Âm nhạc - Nghệ thuật - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Wed, 08 Nov 2023 09:09:18 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Trailer phim: Đến vì bạn, Tập 3: “Trở lại thành Thần”https://vn.minghui.org/news/255667-trailer-phim-den-vi-ban-tap-3-tro-lai-thanh-than.htmlWed, 08 Nov 2023 09:09:18 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=255667[MINH HUỆ 04-11-2023] Đoạn giới thiệu phim “Trở lại thành Thần”, Tập 3 của bộ phim “Đến vì bạn” do Hãng Điện ảnh và Truyền hình New Horizon của Canada sản xuất, đã được đăng trên trang web Minh Huệ. Bộ phim sẽ được phát sóng trực tiếp độc quyền trên toàn cầu trên Ganjing […]

The post Trailer phim: Đến vì bạn, Tập 3: “Trở lại thành Thần” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 04-11-2023] Đoạn giới thiệu phim “Trở lại thành Thần”, Tập 3 của bộ phim “Đến vì bạn” do Hãng Điện ảnh và Truyền hình New Horizon của Canada sản xuất, đã được đăng trên trang web Minh Huệ. Bộ phim sẽ được phát sóng trực tiếp độc quyền trên toàn cầu trên Ganjing World vào lúc 8 giờ sáng (giờ Việt Nam), Chủ nhật, ngày 19 tháng 11 (8 giờ tối ngày 18 tháng 11, giờ miền Đông Hoa Kỳ). Khán giả tại đại lục cần vượt tường lửa mới có thể xem bộ phim này.

Cô Cecilia Xiong, nữ diễn viên chính của bộ phim “Trở lại thành Thần” nói: “Trong kiếp nhân sinh, chúng ta sẽ gặp rất nhiều lựa chọn trọng đại, giữa thiện và ác phải lựa chọn thế nào, trong đó có rất nhiều lợi ích cá nhân, nhưng trong quá trình ấy, chúng ta làm sao có được tầm nhìn rộng hơn, để từ đó có thể hy sinh những gì mình cho là trân quý để đạt được điều tốt đẹp hơn nữa.”

Đạo diễn Kevin Yang cho biết: “Chúng tôi muốn khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của sinh mệnh từ một góc nhìn rộng hơn, muốn giải thích một số loạn tượng nơi nhân gian và nguyên nhân đằng sau đó, cũng như chỉ ra những lựa chọn bày ra trước mắt sinh mệnh và lối thoát cho họ.

Tập 2 của bộ phim “Đến vì bạn” mang tên “50 phút vĩnh hằng” được dựng phỏng theo hai sự kiện có thật về vụ “tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn và vụ chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân gây chấn động Trung Quốc và thế giới.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/4/467864.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/5/212785.html

Đăng ngày 08-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Trailer phim: Đến vì bạn, Tập 3: “Trở lại thành Thần” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hội họa: “Màn trời chiếu đất”https://vn.minghui.org/news/253384-hoi-hoa-man-troi-chieu-dat.htmlFri, 29 Sep 2023 08:07:15 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=253384[MINH HUỆ 22-09-2023] Thuyết minh: Một nữ đệ tử Đại Pháp bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại vì kiên định với tín ngưỡng của mình, cô bị buộc phải sống nay đây mai đó và ban đêm phải ngủ trên đống cỏ khô. Khi trời đêm trở lạnh, […]

The post Hội họa: “Màn trời chiếu đất” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tác giả: Tu Như Sơ

[MINH HUỆ 22-09-2023]

583c4b3966668a569ca3016e3a7870ab.jpg

Thuyết minh: Một nữ đệ tử Đại Pháp bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại vì kiên định với tín ngưỡng của mình, cô bị buộc phải sống nay đây mai đó và ban đêm phải ngủ trên đống cỏ khô. Khi trời đêm trở lạnh, một thiên thần tốt bụng đã phủ tấm chăn ấm cho cô. Cuốn sách Đại Pháp đặt bên cạnh thể hiện niềm tin vững chắc của cô bấp chấp hoàn cảnh bức hại khốc liệt.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/22/465602.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/26/211496.html

Đăng ngày 29-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hội họa: “Màn trời chiếu đất” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Hoa Quốc tế của Đài Truyền hình NTD hồi sinh đạo đức, thẩm mỹ và tuyệt kỹ múa truyền thống đã thất truyềnhttps://vn.minghui.org/news/252196-cuoc-thi-mua-co-dien-trung-hoa-quoc-te-cua-dai-truyen-hinh-ntd-hoi-sinh-dao-duc-tham-my-va-tuyet-ky-mua-truyen-thong-da-that-truyen.htmlSun, 17 Sep 2023 13:54:36 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=252196Giám khảo William Ly, nghệ sỹ múa chính của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và là giáo sư trợ giảng Khoa múa của Đại học Phi Thiên, cho biết: “Nếu bạn muốn khắc họa vẻ thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, trên sân khấu, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải cố […]

The post Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Hoa Quốc tế của Đài Truyền hình NTD hồi sinh đạo đức, thẩm mỹ và tuyệt kỹ múa truyền thống đã thất truyền first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Giám khảo William Ly, nghệ sỹ múa chính của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun và là giáo sư trợ giảng Khoa múa của Đại học Phi Thiên, cho biết: “Nếu bạn muốn khắc họa vẻ thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, trên sân khấu, tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải cố gắng áp dụng những giá trị này (Chân-Thiện-Nhẫn) và hành xử theo những giá trị này trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Cách bạn thể hiện bản thân trong cuộc sống thường nhật sẽ là cách bạn thể hiện bản thân trên sân khấu và điều đó sẽ phản ánh qua các động tác múa của bạn.”

Thí đoạt giải vàng Bella Fan: “Vũ đạo phản ánh tính cách”

Cô Bella Fan, người đoạt huy chương vàng ở nội dung dành cho nữ thanh niên, đã biểu diễn tiết mục “Ánh trăng huyền ảo” do chính cô sáng tác. Trong điệu múa này, suy nghĩ của nhân vật thay đổi từ tiêu cực sang tích cực khi họ học cách nhìn thấu những ảo ảnh của thế giới con người.

“Đối với tôi mà nói, tôi thích hòa mình vào khung cảnh của câu chuyện ngay khi vừa bước lên sân khấu. Tôi đang ở đâu trong câu chuyện? Tôi sẽ chỉ để cho trí tưởng tượng của mình thỏa sức bay bổng mà thôi”, cô cho biết.

Cô cảm thấy tác phẩm của mình truyền tải đức tính ôn hòa. “Người xưa sống nhờ đức tính này; bạn cũng có thể gọi đó là nguyên tắc ‘vừa đủ’, không làm gì quá mức cả. Có một tiêu chuẩn đạo đức cho việc này,” cô nói.

Cô cho biết, điều quan trọng đối với cô là điệu múa của cô thể hiện điều gì đó mang tính đạo đức, bởi vì múa cổ điển Trung Quốc là sự biểu hiện của văn hóa truyền thống.

“Như chúng tôi đã nói, vũ đạo phản ánh tính cách. Nếu bạn không tích cực, không chính trực thì khi múa, bạn mang lại điều gì cho khán giả đây?” cô nói. “Xã hội có đủ loại người và không ai là hoàn hảo cả. Có thể anh giỏi hơn tôi mặt này nhưng lại kém hơn tôi mặt khác. Miễn là chúng ta làm tốt những gì chúng ta nên làm thì điều quan trọng nhất chính là quan điểm của bạn.”

“Tôi cảm thấy mình có sứ mệnh phải làm tốt điều này,” cô Fan nói về việc truyền tải văn hóa truyền thống thông qua loại hình nghệ thuật cổ xưa này. “Bởi vì tôi hiểu bản thân mình, khi nhìn lại hành trình vũ đạo của mình, tôi biết để có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ không ngừng học hỏi, cố gắng từng ngày, từng bước từng bước, từng chút từng chút một.”

721e1cc59330c24d3d6294c4e3c14576.jpg

Cô Bella Fan thực hiện các động tác kỹ thuật bắt buộc tại cuộc thi (Ảnh: The Epoch Times)

Thí sinh đoạt giải vàng Carol Huang: “Nghệ thuật thuần thiện, thuần chính và thuần mỹ có thể khơi gợi thiện tính trong lòng mọi người”

Cô Carol Huang, người từng hai lần đoạt huy chương vàng của nhóm nữ thiếu niên trong Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Hoa Quốc tế NTD, lại giành được giải vàng khi lần đầu tiên tranh tài trong nhóm nữ thanh niên trong năm nay.

Học múa có thể là một hành trình gian khổ, cô Huang chia sẻ, nhưng bài học mà cô rút ra là cần phải bảo trì tâm thái tích cực.

Cô Huang cho biết: “Trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, khi bạn khắc phục được vấn đề của mình, bạn sẽ tiến bộ hơn – cả về đạo đức và thể chất.”

“Tôi nghĩ nghệ thuật thuần thiện, thuần chính và thuần mỹ có thể khơi gợi thiện tính trong lòng mọi người. Đó không chỉ là chương trình mang tính giải trí, không chỉ là một buổi biểu diễn, mà còn có thể mang lại cho ai đó ấn tượng khó phai và ảnh hưởng tích cực,” cô nói.

Trải nghiệm văn hóa truyền thống, khán giả có cơ hội thấy được cái nhìn tích cực về văn hóa nhân loại. “Sau này, họ sẽ nghĩ về điều tốt đẹp đó. Văn hóa thuần chính là loại văn hóa gì?” cô cho biết thêm.

Thí sinh đoạt giải bạc Daniel Liang: Chia sẻ văn hóa truyền thống đích thực

Anh Daniel Liang, người đoạt giải bạc ở nhóm nam thiếu niên, cho biết “khi tham gia cuộc thi, tôi không đến đây để giành giải”. Anh nói rằng mục tiêu của anh khi học múa cổ điển Trung Quốc và tham gia cuộc thi này là để khán giả được thưởng thức văn hóa truyền thống thực sự, bởi vì phần lớn văn hóa Trung Quốc đã bị hủy hoại.

Thí sinh đoạt giải đồng Ryan Zhou: “Có thể buông bỏ chính mình”

Anh Ryan Zhou, thí sinh hoạt giải đồng ở nội dung nam thiếu niên, chia sẻ: “Thông qua vũ đạo, tôi đã học được cách… [mở rộng] thế giới quan của mình: có thể buông bỏ bản thân, khi nào thì nên nghĩ đến người khác, khi nào thì nên “có thể chịu đựng nhiều đau đớn hơn, khi nào thì nên có trách nhiệm hơn.”

Khán giả: “Thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi”

dcc3456148b95214996347086d6b8512.jpg

Nhà phát triển phần mềm Leo Wang tại Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Hoa Quốc tế lần thứ 10 của Đài Truyền hình NTD vào ngày 10 tháng 9 năm 2023 (Ảnh: The Epoch Times)

Nhà phát triển phần mềm Leo Wang cảm thấy “rất vui và rất xúc động” sau khi xem buổi chung kết. “Họ rất mạnh mẽ và đầy nhiệt huyết trên sân khấu. Phong thái chuyên nghiệp không chỉ được thể hiện qua kỹ năng mà còn ở sự tận tâm của họ. Năng lượng mà họ truyền tải tới khán giả thông qua điệu múa cũng rất mạnh mẽ,” ông cho biết.

“Hiện nay, thực ra nên có thêm nhiều người đến xem cuộc thi này, để nhiều người hơn có thể quay trở lại với các giá trị và nghệ thuật truyền thống. Khi ghi nhớ những giá trị truyền thống này, hành vi của mọi người sẽ thay đổi và toàn bộ xã hội cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn”, ông Wang nhận định.

Ông Bernardo Scheimberg, một bác sỹ nghỉ hưu hiện đã 91 tuổi, cũng có mặt trong số khán giả. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ trước khả năng của các nghệ sỹ múa. “Tôi không chỉ yêu thích các điệu múa mà còn yêu thích ý nghĩa mà điệu múa đó thể hiện. Quả đúng là như vậy, bởi vì nó khiến tôi cảm thấy mình đang nhìn thấy điều gì đó mà tôi chưa từng thấy trong đời và rằng tôi đang yêu,” ông bộc bạch.

Cô Shu Zhang, một khán giả, cho biết: “Thân vận khiến các cô gái trông duyên dáng hơn còn các chàng trai trông nam tính hơn”.

“Tôi chỉ mang một nửa dòng máu Trung Quốc — tôi lớn lên ở Mỹ,” huấn luyện viên thể hình và sức khỏe toàn diện, Tysan ​​​​Lerner, cho biết. “Vì vậy, đối với tôi, việc có dịp gì đó như thế này để tôi có thể chiêm ngưỡng văn hóa truyền thống Trung Hoa thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi.”

Danh sách thí sinh đoạt giải

Giải vàng

Nhóm nữ thiếu niên: Sophie Shao và Grace Rubacek

Nhóm nam thiếu niên: Adam Parker và Lucas Browde

Nhóm nữ thanh niên: Angela Lin, Bella Fan, Jessica Si và Carol Huang

Nhóm nam thanh niên: Alex Chiang, Henry Hung, Michael Hu và Jesse Browde

Giải bạc

Nhóm nữ thiếu niên: Katherine Parker

Nhóm nam thiếu niên: Eric Lu, Tommy Han, Masayuki Sho và Daniel Liang

Nhóm nữ thanh niên: Lillian Parker và Grace Huang

Nhóm nam thanh niên: Tony Zhao, David Xiao, Ethan Guo

Giải đồng

Nhóm nữ thiếu niên: Alice Zhu, Vicky Wu và Ellen Hsiao

Nhóm nam thiếu niên: Ryan Zhou

Nhóm nữ thanh niên: Luna Yu, Jenna Chen, Anna Huang

Nhóm nam thanh niên: Aaron Huynh, Daniel Sun, Felix Sun, Yuanming Chen, Johnny Tsai và Tôn Hồng Uy

Giải danh dự

Nhóm nữ thiếu niên: Xie Zishan, Catrina O’Neill và Dahlia Lin

Nhóm nam thiếu niên: Andrew Liu và Steven Tao

Nhóm nữ thanh niên: Madeline Chen, Laura Li, Jiayuan Yang, Justina Wang, Nancy Xu, Kathy Rui Wu và Claire Jiao

Nhóm nam thanh niên: Bill Hsiung, Lee Rubacek, Alan Lee và Daniel Zhang

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/13/465267.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/14/211323.html

Đăng ngày 17-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cuộc thi Múa Cổ điển Trung Hoa Quốc tế của Đài Truyền hình NTD hồi sinh đạo đức, thẩm mỹ và tuyệt kỹ múa truyền thống đã thất truyền first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới] Hội họa Trung Hoa: Phúc âm miền đồng quêhttps://vn.minghui.org/news/250161-chuc-mung-ngay-phap-luan-dai-phap-the-gioi-hoi-hoa-trung-hoa-phuc-am-mien-dong-que.htmlThu, 20 Jul 2023 03:08:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=250161[MINH HUỆ 26-05-2023] Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần đầu tiên được ấn định vào ngày 13 tháng 5 năm 2000 để tôn vinh môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những tác động tích cực của môn tu luyện này đối […]

The post [Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới] Hội họa Trung Hoa: Phúc âm miền đồng quê first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tác giả: Phương Ngoại, đến từ Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 26-05-2023] Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần đầu tiên được ấn định vào ngày 13 tháng 5 năm 2000 để tôn vinh môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những tác động tích cực của môn tu luyện này đối với sức khỏe và tinh thần của hàng triệu người dân trên khắp thế giới. Đây cũng là dịp để nêu cao những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng trước cuộc bức hại tàn bạo của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 13 tháng 5 là ngày kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp chính thức hồng truyền ra công chúng và cũng là ngày sinh nhật của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí.

2023-5-23-cryp69kr428wazr9aq.jpg

Biểu ngữ ở giữa có nội dung: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”

Pháp Luân Đại Pháp hảo
Chân tướng truyền mỹ dao
Tường vân phiêu vạn lý
Pháp Chính Nhân gian đáo

Tạm dịch

Pháp Luân Đại Pháp hảo
Chân tướng truyền qua những bài ca dao đẹp
Những đám mây mang phúc lành bay vạn dặm
Pháp Chính Nhân gian tới

Loại tranh: Hội họa Trung Hoa
Chất liệu: Giấy gạo thô
Kích thước: 45cm x 70cm

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/26/461187.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/28/209590.html

Đăng ngày 20-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post [Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới] Hội họa Trung Hoa: Phúc âm miền đồng quê first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Hội họa: Thệ ướchttps://vn.minghui.org/news/248923-chuc-mung-ngay-phap-luan-dai-phap-the-gioi-hoi-hoa-the-uoc.htmlMon, 12 Jun 2023 07:36:19 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=248923[MINH HUỆ 25-05-2023] Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần đầu tiên được ấn định vào ngày 13 tháng 5 năm 2000 để tôn vinh môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những tác động tích cực của môn tu luyện này đối với sức khỏe và tinh thần […]

The post [Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Hội họa: Thệ ước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tác giả: Khai Lãng

[MINH HUỆ 25-05-2023] Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần đầu tiên được ấn định vào ngày 13 tháng 5 năm 2000 để tôn vinh môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và những tác động tích cực của môn tu luyện này đối với sức khỏe và tinh thần của hàng triệu người dân trên khắp thế giới. Đây cũng là dịp để nêu cao những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng trước cuộc bức hại tàn bạo của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 13 tháng 5 là ngày kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp chính thức hồng truyền ra công chúng và cũng là ngày sinh nhật của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí.

d1cb49041f65a6289583ebb2a359fef4.jpg

Loại tranh: Tranh bột màu

Chất liệu: Giấy màu nước

Kích thước: Dài 78cm x 55cm

Chủ đề: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc sản xuất tài liệu giảng chân tướng tại nhà (để nói với mọi người chân tướng về cuộc bức hại).

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/25/461180.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/27/209583.html

Đăng ngày 12-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post [Chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Hội họa: Thệ ước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài thơ: Bảo trì lương thiệnhttps://vn.minghui.org/news/245359-bai-tho-bao-tri-luong-thien.htmlMon, 01 May 2023 11:59:53 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=245359[MINH HUỆ 03-04-2023] Phiên âm Hán Việt: Đương nan đắc đích hảo thư tao cấm, Tha nhẫn bất trụ cáo tố đồng bào, Giá bản thư nhượng tha khôi phục kiện khang, Tâm thái bình hòa, cảnh giới đắc đáo đề cao. Đương đồng tu môn bị trảo bị đả, […]

The post Bài thơ: Bảo trì lương thiện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Minh Nguyệt

[MINH HUỆ 03-04-2023]

Phiên âm Hán Việt:

Đương nan đắc đích hảo thư tao cấm,
Tha nhẫn bất trụ cáo tố đồng bào,
Giá bản thư nhượng tha khôi phục kiện khang,
Tâm thái bình hòa, cảnh giới đắc đáo đề cao.

Đương đồng tu môn bị trảo bị đả,
Tha tự nguyện đĩnh thân vi tha môn thân tố,
Hảo nhân hữu quyền bảo trì tín ngưỡng,
Sinh tiền tử hậu, nhân tịnh phi hư vô.

Đương kết bạn luyện công thành vi tội qua,
Ngã môn hoàn cố tứ châu hướng thiên chú mục,
Chân-Thiện-Nhẫn tao nạn nhân hướng hà phương?
Chí thiện chân lý, trị đắc đại gia duy hộ.

Ngã bất thời ức khởi sự tình nguyên ủy,
Từ từ đạo lai bất dữ nhân tranh cường.
Nguyện vọng phát tự mỗi nhân đích nội tâm,
Thế gian phân loạn, thiện giả khán thanh chân tướng.

Tạm diễn nghĩa:

Khi sách quý khó đắc được bị cấm,
Anh ấy không kìm lòng được, bèn đi nói với mọi người,
Cuốn sách này có thể khiến anh ấy khôi phục sức khỏe,
Tâm thái bình hòa, cảnh giới được đề cao.

Khi các đồng tu bị bắt bị đánh,
Cô ấy tự nguyện đứng ra thỉnh nguyện cho họ,
Người tốt có quyền bảo trì tín ngưỡng,
Sinh rồi lại tử, con người đều không phải hư vô.

Khi kết bạn luyện công bị biến thành có tội,
Chúng tôi nhìn quanh bốn phía rồi đau đáu nhìn lên bầu trời,
Chân-Thiện-Nhẫn gặp nạn, con người biết đi về đâu?
Chân lý chí thiện đáng được mọi người duy hộ.

Đôi khi tôi ngẫm lại ngọn nguồn của sự tình
Dần dần Đạo đến, không tranh cường với người khác nữa,
Nguyện vọng xuất phát từ nội tâm mỗi người,
Thế gian phân tranh hỗn loạn, người thiện mới nhìn rõ chân tướng.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/3/458405.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/8/207996.html

Đăng ngày 01-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bài thơ: Bảo trì lương thiện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Lời bài hát: Thương nhớ Trung thổhttps://vn.minghui.org/news/244975-loi-bai-hat-thuong-nho-trung-tho.htmlSun, 16 Apr 2023 13:02:19 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=244975[MINH HUỆ 30-03-2002] Tôi yêu đất nước Trung thổ, Nơi cố hương tôi đã hạ xuống và sinh trưởng; Tôi yêu văn hóa Trung Nguyên, Đó là tinh hoa của nền văn minh năm ngàn năm. Thức dậy lúc mặt trời mọc, nghỉ ngơi khi mặt trời lặn, Xuân thưởng […]

The post Lời bài hát: Thương nhớ Trung thổ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sáng tác: Tần Mộng Tô

[MINH HUỆ 30-03-2002]

Tôi yêu đất nước Trung thổ,
Nơi cố hương tôi đã hạ xuống và sinh trưởng;
Tôi yêu văn hóa Trung Nguyên,
Đó là tinh hoa của nền văn minh năm ngàn năm.

Thức dậy lúc mặt trời mọc, nghỉ ngơi khi mặt trời lặn,
Xuân thưởng lãm đào, thu ngắm cúc;
Nam cày ruộng, nữ dệt vải, trẻ nhỏ vui cười,
Tích đức hành thiện hiểu nhân quả.

Nhà cửa sáng sủa sạch sẽ, áo quần tinh tươm,
Dạy con, giúp chồng, mọi việc chu toàn;
Rảnh rỗi lại cầm kỳ thi họa,
Bên đình bóng nước mây trắng bay.

Quân tử khiêm nhường trọng nhân nghĩa,
Kính thiên hiểu mệnh minh tỏ cổ kim;
Tề gia trị quốc bình thiên hạ,
Tu thân dưỡng đức văn võ đạo.

Trung Nguyên quê cũ ơi,
Ký ức xa xưa vương vấn bạn;
Đất nước Trung thổ à,
Khiến bao nhân sỹ đại đức tâm ôm mộng.

Thời gian vụt nhanh, năm tháng trôi,
Núi cao sông rộng tinh tú chuyển;
Hoàng thổ bạch dương biết được bao nhiêu,
Thế sự xoay vần, cố nhân vẫn như xưa.

Quê hương thuần phác, dân thôn ngỡ như người thân,
Nhiệt thành tựa như từng quen biết.
Di Lạc xưa duỗi lưng, vạn dân vui cười,
Giờ Đại Pháp tận hiển, mà người vẫn mê.

Tháp Nhạn Tây An, bức tường cố cung,
Thánh Tổ Thái Tông nay ở phương nào?
Cổ miếu Kinh Thành, cảnh quan ngoại ô,
Luân hồi sinh tử ngàn năm ai thấu?

Đất nước Trung Nguyên, cố hương của lữ khách!
Trung thổ đại địa, cố hương của lữ khách!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/3/30/27506.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/10/208021.html

Đăng ngày 16-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Lời bài hát: Thương nhớ Trung thổ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tu luyện trong quá trình sáng tác mỹ thuật (Phần 2)https://vn.minghui.org/news/244110-tu-luyen-trong-qua-trinh-sang-tac-my-thuat-2.htmlSat, 18 Mar 2023 10:04:29 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=244110[MINH HUỆ 01-03-2023] (Tiếp theo Phần 1) Chính Pháp đang thần tốc tiến tới là lời nhắc nhở chúng ta nắm chắc thời gian quý báu còn lại để hoàn thành sứ mệnh trợ Sư cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa. Đây cũng […]

The post Tu luyện trong quá trình sáng tác mỹ thuật (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Tây Úc

[MINH HUỆ 01-03-2023] (Tiếp theo Phần 1)

Chính Pháp đang thần tốc tiến tới là lời nhắc nhở chúng ta nắm chắc thời gian quý báu còn lại để hoàn thành sứ mệnh trợ Sư cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa. Đây cũng là lúc chúng ta cần đề cao nhận thức và mở rộng tâm từ bi.

Có lần, tôi đã được trải nghiệm sự từ bi thực sự trong khi thiền định, khi đó tôi đang suy nghĩ về những khổ nạn mà gia đình tôi phải gánh chịu vì chưa minh bạch chân tướng của Pháp Luân Công. Tôi thường vắng nhà để tham gia vào các hạng mục giảng chân tướng quan trọng và không mấy quan tâm đến chuyện thế sự. Mặc dù tôi đã cố gắng giải thích với mọi người về việc tôi đang làm, nhưng họ đều không muốn nghe. Tôi thực sự cảm nhận được nỗi thống khổ của họ. Trong lúc thiền định, tim tôi bắt đầu ấm lên; rồi nóng rực đến mức như thể bản thân tan chảy vào vũ trụ.

Đó là một trải nghiệm phi thường. Sư phụ giảng:

“Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Trải nghiệm này giúp tôi nhận ra cảnh giới tu luyện mà mình cần hướng đến. Ngày hôm sau, tôi nhận thấy một phần năng lượng tiêu cực của người thân trong gia đình mình đã được tiêu trừ.

Vẽ tranh là một phần trong quá trình tu luyện của tôi. Khi tôi nghe một học viên hát nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tôi đã vô cùng xúc động trước sự chân thành và vẻ đẹp của cô ấy, nhưng trong mắt cô phảng phất nỗi buồn. Tôi nghĩ điều đó bắt nguồn từ việc cô ấy thực sự thương xót cho những người không thể nhận ra tầm quan trọng của sự lựa chọn của họ. Thông điệp mà cô truyền đến mọi người là: “Đắc độ, chớ bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.” Tôi muốn lưu lại khoảnh khắc này trong bức họa tiếp theo của mình. Tôi hình dung cảnh cô hạ xuống nhân gian, uy nghiêm và từ bi và hoàn thành thệ ước của mình, tôi đặt tên cho bức tranh là “Đắc độ”.

Lời bài hát Đắc độ

“Trầm luân, mê sâu nơi thế gian,

Vô vọng, lạc lối quên đường về.

Mòn mỏi kiếm tìm trăm nghìn năm,

May mắn gặp Sư tôn phổ độ,

Đắc độ, đắc độ,

Chớ bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.”

8624fd21483b0cde2380c4a0872fef48.jpg

Bức tranh “Đắc độ”; sơn dầu trên canvas; kích thước 115 cm x 87 cm

Năm 2018, tôi tham gia một triển lãm nghệ thuật ở trung tâm thương mại của Melbourne với chủ đề kỷ niệm 100 năm ngày độc lập Ba Lan. Tôi đã vẽ hai bức chân dung bằng phấn màu, về một cậu bé và một cô bé trong trang phục dân tộc Ba Lan quê tôi. Trong cuộc triển lãm, một phụ nữ đã bắt chuyện với tôi. Bà kể rằng chồng bà đã nhìn thấy một vầng hào quang tuyệt đẹp xung quanh những bức tranh tôi vẽ mà ông chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Ông cũng nói ông thấy những đứa trẻ trong bức tranh của tôi thật chân thực và sống động. Tôi khen rằng bà rất may mắn vì có một người chồng thật tốt, bởi vì không nhiều người được phép nhìn thấy những điều tuyệt vời như vậy. Tôi đưa cho bà một cuốn tài liệu về Pháp Luân Công và giải thích rằng tất cả năng lượng và trí tuệ của tôi đều đến từ Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp.

Sau đó, tôi vẽ về nhiều trẻ em ở các quốc gia khác nhau trong trang phục dân tộc. Tôi muốn thể hiện sự tốt bụng, nét thuần khiết và vẻ đẹp của các em bất kể chúng đến từ quốc gia nào. Khi tôi vẽ một cậu bé thổ dân, tôi cố gắng vẽ cậu bé trông thật hạnh phúc, nhưng tôi không thể. Ngày hôm sau tôi hiểu ra rằng, chúng ta đã không cứu đủ người dân bản địa ở Úc.

Đôi khi trong đầu tôi xuất hiện một hình ảnh quá kinh sợ đến mức không thể vẽ được, nhưng tôi vẫn cố gắng miêu tả nó. Tôi nhìn thấy một đống xác người trong bóng tối với cánh tay với lên trên. Tôi hiểu rằng tất cả họ đã chết trong khi kêu cứu. Người dân ở khắp mọi nơi đang mong chờ chúng ta đến cứu họ, và đó là trách nhiệm của chúng ta. Có thể tìm được họ hay không là tùy thuộc vào chúng ta.

Tôi tham gia vào nhiều hạng mục, nhưng hội họa là niềm đam mê của tôi. Thông qua những tác phẩm của mình, tôi muốn vạch trần cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công và thể hiện sự vĩ đại, niềm hy vọng và hạnh phúc mà chính tín đem lại.

Sắp đến Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tôi bắt đầu vẽ về những đứa trẻ mà tôi luôn muốn vẽ. Hai bé gái hạnh phúc cầm hoa sen với thông điệp: Pháp Luân Đại Pháp hảo. Tay của hai em trong tư thế hợp thập và xung quanh là hào quang tỏa sáng. Để tôn vinh tinh thần của ngày trọng đại này, tôi vẽ bức tranh thể hiện niềm vui, hạnh phúc và lòng biết ơn của những tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp dành cho Sư phụ Lý Hồng Chí từ bi và tôn kính của chúng ta.

Để thể hiện được bức họa này, tôi đã phải đề cao tâm tính một lần nữa và chịu đựng một số khảo nghiệm và khổ nạn. Người ta thường nói nghệ sỹ phải hy sinh vì nghệ thuật. Quả đúng là như vậy. Bề ngoài có vẻ như bạn đang tận hưởng, nhưng đôi khi bên trong lại đang tự dằn vặt. Đôi khi điều mà bạn thích nhất hôm nay lại trở nên không ổn chút nào vào hôm sau. Bạn phải liên tục tìm kiếm giải pháp tốt nhất và lưu lại mọi khoảnh khắc bằng hình khối và màu sắc. Dù phải chịu đựng khó khăn, đau đớn, nhưng sau khi hoàn thành mỗi tác phẩm, trong lòng tôi tràn ngập sự mãn nguyện và bình yên.

Để tham dự Cuộc thi Nghệ thuật Tân Đường Nhân 2019 tại New York, tôi đã phải hướng nội và đào sâu tất cả những phiền muộn còn lại trong lòng.

Khi tôi buông bỏ được, tim tôi lại ấm lên, và hôm sau tôi nhận được thông báo rằng tác phẩm “Lòng biết ơn” vẽ hai cô gái nhỏ của tôi đã được chọn tham gia Cuộc thi Tranh sơn dầu Quốc tế lần thứ năm.

Tôi vẫn muốn cải thiện bức tranh. Tôi mang bức tranh về phòng ngủ của mình mỗi ngày và kiểm tra dưới những ánh sáng khác nhau. Đôi khi các em bé trông kém vui hơn. Tôi đã nói chuyện với các em. Các em làm một ngày của tôi trở nên ý nghĩa. Tôi mỉm cười với các em. Tôi tiếp tục cải thiện bức tranh và buông bỏ cảm xúc của mình. Khi tôi nhận được một số lời khen ngợi, tôi nhắc nhở bản thân về điều Sư phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

5aa00efc4a5c430cae7ed329d9f9a93c.jpg

Bức tranh “Lòng biết ơn”; sơn dầu trên canvas; kích thước 116 cm x 84 cm.

Hành trình đến New York của tôi cùng với bức tranh thật kỳ diệu, tôi có rất nhiều cơ hội trò chuyện với những người hữu duyên trong suốt hành trình của mình.

Để kỷ niệm 30 năm ngày Sư phụ Lý Hồng Chí giới truyền dạy Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) ra công chúng, tôi đã vẽ bức tranh về một cô gái trẻ đang học Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, của Sư phụ Lý Hồng Chí.

8d792d2594ccb60aa63a1f0cd832fc7e.jpg

Bức tranh “Học Đại Pháp của vũ trụ”; sơn dầu trên canvas; kích thước 70 cm x 85 cm

Tôi đặt tên cho bức tranh là: “Học Đại Pháp của vũ trụ”. Đó là Pháp của Sáng Thế Chủ, mang lại hy vọng cho nhân loại trong thời kỳ cuối của nền văn minh lần này.

Khi đọc Chuyển Pháp Luân, một số độc giả nhìn thấy cuốn sách tỏa ra ánh vàng kim, và một số nhìn thấy chữ, màu sắc và hình ảnh trong đó xuất hiện ở không gian khác.

Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa biết đến Pháp tối thượng (Đại Pháp) và trân quý pháp môn này, bởi đây là món quà quý báu đến bất khả tư nghị đối với con người trong thời kỳ cuối cùng của nền văn minh nhân loại, là nấc thang lên thiên đường.

Sau khi bước vào tu luyện, tôi rất muốn cảm tạ Sư phụ vì biết bao lần Ngài đã cứu vớt cuộc đời tôi.

Một ngày nọ, tôi thấy một cảnh tượng. Tôi nhìn thấy Sư phụ mặc áo cà sa vàng trông rất đẹp và vô cùng chân thực. Sự từ bi trên khuôn mặt Ngài bao trùm tất cả. Khi tôi hợp thập và tiến về phía Sư phụ để bày tỏ lòng biết ơn của mình, Sư phụ liền biến mất và xuất hiện trở lại ở vị trí khác. Tôi đổi hướng tiến đến gần thì Sư phụ lại biến mất. Xảy ra ba lần như vậy. Tôi hiểu rằng bản thân phải đích thân gặp Sư phụ. Khi tôi xuống xe buýt ở Hoa Kỳ, Sư phụ đang đứng ở đó và mỉm cười. Tôi hợp thập và nói: “Cảm tạ Sư phụ”.

Đây là bức tranh quý giá nhất đọng lại trong tâm trí tôi, vì không có chất liệu nào trên thế giới này đủ thuần tịnh để biểu đạt nó, và tôi không thể nào diễn tả hết được lòng từ bi thiêng liêng bao la của Sư phụ dành cho chúng sinh.

Nội hàm của Pháp rất cao thâm. Đây chỉ là điều mà tôi thể ngộ được tại tầng thứ tu luyện của mình.

Cảm ân Sư phụ, cảm ơn các đồng tu.

(Hết)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/1/457195.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/7/207585.html

Đăng ngày 18-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tu luyện trong quá trình sáng tác mỹ thuật (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Lời bài hát: Nhân sinh tuế nguyệthttps://vn.minghui.org/news/243782-loi-bai-hat-nhan-sinh-tue-nguyet.htmlWed, 08 Mar 2023 08:24:46 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=243782[MINH HUỆ 24-02-2006] Năm tháng đời người như dòng nước, Ngày đêm cuộn đổ ra biển khơi, Sướng khổ buồn vui có định số, Vui hay khổ đều có nguyên do. Luân hồi bao kiếp đến rồi đi, Thời gian đổi thay biết được gì? Mọi người mọi vật như […]

The post Lời bài hát: Nhân sinh tuế nguyệt first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sáng tác: Tần Mộng Tô

[MINH HUỆ 24-02-2006]

Năm tháng đời người như dòng nước,
Ngày đêm cuộn đổ ra biển khơi,
Sướng khổ buồn vui có định số,
Vui hay khổ đều có nguyên do.

Luân hồi bao kiếp đến rồi đi,
Thời gian đổi thay biết được gì?
Mọi người mọi vật như quen thuộc,
Chẳng phải đó là duyên kiếp trước?

Đường dài đằng đẵng ta tìm kiếm,
Tâm vẫn như xưa, dung mạo biến,
Lúc tỉnh thở dài bao bế tắc,
Nhắm mắt [nguyên] thần bay mấy tầng thiên

Năm tháng đời người đáng giá ngàn vàng,
Tháng năm khắc khoải trông ngóng cơ duyên,
Kiếp này mừng gặp Đại Pháp truyền,
Bước trên Thần lộ về gia viên.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/2/24/121490.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/6/207566.html

Đăng ngày 08-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Lời bài hát: Nhân sinh tuế nguyệt first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của NTD tái hiện vẻ tráng lệ của âm nhạc cổ điểnhttps://vn.minghui.org/news/238077-cuoc-thi-piano-quoc-te-lan-thu-6-cua-ntd-tai-hien-ve-trang-le-cua-am-nhac-co-dien.htmlFri, 11 Nov 2022 09:14:24 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=238077[MINH HUỆ 06-11-2022] Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của Đài truyền hình NTD đã khép lại sau buổi hòa nhạc ‘Future Stars’ (Ngôi sao của ngày mai) và lễ trao giải tại Phòng hòa nhạc Merkin – Trung tâm Âm nhạc Kaufman, […]

The post Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của NTD tái hiện vẻ tráng lệ của âm nhạc cổ điển first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại New York

[MINH HUỆ 06-11-2022] Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của Đài truyền hình NTD đã khép lại sau buổi hòa nhạc ‘Future Stars’ (Ngôi sao của ngày mai) và lễ trao giải tại Phòng hòa nhạc Merkin – Trung tâm Âm nhạc Kaufman, New York ngày 2 tháng 11 năm 2022.

Hơn 30 thí sinh đến từ 20 quốc gia và bốn châu lục đã tham gia cuộc thi, trong đó có 13 thí sinh lọt vào vòng bán kết và 6 thí sinh tiến vào vòng chung kết. Vòng sơ loại diễn ra vào ngày 29 và 30 tháng 10. Vòng bán kết diễn ra vào ngày 31 tháng 10 và buổi chung kết vào ngày 1 tháng 11.

Ngày 2 tháng 11, trước lễ trao giải là buổi hòa nhạc ‘Future Stars’ với sự biểu diễn của sáu thí sinh lọt vào vòng chung kết năm nay, cùng nghệ sỹ đoạt giải vàng năm 2014 Timur Mustakimov, giáo sư Mikhail Voskresensky, và nghệ sỹ người Nga Vassily Primakov.

Cuộc thi Piano Quốc tế là một hoạt động trong chuỗi sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế do Đài Truyền hình NTD tổ chức. Sứ mệnh của cuộc thi là quảng bá vẻ đẹp thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ của nghệ thuật truyền thống, đồng thời tái hiện vẻ tráng lệ của những kiệt tác piano từ các thời kỳ Baroque, Cổ điển và Lãng mạn.

Cam kết về tính nghệ thuật xuất sắc của cuộc thi là một cách giúp cho di sản 250 năm của ngành nghệ thuật piano tiếp tục phát triển và truyền lại cho các thế hệ tương lai.

687ff17808aba112cf9fdcd5bc73f486.jpg

Lễ trao giải Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của NTD, hôm 2 tháng 11 năm 2022 (Ảnh: Epoch Times)

Những thí sinh đoạt giải được công bố tại lễ trao giải bao gồm: Giải vàng: Anh Antonii Baryshevskyi đến từ Ukraine; Giải bạc: Anh Jiusi Zhang đến từ Trung Quốc; Giải đồng: Anh Evangeliya Delizonas-Khukhua đến từ Nga. Ngoài ra, anh Jiusi Zhang còn giành được giải xuất sắc dành cho tác phẩm được chỉ định.

Ban tổ chức cuộc thi cho biết cuộc thi đã “thành công mỹ mãn”. Ban giám khảo nhận định rằng các thí sinh năm nay có “trình độ cao nhất trong số tất cả các cuộc thi” và thí sinh đoạt giải vàng đạt đến “trình độ bậc thầy”. Các khách mời đặc biệt của buổi hòa nhạc ‘Future Stars ‘ và các nghệ sỹ piano nổi tiếng cho biết cuộc thi của NTDTV có “tiêu chuẩn cao”, “trình độ cao” và là cuộc thi quốc tế quan trọng nhằm “bảo tồn âm nhạc cổ điển”.

Kể từ năm 2016, cuộc thi đã đưa vào một tác phẩm được chỉ định bởi ông D.F., Giám đốc Nghệ thuật của Shen Yun, một công ty âm nhạc và vũ đạo nổi tiếng thế giới và đi đầu trong việc phục hưng văn hóa Trung Hoa truyền thống thông qua nghệ thuật.

Tác phẩm được chỉ định cho cuộc thi năm nay là “The Sacred Journey” (Hành trình thần thánh), do bà Cầm Viện, một nhà soạn nhạc và nghệ sỹ đệm piano của Shen Yun, chuyển thể. Bà Cầm Viện là một nhà soạn nhạc xuất sắc trong việc chuyển tải các giai điệu và nhịp điệu của âm nhạc Trung Hoa cổ đại sang âm nhạc cổ điển phương Tây.

Những nghệ sỹ piano lọt vào bán kết được yêu cầu biểu diễn tác phẩm được chỉ định này. Cuộc thi cũng trao “giải xuất sắc dành cho tác phẩm được chỉ định”.

Thí sinh đoạt giải vàng: Anh Antonii Baryshevskyi đến từ Ukraina

be933ce2acc2ceca92dcb71e72c68e2e.jpg

Thí sinh đoạt giải vàng Antonii Baryshevskyi biểu diễn tại buổi hòa nhạc ‘Future Stars’ (Ảnh: Epoch Times)

Anh Antonii Baryshevskyi là một nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng người Ukraina, từng đoạt giải thưởng của nhiều cuộc thi piano quốc tế, trong đó có Cuộc thi Piano Quốc tế Arthur Rubinstein, Cuộc thi Piano Quốc tế Premio Jaen, và Cuộc thi Piano Quốc tế F. Busoni. Anh tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc gia Ukraina và Học viện Âm nhạc Paris.

Anh Baryshevskyi cho biết anh chọn tham gia cuộc thi này vì thí sinh được yêu cầu chỉ chọn những kiệt tác từ các thời kỳ Baroque, Cổ điển và Lãng mạn.

Trong vòng bán kết, anh đã chơi bản nhạc được chỉ định “Sacred Journey”. Anh nghĩ tác phẩm này tràn đầy “năng lượng” và mang tính “triết lý”, và nó mang đến “sự thật” và làm dấy lên “hy vọng” cho mọi người.

Anh phát biểu: “Chúng ta đang sống trong một thế giới của chiến tranh với đầy rẫy dối trá và tàn ác. Và tôi nghĩ điều quan trọng là phải có hy vọng, tin vào điều mà chúng ta có thể đấu tranh để có được sự tốt đẹp.”

Anh Baryshevskyi cũng chơi bản nhạc Symphonic Etudes của Schumann tại cuộc thi.

Anh cho biết: “Tôi đã cố gắng thể hiện tất cả những gì mình hiểu về thể loại âm nhạc này … Tôi cảm giác như mình đang đứng sau một ngọn núi lớn, cố gắng chia sẻ với mọi người về vẻ đẹp của nó, cố gắng mô tả các phần của nó, kêu gọi mọi người tham gia cuộc hành trình này cùng tôi, cuộc hành trình xuyên qua ngọn núi lớn này.”

Chủ tịch hội đồng giám khảo, Giáo sư Becky Yao, đã khen ngợi phần trình diễn của anh Baryshevskyi, “Anh ấy đã trình diễn rất tốt từ vòng sơ loại, bán kết và chung kết và không có bất kỳ sai sót nào. Trình độ của anh ấy ở mức bậc thầy.”

Giáo sư Yao chia sẻ: “Màn trình diễn của anh ấy rất lôi cuốn. Quả thực, anh ấy chơi tác phẩm được chỉ định rất tốt. Phần âm nhạc rất tốt, và trong một vài phần anh ấy kết nối rất hoàn hảo.”

Thí sinh đoạt giải bạc và giải xuất sắc dành cho tác phẩm được chỉ định

Jiusi Zhang trình diễn tại Future Stars Concert. (Epoch Times)

 

Anh Jiusi Zhang đã giành được giải bạc và giải xuất sắc dành cho tác phẩm được chỉ định. Anh Zhang được giáo sư âm nhạc của mình giới thiệu tham gia cuộc thi.

Theo anh Zhang, một trong những điều thú vị nhất mà anh học được qua trải nghiệm từ cuộc thi này là tập chơi tác phẩm được chỉ định, “Sacred Journey”, mà nghệ sỹ piano phải biểu diễn đầu tiên trong vòng bán kết.

Anh cho biết “Tôi chưa bao giờ tập chơi một tác phẩm được chỉ định như thế trong một khoảng thời gian ngắn như vậy … Tôi nghĩ đó là một thách thức rất lớn đối với bất kể nghệ sỹ piano mới hay giàu kinh nghiệm nào. Qua tác phẩm này, tôi biết được đàn piano còn có nhiều khả năng hơn nữa về âm thanh mà cây đàn piano có thể tạo ra.“

“Sacred Journey” thể hiện những giai điệu và âm thanh đặc trưng của Trung Hoa cổ đại, và được viết riêng cho piano. Tác phẩm được chuyển soạn bởi nghệ sỹ dương cầm Cầm Viện từ Shen Yun, tổ chức đi đầu trong việc kết hợp Đông và Tây trong âm nhạc cổ điển.

“Trong nửa sau bản nhạc, có một đoạn rất trữ tình và thực sự rất hoài niệm đối với tôi. Bởi vì hiện giờ tôi đang học tại Hoa Kỳ, và tôi chưa từng xa nhà trong khoảng thời gian dài như vậy. Khi học tác phẩm này, tôi cảm thấy nó nói lên một điều đặc biệt đối với tôi,” anh Zhang, đến từ Trung Quốc, cho biết.

Giáo sư Yao nhận xét rằng màn trình diễn tác phẩm được chỉ định của anh Zhang rất cảm động vì nó thể hiện được “ý nghĩa văn hóa sâu sắc”, “trình độ cao” và “gần nhất với ý tưởng của bản gốc”.

Nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng Mikhail Voskresensky: Cuộc thi “hữu ích cho sự phát triển của âm nhạc cổ điển”

a7285139a3bd936b67d113660fb16104.jpg

Giáo sư Mikhail Voskresensky tại buổi hòa nhạc ‘Future Stars’ (Ảnh: Epoch Times)

Ông Mikhail Voskresensky, đến từ Nga, là một giáo sư hàng đầu tại Nhạc viện Tchaikovsky Moscow. Các học trò của ông đã giành được hơn 120 giải thưởng quốc tế. Ông đã làm giám khảo cho nhiều cuộc thi quốc tế trong đó có Cuộc thi Tchaikovsky, và chủ trì Cuộc thi Quốc tế Scriabin tại Moscow. Với những kiến ​​giải hấp dẫn, thú vị của ông về những bản nhạc piano nổi tiếng thuộc mọi phong cách, giáo sư Voskresensky đã khiến khán giả say mê.

Giáo sư Voskresensky là người biểu diễn cuối cùng của buổi hòa nhạc ‘Future Stars’ với các bản nhạc Fantasia cung Rê thứ của Mozart, K. 397; bản Deux Poemes, Op. 32 của Scriabin; và bản Waltz cung Mi thứ, bản Op.Posth của Chopin.

“Cuộc thi của Đài truyền hình NDT rất hay, vì nó kết nối với những tư tưởng truyền thống. Tôi rất vinh dự khi được mời tới cuộc thi này. Những cuộc thi như vậy rất hữu ích cho sự phát triển của âm nhạc cổ điển, bởi vì âm nhạc cổ điển đòi hỏi trí tuệ cao. Đúng vậy, chỉ những người thông minh mới có thể hiểu được những cung bậc và ý vị trong âm nhạc cổ điển … Nó mang lại nguồn cảm hứng cho cuộc sống của chúng ta,” Giáo sư Voskresensky chia sẻ.

Ông cho biết: “Người chiến thắng hôm nay là anh Antonii Baryshevskyi, nghệ sỹ piano xuất sắc đến từ Ukraina. Tôi rất mong thế hệ trẻ (có thể) luôn yêu thích âm nhạc, bởi vì trong cuộc sống hiện đại, các nghệ sỹ piano trẻ thích chơi nhanh, mạnh và thể hiện âm nhạc sôi động. Điều đó rất tốt, nhưng tôi mong họ có sự cảm thụ âm nhạc, hiểu được nội hàm sâu sắc của những bản nhạc.”

Tác phẩm được chỉ định: “Sacred Journey”

Theo trang web của cuộc thi, “Kế thừa những đặc điểm âm nhạc của Shen Yun, tác phẩm được chỉ định có sự phối hợp hoàn hảo giữa âm nhạc cổ điển phương Đông và phương Tây. Đàn piano phương Tây đóng vai trò làm nền từ đó làm nổi bật âm sắc độc đáo của âm nhạc Trung Hoa cổ điển. Nhạc nền của những giai điệu sâu lắng từ thời Trung Cổ đại được một nhạc cụ phương Tây, cây piano chuyển tải. Sự phối hợp hoàn hảo của âm nhạc cổ điển phương Đông và phương Tây chính là điều làm nên sự độc đáo của bản phối khí này.”

Bà Cầm Viện, nhà soạn nhạc và nghệ sỹ piano chuyển soạn tác phẩm này, đã chia sẻ những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm.

Bà chia sẻ: “Tác phẩm này có ba phần chính. Phần đầu miêu tả nguồn gốc của sinh mệnh ở một cảnh giới rất cao, rất thánh khiết. Phần thứ hai là việc con người đã trải qua rất nhiều đau khổ, khó khăn, những trạng thái sinh-lão-bệnh-tử trong quá trình luân hồi, và có lẽ đã quên mất lý do họ đến đây. Và khi chịu ảnh hưởng và bị tha hóa bởi những quan niệm và hành vi hiện đại, hầu hết mọi người đều thuận theo dòng mà trở nên bại hoại. Nhưng một số người chọn đề cao bản thân và không bị cuốn theo dòng. Phần thứ ba là về việc những sinh mệnh cấp cao hơn đến cứu độ con người trong hoàn cảnh nguy nan đó, để con người không phải chờ đợi trong vô vọng.”

Trong quá trình sáng tác, bà Cầm Viện cảm thấy cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây đều tin rằng con người do Thần tạo ra. Bà nghĩ rằng trong thời điểm khó khăn hiện tại, nếu mọi người có thể giữ vững được sự công tâm, thiện tâm, và khôi phục tâm kính ngưỡng Thần thì có thể hàn gắn vết thương lòng của mọi người và mang lại cho họ hy vọng.

“Những tác phẩm của chúng tôi dựa trên nền tảng giai điệu của âm nhạc Trung Hoa truyền thống, và kết hợp chúng với những yếu tố trong âm nhạc cổ điển phương Tây như hòa âm truyền thống, thể loại âm nhạc, trong đó có nhiều kỹ thuật phối điệu và cả kỹ thuật phức điệu (kỹ thuật sáng tác đối âm và hòa thanh). Thực ra, đối với cả thí sinh phương Đông và phương Tây mà nói, họ đều có thể hiểu rõ những điều này.

Bà cho biết: “Ý tưởng sáng tác của âm nhạc Shen Yun là kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua chương trình Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun thường niên. Cho dù là ở Trung Quốc Đại lục hay các quốc gia khác, nhiều nhà soạn nhạc đã cố gắng kết hợp âm nhạc phương Đông và phương Tây, song, không ai thực sự đạt đến đẳng cấp quốc tế hoặc thành công như vậy. Chỉ có Shen Yun hiện đã đạt được điều này.”

Bà Cầm Viện hy vọng tác phẩm này sẽ gợi mở cho các thí sinh suy nghĩ về ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống.

Thí sinh Carolina Danise đến từ Ý chia sẻ: “Tôi cảm thấy đây là một bài hát thiêng liêng. (Trong khi biểu diễn), tôi cảm thấy mình không chỉ là một nghệ sỹ piano, mà còn là một nhạc sỹ. Một nhạc sỹ đã được truyền cảm hứng sâu sắc để thể hiện bản nhạc thần thánh này.”

27e2e5b607f50639de4637f76bbab274.jpg

Sau vòng bán kết hôm 31 tháng 10 năm 2022, ban tổ chức đã mời bà Cầm Viện, người chuyển soạn tác phẩm được chỉ định, “The Sacred Journey”, gặp gỡ các thí sinh. (Ảnh: Epoch Times)

Danh sách các thí sinh đoạt giải

Giải vàng: Antonii Baryshevskyi đến từ Ukraina

Giải bạc: Jiusi Zhang đến từ Trung Quốc

Giải đồng: Evangeliya Delizonas-Khukhua đến từ Nga

Giải xuất sắc dành cho tác phẩm được chỉ định: Jiusi Zhang đến từ Trung Quốc

Giải thành tích xuất sắc:

Aruth Masrangsan từ Thái Lan

Yung-Yi Chen từ Đài Loan

Trinity Goff từ Hoa Kỳ

Giải khuyến khích:

Aron Alakmeh từ Thụy Sỹ

Boris Krivoshein từ Nga

Carolina Danise từ Ý

Ilya Ramlav từ Nga

Maria Narodytska từ Ukraina

Tiago Rosario từ Bồ Đào Nha

Xizhu Liang từ Trung Quốc

Video đầy đủ về Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của NTD – Buổi hòa nhạc Future Stars và Lễ trao giải được đăng tải trên trang web Gan Jing World theo đường dẫn sau:

https://www.ganjing.com/live/1fc8o2ncrev6VlBx0O5qHRhYd1m31c

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/6/451591.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/8/204647.html

Đăng ngày 11-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 6 của NTD tái hiện vẻ tráng lệ của âm nhạc cổ điển first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cuộc thi Giọng hát Trung Hoa Quốc tế Lần thứ 8 của Đài Truyền hình NTD quảng bá nghệ thuật thanh nhạc truyền thốnghttps://vn.minghui.org/news/237209-cuoc-thi-giong-hat-trung-hoa-quoc-te-lan-thu-8-cua-dai-truyen-hinh-ntd-quang-ba-nghe-thuat-thanh-nhac-truyen-thong.htmlThu, 13 Oct 2022 06:29:59 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=237209[MINH HUỆ 08-10-2022] Ngày 2 tháng 10 năm 2022, vòng chung kết Cuộc thi Giọng hát Trung Hoa Quốc tế lần thứ 8 của Đài truyền hình NTD đã diễn ra tại phòng hòa nhạc Merkin Hall của Trung tâm Âm nhạc Kaufman ở New […]

The post Cuộc thi Giọng hát Trung Hoa Quốc tế Lần thứ 8 của Đài Truyền hình NTD quảng bá nghệ thuật thanh nhạc truyền thống first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại New York

[MINH HUỆ 08-10-2022] Ngày 2 tháng 10 năm 2022, vòng chung kết Cuộc thi Giọng hát Trung Hoa Quốc tế lần thứ 8 của Đài truyền hình NTD đã diễn ra tại phòng hòa nhạc Merkin Hall của Trung tâm Âm nhạc Kaufman ở New York.

Cuộc thi này tôn vinh nghệ thuật thanh nhạc bel canto truyền thống, qua đó các nghệ sỹ thể hiện tính thuần chân, thuần thiện và thuần mỹ của âm nhạc. Cuộc thi cũng nhằm mục đích cung cấp một vũ đài đẳng cấp quốc tế cho tất cả các giọng ca Trung Quốc thể hiện tài năng của họ. Thí sinh được yêu cầu hát hai bài hát trong đó ít nhất một bài bằng tiếng Trung.

Tổng cộng có 11 thí sinh đến từ bốn quốc gia đã lọt vào vòng chung kết của cuộc thi. Họ đã được trao giải bạc, đồng và các giải thưởng danh giá khác. Không có người chiến thắng giải vàng.

3280a1752545f53d5bfeb30158fba437.jpg

Những thí sinh đoạt giải của Cuộc thi Giọng hát Trung Hoa Quốc tế lần thứ 8 của Đài Truyền hình NTD diễn ra vào ngày 2 tháng 10 tại phòng hòa nhạc Merkin Hall của Trung tâm Âm nhạc Kaufman, New York (Ảnh: The Epoch Times)

Giám khảo: Thí sinh đã hát bằng cả trái tim

Ban giám khảo của cuộc thi là các giọng ca của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun nổi tiếng thế giới. Giám khảo chính là giọng nữ cao Khương Mẫn, cùng các thành viên: hai giọng nữ cao Cảnh Hạo Lam và Thiên Lệ, và hai giọng nam cao Cổ Vận và Cao Lượng.

Giọng nam cao Cổ Vận nhận xét, “Trình độ tổng thể của các thí sinh rất cao, không chỉ về kỹ thuật hát mà còn về khả năng thể hiện bài hát của họ. Họ hát bằng cả tâm hồn và trái tim, khiến bạn cảm nhận được cảm xúc của họ”.

Nghệ sỹ Cổ Vận cũng thích hình thức hát kiểu bel canto bằng tiếng Trung. “Dùng ngôn ngữ của chúng ta hát về nền văn hóa của chính chúng ta là cách để phục hưng nền văn hóa Trung Hoa truyền thống”.

Giọng nữ cao Thiên Lệ khen ngợi các thí sinh đã có “khả năng kiểm soát tuyệt vời” đối với tiết mục của họ và “cách thể hiện xuất sắc” về hàm ý sâu xa của các bài hát tiếng Trung. “Tôi rất vui vì Đài truyền hình NTD đã tạo điều kiện cho các giọng ca Trung Quốc tỏa sáng trên sân khấu đẳng cấp quốc tế.”

Cuộc thi năm nay không có thí sinh đoạt giải vàng. Nghệ sỹ Thiên Lệ cho biết một tiêu chí đánh giá quan trọng là giọng hát phải gần với giọng hát truyền thống của Ý.

Các giọng ca của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun sử dụng kỹ thuật bel canto truyền thống đã thất truyền từ ​​lâu, cũng như kỹ thuật hát opera truyền thống của Ý. Theo trang web của Shen Yun, “Nhà hát cổ đại Trung Quốc và nhạc kịch châu Âu thời kỳ đầu đã từng có chung một kỹ thuật hát (trong opera truyền thống gọi là bel canto), được cho là tạo ra giọng hát trong trẻo và đẹp đẽ nhất”.

Cô Thiên Lệ giải thích rằng bel canto truyền thống “sử dụng cách tự nhiên nhất để tạo ra âm thanh, đó là trạng thái nói, để hát.” Đây cũng là tiêu chuẩn được ban giám khảo sử dụng để kiểm tra kỹ năng của các thí sinh.

Mặc dù các bài hát Trung Quốc rất khó hát, cô Thiên Lệ vẫn khích lệ các thí sinh Trung Quốc tiếp tục, “Bởi vì các bài hát của Trung Quốc chứa đựng nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa”. Cô cho biết nó tương tự như các bài hát cổ điển phương Tây. “Cho dù đó là opera phương Tây hay nhạc cổ điển phương Đông, tất cả chúng đều có sự liên kết với nhau và có sự kết nối với Thần. Và đó là con đường truyền thống nhất, giọng hát cổ điển nhất”, cô nhận định.

Phản hồi từ các thí sinh

e2bfccf2570a5d6e6f14731a4f3cfd33.jpg

Thí sinh đoạt giải Bạc Thế Tùng Lâm đến từ Việt Nam (Ảnh: The Epoch Times)

Giải Bạc Nhóm nam thuộc về giọng nam cao Thế Tùng Lâm đến từ Việt Nam. Các tiết mục của anh bao gồm “Che Gelida Manina” trong vở opera “La Bohème” của Puccini, và “Bài hát trong trái tim tôi” bằng tiếng Trung.

Anh Lâm cho biết mình đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại để đến New York và tham gia cuộc thi. Anh rất biết ơn khi được gặp gỡ các nghệ sỹ đồng nghiệp và có thể cải thiện giọng hát của mình.

Anh chia sẻ rằng anh rất thích hát bài hát tiếng Trung và rất xúc động bởi lời bài hát, qua đó anh có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ, và cũng nhờ đó anh có thể kết nối với khán giả. “Tôi cảm thấy năng lượng giúp tôi kết nối với khán giả. Tôi không cảm thấy áp lực mà là một sự kết nối tuyệt vời với khán giả,” anh cho biết.

27d5a401fc99b9fc268b9e55c9f7ef50.jpg

Thí sinh đoạt giải Bạc giọng nữ cao Từ Tinh Tinh đến từ Canada và nghệ sỹ dương cầm Chris Knopp (Ảnh: The Epoch Times)

Giải Bạc Nhóm nữ thuộc về giọng nữ cao Từ Tinh Tinh đến từ Canada. Cô đã hát ca khúc “Không còn ngồi một mình buồn tủi bên lò sưởi” trong phim “Cô bé lọ lem”, và một bài hát thơ cổ Trung Quốc “U Lan Tháo” (“Khúc hát về hương lan lẩn khuất”).

Cô Từ cho biết cuộc thi này là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của cô. “Đó là sự ghi nhận cho tất cả những nỗ lực của tôi trong những năm qua. Tôi rất hạnh phúc,” cô nói.

Nghệ sỹ Chris Knopp là người đệm đàn piano cho cô Từ. Anh cho hay anh rất thích cuộc thi này và rất hào hứng khi được chơi các bài hát tiếng Trung. “Đó là loại hình nghệ thuật hai trong một, âm nhạc và thơ ca. Tôi đã học được rất nhiều điều về âm nhạc nói chung. Tôi cũng đã cải thiện khả năng chơi piano của mình,” anh nói. “Thông qua việc chơi nhạc cổ điển, cho dù đó là nhạc do người Đức, người Ý hay người Trung Quốc sáng tác, tôi đều có thể cảm nhận được mối liên hệ giữa con người với con người, đặc biệt là trong các khoảng thời gian. Có một điều gì đó kết nối tất cả chúng ta. Điều đó thật đẹp.“

Cô La Tâm Nhữ, thí sinh đoạt giải đồng của Nhóm nữ, cho biết tham gia cuộc thi này, “Tôi cảm thấy khá tốt. Tôi đã có thêm nhiều người bạn tốt ”. Cô đến từ Đài Loan và đã nhiều lần giành huy chương vàng trong các cuộc thi quốc tế. Cô đã biểu diễn ca khúc “Quando me’n vo” trong vở “La Bohème” và bài hát tiếng Trung, “Đó là tôi.”

Cô Rachael Bastick, cũng là thí sinh đoạt giải đồng của Nhóm nữ, cho hay điều quan trọng nhất là tâm thái khi bạn truyền đạt ca khúc của mình, “Nếu đó là một tâm thái trong sáng, hoàn toàn vì lợi ích của người khác và để giúp họ thưởng thức màn biểu diễn, tôi cho rằng điều đó sẽ mang lại kết quả tốt nhất”.

Những khoảnh khắc của cuộc thi

2c911d376e6a4309d62f30e57e33196a.jpg

Cô Rachael Bastick, thí sinh đoạt giải Đồng của Nhóm nữ, đến từ New York biểu diễn ca khúc “Quando me’n vo” trong vở “La Bohème” (Ảnh: The Epoch Times)

87cb456483d98f458f3d79ebc6f64995.jpg

Anh Richard Lý, thí sinh đoạt giải đồng của Nhóm nam, đến từ New York biểu ca khúc “Dòng sông không quay trở lại” (Ảnh: The Epoch Times)

2035c43d9e979a65f83588ca7cd556b5.jpg

Anh Peter Hoàng, thí sinh đoạt giải khuyến khích của Nhóm nam, đến từ New York, biểu diễn ca khúc “U Lan Tháo” (“Khúc ca về hương lan lẩn khuất”). (Ảnh: The Epoch Times)

8ad8dc2930ea4a8234500863155f34fa.jpg

Anh Tony Đường, thí sinh đoạt giải khuyến khích của Nhóm nam, đến từ New York biểu diễn “Che Gelida Manina” trong vở “La Bohème.” (Ảnh: The Epoch Times)

Khán giả: “Vô cùng xúc động”

“Ôi Chúa ơi! Thật tuyệt vời, một màn thể hiện thực sự đẹp đẽ về văn hóa truyền thống. Từ giọng hát, ca từ, đến cách biểu diễn đều vô cùng xúc động và chạm đến tâm hồn, chạm đến trái tim, quả thực, như thấm sâu vào tận tâm khảm,” ca sỹ chuyên nghiệp Mika Hale cho biết.

Đổng Ni, một trong những giám đốc của Học viện Nghệ thuật phía Nam ở California, chia sẻ, “Tôi nghĩ đây thực sự là đẳng cấp thế giới. Tôi rất xúc động … Ngoài ra, vì đây là cuộc thi dành cho người Trung Quốc, tôi cảm thấy như đang ở trên vũ đài quốc tế, được sử dụng tiếng Trung để quảng bá văn hóa truyền thống của Trung Hoa- đó là điều khiến tôi hạnh phúc nhất.”

Trương Linh, giám đốc phụ trách tiếp cận cộng đồng của Đại học ASA, cho biết, “Tôi nghĩ thông qua cuộc thi này, sự nghiệp của thí sinh sẽ được thúc đẩy và nâng cao rất nhiều.”

Nhà soạn nhạc và hòa âm Joseph Ma rất thích nghe các buổi biểu diễn trực tiếp. “Nghe qua đĩa CD hoặc loa và nghe trực tiếp là hai việc hoàn toàn khác nhau … Khi âm thanh được nén bằng công nghệ hiện đại và sau đó được phát ra, nó đã mất đi rất nhiều năng lượng.” Anh tin rằng giọng hát được thể hiện bởi các ca sỹ chuyên nghiệp có thể “thấm sâu vào trái tim và truyền tải nhiều điều.”

Ông Lưu đã xem cả vòng bán kết và chung kết. “Thể lệ của cuộc thi rất tốt. Nó cho phép các thí sinh bộc lộ tất cả các kỹ năng chuyên môn của họ. Điều đó thực sự tuyệt vời! … Tại sao nhiều lời tiên tri cổ xưa được truyền lại qua các bài đồng dao và các bài đồng dao dân gian của trẻ em? Đó là bởi vì chúng có lời và giai điệu nên có thể lưu truyền qua tiếng hát … Cuộc thi này rất có ý nghĩa trong việc quảng bá và phục hưng văn hóa truyền thống,” ông nhận định.

Nhà văn người Mỹ Chen Pokong cho biết: “Cuộc thi đã truyền cảm hứng cho mọi người về tình yêu đối với âm nhạc, nghệ thuật và văn hóa truyền thống. Tôi nghĩ cuộc thi này có nhiều tầng ý nghĩa”.

“Tôi cảm thấy cuộc thi thực sự đạt tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Tôi đã rất xúc động”, Jason Sun cho biết.

Nghệ sỹ violin Kornela Rad cho hay cô đã được thụ ích từ việc lắng nghe các nghệ sỹ biểu diễn. “Đối với tôi, ngồi ở vị trí khán giả, bằng cách quan sát người khác tôi có thể nhận ra những gì mình có thể làm tốt hơn với tư cách là một nhạc sỹ. Nó cũng rất bổ ích về giáo dục cho tôi.“

Danh sách thí sinh đoạt giải:

Nhóm nam:

Giải Vàng: Không có

Giải Bạc: Thế Tùng Lâm

Giải Đồng: Richard Lý, Wade Park

Giải Khuyến khích: Peter Hoàng, Tony Đường

Nhóm nữ:

Giải Vàng: Không có

Giải Bạc: Từ Tinh Tinh

Giải Đồng: Rachael Bastick, La Tâm Nhữ

Giải Khuyến khích: Jeannette Lý, Cindy Hoàng, Pauline Từ

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/8/450558.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/10/204245.html

Đăng ngày 13-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cuộc thi Giọng hát Trung Hoa Quốc tế Lần thứ 8 của Đài Truyền hình NTD quảng bá nghệ thuật thanh nhạc truyền thống first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Âm nhạc: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyềnhttps://vn.minghui.org/news/235591-am-nhac-phap-luan-dai-phap-hong-truyen.htmlSat, 10 Sep 2022 04:26:56 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=235591[MINH HUỆ 10-08-2022] Tác phẩm này được dành để kỷ niệm tròn 30 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1992. Cảm ân Sư tôn từ bi cứu độ! Cùng nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, […]

The post Âm nhạc: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sáng tác và thể hiện bởi các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-08-2022] Tác phẩm này được dành để kỷ niệm tròn 30 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1992. Cảm ân Sư tôn từ bi cứu độ!

Cùng nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, thế nhân và vạn vật trong vũ trụ được đắm mình trong niềm hân hoan với lòng biết ơn vô hạn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/10/446977.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/8/203175.html

Đăng ngày 10-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share

The post Âm nhạc: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền first appeared on Minh Huệ Net.

]]>