi-da-phan-biet-doi-xu-voi-phap-luan-dai-phap-nham-lay-long-dai-su-quan-trung-quoc.htmlFri, 24 Nov 2023 12:31:36 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256153[MINH HUỆ 20-11-2023] Ngày 13 tháng 11 năm 2023, Ban tổ chức Lễ hội Thuyền rồng Ottawa đã đưa ra một tuyên bố trên trang web của lễ hội này nhằm xin lỗi về sự cố đã xảy ra vào Lễ hội năm 2019 […]

The post Canada: Ban tổ chức Lễ hội Thuyền rồng Ottawa xin lỗi vì đã phân biệt đối xử với Pháp Luân Đại Pháp nhằm lấy lòng Đại sứ quán Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Anh Tử, phóng viên Minh Huệ tại Ottawa

[MINH HUỆ 20-11-2023] Ngày 13 tháng 11 năm 2023, Ban tổ chức Lễ hội Thuyền rồng Ottawa đã đưa ra một tuyên bố trên trang web của lễ hội này nhằm xin lỗi về sự cố đã xảy ra vào Lễ hội năm 2019 khi yêu cầu ông Gerry Smith cởi chiếc áo phông có in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”.

Tuyên bố có đoạn: “Lễ hội thực hiện chính sách công bằng, hòa nhập và đa dạng, đồng thời chào đón tất cả những người tham dự từ mọi chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và tín ngưỡng. Tất cả mọi người, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công, đều được chào đón tham gia Lễ hội.”

00322fd34a28641d5a29440bd5faa215.jpg

Tuyên bố của Ban tổ chức Lễ hội Thuyền rồng Ottawa ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2023 (Ảnh chụp màn hình)

Nghệ sỹ Kathy Gillis là một trong những nhân chứng của vụ việc. Bà cho biết: “Tôi rất vui vì họ đã đi đến quyết định này”. “Mọi người cần nhận thức được rằng sự việc này nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc cởi một chiếc áo. Đây là một hành động chính trị.”

Trước đó, vào ngày 8 tháng 11, Thành phố Ottawa cũng đưa ra một tuyên bố trong đó công nhận Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) là một tín ngưỡng và đề cập rằng các nhà tổ chức sự kiện không được phép phân biệt đối xử.

Tuyên bố của thành phố nêu rõ rằng đơn vị được cấp phép hoặc nhân viên của đơn vị được cấp phép hoặc đại diện của đơn vị được cấp phép không được phân biệt đối xử với bất kỳ thành viên nào của công chúng dựa theo chủng tộc, huyết thống, hoặc nơi cư ngụ, xuất thân, màu da, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng (bao gồm cả học viên Pháp Luân Công), giới tính, khuynh hướng tình dục, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình hoặc tình trạng khuyết tật, như đã đề cập trong Mục 17(2) Quy định số 2013-232.

Bối cảnh

Bốn năm trước, vào ngày 22 tháng 6 năm 2019, ông Gerry Smith, một học viên Pháp Luân Đại Pháp, đã luyện các bài công pháp một cách ôn hòa bên ngoài địa điểm tổ chức Lễ hội Thuyền Rồng ở Công viên Vịnh Mooney và phát tờ thông tin cho những người qua đường quan tâm. Chiều hôm đó, ông Smith vào trong khuôn viên của lễ hội để mua bữa trưa cho cậu bé mà ông trông nom. Sau đó, hai ông cháu ngồi ở bàn ăn ngoài trời trong khu vực lễ hội. Ông Smith khi đó đang mặc một chiếc áo phông màu vàng có in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn”. Ông John Brooman, Giám đốc điều hành lễ hội ngồi cùng bàn, đã yêu cầu ông Smith cởi chiếc áo này ra. Ông Smith đã nói với ông Brooman về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng ông Brooman nhất quyết yêu cầu ông Smith cởi áo. Ông Smith đành phải làm theo yêu cầu này.

753c67a1caf51b8d35bbcb48044cf492.jpg

Học viên Pháp Luân Đại Pháp Gerry Smith.

Có thông tin cho rằng trước đó ông Brooman từng nói Đại sứ quán Trung Quốc là nhà tài trợ của lễ hội và ông không muốn nhìn thấy bất cứ chiếc áo phông in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp” ở bất cứ nơi nào trong công viên. Ông còn nói thêm rằng ông muốn ông Smith bảo các học viên đang luyện công bên ngoài khu vực lễ hội rời đi.

Sau vụ việc này, ông Smith đã nhiều lần yêu cầu ông Brooman xin lỗi nhưng không thành công nên ông đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Nhân quyền Ontario.

Hàng năm vào dịp diễn ra Lễ hội Thuyền rồng Trung Quốc, thành phố Ottawa cũng tổ chức lễ hội và cuộc đua thuyền rồng. Năm 2019, Đại sứ quán Trung Quốc đã gửi thông điệp trực tuyến chúc mừng Lễ hội Thuyền rồng Ottawa. Theo Đại sứ quán, tối ngày 21/6/2019, ông Triệu Hải Sinh, Tham tán văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc Lễ hội Thuyền rồng Ottawa.

Trong lời khai của nhân chứng gửi lên Tòa án Ontario, Francis Houleo, cậu bé đi cùng ông Smith hôm đó, cho biết cậu nghĩ ông Brooman đã nói chuyện với ông Smith với thái độ không tốt.

“Cháu nhớ là cháu không thích cuộc trò chuyện này. Cháu không muốn có ai nói chuyện với cháu như thế. Về thái độ của ông John [Brooman], cháu chỉ có thể nói rằng nó không tốt”, cậu bé nói, và cho biết thêm rằng sau đó cậu đã hỏi ông Smith liệu Giám đốc điều hành lễ hội có phải là “một trong những người bị chính phủ Trung Quốc lừa dối hay không”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mở rộng cuộc bức hại

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada (FDAC) tuyên bố vụ việc này cho thấy cuộc bức hại đang diễn ra của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Đại Pháp và sự bành trướng của nó sang Canada.

Người phát ngôn của FDAC, bà Grace Wollensak, bày tỏ sự cảm kích trước lời xin lỗi của Ban tổ chức Lễ hội và tuyên bố của Thành phố Ottawa công nhận Pháp Luân Đại Pháp là một tín ngưỡng được bảo vệ.

Bà Wollensak nói: “Lời xin lỗi có tác dụng như một phương cách để sửa chữa sai lầm và cũng cho thấy rằng việc tiếp tay cho những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm kỳ thị Pháp Luân Công ở Canada là không thể chấp nhận được”.

Trong một thông cáo báo chí, bà Wollensak cũng lên án “các thủ đoạn tàn ác nhằm can thiệp vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của xã hội” của ĐCSTQ. Bà cho hay vụ việc nêu trên không phải là một hành động đơn lẻ mà là một phần trong các hoạt động can thiệp đang diễn ra của ĐCSTQ trên lãnh thổ Canada.

FDAC gần đây đã công bố một báo cáo ghi nhận hàng chục trường hợp ở Canada trong đó các học viên Pháp Luân Đại Pháp bị xúc phạm bằng lời nói, hành động hoặc bị quấy rối dưới hình thức khác do sự can thiệp của ĐCSTQ.

Bà Wollensak nói: “Thật đáng báo động khi Đại sứ quán Trung Quốc đã và đang mở rộng cuộc bức hại Pháp Luân Công sang các sự kiện cộng đồng này và điều vô cùng đáng lo ngại là nó đã thao túng được một số người”.

“Chúng tôi khuyến cáo người dân Canada hãy luôn cảnh giác và tỉnh táo trước sự thao túng của ĐCSTQ và chống lại sự ảnh hưởng của chế độ toàn trị đang cố tìm cách phá hoại xã hội tự do của chúng ta ở Canada“.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/20/468404.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/22/213037.html

Đăng ngày 24-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Canada: Ban tổ chức Lễ hội Thuyền rồng Ottawa xin lỗi vì đã phân biệt đối xử với Pháp Luân Đại Pháp nhằm lấy lòng Đại sứ quán Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Osaka, Nhật Bản: Các quan chức dân cử và người dân lên tiếng ủng hộ cuộc triển lãm áp phíchhttps://vn.minghui.org/news/255699-osaka-nhat-ban-cac-quan-chuc-dan-cu-va-nguoi-dan-len-tieng-ung-ho-cuoc-trien-lam-ap-phich.htmlThu, 09 Nov 2023 12:34:26 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=255699[MINH HUỆ 02-11-2023] Từ ngày 25 – 27 tháng 10 năm 2023, Triển lãm áp phích về “Chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)” do Hiệp hội Nghiên cứu Du lịch Cấy ghép (TTRA) tổ […]

The post Osaka, Nhật Bản: Các quan chức dân cử và người dân lên tiếng ủng hộ cuộc triển lãm áp phích first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 02-11-2023] Từ ngày 25 – 27 tháng 10 năm 2023, Triển lãm áp phích về “Chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)” do Hiệp hội Nghiên cứu Du lịch Cấy ghép (TTRA) tổ chức với sự hỗ trợ của Hội đồng Giáo dục Thành phố Osaka, đã diễn ra tại Trung tâm Học tập của Công dân Abeno ở Osaka. Địa điểm này nằm trong một khu vực nổi tiếng, và nhiều người đã đến tham quan triển lãm.

5d1a3a5fc6338fe75a3d2245a587477b.jpg
181ce70c5bc07c9aea6646238820da14.jpg
Triển lãm áp phích Chấm dứt nạn Thu hoạch Nội tạng sống của ĐCSTQ được tổ chức tại Trung tâm Học tập của Công dân Abeno ở Osaka, từ ngày 25 đến 27 tháng 10

40 áp phích được trưng bày là những tác phẩm đoạt giải trong Cuộc thi Áp phích Chống Thu hoạch Nội tạng Quốc tế do ba tổ chức phi chính phủ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phối hợp tổ chức vào năm 2020. Mục đích của sự kiện này là nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ từ các học viên do chính nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.

Một số khách tham quan triển lãm cho biết họ bị sốc bởi những gì họ nhìn thấy và cảm thấy đau lòng vì điều này lại có thể xảy ra ở Trung Quốc. Những người khác kinh hoàng và nói rằng tội ác này phải được chấm dứt ngay lập tức. Một số người cho hay họ sẽ nói cho bạn bè của họ và tìm hiểu thêm về sự việc này.

“Điều đặc biệt quan trọng là cần biết sự thật”

fa7720779d2481d0befd171593240224.jpg
Ủy viên Hội đồng Thành phố Osaka, bà Tsuji Junko

Ủy viên Hội đồng Thành phố Osaka, bà Tsuji Junko, đã đến thăm vào ngày thứ hai của triển lãm. Bà cho biết: “Để chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, điều đặc biệt quan trọng là người dân cần biết sự thật. Cần phải nâng cao nhận thức của cộng đồng thông qua phương tiện truyền thông xã hội, tờ rơi và áp phích. Tất nhiên, hành vi này cũng phải bị lên án như một vấn đề cấp quốc gia. Nước ta cần củng cố hệ thống pháp luật, ngăn chặn các dịch vụ trung gian và cấm người nhận cấy ghép thực hiện các giao dịch cấy ghép nội tạng bất hợp pháp. Đảng chính trị của chúng tôi sẽ có hành động cụ thể”.

ĐCSTQ phải bị trừng phạt

Ông Vương, người vừa đến từ Trung Quốc, cho biết, khi đối mặt với những băng đảng xã hội đen như ĐCSTQ, không có lý do gì để chất vấn hay tranh luận, hành vi của chúng phải được liệt vào loại “khủng bố” và phải bị xử phạt nghiêm khắc.

“Một thực tế kinh hoàng không thể diễn tả bằng lời”

Vào ngày 26 tháng 10, ông Nishimura Hikaru, cựu thành viên Hội đồng Tỉnh Osaka, đã dành nhiều thời gian để xem từng tác phẩm và trò chuyện với các nhân viên. Ông cũng xem video đang mở ở một góc của triển lãm.

27b17bec71017c4d7357a45528a129a7.jpg
Ông Nishimura Hikaru, cựu thành viên Hội đồng Tỉnh Osaka

Ông Nishimura cho biết: “Những tác phẩm này truyền tải một thông điệp mạnh mẽ. Một số áp phích rất cảm động. Ấn tượng chung của tôi là, đây mới chỉ là những tác phẩm nghệ thuật, trên thực tế mọi việc còn khủng khiếp hơn. Đó là một thực tế không thể diễn tả bằng lời”.

Ông cho hay ĐCSTQ có rất nhiều vấn đề, nhưng hầu hết người dân ở Osaka không biết sự thật về nạn cấy ghép tạng, mặc dù cũng có một số người biết. Nạn cấy ghép nội tạng đã trở thành một ngành công nghiệp trong đó nội tạng được bán với giá cao, và luôn có những người nóng lòng muốn mua. Mặc dù không có số liệu hoặc bằng chứng cụ thể, nhưng thực tế là người Nhật có mua nội tạng.

“Là một cựu nghị sỹ, tôi nghĩ nhiệm vụ của tôi là nói cho cử tri và những người xung quanh tôi biết về điều này”, ông cho biết thêm. “Các hội đồng địa phương nên đề xuất các biện pháp cho đất nước, nhưng tôi cảm thấy rằng chính phủ Nhật Bản hiện tại đang hành động một cách chậm chạp.”

894f35cc058305654e6030fb6c6dfc42.jpg
Luật sư nhân quyền Tokunaga Shinichi cho biết: “Bây giờ chính là lúc để lên tiếng về các vấn đề của Trung Quốc.”

Luật sư nhân quyền, ông Tokunaga Shinichi, nhận định: “Người Nhật thường nhắm mắt làm ngơ trước mọi việc. Bây giờ chính là lúc để lên tiếng về các vấn đề của Trung Quốc”.

77fe975013527741ca1c8d6a5163555d.jpg
Một chàng trai trẻ rất ủng hộ triển lãm

Một thanh niên cho biết anh đã bị sốc khi nghe về nạn thu hoạch nội tạng sống ở Trung Quốc. Sau khi xem tất cả các áp phích và video, anh nói rằng nạn thu hoạch nội tạng do chính phủ hậu thuẫn là không được phép xảy ra. “Thật tốt khi biết được sự thật về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc hiện nay”, anh cho biết.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/2/467736.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/6/212792.html

Đăng ngày 09-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Osaka, Nhật Bản: Các quan chức dân cử và người dân lên tiếng ủng hộ cuộc triển lãm áp phích first appeared on Minh Huệ Net.

]]>