Gửi Minh Huệ Net:
Từ nay trở đi, trong tất cả các sách của Đại Pháp, chữ “đích” trong từ “mục đích” đều đổi trở về chữ “địa” trong từ “mục địa”; trong nội hàm của Pháp thì chữ “đích” này hoàn toàn khác với chữ “địa”; đây là do con người hiện đại phủ nhận nội hàm của văn hoá Trung Quốc cổ đại mới gây ra như vậy.
Còn cách dùng chữ “địa” trong các từ kiểu như “phi thường địa”, “chân chính địa”, “lập thể địa”, v.v. đều đã thay đổi nội hàm; [nay] nên đổi thành “đích” mới đúng; [khi] không có mục đích với ngụ ý chỉ địa điểm và địa phương thì dùng “đích” tốt hơn.
Lại nữa, chữ “tiến” [mẫu tự giản thể] trong từ “tiền tiến”, là có ý đi vào trong cái giếng, do vậy nên sửa trở về chữ “tiến” theo mẫu tự phồn thể thì hay hơn; càng đi càng tốt đẹp hơn mà!
Đối với các sách Đại Pháp hiện có, đệ tử Đại Pháp có thể chỉnh sửa. Dùng dao nhỏ cạo đi, rồi lấy tay viết, hoặc cầm chữ chì đúc để in lên trên đều được; tốt nhất là đệ tử Đại Pháp chỉnh sửa.
Lý Hồng Chí
Ngày 26 tháng Ba năm 2004
Ghi chú: (của người dịch, không phải chính văn, chỉ để tham khảo)
Dịch ngày 14-4-2004, sửa lần đầu ngày 23-4-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/3/31/71289.html;
▪ nội hàm: hàm nghĩa sâu sắc bên trong, trái với biểu diện là cái vỏ hời hợt bên ngoài.
▪ mục đích (), mục địa (): chữ đích ở đây ngụ ý là cái đích, cái chỗ để ngắm vào; còn chữ địa ngụ ý là địa phương, vị trí. Chữ mục () là mắt, hệ thống thị giác. Hiểu bề ngoài thì hai từ mục đích và mục địa đều như nhau, nhưng xét về hàm nghĩa, nội hàm thì khác biệt. Theo nhìn nhận của dịch giả, do từ mục địa trong tiếng Việt không có nghĩa lắm, vậy trong các bản dịch tiếng Việt ta vẫn dùng mục đích như cũ. Đọc giả biết về chỗ gốc là như vậy.
▪ địa (), đích (): chữ địa này trong tiếng Hán hiện đại được dùng làm trợ từ kết cấu dùng trước động từ hoặc hình dung từ, biểu thị rằng thành phần trước nó là trạng từ tu sức cho động từ hoặc hình dung từ. Ví dụ: phi thường địa (một cách phi thường), chân chính địa (một cách chân chính, đúng đắn).
▪ tiến () theo mẫu tự giản thể, tiến () theo mẫu tự phồn thể: đây là một chữ nhưng có hai cách viết, cũng đọc là tấn (ví dụ: tinh tấn). Chữ tiến theo mẫu tự phồn thể, tức là theo mẫu tự truyền thống, thuộc về bộ sước () kết với chữ giai (). Chữ tiến theo mẫu tự giản thể thay chữ giai bằng chữ tỉnh (). Chữ sước ngụ ý là đi; chữ tỉnh nghĩa là cái giếng; chữ giai nghĩa là tốt đẹp. Vậy theo mặt chữ mà luận ý thì chữ tiến theo mẫu tự giản thể là đi vào cái giếng, còn chữ tiến theo lối viết truyền thống thì là đi đến nơi tốt đẹp.