Vì sao bức hại? - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Fri, 24 Oct 2014 01:03:28 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Đội An ninh Mạng tiếp tục giám sát và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công (thành phố Đan Đông)https://vn.minghui.org/news/54208-doi-an-ninh-mang-tiep-tuc-giam-sat-va-bat-giu-cac-hoc-vien-phap-luan-cong.htmlFri, 24 Oct 2014 00:49:50 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=54208[MINH HUỆ 18-08-2014] Trong khoảng từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2014, 7 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ phi pháp. Đội An ninh Mạng, một đơn vị thuộc lực […]

The post Đội An ninh Mạng tiếp tục giám sát và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công (thành phố Đan Đông) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-08-2014] Trong khoảng từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2014, 7 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ phi pháp. Đội An ninh Mạng, một đơn vị thuộc lực lượng cảnh sát địa phương đã giám sát và lần theo họ.

Từ tháng 09 năm 2013, ít nhất 14 học viên đã bị Đội An ninh Mạng bắt giữ. 6 học viên hiện đã bị kết án và 3 học viên khác vẫn đang phải đối mặt với các phiên xét xử.

Đội An ninh Mạng thuộc Sở cảnh sát thành phố Đan Đông

Đội An ninh Mạng thuộc Sở cảnh sát thành phố Đan Đông nằm dưới sự kiểm soát của Cục An Công an tỉnh Liêu Ninh và Sở cảnh sát thành phố Đan Đông. Bộ phận bao gồm các đội có chuyên môn về: điều tra phá án, tình báo và trinh sát, theo dõi, phân tích dữ liệu và quản lý giám sát, mỗi đội chịu trách nhiệm tại các khu vực khác nhau.

Đội An ninh Mạng thiết lập các hệ thống mạng rộng khắp để theo dõi lưu lượng Internet, nhận diện và lọc các nội dung mang từ khóa Pháp Luân Công. Hệ thống của họ cũng có nhiệm vụ phong tỏa truy nhập đối với các trang web liên quan tới Pháp Luân Công như Minh Huệ, đồng thời quảng bá những tuyên truyền phỉ báng của Đảng đối với môn tập.

Để hoàn thành việc này, họ cũng cài đặt các thiết bị trong các cơ quan chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ mạng, các hãng điện thoại và những nơi như quán cà phê để giám sát và lần theo bất cứ thông tin nào về Pháp Luân Công hay các địa chỉ IP tương ứng.

Cảnh sát làm việc trong các bộ phận này thường được gọi là “cảnh sát mạng”. Họ giám sát các học viên Pháp Luân Công trên các blog, phòng chat, mạng QQ và các trang mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc. Họ lần theo tin nhắn, thư điện tử và các hoạt động trực tuyến khác của học viên để tìm “bằng chứng” bức hại họ.

Đội An ninh Mạng phối hợp với Đội An ninh Nội địa đóng vai trò tích cực trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở thành phố Đan Đông. Họ theo dõi, xác định vị trí, thu thập các “bằng chứng” cho cảnh sát bắt giữ và thẩm vấn các học viên.

Các thành viên chủ chốt của Đội An ninh Mạng bao gồm đội trưởng Đỗ Cường, chính ủy Trịnh Hạo, phó đội trưởng Dương Hồng Nguyệt và 3 cảnh sát: Cảnh Húc, Hoàng Việt Bảo và Lý Cường. Đội trưởng Đỗ Cường đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận vào tháng 09 năm 2012. Kể từ đó, cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở khu vực Đan Đông trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

bfe22fc6e3dba3c7ab1982d0dd90dc15.jpg

Đội trưởng Đội An ninh Mạng Đỗ Cường

Dưới đây là một số ví dụ về trường hợp bức hại tại khu vực Đan Đông mà Đội An ninh Mạng phải chịu trách nhiệm:

Bị kết án bất hợp pháp 4 năm tù vì gửi thư điện tử mang nội dung liên quan đến Pháp Luân Công

Anh Hàn Xuân Long và anh Trần Tân Dã là các học viên tại thành phố Thẩm Dương. Họ bị bắt khi đang đi công tác ở thành phố Đan Đông vào tháng 12 năm 2012. Sáu cảnh sát, bao gồm Đỗ Quốc Quân thuộc Đội An ninh Nội địa, đã đột nhập vào phòng và bắt giữ họ tại khách sạn. Họ được thông báo rằng cảnh sát mạng đã phát hiện ra họ gửi thư điện tử có nội dung liên quan tới Pháp Luân Công.

49b9a71d9d99fae6defc4e7e4b205ead.jpg

Anh Hàn Xuân Long trước và sau khi bị bức hại

Anh Hàn và anh Trần bị đưa tới Đồn cảnh sát Tứ Đạo Kiều để thẩm vấn. Cả hai người đều từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào, vì vậy họ đã bị tra tấn tàn bạo. Anh Hàn bị bức thực và tra tấn trên “giường chết” trong 24 giờ. Kết quả là chân anh bị sưng lên khiến anh không thể đi lại được. Anh không thể nghe được bằng tai trái và bị chẩn đoán suy thận, ứ nước tiểu, rách lỗ niệu đạo.

0338c21c6131497882a39cab1b7a53ca.jpg

 Minh họa phương thức tra tấn: Giường chết

Ngày 28 tháng 05 năm 2013, Tòa án quận Chấn Hưng tại thành phố Đan Đông đã xét xử anh Hàn và anh Trần mặc dù anh Hàn vẫn rất yếu. Khi đến nơi xét xử, anh được đưa ra khỏi xe cảnh sát bằng một chiếc xe lăn. Anh trông rất xanh xao và hốc hác.

Anh Hàn và anh Trần nói trong lời khai của mình rằng việc sử dụng Internet để gửi thư điện tử là quyền hợp pháp và họ không vi phạm bất cứ điều luật nào. Họ chỉ ra rằng việc chính quyền tước đoạt quyền lợi hợp pháp của họ là bất hợp pháp.

Dù vậy, tòa án vẫn kết án họ 4 năm tù vào ngày 31 tháng 05 năm 2013.

Bài viết liên quan: Anh Hàn Xuân Long và anh Trần Xuân Dã bị các cơ quan cảnh sát và tư pháp ngược đãi nghiêm trọng

Giáo viên trường trung học bị kết án 3 năm tù vì gửi thư điện tử đính kèm sách Chuyển Pháp Luân

Anh Phạm Hiểu Linh là giáo viên Trường trung học số 01 Phượng Thành. Anh đã sử dụng phần mềm vượt tường lửa để truy cập vào trang web Minh Huệ. Anh tải xuống sách điện tử “Chuyển Pháp Luân” và chia sẻ với ba người bạn của mình thông qua thư điện tử. Mặc dù anh đã có thể giữ an toàn khi dùng phần mềm vượt tường lửa để truy cập vào Minh Huệ, tuy nhiên anh đã không thể bảo mật được kết nối Internet khi gửi thư điện tử, vì vậy Đội An ninh Mạng đã lần ra anh.

Anh Phạm đã bị Đội cảnh sát mạng Đan Đông và Phòng cảnh sát Phượng Thành bắt giữ tại lớp học của mình vào tháng 10 năm 2012. Ngày 08 tháng 11 năm 2013, anh bị Tòa án Phượng Thành kết án 3 năm tù.

Bài viết liên quan: Giáo viên trung học Phạm Hiểu Linh bị kết án tù phi pháp

Bị kết án 3 năm tù vì truy cập trang web Minh Huệ

Học viên Tôn Quế Thanh bị bắt tại nhà vì truy cập vào trang web Minh Huệ. Một vài cảnh sát đã xông vào nhà và bắt giữ cô. Theo một số nguồn tin thì cảnh sát mạng Đan Đông đã theo dõi và lần theo cô một vài lần khi cô lên mạng.

Cô Tôn bị kết án 3 năm tù vào tháng 04 năm 2013.

Bài viết liên quan: Cô Tôn Quế Thanh bị cáo buộc phi pháp

Bị kết án 03 năm tù vì đăng thông tin về Pháp Luân Công lên mạng QQ

Học viên Chúc Duyên Ba bị kết án vì đăng thông tin về Pháp Luân Công lên mạng QQ. Hơn 10 cảnh sát đã xông vào nhà và bắt giữ cô vào ngày 24 tháng 12 năm 2013.

Ngày 22 tháng 04 năm 2014, cô bị xét xử tại Tòa án Đông Cảng. Luật sư kháng nghị cô vô tội và biện hộ rằng các bài đăng của cô Chúc hoàn toàn phù hợp với quyền tự do ngôn luận, phán quyết đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng được quy định trong hiến pháp của cô Chúc.

Bài viết liên quan: Học viên tại tỉnh Liêu Ninh bị bí mật kết án 03 năm tù

Phòng An ninh Mạng Đan Đông bắt giữ 7 học viên vào năm 2014

Anh Lưu Bân bị bắt giữ tại nơi làm việc vào ngày 19 tháng 05 năm 2014. Anh được cho biết cảnh sát mạng đã phát hiện ra anh chia sẻ các thông tin về Pháp Luân Công qua thư điện tử. Con gái của anh, cô Lưu Dương, cũng bị bắt vì đã giúp cha mình lập tài khoản email. Cô Lưu đã được bảo lãnh tại ngoại 10 ngày sau đó. Anh Lưu hiện đang phải đối mặt trước phiên xét xử của Tòa án quận Nguyên Bảo.

Anh Kim Bưu và anh Lữ Tuấn bị cảnh sát mạng và các cảnh sát từ Phòng cảnh sát Phượng Thành bắt giữ vào ngày 02 tháng 07 năm 2014. Cảnh sát đã lục soát nhà họ và lấy đi máy tính, máy in, điện thoại di động và các sách của Pháp Luân Công. Hai học viên đang phải đối mặt với những cáo buộc từ Viện kiểm sát Phượng Thành.

Cô Đơn Ngọc Hoa bị bắt vào đầu tháng 07 năm 2014 khi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Công trên mạng. Cô đã bị cảnh sát mạng Đan Đông giám sát và theo dõi.

Hai học viên tại Đông Cảng bị các cảnh sát nhận lệnh từ Đội An ninh Mạng Đan Đông bắt giữ vào ngày 31 tháng 07 năm 2014. Họ đã được thả cùng ngày.

Phần kết

Kiểm duyệt Internet được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc kể từ khi Đảng bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. ĐCSTQ đã phong tỏa truy cập vào trang web Minh Huệ và sử dụng mọi phương thức để giám sát, lần theo các học viên, cả lúc họ trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Để đột phá tường lửa phong tỏa Internet của Trung Quốc, các phần mềm như FreeGate đã được phát triển để giúp hàng triệu cư dân mạng tại Trung Quốc có thể đột phá phong tỏa, tự do truy cập vào các trang thông tin trực tuyến. FreeGate và các phần mềm tương tự được các học viên Pháp Luân Công ở ngoài Trung Quốc phát triển.

Tập đoàn Dynamic Internet Technology có trụ sở đặt tại Mỹ, đã thống kê có 690 triệu lượt người truy cập tới cổng dịch vụ tra cứu Internet. Trang web Minh Huệ cho biết, năm 2009, 200 nghìn điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công đã được thiết lập ở Trung Quốc đại lục.

Rõ ràng rằng bất chấp tường lửa của Trung Quốc, các học viên vẫn có thể đột phá phong tỏa Internet, truy cập trang web Minh Huệ để lấy thông tin về cuộc đàn áp và chuẩn bị các tài liệu chân tướng của họ. Với 200 nghìn điểm sản xuất tài liệu, số cư dân mạng tại Trung Quốc mà các học viên có thể mang chân tướng về cuộc bức hại đến là rất lớn.

Mặc dù chính quyền cộng sản đã đầu tư tới 10 tỷ đô la Mỹ, nhiều học viên Pháp Luân Công vẫn có thể đột phá thành công phong tỏa Internet của ĐCSTQ để gửi đến Trung Quốc những thông điệp tự do và hòa bình. Những câu chuyện ở trên trong bài viết này chỉ ra số phận của những người không sử dụng phần mềm như Freegate và Ultrasurf để bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động trực tuyến.

Bài viết liên quan: Đột phá phong tỏa Internet của Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Những người liên quan: Đỗ Cường (杜强), trưởng Đội An ninh Mạng Đan Đông: +86-13941580111, +86-415-2103300 (Văn phòng), +86-415-2169988 (H) Trịnh Hạo (郑浩), chính ủy: +86-13841539166, +86-415-2103254 (Văn phòng), +86-415-2170900 (Nhà riêng) (Thông tin liên lạc của những người liên quan khác được cung cấp trong bản tiếng Hán)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/18/296128.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/17/3289.html

Đăng ngày 24-10-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đội An ninh Mạng tiếp tục giám sát và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công (thành phố Đan Đông) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Vì sao Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại tại Trung Quốc?https://vn.minghui.org/news/41496-vi-sao-phap-luan-dai-phap-bi-buc-hai-tai-trung-quoc.htmlSat, 10 Aug 2013 11:29:53 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=41496[MINH HUỆ 18-07-2013] Ngày 20 tháng 07 năm 2013 đánh dấu 14 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Đại Pháp, và cuộc bức hại vẫn còn tiếp diễn. Chính thức phát động vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, cuộc bức hại tà ác chưa […]

The post Vì sao Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại tại Trung Quốc? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 18-07-2013] Ngày 20 tháng 07 năm 2013 đánh dấu 14 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Đại Pháp, và cuộc bức hại vẫn còn tiếp diễn. Chính thức phát động vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, cuộc bức hại tà ác chưa từng thấy này dẫn đến hàng trăm nghìn cuộc bắt giữ các đệ tử Đại Pháp, những vụ mất tích và hơn 3.000 nạn nhân được ghi nhận là đã tử vong – mặc dù con số thực tế e rằng còn lớn hơn rất nhiều lần.

Nguyên nhân phức tạp đằng sau cuộc bức hại có thể được chia thành bốn yếu tố: sự lo sợ bệnh hoạn của kẻ độc tài hoang tưởng về sự phát triển nhanh chóng và sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công; sự đố kỵ mạnh mẽ của kẻ độc tài về sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp; sự đối lập nội tại giữa hệ tư tưởng chính trị đấu tranh tàn bạo của chế độ cộng sản và phía đối cực của nó – nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp; và bản chất thật sự của cộng sản, vốn để duy trì chính nó, bắt buộc gán nhãn một nhóm người dưới dạng “kẻ thù giai cấp” để “đấu tranh” lại.

Cuộc đàn áp đã bắt đầu như thế nào?

Trong ba năm trước khi cuộc đàn áp toàn quốc chính thức bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, các học viên chịu sự áp bức của chính quyền ngày càng mạnh mẽ. Ngay đầu năm 1996, các cuốn sách của Pháp Luân Công bị cấm không cho xuất bản, và bài báo đầu tiên chỉ trích Pháp Luân Công được xuất bản trên một tờ báo chính thức của nhà nước.

Đến hai năm 1998 và 1999, cảnh sát liên tục phá hoại các khu vực luyện công chung tại các công viên. Sự tuyên truyền tấn công nhằm phỉ báng Pháp Luân Công trên truyền thông nhà nước ngày một gia tăng. Tiếp theo một loạt sự kiện vào tháng 04 năm 1999, trong đó cảnh sát đã bắt giữ trái phép và đánh đập các học viên tại Thiên Tân, có gần 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập hợp tại Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa với Văn phòng Kháng cáo của Hội đồng Nhà nước vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, yêu cầu thả các học viên bị bắt, sửa lại lệnh cấm các sách của Pháp Luân Công và chấm dứt sự sách nhiễu của chính quyền đối với việc tu luyện.

Mặc dù buổi thỉnh nguyện đặc biệt yên lặng và nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp các học viên và đồng ý tôn trọng các yêu cầu của họ, song sự áp bức của chính quyền đã tăng mạnh ngay sau sự kiện này. Vào ngày 10 tháng 06 năm 1999, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân thành lập Phòng 610, một cơ quan cảnh sát toàn quốc với quyền lực vượt trên tất cả các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, các cơ quan chính quyền và các tòa án, nhằm chĩa mũi nhọn vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 20 tháng 07 năm 1999, cảnh sát tiến hành bắt bớ sâu rộng các điều phối viên của các điểm luyện công Pháp Luân Công. Ngày 22 tháng 07, một cuộc vận động truyền thông toàn lực được thực hiện chống lại Pháp Luân Công và chính thức tuyên bố môn tu luyện bị cấm. Kể từ thời điểm đó, cuộc bức hại đã tiếp tục mà không hề suy giảm, bất chấp sự thật là không có điều luật hiện tại nào thiết lập lệnh cấm hoặc cho phép cuộc đàn áp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/18/141108.html

Đăng ngày 10-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Vì sao Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại tại Trung Quốc? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nguồn gốc của cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/18306-nguon-goc-cua-cuoc-dan-ap-phap-luan-cong-tai-trung-quoc.htmlTue, 27 Jul 2010 17:09:04 +0000https://minhhue.net/news/?p=18306[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp] Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh […]

The post Nguồn gốc của cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

Bài viết trước trong loạt bài:

Tổng quan về cuộc bức hại

Các câu hỏi và trả lời về cuộc đàn áp

Cuộc bức hại: Các mốc thời gian

***************************

“Tại sao Pháp Luân Công vẫn bị đàn áp ở Trung Quốc?” “Tại sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm Pháp Luân Công?” “ Tại sao chính phủ Trung Quốc xem Pháp Luân Công như là một mối đe dọa?” Dưới đây là một số câu trả lời. Mặc dù chúng được giới thiệu ở đây như những giải thích riêng biệt, nhưng tất nhiên những do khác nhau được liên kết với nhau theo nhiều cách.

Tại cuối của trang này, một số giải thích thường được trích dẫn nhưng có lý do phụ cũng được xem xét một cách ngắn gọn.

Giải thích về mặt số lượng: Pháp Luân Công trở lên quá phổ biến quá nhanh.

Pháp Luân Công, được truyền ra công chúng lần đầu vào năm 1992, chỉ trong 7 năm sau đã có số lượng người theo vượt quá 70 triệu ở Trung Quốc theo các ước tính của chính phủ Trung Quốc (nguồn). Pháp Luân Công đã trở lên, như tờ Tin Tức Hoa Kỳ và Báo cáo Thế giới đã đưa ra vào năm 1999, “Tổ chức tự nguyện lớn nhất ở Trung Quốc, thậm chí lớn hơn cả Đảng Cộng Sản”, lúc đó Đảng Cộng Sản có số thành viên khoảng 65 triệu. Đảng Cộng Sản đã bị đe dọa bởi sự tăng lên phổ biến nhanh này và sợ rằng nó có thể gặp phải sự cạnh tranh với Pháp Luân Công.

Các bằng chứng nhiều hơn về Đảng sợ sự phổ biến của Pháp Luân Công đến từ thực tế rằng khi các sách của Pháp Luân Công trở thành những cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1996, ngay lập tức các sách này đã bị cấm xuất bản.

Giải thích về mặt kiểm soát: Pháp Luân Công đã phát triển quá độc lập không theo Đảng mong muốn.

Một số lãnh đạo Đảng Cộng Sản cũng xem sự độc lập của Pháp Luân Công là một mối đe dọa. Sự độc lập của Pháp Luân Công đã thể hiện ra theo khả năng của các học viên, những người có thể tìm thấy ở khắp Trung Quốc và ở mọi tầng lớp xã hội, nay có thể liên lạc với nhau và tổ chức các hoạt động của riêng mình (bao gồm cả một cuộc tụ tập lớn để thỉnh cầu chính phủ phản đối những lạm dụng). Đảng độc tài, cho tới tận ngày nay vẫn tiếp tục trực tiếp kiểm soát các phương tiện truyền thông, tòa án, hệ thống giáo dục, và các học viện tín ngưỡng, đã xem sự độc lập và khả năng phối hợp các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công là một tiền lệ nguy hiểm.

Thực tế là trong số các học viên Pháp Luân Công có nhiều Đảng viên tận tụy không làm chế độ thỏa mãn; ngược lại, điều này càng làm nó sợ rằng nó đang cạnh tranh với Pháp Luân Công.

Giải thích theo lỗ hổng ý thức hệ: Pháp Luân Công đề xướng một bộ các giá trị khác với những thứ Đảng đề xướng.

Bất chấp việc Trung Quốc đã chuyển sang nền kinh tế thị trường trong những thập kỷ gần đây, Đảng Cộng Sản vô thần vẫn không chỉ bám vào hệ thống chính quyền kiểu Lê nin, mà còn bám vào ý thức hệ Mác xít một cách chính thống (mặc dù chỉ có vài quan chức thực sự tin vào ý thức hệ này). Điều này được minh họa vào năm 2006 bằng chiến dịch “gìn giữ bản chất tiến bộ của ĐCSTQ” của Hồ Cẩm Đào (tin tức).

Một số lãnh đạo Đảng đã thấy Pháp Luân Công, với niềm tin của Pháp Luân Công vào Phật, Đạo và Thần, và sự tin chắc của Pháp Luân Công rằng bất kỳ ai cũng có thể đạt tới một cảnh giới tuyệt diệu thông qua tự tinh luyện, như thế là xung đột với ý thức hệ của Đảng.

Trong khi điều này đúng với bất kỳ tôn giáo nào ở Trung Quốc, nó cũng đúng là mọi tôn giáo ở Trung Quốc đã bị đàn áp bởi ĐCSTQ, và trong nhiều trường hợp vẫn tiếp tục bị đàn áp. Những khác biệt nằm ở mức độ đàn áp, số người liên quan, và nỗ lực mà Đảng sử dụng để đàn áp mỗi nhóm riêng tại bất kỳ một thời điểm đưa ra xem xét.

Tân Hoa Xã, phát ngôn chính thức của ĐCSTQ, thừa nhận điều này nhiều vào năm 1999. Tân Hoa Xã đã hãnh diện tuyên bố “Thực tế, cái gọi là nguyên tắc ‘chân, thiện và nhẫn’ được giảng bởi ông Lý Hồng Chí [người sáng lập Pháp Luân Công] chẳng có gì chung với sự phát triển văn hóa và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cố gắng đạt được”.

Trớ trêu thay, Tân Hoa Xã đã chạm phải những gì ĐCSTQ đang lúng túng trong thực tế: Pháp Luân Công là môn luyện tập theo Chân, Thiện, và Nhẫn, trong khi đó qua hơn nửa thế kỷ Đảng Cộng Sản đã thống trị bằng lừa dối, áp bức và bạo lực.

Giải thích theo nhân tố cá nhân: Sự ghen tị của Giang Trạch Dân và các thủ đoạn của những người theo cơ hội chủ nghĩa đã đóng một vai trò quyết định.

Quyết định của Giang Trạch Dân khởi động chiến dịch chống lại Pháp Luân Công đã nhận được một số ít ủng hộ thật từ các lãnh đạo cao nhất của Đảng. Khi ấy thủ tướng Chu Dung Cơ đã thực hiện một giải pháp hòa giải hướng tới Pháp Luân Công, và một số bằng chứng cho thấy rằng lãnh đạo hiện tại Hồ Cẩm Đào cũng không xem Pháp Luân Công là một vấn đề (xem báo cáo của CNN) .

Nhưng với một số ít người ủng hộ, dẫn đầu là Lưu Cán, Giang đã tuyên bố  lập trường chống Pháp Luân Công bằng cách diễn đạt nhóm Pháp Luân Công như là một đe dọa lớn nhất đối với Đảng, gán nhãn Pháp Luân Công là một “tổ chức tà giáo” (xem phân tích), tạo ra Phòng 6-10, và ép buộc luật pháp để biện hộ một cách có hiệu lực cho lệnh cấm Pháp Luân Công. (xem báo cáo Quan Sát Nhân Quyền).

Tại sao Giang lại làm một việc như thế? Vì hai nguyên nhân. Đầu tiên, rất có vẻ buồn cười là, hầu hết bằng chứng cho thấy rằng Giang đã ghen tị sâu sắc với sự phổ biến của Pháp Luân Công và xem việc đàn áp Pháp Luân Công như là một sự bỏ giá có lợi hơn hơn trong cuộc đấu thầu của chính Giang nhằm đi vào lịch sử như là một lãnh đạo tối cao thứ ba của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (tiếp theo sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình).

Thứ hai là, như nhà phân tích Willy Lam và những người khác đã cho thấy, Giang đã thấy một cơ hội – bằng cách tấn công Pháp Luân Công và tạo ra một chiến dịch kiểu của Mao cùng với trạng thái khủng hoảng đi kèm với nó, Giang có thể lợi dụng chiến dịch này để “tăng cao lòng trung thành với chính Giang” và dùng thủ đoạn để đạt được lợi ích về mặt chính trị (xem báo cáo của CNN)

Mặc dù Giang đã chính thức bắt đầu chuyển quyền lực cho Hồ Cẩm Đào vào cuối năm 2002, những thành viên của bè phái chính trị của Giang vẫn ở trong những vị trí cáo bên trong Bộ Chính trị và bộ máy an ninh Đảng. Những người này, như phó chủ tịch Zeng Qinghong và lãnh đạo Ủy ban Hợp Pháp Chính trị Lưu Cán, đã có thể dung trì và thậm trí làm chiến dịch tăng cao lên. Tuy nhiên các báo cáo không định kỳ từ bên trong nội bộ Trung Quốc đã để lộ những căng thẳng giữa bè phái của Giang và Hồ Cẩm Đào về chính sách đối với Pháp Luân Công.

Giải thích bằng cách xem lại chính ĐCSTQ: Để tồn tại, chế độ của nó đã lặp đi lặp lại nhiều lần nhắm vào các nhóm khác.

Như cuốn sách Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản (Cửu Bình) minh họa, qua gần sáu thập kỷ nắm quyền lực, ĐCSTQ đã thực hiện hết chiến dịch này đến chiến dịch kia nhắm vào nhiều nhóm khác nhau. Cửu Bình giải thích Đảng đã lặp đi lặp lại áp dụng luật 95-5 như thế nào: Nó bảo với nhân dân Trung Quốc rằng chỉ một nhóm kẻ thù nhỏ đang bị nhắm tới; 95 phần trăm tốt sẽ không bị ảnh hưởng chừng nào họ tự phân tách rõ ràng khỏi 5 phần trăm xấu còn lại. Theo cách này, nhóm bị nhắm vào nhanh chóng bị xa lánh. Bạn bè, đồng nghiệp, bạn học, thậm chí cả những thành viên trong gia đình cũng vội vàng đi theo “nhóm tốt” đa số để thoát khỏi nỗi sợ bị đàn áp.

Thủ đoạn bịp bợm nằm ở chỗ 5 phần trăm “nhóm xấu” kia liên tục thay đổi, đầu tiên đó là những người giàu có và gia đình của họ, sau đó là những người có liên hệ với hải ngoại, sau đó là những nhóm tín ngưỡng, rồi trí thức, rồi ủng hộ dân chủ, và tiếp tục…bây giờ đó là Pháp Luân Công.

Trong khi sự thực là những chiến dịch này đã trở lên ít quan trọng hơn kể từ cái chết của của Mao Trạch Đông vào năm 1976, chiến dịch của Đảng chống lại Pháp Luân Công từ năm 1999 trở đi đã quay lần ngược lại thời đại chủ nghĩa Mao Trạch Đông, thể hiện qua việc sử dụng bộ máy tuyên truyền, các buổi xét xử, các buổi học, và các trại lao động của nó.

Qua tiến trình nhiều thập kỷ, hiếm có người Trung Quốc nào không có họ hàng hoặc bạn bè thân thiết nào bị đàn áp nghiêm trọng vào lúc này hay lúc khác. Trong khi sống cuộc đời bình thường của mình, toàn bộ dân chúng vì thế sống với một nỗi sợ kín. Đảng có thể nhanh chóng dùi vào nỗi sợ này bất kỳ lúc nào nó cần để tăng cường kiểm soát.

Các giải thích khác đôi khi được trích dẫn những ít có tính thuyết phục hơn:

Giải thích theo hướng mối đe dọa: Pháp Luân Công là một sự nguy hiểm đối với xã hội

Đối với các quan chức trong Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán và các tòa lãnh sự, cũng như là đối với các nhà báo và học giả Trung Quốc đứng về phía Đảng, sự giải thích rất đơn giản: Đầu tiên, không có đàn áp nào diễn ra cả, tất cả cái gọi là “bằng chứng” chỉ bao gồm những lời đồn thổi và bịa đặt bị khuấy động lên bởi những lực lượng thù địch chống Trung Quốc. Thứ hai, Pháp Luân Công bị cấm bởi vì nó là một mối đe dọa với xã hội và bất kỳ chính quyền có lý trí nào cũng sẽ làm tương tự.

Sự thật là chỉ có chính quyền của Đảng Cộng Sản mới cấm Pháp Luân Công, ngoài ra Pháp Luân Công được tập luyện tự do trên khắp thế giới ở hơn 70 nước. Đảng cũng không thể giải thích làm thế nào hàng chục ngàn người luyện tập Pháp Luân Công ở Đài Loan, chỉ cách Trung Quốc 100 dặm, mà không bị chính quyền hay các phương tiện truyền thông phàn nàn rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa. Thực tế, ở Đài Loan nơi có sự tương tự về phương diện văn hóa, tình hình khá trái ngược – các quan chức Đài Loan ca ngợi Pháp Luân Công, học sinh học Pháp Luân Công đê tính điểm thêm, và nó được dạy trong nhà tù cho các tù nhân như là một phần của chương trình cải tạo của họ (báo cáo).

Giải thích theo kiểu sốc: Cuộc tụ tập ngày 25 tháng 4, năm 1999 đã dẫn tới lệnh cấm

Một số người đã tranh luận rằng Pháp Luân Công đã bị cấm vì nó đã tính toán sai khi tổ chức một cuộc trình diễn lớn ngay trước dinh thự Trung Nam Hải của các lãnh đạo của Đảng tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng tư, năm 1999.

Không nghi ngờ rằng cuộc tụ tập vào ngày 25 tháng 4 (xem báo cáo) là một diễn biến then chốt, thực tế cuộc tụ tập này là hướng vào Văn Phòng Thỉnh Cầu của Hội Đồng Nhà Nước, chứ không phải khu liên hợp Trung Nam Hải của chính phủ. Đáng kể nhất là cuộc tụ tập đã đánh dấu mốc mà Giang Trạch Dân đã đi đến chính thức chỉ đạo chính sách chống Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, bên cạnh sự hợp pháp được quy định trong hiến pháp Trung Quốc, cuộc tụ tập là một phản ứng lại các hình thức đàn áp đã diễn ra sớm hơn. Nó đã đến sau 3 năm khi các sách của Pháp Luân Công bị cấm xuất bản, sau 2 năm bị chỉ trích trên các phương tiện thông tin của nhà nước và bị an ninh nhà nước quấy rối, và đó là một phản ứng ngay lập tức trước sự bắt giữ và đánh đập những học viên ở vùng Thiên Kim gần đó. Nếu không có sự đàn áp nào diễn ra trước đó, tại sao 10 ngàn người lại phải khiếu nại lên chính quyền để ngừng đàn áp họ?

Giải thích theo trí nhớ tập thể: Các lãnh đạo Đảng sợ sự nổi loạn tôn giáo khác.

Theo sự giải thích này, các lãnh đạo Đảng đã thấy trong Pháp Luân Công có những sự tương tự với các cuộc vận động tôn giáo trong quá khứ đã trở thành bạo lực và lật đổ các triều đại, ví dụ như Khăn Vàng thời nhà Hán, các giáo phái Bạch Liên, và Thái Bình và Nghĩa Hòa Đoàn nổi lên vào triều đại nhà Thanh. Tuy nhiên sự so sánh là rất giới hạn. Không giống những nhóm đó trong quá khứ, Pháp Luân Công không có quan tâm tới dành lấy quyền lực chính trị và hoàn toàn từ chối việc sử dụng bạo lực.

Thậm chí nếu có người sợ rằng Pháp Lân Công có thể chuyển sang bạo lực và đi đến chỗ giống với những cuộc nổi loạn trong quá khứ đó, thì sự phản ứng bất bạo lực hoàn toàn của Pháp Luân Công với cuộc đàn áp này từ ngày thứ nhất của cuộc đàn áp tới tận ngày nay đã xua tan từ rất lâu những nỗi sợ như vậy.

Cuối cùng, Pháp Luân Công đã trở lên đối lập với Đảng Cộng Sản chỉ trong những năm sau khi có cuộc đàn áp. Các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công đơn giản nhằm mục đích kết thúc cuộc đàn áp những người vô tội này. Các tác phẩm của ông Lý (https://vi.falundafa.org/book/index.html) và những quan điểm được bày tỏ bởi các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và hải ngoại đã làm sáng tỏ rằng Pháp Luân Công không có quan tâm tới việc dành lấy quyền lực chính trị ở Trung Quốc.

Tài liệu gốc: https://faluninfo.net/print/219/

________________________________________

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118331.html

Đăng ngày 27-07-2010; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nguồn gốc của cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>