Chân tướng căn bản khác - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Fri, 26 Apr 2024 13:26:27 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3ĐCSTQ phát động đợt trấn áp mới đối với Pháp Luân Công trước thềm kỷ niệm 25 năm cuộc bức hạihttps://vn.minghui.org/news/263840-dcstq-phat-dong-dot-tran-ap-moi-doi-voi-phap-luan-cong-truoc-them-ky-niem-25-nam-cuoc-buc-hai.htmlFri, 26 Apr 2024 13:26:27 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263840[MINH HUỆ 21-04-2024] Từ khi phát động chiến dịch trên toàn quốc chống lại môn tu luyện ôn hòa vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Khi cuộc bức hại […]

The post ĐCSTQ phát động đợt trấn áp mới đối với Pháp Luân Công trước thềm kỷ niệm 25 năm cuộc bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-04-2024] Từ khi phát động chiến dịch trên toàn quốc chống lại môn tu luyện ôn hòa vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ ngừng bức hại Pháp Luân Công. Khi cuộc bức hại sắp tròn 25 năm, vào cuối tháng 12 năm 2023, Bộ Công an Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến và ra lệnh tiến hành một đợt trấn áp mới đối với các “tà giáo”.

Mặc dù mệnh lệnh không đề cập rõ đến Pháp Luân Công nhưng được hiểu rằng mục tiêu thực sự là các học viên Pháp Luân Công. Ở Trung Quốc không có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công hay coi môn tu luyện này là tà giáo, nhưng chế độ cộng sản vẫn luôn sử dụng cái mác tà giáo để biện minh cho cuộc bức hại và lừa gạt công chúng.

Trong chiến dịch tuyên truyền mới này, Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 trên khắp Trung Quốc là hai cơ quan ngoài hệ thống tư pháp được trao quyền vượt trên cả hệ thống tư pháp và thực thi pháp luật để chỉ đạo chính quyền địa phương cũng như cảnh sát bôi nhọ Pháp Luân Công. Các thủ đoạn được sử dụng bao gồm trao phần thưởng cho những người tố cáo học viên Pháp Luân Công, yêu cầu người dân tham gia vào các đợt ký tên phỉ báng Pháp Luân Công hoặc viết cam kết không tham gia vào các hoạt động tà giáo, đăng tin nhắn chống lại Pháp Luân Công trên WeChat (một ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến) và đăng tuyên truyền chống Pháp Luân Công trên các bảng thông báo.

Dưới đây là một số ví dụ.

Thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam

Ngày 28 tháng 2 năm 2024, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Tương Đàm và Sở Cảnh sát Thành phố Tương Đàm đã cùng phối hợp đăng một thông báo trong nhiều kênh trên WeChat. Thông báo kêu gọi công chúng tố cáo những môn đồ của “tà giáo”, trong đó có Pháp Luân Công, và người chỉ điểm hứa hẹn sẽ được thưởng từ 500 đến 4.000 nhân dân tệ cho mỗi học viên.

Hai cơ quan nêu trên cũng chỉ đạo tất cả các tổ dân phố trong thành phố đăng lại thông báo tương tự trên các kênh WeChat của họ mỗi tháng một lần. Ba công ty viễn thông lớn, bao gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom, cũng nhận được thông báo thường xuyên nhắn thông báo trên cho người dùng của họ.

Thành phố Xích Phong, Nội Mông

Tháng 3 năm 2024, ba cơ quan ở khu Nguyên Bảo Sơn, thành phố Xích Phong, bao gồm Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, và Phòng Công an, đã cùng đưa ra thông báo kêu gọi công chúng chỉ điểm các học viên Pháp Luân Công và hứa thưởng cho những người này. Các tổ dân phố trong khu vực đã nhanh chóng làm theo bằng cách đăng thông báo trên kênh WeChat của họ hoặc trên các bảng thông báo.

Vào giữa tháng 4 năm 2024, Tập đoàn Bình Mai ở khu Nguyên Bảo Sơn, thành phố Xích Phong đã buộc tất cả các công nhân viên ký bản cam kết hứa không tham gia vào các hoạt động mang màu sắc “phong kiến”, “mê tín”, hoặc chống chủ nghĩa Mác. Người lao động cũng phải ghi rõ họ tên, số CMND trong bản cam kết. Những người từ chối ký sẽ bị đe dọa đuổi việc.

Mặc dù bản cam kết không đề cập cụ thể đến Pháp Luân Công, nhưng rõ ràng là chính quyền đang nhắm vào Pháp Luân Công.

Tỉnh Hà Bắc

Phòng Công an tỉnh Hà Bắc đã cử đặc vụ đến một huyện nào đó vào ngày 15 tháng 4 năm 2024. Theo chỉ thị của họ, phòng công an huyện đã trưng bày một bảng thông báo ở khu vực trung tâm thị trấn. Bảng thông báo tràn ngập những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Gần đó có hai chiếc xe cảnh sát đang theo dõi bảng thông báo và những người đọc nó.

Thành phố Kinh Châu và thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc

Một người quản lý mạng lưới cộng đồng ở thành phố Kinh Châu gần đây đã đăng trên WeChat “Một bài viết nổi bật nhân dịp kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công.” [Ghi chú: Hệ thống quản lý xã hội theo kiểu mạng lưới của Trung Quốc bao gồm việc chia mỗi quận thành các khu (hoặc mạng lưới) nhỏ hơn và giao nhiệm vụ cho các nhà quản lý mạng lưới theo dõi người dân và báo cáo các hoạt động đáng ngờ cho chính quyền địa phương một cách thường xuyên.]

Một người quản lý mạng lưới khác ở thành phố Vũ Hán đã đăng một thông điệp chống Pháp Luân Công từ tài khoản WeChat của hiệp hội chống tà giáo và kêu gọi người dân địa phương ký các tuyên bố chống Pháp Luân Công.

Thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm

Ngày 17 tháng 4 năm 2024, chính quyền Thành phố Cát Lâm đã ra lệnh cho tất cả các khu dân cư phải dán thông báo tại mọi tòa nhà chung cư. Thông báo kêu gọi người dân tố cáo những môn đồ tà giáo và hứa sẽ tặng thưởng lên tới 5.000 nhân dân tệ. Các tổ dân phố trên toàn thành phố cũng được chỉ thị phát động một cuộc kêu gọi chữ ký trực tuyến trong cùng ngày, yêu cầu người dân ký vào các tuyên bố phỉ báng Pháp Luân Công.

Khu Công nghệ cao ở thành phố Cát Lâm gần đây đã đưa ra thông báo về việc tố cáo các hoạt động giáo phái phi pháp và phạm tội. Sau khi nhận được thông báo này, các nhà quản lý mạng lưới đã chuyển tiếp nó đến các khu dân cư, sau đó các khu dân cư sẽ chuyển đến người dân thông qua các kênh WeChat của họ.

Thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh

Quận Thiết Đông ở thành phố An Sơn gần đây đã đăng một liên kết trên các kênh của tổ dân phố trên WeChat. Liên kết hướng người dân đến một trang thu thập chữ ký phỉ báng Pháp Luân Công.

Thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông

Mọi khu dân cư ở thành phố Yên Đài đều có kênh WeChat riêng và có tới trên 90% cư dân theo dõi các kênh này. Trong mấy tuần qua, các kênh WeChat của các tổ dân phố tràn ngập các bài viết chống Pháp Luân Công, mỗi bài lại liên kết đến các bài phỉ báng nặng nề hơn.

Các tổ dân phố nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Yên Đài.

Huyện Khúc Dương, tỉnh Hà Bắc

Gần đây, các đồn công an trên toàn huyện Khúc Dương đã đưa ra thông báo yêu cầu tất cả các trường học phát động chiến dịch kêu gọi ký tên phỉ báng Pháp Luân Công. Trường Tiểu học Tân Trang, Trường Trung tâm, Trường Tiểu học Gia Hòa, Trường Mẫu giáo và Tiểu học Trình Đông Vượng được xác nhận đã bắt đầu chiến dịch này.

Tỉnh Hắc Long Giang

Một số quản lý tòa nhà ở nhiều khu dân cư khác nhau ở tỉnh Hắc Long Giang gần đây đã đăng các thông điệp hoặc bài viết chống Pháp Luân Công trên kênh WeChat của họ.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/21/475411.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/23/216690.html

Đăng ngày 26-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post ĐCSTQ phát động đợt trấn áp mới đối với Pháp Luân Công trước thềm kỷ niệm 25 năm cuộc bức hại first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Chương trình Tin Tiêu điểm của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc kích động người xem chống lại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/248159-chuong-trinh-tin-tieu-diem-cua-dai-truyen-hinh-trung-uong-trung-quoc-kich-dong-nguoi-xem-chong-lai-phap-luan-cong.htmlMon, 22 May 2023 09:00:35 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=248159[MINH HUỆ 07-05-2023] Trong 24 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về cơ bản đã huy động mọi cơ quan truyền thông trong nước để phỉ báng Pháp Luân Công và kích động người xem ghét bỏ môn tu luyện này. Chương trình Tin tiêu điểmcủa Đài […]

The post Chương trình Tin Tiêu điểm của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc kích động người xem chống lại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 07-05-2023] Trong 24 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về cơ bản đã huy động mọi cơ quan truyền thông trong nước để phỉ báng Pháp Luân Công và kích động người xem ghét bỏ môn tu luyện này. Chương trình Tin tiêu điểmcủa Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), đài truyền hình nhà nước lớn nhất, là một trong những chương trình tồi tệ nhất.

Ra mắt vào tháng 4 năm 1994, chương trình phát hàng ngày vào khung giờ vàng này đã nhanh chóng trở thành một chương trình bình luận tin tức nổi tiếng. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Tin Tiêu điểm đã hoạt động hết tốc lực để thúc đẩy cuộc bức hại bằng các chiến dịch tuyên truyền. Trong năm tháng (khoảng 150 ngày) từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1999 đã có hơn 70 tập phim bôi nhọ Pháp Luân Công được sản xuất và lên sóng.

Đặc biệt, Tin Tiêu điểm đã dành năm ngày liên tiếp (từ ngày 31 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8 năm 1999) để phỉ báng nhà sáng lập Pháp Luân Công – Đại sư Lý Hồng Chí. Sau đó, nhóm biên tập, nhóm quay phim và người dẫn chương trình tập phim kể về kẻ tâm thần Phó Di Bân (傅怡彬) – được tuyên bố là đã giết người vì học Pháp Luân Công – đã nhận được “Giải vàng đặc biệt”.

Tập phim tai tiếng nhất do Tin Tiêu điểm sản xuất là vụ tự thiêu dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 1 năm 2001. Vào thời điểm đó, cuộc bức hại đã diễn ra được khoảng 18 tháng. Nhiều người ở Trung Quốc đã biết về cuộc đàn áp tàn bạo, một số còn có thiện cảm với các học viên vô tội. Trò lừa bịp tự thiêu dàn dựng và một loạt các chương trình vu khống tiếp theo trên Tin Tiêu điểm đã nhanh chóng kích động lòng căm thù đối với Pháp Luân Công trong công chúng.

Chiến dịch tuyên truyền này đã thành công khi đẩy cuộc bức hại leo thang. Chẳng hạn, thông tin mà Minghui.org nhận được cho thấy trong 18 tháng từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 1 năm 2001, đã có 173 học viên thiệt mạng do bị bức hại; nhưng trong 36 tháng tiếp theo từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 1 năm 2004, con số này đã tăng vọt lên 708.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSTQ Cát Bính Hiên (吉炳轩), đã ca ngợi Tin Tiêu điểmvề “thành tích” công kích Pháp Luân Công. Ông ta nói rằng chương trình này luôn đứng ở tuyến đầu trong các phương tiện truyền thông với thành tích của nó được chính quyền trung ương công nhận. Cụ thể, ông này ngụ ý rằng chương trình đã đi đầu cả về phương diện tính đúng đắn chính trị lẫn kỹ thuật tẩy não.

Lý Tác Thi (李作诗), biên tập viên của Tin Tiêu điểm, sau đó được thăng lên chức nhà sản xuất chương trình. Anh ta và các thành viên khác trong nhóm, cùng với ban lãnh đạo của CCTV, phải chịu trách nhiệm về việc tiếp tay cho ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/7/458010.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/10/208455.html

Đăng ngày 22-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Chương trình Tin Tiêu điểm của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc kích động người xem chống lại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thượng Hải: Chính quyền Cộng sản Trung Quốc vu khống Pháp Luân Công tại công viên địa phươnghttps://vn.minghui.org/news/105094-thuong-hai-chinh-quyen-cong-san-trung-quoc-vu-khong-phap-luan-cong-tai-cong-vien-dia-phuong.htmlTue, 14 Aug 2018 05:18:27 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=105094[MINH HUỆ 16-7-2018] Công viên công cộng tại trung tâm thị trấn Bắc Sái là một ốc đảo trong khu đô thị đông dân ở Thượng Hải, thành phố đông dân nhất của Trung Quốc. Công viên có hồ nước và không […]

The post Thượng Hải: Chính quyền Cộng sản Trung Quốc vu khống Pháp Luân Công tại công viên địa phương first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thượng Hải

[MINH HUỆ 16-7-2018] Công viên công cộng tại trung tâm thị trấn Bắc Sái là một ốc đảo trong khu đô thị đông dân ở Thượng Hải, thành phố đông dân nhất của Trung Quốc. Công viên có hồ nước và không gian xanh, cũng như các sân bóng rổ, sân tennis, khu tập thể dục miễn phí cho cư dân sống quanh đây.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn bạn sẽ nhận thấy hàng chục khung quảng cáo quanh khu vực phía Nam công viên này. Mỗi khung có một tấm bảng mang thông tin ám chỉ, phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp.

Những khung này được làm bằng thép không rỉ và được khóa lại để bảng trưng bày không bị tháo dỡ. Ngay cạnh cổng công viên có tấm biển báo ghi “Công viên Chống Tà giáo Bắc Sái”. Các trạm bảo vệ ở hai cổng của hai phía công viên đều có nhân viên trực suốt ngày đêm, và lúc nào cũng có nhân viên an ninh đi tuần trong khu vực này. Các camera giám sát được lắp tại lối vào của công viên và nhiều lối đi bộ.

Chi phí cho việc duy trì hoạt động giám sát trong công viên là không hề nhỏ đối với chính quyền thị trấn này. Mục đích của nó rõ ràng là để tẩy não dân chúng trong khi họ thư giãn và tập thể dục tại công viên. Một lần nữa. chính quyền cộng sản Trung Quốc lại sử dụng mọi cơ hội để vu khống Pháp Luân Đại Pháp và đầu độc người dân bằng những lời dối trá.

Pháp Luân Đại Pháp dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, dạy con người trọng đức, hành thiện. Pháp môn này không gây hại cho bất cứ xã hội nào. Pháp Luân Đại Pháp đã được thực hành công khai ở các nước trên thế giới, chỉ trừ Trung Quốc.

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cùng đồng bọn đã ngoan cố bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Các quan chức chính quyền Bắc Sái biết rất rõ rằng các học viên Pháp Luân Công là những người tốt, nhưng họ vẫn mù quáng tuân theo mệnh lệnh mà tiếp tục phỉ báng và bôi nhọ pháp môn này.

Tại sao cần phải tẩy não dân chúng?

Khi người ta đã hiểu được ý nghĩa của Chân – Thiện – Nhẫn, họ sẽ có thể nhận ra cái giả – ác – đấu (đấu tranh, bạo lực) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khi người dân Trung Quốc chấp nhận nguyên lý phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn thì ĐCSTQ tà ác sẽ giải thể. Mị dân để khiến mọi người tin rằng tốt là xấu là thứ mà ĐCSTQ cần làm để duy trì chế độ tà ác của nó.

Người ta nói: “Dối trá sẽ biến người ta thành tà, vu khống người khác sẽ phải chịu nghiệp chướng, và phỉ báng Phật Pháp sẽ bị đầy xuống địa ngục vĩnh viễn”. Những ví dụ về những người đã bức hại Pháp Luân Đại Pháp gặp phải nghiệp báo đã có rất nhiều.

Chúng tôi hy vọng rằng những người đã tham gia vu khống Pháp Luân Đại Pháp sẽ thức tỉnh trước sự thật vì lợi ích của chính bản thân họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/16/371010.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/12/171492.html

Đăng ngày 14-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thượng Hải: Chính quyền Cộng sản Trung Quốc vu khống Pháp Luân Công tại công viên địa phương first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một người phụ nữ ương ngạnh tìm được ý nghĩa của cuộc sốnghttps://vn.minghui.org/news/81487-mot-nguoi-phu-nu-uong-nganh-tim-duoc-y-nghia-cua-cuoc-song.htmlSat, 05 Aug 2017 16:32:09 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=81487[MINH HUỆ 27-6-2017] Sau khi đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã quyết định bước vào tu luyện và điều đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Trước […]

The post Một người phụ nữ ương ngạnh tìm được ý nghĩa của cuộc sống first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-6-2017] Sau khi đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã quyết định bước vào tu luyện và điều đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi.

Trước khi tu luyện, tôi thường cảm thấy nội tâm cô độc, bởi có nhiều câu hỏi về cuộc sống mà không tìm được lời giải đáp.

Là nữ quản đốc của một sàn giải trí, tôi có một mức lương cao nhưng điều đó vẫn chưa làm tôi thỏa mãn. Tôi rất hách dịch và không chấp nhận những ý kiến khác mình, vì thế mọi người đều xa lánh tôi. Tôi hút thuốc, uống rượu, đánh bạc và ăn nói thô lỗ.

Sau khi kết hôn, tôi bận rộn suốt ngày và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi, tôi thường cảm thấy nội tâm thống khổ, mệt mỏi nhưng lại không nói được thành lời. Tôi không hiểu được mục đích ý nghĩa của cuộc sống là gì. Bề ngoài, nhìn tôi suốt ngày bận rộn với công việc và kiếm được nhiều tiền khiến nhiều người ước ao thèm muốn, nhưng điều đó cũng không làm cho tôi cảm thấy vui vẻ hạnh phúc.

Tập trung vào điểm mạnh của người khác

Sau khi đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi hiểu được rằng mục đích làm người chính là phải phản bổn quy chân, phải tu luyện để trở về với bản tính tiên thiên của mình. Tôi cũng hiểu được rằng nguồn gốc của những thống khổ mà tôi phải chịu đựng đều là từ những hành vi bất hảo do tôi gây ra.

Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi tuân thủ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Tôi biết rằng mình phải làm tốt công việc ở cơ quan, bao dung với đồng nghiệp và nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác, tập trung vào thế mạnh của họ thay vì tìm ra những sai sót của họ. Khi đối mặt với những lời chỉ trích, tôi thường hướng nội tìm thiếu sót và cố gắng đề cao bản thân.

Bây giờ, tôi trở thành một người tốt. Pháp Luân Đại Pháp đã làm thay đổi con người tôi. Hàng ngày tôi đều chăm chỉ học Pháp và luyện công đều đặn.

Giải quyết xung đột trong hôn nhân

Khi phát hiện ra chồng tôi ngoại tình, tôi đã suy sụp và không hiểu nổi tại sao chuyện này lại xảy ra, nhưng tôi vẫn đối xử tốt với anh ấy.

Anh ấy đã bỏ nhà ra đi, và năm năm sau quay trở về sau khi đã lang chạ với nhiều người phụ nữ khác. Anh ấy đã nhận ra mình đã mất gì sau khi rời bỏ tôi.

Sư phụ giảng:

Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được.

Tránh mâu thuẫn trong gia đình

Em trai chồng tôi đã kết hôn với một phụ nữ nông thôn. Cô em dâu đã yêu cầu được ở trong căn hộ trên thành phố và bố chồng tôi đã đồng ý cho hai vợ chồng chú ấy được ở căn hộ đó mà không thông báo gì cho hai vợ chồng tôi cả.

Cô em dâu yêu cầu rằng căn hộ có giá trị 600.000 tệ đó, bao gồm cả một nửa số đồ đạc phải được đứng tên chồng cô ấy. Tuy nhiên, theo đề nghị của cô ấy thì hai anh em chồng tôi phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc thuốc men cho cha mẹ. Tôi biết rằng như thế là bất công cho tới khi tôi đọc được bài ‘Tố Nhân“ trong tập thơ Hồng Ngâm của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

Vi danh giả khí hận chung sinh,

Vi lợi giả lục thân bất thức

Vi tình giả tự tầm phiền não

Khổ tương đấu tạo nghiệp nhất sinh.

diễn nghĩa:

Người vì danh, suốt đời mang thù hận,
Người vì lợi, chẳng còn nhìn nhận sáu thân;
Người vì tình cảm tự tìm đến phiền não,
Gắng sức đấu tranh với nhau, một đời tạo nghiệp. (“Tố nhân” Hồng Ngâm)

Tôi là người tu luyện, vì thế khi phải đối mặt với vấn đề được mất lợi ích cá nhân, tôi cần phải đo lường bản thân so với yêu cầu của một học viên Đại Pháp. Vì thế, tôi quyết định để cho chồng tôi ký vào bản thỏa thuận đó, và vì thế đã tránh được một cuộc xung đột trong gia đình.

Không quan tâm đến danh tiếng hay sợ mất mặt

Mặc dù giữ vị trí giám sát tại nơi làm việc, tôi đã phải suy nghĩ lại về công việc của mình khi mẹ tôi qua đời. Vì tôi phải làm việc toàn thời gian, nên bà đã phải chăm sóc con gái tôi và bây giờ đến lượt tôi phải chăm sóc cháu. Tôi đã ngoài 40 tuổi và thật không dễ dàng gì mà tìm được một công việc mới ở độ tuổi này, vì thế tôi đã quyết định chuyển sang làm lao công cho một công ty khác. Tôi nghe nói rằng, mặc dầu công việc có vất vả nhưng thu nhập cũng không tệ lắm.

Chồng tôi không đóng góp gì vào chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình. Anh ấy nghĩ rằng tôi làm cho anh ấy mất mặt với bạn bè khi làm công việc lao công, bởi những công việc đó chỉ thích hợp với những người lớn tuổi và không có văn hóa ở quê. Tôi đã cố giải thích cho anh rằng dựa vào chính công sức lao động của mình bỏ ra để kiếm tiền, không ăn trộm ăn cắp, không tham ô hủ bại, không làm chuyện gì vô đạo đức thì không có gì phải xấu hổ cả. Ngoài ra, chúng tôi đang gặp khó khăn về tài chính khi công ty của chồng tôi gặp khó khăn và phải tính toán về khoản học phí và các chi phí sinh hoạt cho con gái.

Trong công việc, tôi luôn nghiêm khắc tuân thủ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, đối xử bình đẳng với mọi người và làm tốt công việc của mình và được khách hàng khen ngợi đánh giá cao. Họ thường giới thiệu tôi với người nhà, đồng nghiệp và bạn bè của họ và cho số điện thoại của tôi để liên hệ khi có nhu cầu dọn dẹp nhà cửa. Trong khi những người khác không có việc làm thì tôi làm không hết việc thậm chí là cả trong những ngày nghỉ. Tôi được xếp vào trong nhóm ba người có thu nhập cao và nhận được những phản hồi tốt từ khách hàng trong công ty.

Chồng tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi đã phải làm việc vất vả như thế nào và anh ấy đã bắt đầu chủ động làm các công việc nhà giúp tôi. Anh không còn nghĩ đến việc bị mất mặt khi nói về công việc của tôi và thường kể về tôi một cách tự hào với cha mẹ và các đồng nghiệp.

Không còn ích kỷ

Mọi người đều đồng ý rằng tôi bây giờ đã là một con người hoàn toàn khác. Pháp Luân Đại Pháp đã cải biến tôi, chỉ cho tôi con đường phản bổn quy chân để trở về với bản ngã tiên thiên của mình. Trước đây, tôi đã từng là một phụ nữ cau có và hách dịch, thì nay mọi người đều nói rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp chân thành, thiện lương, và nhẫn nại.

Tôi đã thay đổi từ một người ích kỷ với cái nhìn tiêu cực về cuộc sống thành một người khoan dung rộng lượng, ôn hòa vui vẻ với một lối sống giản dị.

Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi biết ý nghĩa của cuộc sống. Chứng kiến những sự thay đổi tích cực của tôi, chồng và con gái tôi tích cực ủng hộ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/27/350236.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/17/164682p.html

Đăng ngày 5-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một người phụ nữ ương ngạnh tìm được ý nghĩa của cuộc sống first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một tin nhắn thử nghiệm tiết lộ sự giả dối của chế độ Cộng sảnhttps://vn.minghui.org/news/41514-mot-tin-nhan-thu-nghiem-tiet-lo-su-gia-doi-cua-che-do-cong-san.htmlSun, 11 Aug 2013 11:04:31 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=41514[MINH HUỆ 08-07-2013] Khi hay tin người bạn học cũ phải nhập viện vì bị đột quỵ, tôi mua ít quà và vào viện thăm ông ấy. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe và sau đó chuyển sang chủ đề Pháp Luân […]

The post Một tin nhắn thử nghiệm tiết lộ sự giả dối của chế độ Cộng sản first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-07-2013] Khi hay tin người bạn học cũ phải nhập viện vì bị đột quỵ, tôi mua ít quà và vào viện thăm ông ấy.

Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe và sau đó chuyển sang chủ đề Pháp Luân Công một cách tự nhiên.

Bạn tôi cảm thấy không thể hiểu nổi tại sao các học viên lại “tấn công” Trung Nam Hải và tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn. Tôi nói rằng đó là những bịa đặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm một mục đích duy nhất là lừa dối người dân.

Ông ấy vẫn mơ hồ sau khi nghe tôi giải thích những lý do thực sự đằng sau những sự việc này, và hỏi: “Vậy tại sao đảng lại quyết định đàn áp Pháp Luân Công?”

Tôi đáp: “Đó là bởi Pháp Luân Công dạy con người ta tin vào Chân – Thiện – Nhẫn trong khi đảng khuyến khích Giả – Ác – Đấu. Đảng Cộng sản không thể chịu được khi số lượng người tu luyện Pháp Luân Công đông hơn số lượng đảng viên đảng Cộng sản. Lo sợ quyền lực của mình bị ảnh hưởng, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại.”

Bị ảnh hưởng bởi văn hóa đảng trong hơn 60 năm, ông bạn thân tôi rất buồn khi nghe điều này, ông hỏi tôi một cách đầy tâm trạng: “Sao ông có thể nói như thế được? Hãy cho tôi xem bằng chứng. Nếu đảng quả đúng là như vậy, thì nó là cái loại đảng gì?”

Khi tôi đưa ra những chứng cớ về việc đảng khuyến khích bạo lực, chủ nghĩa vô thần, và theo chế độ độc tài để duy trì sự thống trị kể từ khi nó lên nắm quyền lực, bạn tôi không bị thuyết phục bởi lý lẽ đó. Ông nói: “Đó là những lý luận đã cũ rồi, tôi đã trải nghiệm điều đó rồi. Nhưng có một thực tế mới là đảng đã thúc đẩy cải cách nền kinh tế trong những năm gần đây và nó càng ngày càng trở nên tốt hơn.”

Tôi ngăn ông lại và nói: “Không, đảng không thể thay đổi để trở nên tốt hơn, thực tế là nó càng ngày càng trở nên xấu hơn, bởi bản chất Giả – Ác – Đấu của nó sẽ không bao giờ thay đổi cả.”

Ông nói xen vào: “Tại sao ông lại chắc chắn như vậy?”

Tôi hỏi ông: “Ông nghĩ Chân – Thiện – Nhẫn hay Giả – Ác – Đấu là tốt?” Ông thừa nhận: “Tất nhiên, Chân – Thiện – Nhẫn là tốt.”

Tôi tiếp tục: “Vậy tại sao đảng lại làm mọi thứ trong quyền hạn của nó để thúc đẩy Giả – Ác – Đấu và đàn áp Chân – Thiện – Nhẫn?”

Ông ấy không nhận thức được đảng đã khuyến khích Giả – Ác – Đấu và đàn áp Chân – Thiện – Nhẫn như thế nào, vì vậy tôi đã làm một thử nghiệm nhỏ để giúp ông hiểu.

Đầu tiên, tôi cố gửi hai tin nhắn có chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” và “Chân – Thiện – Nhẫn hảo” vào máy điện thoại di động của ông. Cả hai lần điện thoại đều báo tin nhắn đã gửi đi thành công, nhưng điện thoại của ông vẫn im lặng không có tín hiệu.

Tại sao? Đó là bởi các công ty viễn thông đã bị đảng kiểm soát, nó không cho phép người dân tin và lan truyền các tin nhắn có chữ Chân – Thiện – Nhẫn. Kết quả là các công ty viễn thông đã ngăn chặn những tin nhắn như vậy.

Sau đó tôi soạn tin nhắn thứ ba có chứa chữ “Giả – Ác – Đấu” và ấn nút gửi. Ngay lập tức điện thoại của ông có âm báo: “Nhận được tin nhắn mới.”

Tại sao? Bởi vì bản chất của đảng là Giả – Ác – Đấu. Điều đó giải thích tại sao nó cho phép truyền đi những tin nhắn như vậy.

Bạn tôi hoàn toàn không nói được nên lời trước thí nghiệm nhỏ của tôi. Ông tiếp tục cố gắng làm thử thí nghiệm đó thêm vài lần nữa và cuối cùng đã hiểu đảng thật tầm thường và là tà ác. Ông kết luận “Đảng thực sự sẽ bị tiêu diệt.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/8/一条短信见分晓-276387.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/12/141018.html

Đăng ngày 11-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một tin nhắn thử nghiệm tiết lộ sự giả dối của chế độ Cộng sản first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cuộc bức hại 14 năm: Phơi bày thủ đoạn tuyên truyền hèn hạ của chế độ Trung Cộnghttps://vn.minghui.org/news/41386-cuoc-buc-hai-14-nam-phoi-bay-thu-doan-tuyen-truyen-hen-ha-cua-che-do-trung-cong.htmlThu, 08 Aug 2013 06:31:00 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=41386[MINH HUỆ 19-07-2013] Ngày 20 tháng 07 năm 1999, Giang Trạch Dân, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bắt đầu phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát của ĐCSTQ bắt bớ, giam cầm và kết án phi pháp các học […]

The post Cuộc bức hại 14 năm: Phơi bày thủ đoạn tuyên truyền hèn hạ của chế độ Trung Cộng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-07-2013] Ngày 20 tháng 07 năm 1999, Giang Trạch Dân, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bắt đầu phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát của ĐCSTQ bắt bớ, giam cầm và kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công, gửi họ đến các trại lao động cưỡng bức.

Cảnh sát dùng vũ lực để lùng soát và tịch thu các sách Pháp Luân Công, và không cho phép mọi người luyện các bài công pháp. Cùng lúc đó, tất cả các bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ bắt đầu tấn công quy mô toàn diện nhằm đàn áp và phỉ báng một cách áp đảo Pháp Luân Công. Hàng loạt tuyên truyền sai sự thật và dối trá bịa đặt được sử dụng, gồm việc viện dẫn 1.400 cái chết để lừa gạt người dân, vốn là những người không biết sự thật.

Ở đây, tôi sẽ phơi bày một trường hợp tuyên truyền dối trá bởi các nhân viên của Đảng.

Tôi sống ở một thị trấn gần một thành phố lớn. Một ngày có một chiếc xe tải đến, chở đầy các sách Pháp Luân Công bị tịch thu để hủy ở máy nghiền giấy của thị trấn. Xe tải này được nhiều viên cảnh sát, các nhà báo và viên chức của ĐCSTQ hộ tống. Điều này thu hút lượng lớn người dân vốn không biết sự thật về cuộc bức hại (một số người được sắp xếp bởi chi bộ ĐCSTQ địa phương).

Cảnh sát lệnh cho người dân địa phương xếp thành vòng tròn. Các nhà báo và những người khác với máy quay phim đứng thành vòng tròn quanh họ, đợi để chụp ảnh. Cảnh sát bắt đầu phỉ báng Đại Pháp. Sau đó, họ bảo đám đông hô to và nói những điều xấu xa về Đại Pháp.

Một viên cảnh sát nói với người dân: “Bây giờ chính quyền trung ương nói rằng Pháp Luân Công là tà giáo. Đồng bào, các vị cần hỗ trợ và hợp tác với chính phủ. Nếu các vị được gọi lên để nói thì các vị phải nói. Các vị không thể tin vào Pháp Luân Công!” Sau đó, anh ta chỉ vào một người và nói: “Ông nói trước.” Người đó trả lời: “Tôi sẽ không nói bất cứ điều gì.”

Viên cảnh sát nói: “Tôi sẽ bảo ông nói cái gì. Hãy nói rằng ông tu luyện Pháp Luân Công, ông bị tổn thương do tu luyện Pháp Luân Công như thế nào, và Lý Hồng Chí lừa dối ông ra sao.” Người đàn ông trả lời: “Tôi sẽ không nói những điều đó.” Viên cảnh sát lấy ra đoạn kịch bản chuẩn bị trước từ túi áo và đưa nó cho người kia: “Tôi đã viết đoạn kịch bản này. Hãy đọc nó nếu ông không biết nói gì. Sau khi ông đọc, nó sẽ được phát sóng trên ti vi làm một phần trong kế hoạch của chính phủ.”

Hầu hết mọi người trong đám đông lắc đầu từ chối và nói: “Đây chẳng phải lừa gạt à?” Một số thì thầm: “Tôi biết vài người tu luyện Pháp Luân Công. Họ là những người rất tốt.” Những người khác nói rằng họ đã đọc các sách Pháp Luân Công và các cuốn sách dạy người ta làm điều thiện, và nhiều việc tích cực khác. Màn diễn dàn dựng bởi cảnh sát của ĐCSTQ này đã bị đám đông ngăn cản và bác bỏ, và nỗ lực quay phim màn trình diễn dối trá phải chấm dứt.

Sự kiện này có tác động lớn trong khu vực của chúng tôi và sau đó mọi người đều nói về nó. Sau khi chứng kiến toàn bộ sự việc, hàng xóm của tôi đến thẳng nhà tôi. Cô ấy thường ghé qua nhà tôi và tôi luôn nói với cô về việc tu luyện Pháp Luân Công mang đến lợi ích cho tôi như thế nào. Ngay khi bước vào cửa cô ấy đã nói với tôi: “Tôi kể cho chị nghe, câu chuyện về 1.400 trường hợp tử vong là hoàn toàn bịa đặt.”

Tôi hỏi cô ấy xem chuyện gì đang diễn ra. Cô ấy kể cho tôi chuyện gì đã xảy ra và nói đầy giận giữ: “ĐCSTQ thật là tà ác!” Tôi thấy mừng khi cô có thể phân biệt thiện và ác, và nhìn thấu những lời lừa dối của ĐCSTQ. Nó cho thấy rằng không ai sẽ đi ngược lại lương tâm của mình để tuân theo ĐCSTQ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Đại bộ phận người dân Trung Quốc vẫn còn lương tâm. Qua nhiều năm, các màn diễn lố bịch của ĐCSTQ thực sự khiến quần chúng phẫn nộ mạnh mẽ với nó. Rồi đây, chế độ này và những người theo nó sẽ phải trả giá đắt cho tội ác của chúng.

Tôi không hiểu tại sao ĐCSTQ sử dụng nỗ lực to lớn nhường ấy để phỉ báng Pháp Luân Công và bức hại nhóm người muốn trở thành tốt, và tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn. Để duy hộ Đại Pháp và bảo vệ thanh danh của Đại Pháp, tôi đã đi thỉnh nguyện tại Văn phòng Kháng cáo Bắc Kinh.

Từ sâu thẳm trong tâm, tôi muốn nói cho mọi người rằng Đại Pháp thật kỳ diệu và cuộc bức hại phải chấm dứt, song tôi bị cầm tù và bức hại vì làm điều này. Tôi bị kết án bảy năm tù và không có cơ hội tiết lộ những gì đã xảy ra ở thành phố của tôi kịp thời.

Bây giờ tôi muốn phơi bày âm mưu lừa gạt của ĐCSTQ và để mọi người nhìn rõ bộ mặt thật của nó khiến họ có thể hiểu rằng cuộc bức hại Pháp Luân công được dựng lên dựa trên lừa dối, mưu mô chước quỷ và sự cưỡng bức. Người dân cần dừng việc tin vào sự tuyên truyền giả dối do truyền thông của ĐCSTQ lan truyền. Họ cần phân biệt thiện và ác và thoái xuất khỏi ĐCSTQ cùng các tổ chức liên đới của nó. Họ nên đối xử tốt với các học viên Pháp Luân Công và lựa chọn tương lai tươi sáng cho chính mình.

Nguồn: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/15/132720.html


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/19/141121.html

Đăng ngày 08-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cuộc bức hại 14 năm: Phơi bày thủ đoạn tuyên truyền hèn hạ của chế độ Trung Cộng first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên Pháp Luân Công không được phép quyên góp cho các nạn nhân động đất ở Vấn Xuyênhttps://vn.minghui.org/news/40984-hoc-vien-phap-luan-cong-khong-duoc-phep-quyen-gop-cho-cac-nan-nhan-dong-dat-o-van-xuyen.htmlThu, 25 Jul 2013 07:12:21 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=40984[MINH HUỆ 20-05-2013] Trại lao động cưỡng bức Bạch Miếu ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, được xây dựng đặc biệt để thi hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 12 tháng 05 năm 2008, tất cả cửa chính và cửa sổ đột nhiên bắt đầu rung lên và gãy vỡ, và […]

The post Học viên Pháp Luân Công không được phép quyên góp cho các nạn nhân động đất ở Vấn Xuyên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 20-05-2013] Trại lao động cưỡng bức Bạch Miếu ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, được xây dựng đặc biệt để thi hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 12 tháng 05 năm 2008, tất cả cửa chính và cửa sổ đột nhiên bắt đầu rung lên và gãy vỡ, và nước trong các cốc ở trên bàn bị khấy đổ. Mọi người cảm thấy chóng mặt và nhận ra rằng đó là một trận động đất.

Nhìn qua cửa sổ, những người bị giam trong các xà lim thấy tất cả học sinh của Trường trung học Thực nghiệm tỉnh Hà Nam ở kế bên la hét chạy xuống sân. Sau một lúc, các lính canh nói mọi người trong trại nhanh chóng tập họp ở bên ngoài.

Sự kiện gây quỹ

10 ngày sau khi TV phát sóng tin tức về vụ động đất Vấn Xuyên, trại lao động đã tổ chức một sự kiện để quyên góp. Những tù nhân không biết tiền quyên góp sẽ đi về đâu, nhưng ít nhất họ cảm thấy đây là một cơ hội để thể hiện sự quan tâm đối với các nạn nhân bị động đất.

Trưởng nhóm tù nhân đứng trước mặt học viên Pháp Luân Công ông Bạch Thiểu Hoa và hỏi: “Ông sẽ quyên góp cho vùng bị thiên tai chứ?” Ông Bạch trả lời không do dự: “Có”. “Bao nhiêu?” Ông Bạch trả lời: “Tôi có thể quyên góp 300 nhân dân tệ.”

Ông Bạch thật sự muốn quyên góp nhiều hơn. Từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông đã quyên góp vài nghìn nhân dân tệ vào mọi sự kiện từ thiện cho các nạn nhân bị lũ lụt, người nghèo, Dự án Hy vọng, v.v. Ông đã tốt nghiệp Đại học Nhân dân và từng có một công việc rất tốt ở Bắc Kinh. Nhưng ông đã mất việc sau khi chế độ phát động cuộc đàn áp. Trong tám năm qua, ông có rất ít việc.

Tiền thật sự đi đâu?

Chế độ cộng sản đã tiêu tốn hàng chục triệu để xây dựng nhiều trại lao động kiên cố nhằm bức hại các học viên Pháp Luân Công, đồng thời xây dựng những trường học chất lượng kém dễ bị đổ sập, chôn vùi trẻ em trong những trận động đất.

Ai cảm thấy tin tưởng giao tiền cho “các quan chức” dù bất kỳ nguyên nhân nào? Trong nhiều năm qua mọi người đều biết rằng các quan chức đã dùng tiền quyên góp thiên tai đưa vào túi riêng của họ. Làm thế nào mà ông Bạch lại giúp được các nạn nhân bị thiên tai. Điều duy nhất ông có thể làm trong trại là quyên góp 300 nhân dân tệ.

Cố gắng làm ra vẻ ông Bạch không quan tâm

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, trưởng nhóm tù nhân nói: “Ông không thể quyên góp vì ông chưa nhận tội.” Ông Bạch giật mình và không biết nói gì. Ông hỏi: “Tại sao lại có quy định như vậy?” Trưởng nhóm tù nhân không biết trả lời và rời đi. Sau đó, các tù nhân khác nói với ông Bạch: “Ông ta đang thực hiện lệnh của cấp trên. Họ đang chơi trò lừa gạt.”

Thật ra, các lính canh đang cố gắng xác định thái độ của một học viên Pháp Luân Công. Lý do họ chọn ông Bạch là vì ông chưa bao giờ từ bỏ tín ngưỡng dù bị tra tấn. Ông đã bị đánh đập, treo lên, sốc điện bằng dùi cui, và miệng ông bị cạy ra trong khi bị bức thực, v.v. Nhưng ông không bao giờ khuất phục. Mọi người trong trại lao động biết rằng ông là một học viên kiên định. Vì thế, nếu một học viên kiên định từ chối quyên góp cho các nạn nhân bị động đất, chế độ có thể vu khống Pháp Luân Công, nói rằng ông Bạch là người vô cảm.

Một cái cớ để vu khống Pháp Luân Công

Các mật vụ của Trung cộng ở Flushing, New York, đã ngụy tạo những lời vu khống về Pháp Luân Công sau trận động đất: “Pháp Luân Công không quyên góp.” Nếu ông Bạch không đóng góp gì cả, chế độ có thể dùng nó như một cái cớ. Họ có thể dùng nó để kích động lòng hận thù của người dân đối với Pháp Luân Công, và các quan chức sẽ được thưởng.

Vào lúc đó, ông Bạch đang gặp khó khăn. Trước trận động đất, ông đã bị tra tấn và chịu nhiều thương tích. Tình huống của bản thân ông không hơn gì những nạn nhân động đất, nhưng ông vẫn muốn quyên góp gì đó để giúp họ. Và số tiền ông muốn quyên góp nhiều hơn bất kể các tù nhân khác.

Sợ sự ảnh hưởng tích cực

Đó không phải là điều các lính canh muốn. Họ sợ những việc làm tốt của các học viên Pháp Luân Công ảnh hưởng tích cực đến người khác, nên họ không cho ông Bạch quyên góp gì cả.

Vào một lần tập hợp trong đội, ông Bạch đã hỏi trước mặt mọi người: “Tại sao các người không cho tôi quyên góp cho các nạn nhân bị động đất?” Không ai dám trả lời.

Từ đó trở đi, mỗi khi ông Bạch nghe ai lặp lại những lời vu khống dối trá đối với Pháp Luân Công về việc quyên góp cho các nạn nhân thiên tai, ông sẽ kể câu chuyện riêng của mình, rằng người của chế độ không cho ông quyên góp. Biết được chế độ hủ bại thế nào, ngay khi nghe điều này, họ lập tức hiểu ra. Một người đàn ông tên Hoàng Hà là một người Cơ Đốc giáo. Sau khi nghe câu chuyện của ông Bạch, ông thẳng thắng nói: “Rõ ràng rồi. Họ sợ Pháp Luân Công vì các anh có ảnh hưởng tốt. Đó là lý do tại sao họ cố gắng nói xấu các anh.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/20/白少华问-汶川地震,为什么不让我捐款–274213.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/11/140436.html

Đăng ngày 25-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học viên Pháp Luân Công không được phép quyên góp cho các nạn nhân động đất ở Vấn Xuyên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một cảnh sát về hưu đã chứng kiến vụ tự thiêu giả của chế độ cộng sản và những nỗ lực khác nhằm làm mất uy tín của Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/28502-mot-canh-sat-ve-huu-da-chung-kien-vu-tu-thieu-gia-cua-che-do-cong-san-va-nhung-no-luc-khac-nham-lam-mat-uy-tin-cua-phap-luan-cong.htmlThu, 16 Aug 2012 01:46:15 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=28502[MINH HUỆ 28-07-2012] Một trưa nọ, tôi cùng một đồng tu thấy hai người đàn ông nói chuyện với nhau, nên chúng tôi thực hiện theo cách riêng của mình, chuẩn bị nói với họ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, ngay sau […]

The post Một cảnh sát về hưu đã chứng kiến vụ tự thiêu giả của chế độ cộng sản và những nỗ lực khác nhằm làm mất uy tín của Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-07-2012] Một trưa nọ, tôi cùng một đồng tu thấy hai người đàn ông nói chuyện với nhau, nên chúng tôi thực hiện theo cách riêng của mình, chuẩn bị nói với họ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, ngay sau đó, chúng tôi đã nghe được một đoạn hội thoại của họ. Một người nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vu oan cho Pháp Luân Công. Tôi từng là một cảnh sát, nên tôi đã tận mắt chứng kiến một vài điều mà ĐCSTQ làm.” Lúc đó, chúng tôi xuất hiện. Người học viên và tôi nói với người cựu cảnh sát: “Tại sao ông không chia sẻ kinh nghiệm của mình lên mạng internet nhỉ? Cách đó có thể giúp những người bị đảng lừa dối đọc được.” Ông ấy nói: “Tôi sẽ thử. Vì tôi đã về hưu, họ có thể làm gì được tôi?”

Ông kể tiếp: “Tôi nhớ có một lần cảnh sát chúng tôi được lệnh mặc quần áo dân thường. Chúng tôi được bảo vào trong một xe cảnh sát và được chở đến một tòa nhà. Cấp trên nói: “Khi các anh vào trong, bất kể điều gì xảy ra cũng không được la hét.” Chúng tôi bối rối đi vào căn hộ. Một phút sau, nhiều công an thường phục đi vào căn phòng của chúng tôi. Vài người trong số họ có camera, và những người khác bị trùm kín đầu. Họ nói: “Các học viên Pháp Luân Công lại gây rắc rối,” và sau đó họ trùm kín đầu chúng tôi. Họ thô lỗ hét vào mặt chúng tôi, “hộ tống” chúng tôi trở lại xe cảnh sát một cách thô bạo. Có nhiều người dân xung quanh nhìn chúng tôi. Từ trong tâm tôi biết rằng chúng tôi chỉ là những diễn viên được thuê để tạo ra những ấn tượng xấu xa, kinh khủng để lừa dối người dân. Một thủ đoạn bẩn thỉu! Vài ngày sau, có tin tức báo rằng công an đã bắt “trọn ổ” các học viên Pháp Luân Công.”

Ông lấy hơi và tiếp tục: “Còn cả vụ “tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn. Tôi và những người khác được đưa vào đội tuần tra giữ gìn trật tự tại Quảng trường Thiên An Môn và các vùng lân cận. Tuy nhiên, thực ra chúng tôi ở đó để ngăn không cho người dân, đặc biệt là nhà báo chứng kiến sự việc sắp xảy ra. Bất chấp nỗ lực ngăn chặn người dân bên ngoài quảng trường, nhiều người vẫn liên tục di chuyển ở giữa quảng trường, như thể chuẩn bị cho một màn trình diễn. Chúng tôi âm thầm suy đoán những gì sẽ xảy ra, tự hỏi điều vô lý gì sẽ diễn ra tiếp theo. Khi thấy vụ lừa dối “Tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn” trên truyền hình, ngay lập tức tôi hiểu sự thật của vấn đề. Tất cả mọi thứ dùng để biến các học viên Pháp Luân Công thành quỷ dữ đã được thực hiện bằng cách sử dụng người thế vai và được chỉ đạo bởi ĐCSTQ, giống như một vở kịch vậy.” Người cựu cảnh sát ngừng lại và suy nghĩ trong giây lát trước khi nói: “Các học viên Pháp Luân Công là người tốt nên không có lý do gì để đàn áp họ.”

Đồng tu của tôi nhanh chóng giúp ông ấy thoái xuất khỏi ĐCSTQ, và ông ấy đã ra về trong hạnh phúc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/28/用自己的善心衡量-260668.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/8/4/134787.html

Đăng ngày 16-8-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một cảnh sát về hưu đã chứng kiến vụ tự thiêu giả của chế độ cộng sản và những nỗ lực khác nhằm làm mất uy tín của Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Phơi bày sự dối trá của Đài Truyền hình Thẩm Dươnghttps://vn.minghui.org/news/24075-phoi-bay-su-doi-tra-cua-dai-truyen-hinh-tham-duong.htmlSat, 22 Oct 2011 06:57:55 +0000http://minhhue.net/news/?p=24075[MINH HUỆ 25-09-2011] Ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông nhà nước là những công cụ tuyên truyền, được kiểm soát để phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ở đây, tôi muốn mô tả lại kinh nghiệm của mình với […]

The post Phơi bày sự dối trá của Đài Truyền hình Thẩm Dương first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-09-2011] Ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông nhà nước là những công cụ tuyên truyền, được kiểm soát để phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ở đây, tôi muốn mô tả lại kinh nghiệm của mình với những phương tiện truyền thông bị kiểm soát bởi ĐCSTQ, và thành thật mong mọi người sẽ không bị đầu độc bởi những lời dối trá của họ.

Một ngày nửa cuối năm 1999, khoảng 11 giờ tối, tôi bị thức giấc bởi tiếng người gõ cửa sổ nhà tôi. Tôi hỏi ai và nghe thấy giọng nói của người đội trưởng an ninh ở làng tôi. Ông ấy bảo tôi mở cửa. Tôi không nghĩ ngợi gì và mở cửa.

Bốn hoặc năm người lạ mặt bước vào. Tổ trưởng tổ an ninh làng giới thiệu họ với tôi: một người là giám đốc Phòng Cảnh sát Quận Tô Gia Đồn; một người khác là thị trưởng thị trấn, hai người nữa đến từ Đài Truyền hình Thẩm Dương. Lúc đó, tôi chỉ nhớ hỏi họ: “Cổng sân nhà tôi đóng rồi. Làm sao các ông vào được trong sân?” Họ nói rằng họ vào bằng cách trèo tường.

Tôi nói: “Tường nhà tôi cao một mét rưỡi. Các ông không gõ cổng. Ông là giám đốc một phòng cảnh sát. Ông không gõ cửa cổng nhà tôi, lại còn dẫn một nhóm người trèo tường để vào sân nhà tôi lúc nửa đêm. Các ông hành xử có giống một toán trộm cướp không?

Họ biết rằng họ đã sai và không ai nói một lời nào. Cuối cùng, hai người đến từ đài truyền hình phá vỡ im lặng và đẩy tôi xuống giường, nói: “Anh ngồi xuống giường đi, cứ ngồi xuống giường đi.” Tôi hỏi: “Tại sao anh lại muốn tôi ngồi xuống giường?” Họ nói: “Anh cứ ngồi xuống giường đi. Hãy làm như vậy. Anh hãy chỉ nói những gì chúng tôi bảo anh nói.” Một người khác vác máy quay trên vai và bắt đầu ghi hình.

Tôi lập tức nhận ra tại sao họ tới nhà tôi vào buổi đêm. Họ muốn tôi nói dối về Pháp Luân Công và giúp họ phỉ báng Pháp Luân Công. Tôi nói với họ: “Về vấn đề Pháp Luân Công, anh đang bảo tôi nói bất cứ điều gì các anh muốn tôi nói, nhưng không thể vậy được. Nếu anh bảo tôi nói về Pháp Luân Công, tôi sẽ nói sự thật. Tôi đã tập Pháp Luân Công một vài năm. Tôi biết rằng mình đã thu được rất nhiều lợi ích. Trước khi tập Pháp Luân Công, tôi thường đau đầu và lưng của tôi đau tới mức tôi không thể đứng thẳng. Ngay sau khi tâp môn này, tất cả các bệnh của tôi đều biến mất.” Sau khi nghe những gì tôi nói, họ hạ máy quay phim xuống. Vị giám đốc nói: “Mọi người đều tuân theo hướng dẫn của chúng tôi. Tại sao anh không làm theo những gì chúng tôi bảo anh?” Tôi nói: “Người khác là người khác. Tôi là tôi. Nếu các ông muốn tôi nói, tôi sẽ nói sự thật. Tôi thực hành Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi phải nói sự thật. Nếu tôi nói dối, tôi sẽ làm Sư phụ thất vọng, tôi sẽ làm Đại Pháp thất vọng.

Lúc đó, một người trong số họ nói: “Chúng ta chịu rồi.” Họ bỏ đi khi tôi kiên quyết nói sự thật. Sau khi họ bỏ đi, tôi nhận ra rằng chính phủ, phòng cảnh sát và đài truyền hình đã hợp tác với nhau để dàn dựng nhiều điều bịa đặt. Hàng ngày, người Trung Quốc đều bị đắm chìm trong những lời dối trá.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/25/揭露沈阳电视台的造假行为-247098.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/3/128493.html
Đăng ngày 22-10-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Phơi bày sự dối trá của Đài Truyền hình Thẩm Dương first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm” Pháp Luân Công (Phần 3)https://vn.minghui.org/news/18749-chinh-phu-trung-quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-phap-luan-cong-2.htmlSat, 11 Sep 2010 03:19:31 +0000https://minhhue.net/news/?p=18749[MINH HUỆ 17-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, truyền thông và ngay cả các cơ quan học thuật bên ngoài Trung Quốc thường sử dụng những từ ngữ: “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999”. Theo hiểu biết […]

The post Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm” Pháp Luân Công (Phần 3) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên hải ngoại

[MINH HUỆ 17-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, truyền thông và ngay cả các cơ quan học thuật bên ngoài Trung Quốc thường sử dụng những từ ngữ: “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999”. Theo hiểu biết của tôi thì Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ có cơ sở pháp lý cho 11 năm đàn áp Pháp Luân Công của nó, bởi vì Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công. Tôi sẽ không đào sâu nghiên cứu về tính hợp pháp của Chính quyền Trung Quốc hiện tại kể từ khi thành lập vào năm 1949, nhưng ngay cả theo luật pháp của chính chính quyền Trung Quốc, thì cuộc đàn áp bởi ĐCSTQ và bè đảng Giang Trạch Dân vẫn là bất hợp pháp.

Nguyên nhân đầu tiên khiến hầu hết mọi người nhầm lẫn đó là việc cho rằng từ “Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “Chính phủ Trung Quốc” có thể thay thế cho nhau, hay thậm chí nhầm lẫn người đứng đầu ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc hay Chính phủ Trung Quốc là một thực thể. Nguyên nhân thứ hai là việc ĐCSTQ cố tình sử dụng thuật ngữ này trong tuyên truyền của mình để khiến dư luận bị nhầm lẫn. Nguyên nhân thứ ba là sự thiếu nhận thức của dư luận để hiểu cấm đoán có ý nghĩa gì về mặt pháp lý.

Tiếp theo các phần trước:
Phần 1: https://vn.minghui.org/news/18607-Chinh-phu-Trung-Quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-Phap-Luan-Cong.html
Phần 2: https://vn.minghui.org/news/18723-Chinh-phu-Trung-Quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-Phap-Luan-Cong.html

III. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân đề xướng là bất hợp pháp, là một quyết định mang tính cá nhân, là một động thái chính trị vốn là kết quả của những nỗ lực lợi dụng lẫn nhau giữa Giang Trạch Dân, Đảng Trung Cộng và Chính phủ Trung Quốc. Nó không phải là một sự thi hành Pháp luật

Dưới đây là những trích dẫn từ các tài liệu lưu hành nội bộ của ĐCSTQ, từ các bài phát biểu, thư từ trao đổi, minh họa sự thật về cuộc bức hại vốn là kết quả của sự lợi dụng lẫn nhau vì mục đích riêng giữa Giang Trạch Dân và ĐCSTQ.

A. Ngày 27 Tháng tư 1999, Văn phòng Ban thư ký Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một tài liệu bí mật có tiêu đề “Thông cáo liên quan đến việc in và chuyển phát thư của đồng chí Giang Trạch Dân đến Uỷ ban thường vụ Bộ Chính trị và các lãnh đạo cấp cao” Thông cáo yêu cầu các thành viên ĐCSTQ nghiên cứu bức thư của Giang Trạch Dân vào tối ngày 25 tháng 4. Đó là một bức thư chứa đầy sự ghen tị, hoang tưởng, với những lời dối trá đầy ác ý. Thông cáo yêu cầu tất cả các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiên cứu nội dung, thực hiện yêu cầu, và báo cáo lại cho Ủy ban Trung ương. Căn cứ vào thông cáo này thì chính Giang là người đã lật ngược sự thật liên quan đến cuộc thỉnh cầu hòa bình, hợp pháp của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng Tư. Bản thân bức thư và thông cáo này cho thấy tham vọng của ông ta áp đặt trên cả các cấp cao hơn trong chính phủ Trung Quốc, như yêu cầu không được bình luận hoặc phản hồi, chỉ được nghiên cứu và thực hiện nội dung.

B. Xem xét nội dung bức thư của Giang, chúng ta thấy nhiều điểm sai sự thật đã được sử dụng đặc biệt để thể hiện những dấu hiệu đáng báo động của một phong trào chính trị sắp xảy ra.

• “Chẳng phải chúng có một số quan hệ với các thế lực bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là phương Tây, và có một kẻ “dấu mặt” đang kiểm soát mọi thứ từ bên ngoài sân khấu hay sao?” Kết tội vô căn cứ này chính là cái cớ cho cuộc bức hại.

• “Phải chăng chủ nghĩa Mácxit của những người Cộng sản chúng ta, chủ nghĩa duy vật và vô thần luận mà chúng ta tin tưởng, lại không thể đánh bại những thứ mà Pháp Luân Công đang truyền bá? Nếu đúng như vậy thì đây chẳng phải là trò cười lớn nhất sao!” – Đây là nền tảng tư tưởng của cuộc bức hại mà Giang chủ định tiến hành.

• “Vụ việc này cho thấy mức độ giảm sút trong công tác tư tưởng chính trị và trong công tác quần chúng ở nhiều nơi, nhiều ban ngành. Chúng ta cần giáo dục rộng rãi cán bộ và quần chứng với một thế giới quan đúng đắn, quan điểm sống, và hệ thống giá trị…Đây là thời điểm quan trọng mà lãnh đạo mỗi cấp, đặc biệt là các lãnh đạo cấp cao, cần phải thức tỉnh!” Đó là dấu hiệu cho thấy cuộc bức hại đã bắt đầu, chẳng cần sự ủng hộ ban đầu của các quan chức cấp cao và quyết định này là của Giang, cho nên mới cần có việc “giáo dục cán bộ rộng rãi” và cần các “lãnh đạo cấp cao “thức tỉnh””.

C. Tài liệu bí mật thứ hai cũng được ban hành bởi Văn phòng Ban thư ký Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ, lần này yêu cầu các Đảng viên ĐCSTQ “Học tập và thực hiện bài phát biểu đồng chí Giang Trạch Dân trong cuộc họp Uỷ ban Trung ương Bộ Chính trị về việc xử lý và ra nghị quyết khẩn cấp về ‘vấn đề ‘Pháp Luân Công “. Tài liệu này được ban hành ngày 07 tháng Sáu 1999, kết quả trực tiếp của bài phát biểu này là việc thành lập “Phòng 610” ba ngày sau đó. Giang nói trong bài phát biểu của mình, “Vấn đề Pháp Luân Công có nền tảng chính trị xã hội sâu sắc, thậm chí nền tảng quốc tế phức tạp. Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng chính trị trong năm 1989. Chúng ta phải nghiêm túc đối mặt với nó, nhìn nhận nó một cách sâu sắc, và thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ.” Việc Giang đặt “vấn đề Pháp Luân Công” trong bối cảnh vụ thảm sát Thiên An Môn vào ngày 04 Tháng Sáu năm 1989 là dấu hiệu cho thấy một cuộc đàn áp chính thức, trên phạm vi toàn quốc đã bắt đầu.

D. Bài phát biểu nói thêm rằng, “Trung ương đã đồng ý thành lập một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt để đối phó với “vấn đề Pháp Luân Công”, do đồng chí Lý Lam Thanh đứng đầu. Lý Lam Thanh sẽ lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm, đồng chí Đinh Quan Căn và La Cán giữ chức phó tổ trưởng, cùng với các thành viên lực lượng đặc nhiệm là các đồng chí chỉ đạo các phòng ban liên quan, ra quyết định trực thuộc Trung ương, hoạch định cụ thể các bước, phương pháp, và phương tiện để đối phó với các “vấn đề Pháp Luân Công.” Uỷ ban Trung ương, cơ quan chính phủ, các Bộ, và các Ủy ban ở mỗi tỉnh, khu tự trị, và các đô thị trực thuộc phải hợp tác chặt chẽ với lực lượng này.” Lực lượng đặc nhiệm đã đề cập ở đây là tiền thân của “tập đoàn lãnh đạo Uỷ ban Trung ương Cộng sản Trung Quốc trong việc Đối phó với vấn đề Pháp Luân Công”. Văn phòng này cũng được gọi là “Phòng 610″, căn cứ vào ngày đó nó được thành lập. Tổ chức kiểu Gestapo này đã vươn đến khắp các tỉnh và thành phố, lan vào mọi cấp chính phủ, sử dụng đồng tiền khó khăn kiếm được của nhân dân để bức hại người dân lương thiện và gây nên tội ác trong mười một năm vừa qua. Có một vài điểm cần nêu ra ở đây. Một là Phòng 610 được thành lập dựa trên quyết định của cá nhân Giang. Thông thường, “Uỷ ban Trung ương” dùng để chỉ các “Uỷ ban trung ương ĐCSTQ” hay Bộ Chính trị “của ĐCSTQ”, nói cách khác, đó là nói đến ĐCSTQ hơn là chính phủ Trung Quốc. Trong trường hợp này, Giang Trạch Dân phát biểu về sự hình thành của “lực lượng lãnh đạo hành động” được xây dựng nên cho Bộ Chính trị, thông báo cho họ quyết định này thay vì đưa ra một mục chương trình nghị sự. Nếu quyết định này được đưa ra bởi “Trung ương” tại một cuộc họp trước thì chẳng cần Giang phải thông báo cho Ủy ban Trung ương quyết định của chính nó, vì thế chỉ có một giải thích hợp lý cho chuyện này, đó là chính Giang Trạch Dân đã đưa ra quyết định thay mặt Ủy ban và sau đó thông báo với họ về quyết định “của họ”. Nói cách khác, “quyết định của Ủy ban Trung ương” trên thực tế là một quyết định của Giang Trạch Dân với tư cách là một cá nhân. Cho phép thông qua quyết định này để dẫn đến một phong trào chính trị dài hạn là chính sách đàn áp Pháp Luân Công, rõ ràng là lãnh đạo của ĐCSTQ đã có một trách nhiệm không thể phủ nhận.

E. Tuyên bố “Uỷ ban Trung ương, cơ quan chính phủ, các Bộ, và các Ủy ban ở mỗi tỉnh, khu tự trị, và các đô thị trực thuộc phải hợp tác chặt chẽ với lực lượng này.” trên thực tế đã trao cho Phòng 610 quyền lực thay thế cơ sở hạ tầng chính trị hiện nay để hoàn thành mục đích. Dù chính quyền các cấp đã phối hợp với tổ chức này thì trách nhiệm vẫn thuộc về một mình Giang. Trước khi Giang xuống chức thì đó là một công cụ đàn áp dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giang.

F. Bài phát biểu yêu cầu các nhóm lãnh đạo thu thập thông tin về tình hình của các học viên Pháp Luân Công trước kia và hiện nay, dù cái gọi là “tình hình” này đều đã được vạch sẵn. Ngay sau bài phát biểu này, những cáo buộc sai trái về học viên Pháp Luân Công “bị rối loạn tâm thần, tự tử, 1.400 người chết do không dùng thuốc” nhanh chóng nổi bùng lên, đó là kết quả của những buộc tội vô căn cứ của Phòng 610.

G. Một tài liệu khác đã được phát hành giữa hai thông cáo trên, “Thông cáo từ Văn phòng Ban thư ký của Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ Về việc phân phát Thông cáo của đồng chí Giang đến Ủy ban Trung ương Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và Ủy Ban Quân Sự”. Tài liệu này đã được phát hành khoảng ngày 25 tháng 5, ngay trước các cuộc họp Uỷ ban Thường vụ cộng sản cấp tỉnh tổ chức vào ngày 28 tháng 5. Hiện nay, chúng tôi không có bản sao của tài liệu này. Nhìn nhận từ một tài liệu cấp tỉnh “Thông báo việc thực hiện nghiêm túc tinh thần của Tài liệu 19” do Ban Thư ký Tỉnh ủy Hà Bắc, nội dung của thông báo là việc bí mật chuẩn bị cho chính sách khủng bố Pháp Luân Công. Tài liệu này được phát hiện bởi Phó phòng Từ Tân Mục thuộc Cục Nhân sự của Ban tổng hợp chính phủ tỉnh Hà Bắc. Trợ lý Vinh Hân thuộc Trung tâm Hỗ trợ Pháp Luân Công Thạch Gia Trang và Từ Tân Mục đã bị kết án năm và bốn năm tù, vì việc đã phơi bày tài liệu này.

H. Ngày 14 tháng Sáu 1999, phần lớn phương tiện truyền thông của Trung Quốc đưa báo cáo về “Những điểm quan trọng liên quan đến Phòng thỉnh nguyện tiếp nhận khiếu nại về Pháp Luân Công”. Báo cáo bác bỏ tin đồn về cuộc khủng bố sắp xảy ra, tái khẳng định chủ đề đã thảo luận với các học viên đại diện Pháp Luân Công vào ngày 25 Tháng 4, “Chính quyền các cấp chưa bao giờ cấm bất kì bài tập khí công bình thường nào giúp tăng cường sức khỏe; người dân có quyền tự do tín ngưỡng và thực hành khí công cũng có quyền không tin vào khí công. Việc có quan điểm hay phê bình khác nhau là điều bình thường, và người ta có thể phản ảnh quan điểm của họ thông qua các kênh và các hình thức thông thường.” Điều này cho thấy, các tài liệu bí mật của Giang cũng không phải là các chính sách tập thể của ĐCSTQ cũng như của chính phủ, hoặc giả những báo cáo này chính là một phần kế hoạch của riêng của ông ta.

I. Tại kỳ họp APEC tổ chức tại New Zealand trong tháng Chín năm 1999, Giang Trạch Dân đã làm một điều rất không bình thường, không phù hợp với vai trò của mình. Ông ta đã đưa tài liệu thóa mạ Pháp Luân Công đến lãnh đạo các quốc gia khác, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Đây là một biểu hiện khác cho thấy tính cách con người của Giang.

J. Ngày 25 tháng 10 năm 1999, ngay trước một chuyến thăm Pháp, Giang Trạch Dân đã có cuộc phỏng vấn bằng văn bản cho tờ báo Pháp Le Figaro. Một lần nữa Giang lăng mạ Pháp Luân Công, trước bất kỳ tài liệu hoặc phương tiện truyền thông nào của ĐCSTQ làm vậy, ông ta đã dán nhãn cho đó là một “giáo phái.” Đây là một biểu hiện nữa cho thấy nỗi ám ảnh cá nhân của ông ta đối với cuộc đàn áp và vai trò điều động mọi lực lượng của ông ta đằng sau cuộc đàn áp.

Hai ngày sau, tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đã chạy một bài xã luận đặc biệt mang tên “Pháp Luân Công là một tà giáo.” Ngày 30 tháng 10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt “Quyết định về ‘Cấm các tổ chức tà giáo, cảnh giác và trừng phạt các hoạt động tà giáo’”. Quyết định đó sau này được gọi là “Luật chống tà giáo.” Mặc dù vậy, bất kể bản chất trái hiến pháp của nó, quyết định này chưa bao giờ đề cập đến Pháp Luân Công.

Nói tóm lại, cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999 đã được khởi đầu bằng những bức thư, những bài phát biểu, chỉ thị, của lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân, theo sau đó là một loạt các tài liệu do ĐCSTQ phát hành. Đó là thế lực điều hành đằng sau phong trào đàn áp mang tính chính trị này, cùng với nó là chiến dịch vu khống, bôi nhọ áp đảo của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ. Cuộc đàn áp này không phải là trường hợp của một chính quyền hợp pháp đang thực thi pháp luật. Tất nhiên, một chính quyền không có quyền đàn áp nhân dân như vậy, hoặc trong trường hợp làm như vậy, chính nó đã tự tước bỏ tính hợp pháp của mình. Trách nhiệm về việc tiếp tục cuộc đàn áp sau khi Giang không còn nắm quyền, tất nhiên, phải thuộc về giới lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/17/226998.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/23/118773.html
Đăng ngày 11-09-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm” Pháp Luân Công (Phần 3) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm’ Pháp Luân Công (Phần 2)https://vn.minghui.org/news/18723-chinh-phu-trung-quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-phap-luan-cong-3.htmlMon, 06 Sep 2010 19:02:51 +0000https://minhhue.net/news/?p=18723[MINH HUỆ 15-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, phương tiện truyền thông hay thậm chí cả giới học giả ở bên ngoài Trung Quốc thường dùng các từ, “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999”. Tôi tin rằng […]

The post Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm’ Pháp Luân Công (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết bởi một học viên hải ngoại

[MINH HUỆ 15-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, phương tiện truyền thông hay thậm chí cả giới học giả ở bên ngoài Trung Quốc thường dùng các từ, “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999”. Tôi tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ có được một cơ sở pháp lý cho cuộc đàn áp 11 năm Pháp Luân Công, bởi vì chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công. Tôi sẽ không đào sâu vào chủ đề về tính hợp pháp của bản thân chính quyền Trung Quốc hiện nay từ khi nó được thành lập vào năm 1949 cho tới nay, nhưng ngay cả theo như bản thân luật pháp của chính quyền Trung Quốc, cuộc đàn áp của ĐCSTQ và bè phái của Giang Trạch Dân là không hợp pháp.

Nguyên nhân trước tiên của sự nhầm lẫn của hầu hết mọi người là nhìn nhận “Đảng Cộng sản Trung Quốc” và “chính phủ Trung Quốc” là như nhau, hay thậm chí hợp nhất người đứng đầu ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc hay chính quyền Trung Quốc như một thực thể. Nguyên nhân thứ hai là việc ĐCSTQ cố ý sử dụng thuật ngữ này trong sự tuyên truyền của nó để làm lẫn lộn quan điểm của người dân. Nguyên nhân thứ ba là sự thiếu hiểu biết của họ về điều được gọi là cấm thứ gì đó theo một ý nghĩa pháp lý.

(Tiếp theo Phần 1: https://vn.minghui.org/news/18607-Chinh-phu-Trung-Quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-Phap-Luan-Cong.html)

II. Sự vu khống và tuyên truyền của ĐCSTQ

Bắt đầu từ sáng ngày 20 tháng 7 năm 1999, Bộ an ninh quốc gia chỉ huy việc bắt giữ đồng thời lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở các thành phố lớn trên khắp Trung Quốc. Trong quá trình này họ đã bắt các thành viên của hội Nghiên Cứu Pháp Luân Công vốn đã giải thể, cùng hàng nghìn các phụ đạo viên tình nguyện. Ngày 21 và 22 tháng 7, các học viên trên khắp cả nước đã đến văn phòng ĐCSTQ ở địa phương để yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp, nhưng họ đã gặp phải sự bạo lực của cảnh sát, sự giam giữ bất hợp pháp và sự tra hỏi. Có thêm khoảng 300 000 học viên đã bị bắt giữ trong những ngày đó.

A. Ở đây có vài điều cần chú ý. Thứ nhất, việc bắt giữ số lượng lớn khởi đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, đã được thực hiện mà không có bất kỳ một căn cứ về mặt pháp lý nào cả và có nghĩa là bắt giữ bất hợp pháp. Cuộc thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 cùng năm là hoàn toàn phù hợp với các quy định và luật pháp Trung Quốc. Họ theo đúng quá trình kháng cáo, không làm gián đoạn những hoạt động của chính quyền, và không gây tổn hại đối với bất kỳ tài sản công cộng nào – những hành động của họ hoàn toàn phù hợp với pháp luật. Tôi đã liệt kê một số trích dẫn để chứng minh ở dưới đây.

  • Điều 41 của Hiến Pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định, “Các công dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có quyền phê bình và góp ý với bất kỳ cơ quan hoặc viên chức nhà nước nào. Các công dân có quyền kiện hoặc buộc tội các cơ quan nhà nước liên quan, hoặc vạch trần bất kỳ cơ quan nhà nước hay viên chức nào vi phạm pháp luật hoặc không làm tròn nhiệm vụ, và việc bày đặt hay bóp méo sự thật vì mục đích vu oan hay buộc tội sai là bị cấm. Cơ quan nhà nước có liên quan phải giải quyết các đơn kiện, những buộc tội và những phơi bày hoặc trả thù các công dân làm những việc đó. Các công dân mà phải chịu đựng những tổn thất do bị vi phạm quyền công dân của họ bởi viên chức hay cơ quan nhà nước có quyền đòi đền bù theo pháp luật.”
  • Điều 7 của Điều lệ lâm thời cho nhân viên chính phủ Trung Quốc quy định, “Những nhân viên chính phủ có quyền phê bình và kiến nghị liên quan đến công việc của các cơ quan quản trị nhà nước và những người lãnh đạo của nó.”
  • Điều 8 của Các Điều lệ quy định về thỉnh nguyện quy định rằng những người kháng cáo “có thể phê bình, kiến nghị, và yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước và các nhân viên của nó” và “đệ đơn kiện những hành vi vi phạm các quyền lợi hợp pháp của một công dân.”
  • Điều 27 của Các Điều lệ quy định về thỉnh nguyện quy định, “Các cơ quan quản lý ở mỗi cấp và các nhân viên, khi giải quyết các trường hợp kháng cáo, phải hoàn thành hết sức cẩn trọng nhiệm vụ của mình, giải quyết một cách công bằng các sự vụ như vậy, điều tra kỹ lưỡng chân tướng sự việc, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, loại bỏ những chướng ngại, và giải quyết những sự vụ này theo một cách kịp thời, thỏa đáng, và chính xác. Họ không thể thoái thác trách nhiệm cho những người khác, chỉ có thông qua những kiến nghị, hoặc trì hoãn những việc này.”
  • Điều 10 của Các Điều lệ quy định về thỉnh nguyện quy định, “Người kháng cáo nên đưa vấn đề kháng cáo của họ tới cơ quan quản lý có liên quan đến vấn đề đó, hoặc cơ quan ở cấp cao hơn cơ quan nói trên.”

Tiếp ngay sau vụ việc ngày 23 tháng 4, vụ việc mà cảnh sát Thiên Tân tấn công vũ lực và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, các học viên đã đến văn phòng thỉnh nguyện chính quyền thành phố Thiên Tân vào ngày 24 tháng 4 để gửi đơn thỉnh nguyện. Ngày hôm đó, văn phòng thỉnh nguyện Thiên Tân đã không giải quyết vấn đề theo cách kịp thời, mà thay vào đó đã sử dụng những thủ đoạn và cố gắng thoái thác trách nhiệm. Ngoài ra, sở cảnh sát Thiên Tân đã bắt thêm gần 40 học viên. Do hoàn cảnh như vậy, các học viên đã đến cơ quan quản lý cấp cao hơn chính quyền Thiên Tân, đó là Chính quyền Trung ương (tình hình của Thiên Tân là một khu đô thị tự trị bị kiểm soát trực tiếp), và đưa đơn thỉnh nguyện của họ ở đó. Điều này cũng phù hợp với các điều khoản điều chỉnh quá trình thỉnh nguyện.

B. Ngoài việc phù hợp với luật pháp Trung Quốc, việc thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công cũng tuân theo các quy định của ĐCSTQ.

  • Điều 4 của Hiến pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định, “Các đảng viên được hưởng những quyền sau: … Đề xuất và kiến nghị liên quan đến công việc của đảng.”
  • “Các quy định về sinh hoạt bên trong đảng” yêu cầu các đảng viên cộng sản phải tôn trọng sự thật bất cứ khi nào, bất kỳ nơi nào, và đối với bản thân họ và những người khác. Họ được yêu cầu phản ánh liên tục tình hình thực tế với đảng.

Thực tế rằng suốt từ khi bóng ma cộng sản tạo dựng con đường của nó ở Trung Quốc và củng cố quyền lực của nó, nó chưa bao giờ tuân theo các quy định của pháp luật hay tôn trọng đạo đức và công lý. Bất cứ điều gì mà nó sợ, và do đó là các mục tiêu để đàn áp, theo thói quen ĐCSTQ trước tiên khép họ vào những tội ác kinh hoàng và nhanh chóng dẫn đến cuộc đàn áp đẫm máu. Đó chính xác là những gì mà nó đã làm với các học viên Pháp Luân Công. Pháp luật đơn giản chỉ là một cái cớ mà ĐCSTQ sử dụng để che đậy những tội ác giữa ban ngày của nó. Tiền đề cho việc thiết lập luật pháp là để duy trì sự công bằng, chính nghĩa, và chính trực, và để ngăn chặn sự xói mòn của trật tự xã hội khi đạo đức của con người trượt xuống. Một đạo luật tốt là một định luật mà phù hợp với các khái niệm về công bằng, công lý, và liêm khiết, trái lại, một đạo luật mà trở nên đối nghịch với những nguyên tắc đó, và xuống cấp trở thành một công cụ phục vụ cho những tội ác thì là một đạo luật có hại. Quả thực, ĐCSTQ đã lập ra nhiều đạo luật có hại như vậy. Đáng chú ý là bài báo này tham khảo đến luật pháp Trung Quốc, Hiến pháp Trung Quốc, Hiến chương của ĐCSTQ không phải để thừa nhận ĐCSTQ, mà xa hơn là để nhắc nhở người đọc về thực tế đơn giản này: ĐCSTQ chưa bao giờ tôn trọng quy định của luật pháp, ngay cả những luật xấu mà nó tạo ra. Nó chưa bao giờ đo lường bất kỳ điều gì bằng đạo đức, sự hợp tình hợp lý, hay tìm kiếm sự công bằng hoặc công lý trước luật pháp. Trong tương lai không xa, khi ĐCSTQ phải đối mặt với phán xét cuối cùng, nó sẽ không có bất kỳ điều gì để biện hộ cho hành vi của nó.

Khi ĐCSTQ xuất bản những tài liệu đó ngay trước khi xảy ra cuộc bắt giữ lượng lớn các học viên, mục đích duy nhất của nó là phỉ báng Pháp Luân Công và tạo ra một môi trường để tiến hành những hành động cực kỳ tàn ác của nó. Trên thực tế, người đứng đầu ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã tuyên bố vào tháng 4 ý định “tiêu diệt Pháp Luân Công” trong một sự kiện kéo dài 3 tháng của ông ta.

C. Xem xét 3 văn kiện được xuất bản bởi ĐCSTQ vào những ngày đầu của cuộc đàn áp, mỗi bản đều có những lỗ hổng trong lý luận của nó. “Thông cáo từ Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cấm các đảng viên Cộng sản tập Pháp Luân Công” là một văn bản nội bộ của ĐCSTQ, và không thể được dùng đối với chính sách quản lý chung. “Quyết định cấm Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp” của Bộ Nội vụ chỉ có một chút quyền hạn liên quan trong vấn đề này, và tuyên bố rằng Hội nghiên cứu Pháp Luân Công đã không đăng ký theo đúng các quy định. Thậm chí nếu điều đó là đúng, thì theo như các quy định điều chỉnh việc đăng ký các nhóm xã hội, việc không đăng ký không có nghĩa là trở thành một nhóm phạm pháp. Bộ Nội vụ không có quyền cấm một nhóm nào, lại càng không thể cấm sự tồn tại của 100 triệu học viên Pháp Luân Công và những hoạt động của họ. “Thông cáo Sáu cấm từ Bộ Công An” khi đó đã mở rộng một cách bất hợp pháp phạm vi quyền phán quyết vô hạn của Bộ nội vụ. Hai bộ này chỉ có thể ban hành những quy định trong phòng ban của riêng mình, và không có quyền lập pháp. Do đó, cả hai văn kiện trên đều vượt quá quyền hạn của họ. Ngoài ra, cả hai văn kiện đều vi phạm trực tiếp Điều 36 và Điều 35 của Hiến pháp Trung Quốc.

  • Điều 36: “Công dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được hưởng tự do tôn giáo tín ngưỡng. Không một cơ quan nhà nước nào, tổ chức công cộng hay cá nhân nào có thể bắt buộc các công dân tin tưởng, hay không tin tưởng bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào; mà cũng không phân biệt các công dân tin tưởng hay không tin tưởng vào bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào. Nhà nước bảo vệ các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thông thường. Không ai có thể được lợi dụng tôn giáo để tiến hành các hoạt động để phá rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công dân hay can thiệp vào hệ thống giáo dục của quốc gia. Các nhóm tín ngưỡng tôn giáo và các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không phải lệ thuộc vào bất kỳ sự thống trị nước ngoài nào.”
  • Điều 5: “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thực hiện việc cai trị đất nước theo đúng luật pháp và xây dựng một quốc gia pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đề cao tính thống nhất và uy tín của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Không có bộ luật nào hay các điều luật địa phương hay nhà nước nào có thể trái ngược với Hiến Pháp. Tất cả các cơ quan nhà nước, các lực lượng vũ trang, tất cả các đảng phái chính trị và các tổ chức công cộng và tất cả các doanh nghiệp và các tổ chức phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật. Tất cả những hành vi vi phạm Hiến pháp và Pháp luật phải được điều tra. Không tổ chức hay cá nhân nào có đặc quyền vượt trên Hiến pháp hay Pháp luật.”

D. Những bình luận của Giang Trạch Dân ngày 25 tháng 10 năm 1999, trên tờ báo Pháp Le Figaro và bài xã luận của ông ta được xuất bản ngày 27 tháng 10 trên tờ Nhân Dân nhật báo không có nghĩa là lập ra luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, một độc giả đọc thông báo có thể suy ra rằng Giang đang tham khảo một đạo luật hợp pháp trong những trường hợp cá biệt đó.

E. Ngày 30 tháng 10 năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhân dân Trung Quốc đã thông qua một “Quyết định Cấm, Phòng Chống, Trừng phạt các hoạt động giáo phái”. Tuy nhiên, nó đã trái ngược với Điều 36 của Hiến pháp và cũng không có hiệu lực. Ngoài ra, văn bản này không hề đề cập gì đến Pháp Luân Công. Có lẽ những người dự thảo tài liệu này vẫn có những nghi ngờ về một quyết định như vậy trong bối cảnh của lương tâm và Luật trời.

F. Ngoài ra các tài liệu như Phần một và Phần hai “Giải thích từ Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc áp dụng Luật trong giải quyết các trường hợp liên quan đến các tổ chức giáo phái” là tương tự không hợp lệ và vượt quá thẩm quyền của họ. Điều 42 của Luật pháp Trung Quốc quy định rằng những giải thích liên quan đến việc thi hành thích hợp của một Điều luật đã quy định chỉ có thể được tiến hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội nhân dân toàn quốc. Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có thẩm quyền để giải thích pháp luật như đã làm và cũng đồng thời vi phạm Điều 36 của Hiến pháp. Ngoài ra, không có tài liệu nào trong những tài liệu này đề cập đến Pháp Luân Công.

G. Các văn bản chống sùng bái nói trên thường được dùng để chống lại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2005, một văn bản được ban hành bởi Bộ Công an coi 14 tín ngưỡng tôn giáo là tà giáo. Văn bản này đã vượt quá thẩm quyền của bộ này và cũng vi phạm Điều 36. Với những điều đã nêu trên, 14 tín ngưỡng tôn giáo được tham chiếu trong văn bản vẫn không bao gồm Pháp Luân Công.

Điều 300 Bộ luật hình sự của Trung Quốc là cách được dùng phổ biến nhất để buộc tội các học viên Pháp Luân Công. Điều 300 quy định “việc lợi dụng các tổ chức tà giáo để phá hoại việc thi hành Luật” như là một tội, điều mà, một lần nữa vượt trên cả mâu thuẫn với Điều 36 của Hiến Pháp, không thể được áp dụng một cách hợp pháp cho Pháp Luân Công ngay cả việc sử dụng bất kỳ Luật, các quy định, hay Điều luật nào của ĐCSTQ. Thực tế, các cơ quan chính phủ đã cố gắng buộc tội các học viên Pháp Luân Công theo chỉ thị của “phòng 610” không bao giờ có thể kết tội họ là một tội phạm thực tế một cách hợp pháp. Ngay cả theo bản thân các Luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp.
(Còn tiếp…)
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/15/226997.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/19/118687.html
Đăng ngày: 06– 09 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm’ Pháp Luân Công (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm” Pháp Luân Công (Phần 1)https://vn.minghui.org/news/18607-chinh-phu-trung-quoc-chua-bao-gio-chinh-thuc-cam-phap-luan-cong.htmlThu, 26 Aug 2010 08:33:24 +0000https://minhhue.net/news/?p=18607[MINH HUỆ 14-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, truyền thông và ngay cả các nghiên cứu học thuật bên ngoài Trung Quốc thường sử dụng những từ ngữ: “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999”. Theo hiểu biết […]

The post Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm” Pháp Luân Công (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên hải ngoại

[MINH HUỆ 14-07-2010] Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, truyền thông và ngay cả các nghiên cứu học thuật bên ngoài Trung Quốc thường sử dụng những từ ngữ: “Chính phủ Trung Quốc đã cấm Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999”. Theo hiểu biết của tôi thì Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ có cơ sở pháp lý cho 11 năm đàn áp Pháp Luân Công của nó, bởi vì Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức cấm Pháp Luân Công. Lúc này tôi sẽ không đào sâu nghiên cứu vào chủ đề tính hợp pháp của bản thân chính quyền Trung Quốc hiện tại kể từ khi nó được thành lập vào năm 1949, nhưng ngay cả theo luật pháp của chính chính quyền Trung Quốc, thì cuộc đàn áp của ĐCSTQ và bè đảng Giang Trạch Dân vẫn là bất hợp pháp.

Nguyên nhân đầu tiên khiến hầu hết mọi người nhầm lẫn đó là việc cho rằng “ĐCSTQ” và “Chính phủ Trung Quốc” là như nhau, hay thậm chí nhầm lẫn người đứng đầu ĐCSTQ với đất nước Trung Quốc hay Chính phủ Trung Quốc là một thực thể. Nguyên nhân thứ hai là việc ĐCSTQ cố tình sử dụng thuật ngữ này trong tuyên truyền của mình để khiến dư luận bị nhầm lẫn. Nguyên nhân thứ ba là sự thiếu hiểu biết về việc cấm một thứ gì đó trong một ý nghĩa hợp pháp nghĩa là gì.

Tôi muốn chỉ ra từng điểm trong 3 nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn.

I. Sự thật về “lệnh cấm”

A. Liên quan đến thuật ngữ “lệnh cấm”

Một “lệnh cấm” có thể được thiết lập với một trong hai cách. Đầu tiên là thiết lập một đạo luật tuyên bố một hoạt động nào đó là bất hợp pháp, và thứ hai là ban hành một nghị định hành chính. Tuy nhiên cả hai phương pháp này đều không thể vi phạm Hiến Pháp, nếu không bản thân lệnh cấm đó là bất hợp pháp.

Vậy chúng ta hãy nhìn vào Hiến Pháp của Trung Quốc. Chương 2, Điều 35 của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nói rõ: “Công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được hưởng quyền tự do về ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, diễu hành và biểu tình”. Điều 36 tuyên bố: “Công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng”.

Nói cách khác, Hiến Pháp Trung Quốc bảo vệ sự tự do tín ngưỡng của những học viên Pháp Luân Công là những công dân. Ngoài vi phạm Hiến Pháp ra thì việc ngăn cấm các công dân Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công cũng vi phạm Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Quyền Công dân và Quyền Chính trị, mà Chính phủ Trung Quốc đã thông qua vào tháng 10 năm 1998. Nói cách khác, tập luyện Pháp Luân Công là không trái với luật pháp ở Trung Quốc, mà việc cấm tập luyện này mới trái pháp luật.

B. Về bản thân “lệnh cấm”

Vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, La Cán và những người khác phát sóng qua đài CCTV và nhân danh Bộ Nội vụ [đưa ra] “Quyết định cấm đối với Hội nghiên cứu Pháp Luân Công”, “Thông báo về sáu lệnh cấm của Bộ Công an”, và “Thông báo từ Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cấm những Đảng viên tập luyện Pháp Luân Công”.

Tuy nhiên không có cái nào trong ba thông báo trên kết luận là Pháp Luân Công bị cấm bởi Chính phủ Trung Quốc cả.

Thông báo đầu tiên nhắm đến “Hội nghiên cứu Pháp Luân Công” như một tổ chức, hơn là bản thân Pháp Luân Công. Trên thực tế, lệnh cấm đó tự nó không tồn tại. Pháp Luân Công, sau sự chấp thuận của Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc vào năm 1993, được coi như một tổ chức cấp dưới gọi là “Nhánh nghiên cứu Pháp Luân Công”. Ông L‎ý Hồng Chí đã kết thúc việc giảng dạy thực hành ở Trung Quốc đại lục vào tháng 12 năm 1994 và ở bên ngoài Trung Quốc năm 1995. Kể từ thời điểm đó, ông L‎‎ý tập trung vào nghiên cứu Phật Pháp và ngừng hoạt động các lớp học khí công. Theo đó, Hội nghiên cứu Pháp Luân Công chính thức đề nghị rút lui khỏi Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc vào tháng 3 năm 1996, và được sự chấp thuận từ Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc, đã hoàn tất các thủ tục giải thể từ hội nghiên cứu. Như vậy, Hội nghiên cứu Pháp Luân Công đã không còn tồn tại từ thời điểm đó. Làm thế nào mà một tổ chức đã giải thể vào tháng 3 năm 1996 có thể bị cấm vào tháng 7 năm 1999?

Lời tuyên bố của Bộ Nội vụ là cấm một tổ chức đã giải thể hơn ba năm về trước. Đối với bản thân Pháp Luân Công, nó chỉ có các nguyên tắc tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn” và năm bài tập. Những người tập luyện đến và đi khi họ muốn, không có danh sách thành viên hay hội phí, và không có một tổ chức nào hết. Nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” nằm ở trong tâm những người tu luyện, và các bài tập được thực hành bởi cơ thể của họ. Không có nhóm hay tổ chức nào được thành lập bởi các học viên Pháp Luân Công có thể ngang bằng với bản thân Pháp Luân Công. Bởi thế từ mọi góc độ, người ta không thể nói bản thân Pháp Luân Công đã từng bị cấm, hay nó có thể bị cấm.

Với những tội danh mà Bộ Nội vụ và Bộ Công an đã dán nhãn cho Hội nghiên cứu Pháp Luân Công, chúng đại diện cho chiến thuật điển hình của ĐCSTQ. Nó có thể biến điều bịa đặt thành sự thật và vô tình bỏ qua những sự thật và luật pháp, nhưng lại đòi hỏi mọi người phải đi theo [chúng], hoặc phải đối mặt với chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của chúng.

“Thông báo từ Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cấm những Đảng viên tập luyện Pháp Luân Công” là một thông báo nội bộ được áp dụng cho các thành viên ĐCSTQ. Hiện có hơn một tỷ người Trung Quốc, nhưng có ít hơn một trăm triệu người là thành viên ĐCSTQ. Thông báo đó không chỉ thị rằng “người dân Trung Quốc” không thể tập luyện Pháp Luân Công. Hơn nữa, nếu nó cho phép những thành viên ĐCSTQ mà cũng là học viên Pháp Luân Công lựa chọn giữa quyền Đảng viên hay được thực hành Pháp Luân Công, thì nhiều người sẽ từ bỏ quyền Đảng viên của họ. Dĩ nhiên, ĐCSTQ chỉ cho phép những thành viên tham gia hoặc bị trục xuất, nhưng không để họ rời đi tùy ý, điều đó phù hợp với tính chất sùng bái của nó muốn hoàn toàn kiểm soát những suy nghĩ và hành động của con người.

Những thông báo của cả hai Bộ đều là các hành vi hành chính, vốn phải tuân theo nghĩa vụ chứng minh tính hợp pháp theo pháp luật của chúng. Tuy nhiên, không có Bộ nào cung cấp những bằng chứng làm cơ sở pháp lý cho các thông báo của họ, do đó đã làm mất đi tính chính đáng của pháp luật. Bộ Nội vụ viện dẫn Các Nguyên tắc đăng ký các tổ chức xã hội để đưa ra quyết định tuyên bố Hội nghiên cứu Pháp Luân Công là một “tổ chức bất hợp pháp”. Tuy nhiên, theo ghi chép trước đó rằng Hội nghiên cứu Pháp Luân Công đã không còn tồn tại nữa kể từ tháng 3 năm 1996, không thể tuyên bố rằng nó là một “tổ chức bất hợp pháp” nữa. Ngoài ra, Các Nguyên tắc [đăng ký các tổ chức xã hội] được trích dẫn khá mơ hồ, và không quy định các hoạt động đặc biệt của một tổ chức xã hội hay có các quyền hạn hợp pháp nào, bởi vậy một lần nữa quyết định gọi hội nghiên cứu [Pháp Luân Công] là một tổ chức bất hợp pháp là thiếu cơ sở pháp lý. “Thông báo về sáu lệnh cấm của Bộ Công an” theo sau đó dựa trên thông báo từ Bộ Nội vụ, vì vậy nó thiếu giá trị pháp lý như nhau.

(Còn tiếp…)
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/14/226996.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/18/118671.html
Đăng ngày: 26– 08 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ chính thức “cấm” Pháp Luân Công (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>