Tham khảo - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Fri, 21 Jun 2024 15:09:31 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Cảm ngộ sau khi đọc bài “Chịu bức hại là vốn liếng sao?”https://vn.minghui.org/news/267096-cam-ngo-sau-khi-doc-bai-chiu-buc-hai-la-von-lieng-sao.htmlFri, 21 Jun 2024 15:09:30 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=267096[MINH HUỆ 20-05-2024] Sau khi đọc bài chia sẻ trên Minh Huệ Net có tiêu đề “Chịu bức hại là vốn liếng sao?”, tôi cảm thấy rằng đây là một lời nhắc nhở thẳng thắn và nghiêm túc. Đồng tu trong bài đã nhắc đến những […]

The post Cảm ngộ sau khi đọc bài “Chịu bức hại là vốn liếng sao?” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 20-05-2024] Sau khi đọc bài chia sẻ trên Minh Huệ Net có tiêu đề “Chịu bức hại là vốn liếng sao?”, tôi cảm thấy rằng đây là một lời nhắc nhở thẳng thắn và nghiêm túc. Đồng tu trong bài đã nhắc đến những hiện tượng như “lấy ác trị ác”, “độc tài”, “xem ai lợi hại” là khá thường gặp, có người thì xảy ra trong cuộc sống tu luyện thường nhật, có người thì xảy ra khi làm hạng mục giảng chân tướng, lại có người xảy ra trong quá trình phối hợp hỗ trợ Shen Yun, có người thì ngữ khí khi nói chuyện vô cùng thiếu lịch sự, ác hơn cả kẻ ác. Tu luyện Chính Pháp đã đến cuối cùng của cuối cùng, những hiện tượng này thật sự lẽ ra không nên xảy ra.

Đại đa số những đồng tu nào đã đi qua ngày 20 tháng 7 năm 1999, có lẽ hoặc ít hoặc nhiều đều đã từng bị tà đảng bức hại. Cá nhân tôi cho rằng, bản thân việc chịu bức hại hiển nhiên không thể khiến nó trở thành vốn liếng của chúng ta, vì như lời nhắc nhở trong bài viết “Chịu bức hại là vốn liếng sao?”, bản thân trường bức hại này là thứ mà Sư phụ triệt để phủ định. Thế thì, nếu như chúng ta coi việc bị bức hại là vốn liếng, thì chẳng phải là thừa nhận cựu thế lực một cách biến tướng sao? Pháp lực của Sư phụ vô biên. Dù cho cựu thế lực có tồn tại hay không, dù cho có trường bức hại này hay không, Sư phụ đều có biện pháp để độ đệ tử thành công. Chỉ là, cựu thế lực cứ nhất định lựa chọn hành ác, khiến cho trường bức hại này xảy ra trong tình huống Chính Pháp vốn căn bản không cần đến nó. Đối diện với trường bức hại này, Sư phụ vẫn luôn tương kế tựu kế, lợi dụng ngược lại cuộc bức hại này để thành tựu các đệ tử; còn chúng ta là đệ tử thì cần phải theo Sư phụ phủ định bức hại, trong phản bức hại cũng làm tốt việc cần làm, từ đó mới có thể dựng lập uy đức của đệ tử Chính Pháp.

Từ sau 1999, tôi cùng người nhà đã năm lần bảy lượt bị tà đảng bức hại, từ tra tấn thân thể, uy hiếp về tinh thần, cho đến vắt kiệt tài chính, v.v. Nhưng hồi tưởng lại những năm tháng gian nan ấy, nếu không có Sư phụ từ bi gia trì và bảo hộ, thì chúng tôi không thể nào theo Sư phụ đi đến hôm nay trong Chính Pháp, càng không thể nào được may mắn trợ Sư chính Pháp trong hoàn cảnh tự do thế này. Mà chúng tôi bị bức hại, hoàn toàn là do chấp trước và nghiệp lực của bản thân tạo thành.

Sư phụ giảng:

“Những chủ nợ của nợ nghiệp mà chư vị nợ qua hàng bao nhiêu đời, thậm chí những ai bị hại [chủ] món nợ to lớn, cứ nhất định đòi chư vị trả, thì làm sao đây? Pháp Lý vũ trụ cũng đang đo lường mỗi từng cá nhân, cho nên trong tu luyện sẽ có ma nạn, nên mới bị bức hại.

Hết thảy điều chư vị làm, gồm cả những gì đã làm và những bức hại gánh chịu khi giảng chân tướng, là [điều] trong quá trình tu luyện và điều ắt phải làm, bức hại mà cựu thế lực cưỡng chế cũng là do nghiệp lực tồn tại nơi bản thân chư vị tạo thành. Hết thảy điều ấy không phải làm vì Đại Pháp, không phải làm cho Sư phụ, mà là bởi vì chư vị có nợ nghiệp nên mới bị cựu thế lực nắm được cán.” (Tránh xa hiểm ác)

Tôi là đệ tử Đại Pháp ra nước ngoài sau năm 2005. Sau khi xuất ngoại, trong nội tâm của tôi vẫn ôm giữ một nỗi oán hận một thời gian rất dài, trong đó bao gồm nỗi oán hận những cảnh sát đã từng bức hại tôi và người nhà khi còn trong nước, oán hận những thế nhân phổ thông đã tạo ra những thứ gọi là “tổn thương” trong cuộc sống và công việc của tôi, thậm chí còn oán hận đồng tu. Chỉ là nó đã bị cái gọi là “hàm dưỡng” ở tầng bề mặt con người che đậy mà thôi, những chấp trước này tại phần bề mặt con người rất khó nhìn ra được. Thế nhưng, “hận” là một linh thể tà ác, là nhân tố tổ thành tà linh cộng sản, là thứ được hữu ý rót vào xã hội của tà đảng, nó khởi tác dụng bất hảo trong người chúng ta, ảnh hưởng đến tu luyện của cá nhân, kích động những mâu thuẫn không đáng có giữa các đồng tu, hoặc trong xã hội, đồng thời cũng cản trở việc chúng sinh được cứu…

Trong những năm học Pháp tu luyện, trong mỗi từng điểm hóa từ bi của Sư phụ, trong quá trình đối diện với những kẻ bức hại hoặc thế nhân phổ thông để giảng chân tướng, bản thân tôi cũng dần nhận thức ra được những thứ không tốt như “hận”, “ác” này, vẫn luôn bài trừ, nỗ lực tu bỏ. Dần dần, tôi đã có thể tha thứ cho những người từng bức hại mình, cũng thể hội được sự đáng thương và bất hạnh của họ; dần dà, tôi cũng học được cách cảm ơn và chúc phúc từ tận đáy lòng với những người từng làm “tổn thương” mình. Cũng dần phát hiện ra rằng, yêu thương một người thay vì hận một người, sẽ khiến bản thân càng nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn. Mà điều này chẳng phải chính là nguyện vọng ban sơ của chúng ta sao, bắt đầu từ việc làm người tốt, đầu tiên là phải trở thành một người lương thiện hơn, một người tốt có ích hơn cho người khác hay sao? Chỉ là, có khi sẽ hối hận vì sao bản thân không ý thức được những thứ bất hảo này sớm hơn? Vì sao không sớm tu bỏ chúng đi?

Khi cái “hận” trong tâm tôi dần dần được thay thế bởi “yêu thương”, Sư phụ đã giúp tôi cảm nhận được hồng ân của Đại Pháp hết lần này đến lần khác. Những trái núi lớn trong tu luyện tưởng chừng không thể đục đẽo đã được dời đi, những quan những nạn từng vây khốn bản thân đã tan thành mây khói, những mâu thuẫn tưởng chừng không có cách nào hóa giải đều được thiện giải rồi, những chúng sinh tưởng chừng không thể chuyển biến đã chủ động lựa chọn đắc cứu… Tuy vẫn còn cách rất xa yêu cầu của Sư phụ và Đại Pháp, nhưng tôi đã đi đúng hướng, bản thân có tín tâm thì nhất định sẽ nỗ lực tu tốt.

Thật ra, khi trong tâm một người tu luyện ôm giữ những vật chất bất hảo như “ác”, “hận”, thì rất khó đoái hiện thệ ước của mình trong Chính Pháp. Trong bài viết “Chịu bức hại là vốn liếng sao?” viết rằng: “Nhưng có rất nhiều người vẫn mang theo những thứ ác và độc kia, thậm chí sau khi ra nước ngoài, còn đem những thói quen trong trại lao động ra áp dụng với các đệ tử Đại Pháp khác, hình thức biểu hiện là lời nói, hành vi hung hãn, độc đoán, tâm tranh đấu rất mạnh, “lấy ác trị ác”, “xem ai lợi hại”, khởi tác dụng không tốt cho môi trường ở nước ngoài.”

Cá nhân tôi cảm thấy đây là hiện tượng khiến người ta vô cùng đau lòng. Khi lấy ác, lấy hung bạo để đối xử với đồng tu, khi dùng thủ đoạn “lấy ác trị ác” để đối phó với đồng tu của mình, thử nghĩ xem, lúc đó, chúng ta có gì khác với những phần tử tà ác của tà đảng chứ? Đương nhiên, rất nhiều đồng tu có lẽ còn không ý thức được rằng việc làm ấy của mình là sai, thế thì, bản thân việc không cách nào nhận thức điều đó lại càng đáng sợ hơn sao? Vì nhân tố tà ác ấy đã lớn đến mức có thể khống chế được người tu luyện rồi. Nếu như bị khống chế một thời gian dài như vậy, cách làm không lý trí như vậy, thế thì là đang khởi tác dụng gì trong tu luyện Chính Pháp đây?

Cá nhân tôi thể ngộ rằng, là người tu luyện, không phải nói rằng đến thời khắc cuối cùng của tu luyện mới được đo lường mình có đạt tiêu chuẩn hay không, mà chính là thông qua những khảo nghiệm trong suốt quá trình tu luyện lâu dài.

Nếu không chủ động tu bỏ những vật chất bất hảo như “ác”, “hận”, “hung bạo”, “đấu”, mãi vẫn nắm chặt nó không buông, thì trên con đường này sẽ bị những nhân tố bất hảo này xúi giục mà làm ra vô số những việc sai lầm, tạo thành những tổn thất không thể cứu vãn trên con đường tu luyện và Chính Pháp, đến lúc cuối cùng bản thân nên đối diện thế nào đây?

Tiêu chuẩn tu luyện Đại Pháp là vô cùng nghiêm túc. Sư phụ giảng:

“Rốt cuộc có thể bao nhiêu người bước qua được, có bao nhiêu người thật sự có thể đạt tiêu chuẩn viên mãn của đệ tử Đại Pháp? Có những lúc Sư phụ quả thực không lạc quan lắm. Chính Pháp tất thành, đó là nhất định. Đệ tử Đại Pháp tu luyện viên mãn, đó cũng là nhất định, nhưng là bao nhiêu người? Hiện giờ tôi quả thực không lạc quan lắm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Từ lúc Sư phụ giảng đoạn Pháp này đến nay cũng đã hơn chín năm rồi, thế thì, chúng ta so với chín năm trước, tâm tính liệu đã tốt hơn hay chưa? Những tâm chấp trước và dục vọng liệu đã coi nhẹ chút nào hay chưa? Những vật chất bất hảo như “ác”, “hận” trong tâm đã được tu bỏ hay chưa?

Đương nhiên, là đệ tử hay học viên Đại Pháp mà nói, tôi tin rằng trong bản năng của mỗi từng cá nhân đều hy vọng có thể tu tốt bản thân, viên mãn theo Sư phụ quay về gia viên chân chính nơi thiên thượng. Nhưng rốt cuộc bản thân có thể đạt viên mãn hay chăng?

Sư phụ cũng giảng:

“Có học viên thường hỏi tôi: “Sư phụ, con có thể đạt viên mãn không?” Vậy thì tôi muốn hỏi chư vị: “Chư vị có thể làm như tôi vừa nói không?” Kỳ thực câu này, [chư vị] nên hỏi chính mình liệu chư vị có thể viên mãn không.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Hôm nay khi đả tọa, từ sâu thẳm nội tâm tôi phát ra một niệm: ‘hận’ là lời nguyền của ma. Khi tôi ý thức được điểm này từ nội tâm, trong nháy mắt, một số thứ âm tính từ tầng thâm sâu trong thân thể bị đẩy ra, sau đó tôi cảm thấy vô cùng thoải mái dễ chịu. Sau đó, khi mở Minh Huệ Net, tôi liền đọc được bài chia sẻ “Chịu bức hại là vốn liếng sao?” này của đồng tu, và cảm nhận được tiến trình Chính Pháp rất nhanh, Sư phụ trông chờ các đệ tử có thể nhanh chóng tỉnh ngộ. Là đệ tử, có rất nhiều tâm và hành vi bất hảo cần được quy chính khẩn cấp, bởi vậy, tôi muốn viết ra bài chia sẻ này, hy vọng là một lời nhắc nhở đối với bản thân và các đồng tu.

Trên đây là chút thể ngộ của cá nhân, tầng thứ có hạn, có gì thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/20/477745.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/7/218523.html

Đăng ngày 21-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cảm ngộ sau khi đọc bài “Chịu bức hại là vốn liếng sao?” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Đừng để quan điểm chính trị của chúng ta ảnh hưởng đến việc cứu ngườihttps://vn.minghui.org/news/267019-dung-de-quan-diem-chinh-tri-cua-chung-ta-anh-huong-den-viec-cuu-nguoi.htmlTue, 18 Jun 2024 11:44:56 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=267019[MINH HUỆ 12-06-2024] Ghi chú của Ban Biên tập: Đây là bài chia sẻ được viết cách đây bốn năm. Không lâu trước đây, đài ABC ở Úc đã phát sóng một chương trình đưa thông tin tiêu cực về Pháp Luân […]

The post Đừng để quan điểm chính trị của chúng ta ảnh hưởng đến việc cứu người first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của David, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 12-06-2024] Ghi chú của Ban Biên tập: Đây là bài chia sẻ được viết cách đây bốn năm.

Không lâu trước đây, đài ABC ở Úc đã phát sóng một chương trình đưa thông tin tiêu cực về Pháp Luân Công. Một số kênh truyền thông ở Mỹ cũng đưa tin trái chiều về chúng ta. Trang Facebook của chúng ta cũng bị kiểm duyệt.

Trong một số bản tin, nội dung chính là Pháp Luân Công ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các đồng tu và tôi đã thảo luận về vấn đề này. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy thật bất thường khi xảy ra sự việc này, trong khi nhiều quốc gia phương Tây đang chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề.

Đừng đổ lỗi cho mọi thứ là do tà linh can nhiễu, mà hãy hướng nội, chính lại bản thân chúng ta

Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Công, giảng:

“Hai là do bị can nhiễu. Nếu bị can nhiễu, chư vị không được luôn luôn nhìn nhận rằng: ‘hễ ai can nhiễu tôi cần tiêu diệt nó, ai cũng không được can nhiễu hết’. (mọi người cười) Nhưng sao chư vị không thử suy nghĩ xem, vì sao can nhiễu chư vị? Tại sao có thể can nhiễu được đến chư vị? Có phải bản thân mình còn chấp trước nào không? Chưa bỏ được không? Tại sao không tự xét bản thân mình? Nguyên [nhân] thật sự đang ở trong chính mình, như thế chúng mới có thể dùi vào chỗ sơ hở!” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

“Tôi thật sự hỏi chư vị: chư vị có là chân tu? Chư vị có thật sự chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp trong hành xử?! Trong giảng thanh chân tướng là hành xử với tâm bất mãn của người thường đối với việc bức hại Pháp Luân Công mà hành xử, hay đúng là đứng tại giác độ đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh?” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Xem xét vấn đề dựa trên cơ điểm cứu người

Để giảng chân tướng, các đệ tử Đại Pháp đã lập các kênh thông tấn và truyền thông riêng của mình, Những người vận hành các kênh truyền thông này cũng có quan điểm chính trị và góc độ đưa tin riêng của họ. Đây là điều bình thường vì họ phải đối diện với xã hội người thường và ai cũng cần hiểu được. Nhưng là người tu luyện, chúng ta phải ghi nhớ rằng bản tin của họ không phải là tiêu chuẩn để chúng ta tuân theo, nhất là trong nỗ lực giảng chân tướng. Cho dù quyết định giảng chân tướng thế nào, chúng ta cũng cần cân nhắc làm sao để cứu được nhiều người hơn nữa.

Tôi nhận thấy một số học viên muốn bày tỏ sự ủng hộ ông Trump, phản đối Đảng này hay ủng hộ Đảng kia. Nhưng vấn đề là, có rất nhiều người phản đối Trump. Nếu họ thấy một học viên Pháp Luân Đại Pháp ủng hộ Trump, chẳng phải họ sẽ lập tức có ấn tượng không tốt về Đại Pháp sao? Nếu các học viên phản đối Đảng Dân chủ, thì Đảng Dân chủ sẽ đánh giá Đại Pháp như thế nào?

Chúng ta ở đây để cứu người. Chúng ta cần phải có trách nhiệm với tất cả các chúng sinh. Khi con người có ấn tượng không tốt về Đại Pháp vì quan điểm chính trị và xã hội của chúng ta, thì chẳng phải chúng ta đang hại họ thay vì cứu họ?

Sư phụ đã cảnh báo chúng ta:

“Có thể là vào giai đoạn hiện nay cũng vậy, và qua một giai đoạn nữa cũng vậy, có biến động về chính trị, có biến hoá, sẽ rất hấp dẫn người ta. Làm đệ tử Đại Pháp, tôi nghĩ rằng, trải qua hơn chục năm khảo nghiệm nghiêm khắc rồi, thì hẳn đã thấy rõ. Những việc của thế gian con người, chúng chính là những biến hoá tự nhiên ở thế gian con người. Đương nhiên tôi biết, đây đều là Thần an bài một cách hệ thống, chính là như vậy đó. Không được tham dự vào chính trị của người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Trong bài chia sẻ có lời bình của Sư phụ “Đệ tử Đại Pháp chỉ có một phận sự là cứu độ chúng sinh”, tác giả viết: “Đầu tiên, chúng ta cần nên nhận thức rõ ràng, Sư phụ Chính Pháp là cứu độ tất cả chúng sinh. Bất cứ là sinh mệnh gì, chỉ cần không phạm tội với Chính Pháp này, ngay luôn cả tà linh “Trung Cộng” vốn trong lịch sử đã từng tạo xiết bao tội nghiệp to lớn, miễn là đừng phạm tội với Chính Pháp, đều có thể được thiện giải, và được cứu độ; thật là từ bi nhường nào! Tốt quá không thể tưởng tượng được! Như thế, trong thời kỳ đặc biệt này, làm đệ tử Đại Pháp, trợ Sư Chính Pháp, hết thảy những việc chúng ta làm, đều được thực hiện theo nhu cầu của Chính Pháp, đều được thực thi theo nhu cầu cứu độ chúng sinh. Vì vậy, tất cả tất cả những việc chúng ta làm trên căn bản cơ điểm đều là cứu độ chúng sinh.”

Đệ tử Đại Pháp đều có công năng lớn mạnh. Chúng ta có thể gây tác động tiêu cực nếu có ý niệm không đúng đắn, ngay cả khi không làm gì. Nếu mỗi cá nhân suy nghĩ theo cách nào đó của họ, thì đó là vấn đề tu luyện của mỗi cá nhân, nhưng nếu nhiều học viên cùng suy nghĩ theo một hướng, thì sẽ đẫn đến hậu quả nghiêm trọng, giống như việc truyền thông đưa tin trái chiều.

Sư phụ giảng:

“Có rất nhiều [người] trong lịch sử truyền chính Pháp đều bị bức hại đến chết. Động chạm đến quan niệm của người ta, động chạm đến lợi ích của người ta, [thì] người ta đều sẽ dùng nhân tâm đối đãi. Thần Vận về biểu hiện là biểu diễn [nghệ thuật], thích xem hay không; mà không phải xem miễn phí, còn phải tiêu tiền, mà còn tiêu nhiều tiền đấy; các vị [là] tự nguyện tới xem, nếu không xem thì các vị đừng mua vé. Xem ra không có gì để nói, ta chỉ là biểu diễn, nhưng mà chúng sinh đều đang chờ đợi. Không ai nghĩ tới dùng hình thức kiểu này để cứu chúng sinh. Vì xã hội đã đến bước này, bài học lịch sử cũng nhiều rồi. Dù sao đi nữa, các đệ tử Đại Pháp chúng ta là đang nghĩ các cách cứu người, chính là chuyện như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

“Giờ đây càng ngày càng cảm thấy hứng thú đối với các đệ tử Đại Pháp đã không chỉ là tà đảng Trung Cộng nữa, tôi bảo chư vị này, rất nhiều quốc gia đều đang nghe lén chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Tôi biết xã hội nhân loại đầy những tiêu cực. Đối diện với hoàn cảnh xã hội như vậy vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, chúng ta cần thận trọng từng lời nói và hành động của mình, và có trách nhiệm với tất cả chúng sinh.

Chúng ta không nên quan tâm những gì không trực tiếp bức hại Đại Pháp vào thời điểm này, cho dù là biến động về tình hình chính trị, tranh chấp giữa các Đảng phái, mâu thuẫn giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, hay mâu thuẫn giữa khoa học và tâm linh.

Chúng ta không nên yêu thích hay bất bình với bất cứ điều gì hoặc bất cứ cá nhân nào, mà nên tập trung vào việc giảng chân tướng. Chúng ta làm gì cũng cần phải xem xét tình hình dựa trên cơ điểm cứu người và tránh tạo ảnh hưởng tiêu cực đến bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào, để cứu được nhiều chúng sinh hơn nữa.

Mọi sinh mệnh đều quý giá, và các học viên không nên tham gia vào bất cứ Đảng phái nào trên thế giới. Người tốt có ở cả hai bên.

Sư phụ giảng :

“Sư phụ xét một sinh mệnh, là xét toàn [bộ] quá trình của sinh mệnh ấy; về chỉnh thể thì họ đã làm rất nhiều việc tốt rồi, thậm chí vì để chứng thực Pháp đã đặt định rất nhiều thành tựu rồi, đời này làm chưa tốt thì liền không cứu độ họ nữa ư?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Những vấn đề nêu trên không có nghĩa là khi giảng chân tướng, chúng ta phải hoàn toàn né tránh các chủ đề liên quan đến chính trị. Chúng ta vẫn có thể nói nếu nó khởi tác dụng cứu người. Điều quan trọng là phải đặt cơ điểm cho đúng đắn – chúng ta ở đây để cứu người, không phải để thể hiện quan điểm chính trị hoặc vấn đề xã hội. Điều gì cần làm, chúng ta hãy làm một cách có trí huệ và không để chúng sinh có suy nghĩ tiêu cực đối với Đại Pháp. Ví dụ, khi chúng ta giảng chân tướng trên Facebook, chúng ta có thể đăng những chủ đề liên quan đến chính trị và vấn đề xã hội ở một trang khác để tránh trộn lẫn với những điều liên quan đến Đại Pháp.

Đây là thể ngộ của cá nhân tôi tại thời điểm hiện tại. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/12/478608.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/16/218644.html

Đăng ngày 18-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đừng để quan điểm chính trị của chúng ta ảnh hưởng đến việc cứu người first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Đằng sau sự sùng bái là không tu luyệnhttps://vn.minghui.org/news/266786-dang-sau-su-sung-bai-la-khong-tu-luyen.htmlWed, 12 Jun 2024 14:16:26 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266786[MINH HUỆ 21-05-2024] Thành phố chúng tôi sống có một vị học viên lâu năm có thiên mục có thể nhìn thấy một số điều. Rất nhiều học viên, cả một số học viên ở nơi khác, thường hay đến nhà ông ấy. Có người […]

The post Đằng sau sự sùng bái là không tu luyện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Liêu Ninh

[MINH HUỆ 21-05-2024] Thành phố chúng tôi sống có một vị học viên lâu năm có thiên mục có thể nhìn thấy một số điều. Rất nhiều học viên, cả một số học viên ở nơi khác, thường hay đến nhà ông ấy. Có người nói: Tôi đã gặp được cao nhân rồi, nói ông ấy học Pháp, học thuộc Pháp, mỗi ngày luyện công hai lần. Nói rằng da dẻ ông ấy nhẵn mịn, trong nhà có mấy chục mẫu đất, đêm ngủ rất ít. Có người nói: Đồng tu này xem ra thật là chuẩn. Nghe nói có không ít người bệnh nặng đến nhà ông ấy liền khỏi; còn có người không qua được quan đến nhà ông ấy, ông ấy đều có thể nói ra cho người ấy. Trên thực tế, những học viên này là đang học người chứ không học Pháp, gây ra các loại phiền phức, còn có người đã mất cả sinh mệnh.

Sau này nghe nói học viên lâu năm này làm quảng cáo gì đó, rằng ông ấy giảng bài trên mạng, còn lôi kéo đồng tu, bảo đồng tu rằng: bây giờ các vị đầu tư tiền vào đây, sau này không cần làm công việc gì cả. Sau khi người nhà biết chuyện, đã đầu tư hết cả tiền vào đó, khiến kinh tế gia đình túng quẫn, rồi lại muốn đi tìm ông ấy để trách mắng. Sau đó, người nhà này tìm đến người thân cũng là người tu luyện để kể ra câu chuyện này. Đồng tu người thân nghe xong, lại tìm một đồng tu khác, hai người họ đến tìm học viên có quan hệ với vị học viên [lâu năm] kia để kể ra sự việc. Vị học viên này không tin, liền nói, vậy tìm ông ấy đến đây, ba mặt một lời nói cho rõ sự việc. Sau đó, vị học viên [lâu năm] này mới thừa nhận, ông ấy còn nói có liên hệ với Bắc Kinh và các địa khu khác. Đồng tu nói trước mặt ông ấy: Ông phải trả lại mấy vạn tiền cho các đồng tu đã đầu tư tiền vào. Ông ấy nói tôi không có nhiều như vậy, ông ấy cũng không thừa nhận hành vi của mình là sai.

Có rất nhiều học viên không biết tu luyện như thế nào, liền đi sùng bái ông ấy, đều nói ông ấy thuộc Pháp rất tốt, biểu hiện ra vẻ ngoài trẻ trung, da dẻ hồng hào, thiên mục nhìn cũng chuẩn, v.v. Nghe nói hiện nay vẫn còn rất nhiều đồng tu sùng bái ông ấy, mà không biết chuyện ông ấy làm quảng cáo kia. Có đệ tử Đại Pháp dĩ Pháp vi Sư nhìn thấy những học viên này nói về vị học viên lâu năm kia cao thế nào, lúc ấy cảm thấy trong tâm họ không hề có Sư phụ và Đại Pháp nữa, quên hết cả Sư phụ và Đại Pháp rồi.

Sư phụ giảng:

“Sư phụ trong Đại Pháp chỉ có một. Bất kể vào học trước hay sau cũng đều là đệ tử” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Những học viên này, gặp được Đại Pháp rồi, nhưng lại không chiểu theo Pháp để tu tâm, hôm nay cầu cái này, ngày mai cầu cái nọ, chẳng phải là đang lỡ mất cơ duyên trân quý của mình hay sao?

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/21/477781.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/9/218545.html

Đăng ngày 12-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đằng sau sự sùng bái là không tu luyện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tìm ra tâm hữu cầu ẩn giấu sâuhttps://vn.minghui.org/news/266769-tim-ra-tam-huu-cau-an-giau-sau.htmlTue, 11 Jun 2024 12:27:38 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266769[MINH HUỆ 09-03-2024] Tôi là một đệ tử Đại Pháp bắt đầu tu luyện vào năm 1998, đã trải qua hơn 20 năm tu luyện, dưới sự điểm hóa từ bi của Sư tôn, trải qua rất nhiều ma nạn, cũng đã tu […]

The post Tìm ra tâm hữu cầu ẩn giấu sâu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Đường Nhân, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-03-2024] Tôi là một đệ tử Đại Pháp bắt đầu tu luyện vào năm 1998, đã trải qua hơn 20 năm tu luyện, dưới sự điểm hóa từ bi của Sư tôn, trải qua rất nhiều ma nạn, cũng đã tu bỏ được rất nhiều tâm chấp trước. Nhưng vẫn còn rất nhiều nhân tâm khó mà phát giác ra được. Gần đây, dưới sự điểm hóa của Sư phụ, cuối cùng tôi đã tìm ra tâm hữu cầu ẩn tàng nhiều năm. Dưới đây, tôi xin thảo luận đôi chút nhận thức cá nhân về phương diện này, nếu có chỗ nào không trong Pháp, xin đồng tu chỉ chính.

Một buổi tối ngày 28 tháng 2 năm nay, tôi đang tắm, thuận tiện cũng thay quần áo để giặt. Sau khi phơi quần áo, tôi liền quay vào phòng phát chính niệm, cảm giác đầu óc choáng váng, đầu ong ong lên, phát ra những âm thanh theo tiết tấu hệt như tiếng chày giã gạo hồi xưa vô cùng khó chịu. Tôi nghĩ có lẽ nào do khi nãy gội đầu, bị nước vào tai rồi chăng? Vừa nghĩ liền thấy không đúng, đây là hướng ngoại cầu. Lúc này, tôi đột nhiên nhớ đến hai ngày trước, lúc nhập định, tôi nghe thấy một âm thanh nghiêm túc nói:

“Vậy nên không thể ôm giữ tâm hữu cầu mà đến học Pháp được đâu.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi lập tức ngộ ra rằng, đây là điểm hóa của Sư tôn dành cho đệ tử. Sau đó, tôi ngẫm nghĩ hết cả nửa ngày, cũng không tìm thấy cái tâm hữu cầu ấy của bản thân mình. Tuy là nhất thời chưa tìm thấy, những chắc chắn là có tồn tại cái tâm này, Sư tôn tại không gian khác nhìn thấy được rất rõ ràng, là tuyệt đối không thể sai.

Nghĩ đến đây, tôi lại lên giường chuẩn bị đi ngủ, nhưng trở người qua lại mấy lần, vẫn không thể ngủ được. Đầu căng ra ghê gớm, tôi liền phát chính niệm nhắm thẳng vào nó một lúc, tiếp đó nhẩm đọc “Luận Ngữ” và “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh”, đọc xong kinh văn, tôi lại liên tục niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, mãi đến sau giờ phát chính niệm nửa đêm. Muốn nhắm mắt đi ngủ, mà vẫn không sao ngủ được, tôi lại nằm trên giường phát. Mãi mới ngủ được hơn một tiếng, thì đồng hồ reo, tôi thức dậy kiên trì luyện năm bài công pháp.

Sáng ra dậy, tôi bắt đầu hướng nội tìm, nhớ đến lời giảng của Sư tôn trong “Chuyển Pháp Luân: “Vậy nên không thể ôm giữ tâm hữu cầu mà đến học Pháp được đâu.” Tôi ôm giữ cái tâm hữu cầu gì mà học Pháp nhỉ? Tiếp đó rất nhanh liền có thể tìm thấy, nó thực sự đã khiến tôi thất kinh. Thì ra mỗi ngày tôi học Pháp đều tự quy định không được học dưới hai bài giảng, cho rằng bản thân học Pháp tốt, tà ác không thể dùi vào chỗ sơ hở của tôi được, cũng không có lý do gia tăng bức hại với tôi. Đây cũng là một loại tâm cầu bức hại biến tướng, đây chẳng phải đặt ra nạn cho chính mình hay sao? Tôi chẳng phải đã xem Đại Pháp như chiếc ô bảo hộ rồi hay sao? Không phải là đang lợi dụng Đại Pháp để tránh nạn hay sao? Động cơ và xuất phát điểm của việc học Pháp đã bất thuần!

Một bộ Cao đức Đại Pháp vĩ đại đến thế, không phải để cho con người lợi dụng, tôi đây chẳng chính là đang khinh nhờn với Sư tôn và Đại Pháp sao! Tu luyện là việc nghiêm túc và thù thắng biết bao! Hơn nữa, cái tâm hữu cầu này được ẩn nấp rất sâu, rất dơ bẩn, rất giảo hoạt, cũng rất nguy hiểm. Hiện giờ tôi cuối cùng cũng đã tìm ra nó rồi, triệt để phơi bày nó ra, giải thể thanh trừ nó, không cần nó.

Qua đây, tôi ngộ ra rằng: đầu tiên, mỗi ngày mỗi lần khi chúng ta học Pháp, đều phải là trong trạng thái đoan chính mà học Pháp, ôm giữ một trái tim thành kính vô tỷ để học Pháp, từng từ từng câu đọc thật rõ ràng, làm được không thêm từ, không đọc rớt từ, không thiếu dòng, chân chính học Pháp nhập tâm, không truy cầu số lượng và tốc độ học Pháp. Nếu không, học Pháp sẽ không đắc Pháp; thêm nữa, mục đích chúng ta học Pháp, là để đồng hóa Đại Pháp, là dùng Pháp để chỉ đạo tu luyện của chúng ta, giúp bản thân thay đổi trở nên càng thêm thuần khiết vô tư, dần dần đạt đến được tiêu chuẩn của một sinh mệnh trong vũ trụ mới. Học Pháp còn có thể giúp tăng cường chính niệm.

Từ nay trở đi, tôi cần làm được học mà không cầu, tiếp nhận giáo huấn, nghiêm túc chăm chỉ đối đãi với tu luyện của bản thân.

Cảm tạ ân Sư đã từ bi điểm hóa cho con!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/9/473985.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/1/218404.html

Đăng ngày 11-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tìm ra tâm hữu cầu ẩn giấu sâu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Gia tăng chính niệm, không tăng thêm ý niệm phụ diện cho đồng tuhttps://vn.minghui.org/news/266747-gia-tang-chinh-niem-khong-tang-them-y-niem-phu-dien-cho-dong-tu.htmlMon, 10 Jun 2024 10:35:16 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266747[MINH HUỆ 08-03-2024] Gần đây, tôi có chút thể ngộ về việc tăng chính niệm và không tăng thêm tư tưởng phụ diện cho đồng tu. Tôi viết ra để chia sẻ với các đồng tu, để chúng ta cùng nhau […]

The post Gia tăng chính niệm, không tăng thêm ý niệm phụ diện cho đồng tu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tâm Vũ, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 08-03-2024] Gần đây, tôi có chút thể ngộ về việc tăng chính niệm và không tăng thêm tư tưởng phụ diện cho đồng tu. Tôi viết ra để chia sẻ với các đồng tu, để chúng ta cùng nhau tinh tấn.

Trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014” của Sư phụ, có đoạn hỏi đáp sau:

“Đệ tử: Những suy nghĩ phụ diện giữa các đồng tu với nhau là những “trái núi lớn màu xám”, đây là viết trong một bài đăng trên Minh Huệ Net. Con nhìn không thấy không gian khác, nhưng lúc con mâu thuẫn với các đồng tu là có cảm thấy áp lực rất lớn, bị những vật chất bất hảo bao vây. Con cảm thấy suy nghĩ bất hảo của người khác đối với mình là vật chất tại không gian khác, không thể tổn thương đến con. Chỉ cần con chiểu theo Đại Pháp mà quy chính bản thân mình, thì con có thể vượt qua quãng khói mê đó, nhưng con cũng biết rằng con bước đi rất là gian nan.”
Sư phụ: Có những tình huống cụ thể, từng người cũng khác nhau. Tình huống được nhìn thấy là một loại cảnh tỉnh mang tính hình dung đối với người tu luyện, chứ không nhất định là tình huống chân thật. Nói nó tựa như một toà núi lớn, bản thân nó không phải là ma, nhưng nó là những thứ phụ diện. Là đệ tử Đại Pháp mà muốn đột phá nó, thì phải trải qua nỗ lực một phen, thì mới có thể vượt qua được. Kỳ thực trong những năm qua, đều chẳng phải vượt qua như thế hay sao? Giúp đỡ, phối hợp, thông cảm, nhìn nhiều hơn vào sở trường giữa mọi người với nhau, hẳn là không thành vấn đề.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Học lại đoạn giảng Pháp này của Sư tôn, tôi tự nhủ rằng nhất định phải tăng thêm chính niệm, không tăng thêm tư tưởng phụ diện, không được khiến việc tu luyện và cứu người của đồng tu thêm khó khăn.

Một ngày nọ, đồng tu kỹ thuật A đến nhà tôi. Tôi nói: “Anh xem, một số đồng tu kỹ thuật bây giờ đang bị can nhiễu ở các mức độ khác nhau, chuyện lớn chuyện nhỏ gì mọi người cũng kiếm anh hết. Anh bận quá. Hãy tìm đồng tu khác giúp anh chia sẻ một phần gánh nặng đi. Anh thấy đồng tu B thế nào?” A nói: “Anh ấy không làm được đâu, tâm sợ hãi của anh ấy nặng lắm.” Tôi ngẫm nghĩ một lát, nghĩ rằng: “Ừ, B đúng là rất chú ý vấn đề an toàn. Từng có lần ba đồng tu đến nhà anh ấy để học Pháp nhóm, anh ấy nhận thấy họ thường đi và đến cùng nhau, liền thẳng thắn nói không cho họ đến nhà anh ấy học Pháp nữa. Hơn nữa, khi gặp tôi, anh ấy cũng dặn dò tôi phải chú ý an toàn và cân nhắc đến sự tiếp nhận của người nhà.” Lúc đó, tôi đã thuận theo cách nghĩ của A mà suy xét.

Lúc này, một câu Pháp của Sư phụ tiến nhập vào đầu tôi:

“không được nhìn người một cách cố định” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi lập tức đổi sang dùng chính niệm để suy xét vấn đề: “Đồng tu đều đang trong quá trình đề cao. Có thể giây trước giây sau đã ở những cảnh giới khác rồi. Làm đệ tử chân tu, nhất định phải gia tăng chính niệm cho đồng tu, tin tưởng rằng đồng tu nhất định sẽ khắc phục tâm sợ hãi và quang minh chính đại bước ra. B có lẽ sớm đã không còn ở trạng thái sợ hãi ban đầu nữa. Sư phụ dạy các đệ tử chúng ta:

“Giúp đỡ, phối hợp, thông cảm, nhìn nhiều hơn vào sở trường giữa mọi người với nhau.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Nghe lời Sư phụ giảng, tôi lập tức tìm kiếm sở trường của B: “Anh ấy đã từng không sợ tà ác và tham gia giải cứu đồng tu người nhà, anh ấy gửi thư thỉnh nguyện đến Bắc Kinh và giải cứu thành công đồng tu người nhà, đúng là tuyệt vời biết bao. Anh ấy còn in truyền đơn và phân phát để cứu người. Sợ chỗ nào đâu? Vừa nghĩ như thế, tôi tràn đầy cảm phục và lòng tin đối với B.

Một ngày kia, đồng tu C nói: “Anh phải đi cùng tôi để tìm B. Tôi có việc cần tìm anh ấy, nhưng tôi không biết nhà anh ấy ở đâu.” Nghe xong tôi nghĩ, đây chẳng phải là Sư tôn điểm hoá cho mình thời cơ đã tới hay sao? Kết quả là sau khi bàn bạc với B, B liền vui vẻ đồng ý ngay mà không chần chừ chút nào. Anh ấy biết rất nhiều về máy tính, nhưng anh ấy nói một cách khiêm tốn: “Được, ổn rồi. Còn có những chỗ tôi chưa biết về hệ thống. Tôi sẽ học hỏi từ đồng tu khác và nghĩ cách học nhanh nhất có thể.“

Trong những ngày sau đó, khi đồng tu nào muốn thành lập điểm tư liệu “bông hoa nhỏ” tại nhà, trước hết B sẽ giúp đỡ mua máy in, máy tính, cũng như lập tức lắp đặt hệ thống bảo mật và sửa chữa máy in. Tôi chưa bao giờ nghe anh ấy nói từ “sợ” cả. Như vậy, trong khu vực chúng tôi đã có thêm một học viên kỹ thuật, giảm bớt gánh nặng cho đồng tu kỹ thuật A và khởi tác dụng rất lớn trên phương diện cứu người.

Nếu tôi không làm theo Pháp của Sư phụ, mà bị ảnh hưởng bởi quan niệm thiên kiến của đồng tu A, ôm giữ quan niệm cố hữu giống như đồng tu, thì có thể tăng thêm ý niệm phụ diện cho đồng tu B, khiến đồng tu ấy không có được lực lượng của chính niệm và có thể bỏ lỡ cơ hội đề cao, cũng như làm chậm trễ lực độ cứu người của chỉnh thể.

Còn có một chuyện thế này. Một tối nọ, sau khi học Pháp ở điểm học Pháp, một đồng tu cao tuổi nói: “Tôi đã hai, ba hôm nay không ra ngoài cứu người rồi. Tôi không sao khởi tinh thần lên được, tâm tình sa sút.” Chúng tôi đều biết đồng tu này hầu như ngày nào cũng ra ngoài giảng chân tướng trực diện và đã làm rất tốt. Bà ấy nói rằng mình đã giảng chân tướng cho 60.000 đến 70.000 người. Vì thế mọi người đều cảm thấy kỳ lạ và hỏi đồng tu cao tuổi chuyện gì đã xảy ra? Bà nói: “Hai ngày trước, tôi dán áp phích chân tướng trong một khu cộng đồng. Tôi mới dán được vài tấm thì một đồng tu cao tuổi sống trong khu cộng đồng nhìn thấy tôi. Bà ấy nói: ‘Ô kìa, chị dám dán cái này ở đây à? Nơi này có bảo vệ, chị cẩn thận nha nếu bị ông ta nhìn thấy thì nguy đấy. Đừng dán nữa, mau đi đi.’ Tôi liền về nhà, không dám ra ngoài nữa.”

Tôi nghĩ: Đây chẳng phải là bị cựu thế lực lợi dụng để hù dọa đồng tu và không để đồng tu cứu người sao? Đồng tu kia nói lời phụ diện vì lo cho đồng tu này bị bức hại, còn đồng tu này nghe được cũng cảm thấy đồng tu kia là vì tốt cho mình, giúp mình chú ý an toàn, do đó đã tiếp nhận những tín tức phụ diện, nhưng cả hai đều không dựa trên Pháp. Ý niệm phụ diện về đồng tu có thể khiến đồng tu vốn tinh tấn và chính niệm mạnh mẽ như thế bị ảnh hưởng rất nhiều.

Sư tôn đã dạy chúng ta Pháp lý “Chính niệm chính hành”. Nếu đổi lại người đồng tu trong khu cộng đồng đó tăng cường chính niệm cho người đồng tu cao tuổi, nói như thế này: “Những biểu ngữ cứu người mà chị dán thực sự rất tốt. Nhiều người trong khu cộng đồng này đã được cứu sau khi đọc chúng. Chú ý phát chính niệm và quan sát xung quanh xem không có bảo vệ rồi hẵng dán nhé. Chính niệm chính hành thì không có vấn đề gì. Tôi sẽ giúp chị phát chính niệm và phối hợp với chị.” Nếu vậy thì người đồng tu cao tuổi ấy sẽ cảm thấy rất ấm áp và có động lực, cũng sẽ không trễ nải việc ra ngoài cứu người trong hai, ba ngày. Vậy, phải chăng người đồng tu đó bị cựu thế lực lợi dụng để gia tăng tư tưởng phụ diện cho vị đồng tu cao tuổi đã vô ý tạo nghiệp cho bản thân mình? Tôi ngộ rằng, cấp thêm chính niệm hay tư tưởng phụ diện sẽ tạo thành biểu hiện thực sự khác biệt một trời một vực đối với đồng tu.

Chúng ta hãy dùng tâm thuần tịnh để tăng cường chính niệm, không tăng thêm tư tưởng phụ diện cho đồng tu!

Tầng thứ hữu hạn, có chỗ nào nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ ra.

(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/8/472174.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/28/218337.html

Đăng ngày 10-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Gia tăng chính niệm, không tăng thêm ý niệm phụ diện cho đồng tu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Đừng lưu truyền, đừng nghe tin đồnhttps://vn.minghui.org/news/266745-dung-luu-truyen-dung-nghe-tin-don.htmlMon, 10 Jun 2024 10:34:58 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266745[MINH HUỆ 02-04-2024] Có đồng tu Đại lục ra xuất ngoại, sau khi ra nước ngoài đã tham gia tổ hạng mục, hoặc phối hợp với đồng tu hải ngoại làm một số việc, nắm được một số tình huống của vài thành […]

The post Đừng lưu truyền, đừng nghe tin đồn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 02-04-2024] Có đồng tu Đại lục ra xuất ngoại, sau khi ra nước ngoài đã tham gia tổ hạng mục, hoặc phối hợp với đồng tu hải ngoại làm một số việc, nắm được một số tình huống của vài thành viên trong hạng mục, còn có người tham gia Thần Vận, được gặp Sư phụ, khi liên lạc điện thoại với đồng tu người thân thiết hoặc đồng tu người nhà, hay hữu ý vô ý tiết lộ vài tình huống, việc đó là do họ làm, đồng tu nào thế nào thế nào, hạng mục kia ra làm sao, sự việc nào đã được Sư phụ tán thành đồng ý, trên núi thế nào thế nào, v.v., rồi đồng tu Đại lục lại đem thông tin nghe được đi phát tán truyền rộng hơn, truyền đạt cho người khác. Có lẽ có người vốn ý nguyện ban đầu chỉ là muốn giúp đồng tu Đại lục tăng thêm chính niệm, nhưng cẩn thận suy xét thì những điều này đều thuộc về hành vi làm loạn.

Lan truyền tin đồn tồn tại rất nhiều vấn đề:

Một, có những đồng tu Đại lục rất ao ước được như đồng tu hải ngoại vì được ở trong hoàn cảnh buông lỏng, không có các loại hạn chế và uy hiếp của Trung Cộng, không có áp lực tâm lý, không bị bức hại, có thể thoải mái, tự do làm những việc muốn làm, cần làm, được ở bên cạnh Sư phụ, còn có người trông mong được tận mắt nhìn thấy Sư phụ, chỉ cần biết được chút tin tức nào về Sư phụ hay tin tức về đồng tu hải ngoại chứng thực Pháp liền cảm thấy rất ấm áp, được an ủi, rất mãn nguyện, điều này có lẽ cũng khiến họ cảm thấy được động viên, phấn chấn nhân tâm, tinh tấn hơn nữa, thế nhưng cũng chỉ có tác dụng nhất thời, không thể lâu dài, vì là những thứ cảm tính đang phát huy tác dụng, đều là có lậu cả, chúng ta tu luyện đã nhiều năm như thế rồi, không thể chỉ dừng lại và dựa vào nhận thức cảm tính được.

Sư phụ giảng:

“Có Sư phụ ở đây thì tín tâm mười phần đầy đủ, không có Sư phụ ở đây thì không có hứng tu, cứ như là vì Sư phụ mà tu, vì hứng thú mà đến, ấy là chỗ yếu rất lớn của kẻ ‘trung sỹ’. Thích Ca, Jesus, Lão Tử, Khổng Tử đã ra đi hơn hai nghìn năm rồi, nhưng đệ tử của họ xưa nay không cảm thấy rằng không có sư phụ ở đó thì không thể tu. Tu ấy là việc của bản thân mình, không ai làm thay, người làm sư phụ về bề mặt chỉ là bảo cho họ Pháp Lý. Tu tâm đoạn dục, minh huệ bất hoặc ấy là trách nhiệm của tự mình. Vì hứng thú mà đến, tâm ắt không vững, nhập thế tục liền quên mất cái gốc này. Nếu không giữ vững niệm ấy, cả đời sẽ không được gì. Không biết bao giờ mới lại có cơ duyên, khó lắm thay!” (Kiên Định, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tuy là Sư phụ không ở cạnh bên, thế nhưng Pháp thân của Sư phụ vẫn luôn coi sóc mỗi từng vị đệ tử Đại Pháp chân tu, có gì mà không buông tâm được chứ? Gặp được Sư phụ thì có thể tu tốt, làm tốt chăng? Nếu bản thân mình không tinh tấn, gặp được Sư phụ thì sẽ là thế nào? Nói với Sư phụ những gì đây? Muốn Sư phụ nói gì với mình đây? Bạn có từng nghĩ đến cảm nhận của Sư phụ chăng? Hay là muốn hỏi Sư phụ đòi tiên đan, muốn đi đường tắt chăng?

Tu luyện không phải là chuyện ngày một ngày hai, nhất thời hưng phấn rồi qua mất, chẳng phải còn cần dựa vào chính niệm và ý chí của bản thân sao? Điều gì nên được, điều gì nên được cấp thì Sư phụ đều sẽ cấp, điều không nên được cấp thì dù ngày ngày có ở bên cạnh Sư phụ cũng không có tác dụng gì! Đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại cũng không phải cả ngày luôn ở cạnh bên Sư phụ, đều là việc ai nấy làm mà thôi.

Trung Quốc dường như cách rất xa nước Mỹ, nhưng hiện tại xã hội người thường đều đang nói “thôn toàn cầu”, thế nhân đều cảm thấy trái đất này không hề lớn, là người tu luyện mà nói, chúng ta ở trong vũ trụ mênh mông mà nhìn thì trái đất này nhỏ đến thế nào, chúng ta được đồng tại cùng Sư phụ trên một lạp tử, căn bản chính là cùng tại một điểm, nào có khoảng cách nào đáng nói chứ?

Mỗi một đệ tử Đại Pháp ở vị trí nào đều là có nguyên nhân và an bài, buông tâm xuống, ở ngay hoàn cảnh của bản thân mà tu luyện vững chắc, làm tốt là được rồi, ai cũng đều là tốt nhất rồi, hâm mộ người khác thì có tác dụng gì! Dù cho là ở đâu, thì đồng tu nào tinh tấn đều sẽ không thư thái thoải mái, thoải mái quá, không có khó khăn gì thì còn không đề cao nổi, ít nhất cũng có khổ cực, mỗi một người đều có những khó khăn và áp lực mà bản thân phải đối diện, chỉ là đổi hình thức khác nhau mà thôi.

Hai, các hạng mục mà đồng tu hải ngoại làm trước mắt không liên quan nhiều với đồng tu Đại lục, rất nhiều chi tiết mà đồng tu Đại lục không cần phải biết. Nhưng truyền bá những thứ này gây rất nhiều tác dụng phụ diện, nó có thể khiến đồng tu khởi rất nhiều nhân tâm, còn lấy cớ là để hình thành chỉnh thể, cùng nhau đề cao để che đậy. Một số đồng tu Đại lục chính là có chấp trước liên quan: chấp trước vể hình thế ở hải ngoại, các tin tức hải ngoại, chấp trước được gặp Sư phụ, chấp trước nghe ngóng tin tức về Sư phụ, chấp trước một vài tin đồn, tin nội bộ, cái tâm nhiều chuyện, hiếu kỳ, tâm hoan hỷ, tâm sùng bái, tâm hâm mộ, tâm đố kỵ, tâm hiển thị, tâm cầu danh, tâm chứng thực bản thân, tâm đưa bản thân lên cao, thói quen lan truyền tin đồn, cái tình con người với Sư phụ, cái tình con người với đồng tu hải ngoại, tình cảm con người với đồng tu thân thiết, tâm hướng ngoại nhìn hướng ngoại cầu, không tu khẩu, tâm hữu vi, cùng với trạng thái không thể thực tu bản thân đều được bộc lộ hoàn toàn.

Đối với các đồng tu hải ngoại, cũng tồn tại vấn đề về tâm hoan hỷ, tâm hiển thị, nhân tình, không tu khẩu, cảm giác ưu việt, kiêu ngạo, v.v. Thật ra có rất nhiều công ty người thường đều yêu cầu nhân viên giữ vững các thông tin cơ mật của doanh nghiệp, có công ty còn phải ký thỏa thuận bảo mật. Làm một đệ tử Đại Pháp, tuân thủ một số quy phạm cần thiết là điều nên làm, thể hiện ra tố chất của người tu luyện, cũng tránh sinh ra thị phi, tạo nghiệp cho bản thân.

Địa phương xuất hiện những sự việc thế này, có người lan truyền nói trên núi uống trà, dâng hương như thế nào, sau đó liền khởi hứng thú với việc uống trà, còn nói về dâng hương thế nào đó, mà lại không có hứng thú gì với việc giảng chân tướng; còn có học viên cá biệt ra nước ngoài sau khi quay về nước nói mình được gặp Sư phụ rồi, nói công thức sản phẩm nào đó đã được Sư phụ công nhận, sau đó liền sản xuất lượng lớn, việc này, sản phẩm này lưu truyền trong học viên với phạm vi rất rộng, dẫn khởi những cuộc tranh luận lớn, sau này nghe nói học viên này nhận sai, nhà máy đó cũng bị tà ác chú ý, tạo thành ảnh hưởng xấu.

Không biết đồng tu nào làm những sự việc này đã từng nghĩ chưa, không tu tâm, không tu khẩu như thế, bịa đặt, lan truyền những tin tức dối trá ở trên núi và về các đồng tu hải ngoại như thế, không cần biết là thật hay giả, đối với việc tu luyện và cứu người thì có gì tốt, tâm tư của bản thân rốt cuộc nằm ở đâu, lãng phí thời gian quý báu và sức lực bản thân, tạo thành ảnh hưởng xấu nghiêm trọng, có phải tự mình đang tạo nghiệp chăng!

Sư phụ giảng:

“Ai truyền bá những điều không thuộc về Chính Pháp trong các học viên, thì người đó chính là can nhiễu đệ tử Đại Pháp, và phá hoại hình thế Chính Pháp! Tội còn to lớn hơn cả [tội mà] ma làm, theo [cách] cựu thế lực nói, còn hung hơn cả ma làm. [Đây] là thật sự đang phá hoại.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Ba, biểu hiện của việc thích lan truyền tin đồn và thích nghe tin đồn xem chừng không có gì to tát cả, nhưng lại rất dễ bị tà ác chiếm lý, chúng ta đều biết rằng những thông tin người truyền người thường hay bị lệch đi đôi chút và có thể dẫn khởi mâu thuẫn, mà biểu hiện của loại tâm chấp trước và hành vi bất hảo ấy rất dễ bị tà ác tại không gian khác nhìn thấy, trở thành cái cớ cho việc tạo ra rắc rối, cũng có lẽ đây vốn không phải ý muốn của đồng tu, nhưng có thể dẫn đến những tác dụng như thế, và cũng đã có rất nhiều bài học giáo huấn về phương diện này rồi.

Trước đây từng có website tà ác và kinh văn giả, nhắm thẳng những thứ này, Sư phụ đã giảng:

“Cũng giống như website tà ác vào một đoạn thời gian trước cũng thế, những người bị làm dao động là có một số người đầu óc lộn xộn, lý trí không rõ ràng, quả thực tựa như đều không phải là bản thân mình nữa rồi, lại còn truyền bá những website tà ác đó nữa. Vì sao như thế? Chẳng phải là vì chư vị có chấp trước kia, có nhân tâm kia, có thói quen nói dối, thích truyền những lời đồn đại, [nên] bày ra cho chư vị, thông qua việc đó để chư vị trượt ngã, để chư vị thấy chỗ thiếu sót của bản thân mình, cũng là để những ai thật sự không đạt nữa bị đào thải đi phải không?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Bốn, việc liên lạc giao lưu giữa đồng tu hải ngoại và đồng tu Đại lục còn liên quan đến vấn đề an toàn. Tuy cuộc bức hại của Trung Cộng nhắm vào các đồng tu tại hải ngoại không quá mạnh và ngông cuồng, nhưng vẫn có. Trung Cộng sẽ dựa vào các cuộc điện thoại của đồng tu tại Đại lục tiết lộ để lấy được thông tin điện thoại của đồng tu hải ngoại, hiện nay nghe lén cùng theo dõi đều rất gắt gao, sẽ mang đến cho đồng tu tại hải ngoại và hạng mục những hiểm họa tiềm tàng, điều này rất khó nói, hải ngoại cũng có đặc vụ của Trung Cộng đang hoạt động, chúng ta không nên chỉ vì nhất thời nhanh mồm nhanh miệng, vui vẻ cao hứng mà làm ra những việc bất lợi với sự an toàn của bản thân, với sự an toàn của đồng tu!

Có đồng tu thời còn ở Đại lục chưa từng trải qua bức hại xuất ngoại ra nước ngoài, còn có một số đồng tu đắc Pháp trễ, không bị lộ ra, chưa hiểu thấu mức độ nghiêm trọng của việc Trung Cộng nghe lén điện thoại. Còn những đồng tu tại Đại lục không kiêng kị gì mà liên lạc với các đồng tu hải ngoại ấy, có một số cũng không chú trọng về an toàn điện thoại. Có đồng tu khi bị bức hại kêu khổ thấu trời, vừa được rời khỏi hang ổ hắc ám lại buông lỏng cảnh giác, ôm giữ tâm lý cầu may tùy ý mà làm, “vết sẹo lành rồi thì quên mất cái đau”, không biết trân quý hoàn cảnh buông lỏng của địa phương.

Đối với những đồng tu tại Đại lục đã bị lộ, có điện thoại từ nước ngoài gọi về cũng rất đường đột, đã có những trường hợp đồng tu bị bắt cóc, ác cảnh lấy cớ là “liên lạc với đồng tu hải ngoại” để tăng cường bức hại. Còn có đồng tu cho rằng tà ác không có lực lượng cảnh sát đủ để nghe lén từng người, từng giờ. Đây là đang hạ thấp tà ác rồi, tà ác nghe lén ai, hạ thủ với ai cũng không cần báo trước với người ấy. Hiện tại đã có công cụ kỹ thuật chuyển đổi giọng nói thành văn bản, còn có kỹ thuật thông báo và lọc từ ngữ nhạy cảm. Còn một điểm nữa, chớ quên rằng tà ác tại không gian khác cũng giám sát, mà lại siêu việt khoảng cách của không gian và thời gian này. Có đồng tu cường điệu rằng những đồng tu bị bức hại vì bị nghe lén đều là người có nhân tâm bị tà ác nắm cứng rồi, ý tứ là người ấy không có nhân tâm, không có lậu; thế nhưng chính trong trạng thái này và những lời người ấy nói ra đã bộc lộ ra vô số nhân tâm và lỗ hổng rồi, lại có thể nhìn mà không thấy, tránh né không bàn, chính là khi muốn bảo hộ nhân tâm thì đưa ra vô vàn những lý do! Còn có đồng tu dùng điện thoại của người nhà liên lạc với đồng tu, cho rằng thế là an toàn rồi. Thật ra cảnh sát cũng không phải kẻ ngốc. Nhớ có vị đồng tu nọ khi bị bức hại, cảnh sát lục soát nhà đã lấy luôn điện thoại của con trai bà không tu luyện. Con trai của đồng tu này có liên lạc điện thoại của mấy vị đồng tu khác, chính là nói tà ác sớm đã phát hiện rồi.

Có đồng tu dùng “có xảy ra chuyện không” để đo lường tính cần thiết trong vấn đề an toàn điện thoại, dùng “lâu vậy rồi mà có sao đâu” làm lý do trên miệng, tiêu chuẩn đo lường đều sai rồi, là tự bản thân người ấy không nghĩ, cũng không tiêu trừ được hiểm họa tiềm tàng về an toàn điện thoại. Thật ra, lúc này chưa xảy ra vấn đề không đồng nghĩa với chuyện này không có vấn đề, rất nhiều khi là được Sư phụ bảo hộ, nhưng họ vẫn cho rằng đó là chính niệm mạnh, không có nhân tâm, chứng cứ chứng thực cách làm của bản thân là đúng đắn, thật ra chính là không biết trân quý sự từ bi của Sư phụ.

Tà ác bức hại bằng nhiều hình thức, trực tiếp bắt cóc chỉ là một trong số ấy, không bị bắt cóc không đồng nghĩa với việc không bị bức hại. Hiện nay đang là thời kỳ Chính Pháp, rất nhiều việc đều là vô cùng nghiêm túc. Không để tâm đến cái sai nhỏ thì sẽ phải gánh chịu hậu quả. Có những trạng thái không đúng đắn và ma nạn xuất hiện mà chúng ta không tìm ra nguyên nhân, nhưng suy xét cẩn thận thì điều gì cũng không phải ngẫu nhiên, liệu có phải là có liên quan đến từng những lần không giữ vững tâm tính, không chiểu theo tiêu chuẩn quy phạm của người tu luyện mà làm các việc chăng. Thông qua điện thoại của bạn và liên hệ giữa các đồng tu, bị tà ác vây bắt nghe lén trên diện rộng, liệu có thể nói bản thân mình không giúp tà ác tiện làm việc này được không? Không phải cũng đang khởi tác dụng rất xấu hay sao? Có đồng tu cái này không để tâm, cái kia cũng không chú ý, cứ thể hiện bản thân rất “mạnh mẽ”, nói nào là “không cần cẩn thận điều nhỏ nhặt”.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện ấy, thế nào gọi là ‘vô lậu’? Không có chuyện nhỏ đâu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015),

Chúng ta chẳng phải cần nghiêm khắc yêu cầu bản thân ư?

Pháp luật của người thường nghiêng về trừng phạt sau khi xảy ra chuyện, mà các loại chế độ quy tắc lại có thể khởi tác dụng nhắc nhở, phòng bị, tránh sự cố. Đợi đến khi xảy ra bức hại rồi mới đi phản bức hại, vậy vì sao không tỉnh táo, lý trí, cẩn trọng, giữ vững các quy định tất yếu, làm tốt việc để phòng bị sự cố chứ? Trong người thường còn có một câu “biết thì đã muộn”, nghĩa là sau khi xảy ra chuyện rồi mới nói: “Ôi, nếu lúc đó làm thế này thế này thì tốt”, “ai mà biết sẽ thế này chứ?”, v.v. Không nhìn thấy liền không thừa nhận những biểu hiện của ngộ tính sai kém, trong người thường mà nhìn thì chính là không có tầm nhìn, vì sao không thể làm “Gia Cát Lượng đoán trước việc”, ngăn chặn nguy cơ về an toàn chẳng phải chính là cách bảo đảm tốt nhất để tránh bị bức hại và tổn thất sao?

Vì mấy năm nay, số đồng tu Đại lục ra nước ngoài không ít, dẫn đến một số hiện tượng bất lương cần chúng ta sớm chú ý, đề phòng cẩn thận, tránh khiến hình thế Chính Pháp phức tạp hơn.

Trên đây là ý kiến cá nhân, có chỗ chưa thỏa đáng, kính mong được từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/2/474804.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/21/218194.html

Đăng ngày 10-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đừng lưu truyền, đừng nghe tin đồn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Chịu bức hại là vốn liếng sao?https://vn.minghui.org/news/266686-chiu-buc-hai-la-von-lieng-sao.htmlSat, 08 Jun 2024 14:03:23 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266686[MINH HUỆ 16-05-2024] Năm 1999, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại toàn diện nhắm vào Pháp Luân Công, các học viên đại lục đã dần dần ra nước ngoài. Những học viên ra nước ngoài, nếu chia theo diện […]

The post Chịu bức hại là vốn liếng sao? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 16-05-2024] Năm 1999, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc bức hại toàn diện nhắm vào Pháp Luân Công, các học viên đại lục đã dần dần ra nước ngoài.

Những học viên ra nước ngoài, nếu chia theo diện từng viết bảo chứng thư hay chưa, đại loại có thể phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là đã rớt thành người thường từ khi còn ở đại lục, không còn tu nữa, hoặc là mang danh tu nhưng không tu, hoặc là chỉ theo yêu cầu của Trung Cộng là “tu ở nhà”, không ra ngoài giảng chân tướng, “nằm dài”. Trong bộ phận này, có người từng viết bảo chứng thư, còn có rất nhiều người dùng đủ kiểu để tránh phải viết “bảo chứng thư”. Nhóm thứ hai là từng bước ra, từng bị bức hại, sau khi ra nước ngoài cũng có thể tiếp tục giảng chân tướng, cũng có thể tiêu trầm, đã rớt xuống người thường, mang danh tu mà không tu. Trong nhóm người thứ hai, rất nhiều người đã viết bảo chứng thư, có người thậm chí đã viết mấy lần, cơ sở thực tu tương đối kém.

Nếu chia theo diện có tinh tấn hay không, thì những người tinh tấn ở đại lục, những người làm trụ cột cứu người các nơi ở đại lục, tuyệt đại bộ phận vẫn ở đại lục, không có ai ra nước ngoài. Còn những người không tinh tấn, nặng tâm sợ hãi, trốn tránh bức hại, thì tình huống cá nhân có đủ kiểu, ra nước ngoài tương đối nhiều. Đương nhiên, cũng có một bộ phận cực ít là có chuyên môn, ra nước ngoài để tham gia hạng mục cụ thể.

Còn có rất nhiều góc độ để nhìn nhận sự việc này, nhưng dù thế nào, trong những học viên từ đại lục ra nước ngoài sau năm 1999, sau năm 2005 (hoặc hiện giờ vẫn ở đại lục), có một bộ phận từng bị bức hại, thậm chí bị bức hại nghiêm trọng. Bộ phận đồng tu này, khi ở trại lao động, trại giam, trại cai nghiện, bệnh viện tâm thần, lớp tẩy não, hay các cơ sở giam giữ khác của tà ác, đã phải chịu đựng sự bức hại vô cùng tà ác, đây là cựu thế lực an bài lấy ác trị ác, lấy độc công độc, Sư phụ không thừa nhận. Vậy thì, chưa nói đến việc tiêu bỏ cái ác và độc của cựu thế lực, những đồng tu bị cựu thế lực an bài như vậy, trong quá trình đó, có người đã trừ bỏ được chấp trước và những thứ không tốt của bản thân, nhưng có rất nhiều người vẫn mang theo những thứ ác và độc kia, thậm chí sau khi ra nước ngoài, còn đem những thói quen trong trại lao động ra áp dụng với các đệ tử Đại Pháp khác, hình thức biểu hiện là lời nói, hành vi hung hãn, độc đoán, tâm tranh đấu rất mạnh, “lấy ác trị ác”, “xem ai lợi hại”, khởi tác dụng không tốt cho môi trường ở nước ngoài.

Có người cho rằng họ từng bị bức hại như vậy mà vẫn tu, nên rất có tư cách, có vốn liếng. Kỳ thực, đây là hiểu sai về tu luyện Đại Pháp. Kiên trì chính tín là rất xuất sắc, bị bức hại tàn khốc mà vẫn kiên trì tín ngưỡng, là nhờ Sư phụ bảo hộ, cũng là tác dụng của chính niệm của bản thân, là điều người thường không làm nổi. Tuy nhiên, kiên trì chính tín không thể thay thế cho tu luyện đề cao tâm tính. Thần Phật trên thiên thượng có thể nào vị nào cũng khí thế hùng hổ, hung hãn, độc đoán, tính đấu tránh rất mạnh được không? Sư phụ đã giảng Pháp về phương diện này rồi. Nếu như dụng tâm học Pháp cho nhập tâm, thì sẽ có ý thức trừ bỏ những thứ ác, hung bạo, đấu tranh đó. Nhưng cho đến giờ mà vẫn chưa ý thức ra thì chính là vấn đề rồi.

Ở một góc độ khác, mặc dù cuộc bức hại tà ác, tàn độc, nhưng từ góc độ tu luyện mà xét, thì bị bức hại cho thấy là có nghiệp lực lớn như thế, có cái tâm bất hảo như thế, vậy thì phải bỏ đi. Không phải nói cuộc bức hại của cựu thế lực bại hoại, thì những tâm bất hảo và nghiệp lực kia của học viên trở thành tốt, không phải vậy. Vậy, ra hải ngoại rồi, trong hoàn cảnh bình hòa, thoải mái, không có bức hại của trại lao động hay nhân tố cưỡng chế bên ngoài nữa, chúng ta càng cần phải chú trọng đối chiếu bản thân với Pháp, tìm ra nguyên nhân nội tại khiến mình bị bức hại, trừ bỏ những thứ không tốt của bản thân, chứ không phải tiếp tục giữ những thứ không tốt đó. Những thứ đó chỉ có thể có thể chiếm thế thượng phong nhất thời trong phản lý của “binh chinh thiên hạ”, “thắng làm vua, thua làm giặc” nơi nhân gian, chứ không thể mang lên thiên thượng, không tiến vào vũ trụ mới được.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/16/477551.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/4/218461.html

Đăng ngày 08-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Chịu bức hại là vốn liếng sao? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Quân chủ và dân chủ, chế độ nào là tốt?https://vn.minghui.org/news/266422-quan-chu-va-dan-chu-che-do-nao-la-tot.htmlWed, 29 May 2024 10:08:17 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266422[MINH HUỆ 08-04-2024] Nói đến vấn đề này, đương nhiên rất nhiều người sẽ cho rằng đương nhiên không cần so sánh, đương nhiên là chế độ dân chủ tốt hơn rồi. Đúng thế, tại Trung Quốc đại lục và nhóm những người nói tiếng Trung tại hải ngoại, […]

The post Quân chủ và dân chủ, chế độ nào là tốt? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Tần Mộng Tô

[MINH HUỆ 08-04-2024]

Nói đến vấn đề này, đương nhiên rất nhiều người sẽ cho rằng đương nhiên không cần so sánh, đương nhiên là chế độ dân chủ tốt hơn rồi. Đúng thế, tại Trung Quốc đại lục và nhóm những người nói tiếng Trung tại hải ngoại, có rất nhiều người thậm chí đối với mấy chữ “văn hóa truyền thống” đều có một cảm giác bài xích và phản cảm rất rõ ràng, cho rằng “văn hóa truyền thống” đại biểu cho chế độ quân chủ, chế độ gia trưởng, độc tài, bất trung bất hiếu v.v… “cặn bã phong kiến”.

Điều muốn nói ở đây là, người tu luyện không quan tâm đến chính trị, thế nên ở đây không phải bàn về chính trị, mà chỉ muốn chỉ ra một tư tưởng sai lệch: chế độ quân chủ hay chế độ dân chủ, đều có điều kiện tiền đề, tiền đề này chính là đạo đức. Bỏ qua tiền đề về đạo đức này rồi đi thảo luận xem chế độ nào mới tốt thì thật ra cũng không có ý nghĩa gì.

Vì sao có thể nói như thế? Một người chủ gia đình có đạo đức cao thượng có thể dẫn dắt một gia đình hạnh phúc khỏe mạnh, sung túc phồn thịnh; ngược lại, một người chủ gia đình mà đạo đức bại hoại thì không những bản thân không được tốt, mà còn khiến người nhà phải gánh chịu hậu quả do đạo đức bại hoại của mình. Một quốc gia quân chủ cũng cùng cái lý ấy. Mà tiền đề của chế độ dân chủ là, tiêu chuẩn đạo đức phổ biến của dân chúng toàn quốc phải cao thượng, tức là về tinh thần, mọi người phải có tín ngưỡng vào Thần, tôn trọng hiến pháp, tôn trọng pháp luật, có ý thức công dân và có nhận thức về đạo đức xã hội cao, phù hợp điều kiện này thì quốc gia với chế độ dân chủ mới có thể phồn hoa sung túc, người với người mới tương trợ lẫn nhau, hòa thuận với nhau, không nhặt của rơi trên đường; ngược lại, nếu rừ trên xuống dưới dân chúng xuất hiện việc trượt dốc đạo đức, khi không thể dùng tiêu chuẩn cao để tự ước thúc bản thân thì những cực đoan và lỗ hổng của chế độ dân chủ sẽ xuất hiện khắp nơi, không đâu không có, thể diện quốc gia và nhân dân đều sẽ bị tổn thương và tước đoạt.

Mọi người đều nghe qua câu nói “không ai giàu ba đời”. Trong thực tế từ xưa đến nay, những ví dụ chứng minh cho điều nay đâu đâu cũng có. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do phẩm chất đạo đức không được truyền qua ba đời. Khi thế hệ con cháu trở nên bại hoại về đạo đức, thì gia đình này có thể tiếp tục thừa kế những phúc phận từ đức mà tổ tiên truyền lại chăng?

Chân-Thiện-Nhẫn chính là cao đức Đại Pháp được truyền ra để duy hộ đạo đức nhân loại. Trung cộng không ngừng dồn toàn lực đả kích, truy bắt nhóm người tu Chân-Thiện-Nhẫn suốt 25 năm qua, khiến tiêu chuẩn đạo đức xã hội Trung Quốc suy đồi đến mức bị những người minh bạch trên khắp thế giới coi thường, xã hội Trung Quốc liệu có thể tránh khỏi quy luật bị “báo ứng” này không?

Chế độ xã hội, thể chế quốc gia, phẩm hạnh của cá nhân, phải lấy đức làm gốc thì mới là chính đạo, là con đường tốt đẹp, lâu dài.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/8/474999.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/8/216945.html

Đăng ngày 29-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Quân chủ và dân chủ, chế độ nào là tốt? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cùng đường bí lối không phải là tuyệt lộ —— Ngẫm lại về chiến dịch “Xóa sổ”https://vn.minghui.org/news/266369-cung-duong-bi-loi-khong-phai-la-tuyet-lo-ngam-lai-ve-chien-dich-xoa-so.htmlTue, 28 May 2024 08:47:31 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266369[MINH HUỆ 09-04-2024] Năm 2017, tà đảng Trung Cộng tiến hành cái gọi là chiến dịch “Gõ cửa”, quấy rối bức hại trên diện rộng khắp các thành thị, thị trấn, nông thôn. Ngay cả những người trước đây từng tu luyện Pháp […]

The post Cùng đường bí lối không phải là tuyệt lộ —— Ngẫm lại về chiến dịch “Xóa sổ” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 09-04-2024]

Năm 2017, tà đảng Trung Cộng tiến hành cái gọi là chiến dịch “Gõ cửa”, quấy rối bức hại trên diện rộng khắp các thành thị, thị trấn, nông thôn. Ngay cả những người trước đây từng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng hiện tại không tu nữa cũng bị kiểm tra, bắt ký tên. Theo các báo cáo trên Minh Huệ Net, đồng tu các nơi đã chính niệm chính hành ức chế bức hại, không ký tên, lên án cuộc bức hại, chỉ ra hành vi của nhân viên tà đảng là phạm pháp, v.v… làm được rất tốt, khiến mọi người thấy được khích lệ rất nhiều.

Từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2021, Trung Cộng lại tiến hành cái gọi là chiến dịch “Xóa sổ”, so với “Gõ cửa” thì phạm vi quấy nhiễu có phần hẹp hơn, nhưng mức độ tà ác lại tăng mạnh hơn, khiến một vài đồng tu làm chuyện trái lòng là ký tên. Chúng ta là những đệ tử Đại Pháp, làm sao có thể có những thỏa hiệp không thể có ấy chứ? Vì sao không thể bước thật tốt bước này? Đúng là đáng để ngẫm nghĩ.

Tác giả căn cứ vào tình huống xảy ra của một số đồng tu trong “Xóa sổ”, thiển ngộ cho rằng: tâm lợi ích chưa buông bỏ và tình thân chưa xả bỏ được là nguyên nhân chủ yếu khiến không bước đi được tốt bước đi này.

1. Lợi ích thiết thân gây nguy hiểm cho cuộc sống, áp lực tình thân như mắc lưới khó thoát ra

Theo hiểu biết của tôi, cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, tà đảng Trung Cộng khí thế hùng hùng làm ra cái gọi là “Xóa sổ”. Kẻ hành ác có những kẻ như cảnh sát của đồn cảnh sát, phường, văn phòng khu phố, văn phòng quản lý chính phủ, ủy ban chính trị pháp luật, đơn vị, đội hợp tác xã cũng tham gia. Những nhân viên bất chấp pháp luật này không chỉ uy hiếp bằng cách dọa cắt đứt tiền đồ của con cháu, mà còn bức ép người nhà của học viên Pháp Luân Công tham gia vào trong bức hại, dùng tình thân để gây áp lực, để tăng cường thêm cái gọi là “lực độ” trong bức hại tà ác, mưu đồ muốn tất cả những học viên Pháp Luân Công nào còn kiên trì tu luyện lần lượt bị “xóa sổ”, “chuyển hóa”.

Các vận động liên tiếp theo chính sách liên lụy của Trung Cộng đã tàn hại khiến gia đình, người nhà của người bị hại phải sống trong khổ đau dằn vặt. Người nhà của các học viên Pháp Luân Công vì bảo toàn tiền đồ của con cháu của mình, lo sợ bị liên lụy vì những bi kịch có thể xảy ra, nên không thể không phối hợp với nhân viên của tà đảng mà tham dự vào cuộc bức hại, uy hiếp bức ép người già trong nhà phải “chuyển hóa”, ký tên “không luyện nữa”. Áp lực về lợi ích và tình thân đè nặng, khiến những học viên Pháp Luân Công trong chiến dịch bức hại “Xóa sổ” rơi vào ma nạn cực lớn. Xin nêu ra một vài ví dụ từ các bài viết trên Minh Huệ Net và tình huống mà tôi được biết như sau:

Đồng tu A, 70 tuổi, là công nhân về hưu, sống một mình ở thị trấn. Tháng 3 năm 2021, con trai bà sống ở thành phố gọi điện về khóc lóc kể lể, nói rằng có người gọi điện thoại uy hiếp: “Mẹ anh nếu không chuyển hóa, thì anh không được đi làm, vợ anh cũng không được đi làm, con anh cũng không được đi học.” Con trai bà vô cùng lo lắng, nói trong điện thoại: “Mẹ, mẹ mà không ký tên, cả nhà con biết sống làm sao?” Một ngày tháng 3 năm 2021, sau một hồi gõ cửa, đồng tu A bị đưa đến văn phòng hành chính địa khu, tại đó có công an thị trấn, nhân viên phường và nhân viên chính quyền khu vực. Cảnh sát nói: “Nếu hôm nay bà không ký tên, in dấu tay thì thứ Bảy này tôi sẽ tìm đến con trai và con dâu bà, đình chỉ công việc của họ, cháu bà cũng không được đi học nữa.” Con trai và con dâu của đồng tu là lao động chính, còn phải nuôi dưỡng hai đứa trẻ đang học tiểu học và mẫu giáo. Nếu cả con trai và con dâu đều mất đi công việc, bị cướp mất chén cơm, thì cả nhà bốn miệng ăn này phải sống thế nào đây? Mẫu tử liền tâm, đồng tu A cảm thấy như trời sập xuống. Lúc ấy, chủ tịch phường biểu lộ sự ngụy thiện tỏ ý “vì tốt cho bà”. Trước lợi ích hiện thực, trước tình cảm con cái, đồng tu A đã thỏa hiệp với tà đảng.

Đồng tu B, một phụ nữ nông thôn, khoảng 70 tuổi. Từ tháng 7 năm 2020 bà liên tục bị quấy nhiễu. Đồng tu B dùng lời lẽ đanh thép cự tuyệt “chuyển hóa”, “xóa tên”. Đầu năm 2021, nhân viên tà đảng thay đổi thủ đoạn: đầu tiên bắt con trai và con dâu bà đến văn phòng hành chính uy hiếp một trận, nói rằng nếu mẹ họ không chịu ký tên, con của hai người họ (một cháu học tiểu học, một cháu học mẫu giáo) sẽ không được đi học nữa, không được này, không được nọ, không còn tiền đồ nữa. Đứa con còn nhỏ còn chưa thành niên, đã bị cắt đứt tiền đồ nhân sinh, đối với những bậc cha mẹ nuôi dưỡng con cái mà nói, đây là đả kích tàn khốc không cách nào thụ nhận nổi. Hai người họ tức giận đã cưỡng ép đồng tu B ký tên. Sau khi bị cự tuyệt, con trai trong cơn thịnh nộ đã lớn tiếng mắng chửi mẹ mình thậm tệ, vung chân tay đấm đá, còn phát cuồng gầm rống: “Sao bà không nhảy xuống sông đi? Đi chết đi!” Chồng của đồng tu B cũng đau khổ van xin: “Bà không ký, ảnh hưởng đến con cháu đi học, đi làm; bà không ký, họ sẽ không bỏ qua cho bà đâu, ngày ngày quấy nhiễu bà, quấy nhiễu con trai, con dâu không buông, thế thì phải làm sao đây? Người ta còn nói, nếu lại không chịu ký thì sẽ dùng đến biện pháp ấy. Chúng ta thật sự là hết cách rồi!” Vì tiền đồ của con cháu và sự bình yên trong gia đình, trước áp lực tình thân cực lớn, đồng tu B đành phải gạt nước mắt làm trái với lòng mà ký tên.

Đồng tu C, 76 tuổi, là một phụ nữ nông thôn. 76 tuổi vẫn có thể trồng rau, nuôi heo, nuôi dưỡng đứa cháu không có cả bố lẫn mẹ bên cạnh học đến cấp hai. Bà siêng năng lao động, duy trì cuộc sống cho hai bà cháu. Đúng Tết Âm lịch năm 2021, Cán bộ Văn phòng Quản lý Tổng hợp Chính quyền Thị trấn dẫn theo cán bộ thị trấn cùng cán bộ hợp tác xã của thôn đến nhà, uy hiếp cưỡng bức đồng tu C ký tên “không luyện nữa”. Đồng tu C vẫn luôn khuyến thiện, giảng chân tướng. Cán bộ văn phòng quản lý tổng hợp chính quyền thị trấn không nghe chân tướng, nói: “Nếu hôm nay bà không ký ‘tam thư’, gọi hết toàn bộ con trai, con gái đang làm công ở tỉnh khác của bà về đây; đến trường học tìm cháu của bà… Không ký, tôi sẽ không đi, tôi sẽ lại đến tiếp, ngày ngày đến…” Bởi vì con cái của đồng tu C không có ở bên cạnh, bọn họ không thể dùng tình thân của con cái gây áp lực, cán bộ quản lý liền đoạt lấy điện thoại của đồng tu C, tìm số liên lạc trong điện thoại, mở băng ghi âm họ uy hiếp đồng tu C cho các con cùng bạn bè thân hữu của bà nghe, hòng cố ý khuếch trương phạm vi quấy rối, nhằm đặt đồng tu C dưới áp lực tình thân nặng hơn. Mấy ngày sau, cán bộ quản lý gọi điện thoại cho con gái đồng tu C, xúi giục cô quản chặt mẹ mình hơn, nói: “Tỉnh muốn đến kiểm tra, bảo mẹ cô đừng có tranh biện gì nữa. Người ta hỏi còn luyện hay không, thì cứ nói không luyện nữa.” Làm mẹ, bà không nỡ rời bỏ quê hương, khiến con trai con gái vất vả làm công ở phương xa phải chịu liên lụy; là một người bà, cũng không thể để cho đứa cháu sống dựa vào bà phải chịu tổn thương; cần duy trì cuộc sống, bản thân mỗi ngày còn nhiều việc phải làm như thế. Dưới sự dẫn động của cái tình con người, đồng tu C đã làm trái lòng mình mà thỏa hiệp.

Nữ đồng tu D, khoảng 80 tuổi, là lao động xí nghiệp đã về hưu. Đầu năm 2021, nhân viên tà đảng của chiến dịch “Xóa sổ” bức ép cháu trai của đồng tu D (đang thi vào nghiên cứu sinh của trường đại học nọ ở Bắc Kinh), con trai con dâu cùng đến nhà của đồng tu D, nói với bà lão: “Cháu bà đang thi vào nghiên cứu sinh của một trường đại học ở Bắc Kinh, bà không ký tên để biểu đạt thái độ ‘không luyện nữa’, thì cháu bà sẽ không được đi Bắc Kinh nữa, cũng không được làm nghiên cứu nữa.” Hiện thực gay gắt chính ngay trước mắt, tiền đồ của cháu trai ngay trước mắt cứ thế để mất đi, mắt thấy tình thân đang rạn nứt. Đối diện với tình thân và lợi ích, đồng tu D khó mà cắt bỏ.

2. Tình thân khó xả, lợi ích khó buông là quan ải khó vượt qua của người tu luyện

Người Trung Quốc vẫn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trước các lọai vận động chính trị tà ác của Trung Cộng, xã hội từ trước đến nay chưa hề có ổn định thật sự. Dù là thành thị hay nông thôn, người dân luôn khao khát có một cuộc sống bình yên, sống những ngày tháng ổn định, yên ổn, cũng khao khát con cháu đều có thể vào một trường đại học tốt, có công việc tốt, cuộc sống tốt, tiền đồ tốt, tà ác chính là lợi dụng những nhân tố này, càng làm trầm trọng thêm bức hại, khiến đồng tu đối diện với những vấn đề rất hiện thực, gay gắt, khiến đồng tu phải đối mặt với quan, nạn, và khảo nghiệm lớn hơn.

Có vị học viên Pháp Luân Công cao tuổi vì tham gia kiện Giang mà bị quấy nhiễu, phường dẫn đến 7, 8 người như bao vây, đột nhập vào nhà, khí thế hung hăng truy hỏi tình huống của mỗi người trong gia đình, đến tên của đứa bé mới một tuổi cũng phải truy đến cùng, lại uy hiếp rằng: “Phải xét ba đời!” khiến con dâu của đồng tu này như đột ngột mất lý trí, nhảy lên bóp chặt cổ mẹ chồng, may mà có người ngăn lại.

Chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường, những thứ người thường truy cầu thường hay dẫn động những nhân tâm nhân tình mà chúng ta chưa tu bỏ hết. Như vận mệnh, tiền đồ, và những lợi ích thiết thân của con cháu, cũng sẽ trở thành những chuyện dễ khiến những người tu luyện chúng ta để tâm. Thỏa hiệp ký tên “không luyện nữa”, bảo vệ tình thân cũng là bảo vệ lợi ích. Tình thân khó xả và lợi ích khó buông sẽ trở thành quan ải khó qua của người tu luyện. Cựu thế lực dụng tâm hiểm ác, chính là nắm chắc những nhân tâm chưa tu bỏ kia của chúng ta, cố ý an bài những thứ tà ác như thế, hòng mượn cớ cái gọi là “Xóa sổ” trong bức hại ấy mà hủy đi đệ tử Đại Pháp.

Theo tôi biết, những đồng tu địa phương chúng ta đã ký biên bản “không luyện nữa”, phần lớn đều biết bản thân mình đã làm sai. Dù ký tên là trái với lương tâm, cũng vô cùng hối hận, nhưng cũng đành bất lực bó tay, cảm thấy thật sự không còn cách nào nữa rồi. Có thật là hết cách rồi chăng? Đối với người tu luyện Đại Pháp mà nói, cùng đường bí lối không phải là tuyệt lộ, có đồng tu cũng trong ma nạn ấy mà bước qua được, con đường chính là ở trong Pháp.

3. Cùng đường bí lối không phải là tuyệt lộ

Trong một bài giao lưu thể hội tại Pháp hội Đại lục tên “Đứng trước ‘ranh giới’, minh tỏ Pháp lý, việc xấu biến thành việc tốt”, tác giả sau khi bước qua ma nạn “Xóa sổ” đã viết trong bài rằng:

“Tôi ngộ rằng, chúng ta thông qua nhiều năm học Pháp đều biết rằng, tu luyện Đại Pháp là tu luyện chủ nguyên thần. Tu luyện phó nguyên thần chính là trốn tránh khỏi xã hội người thường đi tu luyện, trong núi sâu, trong chùa, trong khi đả tọa thì chịu khổ, tiêu nghiệp, trừ bỏ chấp trước. Còn chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường đầy phức tạp, trong những dụ hoặc của lợi ích thiết thân, chọn lựa giữa mất và được, đã cấu thành nên chủ thể của việc tu luyện – đánh thẳng và khảo nghiệm trực tiếp nhất, gay gắt nhất vào phần bề mặt con người.”

“Một trong những nguyên nhân khiến tôi cảm thấy khốn khó, cảm thấy ‘trụ không nổi’ rồi, là do không hiểu rõ về hình thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp, chủ ý thức bị lợi ích hiện thực thiết thân mê hoặc, trói chặt, bị dụ hoặc, nếu buông bỏ hết thảy, cũng không khác gì buông bỏ sinh tử.”

“Tôi nghĩ, tôi đã lựa chọn tu luyện Đại Pháp, tôi chính là muốn làm theo yêu cầu của Đại Pháp. Khi trùng trùng lợi ích thiết thân liên quan đến sinh tồn của con người bị tổn thất, tôi nếu có thể minh bạch rõ ràng mà lựa chọn xem nhẹ, buông xuống, thì chính là đã lựa chọn buông bỏ phần con người, đi về phía Thần; giữa việc duy hộ Đại Pháp và bảo toàn không để lợi ích thiết thân cơ bản của con người bị tổn thất, tôi đã lựa chọn duy hộ Đại Pháp, chính là viên dung điều mà Sư phụ muốn, làm những việc xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp.”

Vị đồng tu này đã từ trong Pháp mà minh bạch mình nên đối đãi thế nào với can nhiễu về lợi ích, bà đối đãi lý tính mà với cái tình, chính niệm thoát khỏi sự ràng buộc của tình như thế nào?

Vị đồng tu này 75 tuổi, trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vì sức khỏe không cho phép, không thể đảm nhận công việc giáo sư, nên đã chuyển sang làm kế toán cho trường. Trong quấy rối “xóa sổ”, bà cũng từng bị giằng xé vô cùng gian nan trong cái lưới tình thân ấy.

Tháng 2 năm 2021, Tết Âm lịch vừa qua, một nhóm 7, 8 người tự xưng là người của văn phòng hành chính phường, khu phố, thủ trưởng, cảnh sát khu vực đến gõ cửa, nói là đên “thăm hỏi”. Sau khi hỏi han mấy câu thì vào ngay chủ đề chính: ký một chữ bảo đảm ‘không luyện nữa’. Vị đồng tu này cự tuyệt không ký tên, mà còn đem những biến hóa về thân tâm mình giảng chân tướng một cách đường đường chính chính. Nhân viên tà đảng Trung Cộng thấy bà lão không chịu nghe theo, liền tăng cường áp lực tình thân. Chồng của đồng tu bị bức ép phải phối hợp, mở cửa cho họ, giúp họ thuyết phục bà; hai người con gái cũng bị coi là đối tượng bức hại, bị gọi lên nói chuyện, tẩy não, gây áp lực, dọa những thứ như “Nếu mẹ cô mà không viết ‘tam thư’, hoặc không ký tên vào ‘tam thư’, thì các con cô không qua được thẩm tra chính trị, lên đại học, tìm việc làm đều sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ các cô còn phải đến ‘lớp học tập’”.

Con gái lớn của đồng tu này lại là cán bộ phường của huyện lân cận, là người trong chính quyền, càng là đối tượng bị tà đảng Trung Cộng nắm trong lòng bàn tay. Tuần nào họ cũng đến nhà quấy nhiễu, đều bức ép cô dẫn đường, mở cửa, đích thân ép mẹ ruột mình ký tên, khiến cô giữa biết bao cặp mắt đang nhìn mà biểu diễn đảng tính “diệt người thân”.

Vị đồng tu này nói, tà đảng dùng loại thủ đoạn này bức hại chúng ta, đối với một gia đình mà nói là rất tàn khốc. Cháu ngoại lớn của tôi, vừa hay đang chuẩn bị ứng thí sinh viên giỏi do tổ chức tỉnh tuyển dụng. Nếu thi đậu, sau khi tốt nghiệp sẽ là công chức chính phủ; cháu ngoại nhỏ của tôi, năm sau thi đại học. Con gái, cháu ngoại đều vô cùng đắc ý, vô cùng trông chờ tiền đồ sáng lạn trong tương lai. Vừa nghe sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình mình, tiền đồ của con cháu, bà liền cảm thấy như trời sập xuống vây.

Hai con gái của đồng tu cảm thấy áp lực cự đại. Con gái lớn hét lớn: “Mẹ ký tên đi! Chúng con hết cách rồi, chúng con thực sự cùng đường rồi!” Con gái nhỏ thì vừa khóc vừa kêu: “Mẹ chỉ vì bản thân mình viên mãn, chúng con đều thành vật hy sinh của mẹ, bố con cũng bị mẹ làm cho tức chết rồi, chỉ còn một mình mẹ. Mẹ thật ích kỉ!” Những lời này, đều khiến người ta đau đớn đến tận xương tủy.

Chồng bà bị Trung Cộng quấy rối bức hại dày vò đến nỗi càng ngày càng trở nên lo lắng, cả ngày trong lòng bất an, không ngủ được. Ông nói: “Nếu bà làm ảnh hưởng đến tiền đồ của cháu ngoại, bà sẽ hối hận cả đời.” Vì để thoát khỏi những người đến quấy rối, mỗi ngày, cứ đến 2 giờ chiều, ông ấy đều ra ngoài, đến gần 6 giờ tối mới về nhà trong lòng đầy lo lắng.

Trong gia đình, đối diện với hiện thực tàn khốc rằng tiền đồ của con cháu “bị ảnh hưởng”, người thân kêu khóc, bản thân còn đứng trước hiểm cảnh có thể bị nhốt vào chốn lao tù. Vị đồng tu này không ngừng học Pháp, ngộ Pháp, giao lưu chia sẻ với đồng tu. Pháp lý ai có số mệnh của người nấy, Sư tôn đã giảng trong Pháp từ lâu cho chúng ta rồi.

Vị đồng tu này nói, sau khi ngày càng minh bạch Pháp lý, chính niệm của bản thân cũng càng ngày càng mạnh, ngữ khí nói chuyện cũng khác rồi. Bà nói: “Nếu trước đây khi những người đến quấy rối không ngừng dùng tiền đồ của con gái, cháu ngoại để uy hiếp, thì hiện tại tôi đã có thể thản đãng trả lời họ rằng: “Ai có mệnh người nấy”. Trong phút chốc tôi đứng ngay trong Pháp, “tiền đồ, vận mệnh” của người thường càng ngày càng không đủ sức can nhiễu đến tôi nữa, chiêu này của họ cũng coi như vô hiệu rồi.”

“Đối diện với những lời khóc lóc nỉ non của con gái, tôi liền nói với chúng: “Các con muốn bản thân và con cái mình có một tiền đồ tốt, thế thì chính là phải tin rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, thành tâm tôn kính Đại Pháp, thì sẽ đắc được phúc phận trong đời người, sẽ có một tương lai tốt đẹp. Nếu mẹ thuận theo các con, làm trái lòng mà ký tên rồi, mẹ chính là đã đẩy các con về phía đối lập với Đại Pháp, vĩnh viễn hủy đi sinh mệnh của các con. Nếu làm thế, mẹ có tội, các con cũng có tội, mẹ chẳng phải đã hại các con rồi sao?””

“Trong tâm tôi có Đại Pháp, đứng trên cơ điểm của Đại Pháp mà đối đãi sự việc, đối đãi với vận mệnh tiền đồ của con cháu, tấm lòng tôi trở nên rộng mở, tự nhiên không còn bị cái tình mẹ con dẫn động nữa. Dần dần, tôi đã bước ra khỏi sự trói buộc của tình thân.”

Trên đây không khó để nhìn ra rằng, vị đồng tu này chính là lý tính từ Pháp đối đãi cái tình, dùng chính niệm cường đại tiêu diệt sự trói buộc của tình, thoát khỏi lưới tình trói buộc.

Tháng 5 năm 2021, con gái của đồng tu này lại dẫn người đến nhà. Cán bộ phường mới đến đã nói: “Muốn thay đổi tín ngưỡng của một người thật không dễ dàng gì. Chúng tôi làm sự việc này cũng không dễ dàng gì, chúng tôi không muốn làm. Là bên trên ép xuống bên dưới, vẫn muốn đến kiểm tra, không qua quan này là không được. Chúng tôi cần kiếm sống, đây là công việc của chúng tôi, hết cách rồi, thật lòng mong bà hiểu cho.” Một trường đại chiến chính tà “xóa sổ” kéo dài suốt ba tháng – dưới sự bảo hộ từ bi của Sư tôn cùng sự chỉ dẫn của Đại Pháp – đã kết thúc khá viên mãn, sóng gió gia đình đã lắng xuống, hai cháu ngoại cũng được đi học, thăng cấp như bình thường.

4. Thiện chân chính

Có thể có người nghĩ, người tu luyện chẳng phải ở đâu cũng phải nghĩ cho người khác chăng? Vì nghĩ cho tiền đồ, vận mệnh của con cháu, trong chiến dịch “Xóa sổ” ký tên, ứng phó một chút, lại không phải thật lòng thế, có thể không tính là sai mà? Có nhân tố vì người khác, không phải cũng là thể hiện của “Thiện” sao? Đây là cái Thiện của người thường.

Sư phụ giảng:

“Nếu họ không phá hoại Pháp, họ cũng không tu luyện, vì sự viên mãn của chư vị thì họ sẽ có phúc báo, có [người] thậm chí có thể đến thế giới của chư vị làm chúng sinh trong thế giới của chư vị, cũng có thể tương lai đắc phúc báo ở tại thế [giới này]; đều là xét xem duyên phận thế nào. Vì chư vị là từ hoàn cảnh này mà tu luyện xuất lai, nên họ hàng và thậm chí tổ tiên cũng được lợi ích. Trái lại, những người bức hại đệ tử Đại Pháp, can nhiễu Chính Pháp, [thì] vì họ, nên tổ tông đều có tội và vì thế mà sẽ bị hạ địa ngục.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006], Giảng Pháp tại các nơi X)

Tôi ngộ rằng, cái Thiện của người tu luyện trong khi tu luyện là thăng hoa, là có biểu hiện càng cao hơn nữa, nội hàm thâm sâu hơn nữa. Người tu luyện đứng tại tiêu chuẩn càng cao hơn nữa của Chân-Thiện-Nhẫn mà xét, muốn con cháu đời sau thật sự có tương lai thật sự tốt, có phúc báo, thì chúng ta phải tu thành, đắc chính quả, công thành viên mãn. Thỏa hiệp “chuyển hóa” với tà ác, bề mặt thì thấy đang bảo toàn tiền đồ vận mệnh cho con cho cháu, là vì họ được tốt, là thiện ý nghĩ cho người khác, trên thực tế chính là hủy họ. Vì bạn không tu nữa, hoặc không tu thành, việc họ được phúc báo trong tương lai, phúc báo được tiến vào thế giới thiên quốc của bạn đã mất rồi.

Hơn nữa những người thân vì để thành tựu chúng ta cũng đã chịu không ít khổ, ví như họ cũng phải chịu bức hại liên lụy, sống trong lo lắng sợ hãi suốt hơn 20 năm, bị dày vò trong khủng bố trường kỳ. Nếu chúng ta thỏa hiệp với tà ác, bảo toàn lợi ích trước mắt, duy hộ tình thân, lại đẩy họ đứng về phía của tà ác, khiến họ trở thành cùng một nhóm người với những kẻ bức hại, đây không phải là thiện ý vì tốt cho họ, không phải là Thiện thực sự.

Còn nhớ cháu của một đồng tu cao tuổi sống ở một vùng núi hẻo lánh ở địa phương báo danh nhập ngũ, vừa đến liền nghe thấy trong nhà do có người tu luyện Pháp Luân Công nên không được báo danh, phải viết “chuyển hóa”, bảo chứng “không luyện nữa”, nếu không thì con cháu đều không được đăng ký nhập binh. Người cháu nghĩ bản thân nếu cố chấp muốn nhập ngũ, thì bố mẹ sẽ gây áp lực với bà mình. Anh kiên quyết trở về, nói với bà mình: “Bà ơi, cháu không làm khó bà, cháu không nhập ngũ nữa.” Người cháu này đã có một lựa chọn đúng đắn. Sau đó, anh đã đắc phúc báo, tìm được một công việc rất tốt.

Nếu tâm của các đệ tử Đại Pháp rất kiên định, bước thật chính, người nhà sẽ dễ dàng làm được tốt, họ sẽ dễ dàng qua được tốt cái quan này.

Có một đồng tu cao tuổi, con trai làm giáo viên cấp hai. Giám đốc văn phòng chính quyền thị trấn dẫn nhân viên chính quyền thị trấn đến văn phòng hiệu trưởng của trường học ấy triệu tập người con trai này. Giám đốc văn phòng chính quyền thị trấn trước mặt hiệu trưởng, thị uy với con trai của đồng tu này, la lớn: “Mẹ cậu mà không ký tên, sẽ giáng chức của cậu. Cậu cũng không được dạy nữa, về nhà trông nom mẹ cậu đi.” Người con trai về nhà trong lòng bốc hỏa muốn bố mình viết “tam thư”, rồi để mẹ mình chép lại một bản, nói rằng nếu không viết, anh sẽ bị trừ lương, giáng chức. Đồng tu nữ cao tuổi đã được thụ ích nhờ tu luyện Đại Pháp nên kiên quyết từ chối viết “tam thư”, cũng không cho chồng viết. Bà nói với con trai: “Con mà kêu bố con viết, thì con chính là đang hại bố con đấy! Con cũng không được thay mặt viết, thay mặt ký tên, cái thứ này ai cũng không được viết, chữ ký này ai cũng không được ký.” Lão đồng tu dùng thái độ kiên quyết, không bị lợi ích và tình thân dẫn động, con trai liền ổn định lại, không tiếp tục phối hợp với tà ác làm việc này nữa, cũng không bị sa thải (thất nghiệp).

Còn có một vị đồng tu cao tuổi, con trai đã được kiến chứng sự thần kỳ, tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, cũng biết rằng bức hại nhiều năm như vậy, cái tâm tu Đại Pháp của mẹ mình là không ai động đến được. Người của phòng bảo vệ nhà máy đến tìm anh ta, người tuyên truyền khu phố, tiểu khu, đồn cảnh sát muốn anh ta ép mẹ mình ký vào cái gọi là “tam thư”, con trai liền nói với nhân viên bảo vệ: “Mẹ tôi sau khi luyện Pháp Luân Công, sức khỏe thực sự đã tốt lên, thay tôi chăm sóc con gái đến tuổi trung học. Lẽ nào bắt tôi mắng chửi bà, đánh bà, ép bà không luyện nữa chữ? Người già luyện tập sức khỏe, chúng tôi không quản được.” Bức hại thăng cấp, mấy ngày sau, giám đốc Văn phòng huyện đích thân ra tay gây áp lực, bảo con trai của đồng tu: “Phải xóa sổ, cậu đi bảo mẹ cậu ký tên. Nếu cậu không đi làm, người trong thể chế đều sẽ bị ảnh hưởng, sẽ bị sa thải. Cậu có làm việc này không? Mấy ngày sau trả lời tôi. “Nhưng con trai của đồng tu nói: “10 năm, 20 năm rồi, các vị còn không “chuyển hóa” được bà ấy, mà còn bảo tôi đi “chuyển hóa” ư?” Cậu ấy không bị uy hiếp dẫn động, tà ác tự diệt.

Tôi ngộ rằng, nếu như nói, trước lợi ích thiết thân, dưới sự trói buộc của tình thân, khi bị bức hại, khi chịu nhận thống khổ, cuộc sống, tiền đồ tạm thời bị lâm vào cảnh khốn khó, chúng ta cần phải lý tính đối đãi, dùng Pháp để đo lường, không nên động tâm người thường, cái tình của người thường. Không được xem tất cả là việc xấu, bị cái tình dẫn động làm tinh thần không an, sứt đầu mẻ trán, thậm chí thất vọng. Con người đều có nguồn gốc, đều có Thần quản. Hoặc là họ sẽ trong chịu khổ tiêu nghiệp, trong cái khổ bị bức hại mà thể ngộ thế nào là Thiện, phân biệt rõ thế nào là ác, chính là sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Trên đây là một chút thiển ngộ của bản thân, có chỗ nào chưa thỏa, kính mong các đồng tu chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/9/474028.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/9/216963.html

Đăng ngày 28-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cùng đường bí lối không phải là tuyệt lộ —— Ngẫm lại về chiến dịch “Xóa sổ” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
“Chúng ta tồn tại vì lẽ gì?” – Đôi điều chia sẻ sau khi đọc một bài viết kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giớihttps://vn.minghui.org/news/266065-chung-ta-ton-tai-vi-le-gi-doi-dieu-chia-se-sau-khi-doc-mot-bai-viet-ky-niem-ngay-phap-luan-dai-phap-the-gioi.htmlMon, 20 May 2024 12:48:46 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=266065[MINH HUỆ 06-05-2024] Mỗi khi đến Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, trang Minghui.org lại đăng hàng trăm lời chúc mừng của các học viên trên khắp thế giới để gửi lời tri ân chân thành tới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. […]

The post “Chúng ta tồn tại vì lẽ gì?” – Đôi điều chia sẻ sau khi đọc một bài viết kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 06-05-2024] Mỗi khi đến Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, trang Minghui.org lại đăng hàng trăm lời chúc mừng của các học viên trên khắp thế giới để gửi lời tri ân chân thành tới Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Ngoài những lời chúc mừng, còn có những bài viết chứng thực những lợi ích mà các học viên có được nhờ tu luyện Đại Pháp, và bày tỏ sự trân quý cơ duyên vạn cổ khó gặp này.

Bài viết “Niệm đầu vững chắc của tôi rằng tu luyện là cách duy nhất để vượt qua khổ nạn” thu hút sự chú ý của tôi. Đây không phải là một bài chia sẻ điển hình trên Minghui.org. Ở góc độ tu luyện, học viên này vẫn còn nhiều điều cần đề cao về tâm tính cũng như thể ngộ về Pháp.

Tác giả là một thanh niên từng chứng kiến cuộc bức hại trong quá trình trưởng thành. Vì chịu ảnh hưởng của đủ loại quan niệm hiện đại, anh liên tục dao động có nên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hay không. Điều đáng nể phục nhất ở anh là mặc dù không trải qua cải biến về sức khỏe, vốn là động cơ của nhiều người bước vào học Đại Pháp, nhưng anh vẫn trân quý cơ hội tu luyện và tin rằng thực tu là cách duy nhất để vượt qua khổ nạn.

Theo tôi, chữa bệnh khỏe người không phải là mục đích của tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mà chỉ là “sản phẩm phụ” sau khi đề cao tâm tính. Đó là sự gia trì và khích lệ từ bi của Sư phụ sau khi học viên có chính tín vào Đại Pháp.

Kỳ thực, tôi thấy nhiều học viên dường như cảm thấy tu luyện Đại Pháp cũng như “khí công chữa bệnh” thôi, kể cả một số học viên nghiên cứu khoa học hiện đại ở phương Tây, và họ cảm thấy mình rất lý trí.

Chúng ta phải phân biệt rõ rằng đọc Pháp không đồng nghĩa với tiếp thụ Pháp hay đắc Pháp. Luyện công mà không đề cao tâm tính thì không phải là tu luyện. Tuy nhiên, nhiều học viên vẫn cho rằng mình “xứng đáng” có được lợi ích về sức khỏe vì đã đọc Pháp, luyện công, nhất là với người tu luyện Đại Pháp những năm trước muốn được trị bệnh hiểm nghèo. Có lẽ bởi vậy nên “bệnh tật” của họ đã tái phát và tồn tại dai dẳng, bất kể họ đã học Pháp hay luyện công bao lâu.

Mặt khác, khi chúng ta giảng chân tướng cho người thường, người thường dễ tiếp nhận những ví dụ về chữa bệnh khỏe người hoặc hóa giải mối quan hệ căng thẳng trong gia đình nhờ tu luyện Đại Pháp. Đối với tác giả của bài viết trên, ngay cả khi không trải qua sự cải biến về sức khỏe, anh ấy vẫn có thể chia sẻ thể ngộ về lý do, mục đích tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Anh không cần đề cập đến các Pháp lý uyên thâm, nhưng một lời giải thích cơ bản về tu luyện Đại Pháp vẫn có sức lôi cuốn với mọi người.

Dù là nói về chủ đề gì, điều quan trọng nhất là chúng ta không coi tu luyện Đại Pháp là phương tiện để truy cầu phúc báo, hay danh, lợi, tình. Nội hàm đích thực của tu luyện uyên thâm hơn nhiều, không phải là điều ở tầng thứ mắt thấy tai nghe.

Là học viên, chúng ta có thể tự hỏi: Chúng ta tồn tại vì lẽ gì? Tu luyện để làm gì? Pháp Luân Đại Pháp là gì? Mục đích của cuộc sống là gì? Sứ mệnh và trách nhiệm của người tu Đại Pháp là gì? Nếu cho rằng người tu Đại Pháp là để nhận được phúc báo, thì thể ngộ của họ quá nông cạn, và họ chưa thực sự có tín niệm.

Tôi muốn chia sẻ một câu chuyện trong Kinh Thánh. Job là người giàu có nhất vào thời của ông. Ông có 7.000 con cừu, 3.000 con lạc đà, 500 cặp bò, 500 con lừa cái, nhiều tôi tớ và người hầu gái. Ông cũng có bảy con trai và ba con gái.

Chúa nói với Satan (Sa-tăng): “Thế gian không có ai giống Job, hoàn hảo và ngay thẳng, kính sợ Chúa và xa lánh điều ác.” Nhưng Satan nói: “Liệu Job có kính Chúa vô điều kiện không? Chẳng phải Ngài bảo vệ cho ông ta, gia đình ông ta, và mọi thứ ông ta có sao? Ngài ban phước cho công việc của ông ta, đến nỗi gia súc gia cầm của ông ta đâu đâu cũng có. Nhưng nếu Ngài thu hồi lại những gì ông ta có, chắc chắn ông ta sẽ nguyền rủa Ngài thẳng mặt.”

Nhưng ngay cả sau khi Satan lấy đi con cái, sự giàu có, sức khỏe và danh tiếng của Job – tất cả những gì mà ông trân quý, nó vẫn không làm lung lay được đức tin của Job vào Chúa.

Một lần khác, để hủy hoại đức tin của Job, Satan “đã khiến Job bị lở loét đau đớn khắp người, từ đỉnh đầu đến lòng bàn chân. Job lấy một mảnh gốm vỡ để gãi, rồi ngồi đau khổ trong đống tro”. Vợ Job nói với ông: “Sao ông cứ ngờ nghệch vậy? Hãy nguyền rủa Chúa rồi chết đi!” Job trả lời: “Bà nói như kẻ thiếu hiểu biết vậy. Chúng ta chỉ nhận những điều tốt đẹp từ Chúa, mà không chịu nhận điều phiền muộn hay sao?”

Job tranh luận về những đau khổ này với ba người bạn đến an ủi ông. Dù họ cố gắng thuyết phục ông thế nào đi nữa, Job vẫn một mực không nguyền rủa Chúa.

Trải qua bao hoạn nạn lớn, Job vẫn thành tín với Đức Chúa Trời. Ông nói: “Tôi sinh ra trắng tay, và sẽ tay trắng khi ra đi. Chúa đã ban cho, rồi Chúa lại lấy đi, lành thay khi được Chúa ban phúc.“

Đức Chúa Trời xuất hiện trong cơn gió lốc, và thay vì trả lời các câu hỏi của Job, Ngài lại hỏi ông về những bí ẩn của thiên nhiên. Job nhận ra sự kém cỏi của mình, và hiểu rằng nỗi đau khổ ông phải chịu cũng là ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài phán với ông: “Kính sợ Chúa là trí huệ, tránh xa điều ác là thông thái”. Sau đó, Job có cuộc sống còn sung túc hơn trước, và thọ đến 140 tuổi.

Nếu một người tu hành cho rằng mình xứng đáng được phúc báo, nếu không thì sẽ không tu luyện nữa thì thật nông cạn, là người không có chính tín. Khi tư tưởng chỉ ở tầng thứ con người, thì khó mà hiểu được an bài của Thần.

Một người không thể khiêm cung trước Thần thì không thực sự tín Thần. Nếu một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chỉ vì để được lợi ích và phúc lành, thì người đó không hiểu gì về Đại Pháp. Mục đích cuộc đời của người tu luyện không phải là để làm rạng danh tổ tiên, giàu có, hay nổi danh, mà là để tìm về chân ngã của mình. Với người tu Đại Pháp thì còn có sứ mệnh lớn lao hơn nữa.

Điều chúng ta tin là chân lý vũ trụ tạo ra và chi phối vạn vật; nơi mà chúng ta muốn trở về không chỉ là nơi khởi thủy sinh mệnh của chúng ta, mà còn là gia viên chân chính của chúng ta sau khi được Pháp tẩy tịnh. Mỗi học viên tu luyện tốt thế nào sẽ quyết định tương lai của vô số sinh mệnh.

Đối với học viên, “Chúng ta tồn tại vì lẽ gì” là một chủ đề sâu sắc, xin được chia sẻ đôi điều cùng các đồng tu. Chúng ta hãy ghi nhớ cần thực tu bản thân!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/6/476250.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/9/216964.html

Đăng ngày 20-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post “Chúng ta tồn tại vì lẽ gì?” – Đôi điều chia sẻ sau khi đọc một bài viết kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài học từ sự việc “Pyunkang-Hwan”https://vn.minghui.org/news/263848-bai-hoc-tu-su-viec-pyunkang-hwan.htmlFri, 26 Apr 2024 13:29:53 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263848[MINH HUỆ 16-04-2024] Theo những người biết rõ sự tình, vào khoảng ngày 11 tháng 4 năm 2024, Bộ Công an của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chỉ đạo các Cục Công an thành phố và Đội An ninh Nội địa ở các […]

The post Bài học từ sự việc “Pyunkang-Hwan” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Sơn Đông

[MINH HUỆ 16-04-2024] Theo những người biết rõ sự tình, vào khoảng ngày 11 tháng 4 năm 2024, Bộ Công an của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chỉ đạo các Cục Công an thành phố và Đội An ninh Nội địa ở các địa phương ở Trung Quốc đại lục đồng loạt triển khai bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công liên quan đến việc bán “Pyunkang-Hwan” (một loại thảo dược bổ sung của Hàn Quốc) trên khắp cả nước. Hiện họ đang bị giam giữ phi pháp tại thành phố Bạng Phụ, tỉnh An Huy.

Được biết, thời gian trước người phụ trách của “Pyunkang-Hwan” ở Hàn Quốc đã đến Trung Quốc đại lục triển khai các hoạt động kinh doanh liên quan và đã bị Bộ Công an Trung Quốc bắt và giam giữ trái phép. Dưới sức ép của cảnh sát, người Hàn Quốc này đã tiết lộ danh sách và thông tin của các đại lý bán hàng liên quan ở Trung Quốc đại lục. Dựa trên thông tin trong danh sách này, ĐCSTQ đã triển khai hoạt động bắt giữ phi pháp trên phạm vi lớn. Tuy nhiên, sự việc danh sách này là thật hay giả vẫn cần phải được xác minh thêm.

Việc bán “Pyunkang-Hwan” thì dù là ở trong hay ngoài Trung Quốc cũng đều là hợp pháp, là một hoạt động kinh tế xã hội bình thường, thế nhưng học viên Pháp Luân Công là người tu luyện, mà người tu luyện muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh của người thường thì cần phải đối chiếu với Pháp để xem liệu lời nói và hành vi của mình có phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện hay không. Chúng ta không thể khinh suất, nếu không tà ác sẽ dùi vào sơ hở.

Các cơ quan ban ngành liên quan của ĐCSTQ đã vin vào chuyện này mà phi pháp bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Đoán không chừng cảnh sát cũng đã bắt giữ một số người thường tham gia vào việc tiêu thụ loại thảo dược này. Mong các học viên Đại Pháp có liên quan đừng để mất bò mới lo làm chuồng, hãy mau chóng đối chiếu với Đại Pháp để hướng nội tìm, xem xem mình có nhân tâm nào và hãy loại trừ và giải thể chúng. Đồng thời, cũng mong các học viên ở hải ngoại đừng can nhiễu đến việc tu luyện của học viên đại lục, đừng phá hoại sự an bài tu luyện của Sư phụ đối với học viên đại lục. Trong việc này, những ai khởi tác dụng bất hảo thì ngoài việc hãy ngay lập tức phát chính niệm để đầu não thanh tỉnh lại, bài trừ can nhiễu, cũng nên gọi điện thoại và thực hiện các hành động giải cứu khác để bù đắp cho những tổn thất mà bản thân gây ra.


Ghi chú của biên tập viên: Trong mấy năm gần đây, những sự việc tương tự đã xảy ra hết lần này đến lần khác. Có người đã tu sửa và đề cao lên; có người vẫn chấp mê bất ngộ và rớt xuống; có những học viên mới, những học viên vốn chưa có bước tiến nào, những người rớt xuống lại quay trở lại tu luyện, đã phải đi lại con đường vòng của trước kia một lần nữa. Chỉ có thực sự lý tính đối đãi với việc tu luyện, tu dựa trên Pháp, thì chúng ta mới có thể thực sự rút ra được bài học giáo huấn.

Các học viên lâu năm phải có trách nhiệm tạo ra một nề nếp tốt trong môi trường tu luyện của bản thân. Mỗi lần gặp vấn đề, cần phải trừ bỏ đến tận gốc rễ những tư tưởng không phù hợp với Pháp, trừ bỏ đi niệm thứ nhất, niệm thứ hai… niệm thứ năm – những niệm nào là “Tôi đúng, tôi đúng, tôi mới đúng, bạn mới sai“ , và lối nghĩ xấu “Tôi (chúng tôi) luôn luôn đúng và vĩ-quang-chính (vĩ đại, quang minh, đúng đắn)”. Theo đó, là một nhóm nhỏ, chúng ta sẽ không phải lúc nào cũng giẫm lên vết xe đổ nữa, và chỉ khi đó mới có thể tạo thành một đại chỉnh thể thuần chính.

Dưới đây là một số trường hợp tương tự, mọi người có thể làm một chút gì đó để trừ bỏ quan niệm và lối nghĩ khẳng định chắc nịch “tôi đúng bạn sai” mỗi khi gặp mâu thuẫn:

1. Rủi ro bảo mật rất lớn khi tham gia bán hàng trên WeChat

Bài viết của học viên đại lục

[MINH HUỆ 30-07-2020] Trong tháng 5 [năm 2020] đã xảy ra một đợt bức hại quy mô lớn trong phạm vi toàn quốc đối với một nhóm WeChat bán ngọc ở Trung Quốc đại lục. Hơn 300 học viên Pháp Luân Công tham gia vào nhóm đó đã bị bắt giữ và lục soát nhà cửa. Trưởng nhóm WeChat này cũng bị giam giữ phi pháp trong hơn hai tháng.

Nhiều học viên trên toàn quốc bị bắt cùng một lúc như vậy là điều hiếm thấy. Trước kia, cảnh sát chỉ bắt trưởng nhóm, nhưng hiện tại đã bắt hàng trăm người trong nhóm WeChat một lúc. Đây có lẽ là lần đầu tiên sự việc như này xảy ra trong cả nước. Sự việc khá nghiêm trọng và cần được các đồng tu nghiêm túc xem xét.

(Liên kết toàn văn trên Minh Huệ Net: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/30/409779.html)

2. Nhắc nhở các đồng tu Đại lục chú ý

Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 17-04-2024] Các đồng tu đã mua hoặc bán “Tịnh Liên Thiên Hương” xin lưu ý: Đã phát hiện có đồng tu bị cơ quan an ninh quốc gia bắt giữ và sách nhiễu vì sự việc này. Cá biệt có người bị lục soát nhà và tịch thu điện thoại di động. Xin hãy chú ý an toàn, đồng thời cũng nhắc nhở các đồng tu ngừng ngay loại hành vi không lý tính này.

Đệ tử Đại Pháp hãy dĩ Pháp vi Sư, chú ý an toàn, không tụ tập mua bán; không theo dõi một số bài viết và cá nhân trên các kênh riêng mà họ tự vận hành; đừng để bị hấp dẫn bởi công năng hoặc những gì nhìn thấy bằng thiên mục, chớ nên học người khác mà không học Pháp, hoặc thậm chí còn đi sùng bái cá nhân nào đó. Giữa các đệ tử Đại Pháp là có thánh duyên, không nên lan truyền những sự việc hay sản phẩm không liên quan đến Đại Pháp trong các đệ tử Đại Pháp.

Chỉ khi không ngừng đề cao tâm tính hơn nữa, giảng chân tướng và tam thoái mới có thể thực sự cứu người. Cũng đừng tự cho rằng mình sẽ không thể mắc sai lầm khi làm theo những gì ở trên WeChat và các nền tảng khác của ĐCSTQ.

3. Nhắc nhở học viên Đại lục không tham gia học Pháp trực tuyến

Hiện tại có học viên Đại lục đang tham gia học Pháp trực tuyến, nghe nói trang web này do một học viên ở Đài Loan lập ra. Một số học viên hải ngoại cũng tham gia và còn sử dụng phương pháp tương tự như bán hàng đa cấp để phát triển hội viên. Trang web ấy mở từ 6 giờ 10 phút sáng sau khi phát chính niệm đến 12 giờ đêm. Mỗi nhóm học Pháp giống như một phòng nhỏ, nhấp một cái là có thể vào học Pháp và giao lưu với các đồng tu trong phòng đó. Mọi người đều cảm thấy rằng cách làm này tiềm ẩn rủi ro an toàn nghiêm trọng. Xin nhắc nhở các học viên chú ý không nên tham gia học Pháp trực tuyến. (Trích từ “Tin vắn và chia sẻ từ Trung Quốc đại lục” của Minh Huệ Net đăng ngày 27 tháng 3 năm 2014)

4. Kiến nghị các đồng tu ở Trung Quốc đại lục không tham gia hạng mục gọi điện của hải ngoại

Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở đại lục

[MINH HUỆ 23-02-2024] Ba năm trước, địa phương tôi có giới thiệu một nền tảng gọi điện thoại để giảng chân tướng, trong vòng ba năm, đã giúp rất nhiều thế nhân tam thoái (thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ). Tuy nhiên, nền tảng này đã gây chia rẽ lớn giữa các đồng tu các nơi. Những đồng tu gọi điện thoại cho rằng cứu người là ưu tiên hàng đầu, chỉ cần có thể cứu người là được rồi, cho rằng những đồng tu không tham gia gọi điện thoại là có tâm sợ hãi và không buông bỏ được tự ngã. Còn một bộ phận đồng tu khác thì nhắc nhở: hạng mục này không phù hợp với hoàn cảnh ở Đại lục, có thể đe dọa đến sự an toàn của nhiều đồng tu, cũng không phù hợp với Pháp mà Sư phụ giảng về an toàn cho đồng tu Đại lục. Hơn nữa, các đồng tu ở Đại lục tham gia hạng mục này không biết nhân viên phụ trách hạng mục này ở nước ngoài như thế nào, cho dù đó là nhân viên kỹ thuật cài đặt nền tảng, hay người điều phối các đồng tu Đại lục, hay người tự xưng là cấp vốn cho nền tảng ở hải ngoại và các đồng tu từ Đại lục, đều rất dễ bị đặc vụ Trung Cộng dùi vào sơ hở.

(Liên kết toàn văn trên Minh Huệ Net Kiến nghị các đồng tu ở Trung Quốc Đại lục không tham gia hạng mục gọi điện của hải ngoại)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/16/475252.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/23/216691.html

Share

The post Bài học từ sự việc “Pyunkang-Hwan” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nhờ giúp đỡ một bà lão, chàng trai trẻ đã bảo toàn được tính mạnghttps://vn.minghui.org/news/263600-nho-giup-do-mot-ba-lao-chang-trai-tre-da-bao-toan-duoc-tinh-mang.htmlWed, 17 Apr 2024 09:46:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263600[MINH HUỆ 08-04-2024] Vụ cháy nổ do rò rỉ khí gas xảy ra lúc 7 giờ 45 sáng ngày 13 tháng 3 năm 2024 ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, đã khiến nhiều người bị thương và một số tử vong. Trong sự cố này, một tòa […]

The post Nhờ giúp đỡ một bà lão, chàng trai trẻ đã bảo toàn được tính mạng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Đổng Lương Thuần

[MINH HUỆ 08-04-2024] Vụ cháy nổ do rò rỉ khí gas xảy ra lúc 7 giờ 45 sáng ngày 13 tháng 3 năm 2024 ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, đã khiến nhiều người bị thương và một số tử vong. Trong sự cố này, một tòa nhà bốn tầng đã bốc cháy và sập xuống, nhưng anh Quách, một thanh niên lưu trú tại khách sạn Đông Bân ở tầng thượng của tòa nhà, đã sống sót một cách kỳ diệu.

Theo một đoạn video lan truyền trên internet, anh Quách đã ra ngoài chạy bộ và trở về sau 7 giờ sáng. Trên đường về, anh gặp một bà lão tay xách nách mang rất nhiều đồ. Khi bà cụ hỏi liệu anh có thể xách giùm bà ít đồ không, anh Quách liền đồng ý và xách hộ đến tiểu khu của bà. Khi từ tiểu khu trở về, anh nhìn thấy tòa nhà là một đống đổ nát sau vụ nổ. Anh Quách cảm thấy thật may mắn khi sống sót sau thảm họa nhờ đã giúp đỡ bà cụ.

Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận dưới video này và một số bình luận đã nhận được hơn 10.000 lượt thích chỉ trong một ngày.

“Khi một người làm việc thiện, phúc dù chưa tới, họa đã rời xa; Khi một người làm việc ác, họa dù chưa đến, phúc đã xa rồi.” Bình luận này nhận được 53.053 lượt thích.

“Nhìn thì có vẻ như bà lão đã cứu anh Quách; nhưng thực ra chính lòng tốt của anh đã cứu bản thân anh.” Bình luận này đã nhận được 43.149 lượt thích.

“Chàng trai trẻ này là người có phúc. Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình.” Bình luận này đã nhận được 12.590 lượt thích.

“Thần đã sai bà cụ này đến cứu anh Quách; không có gì là ngẫu nhiên cả.” Bình luận này đã nhận được 10.617 lượt thích.

Khi được các phóng viên phỏng vấn, anh Quách cho biết lúc đó còn có mấy thanh niên khác ở đó, nhưng bà lão lại nói với anh: “Không cần nhìn họ; cháu trai à, là cháu đó.” Nhiều cư dân mạng cho rằng xét về ngoại hình thì chàng trai tên Quách là một người tốt bụng. Bà cụ biết anh là người tốt nên đã chọn anh.

“Quách thực sự là một người tốt. Nếu cậu ấy từ chối giúp đỡ bà cụ, thì có lẽ cậu ấy đã chết rồi.” Bình luận này cũng nhận được hơn 10.000 lượt thích.

Có nhiều bình luận như: “Chỉ cần tập trung làm việc tốt thay vì lo lắng về tương lai”, “Thiện hữu thiện báo” cũng nhận được rất nhiều lượt thích.

Một số cư dân mạng cũng chia sẻ các câu chuyện tương tự. Điều đáng ngạc nhiên là không có một bình luận tiêu cực nào, điều này thật hiếm thấy đối với các bài đăng trực tuyến ngày nay. Tất cả các bình luận dường như đều có một chủ đề, “Sống thiện mới gặp điều tốt.”

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền mấy thập kỷ trước, nó đã rắp tâm hủy hoại các giá trị truyền thống trong hàng loạt các chiến dịch chính trị. Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1999 càng đẩy mọi người rời xa nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Trong một xã hội mà đạo đức ngày càng bại hoại, những hành động tử tế và phản hồi tích cực như vậy thực sự đáng khích lệ.

Trên thực tế, điều này có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Mặc dù ĐCSTQ phá hủy một cách có hệ thống các giá trị truyền thống, nhưng nhiều người vẫn trân trọng lòng tốt và làm theo lương tâm của họ.Ví như có hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn sống theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Và khi ngày càng có nhiều người cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ và tìm lại sự chính trực, thiện lương, thì một ngày nào đó xã hội của chúng ta sẽ trở lại là một nơi tốt đẹp như xưa.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/8/474998.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/10/216523.html

Đăng ngày 17-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhờ giúp đỡ một bà lão, chàng trai trẻ đã bảo toàn được tính mạng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>