Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York

(Lý Hồng Chí, ngày 20 tháng Tư năm 2003)

Chào tất cả! (vỗ tay)

Mọi người thật vất vả. (vỗ tay) Giai đoạn thời gian gần đây mọi người có thể đã [nhận] thấy rằng, thông qua nỗ lực không ngừng của các đệ tử Đại Pháp, trong khi giảng thanh chân tướng, thông qua phát chính niệm và học Pháp, [cũng như] tu luyện đối với bản thân mình, đã tạo nên những biến đổi to lớn về hình thế, trong khi toàn thể cái thế lớn mạnh của Chính Pháp còn chưa đến. Các sinh mệnh tà ác trong không gian còn lại quả là rất ít rồi, vì vậy chúng đã không [thể] tạo thành bức hại và can nhiễu trên diện tích rất rộng được nữa. Tuy nhiên hễ chúng còn tồn tại, thì [chúng] còn can nhiễu học viên ở những chỗ nào mà nhận thức còn chưa đầy đủ và trong tư tưởng còn có chấp trước. Tâm tính còn hữu lậu tại nơi đâu [thì hãy] đừng để bị [tà ác] dùi vào khe hở nơi đó.

Một số va chạm hiện nay xuất hiện giữa các học viên, mọi người cần chú ý, không được [chỉ] vì mấy việc nhỏ ấy mà làm ảnh hưởng đến việc chân chính mà các đệ tử Đại Pháp cần làm. Tôi bảo mọi người, bất kể là xuất hiện mâu thuẫn nào, xuất hiện tình huống gì, thì khẳng định rằng bản thân chúng ta còn có chỗ hữu lậu. Điểm này là khẳng định. Nếu không có chỗ hữu lậu, thì không ai có thể dùi vào khe hở đó được. Những va chạm về tâm tính, những phối hợp không ăn ý giữa các học viên chúng ta, dẫu đó là việc lớn hay nhỏ, tôi nói với chư vị, khẳng định đó là ma đang dùi vào khe hở. Bởi vì chư vị là các đệ tử Đại Pháp, [nên] bộ phận đã tu xong của chư vị [đã] hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của Thần; còn [bộ phận] bề mặt vẫn còn đang tu luyện trong Đại Pháp; về cơ bản thì khi đã là đệ tử Đại Pháp, [chư vị] cần biểu hiện trạng thái của các đệ tử Đại Pháp tại các phương diện [khác nhau]. Như vậy có những lúc xuất hiện một số va chạm với nhau về tâm tính, thì đó cũng là vì nhận thức [của mình] hoặc còn có chấp trước về tâm tính bản thân mình tạo nên. Những sự việc đó tuy nhỏ, nhưng rất dễ bị các sinh mệnh loạn bát nháo xấu xa trong không gian [lợi dụng] dùi vào khe hở; mọi người phải chú ý về phương diện này! Trải qua cuộc khảo nghiệm tà ác này, thì [đối với chư vị] mọi việc nên chăng đều minh bạch cả.

Ngồi tại đây có những [vị] từ châu Âu đến, từ châu Á đến, từ châu Úc đến, cũng như từ Nam Mỹ đến; còn có từ rất nhiều địa phương khác nữa. Không phải dễ dàng mà có được mọi người ngồi lại cả với nhau [như thế này]. Trước đây tôi đã giảng một câu, rằng thấy chư vị hiện nay [ngồi] với nhau vậy thôi, chứ sau khi chư vị viên mãn rồi thì không ai còn tìm [gặp] ai được nữa. (cười) Như mọi người đã biết, vũ trụ này cực kỳ rộng lớn; vì Chính Pháp [mới] tạo nên tam giới, vì Chính Pháp nên tạo thành xã hội nhân loại; do đó trong lịch sử có các sinh mệnh tại cao tầng từ rất nhiều các đại khung của vũ trụ đã đến cả nơi đây. Bấy giờ [họ] không đến từ một diện rộng, mà họ [đến đây] với tính chất đại biểu vào những thời kỳ khác nhau [để rồi] phối hợp sự việc tối hậu này. Tức là, một bộ phận lớn trong các đệ tử Đại Pháp là đã đến theo các thiên thể đó, người người kết duyên, rồi sau ngày viên mãn quay trở về, chư vị dẫu muốn gặp lại thì cũng hầu như không thể được; do đó chư vị nên biết quý cái duyên phận này. Ngoài ra duyên phận đó của chư vị cũng là cái duyên khác nhau tương hỗ giao hoà qua nhiều đời mà kết thành; thật chẳng dễ dàng gì. Vậy nên làm điều gì cũng phải phối hợp cho tốt; sự việc của mỗi đệ tử Đại Pháp đều là sự việc của mọi người. Mỗi cá nhân cũng không nên chỉ vì vài việc nhỏ bé rồi sinh ra xa cách; thế không được, phải biết quý tiếc. Ngoài ra khi làm các việc Đại Pháp cũng cần phối hợp, cần phối hợp cho thật tốt.

Trước mắt các đệ tử Đại Pháp là ba việc. Một là giảng chân tướng, hai là phát chính niệm — phát chính niệm có tác dụng đối với cả tự thân và tình thế bên ngoài thân thể — và ba là bản thân mình tu luyện và học Pháp cho tốt. Ba việc này đều vô cùng quan trọng. Mọi người đều [hiểu] rõ mục đích giảng chân tướng rồi, chính là vạch trần cuộc bức hại tà ác này, để con người thế gian biết được, để các chúng sinh trong vũ trụ biết được. [Khi] chư vị tại nơi đây giảng [chân tướng], [thì] các chư vị tại các tầng có phần thân thể đã tu xong cũng tại tầng tầng thiên thể khác mà giảng. Nhất định đưa cuộc bức hại này, trường tà ác này ra phơi bày, để con người thế gian thấy rõ; đó cũng là ức chế chúng, cũng là đang tiêu trừ chúng. Giảng chân tướng là có sức mạnh nhất, là hành vi đại Thiện; bởi vì cuộc bức hại này hoàn toàn lấy vu khống [và] dối lừa làm cơ sở. Mọi người cũng đã [hiểu] rõ mục tiêu của phát chính niệm; chủ yếu là thanh lý những sinh mệnh tà ác đang khống chế nhân loại hành ác đối với Đại Pháp, bức hại đệ tử Đại Pháp, và bức hại con người thế gian, [và là] cứu độ nhân loại và chúng sinh, thanh trừ những gì đang gây trở ngại cho Chính Pháp; do đó [phát chính niệm] hết sức quan trọng. Mỗi đệ tử Đại Pháp đều không được xem nhẹ việc này, cũng không được mượn bất kể cớ gì rồi xao nhãng phát chính niệm; bởi vì nếu chư vị thanh lý không tốt bản thân mình thì bản thân chư vị sẽ thực thi không tốt, chư vị thanh lý mình không tốt cũng sẽ can nhiễu đến người khác. Việc thứ ba chính là chúng ta học Pháp cho tốt. Mọi người nếu không học bộ Đại Pháp này thật tốt, thì sự viên mãn của bản thân chư vị không được đảm bảo. Ngoài ra tất cả những việc chính của Đại Pháp mà chư vị làm đều giống như người thường làm, dùng cách nghĩ của người thường, đứng trên xuất phát điểm của người thường mà làm, đó chính là người thường; tối đa cũng chỉ là người thường làm điều tốt cho Đại Pháp mà thôi. Bởi vì chư vị là đệ tử Đại Pháp, do đó chư vị không thể ly khai Pháp mà hành xử. Chư vị còn [phải] cải biến không ngừng bộ phận bề mặt nhất vốn chưa được cải biến [của mình]; vậy chư vị không nên ly khai học Pháp. Nhất định học Pháp thật tốt. Trong quá trình học Pháp, chư vị [mới] có thể không ngừng thanh trừ những nhân tố bất hảo của mình, cải biến những điểm cuối cùng mà chưa cải biến. Vì sao trước đây tôi rất nhấn mạnh rằng mọi người học Pháp, học Pháp, học Pháp thật tốt? Nó vô cùng quan trọng.

Như mọi người đã biết, các đệ tử Đại Pháp đã đi qua quá trình [đến] viên mãn, nhưng lịch sử hôm nay giao phó cho các đệ tử Đại Pháp trách nhiệm to lớn hơn, không phải là giải thoát và viên mãn cá nhân, mà là cứu độ thật nhiều chúng sinh; vì thế mới xứng đáng là đệ tử Đại Pháp. Như vậy trách nhiệm to lớn này đã giao phó cho chư vị trong lịch sử, cũng là đưa đến vinh diệu tương ứng cho chư vị. Tôi không nói tôi là ai, nhưng dù sao thì tôi cũng đang Chính Pháp. Như vậy đã là đệ tử Đại Pháp mà xét, chư vị hôm nay có thể cùng theo Sư phụ làm Chính Pháp, tôi nghĩ rằng, điều chờ đợi chư vị trong tương lai sẽ là những gì; tôi chưa hề giảng cụ thể cho chư vị, nhưng hôm nay tôi nói một chút với chư vị rằng, đó là vinh diệu chí cao vô thượng mà trong lịch sử xưa nay chưa từng có! (vỗ tay) Chư vị đã nghĩ đến chưa? [Dẫu] ai bức hại Đại Pháp, [dẫu] ai bức hại các đệ tử Đại Pháp; có các sinh mệnh cao đến đâu tham gia, thì những sinh mệnh ấy đã hình thành ‘đối đẳng’ với chư vị rồi. Bất kể là chúng cao nhường nào, thì chúng đều hình thành ‘đối đẳng’ với chư vị. Vậy mà, liên đới ở đây chính là các Chủ của các đại khung rất cao, các Chủ của các đại khung vô hạn, thậm chí đến các sinh mệnh cao hơn nữa; nhưng hôm nay [những ai] ở những chỗ cao nhất trong các đại khung khác nhau hành [xử] bất thiện đối với Đại Pháp đã hình thành một ‘đối đẳng’ với các đệ tử Đại Pháp khác nhau của tôi. Mọi người thử nghĩ, điều ấy có ý nghĩa gì? Tôi còn nói với mọi người, dù cho có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp bị bức hại đến chết — trong Pháp đã định rồi — sinh mệnh của họ sẽ hoán đổi vị trí với các sinh mệnh nơi tối cao kia vốn đã bức hại họ! (vỗ tay)

Chính là vậy đó. Vì sao những Thần cao đến thế đến tham dự sự kiện này? Vì sao những Thần cao đến thế đã ảnh hưởng đến các sinh mệnh bên dưới bức hại các đệ tử Đại Pháp? Dẫu họ chẳng trực tiếp làm, nhưng chính là nhân tố của họ đã tạo thành như thế, họ có thể không chịu trách nhiệm ư? Họ đã tham dự rồi, họ phải chịu trách nhiệm về trường can nhiễu này; đó là [Pháp] lý của vũ trụ; nếu không thế thì đã chẳng quan hệ chi đến họ cả. Miễn là có một xíu quan hệ đến họ, thì họ phải có trách nhiệm với sự việc này. [Nếu] họ không đáng ngồi tại đó, [thì] hãy để các đệ tử Đại Pháp tu lên đó, ngồi trên đó; đạo lý là như vậy.

Thực ra trong này có rất nhiều sự việc, không phải là [điều] mà người thường có thể tưởng tượng đến. Xem như bình thường, [nhưng] những gì các đệ tử Đại Pháp làm đều là những việc vĩ đại nhất, lịch sử xưa nay chưa hề có. Chư vị đã thấy cuộc bức hại đối với các đồ đệ Đại Pháp thật là tà ác cùng cực với thanh thế thật ghê gớm; [và] Đại Pháp của vũ trụ đang độ nhân tại thế gian, một Pháp lớn đến như thế đang truyền tại thế [gian]; [nhưng] tại sao rất nhiều người tại thế gian không rung động trong lòng? Thực ra họ đang bị cựu thế lực ức chế, đang bị bọc kín vô cùng nghiêm mật. Cựu thế lực nhìn nhận rằng tu luyện và chứng thực Pháp trong thời kỳ Chính Pháp là việc của chính các đệ tử Đại Pháp; người khác không xứng đáng tham dự. Trong tình huống ấy, con người thế gian sẽ rất khó nhận thức được Pháp lý của Đại Pháp cũng như sự thần thánh của bản thân Pháp này. Tuy nhiên, đối với con người, đối với nhân loại hiện nay mà giảng về chà đạp nhân quyền, chà đạp tự do tín ngưỡng, thì họ có thể nhận thức được những phương diện ấy. Do đó khi giảng thanh chân tướng, chư vị cũng nên xoay quanh phương diện đó mà giảng, con người thế gian có thể hiểu được, họ cũng sẽ ủng hộ. Chỉ cần họ còn có chính nghĩa, họ còn có phần Thiện ở đó, [và] họ còn có thể độ, thì họ sẽ ủng hộ. Do vậy, chư vị giảng cao [quá] thì hiệu quả trái lại sẽ không tốt; bởi vì [người] đắc Pháp hiện nay chính là các đệ tử Đại Pháp; khi giảng thanh chân tướng mà chư vị lập tức muốn người thường trở thành đệ tử Đại Pháp thì đó là sốt ruột cầu thành quả. Khi giảng thanh chân tướng ai mà nói cao quá thì đều đang khởi tác dụng phá hoại một cách không lý trí. Nếu không nghe theo lời nhắc nhở, chấp trước thái quá, thì có thể việc phá hoại mắc phải sẽ trở nên to lớn, sẽ bị ma lợi dụng. Nếu chư vị thật sự đã phạm tội trong sự việc này, thì có lẽ ma sẽ làm chư vị phải rớt hạ xuống.

Do vậy, những việc này không hề nhỏ, cần xử lý cho tốt. Con đường của chư vị — tôi nghĩ rằng mọi người đều đã [nhận] thấy rồi — thực ra rất hẹp. Hễ chư vị bước chệch ra một chút, thì chư vị không còn phù hợp với tiêu chuẩn đệ tử Đại Pháp nữa. Chúng ta chỉ có thể đi một con đường hết sức [ngay] chính, chệch ra một chút là không được, là vì đây là lịch sử yêu cầu, là điều mà các sinh mệnh của chúng sinh trong vũ trụ tương lai yêu cầu. Vũ trụ tương lai không thể vì mọi người vẫn còn hữu lậu trong Chính Pháp mà rồi xuất hiện thiên sai này khác; do đó khi bản thân [chư vị] chứng thực Pháp thì việc mọi người bước thật tốt từng bước một là điều vô cùng trọng yếu. Thoáng nhìn thấy như bình thường. Trên con đường chư vị đi khi chứng thực Pháp cũng như giai đoạn thời kỳ chư vị gây dựng uy đức của mình, [chư vị] đừng để lưu lại bất kể chút dơ bẩn hay ân hận nào hết; nó vĩnh viễn không thể lau sạch được đâu. Tất nhiên, dẫu là tu luyện, chứng thực Pháp, hay chính niệm thanh trừ cuộc bức hại này cũng vậy, sự việc chưa kết thúc. Đối với những ai thực thi chưa tốt thì chưa kết thúc ấy chính là cơ hội. Cuối cùng [nếu] cũng lại không xử lý cho tốt, thì đến khi kết thúc rồi [họ] sẽ không đạt. Khi cuộc bức hại bắt đầu, dẫu là học viên trong hay ngoài Trung Quốc, đều có nhiều việc thực thi chưa tốt. Bấy giờ thực thi chưa tốt có thể nói là vì kinh nghiệm chưa đầy đủ, chưa từng gặp chuyện như thế này, chưa biết làm thế nào; mấy năm vụt trôi qua [đến nay] không thể lại nói như thế nữa. Mọi người đều cũng cần phải biết — một cách thanh tỉnh, có lý trí — cần đối đãi như thế nào, như thế cũng cần thực hiện tốt hơn lên, không lẽ lại xuất hiện lại sự tình như xưa.

Nếu như chư vị làm thật tốt việc tu luyện tự thân, thì sẽ liên quan đến những sự việc rất lớn trong tương lai nơi vũ trụ. Quá trình viên mãn cá nhân của các đệ tử Đại Pháp [nay] đã qua rồi, nhưng chư vị là đệ tử của tôi, chư vị là đồ [đệ] Đại Pháp, trách nhiệm lịch sử giao phó cho chư vị hôm nay không phải là để chư vị [đạt] viên mãn cá nhân là xong, mà là để chư vị làm việc lớn hơn, muốn để chư vị dựng lập uy đức lớn hơn. Tất nhiên, cũng có quả vị cao hơn nữa đang chờ đợi, [có] trách nhiệm lớn hơn [trong] vũ trụ đang chờ đợi. Mối quan hệ là vậy. Trước đây tôi từng giảng, tôi giảng rằng đệ tử Đại Pháp nào trước chưa làm được tốt thì cần tiếp tục nỗ lực. Dẫu chư vị đã qua quá trình tu luyện ấy rồi, nhưng chư vị còn phải tu bản thân mình thật tốt hơn nữa, [cần] tu thật tốt nốt phần nhỏ vẫn chưa tu xong đang còn ở bề mặt, do vậy học Pháp là vô cùng quan trọng.

Chư vị biết không? Trước đây tôi giảng Pháp về ‘bạch nhật phi thăng’; chính là khi thân thể bề mặt đều tu xong cả rồi thì có thể ‘bạch nhật phi thăng’. Nhưng chư vị có biết trong quá khứ những loại người nào đã ‘bạch nhật phi thăng’ không? Những [ai] bạch nhật phi thăng trong quá khứ đều vẫn chưa xuất [khỏi] tam giới. Bởi vì theo cái nhìn của chư Thần ở thiên thượng, thì nhục thân của con người là dơ bẩn nhất, là hoàn toàn không thể mang lên thiên thượng được; do đó chư vị dẫu tu tốt đến mấy cũng không được, chư vị không có được sự thuần khiết, sự thánh khiết như ở thiên thượng được, [chư vị] không đạt được trạng thái ấy. Nhưng những gì tôi muốn làm hôm nay không chỉ là cải biến cái thân thể bề mặt của chư vị, cũng không chỉ [vì để] tương lai ở thế gian con người nơi đây, con người sẽ thật sự có thể trở thành Thần ngoài tam giới, mà là viên dung của toàn bộ thể hệ vũ trụ [này]. Trong quá khứ hầu như không có người nào có thể tu luyện thành Thần ngoài tam giới, tôi vừa giảng rồi, dẫu ‘bạch nhật phi thăng’, thì đó vẫn là Thần trong tam giới. Chưa xuất khỏi tam giới, nhưng họ cũng là Thần. Nhưng tôi muốn thực hiện hôm nay, [và] phương thức tu luyện mà các đệ tử Đại Pháp chúng ta được giao cho, là muốn để kiến lập trong vũ trụ một trí huệ cao hơn mà trước đây chưa từng có, mục đích là để trong tương lai [nếu] sinh mệnh nào bị rớt xuống rồi thì [vẫn] có thể [từ] đây mà quay trở về, ít nhất là họ [sẽ] có một cơ hội. Đây là một bộ phận có thể viên dung trong vũ trụ. Vì sao tôi thường nhấn mạnh vấn đề này? Hôm nay các đệ tử Đại Pháp có thể tiến đến bước cuối cùng này, chính là khai sáng con đường ‘nhân thành Thần’, đó là điều chưa từng có trong lịch sử. Trong quá khứ chỉ có phó nguyên thần là thật sự ra ngoài tam giới; trong tam giới có một bộ phận đã tu thành và mang theo thân thể, cũng đều là Thần trong tam giới. Nhưng lần này các đệ tử Đại Pháp [có mang] thân thể người không chỉ phải tu xuất [khỏi] tam giới, mà tôi còn muốn khiến chư vị tu đến các tầng khác nhau, [đạt] đến các Vương các Chủ cực cao. Đó cũng là chứng thực trí huệ của vũ trụ mới, là một loại hình thức viên dung mà sinh mệnh trong tương lai cần đạt được; do vậy đây không phải chuyện nhỏ. Thân thể bề mặt cải biến cho đến [bước] cuối cùng chính là cần đạt đến thuần tịnh nhất. Đạt đến trình độ cao như thế, đó là điều xưa nay chưa vị Thần nào từng làm, [là] việc mà xưa nay chưa vị Thần nào dám nghĩ qua; bởi vì trong con mắt của Thần, thì họ cho rằng hết thảy mọi thứ ở bên dưới đều dơ bẩn quá rồi. Sự việc như tôi thực hiện lần này, [và] sự viên mãn của các đệ tử Đại Pháp là lần đầu tiên, cũng là khai sáng một con đường cho tương lai. Nói là khai sáng ấy, [chứ] kỳ thực trong Pháp đã có trí huệ này từ lâu, chỉ là vấn đề thực hiện mà thôi.

Vì sao cần thực thi như vậy? Tôi vừa giảng rồi, là vì vũ trụ cần viên dung; thực ra còn có rất nhiều nhân tố. Nếu khai mở con đường này, còn giải quyết được một vấn đề lớn nhất, điều mà trong vũ trụ xưa nay chưa có Thần nào dám nghĩ đến. Chư vị có biết chư Thần tồn tại như thế nào không? Chư vị đi qua vùng miền trung nước Mỹ, thấy nước Mỹ có một số núi không có cây cỏ che phủ, những khối đá trần trụi trông rất giống người; nhất là đến miền Nam, phía Nam của miền trung; hơn nữa rất giống Thần. Một số trong đó trông rất giống Bồ Tát và Phật, còn có những [khối đá] giống hình tượng của các Thần khác. Vì sao như thế? Thực ra đó chính là đối ứng của Thần, nó là bộ phận thấp nhất của Thần. Chư Thần trong quá khứ có một loại quan hệ đối ứng đối với bề mặt của [các] tinh cầu, họ đều có một hệ tuần hoàn của sinh mệnh. Thần đảm bảo rằng khối đá đó không bị hoại, còn sự tồn tại của khối đá bảo đảm cho sinh mệnh của Thần; hễ khối đá bị hoại, thì Thần thể đó cũng bị giải thể, [hoặc] có Thần bị rớt xuống; có một quan hệ như thế. Thực chất [đó là do] Thần cao hơn đang khống chế. Nhưng loại quan hệ đối ứng ấy không phải là quá trình tổ [hợp] lạp tử như lạp tử nhỏ tổ [hợp] thành lạp tử lớn [rồi] lạp tử lớn tổ [hợp] thành một tầng các lạp tử lớn hơn; mà là từ bản chất vật chất càng ngày càng ít, tức là vật chất càng ngày càng ‘đạm hoá’, đạm hoá cho đến đạt được tiêu chuẩn của Thần thể; về thực chất thì vật chất cũng càng ngày càng nhẹ, một mạch cho đến các Thần ở các tầng khác nhau, [cho đến] Thần ở cao nhất. Tất nhiên, càng đạm hoá thì càng thuần tịnh. Trong quá khứ tôi từng giảng, tôi nói rằng các đệ tử Đại Pháp từ châu Âu qua dự Pháp hội [ở đây], đi máy bay đến, xem như đã di chuyển [một quãng] rất xa; tuy nhiên dưới con mắt của Thần mà xét, cái lạp tử Trái Đất này chỉ như một hạt cát quá nhỏ bé; sự di chuyển của chư vị thì cũng tựa như chưa có di chuyển gì cả. Đó là con người. Kỳ thực [đối với] Thần, họ cũng có giới hạn của các Thần khác nhau. [Với] chư Thần trong quá khứ, sự di chuyển của họ cũng là nội trong phạm vi của họ, chỗ cực hạn cũng là do đối ứng của khối đá ở mặt đất tạo thành. Họ không thoát ly khỏi và cũng không mang theo [mình] cái khối đá ở bề mặt tinh cầu trong vũ trụ được; nếu mất đi khối đá đối ứng ấy thì họ giống như mất gốc, mất sự bảo đảm cho sinh mệnh, như thế sẽ bị giải thể [và] huỷ hoại. Điều này tôi chưa từng giảng cho chư vị. (vỗ tay)

Hôm nay tôi giảng [rõ] vấn đề ấy cho chư vị, chính là nói rằng vấn đề ấy đã được giải quyết rồi. Vì sao tôi nói rằng chư Thần của tương lai, vũ trụ mới của tương lai [sẽ] tốt đẹp phi thường? Nếu giảng ra từng chỗ tốt đẹp thì cần một đoạn giảng Pháp rất dài mới có thể giảng cho thật rõ. Theo tôi thấy, chư Thần trong tương lai [sẽ] thật sự là Thần; họ sẽ không còn cần khối đá đối ứng ở trên mặt đất như thế nữa; Thần của các thể hệ khác cũng không còn cần khối đá và vật chất đối ứng ở lạp tử bề mặt tại các thể hệ của họ nữa. Bởi vì chư Thần trong quá khứ nếu không còn đối ứng vật chất [ở tầng] thấp nhất thô nhất, thì họ sẽ mất đi hệ thống tuần hoàn vật chất, không còn đảm bảo được sinh mệnh của mình; nó có quan hệ như thế. Nhưng mọi người đã nghĩ đến chưa? Đá là do phân tử tạo thành, mà thân thể con người cũng lại như thế. Nếu như chư vị khiến cái thân thể vật chất ở bề mặt nhất này của con người cũng tu thành, thì khi ấy chẳng phải bản thân mình mang theo được sự đảm bảo căn bản kia là gì? Đi đến đâu chư vị cũng sẽ không còn chịu hạn chế kia nữa; nhưng cần phải đạt đến được sự thuần khiết và thánh khiết mà tầng ấy yêu cầu. Tôi cũng nói với chư vị, trong Chính Pháp tôi đã khiến những thứ xấu tệ nhất [cải biến] sang trạng thái tốt nhất, hoàn mỹ nhất. (vỗ tay)

Chư Thần tại các tầng khác nhau, thực ra đều có phạm vi giới hạn trong các tầng khác nhau của họ và giới hạn sinh mệnh trong tầng ấy. Đối với con người mà nói, xưa nay không ai giảng cho con người về trạng thái của Thần là gì, cũng không cho phép giảng cho con người. Cựu vũ trụ rồi sẽ giải thể triệt để, mọi thứ đều sẽ qua đi, điều tôi giảng cũng sẽ là quá khứ. Tương lai lại không giống thế nữa, mà sẽ rất tốt đẹp. Thần của tương lai sẽ hoàn toàn thoát khỏi những thiếu sót kia của Thần trong quá khứ, trở nên tốt đẹp hơn nữa, cao thượng hơn nữa, Thần [thánh] hơn nữa. Do vậy Chính Pháp thiên thể không chỉ là [vấn đề] trật tự trong vũ trụ không còn tốt nên phải quy chính nó, Pháp quá khứ không còn tốt nên phải quy chính nó; không chỉ là như vậy; nếu [chỉ] là như vậy — mọi người thử nghĩ — thực ra cũng không cần tôi đến thực hiện [việc này]. Cần phải giải quyết rất nhiều rất nhiều vấn đề từ căn bản, thế tôi mới đến. (vỗ tay) [Trông tôi] cũng giống với chư vị, dẫu Sư phụ có giảng như thế nào, thì cái thân thể bề mặt này của Sư phụ trông cũng giống với chư vị; ở đây chúng ta đều chính là [có] biểu hiện của con người. Nhưng mọi người đều biết rằng, chư vị là người tu luyện, về bản chất chư vị khác với con người [bình thường]. Tất nhiên, tôi cũng có những chỗ khác với chư vị; trước kia tôi đã giảng cho chư vị rồi, ở đây tôi không nói [thêm] nữa.

[Tôi] muốn nói rằng, trong tu luyện, chư vị nhất định phải tận dụng thời gian để tu bản thân cho tốt, dẫu bận rộn thế nào, nhiều việc đến đâu, chư vị không được xao nhãng việc tự mình học Pháp và tu luyện; đó là sự bảo đảm căn bản cho việc chư vị có thể chứng thực Pháp cho tốt, cũng là sự bảo đảm cho việc chư vị có thể đi đến [bước] cuối cùng. Rất nhiều điều nhìn qua thấy thật bình thường, nhưng trong ấy [tàng chứa] muôn vàn điều tốt đẹp và vinh quang vĩ đại. Ba việc ấy [nếu] chư vị đều có thể làm cho tốt, [thì] trong đó đã có mọi thứ rồi, [đã] bao dung hết thảy [rồi]. Thời gian có thể chứng thực Pháp không còn nhiều nữa. Mọi người hãy xem, tà ác mau chóng sẽ không còn làm gì được nữa. Chư vị đang ngồi đây, cũng là từ ngày 20 tháng Bảy năm 1999 [trải bao biến cố] đến nay, mọi người cũng đã thấy hình thế thời bấy giờ cũng như hiện nay; dẫu tà ác tại một số địa phương ở Trung Quốc còn điên cuồng đến thế nào đi nữa thì [giờ mọi thứ] đã khác rồi. Toàn thế giới cũng vậy. Người ta càng ngày càng hiểu rõ về cuộc bức hại tà ác này, con người thế gian đều đang tỉnh ra. Tà ác cũng bị tiêu trừ đến mức độ như thế thì mới có biến đổi ấy; tiêu trừ tà ác rồi thì con người mới có thể tỉnh ra. Tức là cuộc bức hại tà ác này đã không thể duy trì tiếp được nữa, thời gian dành cho tà ác không còn lại là mấy; nếu như khi cái thế lớn của Chính Pháp còn chưa đến, cựu thế lực nhận ra rằng chúng không đạt được tác dụng khảo nghiệm các đệ tử Đại Pháp và giúp bộ Pháp này dựng lập uy đức, khi ấy cựu thế lực sẽ khiến chúng rời khỏi vũ đài lịch sử rồi tiến nhập vào cửa ‘vô sinh’, [và] sự kiện này sẽ kết thúc. Do đó, mọi người cần tận dụng thời gian, vào quá trình thời gian cuối cùng khi còn chưa kết thúc này, mọi người phải làm sao cho xứng với chính mình, thực hiện cho tốt những việc cuối cùng. Sư phụ dẫn dắt chư vị không phải là đi làm cách mạng, (mọi người cười) Sư phụ không phải lãnh đạo chư vị đi đoạt quyền lực chính trị trong tay người thường, [mà] Sư phụ dẫn dắt chư vị tu luyện. (vỗ tay) Điều chư vị vạch trần là tà ác, điều cần vạch trần là sự tà ác của chính quyền lưu manh kia; mục đích là ức chế tà ác, là thanh trừ tà ác, thanh trừ bức hại đối với Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, (vỗ tay) chứ không phải muốn ở người thường [rồi] đắc được điều gì ở người thường. Do vậy khi mọi người thực thi công việc, nhất định cần thực hiện với xuất phát điểm đó của đệ tử Đại Pháp. Cần để người thường hiểu rõ những việc chư vị làm, đừng để người thường lầm tưởng rằng chúng ta có mưu đồ chiếm đoạt điều gì nơi người thường, tuyệt đối không phải thế! Tất nhiên, đã đến ngày hôm nay thì [phần] không hiểu rõ kia đều [chỉ] là bề mặt của con người; những con người thế gian đều đã hiểu rõ cả rồi. Vì sao nói [họ] đã hiểu rõ? Là vì sinh mệnh nào cũng có mặt minh bạch của mình, họ đều đã biết Đại Pháp là gì. Vào đoạn thời gian trước là vì [còn] nhân tố tà ác kia khiến cho phần bề mặt của con người tách ly khỏi mặt minh bạch [của họ], [chúng] thao túng phần không minh bạch nơi bề mặt con người. Hiện nay nhân tố ấy đang dần dần bị thanh trừ, tiêu trừ càng ngày càng nhiều; phần còn lại cũng càng ngày càng ít; con người thế gian cũng càng ngày càng tỉnh ra.

Chư vị có thấy đợt dịch bệnh đang xuất hiện tại Trung Quốc không? Chẳng phải đại dịch đang giáng xuống là gì? Theo cách nói của người thường thì đó chính là ‘trời trừng phạt người’. Nó nhắm vào đâu? Các đệ tử Đại Pháp chúng ta đều hiểu rõ: nhắm thẳng vào những ai không xứng được cứu độ, [những ai] không thể cứu độ được trong khi các đệ tử Đại Pháp giảng thanh chân tướng; còn đối với lạn quỷ tà ác kia mà xét, thì chính là bộ phận [những ai] không còn tác dụng nữa. Đây là thanh trừ lần thứ nhất. Trời đang trị ác, nhưng Trung Quốc còn gian dối che giấu số người chết; tôi bảo mọi người, [số] ấy rất lớn, nhưng nó còn chưa đến đỉnh điểm. Con người thế gian đều cho rằng nó thật đáng sợ, thực ra điều thật sự đáng sợ còn chưa bắt đầu. Đây vẫn chưa phải là đại thanh trừ thực sự [xảy đến] khi thời Pháp Chính Nhân Gian bắt đầu; khi đại thanh trừ ấy đến mới đáng sợ hơn nhiều; nó sẽ nhắm vào toàn thế giới mà đến. Lúc kẻ ác [trở nên] điên cuồng, [thì chúng] không còn biết sợ trời sợ đất là gì; nhưng khi tai nạn thật sự giáng xuống đầu thì chúng đều ngây ra hết. Hãy coi xem, năm nay là một năm rất náo nhiệt, có rất nhiều sự việc sẽ phát sinh.

Rất nhiều học viên [trong hội trường là] từ nơi khác vội đến đây, có thể cũng có nhiều vấn đề muốn hỏi tôi. Tôi sẽ không giảng quá nhiều thời gian, tôi không định chiếm nhiều thời giờ của mọi người. Nếu chư vị cảm thấy có vấn đều gì muốn hỏi Sư phụ, thì chư vị hãy viết ra tờ giấy và đưa lên đây, tôi sẽ trả lời chư vị. (vỗ tay thời gian lâu)

Nhân đây tôi cũng nói với mọi người một việc. Sư phụ lấy tâm từ bi to lớn nhất để đối đãi với chúng sinh, với trường hợp nào cũng thế cả. Mỗi Pháp hội Đại Pháp, hễ tôi đến tham dự, tôi đều coi chư vị là xứng với các đệ tử Đại Pháp. [Với] tất cả học viên nào gặp tôi, trong những hoàn cảnh công [chúng như thế này], tôi đều coi chư vị là các đệ tử Đại Pháp. (vỗ tay) Tuy nhiên có một bộ phận trong chư vị chưa từng kết duyên với tôi trong lịch sử, [mà] vào lần truyền Pháp này mới đến [tu luyện]; nói một cách tương đối, [họ] có ma nạn lớn hơn. Loại học viên này có cả những [người] trong và ngoài Trung Quốc; về ma nạn của chư vị mà nói, thì có biểu hiện khác biệt; tuy nhiên, áp lực với việc vứt bỏ tâm con người và áp lực lên tư tưởng [chư vị] cũng không nhẹ nhàng gì. Dẫu chư vị [là thuộc] tình huống nào, thì Sư phụ nhất định cũng đối xử với [chư vị] như nhau. Hễ chư vị nằm trong các đệ tử Đại Pháp, thì Sư phụ sẽ dẫn dắt chư vị như các đệ tử Đại Pháp. (vỗ tay) Nhưng bản thân chư vị phải thực thi cho thật tốt. (vỗ tay) Tôi thấy rằng cuộc bức hại này và sự việc chư vị chứng thực Pháp trong khi bị bức hại đều đã đến thời kỳ cuối. Thời gian không còn nhiều nữa, [những ai] chưa thực hiện tốt, chư vị nên tự mình suy nghĩ; chư vị phải thực sự suy nghĩ về bản thân mình. Lần đầu tiên tôi đưa ra nhắc nhở đối với các đệ tử Đại Pháp như vậy. (vỗ tay) Chư vị có viên mãn hay không là xét ở chính bản thân chư vị.

Còn một số người, vẫn còn làm một số việc rất bẩn thỉu [giấu diếm] không thể nói với ai, những việc không xứng với Đại Pháp, những việc không xứng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp; tôi cũng không đối xử khác đi đối với chư vị. Cuối cùng khi chư vị không đến viên mãn được, bản thân chư vị sẽ phải chịu trách nhiệm về bản thân mình! Sư phụ không dọa ai đâu. Ai lỡ mất cơ duyên lịch sử này, ai trượt mất cơ hội lần này, thì đến lúc chư vị hiểu ra chư vị đã bỏ lỡ những gì, khi ấy có để chư vị sống chư vị cũng không thiết sống nữa! Đừng thấy rằng Sư phụ luôn từ bi mãi, rồi chư vị coi từ bi của Sư phụ là điều đương nhiên! Đệ tử Đại Pháp là có tiêu chuẩn cho mình, Pháp cũng có tiêu chuẩn của nó; không phải mọi người lẫn lộn với nhau rồi cùng có thể vượt qua [khảo nghiệm]. Tâm linh của từng người đều [được] động chạm đến, mỗi cá nhân đều đang tu luyện bản thân mình một cách thiết thực, mỗi cá nhân đều đang suy nghĩ về việc có trách nhiệm như thế nào đối với sinh mệnh của mình! Tại sao một số người trong chư vị lại không thể?! Sư phụ thấy rất lo lắng cho chư vị! Sư phụ thấy rất lo lắng cho chư vị! Đừng nhận rằng mấy lời Sư phụ hôm nay nói nặng nề vậy, cũng là nếu tôi không dùng cái chuỳ nặng ấy thì cũng không được. Tôi không cứu được chư vị thì cũng là ân hận lớn nhất của tôi. Chư vị nếu cũng [biết] lo lắng như tôi thì tốt rồi.

Rồi, tiếp theo [tôi] trả lời các câu hỏi của mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Toàn thể các đệ tử Đại Pháp tại Tế Nam gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp tại Úc gửi lời chúc đến Sư phụ; các đệ tử Đại Pháp tại Urumqi thuộc Tân Cương gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Mỗi khi tai nạn giáng xuống nhân loại, ví như [sự kiện] 11-9-2001 và bệnh SARS hiện nay, cũng như khi đệ tử Đại Pháp bị bức hại điên cuồng, ví dụ bắt bớ rất nhiều đệ tử Đại Pháp ngày 1-10-2000 tại Thiên An Môn, trên thân đệ tử đều đột nhiên xuất hiện phản ứng tiêu nghiệp mãnh liệt, nhưng có thể vượt qua rất nhanh. Đó là vì đệ tử đang chịu nghiệp lực cho con người thế gian, hay đó là vì nguyên nhân khác?

Sư phụ: Mỗi cá nhân chư vị đều đang trong tu luyện, chưa nói đến chuyện gánh chịu cho ai được đâu. Có thể là đúng vào lúc ấy, cựu thế lực đã tạo thành một loại hình thức. An bài trong quá khứ của cựu thế lực rất tinh vi. Chưa nói đến việc gánh chịu cho người khác, ngay cả việc đối với bản thân [nghiệp lực của mình], chư vị còn khó mà gánh chịu nổi. (cười) Nhưng cũng không loại trừ [trường hợp] chư vị vượt cửa [ải khảo nghiệm] chưa tốt, trong tâm có chấp trước, thực hiện sai sót việc gì đó mà vẫn chưa ngộ ra được; vì thế mà cựu thế lực hoặc các sinh mệnh tà ác [mới] tiến hành can nhiễu, tạo thành sự khó chịu trong thân thể. Sự việc như thế này đã xuất hiện rất nhiều trong một đoạn thời gian trước đây.

Hỏi: Trong lịch sử bi tráng và lâu dài, tại sao đa số người ta diễn những vai mà bản thân họ không tình nguyện?

Sư phụ: Điều ấy rất đơn giản. Mỗi cá nhân đều giống như đang diễn kịch, cựu thế lực tuyệt nhiên không để chư vị diễn theo ý nguyện của bản thân chư vị; chắc chắn rằng chúng an bài hết thảy những thứ này, như thể đã có một kịch bản vậy. Tức là, vở kịch này đến một thời kỳ lịch sử nào đó cần phải đạt một trạng thái nào đó, nhân loại cần có những gì, đến khi trải qua giai đoạn lịch sử này thì sẽ thế nào, cho đến cuối cùng sẽ đắc Pháp, sẽ có tác dụng gì đối với [việc] đắc Pháp, đều được chúng an bài kiểu như thế; do vậy rất nhiều sự việc không hề theo ý con người.

Hỏi: Vì sao cần giảng “thành trụ hoại diệt” sau một thời gian lâu như vậy, rồi mới nghĩ đến “viên dung bất hoại”?

Sư phụ: Chư vị toàn dùng tư tưởng con người [khi hỏi như thế]. Chư vị có hiểu “một thời gian lâu như vậy” là thế nào không? Trong các tầng khác nhau ở vũ trụ có thời gian khác nhau, tạo thành thời gian dài ngắn [khác nhau] đối với các sinh mệnh bị hạn định trong thời gian của các tầng khác nhau. [Thời gian chiểu theo] vũ trụ căn bản thì đã bao lâu? Chư vị thấy tôi Chính Pháp đã [qua] một thời gian lâu như vậy rồi, kỳ thực chỉ là một chớp mắt. Trong chớp mắt ấy có nơi đã là mười mấy năm, mấy chục năm, có nơi hầu như đồng bộ, có nơi đã trải qua hàng nghìn vạn năm, hàng trăm triệu năm; đó là do các thời gian hạn định của các sinh mệnh ở các không gian khác nhau tạo thành như vậy; không thể căn cứ theo thời gian của con người mà suy xét về vấn đề [này].

Hỏi: Con có hai câu hỏi, xin Sư phụ chỉ rõ. ‘Tự tìm bên trong mình’ của người tu luyện có những gì khác với ‘phản tỉnh’ của người thường?

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng vấn đề này, đó là… (mọi người cười) Chúng ta đều biết tôi muốn nói gì rồi; tuy nhiên tôi cũng nói [ra]: giống như [do] người mới nhập môn đặt [câu hỏi]. [Phàm đã] tu luyện Đại Pháp, mỗi đệ tử ở nơi người thường giảng chân tướng, nhìn bề ngoài có những gì khác với công việc mà người thường làm? Chư vị đều là người tu luyện, người tu luyện có gì khác với người thường? Chư vị ăn cơm, người thường cũng ăn cơm? Về bản chất là khác nhau, mục đích căn bản và xuất phát điểm là khác nhau, mục tiêu của đời người muốn đạt được là khác nhau, vả lại sự biến hoá của thân thể về căn bản cũng khác nhau. [Trong khi] truy cầu, nhân loại đang liên tục tích góp nghiệp lực; [còn trong khi] tu luyện các đệ tử Đại Pháp đang liên tục thanh trừ nghiệp lực, khiến thân thể của mình liên tục chuyển hoá thành Thần thể. Điều đó giống nhau được chăng? [Nhìn bề ngoài] thì thấy tựa như nhau. (vỗ tay)

Hỏi: Khi Sư phụ đề [cập đến vấn đề] các triều đại Trung Quốc chuyển sinh, có nói đến Mỹ quốc là Đại Thanh, (Sư phụ: Tôi không nói Mỹ quốc là Đại Thanh, phải vậy không?) (mọi người cười) Úc là từ [triều đại nhà] Hạ, nhưng Pháp là một quốc gia có lịch sử xa xưa; do vậy đó là vì in ấn sai sót hay còn có ẩn ý khác?

Sư phụ: Chà, (mọi người cười) chư vị gọi tôi là Sư phụ, nên tôi trả lời chư vị. (mọi người cười, vỗ tay) Thực ra tôi không nói Mỹ là Đại Thanh; tôi nói rằng Mỹ quốc là Đại Minh, (mọi người cười) Pháp quốc là Đại Thanh. Tất nhiên [đây là] nói tổng thể hoặc là giảng một cách khái quát; không phải mỗi cá nhân của các dân tộc ấy đều [như vậy], bởi vì trong lịch sử số những [người] đơn độc chuyển sinh cũng không ít, các nơi khác nhau đều có. Pháp quốc là quốc gia có lịch sử mấy trăm năm, là quốc gia bảo lưu tốt nhất văn minh nghệ thuật của lần nhân loại này. Sách không hề in sai đâu.

Hỏi: Con là đệ tử đắc Pháp sau 20-7-1999. Khi phát sinh hiện tượng [hoàn trả] nghiệp bệnh, nếu cho rằng đó là nghiệp bệnh [cần] thừa nhận, thì có phải vì điều ấy mà [trở thành] thừa nhận an bài của cựu thế lực hay không? Có nên phát chính niệm không?

Sư phụ: Trong «Chuyển Pháp Luân» tôi đã giảng cho mọi người rồi; không thể nói ‘tiêu trừ nghiệp lực’ chỉ là tiêu trừ nghiệp lực một cách đơn thuần; tuy rằng chư vị đã tu luyện rồi, nhưng chư vị không thể nói ‘tôi không hoàn [trả] nghiệp nào nữa, tiêu diệt hết cả chúng là xong’; như thế không được. Nghiệp lực chư vị tạo thành ấy đều là vì trong lịch sử chư vị đã làm những việc bất hảo; ở xã hội người thường làm những việc bất hảo nên mới sản sinh ra nghiệp lực. Nợ mà không hoàn [trả] thì không được; do đó khi hoàn nghiệp trong tu luyện, mọi người sẽ chịu khổ. Nếu không chịu khổ, nhất loạt gỡ bỏ hết các nghiệp lực thì không còn cảm giác [đau khổ] gì nữa, [như] một làn gió nhẹ. Như chư vị đã biết, khi chư vị mới theo học ở trên lớp — trong các vị có những học viên từng tham gia lớp học do Sư phụ [truyền dạy] — khi Sư phụ huơ tay một cái, khi các học viên từ lớp học ra [về] không còn bệnh nữa, cảm giác thân thể thật nhẹ nhàng, thân xác chư vị thật bay bổng, cảm giác không còn bệnh nữa, đúng như vậy phải không? (vỗ tay) Nhưng [chư vị] không thể để Sư phụ gánh chịu [mãi] cho chư vị được; do đó phải tự mình tu luyện. [Nếu không] khi thật sự đến được cảnh giới đó, Thần nhìn [chư vị] nói rằng: ‘Nghiệp của các vị đều được gỡ bỏ hết rồi sao? Các vị không phải tu lên đây? Như thế được không? Không được. ’ Trong tiêu nghiệp sẽ có thống khổ, nên có thể đề cao; quan hệ là như vậy.

Còn nói về việc có phải là cựu thế lực can nhiễu không? Khi bản thân mình đang cải biến phần bề mặt nhất của bản thân, thì còn một bộ phận mà chư vị cần phải tự mình gánh chịu, nhưng giảng một cách tương đối thì đều không lớn, sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến chứng thực Pháp. Khi xuất hiện khó khăn rất lớn thì nhất định là do tà ác đang can nhiễu, nhất định cần phát chính niệm thanh trừ chúng! Các đệ tử Đại Pháp hôm nay đang làm là công việc chứng thực Pháp, là việc thần thánh nhất vĩ đại nhất. Nếu chư vị nói: ‘Vào thời gian then chốt khi tôi đang làm công tác Đại Pháp và cứu độ chúng sinh này mà xuất hiện bất kể sự việc gì, thì đó nhất định là can nhiễu’. Chư vị cần đo lường một cách có lý trí. Không được chấp trước rằng ‘Hễ tôi thống khổ, tôi khó chịu, tôi liền cho rằng nhất định là do can nhiễu; hễ tôi thống khổ, khó chịu là tôi không chịu, tôi liền phát chính niệm. ’ Tất nhiên phát chính niệm cũng được thôi; công mà chư vị đả xuất ra, [công] có thể quản những gì nó nên quản, những gì nó không nên quản thì sẽ chiểu theo Pháp mà thực hiện, bởi vì trong tu luyện của chư vị [đó là] chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp mà tu thành cái công ấy. (mọi người cười) Do vậy tôi nghĩ rằng, mọi người cần thực hiện một cách có lý trí.

Hỏi: Giữa chủ và phó nguyên thần có tồn tại quan hệ nhân duyên hay không?

Sư phụ: Có cái có quan hệ nhân duyên, có cái không có quan hệ nhân duyên. Tôi đang nói về người thường, không nói về đệ tử Đại Pháp. Con người ở thế gian, tôi thường hay phát hiện thấy một cá nhân là một người X nào đó trong lịch sử, nhưng ở một nơi khác tôi cũng phát hiện thấy một cá nhân [khác] cũng là người X ấy trong lịch sử; thậm chí ở Mỹ quốc là nơi xa xôi cách non cách bể tôi cũng phát hiện có hiện tượng ấy. Vì sao? Chính là con người có chủ nguyên thần, phó nguyên thần của mình, còn có các nhân tố khác, tôi cũng giảng con người còn có các nhân tố ở trên thân của nhục thân; do vậy có thể là ở thế gian đồng thời tồn tại mấy cá nhân đều là một cá nhân trong lịch sử; vậy là hiện tượng này có rất nhiều.

Hỏi: Các đệ Đại Pháp tại Cáp Nhĩ Tân gửi lời chúc đến Sư tôn.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Dẫu hoàn cảnh có hiểm nguy đến đâu, tà ác điên cuồng đến đâu, chúng con nhất định theo Sư phụ đi bước đường cuối cùng cho thật tốt. Xin Sư phụ đừng lo.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Tôi tin, bây giờ tôi thật sự tin. 20-7-1999 khi bức hại tà ác bắt đầu tôi chỉ có thể xem chư vị có làm được hay không. (cười) Chư vị còn nhớ không, trước 20-7-1999 tôi đã nói lời như thế nào chứ — tôi nói: dẫu tôi độ thành [công] được một [người thôi], thì việc tôi [làm] cũng không uổng phí. (vỗ tay) Tôi bảo chư vị rằng, lúc bấy giờ tâm lý của tôi không chắc chắn, tôi không biết tương lai khi thật sự đến lúc quyết định thì chư vị có thể vượt qua được không. Tất nhiên, nếu thật sự [chỉ] có một [người] tu thành, thì tôi sẽ để vị ấy làm vũ trụ, [vị ấy] cái gì cũng có. (vỗ tay) Đương nhiên, (cười) bây giờ không chỉ là một cá [nhân] đâu. Mọi người đã thấy cả rồi, hôm nay tôi thật sự tin tưởng. Không ai có thể phá hoại chính niệm của các đệ tử Đại Pháp; có làm [được] không là vấn đề thành tựu của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp và là vấn đề có thể cứu độ hay không của những người có duyên tại thế gian; còn sự việc Chính Pháp trong thiên thể là tất thành.

Hỏi: Con thay mặt các đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Con còn có một câu hỏi; rằng một người kia có là đặc vụ không, có phải đã bị chuyển hoá không; vấn đề như thế có thể hỏi Sư phụ không?

Sư phụ: Tôi nhìn nhận như thế này; đã chuyển hoá hay không [bị] chuyển hoá cũng vậy, đó đều là việc của con người; tôi nhìn là [nhìn] căn bản của sinh mệnh. Mỗi cá nhân bước đi trên đường của mình chưa tốt đều tạo thành vết nhơ cho lịch sử của mình, sẽ gây ra tổn thất không thể bù đắp cho tương lai của mình. Tuy nhiên, vì cứu độ chúng sinh, Sư phụ phát tâm từ bi to lớn nhất. Trong giảng Pháp trước đây tôi đã giảng rồi, tôi không quan [tâm] chư vị là đặc vụ hay làm [nghề] gì, tôi đều coi chư vị là một con người. Chư vị trước nhất là con người; chỉ có công tác khác nhau. Không thể vì công tác chư vị khác biệt [dẫn đến] chư vị trượt mất cơ duyên từ vạn cổ này; [chư vị] phải có trách nhiệm với sinh mệnh của mình. Tôi không thể vì công tác của chư vị khác biệt mà không độ chư vị. Nhưng nói là như vậy, tôi cũng không thể vì chư vị có công tác đặc thù, chư vị làm những việc phá hoại Pháp, chư vị làm những việc không xứng với Đại Pháp, không xứng với đệ tử Đại Pháp, rồi tôi [vẫn] có thể để chư vị viên mãn, lưu chư vị lại trong tương lai. Quan hệ là như vậy. Tất nhiên, vẫn còn có cơ hội, [chừng nào] cuộc bức hại này chưa kết thúc; nhưng thời gian rất eo hẹp. Thực hiện thế nào, bù đắp [tổn thất] ra sao, đó là việc của chư vị. Cần phải nhanh lên!

Hỏi: Có người không dứt bỏ Đại Pháp và cũng không dứt bỏ ‘con người’. Bề ngoài cũng là đang tu, thực hiện một số công việc Chính Pháp; nhưng trên thực tế khuấy động thị phi, gây nhiều rắc rối; thậm chí cả tự sát, đồng tính luyến ái; những người như thế kết quả sẽ ra sao? Có nhập ma đạo không? Những ai ủng hộ những người như thế thì sẽ như thế nào?

Sư phụ: Tôi đều biết. [Trừ] khi vạn bất đắc dĩ ra, tôi không muốn khai [trừ] họ; do vậy đối với việc này thì tôi đang quan sát, đang xem thế nào. Tốt nhất là những vị này muốn cho xứng với tự mình thì cần tỉnh ra ngay, tỉnh ra ngay. Nếu chư vị có quyết tâm, chư vị hãy lấy những việc mình từng làm nói ra với các đệ tử Đại Pháp; như thế sẽ tốt hơn. Thời gian không đợi người đâu; tôi thật sự đang rất lo lắng cho chư vị. Không được coi từ bi của Sư phụ là trò đùa; Pháp là có tiêu chuẩn.

Hỏi: Làm thế nào để giúp đỡ các bạn đồng tu tốt hơn, sao cho đề cao toàn thể?

Sư phụ: Kỳ thực những việc cụ thể đó thì để chư vị tự mình thực hiện. Uy đức là tự chư vị kiến lập; con đường tu luyện này là bản thân chư vị đi [qua]. Nếu mỗi việc nhỏ đều do tôi bảo chư vị thực hiện ra sao, thì chư vị mất đi cơ hội kiến lập uy đức [cho mình]. Trên con đường Chính Pháp này, trên con đường tu luyện này, chắc chắn là có ma nạn, chắc chắn sẽ có mâu thuẫn các dạng các loại, chắc chắn là có loại người như một học viên vừa nêu ra [ở trên]. Bởi vì cựu thế lực cho rằng: ‘Trong các đệ tử Đại Pháp của Ngài mà thuần khiết đến thế và không có can nhiễu nào cả, thì họ từ bỏ những tâm chưa từ bỏ được kia thế nào đây? Làm sao có thể chứng thực [rằng] Đại Pháp của Ngài là từ hoàn cảnh phức tạp đến như vậy mà vượt lên, từ đó kiến lập uy đức?’ Do đó chúng muốn làm [thế], [chúng] an bài một số người và [một số] sự việc; đó là những việc cựu thế lực muốn làm. Tôi không thừa nhận toàn bộ những điều ấy. Nhưng tại sao tôi không thanh trừ những người đó? Tôi vừa giảng rồi, tôi phát tâm từ bi to lớn nhất, tôi đang đợi tự bản thân họ biến đổi, đang đợi họ tự mình đừng làm mất cơ hội lần này. Tôi suy nghĩ [về việc này] như vậy đó. (vỗ tay)

Hỏi: Chúng con làm thế nào để đề cao toàn thể và thăng hoa toàn thể một cách tốt hơn?

Sư phụ: Mọi người phối hợp với nhau tốt là có thể [làm] được. Cảnh giới từng cá nhân là khác nhau; hiện nay tôi bảo chư vị rằng, Sư phụ thấy khoảng cách giữa một số học viên đã nới rộng ra. Trước đây chưa [thể] hiện rõ, hiện nay đã nới rộng ra rồi, càng đến cuối thì khoảng cách [ấy] càng ngày càng rộng, do vậy về nhận thức chắc chắn sẽ có chỗ khác biệt. Điều then chốt là chư vị phối hợp thế nào cho tốt, cộng tác [với nhau] cho tốt.

Hỏi: Châu Mỹ La-tinh có vai trò gì trong Chính Pháp? Chúng con tại châu Mỹ La-tinh nên làm như thế nào cho thật tốt?

Sư phụ: Có học viên tại một số địa phương phải chịu [ảnh hưởng] của hoàn cảnh và thân phận, thậm chí cả ảnh hưởng về kinh tế, [nên] chứng thực Pháp rất khổ; Sư phụ đều biết cả. Dẫu thế nào đi nữa, chư vị là hy vọng của các sinh mệnh ở đó! Sau này chư vị sẽ thấy. (vỗ tay) Hiện nay dân tộc nào, quốc gia nào mà không có đệ tử Đại Pháp, đối với họ mà xét, thì sẽ tạo thành khó khăn rất lớn, ít nhất là như vậy. Do đó ở nơi đó bất kể là có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp, thì đối với dân tộc đó mà xét, đó chính là hy vọng.

Một hôm có học viên hỏi tôi: tại sao nói “Phật ân hạo đãng”. Con người hiểu nó như thế nào! Nói Phật đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, đó là Phật ân hạo đãng; con người nhận thức nông cạn như vậy đó. Mọi người nghĩ xem, bất kể thân của chư vị ở đâu, [thuộc] dân tộc nào, địa phương nào, quốc gia nào, thì nhìn [bề ngoài] chư vị là một người thường rất thông thường, chư vị chính là một sinh mệnh; nhưng thực ra đều có người có nhân duyên với chư vị. Không chỉ là vậy, trước đây tôi vẫn thường giảng cho chư vị, các lạp tử đều là do tầng tầng vô hạn các lạp tử ở vi quan tổ [hợp] thành một tầng lạp tử bên trên, lại do một tầng lạp tử bên trên tổ [hợp] thành một tầng lạp tử bên trên nữa; không ngừng tổ hợp thành lạp tử lớn [hơn] theo cách ấy, mà trong mỗi tầng lạp tử đều có nhiều vô hạn các sinh mệnh. Hoặc phóng đại một tiểu lạp tử lên xem, thì giống như trái đất, giống như tinh cầu [mà] ở trên đó có vô số sinh mệnh. Mọi người nghĩ xem, cấu thành nên [thân] thể người có bao nhiêu lạp tử? Đó chính là phạm vi bên trong của tự bản thân chư vị. Con người ta cũng là một sinh mệnh có thân ở trong phạm vi hoàn cảnh đó; giống như tấm bọt bể thấm đẫm nước. Thế gian này cũng giống như nước, các sinh mệnh và vật chất ở vi quan nhiều đến mức có mật độ như nước. Bất kể chư vị [có] thân ở đâu, thì bên trong phạm vi của chư vị cũng có các sinh mệnh vi quan rất to lớn vĩ đại đối ứng với thân thể của chư vị. Do vậy một cá nhân trong [quá trình] tu luyện, không chỉ là tầng tầng thân thể của chư vị tu luyện thôi đâu, [mà] tế bào của tầng tầng lạp tử [trong] thân thể chư vị đều là hình tượng của chư vị. Tuy nhiên mọi người đã nghĩ đến chưa? Ở trên tế bào lạp tử ấy [nếu] phóng đại ra thì sẽ thấy [nó] có vô số chúng sinh phải không? Cũng có sinh mệnh có hình tượng con người phải không? Vậy mà có biết bao nhiêu tế bào như thế? Thực ra các tế bào của chư vị chính là những tinh cầu đối với các sinh mệnh tại vi quan. Mà đâu chỉ tế bào? Tế bào cũng chính là do bao nhiêu lạp tử vi quan tạo thành? Các tế bào hoặc các lạp tử vi quan có hình tượng của chư vị chính là các Vương của hết thảy các sinh mệnh bên trong lạp tử đó, trong đó có vô số sinh mệnh đều quy về chúng quản. Nếu như chư vị tu không tốt, thì các tế bào của bản thân chư vị cũng tu không tốt; [còn nếu] chư vị tu tốt, thì tế bào bản thân chư vị cũng tu tốt, các sinh mệnh nội trong quản lý của tế bào chư vị cũng tu tốt. Mọi người nghĩ xem, một sinh mệnh tu thành thì sẽ tu thành biết bao nhiêu sinh mệnh?!

Theo Thần mà xét, không nói là sinh mệnh to thì mới trân quý, còn sinh mệnh nhỏ thì không trân quý. Chư vị đã biết trong thế giới rất nhỏ rất vi quan đều cũng có Phật. Sinh mệnh không phải [khác nhau] ở chỗ to nhỏ, mà [họ] đều như nhau, kết cấu không có khác biệt gì, chỉ là do lạp tử cấu thành nên thể hình của họ nên mới to nhỏ [khác nhau]. Sinh mệnh là bình đẳng. Mọi người thử nghĩ xem, nếu như một cá nhân đắc độ tu thành, thì sẽ có vô số vô lượng bao nhiêu sinh mệnh đã tu thành? Đã đắc độ?! Nhưng trong quá trình tu thành ấy, phải dùng đến trí huệ thật là lớn, phải lao tâm thật là nhiều để cân bằng mỗi từng sinh mệnh trong cả quần thể nhiều vô số các sinh mệnh vi quan hồng quan ấy! Giống như độ chư vị, cũng phải giải quyết những vấn đề của họ. Tại sao nói Phật ân hạo đãng? Mọi người nghĩ xem, khi độ một cá nhân, thì vị Phật độ nhân ấy đã phải hy sinh nhiều thế nào? Vì hết thảy các chúng sinh vi quan vô hạn đối ứng với chư vị, giống như đối với chư vị trong quá trình tu luyện, đối với họ cũng phải bắt đầu điều chỉnh thân thể, để chư vị đắc Pháp, để chư vị có thể đạt, còn phải giải quyết nghiệp lực của họ nữa. Một công tác thật to lớn và tinh tế nhường nào! Không có tâm từ bi thì có làm được điều đó không? Do vậy người thường làm sao có thể lý giải được mấy chữ “Phật ân hạo đãng” đây? Mọi người nghĩ xem, một cá nhân tu thành, đó chính là tu thành một thể hệ rất to lớn, rất rộng lớn. Như tôi vừa giảng nói, điều tôi nói [nghe] như nói đùa ấy: [nếu] chỉ có một cá nhân tu thành, tôi sẽ để cá nhân ấy thành vũ trụ; dù thiên thể của người ấy to lớn đến đâu, tôi sẽ để hết thảy kết cấu trong vũ trụ đều có bên trong phạm vi thân thể của vị ấy. Tôi nói là nói như vậy, [nhưng] chư vị không được suy nghĩ nhiều quá; Sư phụ có thể làm được điều đó, có ý vậy [thôi]. Do đó chư vị, các đệ tử Đại Pháp, dẫu thân đang ở nơi đâu, đều đang mang theo phúc phận vô hạn cho các sinh mệnh ở nơi đó, đều đặt định cơ sở tương lai cho họ: cơ sở rằng [họ có thể] được cứu trong tương lai. Chính là như vậy. (vỗ tay)

Hỏi: Thỉnh Sư phụ giảng, các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp cần tiến hành thế nào cho chính về phương diện dụng tiền dụng vật?

Sư phụ: Đúng vậy, trong thời kỳ Chính Pháp có một biến hoá tình huống đặc thù. Giai đoạn lịch sử cho tu luyện cá nhân của chư vị đã được vạch ra một đường. Đoạn ấy [chỉ] là tu luyện, đều cần phải đi như thế; nhưng hình thức xã hội hôm nay đã khác với hình thức xã hội quá khứ. Như mọi người đã thấy, vì khoa học hiện đại đã tạo nên rất nhiều công cụ giao thông và công cụ thông tin hiện đại; như thế mọi người thử nghĩ xem, với những công cụ thông tin ấy, một người ở một nơi nói, mà toàn thế giới lập tức đồng thời biết được, nghe được, thấy được; ảnh hưởng ấy rất to lớn. Đối với cựu thế lực mà xét, tà ác đang lợi dụng những thứ đó để bức hại, để vu khống; các đệ tử Đại Pháp [nếu chỉ] dựa vào miệng [của mình] để nói, thì nhiều khi thấy rằng rất khó cứu được nhiều người hơn nữa. Tất nhiên, chư vị một người bằng mười người, bằng trăm người, nhưng dù sao cũng là đang vạch trần những lời vu khống và tà ác do cả một bộ máy toàn bộ quốc gia gây dựng nên; như thế rất khó khăn. Do vậy mọi người sử dụng một chút đến công cụ thông tin của người thường để chứng thực Pháp, để vạch trần tà ác, cứu độ chúng sinh; về nguyên tắc không có gì là sai cả. Bởi vì khoa học hiện đại đã cấu thành nên một xã hội đặc thù đến như thế rồi, như vậy khi mọi người chứng thực Pháp cũng cần đến một số đầu tư để thực hiện các công việc này. Đành là như vậy, nhưng đến tận hôm nay, khi hết thảy sẽ mau chóng kết thúc, chúng ta chưa hề nhận một xu từ bất kể quốc gia nào, bất kể chính phủ nào, bất kể tổ chức nào, bất kể công ty nào; tất cả các việc của chúng ta đều là các đệ tử Đại Pháp lấy đồng lương thu nhập của chính mình, lấy những gì mình có để làm.

Cựu thế lực đang ức chế [con người]; chúng cho rằng có làm [được] như vậy thì chư vị mới là xuất sắc, tại tình hình khó khăn đến vậy mà chư vị vẫn có thể chứng thực Pháp, [mới là] xuất sắc, là gây dựng uy đức. Vậy nên cựu thế lực đang can nhiễu một cách tà ác đến [việc] tôi Chính Pháp, can nhiễu [việc] đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, cũng thao túng những ủng hộ của người dân thế gian đối với đệ tử Đại Pháp, đang chặn đứng những nguồn đầu tư của xã hội. Các đệ tử Đại Pháp trong khi chứng thực Pháp vẫn luôn rất khó khăn về mặt kinh tế, thậm chí có những học viên còn rất khó khăn ngay cả trong cuộc sống. Trong tình hình như vậy, mọi người chứng thực Pháp, làm những việc mà các đệ tử Đại Pháp cần phải làm, tất nhiên là rất xuất sắc. Nhưng tôi không thừa nhận những an bài của cựu thế lực. Một việc nghiêm túc như vậy, toàn thể vũ trụ đang Chính Pháp, đang tạo nên tương lai vũ trụ mới! Pháp đã có từ lâu, mang theo Đại Pháp viên dung này, tôi đã đến; không cần chúng sinh tại các tầng phải đặt định điều gì cho Pháp cả, cũng càng không cần chúng sinh tại các tầng và người thường cấp gì cho Đại Pháp. Đó [chỉ] là quan niệm và một số nhân tố do cựu thế lực hình thành trong lịch sử quá khứ, chúng đang lợi dụng cựu Pháp lý trong thời kỳ hoại-diệt để can nhiễu Chính Pháp, gây ra toàn là tác dụng phá hoại.

Đành rằng như vậy, nhưng tôi nói với mọi người rằng, chư vị cũng không thể thu gom tiền từ các học viên còn đang phải dựa vào lương thu nhập để sống. Nguyên tắc là ‘không được thu gom tiền trong các học viên’; câu này tôi đã nói ngay từ đầu. Trong các đệ tử Đại Pháp có [người] làm kinh doanh, có [người] có nhiều tiền hơn một chút, họ tự nguyện chi [tiền] để làm một số việc thì cũng được, nhưng cần chú ý có chừng mực. Các học viên bình thường trong chúng ta khi bản thân mình chứng thực Pháp tự dùng thu nhập của mình để thực thi, điều ấy về nguyên tắc là không sao cả, không có gì để nói; bởi vì tự lấy thu nhập của mình để chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, đó là uy đức. Cộng đồng các đệ tử Đại Pháp khi thực hiện một số việc đặc thù nào đó, ví dụ chư vị muốn thành lập công ty thông tấn, v. v, cộng đồng cùng tích luỹ một số tiền để thực thi, điều đó về nguyên tắc cũng không hề sai gì, bởi vì đây cũng không phải là Đại Pháp thực hiện việc gì, mà là công ty do các đệ tử Đại Pháp thành lập ở xã hội, đó là công tác xã hội, là tổ chức tự phát của các đệ tử Đại Pháp đứng ra làm, không phải chính là Đại Pháp làm. Tất nhiên các đệ tử Đại Pháp đang tạo các điều kiện tiện lợi cho giảng thanh chân tướng. Tuy là như thế, nhưng tôi nói với mọi người, cũng không được tuỳ ý thu gom tiền từ các học viên thông thường; điều này là khẳng định tuyệt đối. Còn nói đến các [trường hợp] dư dật bạc tiền, không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt, mà lấy một chút để làm các việc Đại Pháp, thì không nằm trong [phạm vi] tôi [vừa] nói, vì rốt cuộc đó là cá biệt. Xưa nay tôi không hề bảo chư vị thu bất kể ‘hội phí’ nào cả, hay yêu cầu tiền giống như trong tôn giáo; điều đó không được [phép] làm.

Hỏi: Vấn đề tu Thiện. Con thấy rằng rất nhiều sự việc làm chưa tốt đều là do tu Thiện chưa đầy đủ mà thành?

Sư phụ: Câu đó nên nói như thế này, đối với con người thế gian, chúng ta cần hết sức cứu độ, phải Thiện; không chỉ là phải Thiện, mà còn cần từ bi cứu độ chúng sinh. Trong cuộc bức hại này, thực ra chịu độc hại thâm sâu nhất chính là con người thế gian. Những sinh mệnh tà ác  kia muốn lợi dụng cuộc bức hại này để cắt đứt mệnh của con người thế gian trong tương lai. Do vậy, chúng ta cần từ bi với con người thế gian, cần giảng chân tướng cho họ, cứu độ họ, đừng để họ sẽ bị đào thải trong một thời khắc Pháp Chính Nhân Gian.

Tuy nhiên, khi chư vị phát chính niệm, thì tuyệt đại đa số bị xử lý đều là các sinh mệnh xấu xa nhất tại các không gian, cũng bao gồm cả các cảnh sát tà ác không thể cứu được ở thế gian này. Do vậy đối với số ấy, đặc biệt là các sinh mệnh loạn bậy ở không gian khác đang phá hoại nhân loại, thì tôi nghĩ rằng không cần nể nang gì, cũng không cần giảng ‘Thiện’ gì đối với chúng cả; nhưng chúng ta cũng không dùng ‘ác’, lại càng không thể lấy ‘ác’ trị ‘ác’. Những [gì] làm hại thế nhân, làm hại chúng sinh, can nhiễu đến Đại Pháp đều không thể tồn tại, đều cần ‘lập chưởng’ thanh trừ chúng. Tất nhiên, đã là đệ tử Đại Pháp, chư vị là đang tu Thiện, chư vị không có mặt ‘ác’; nhưng [những gì] cần diệt trừ thì cứ diệt trừ chúng. Nhưng không được tức giận, lại càng không ác hay căm hận đối với họ, điều chúng ta chiểu theo là từ bi, phát chính niệm thanh trừ những gì không nên có. Chính là như vậy.

Hỏi: Chúng con từ Canada đến, vụ khởi kiện của chúng con đã hai năm rồi, tiến triển rất chậm; đó là vì chúng con thực hiện chưa tốt chăng?

Sư phụ: Thực hiện rất tốt. Tôi thường giảng, chúng ta không cầu được-mất ở thế gian; phải vậy không? Chúng ta thực hiện công việc chú trọng nhất vào quá trình; bởi vì trong quá trình ấy có thể để con người nhận thức được chân tướng, trong quá trình có thể cứu độ con người thế gian, trong quá trình có thể chỉ rõ chân tướng. [Dẫu] cuối cùng bắt chúng ra toà, giam ngục, [thì] vẫn cần xét xem đã đạt hiệu quả cứu độ thế nhân, vạch trần tà ác được tốt nhất hay chưa; cũng để con người thấy được hậu quả của tà ác, từ đó răn đe chúng. Tất nhiên, tại người thường phán xét rằng chúng là sai, đối với con người thế gian mà xét, tức là chứng minh rằng chúng ta là đúng. Điều ấy đương nhiên là tốt. [Nếu] đạt được hiệu quả ấy, thì rất tốt; Sư phụ cũng đồng ý. Nhưng mọi người thường hay chú trọng kết quả, không chú ý rằng trong quá trình ấy phải giảng chân tướng mà chư vị cần giảng cho đến nơi đến chốn. [Khi] cho con người biết được những gì mà con người cần được biết, ấy mới là chứng thực Pháp và giảng chân tướng một cách chân chính. Vấn đề xuất hiện ở đâu, chư vị đến đó giảng; nhưng không phải làm thế chỉ để thúc đẩy vụ kiện một cách đơn thuần; mà là để giảng chân tướng; còn hễ vụ kiện tắc ở đâu, thì ở đó nhất định cần giảng chân tướng, có thể vụ kiện đó sẽ tự nhiên tiến triển. Nếu trong quá trình ấy, mọi người đều nhận thức được [như vậy], con người thế gian cũng được cứu độ, thậm chí [những người kia] họ hiểu ra hậu quả do bị lợi dụng và sự tà ác của những kẻ lợi dụng, rồi họ cũng tự nguyện thừa nhận đã sai, thế thì tôi nghĩ rằng vụ kiện không cần làm nữa cũng được, không nhất thiết phải trừng trị họ theo một cách nào đó. Họ đã nhận sai, đã bồi thường, con người thế gian cũng đã biết, thế là được rồi. Tuy rằng các đệ tử Đại Pháp lấy việc cứu độ con người thế gian làm mục đích chủ yếu, nhưng đối với những [kẻ] hết sức tà ác thì không được thật sự thả [chúng]. Tôi đang giảng từ giác độ từ bi cứu độ chúng sinh; chủ yếu là coi trọng việc làm cho tốt những gì cần làm trong toàn quá trình; còn kết quả như thế nào sẽ là như thế.

Hỏi: Đệ tử bị can nhiễu của nghiệp bệnh rất lâu, nhất là khi luyện tĩnh công, phát chính niệm; khi tư tưởng ý niệm của con tập trung thì đặc biệt khó chịu, có lúc hô hấp cũng khó khăn, đau đớn.

Sư phụ: Sư phụ giảng Pháp không thể giảng cho từng cá nhân; tôi cũng không nói riêng hoàn toàn về tình huống của một mình chư vị. Chúng ta có một số học viên đã xuất hiện những tình huống không bình thường, nhưng tôi nói với mọi người, đa số là do hai nguyên nhân. Một là các học viên mới, giai đoạn quá trình tu luyện của chư vị và giai đoạn quá trình chứng thực Pháp của chư vị dung hợp thành một; cần để chư vị đuổi theo kịp, nên tu luyện cá nhân được tiến hành đồng thời cùng với thực hiện việc chứng thực Pháp. Hai là do bị can nhiễu. Nếu bị can nhiễu, chư vị không được luôn luôn nhìn nhận rằng: ‘hễ ai can nhiễu tôi cần tiêu diệt nó, ai cũng không được can nhiễu hết’. (mọi người cười) Nhưng sao chư vị không thử suy nghĩ xem, vì sao can nhiễu chư vị? Tại sao có thể can nhiễu được đến chư vị? Có phải bản thân mình còn chấp trước nào không? Chưa bỏ được không? Tại sao không tự xét bản thân mình? Nguyên [nhân] thật sự đang ở trong chính mình, như thế chúng mới có thể dùi vào chỗ sơ hở! Chẳng phải chư vị có Sư phụ quản hay sao? Ngay một người thường thôi hôm nay hô lớn một câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, thì Sư phụ cũng bảo hộ vị ấy; bởi vì vị ấy đã hô lên câu ấy, ngay trong [hoàn cảnh] tà ác, nếu tôi không bảo hộ vị ấy thì không được; huống nữa chư vị là những người tu luyện? Còn có học viên cá biệt mang các chứng [bệnh] bất trị; mọi người thử nghĩ xem, đã có bao nhiêu bệnh nhân có bệnh nặng hoặc người mắc chứng [bệnh] bất trị trước khi học Pháp nay đã khỏi sau khi học Đại Pháp; nhưng vì sao một số học viên mãi cũng không [khỏi]? Lẽ nào Đại Pháp phân biệt [đối xử] với chúng sinh? Tôi là Sư phụ đối với các học viên có sự phân biệt chăng? Tôi thật sự hỏi chư vị: chư vị có là chân tu? Chư vị có thật sự chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp trong hành xử?! Trong giảng thanh chân tướng là hành xử với tâm bất mãn của người thường đối với việc bức hại Pháp Luân Công mà hành xử, hay đúng là đứng tại giác độ đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh? Cựu thế lực đã an bài một số người vào đây, vì sao đa số vẫn có thể làm tốt, nhưng tại sao bản thân mình không ổn? Pháp này của tôi chẳng phải đã giảng cho chư vị rồi?

Khi xuất [hiện] vấn đề, khi cảm giác [có gì] không đúng, nhất định phải tự xét mình! Tự xét xem bản thân có chỗ nào sai sót [nên] bị tà ác dùi vào sơ hở. Sai rồi thì cần phải nhận thức ra, cần thực thi cho tốt. Chư vị đừng quên, [mình là] đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp! Chư vị đến để chứng thực Pháp! Tu luyện khổ, tà ác trong chứng thực Pháp lại còn tà ác hơn; [ai] có thể vượt qua được, thì nhất định là Vương của chúng sinh.

Hỏi: Trong năm phút đầu phát chính niệm, có thể dùng khẩu quyết mà Sư phụ dạy chúng con để thanh trừ chúng hay không?

Sư phụ: Khi phát chính niệm [tôi] không nói rằng [chư vị] niệm khẩu quyết mãi, chư vị niệm một lần là được rồi, là có tác dụng rồi; trừ tình huống đặc thù nào đó. Chư vị nhận ra rằng không tĩnh lại được thì điều chỉnh chính niệm lại thì cũng được, nhưng đó cũng là tạm thời. Thực ra khi thật sự có thể tĩnh lại, thì một niệm ấy đã đủ kinh thiên động địa, không gì là không thể rồi; lập tức đúng là làm cho hết thảy những gì nội trong phạm vi chư vị bao trùm đều định trụ lại, ức chế vững chắc như thế. Chư vị như quả núi, lập tức ức chế chúng rất chắc chắn. Không được để tư tưởng bất ổn mãi, bất ổn thì không làm được như vậy.

Hỏi: Xin hỏi có thể lấy các bài kinh văn như “Pháp Chính”, “Như Lai” xen vào các tiết mục của Phóng Quang Minh rồi phát sóng cho người thường xem được không?

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng không vấn đề gì; sách của tôi cũng bán ngoài cửa hàng, cũng không vấn đề gì. Còn cụ thể thực hiện thế nào, chư vị cần phát sóng bao nhiêu cần làm nhiều ít ra sao, thì đều là việc của bản thân chư vị; Sư phụ chỉ có thể nói là không thành vấn đề. Cũng không được lấy một câu nói của Sư phụ để bắt ép các học viên có ý kiến khác với mình — Sư phụ đã nói thế này thế này — như thế không được. Bởi vì đây là công tác truyền tin, cần an bài thế nào cho tốt, cộng đồng phối hợp với nhau điều chỉnh cho tốt.

Hỏi: Một hôm con đi phát tài liệu sự thật, có một ông trong đoàn du khách từ Bắc Kinh nói rằng khi gặp Ngài thì hãy thay mặt ông ấy vấn an Ngài. Con đại biểu cho các đệ tử Đại Pháp tại Nông An Trường Xuân gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Những ai hiểu được chân tướng đã càng ngày càng nhiều; do đó mới có biểu hiện như vậy. Hồi tôi ở Bắc Kinh, khắp Bắc Kinh người ta đều biết tôi, dẫu họ có tu luyện hay không, thì đều biết đến ‘Lý Đại Sư’. ([Sư phụ] cười) Bức hại tuy rất nghiêm trọng, nhưng trong tâm mọi người đều biết rõ; trong khi giảng chân tướng các học viên cũng khiến những ai chưa hiểu Đại Pháp nay hiểu rõ chân tướng; các học viên trong ngoài nước đều thực thi như thế cả, càng làm cho người ta nhận thức ra sự tà ác của cuộc bức hại này, cũng khiến con người thế gian nảy sinh lòng kính trọng đối với Đại Pháp, lòng tôn kính đối với các đệ tử Đại Pháp; đó là điều tất nhiên.

Hỏi: Có một bộ phận học viên để hết thân tâm vào Chính Pháp, không quan tâm đến cả ăn cả ngủ; luyện công rất ít; có một số học viên [tuy] không bận [nhưng cũng] vì thế không luyện công. Theo họ nhìn nhận thì dường như luyện công không quan trọng lắm.

Sư phụ: Chư vị đang ngồi tại đây, đã nghe đó; đều đã nghe cả phải không? Các đệ tử Đại Pháp cần làm tốt ba việc, đều cần phải thực hiện thật tốt. Công cũng phải luyện; hễ chư vị chỉ còn một ngày chưa viên mãn, thì chư vị vẫn cần phải luyện, chư vị cần phải học; ba việc của đệ tử Đại Pháp ấy, chư vị đều cần làm. Điều này là khẳng định.

Hỏi: Chúng con có thể in ấn rồi xuất bản các bài thơ của Ngài cho trẻ em được không? Có thể dùng các hình và động tác do học viên vẽ làm minh hoạ được không?

Sư phụ: Cho trẻ em đọc không vấn đề gì; nếu học viên làm mỹ thuật thì cũng không thành vấn đề; nhưng nếu người thường vẽ thì nhất định cần đệ tử Đại Pháp duyệt. Nhưng mà, các chư vị ngồi đây, tôi đều gọi chư vị ai cũng là đệ tử Đại Pháp, nhưng trên thực tế thì [một số] chư vị chưa thực hiện như đệ tử Đại Pháp, nếu để chư vị duyệt, thì cũng là khó đó. (mọi người cười) Việc này, tôi thấy vẫn nên để Phật Học Hội địa phương duyệt.

Hỏi: Khi giảng thanh chân tướng [con] thường cảm thấy mình kém về trí huệ; đó là do trạng thái tu luyện của bản thân chưa tốt đúng không?

Sư phụ: Khi thiếu khuyết về trí huệ, thông thường là do chư vị lo lắng quá; đầu não lo lắng cần làm một việc nào đó, thấy nó quá quan trọng, thì liền xuất hiện một chủng chấp trước khác nên tạo thành như thế. Thực ra [đối với] rất nhiều sự việc, chư vị giảng nói với tâm khí bình tĩnh, tâm khí bình hoà, đối đãi một cách có lý trí, chư vị sẽ phát hiện rằng trí huệ của chư vị sẽ tuôn như nước chảy, hơn nữa từng câu từng chữ đều trúng, câu nào cũng là chân lý. Chư vị nếu chấp trước, sốt ruột, có một chủng tâm cuồng nhiệt nào đó, thì trí huệ sẽ mất, bởi vì khi ấy đã bị chui vào ‘con người’ rồi; phải vậy không? Cần gắng tận dụng chính niệm, cần hết sức dùng trạng thái của người tu luyện, thì sẽ thấy hiệu quả tốt đẹp phi thường.

Thực ra mọi người thực hiện việc khác cũng như thế. Tư tưởng trong chính niệm không có giới hạn, sẽ nghĩ được rất rộng rất thoáng, trí huệ sẽ không có hạn chế gì.

Hỏi: Ngài vừa nói năm nay sẽ rất náo nhiệt; các kênh truyền tin chúng con có nên đẩy hết mức độ không, để phối hợp cho thật tốt với giảng thanh chân tướng?

Sư phụ: Đúng thế, cuộc bức hại kia hoàn toàn xây trên cơ sở vu khống giả dối. Đại dịch hiện nay ở Trung Quốc, họ [cũng] đang muốn dùng những điều giả dối để che đậy; con người thế gian đều nhận thức được cả; như vậy chư vị cần vạch trần những điều giả dối; bức hại Pháp Luân Công cũng được [chúng] thực hiện như thế.

Hỏi: Pháp Hội tại Hồng Kông tháng Hai năm nay, có bảy mươi mấy học viên Đài Loan bị chính phủ Hồng Kông trục xuất. Các học viên tại Đài Loan và Hồng Kông đang qua các kênh pháp luật, để kiện chính phủ Hồng Kông đã phạm pháp. Xin hỏi Sư phụ, các đệ tử tại sự việc này nên làm thế nào cho tốt hơn?

Sư phụ: Thực ra bản thân sự kiện này đã tạo thành ảnh hưởng rất lớn trên thế giới rồi, cũng có thể nói rằng thực hiện như vậy đã rất tốt rồi. Cụ thể làm thế nào? Phàm đã kiện ra toà rồi, thì chúng ta cần xác định thực hiện cho đến nơi đến chốn. Hễ ở đâu xuất hiện vấn đề, thì ở đó cần giảng thanh chân tướng. Dẫu kết quả cuối cùng là như thế nào, thì thông qua sự việc này, chư vị cũng có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người, sẽ giảng chân tướng trên một diện rất rộng. Bình thường thì chư vị không có cơ hội; chư vị tự dưng lôi người ta ra rồi giảng chân tướng cho họ, thì có phần hơi gượng, phải vậy không? Hiện nay là có cơ hội rồi, nên nói [cho họ] vậy thôi.

Chư vị không cần e ngại lãnh sự quán hay đặc vụ đang làm những việc gì; chỉ cần họ làm một việc gì đó, chư vị liền lấy đó làm cơ hội để cho nhiều người hơn nữa biết được chân tướng. (vỗ tay nhiệt liệt) Thực ra đã là đệ tử Đại Pháp, chẳng phải những trò đó của họ đang ở trong tay chư vị sao! (mọi người cười) Họ quấy rối cũng tạo cơ hội chư vị giảng chân tướng và vạch trần tà ác; đúng vậy không? ‘Hễ ngươi tà ác thì ta sẽ tóm chặt ngươi, ta để mọi người thế gian cùng biết’; đúng là lúc để vạch trần bọn chúng đó.

Hỏi: Chúng con nên làm thế nào để cải tiến cách giảng chân tướng cho các chính phủ và cơ quan truyền tin ở châu Âu?

Sư phụ: Hiện nay châu Âu đã nhận thức rất rõ về cuộc bức hại này; chỉ là có một nguyên nhân; nguyên nhân nào? Chính phủ Trung Quốc kia, từ sau vấn đề ngày 4 tháng 6, đã đạt được một hiệp nghị với nhiều quốc gia Tây phương; tức là: ‘ông có thể phê bình nhân quyền bên tôi, nhưng ông không được nói điều đó ra ngoài công chúng; chúng ta cần bàn riêng.’ Nó đã đạt được hiệp nghị ấy với rất nhiều nước. Vấn đề Pháp Luân Công đã có nhiều nước ở châu Âu bàn đến rồi, nhưng con người thế giới không được biết. Không có áp lực của xã hội quốc tế, thì cái chính phủ tà ác kia không quan tâm. Không chịu áp lực của người dân thế giới thì cuộc đàn áp Pháp Luân Công lại càng không còn kiêng nể gì nữa. Bởi vì con người thế gian không biết đến sự tà ác của cuộc bức hại, một số chính phủ các nước lại cố ý không để các kênh truyền tin công bố ra, nhưng bên trong thì đàm phán của họ đã hoàn toàn thất bại, không có tác dụng gì; đã bị chính phủ tà ác kia chơi xấu, đã bị mắc bẫy. Đây là tập đoàn lưu manh tà ác nhất trong lịch sử, tuyệt đối không còn đáng tin nữa. Tôi nghĩ rằng giờ đây con người thế gian cũng nên nhận thức rõ, nên hiểu rõ việc này như thế nào. Chư Thần sẽ không làm ngơ trước những gì nơi con người đâu.

Hỏi: Vào thời kỳ này thì mạng lưới Chính Kiến nên thực hiện sao cho thật tốt?

Sư phụ: (cười) Cụ thể thực thi ra sao, thực ra đều là việc của bản thân chư vị thôi; [khi] có thể đối đãi cho đúng đắn những gì chư vị cần làm, thì trí huệ của chư vị sẽ phát huy đầy đủ. Các học viên đang làm mạng lưới Chính Kiến cũng là đang đi trên con đường của mình. Việc cụ thể tôi không tham dự, tôi không trực tiếp nói ra chính là vì muốn lưu lại cơ hội dựng lập uy đức cho bản thân chư vị trong khi chư vị chứng thực Pháp; nếu tôi đều nói ra trước cả, thì chính là lấy mất cơ hội của chư vị. Khó khăn càng lớn thì uy đức được kiến lập càng lớn. Tất nhiên khi chư vị trên thực tế có vấn đề không giải được, trên thực tế không làm tốt thì tôi sẽ nói; nhưng hiện nay không phải vậy. Thành tích chắc chắn là có, có thể nói là càng làm càng tốt hơn.

Hỏi: Ngài có thể chỉ rõ là chúng con nên nỗ lực ngần nào về vấn đề lập trường của Quốc vụ viện Hoa Kỳ đối với tên đầu sỏ tà ác tại Trung Quốc?

Sư phụ: Những việc đó, cũng đều là việc của các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Có một số việc, cần phải thực thi như thế nào, gặp những tình huống đặc thù, tôi sẽ giảng cho chư vị. Thực ra [trong] việc kiện nó lên toà án Hoa Kỳ, thì Mỹ cũng không còn cô lập trên quốc tế nữa; hiện nay bên châu Âu chẳng phải cũng đang kiện sao? Hơn nữa, ở bên Pháp chẳng phải tên cầm đầu “610” cũng đang bị kiện? Ngoài ra, nó hiện nay không còn là nguyên thủ quốc gia nữa, nó cũng không có quyền đặc miễn của nguyên thủ quốc gia. Học viên chúng ta nói cũng rất tốt, nói rằng quan hệ Mỹ với Trung Quốc chứ không phải là quan hệ với nó; tôi thấy nói như vậy rất tốt.

Hỏi: Hồng Kông đang gặp một chuỗi vấn đề, từ điều 23 đến dịch bệnh; trong học viên có một số vấn đề; xin hỏi chúng con nên thực hiện như thế nào để mới có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử là các đệ tử Đại Pháp?

Sư phụ: (cười) Việc cụ thể nếu chư vị nhất định muốn nói với tôi, thì chư vị tìm một thời gian nào đó, chư vị và tôi sẽ bàn cụ thể; chúng ta không nói ở đây.

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp từ đảo Tần Hoàng, Sơn Hải Quan, Đan Đông, Nam Xương, và Đại Liên xin gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Thỉnh cầu Sư tôn giảng một vài lời nữa cho các đệ tử Đại Pháp tại châu Úc.

Sư phụ: Có thể nói thế này; từ năm ngoái tôi giảng cho các học viên tại châu Úc, thì thay đổi ở châu Úc lẽ ra phải rất nhiều; nhưng tôi thấy rằng chưa đạt. Quá khứ đã có an bài như thế này: nước Mỹ đây thực hiện rất tốt, rồi đến Canada, rồi đến Australia, rồi đến châu Âu. Hiện nay, tôi nhận thấy châu Âu về một số tình huống có vượt hơn cả châu Úc. Nhưng Sư phụ không [định] phê bình gì cả, [vì] chư vị yêu cầu tôi nói, (mọi người cười) đó là tôi thấy rằng nên thực hiện tốt hơn một chút; thực sự là như vậy. Thỉnh thoảng có xuất hiện vấn đề. Vấp phải khó khăn ở đâu, thì không được tránh né, ở đâu có vấn đề chính là cần chư vị đến giải quyết, chính là cần chư vị đến giảng chân tướng; chư vị nhất định phải nhớ điểm này! Hễ khi nào xuất hiện vấn đề ở đâu, thì chính là cần chư vị đến giảng chân tướng. Chư vị không được tránh né nó, cũng không phải e sợ nó có biểu hiện tà ác đến mấy.

Hỏi: Dường như các học viên ở các nơi khác nhau có khác biệt rất lớn trong lý giải về Pháp tại các tầng khác nhau?

Sư phụ: Có thể là như vậy, bởi vì hoàn cảnh bất đồng, số lượng học viên nhiều ít [khác nhau], có thể có ảnh hưởng nhất định đến giao lưu và học Pháp giữa các học viên; chỉ có thể nói vậy thôi. Nhưng tôi nghĩ rằng, chỉ cần mọi người nghiêm chỉnh đọc sách, nghiêm chỉnh học, thì chư vị sẽ rõ cả. Pháp thân của Sư phụ đều sẽ điểm hoá cho chư vị, đều khiến chư vị sáng tỏ. Nhưng có một điểm, khi mọi người học Pháp, không được ôm giữ bất kể tâm gì rồi học Pháp; nhất định phải tĩnh tâm xuống rồi học Pháp một cách thực sự; không được ôm giữ bất kể mục đích gì khi học Pháp. Khi học Pháp không được để trượt đi mất, khi học Pháp tư tưởng đừng chạy chỗ khác; như thế không được, sẽ không học được gì cả. Học Pháp chỉ học Pháp thôi, bất kể can nhiễu nào cũng không được ảnh hưởng học Pháp.

Hỏi: Các học viên đang bị giam trong ngục hay trong trại lao động cải tạo ở Trung Quốc, tà ác không cho họ học Pháp luyện công, cũng chính là không có điều kiện tu luyện. Họ sẽ viên mãn thế nào?

Sư phụ: Tôi thường thấy các học viên như thế: ‘Ngươi không cho ta luyện ta cứ luyện, ngươi không cho ta học ta cứ học, ta không nghe theo tà ác các ngươi; chẳng phải ngươi đang lấy sinh tử ra uy hiếp ta chăng?’ Tất nhiên Sư phụ ở đây giảng ra điều ấy, đó là đối với người tu luyện các vị mà giảng; nhưng Sư phụ cũng không muốn giảng; người thường nghe thấy sẽ không hiểu. Tôi nói với chư vị, khi thật sự vứt bỏ được sinh tử thì chư vị làm gì cũng có thể được! (vỗ tay)

Trong con mắt chư Thần, và an bài của cựu thế lực cũng như thế: một tay chư vị nắm ‘con người’ không bỏ, tay kia chư vị nắm ‘Phật’ không bỏ, vậy rốt cuộc chư vị muốn gì?! Khi thật sự có thể vứt bỏ được, thì tình huống đã không như thế. Nơi bị bức hại nghiêm trọng, vùng bị phá hoại nghiêm trọng, thì các học viên ở đó thật sự cần nghĩ xem: rốt cuộc là chuyện gì? Có học viên nói: bức hại đã kéo dài trong thời gian lâu như thế, [nhiều người] nguyên ban đầu biểu hiện tốt nay đã không còn ổn nữa rồi; [nhưng] tôi không nhìn nhận như vậy. Vàng ròng càng ngày càng hiển hiện rõ, phải vậy không? Nếu chư vị thật sự vứt bỏ được sinh tử và không còn tồn tại bất kể chấp trước nào cả, thì còn tồn tại [vấn đề] ‘càng ngày càng dở’ hay không? Còn tồn tại [vấn đề] khiến chư vị chuyển hoá không? Còn tồn tại [vấn đề] khiến chư vị thế này thế khác không? Nếu [trong] trại lao động cải tạo kia có mấy trăm người, trên nghìn người đều có thể thực hiện được như thế, rồi xem trại lao động cải tạo đó còn dám giữ chư vị chăng?! Lời nói ra là như vậy, không trong hoàn cảnh đó mà nói [nghe] như dễ dàng quá; do đó Sư phụ giảng Pháp ở đây không muốn giảng về việc ở nơi đó. Nơi đó rất khó khăn; nhưng dẫu khó khăn đến đâu, chư vị đã nghĩ đến tương lai của chư vị như thế nào chưa? Chư vị có nghĩ đến quả vị tương lai sẽ cần uy đức vĩ đại ngần nào làm cơ sở hay không?! Chư vị có nghĩ đến điều chư vị đắc là quả vị của Thần, Phật chứng thực Pháp hay không? Chính vì điều ấy mà phải vứt bỏ hết ‘con người’ phải không?! Vô chấp vô lậu như Kim cương bất động thật sự đúng không?! Chính là vậy đó; chư vị thử xem lại xem hoàn cảnh như thế nào?

Trên mạng lưới Minh Huệ có đăng một bài, có một học viên một mực giảng chân tướng Đại Pháp, hô lớn “Đại Pháp hảo”, bất kể bị đưa đến đâu, cảnh sát tà ác nói thế nào cũng không nghe, ‘ngươi đánh ta chửi ta thậm tệ đến mấy, ta cũng vẫn thế thôi.’ Trại lao động cải tạo đó sợ quá vội trả lại: ‘chúng tôi không cần’. Bởi vì họ nghĩ: ‘Tôi không chuyển hoá được bà này, lại làm ảnh hưởng đến nhiều người khác’, (mọi người cười) chúng cũng không lấy được tiền thưởng nữa. (vỗ tay). Không có cách nào khác, đồn cảnh sát biết lưu bà ấy ở đâu? Không còn cách nào cả, đành đưa trả về nhà.

Bề ngoài thì hệt như biểu hiện của con người, [nhưng] thực chất không phải. Mà là đã tu luyện đến mức độ đó, thật sự đạt đến cảnh giới đó — bị bắt rồi, ta cũng không muốn quay về nhà, đã đến đây tức là ta đến để chứng thực Pháp vậy thôi — tà ác sợ hãi quá. Hơn nữa hiện nay số lượng tà ác đã rất ít rồi; càng tiêu diệt chúng thì [chúng] còn lại càng ít.

Hỏi: Các đệ tử đắc Pháp sau ngày 20 tháng Bảy [1999] cần đề cao chỉnh thể và tu luyện tự thân như thế nào?

Sư phụ: Về tu luyện, chư vị chiểu theo yêu cầu trong “Chuyển Pháp Luân” mà tu; [sẽ] không có vấn đề gì. Hãy tu như bình thường; chỉ là ma nạn [chư vị] gặp phải có thể đã hoà lẫn vào trong chứng thực Pháp hiện nay. Bởi vì các đệ tử Đại Pháp đều đang chứng thực Pháp, do đó trong chứng thực Pháp sẽ có hiện tượng tiêu nghiệp, sẽ có ma nạn xuất hiện. Tức là, những [ai] đắc Pháp sau ngày 20 tháng Bảy cần cố gắng thực thi cho tốt. Thực ra chư vị không phải trả [nghiệp] nhiều [hơn], vì các đệ tử đắc Pháp trước ngày 20 tháng Bảy đã trả [nghiệp] qua rồi, đã đi qua quá trình đó rồi. Tu luyện ấy, không được để khó khăn làm chùn bước. Dẫu thế nào, khó đến mấy, thì con đường Sư phụ cấp cho chư vị đều có thể đi qua được. (vỗ tay) Chỉ cần tâm tính chư vị đề cao lên, chư vị sẽ có thể vượt qua.

Hỏi: Có đệ tử nói, khi luyện công bên lãnh sự quán Trung Quốc, thì bên mặt Thần của bản thân sẽ tự nhiên tiêu diệt tà ác. Nhận thức thế đúng không?

Sư phụ: Về nguyên tắc là đúng như vậy, nó là như vậy, không có vấn đề gì. Các đệ tử Đại Pháp hễ ngồi xuống, thì chẳng phải mặt Thần đã tu xong cũng ngồi ở đó? Không có vấn đề gì; nhưng dẫu thế nào cũng không được chấp trước vào điểm ấy là đủ [tốt] rồi. (cười)

Hỏi: Đệ tử hiện nay còn thấy rất khó xử lý cân bằng giữa từ bi với chúng sinh và duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp; xin Sư phụ chỉ bảo.

Sư phụ: Chư vị muốn duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp là rất đúng; nhưng duy hộ thế nào? Chư vị bịt miệng họ chăng? Chư vị biện luận với họ chăng? Tôi bảo chư vị, chư vị cần đối đãi với chúng sinh một cách từ bi, chư vị cần giảng chân tướng với người ta một cách từ bi, tức là chư vị đã duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp rồi đó; chư vị có thể duy hộ sự tôn nghiêm của Đại Pháp. (vỗ tay nhiệt liệt)

Sự tôn nghiêm của Đại Pháp không thể dựa vào phương cách của người thường để duy hộ; mà là từ biểu hiện thật sự từ bi và thiện của mỗi từng cá nhân đệ tử Đại Pháp mang đến; [nó] không phải [được] tạo ra, không phải hành vi con người, hay dùng phương cách của con người để tạo ra; mà là trong từ bi mà sinh xuất ra, là thể hiện [trong] cứu độ chúng sinh và trong tu luyện của chư vị. Toàn thể mọi người đều tu luyện được tốt, thì con người thế gian sẽ nói Đại Pháp là tốt, đều tôn kính Đại Pháp. Trước đây tôi từng giảng cho những người phụ trách chúng ta rồi, tôi nói rằng người phụ trách trong Đại Pháp không dựa vào cách quản lý của người thường, mà là dựa vào cái tâm của chư vị đối với Đại Pháp và trách nhiệm của bản thân chư vị đối với tu luyện; là vì bản thân chư vị tu được tốt mà [làm] được tốt, mọi người đều kính trọng chư vị, đều tôn trọng chư vị. [Nếu] chư vị có chỗ sai mà không thừa nhận, còn muốn người ta hiểu rằng chư vị không sai nên cứ biểu hiện mình không có sai, như thế không ai coi chư vị ra gì đâu; vì đó là thủ đoạn của người thường. Đại Pháp chúng ta ở trước mặt con người thế gian cũng như vậy; có người nói rằng không tốt, chư vị dùng phương cách người thường để cùng họ biện luận, chư vị như bịt miệng họ lại, như thế này thế khác, thì sẽ làm cho mâu thuẫn mạnh hơn. Biểu hiện bản thân chúng ta thật tốt, từ bi đối đãi hết thảy, chư vị không cần tranh luận hay biện luận gì với họ cả, người ta có mặt minh bạch của mình, bề mặt của họ cũng sẽ được cảm hoá, họ tự nhiên sẽ nói chư vị là tốt. Tuy nhiên tâm tình của học viên cũng có thể lý giải — ai phá hoại Đại Pháp, tâm lý bản thân [họ] liền thấy khó chịu — vậy ai phá hoại Đại Pháp chư vị liền giảng cho họ. Cũng sẽ có những người không độ được; người không độ được thì cũng không cần quản nữa làm gì, cũng không chấp với ai hết, cũng không cần bịt miệng họ lại; bởi vì với những [ai] thật sự không thể độ được cũng sẽ có biện pháp. Bệnh dịch xuất hiện ở Trung Quốc chính là xử lý những kẻ ấy, ai không độ được thì sẽ bị đào thải. Đó không phải tôi làm, mà là cựu thế lực đào thải con người. Tất nhiên, còn có các chính Thần cũng đang đào thải ác nhân. Việc lớn này đương nhiên tôi không thừa nhận thì cựu thế lực cũng không dám.

Hỏi: Hiện nay trong giảng thanh chân tướng, chúng con có lấy những việc trong người thường, ví như tin tức về bệnh dịch, làm một nội dung giảng chân tướng, để làm tỉnh ngộ nhiều người ở Trung Quốc.

Sư phụ: Làm [người ta] tỉnh ngộ cũng được; chư vị qua các kênh truyền tin giảng một cách công khai thì người thường không hiểu. Mọi người có thể trong khi giảng thanh chân tướng nói [về điều ấy], có thể làm họ tỉnh ngộ. Trong cái xã hội do khoa học tạo ra này có rất nhiều người không tin Thần, vả lại y học hiện nay cũng là một bộ phận của khoa học hiện đại; chư vị nói về những điều ấy thì họ có thể không hiểu, rồi vì thế mà tà ác vin cơ hội ấy để vu khống; do đó mọi người không nên giảng công khai, có thể trong khi giảng thanh chân tướng thì chỉ rõ cho người ta về vấn đề này.

Hỏi: Ngài đã giảng rằng chúng ta hiện nay đang lựa chọn tinh anh trong những người tu luyện tương lai. Câu hỏi của con là, con phát hiện rằng chung quanh mình có một số bè bạn có ủng hộ Đại Pháp, nhất là khi thực hiện một số sự việc tốt cho Đại Pháp, họ [thường] cảm thấy một số khó khăn; có phải vì chấp trước của chúng con không? Do bạn đồng tu nói, rằng xuất hiện vấn đề nhất định là do mình có vấn đề, trong tâm con rất bất an. Hay đó là bức hại của cựu thế lực?

Sư phụ: Hiện nay một cá nhân dẫu muốn tham gia vào Đại Pháp cũng rất khó khăn, trừ phi người đó kiên định phi thường. Chẳng hạn có người học công rồi, chư vị liền muốn để họ làm đệ tử Đại Pháp, tiếp đó chư vị đưa họ thực hiện các việc chứng thực Pháp, [thế thì] cựu thế lực sẽ can nhiễu. Hơn nữa cựu thế lực có một cái cớ rất mạnh, tức là “thời gian không còn đủ nữa, tâm của họ biểu hiện chưa đủ mạnh đến thế”, tức là cái tâm muốn làm đệ tử Đại Pháp chưa mạnh mẽ đủ; do vậy rất khó gia nhập. Chư vị muốn để họ thực hiện công việc Đại Pháp như các đệ tử Đại Pháp, thì cựu thế lực muốn can nhiễu; tình huống là như vậy. Nhưng cũng có khi không hoàn toàn như vậy, có hiện tượng như thế. Ngoài ra, có một số người thường, họ muốn ủng hộ Đại Pháp, phát tự nội tâm muốn vì Đại Pháp mà làm một số việc, thế thì không chịu can nhiễu. Nói cách khác giữa các đệ tử Đại Pháp và tu luyện của con người tương lai có một vạch [phân cách].

Hỏi: Trong «Giảng Pháp luân lưu tại Bắc Mỹ» đã giảng rằng, ‘sinh mệnh tối hậu’ đều đã bất thuần rồi, đó là chỉ về điều gì?

Sư phụ: Đúng vậy; sinh mệnh tối hậu đều đã bất thuần, là như vậy đó; nhưng vũ trụ này trên thực tế là quá to lớn; ngôn ngữ của con người không thể hình dung đến được. Tôi nói ‘sinh mệnh tối hậu’ ấy cũng chỉ là hình dung, nếu tôi thật sự có thể dùng lời nói của con người mà giảng về sinh mệnh tối hậu ấy thì chính là đang trực tiếp thoá mạ vị ấy. Chư vị đã biết, danh từ “tối hậu” khi đến một tầng nhất định nó liền biến [đổi], hàm nghĩa liền biến [đổi]. Có học viên hỏi tôi: ‘“1 cộng 1 bằng 2” có là chân lý ở thiên thượng nữa không’. Trên thiên thượng không có lôgic tư duy của con người. Cho đến tối hậu thì hàm nghĩa của nó đã biến [đổi], không còn là như thế nữa. Vũ trụ to lớn nhường nào, thiên thể to lớn nhường nào, khung thể “tối chung” to lớn nhường nào, nếu như hết thảy đều đã bại hoại rồi, thì điều ấy khẳng định là nguyên nhân từ vị ấy. Tôi vừa giảng đến mức độ như thế, tư duy của tôi tuy rằng đã nói đến vị ấy, nhưng ngôn ngữ con người không thể nói đến vị ấy được, do đó vị ấy hoàn toàn bất động trong lòng, biết rõ mà vẫn giả là không hiểu. Vị ấy đang nghĩ rằng ‘các vị hoàn toàn không thể nói được đến tôi’, bởi vì khái niệm ngôn ngữ con người là hữu hạn.

Ví như nói, Đạo gia giảng ‘vô’. Họ thấy rằng chiếu theo lý luận của Đạo gia, thì ‘vô cực’ sinh ‘thái cực’, ‘thái cực’ sinh ‘lưỡng nghi’, ‘lưỡng nghi’ sinh ‘tứ tượng’, ‘tứ tượng’ sinh ‘bát quái’. Cho rằng khi đến ‘vô cực’ là đã đến tối cao rồi, [đến] trạng thái hỗn độn; trong hỗn độn là không còn gì nữa. Tuy nhiên, còn có Đạo ở nhận thức cao hơn giảng, rằng [đến một điểm nào đó] ngay cả hỗn độn ấy cũng không có, là không, là tối cao, không có gì cả. Mọi người thử nghĩ xem, lời nói ấy đã giảng đến đầu ngọn phải không? Nhưng cũng chưa đến đầu ngọn. Vì sao chưa đến đầu ngọn? Đã ‘không có gì cả’ thì chư vị còn có thể giảng gì nữa đây? Nó được gọi là “không có gì cả” phải không? Gọi là “không” đúng không? Gọi là “vô” phải không? (mọi người cười) Ý nghĩa là vậy phải không? Do vậy, khi đến chỗ ‘không có gì cả’, chư vị lại vào vi quan hơn nữa, khi truy tiếp đến vô hạn vi quan chư vị sẽ phát hiện rằng nó vẫn ‘có’; nhưng hình thức tồn tại của chủng sinh mệnh ấy là hoàn toàn khác với tồn tại của nhân tố vật chất của thiên thể bên dưới, [Pháp] Lý ở đó cũng khác rồi, dường như căn bản giữa chúng hoàn toàn khác biệt; nhưng nó vẫn ‘có’. Đành là như vậy, nhưng khi đến một trình độ nhất định thì chúng lại không có nữa, rồi sau đến một trình độ nhất định chư vị truy mãi tiếp lại phát hiện rằng lại ‘có’ nữa, vi quan hơn nữa; do vậy chư vị dùng ngôn ngữ con người để nhận thức thì không nhận thức nổi. Khi đến một phạm vi lớn hơn nhất định, thì sự khác biệt xuất hiện còn lớn hơn nữa, sự việc còn khác biệt hơn nữa; như vậy chư vị nói xem họ là trạng thái nào? Điều ấy thật sự dùng ngôn ngữ con người là không hình dung được. Sinh mệnh tối hậu đều đã bất thuần rồi nên chính là hết thảy đều không tốt nữa, do vậy cần Chính Pháp.

Hỏi: [Chúng con] đang nghĩ đến việc mời một nhạc công người thường đến tham dự nhạc hội liên quan đến chấm dứt bức hại; xin hỏi Sư phụ, Ngài có ý kiến gì về việc [mời] người thường tham dự nhạc hội như thế?

Sư phụ: Không có ý kiến gì. Người thường muốn đến nói rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, thì không thể nói là không để người ta nói được. Điều ấy không thành vấn đề. Còn nếu tới đây biểu diễn một số [tiết mục] của người thường, thì chư vị cần chú ý một chút; có một số thứ có thể lên cùng một khán đài với buổi diễn âm nhạc của đệ tử Đại Pháp hay không? Tất nhiên một số bài nhạc cổ điển không có vấn đề gì; [nhưng] âm nhạc cận đại thì khó nói lắm.

Hỏi: Thỉnh Sư tôn giảng về việc xử lý các tư liệu Đại Pháp mà người thường bỏ đi? Bởi vì đó là câu chữ và phù hiệu của thần thánh?

Sư phụ: Trên thực tế, mọi người làm sự việc gì cũng là để cứu độ chúng sinh, bao gồm cả các tư liệu [giảng] chân tướng. Khi phát xuất truyền đơn thì cũng cần xét đến việc người ta bỏ nó đi. Về điểm này, đã là đệ tử Đại Pháp thì [sẽ thấy] rất trân quý, nhưng không được giận người thường, mà là đối đãi một cách từ bi; người ta vứt bỏ truyền đơn đi thì chỉ có thể nói rằng cơ hội của họ đã trượt mất. Nhưng, đến khi người đó thật sự không còn tốt nữa, không cứu được nữa, thì Thần sẽ tính đó là tội. Sư phụ đã giảng lời này: tôi không nhớ đến hết thảy những gì [chúng sinh] phạm phải trong lịch sử, chỉ nhìn thái độ của sinh mệnh đó đối với Đại Pháp trong Chính Pháp. Tầng tầng chúng sinh, đều [được] đối đãi như thế. Nhưng sinh mệnh kia [khi] thật sự đã bức hại đệ tử Đại Pháp, [khi] thật sự đối xử bất hảo với Đại Pháp, thì chúng ở địa ngục sẽ có nợ mới nợ cũ cùng [cộng] với nhau. Bởi vì các sinh mệnh không thể cứu độ ấy trước đây nợ tội [rồi sau] không hoàn trả là không được; do vậy đối với họ mà xét thì nợ mới nợ cũ đều tính sổ [cộng] lại. Các đệ tử Đại Pháp tu “Chân Thiện Nhẫn”; do đó hãy từ bi [với] chúng sinh; không thể nói ‘có đọc thì có từ bi [với họ], còn không đọc tư liệu thì không từ bi [với họ]’; như thế không được. (cười) Cứu [độ] con người, cần [nhẫn] nại; do vậy mới là từ bi của các đệ tử Đại Pháp.

Hỏi: [Con] xin hỏi nhân tố [trong] vũ trụ mà siêu việt khỏi sinh mệnh tối hậu cựu thế lực ấy, trong Chính Pháp là [ở] trạng thái nào? Trước khi vũ trụ Chính Pháp họ có nghĩ đến tự cứu hay không; hay là có nguyên nhân khác?

Sư phụ: Đối với bản thân Chính Pháp, nhân tố tối hậu của cựu thế lực là tà ác, là vị tư, chính là đã bày đặt nạn lớn vũ trụ cho bản thân Chính Pháp. Chúng thần của cựu thế lực trong quá trình trung gian, đều có những an bài cụ thể [cho] những gì chúng muốn tại cụ thể các tầng khác nhau; do đó tại từng tầng đều an bài cho sự thành công của Chính Pháp. Tuy nhiên từ uy đức của Đại Pháp mà giảng, thì cựu thế lực là cứ một tầng trên tiêu diệt một tầng dưới; bởi vì chúng biết rằng hễ ai tham dự vào sự việc Chính Pháp này đều bị tiêu diệt; dẫu sao đây cũng là Đại Pháp vũ trụ, chúng sinh ở tầng nào thì cũng không xứng thao túng [việc này]. Tôi nói cựu thế lực tối hậu [là] tà ác, là vì đến lúc Chính Pháp đã đi qua tối hậu rồi, sẽ phát hiện rằng bản thân điều ấy chỉ là gây nạn lớn cho Chính Pháp thôi, ngoài đó ra không là gì cả.

Họ vào thời trước khi Chính Pháp, họ có tính toán của mình, chính là vị tư ích kỷ. Tôi thấy rằng có một số vấn đề hễ giảng ra, giảng rõ ra thì sẽ rất rộng, tốn nhiều thời gian lắm. Mỗi câu hỏi mà chư vị đề xuất, nếu tôi giảng kỹ cho chư vị thì có khi giảng cả mấy ngày , bởi vì nó liên quan đến cả một quá trình; càng lên tầng cao, thì Pháp mà tôi giảng ra, đã thăng hoa càng cao so với [Pháp] lý ở bên dưới; nếu không giảng quá trình ở giữa thì sẽ rất khó hiểu. Tuy nhiên nó là viên dung, như mọi người đã biết, Pháp Luân kia có nhỏ, có lớn, lớn hơn nữa cũng có; tựa như vũ trụ, Pháp Luân cũng viên dung; ngay cả thiên thể lớn hơn nữa cũng vẫn có Pháp Luân, thiên thể lớn lớn hơn nữa cũng có [Pháp Luân], cả thiên thể lớn lớn lớn hơn nữa cũng có; thiên thể lớn ngần nào, thì Pháp Luân lớn ngần ấy, mãi cho đến thượng tầng thiên thể ở đó có [Pháp] lý rộng lớn hơn nữa. Nhưng [Pháp] lý của cả đại khung về tổng thể là có liên hệ, là viên dung; do vậy Pháp lý trong thiên thể cũng thuận theo biến hoá ở các tầng mà phát sinh biến hoá rộng lớn hơn.

Hỏi: [Con xin hỏi] tại Đài Loan có thể kiện kẻ đầu sỏ tà ác ở Trung Quốc không? (mọi người cười)

Sư phụ: Nó bức hại chư vị thì có thể kiện nó, có gì mà không kiện được. (vỗ tay) Chỉ cần toà thụ lý [hồ sơ], thì chư vị có thể kiện.

Hỏi: Đệ tử đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân» hết lượt này lượt khác nhiều lần, đều không lĩnh hội được hàm [nghĩa] bên trong về phần Chính Pháp; có phải nguyên nhân vì ngộ tính sai sót không?

Sư phụ: Chư vị muốn từ mặt chữ đọc thấy trong «Chuyển Pháp Luân» có việc Chính Pháp mà tôi bảo chư vị hôm nay, thì chư vị vĩnh viễn không thấy. Đã là một đệ tử Đại Pháp, là đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chư vị cần thực thi những gì, [thì] từ trong «Chuyển Pháp Luân» chư vị có thể nhận thức được, theo Pháp lý chư vị có thể biết được. Không chỉ có thể nhận thức đến bước này, rằng cụ thể thực hiện ra sao, làm thế nào cho tốt — [nếu] chư vị liên tục đọc sách — thì đến cả các việc của bước sau, chư vị cũng nhìn thấy, có thể điểm [hoá] cho chư vị. Cũng không chỉ vậy, đến tận bước cuối cùng cũng có thể điểm [hoá] cho chư vị. Dẫu chư vị tu cao đến mấy, đều ở trong đó cả. Một đệ tử Đại Pháp cần làm thế nào, đều trong đó cả. Chư vị nếu muốn tìm ở bề mặt chữ, thì chư vị không mở ra được.

Hỏi: Hôm nay [một] điều Sư phụ giảng là “Vĩnh đắc nhân thân thị Phật tổ”, đúng không? Đệ tử chắp tay hợp thập vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. Không nên đặt bất kể định nghĩa gì cho Pháp tôi giảng; tôi không có bảo chư vị rằng điều tôi giảng là Pháp tại một tầng nào; bởi vì khi tôi giảng Pháp, thì tầng tầng thân thể của tôi, nhất mực cho đến vô hạn, đều đang giảng; chư vị nói đó là ở một tầng nào chăng? Chư vị dẫu ở một tầng nào liễu giải Pháp mà tôi giảng, thì đó cũng chỉ là chư vị tại một tầng đó lý giải thôi; nhưng [nó] không chỉ giới hạn tại đó. Bao quát cả [vấn đề] đối ứng thân thể mà tôi vừa giảng, nó lại không phải là vấn đề làm Phật tổ; nó là vấn đề viên mãn của thể hệ toàn vũ trụ này, thể hệ các thiên thể, thể hệ đại khung; hơn nữa cũng là vấn đề thay đổi hạn chế về hình thức sinh mệnh của chư Thần trong cựu thế lực trong quá khứ; đó là vấn đề rất rộng lớn. Do đó chư vị không nên hễ thấy một điều gì đó, [liền nói] “À, chính là vậy!”, vừa lĩnh hội một điều gì đó, [liền cho rằng] “À, chính thế chính thế!” Không phải thế, đó là điều mà chư vị nhận thức được [với] cơ sở hiện có của chư vị [thôi].

Hỏi: Khích lệ các bạn đồng tu đi tham dự các buổi giao lưu, nhưng một số bạn đồng tu cho rằng hay đi như thế sẽ ít thời gian học Pháp; rằng giảng thanh chân tướng ở nhà cũng là như vậy rồi, mà còn làm tốt hơn.

Sư phụ: Nếu đúng là đệ tử Đại Pháp có thể đạt được trạng thái yêu cầu cho các đệ tử Chính Pháp hôm nay, thì chư vị cứ làm thế; nhưng nếu không như vậy, thì đó chính là mượn cớ. Tất nhiên, như hội giao lưu mà chư vị đang mở đây, thực ra rất cần thiết. Nhưng tôi nghĩ không nên liên tiếp quá, bởi vì học viên đi lại nhiều quá, sẽ ảnh hưởng đến những việc chứng thực Pháp khác. Nhưng việc mở hội giao lưu là nhất định cần thiết; chỉ là không được tổ chức quá liên tiếp. Ngoài ra một số việc chứng thực Pháp tập thể cũng cần phải làm, phối hợp với nhau, cộng tác với nhau. Chư vị nói chư vị ở nhà cũng làm tốt lắm rồi, nhưng một số việc có tính phối hợp, cần mọi người cùng nỗ lực làm, [nếu chỉ ở nhà thì] chư vị không làm được.

Hỏi: Đệ tử thỉnh thoảng nhìn thấy một số việc sẽ phát sinh, kể cả tai nạn ở thế gian; có thể viết ra làm con người thế gian kinh [động] hay không? Hay đó là nhìn thấy an bài của cựu vũ trụ?

Sư phụ: Vì cứu độ chúng sinh thì có thể làm một cách có sách lược, có trí huệ. Không nên làm con người thế gian kinh [động], cần cứu độ chúng sinh. Những gì học viên nhìn thấy có hai tình huống như thế này. Thứ nhất, như thân thể tôi vừa giảng cho chư vị, [cái] thân thể chư vị trong phạm vi thể hệ của thân thể tự thân mình. Nhất là bộ phận các đệ tử Đại Pháp đã tu xong trong chúng ta, thân thể họ càng rộng lớn, thì các chúng sinh ở trong và của vũ trụ đối ứng là càng nhiều. Trong đó phát sinh việc gì, thì trên thực tế cũng là một bộ phận của vũ trụ phát sinh sự việc. Rất nhiều học viên nhìn thấy được sự việc phát sinh trong thân thể của mình, nhưng đó cũng là sự việc phát sinh trong vũ trụ; bởi vì các đệ tử Đại Pháp chúng ta, nếu mỗi cá nhân đều tu được tốt, mỗi người đối ứng với một thiên thể, thì toàn bộ vũ trụ sẽ được bao quát; do vậy chư vị phát chính niệm vì sao là chủ yếu. Nếu đúng là vậy, thì trên thực tế điều chư vị nhìn thấy chỉ là trạng thái trong tu luyện của chư vị, cũng chỉ là biểu hiện xuất ra trong tu luyện của chính tự thân chư vị; chỉ là vậy thôi. Tất nhiên, nó sẽ với các hình thức khác nhau [để] đối ứng đến chư vị ở đây khiến chư vị nhìn thấy; có lúc khó phân biệt rõ trong [và] ngoài.

Tất nhiên, cũng có một số học viên nhìn thấy nội trong tam giới, về tổng thể, sẽ phát sinh sự việc gì; nhưng gần đây rất ít; bởi vì lịch sử này đều đã được an bài lại. Kể cả rất nhiều dự ngôn, dẫu chúng đúng hay không vào thời kỳ cuối, nhưng đối với tà ác chúng là có tác dụng chấn áp tà ác và gợi ý cho con người thế gian, cảnh tỉnh nhắc nhở con người thế gian; do vậy chúng có thể có một số tác dụng chính diện. Các đệ tử Đại Pháp không được chiểu theo bất kể dự ngôn nào mà thực hiện; chư vị là chiểu theo Đại Pháp mà làm! Chiểu theo những gì đệ tử Đại Pháp cần làm mà làm! Chư vị cũng không được chiểu theo những thứ khác mà thực hiện. Trong giảng chân tướng, chẳng phải rất nhiều dự ngôn trên thực tế là chư vị đang [chép ra] để người thường [đọc] hay sao? Khiến người thường tiếp thu giáo huấn của lịch sử; người xưa đều đã nói đến những việc [như thế] này, chính là để răn dạy con người thế gian. Nhưng nó không phải để các đệ tử Đại Pháp tham khảo [cho] tu luyện tự thân đâu! Nếu các đệ tử Đại Pháp không gặp phải cuộc bức hại này, thì tôi đâu có để chư vị tìm lại những dự ngôn ấy. Đạo lý là vậy phải không? Đệ tử Đại Pháp chiểu theo Đại Pháp mà làm. Chư vị đang sáng tạo lịch sử, chư vị đang sáng tạo tương lai; ai [khác] an bài cũng không được tính. Điều mà ai nhìn thấy cũng đều là quá khứ đã thay đổi rồi. Dẫu rằng chư vị gặp một vài sự kiện tương đồng, thì đó cũng là trong an bài cần an bài như thế; chỉ vậy thôi.

Hỏi: Đệ tử đắc Pháp sau 20-7-1999, gần đây gặp tai nạn xe hơi rất lớn, nhưng bình an vô sự; người thường thấy thật thần kỳ; xin cảm tạ Sư phụ đã cho chúng con một sinh mệnh thứ hai. Sự việc như thế nếu phát sinh trong thời kỳ Chính Pháp, thì đều là do ‘hữu lậu’ nên bị tà ác dùi vào chỗ sơ hở, hay là nhân tố phải đền mạng?

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng có hai nguyên nhân. Một là, có học viên hành xử không tốt nên tạo thành như thế, đúng không? Nguyên nhân [thứ hai] là, họ có phải là học viên mới không? Tất nhiên, học viên mới là sẽ có nạn; nhưng dù sao thì loại tình huống này đã ít nhiều rồi; thông thường gặp nạn sẽ không xuất hiện vấn đề lớn. Dẫu thế nào đi nữa, những sự việc ấy cũng không nên xem đó là việc gì [to lớn] cả. Dẫu thế nào đi nữa, đã là một người tu luyện, thì nó đều có nhân tố tất nhiên ở trong đó vậy.

Hỏi: Có một vài đệ tử gặp phải nghiệp bệnh ma nạn vô cùng nặng, thời gian cũng rất lâu. [Các đệ tử khác] có thể phát chính niệm tập thể để trợ giúp hay không?

Sư phụ: Tất nhiên là được; vừa rồi tôi đã nói về vấn đề này rồi. Nhưng có một số học viên, cần phải xét từ trong nội tâm của mình, tự cảm nhận xem bản thân mình rốt cuộc là như thế nào? Đã là một sinh mệnh vĩ đại trong thời kỳ Chính Pháp này, chư vị rốt ráo là như thế nào? Chứ không được hễ xuất hiện vấn đề liền nói “đệ tử Đại Pháp mà lại xuất hiện việc này là sao”.

Từ lâu cho đến nay, có một số học viên vẫn có chấp trước căn bản chưa từ bỏ! Tích tụ cho đến cuối cùng, chưa vượt qua được, [nên] nạn rất lớn. Khi xuất hiện vấn đề, lại không tìm trong tâm tính, không từ căn bản mà đề cao bản thân, [không] thật sự vứt bỏ những việc như thế và từ một phương diện khác mà vượt qua một cách đường đường chính chính; mà lại nhắm đúng vào sự việc ấy: ‘Ái chà, việc này tại sao tôi vẫn không vượt qua nổi? Hôm nay tôi làm tốt được một chút thì lẽ ra phải tốt lên một chút, ngày mai tôi thực hiện tốt thêm một chút thì nên chăng sự việc phải tốt lên một chút chứ!’ Họ mãi không dứt bỏ được những việc ấy; xét ngoài thì giống như đã dứt bỏ rồi: ‘Các vị xem tôi thực hiện tốt đấy chứ!’ Chư vị làm tốt là vì chư vị vì ‘nó’ mà làm cho tốt! Chứ chư vị chưa hề vì thấy rằng đó thật sự là việc đệ tử Đại Pháp nên làm rồi mới làm như thế!

Thực sự có một bộ phận học viên, đã làm ra sao, thật sự cần xét lại bản thân cho kỹ. Rốt cuộc [họ] đã thực thi như thế nào? Chư vị đã thật sự được như các học viên tại Trung Quốc ngay trong hoàn cảnh tà ác như thế mà vẫn chứng thực Pháp, khi vào sinh ra tử ấy vẫn đều có thể dứt bỏ sinh tử mà vượt qua được hay không? Nếu thật sự đặt chư vị vào nơi đó thì còn làm được không? Tất nhiên, [tôi] không nói rằng mỗi cá nhân đều phải trải qua quá trình như thế; những gì chư vị gặp phải hiện nay chẳng phải cũng giống vậy hay sao? Liệu chư vị có thể thật sự vượt qua không? Học viên có ba thành phần, tôi đã giảng rồi, không giống nhau, khẳng định rằng biểu hiện trong tu luyện là khác nhau. Không nên nghĩ rằng người khác không có [xảy ra] việc gì, thực hiện Chính Pháp đều rất tốt. Đều khác nhau; tình huống căn bản khác nhau, không có tham chiếu. Tôi đều đã giảng rồi, tu luyện là không có tham chiếu, không có khuôn mẫu. Người khác thực hiện thế nào mình liền học theo người ta? [Thực ra] không giống nhau, trạng thái của chư vị cũng sẽ không xuất hiện [đối với] người khác.

Thực ra có nhiều học viên, đã qua một thời gian lâu rồi, nhất là từ sau khi trải qua 20-7-1999, [thì] có rất nhiều vấn đề cần phải được thật sự xét kỹ từ căn bản, cần phải trầm tĩnh lại, cần thật sự suy xét [mới được]. Chư vị không được cho rằng: ‘Tôi đã là đệ tử Đại Pháp rồi, sẽ không còn gì [xảy ra với tôi] nữa, hễ có gì là sai rồi’; cũng không được cho rằng người khác như thế nào thì chư vị rồi cũng như thế ấy. Tình huống của mỗi cá nhân là khác nhau, điều then chốt là bản thân chư vị thực thi như thế nào. Suốt cả ngày những chấp trước trong tư tưởng đều là những thứ của người thường, thậm chí bị tình làm điên đảo cả lên, rồi đến khi gặp ma nạn chư vị lại nói: “Tôi, đệ tử Đại Pháp, chịu đựng ma nạn thật là lâu dài. ” (mọi người cười) Chà, do vậy có những lúc Sư phụ nói nặng cũng không tốt, nói nhẹ thì cũng không ngộ ra được. Sắp kết thúc rồi, chư vị cần suy nghĩ về bản thân mình đi; thời gian không đợi người ta đâu!

Thật sự đến ngày viên mãn ấy, tôi bảo chư vị, thật sự là đệ tử Đại Pháp sẽ bạch nhật phi thăng, toàn thế giới đều thấy được. (vỗ tay) [Những ai] không viên mãn được, đến ngày đó chư vị ngồi đấy mà khóc! [Những ai] không tu tốt, tôi thấy có khóc cũng đã quá muộn rồi.

Hỏi: Gần đây quanh chúng ta có một số quan hệ nam nữ…

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng tôi vừa giảng rồi, tôi đã nói về vấn đề này rồi. Có một số vị, làm những việc không xứng với tư cách “học viên Đại Pháp”! Ngay cả “con người” cũng không xứng; chư vị còn nói mình là “đệ tử Đại Pháp” nữa?! Tôi vẫn đang đợi chư vị, chư vị có biết không?!

Có nhiều lúc Sư phụ thấy chư vị làm những việc ấy, thật sự rất thương tâm; nhưng nếu thật sự để tôi buông chư vị ra, thì Sư phụ cũng quả là khổ tâm lắm, thật lòng không muốn buông rơi chư vị dễ như thế. Nhưng tại sao lại không biết tiến lên? Sao cứ làm thất vọng như thế! Lại còn làm dơ bẩn Đại Pháp, làm những việc không nổi một chữ “nhân”; chư vị vẫn nói mình là đệ tử Đại Pháp! Nói ra như thế, [những ai] tôi vừa nói ấy, tức là tất cả ai đã làm những việc không xứng với thân phận là đệ tử Đại Pháp ấy, chư vị tốt nhất là tự mình công khai nói những việc ấy ra; như thế sẽ tiêu bỏ rất nhiều thứ của chư vị, đồng thời cũng làm chư vị hạ quyết tâm mạnh mẽ. Tôi giảng cho chư vị, đối với chư vị thì thời gian thật sự rất hữu hạn rồi. Tất cả những ai từng làm những việc bất hảo ấy, tôi không kể đến ở đây những ai đã sửa sai trước rồi, tôi nói là về [những ai] còn đang làm một số việc bất hảo, [và những ai] vẫn còn cấp những tin tức tình báo cho tập đoàn lưu manh tà ác tại Trung Quốc ấy, đến khi tôi thật sự buông bỏ chư vị, thì chính là lúc chư vị xuống địa ngục! Tôi không hề dọa nạt chư vị một chút nào đâu. Bởi vì [hễ] chưa kết thúc, đối với chúng sinh thì vẫn là cơ hội; Sư phụ vẫn đang đợi chư vị.

Hỏi: Trong lớp chín ngày cho học viên mới dạy phát chính niệm, có cần chú ý đặc biệt gì?

Sư phụ: Thực ra không nên bảo học viên mới phát chính niệm, (cười) bởi vì lúc đó năng lực của họ chưa lớn như thế, vì rốt cuộc họ vừa mới học Pháp, họ cần có một quá trình. Không nên gấp rút bảo họ phát chính niệm.

Hỏi: Theo con hiểu thì tu luyện cá nhân của đệ tử Đại Pháp có tương quan trực tiếp thiên thể có tương quan với mình. Trong khi Pháp Chính đại khung, thì người tu luyện tương lai sẽ phụ trách thiên thể đối ứng với mình đúng không? Hay đến lúc đó họ đã được Pháp Chính xong rồi?

Sư phụ: Chư vị trong quá trình tu luyện, thiên thể đối ứng với tự thân của chư vị, dẫu to lớn đến mấy, thì thuận theo việc chư vị tu luyện thành công, chúng cũng sẽ quy chính; chắc chắn là như vậy. Chư vị tu luyện không tốt thì chúng không quy chính được. Tất nhiên trong đó còn có một nhân tố khác, đó là Chính Pháp — khi cái thế hồng đại Chính Pháp của tôi qua đây, thì lúc ấy [cái] tốt sẽ lưu lại, [cái] dở sẽ bị xử lý — do đó khi Chính Pháp chưa đến thì đó là cơ hội tốt nhất [cho] chư vị cứu vãn chúng sinh. Đến lúc ấy thì sẽ không đợi [ai] nữa. Chính Pháp hồng thế hễ đến, thì nên như thế nào thì sẽ [định] lại như thế ấy.

Hỏi: Toàn thể học viên Israel gửi lời chúc mừng Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Thưa Sư tôn, xin Ngài cho biết quan hệ giữa Moses, Israel, và Chính Pháp.

Sư phụ: Giữa Moses và Chính Pháp không có quan hệ. Tuy nhiên, [điều] tôi giảng chư vị không được tuỳ tiện nói với người thường; người thường khó lý giải lắm; đúng ra Moses mới chính là Thần đã độ tín đồ Do Thái trong quá khứ. Người Do Thái sau khi rời Ai Cập, thì vị Thần quản họ chính là Moses. Ngoài miệng họ nói là Yahweh; nhưng thực ra Yahweh không độ nhân, bởi vì Yahweh là Thần cao hơn; còn vị Thần đã độ nhân là Moses; còn Moses, Jesus, thánh Maria đều là chư Thần ở tầng độ nhân; do vậy thực sự quản tín ngưỡng của người Do Thái chính là Moses. Điều này con người không biết rõ; tôi giảng là tình huống chân thực. Người Do Thái cũng là một dân tộc do Thần tạo thành; do vậy trong Chính Pháp cũng là đối tượng cần cứu vãn.

Giảng đến đây, tôi cũng giảng cho chư vị một số điểm mà chư vị thích nghe. (mọi người cười) (vỗ tay)

Vừa nói về dân tộc Israel. Trong «Thánh Kinh» giảng rằng Yahweh đã tạo ra người Israel. Trên thực tế vũ trụ này của chúng ta, tức là tiểu vũ trụ mà tôi vẫn thường nói, tiểu vũ trụ này gọi là gì? Chính là Bàn Cổ mà trong truyền thuyết của Trung Quốc đã kể là khai thiên tịch địa đó. Ông ta không phải là người Trung Quốc, Ông ta cũng không phải người thuộc một dân tộc nào khác trên Trái Đất, Ông ta là Thần trên thiên thượng, Ông là vũ trụ. Bàn Cổ khai thiên tịch địa tức là vào lúc tiểu vũ trụ thời kỳ trước bị huỷ rồi trong quá trình tái tạo tiểu vũ trụ mà sinh thành. Thân thể của Ông chính là quá trình “thành trụ hoại diệt” của tiểu vũ trụ này, nhưng sinh mệnh của Ông thì không phải. Chẳng phải tôi đã giảng rằng Thần có ‘tam vị nhất thể’ rồi sao? Có ‘Thần thể’, có ‘Chân Thần’ của mình; Chân Thần của Ông thì không phải là, nhưng Thần thể của Ông chính là cái mà tôi gọi là tiểu vũ trụ này. Con người thế gian trong truyền thuyết lịch sử kể rằng Ông ta đã sống dậy như thế nào: từ trong trạng thái hỗn độn dần dần thành hình, rồi sau đó sản sinh ra Ông ta, Ông ta khiến thiên địa phân khai, Ông ta đứng ở đó, trụ chống trời. Đó là người ta trong truyền thuyết kể về Ông ta càng ngày càng giống con người, nhân tình hoá, điều người ta thích đã thay đổi cả sự thực.

Như mọi người đã biết, nhân thể là một tiểu vũ trụ, có tầng tầng chúng sinh. Vũ trụ Bàn Cổ vào lúc bắt đầu [được] sản sinh — tương tự một cá nhân còn ở phôi thai trong thân mẹ — thì tiểu vũ trụ chỉ là một lạp tử trong thiên thể to rộng lớn hơn. Trong thiên thể có đầy đủ hết thảy các nhân tố sản sinh các sinh mệnh; khi tiểu vũ trụ của thời kỳ trước đã vào lúc kết thúc của “thành trụ hoại diệt”, thì thiên thể sẽ thai nghén sự sinh thành ra vũ trụ mới. Trong trạng thái hỗn độn [có] sau khi tiểu vũ trụ thời kỳ trước nổ tung, tiểu vũ trụ mới đã dần dần sinh thành; Chân Thần của Bàn Cổ cũng tiến nhập vào trong đó. Trong quá trình sinh thành, thì vật chất ở trong đó tổ hợp thành tầng tầng thiên và địa, đồng thời sinh thành tầng tầng vạn vật giữa các thiên và địa, kể cả các Thần có dạng giống với Chân Thần của Bàn Cổ và tầng tầng chúng sinh. Tiểu vũ trụ đã sinh thành xong. Thân thể con người là từ các lạp tử nhỏ cấu thành nên lạp tử lớn, rồi các lạp tử lớn cấu thành nên lạp tử lớn hơn; thân thể của Ông ta cũng như thế, các lạp tử nhỏ cấu thành nên lạp tử lớn, các lạp tử lớn lại cấu thành nên lạp tử lớn hơn. Tương tự như điều mà người ta đã biết là phân tử do nguyên tử cấu thành mà nên; tất nhiên, những phân tử ấy lại có thể cấu thành nên các tinh cầu, các tinh cầu ấy lại cấu thành nên hệ Ngân Hà và các tinh hệ khác nhau, các tinh hệ khác nhau lại có thể tổ thành nên các vũ trụ thiên thể to lớn hơn; kết cấu là như vậy. Con người, [và] các nhà khoa học hiện nay, [họ] nhìn được các lạp tử, nhưng không nhìn được liên hệ giữa các lạp tử. Hết thảy các lạp tử đều có liên hệ hữu cơ với nhau. Ông Bàn Cổ ấy, sau khi Ông ấy được sinh thành, thì cũng tương tự như hết thảy các chúng sinh trong vũ trụ, Ông ta cũng có quá trình “thành trụ hoại diệt”. Điều người ta kể trong truyền thuyết là quá trình “thành” của Ông ta. Hiện nay trên thực tế đã đến quá trình cuối cùng rồi: quá trình “hoại diệt”; tức là quá trình Ông ta đi đến suy lão; hiện nay là đã vào thời kỳ hoại sau suy lão rồi, ngoài ra đã là tối hậu rồi… dùng ngôn ngữ con người giảng về Thần nghe không có thuận tai; nói cách khác là đã đến thời kỳ không tốt nữa rồi, do đó Chính Pháp cũng nhằm đúng thời kỳ này mà bắt đầu.

Vào lúc Ông ta được sản sinh như thế, trong vũ trụ có các lạp tử tại các tầng khác nhau, mà các lạp tử ấy trong quá trình sinh thành của mình cũng sản sinh các sinh mệnh. Địa cầu chúng ta cũng là một bộ phận của thân thể Ông ta, là một bộ phận của tế bào trong thân thể Ông ta. Các tinh cầu có các sinh mệnh trên đó kiểu như địa cầu, trải ra khắp nơi trong tiểu vũ trụ; chỉ [khác] là [chúng] không có sinh mệnh giống như con người chúng ta hôm nay. Vì những sinh mệnh đó là những sinh mệnh ở bề mặt nhất và thấp cấp nhất trong vũ trụ, nên không [mang] hình tượng của Thần. Ban đầu chưa phân ra tam giới; lý do có tam giới là vì cần truyền Đại Pháp tại tầng bề mặt của tiểu vũ trụ; nên từ đó đã chọn và định ra một phạm vi làm ba tầng lớn các cảnh giới sinh mệnh [khác nhau], tự [nó] là một thể hệ. Bàn Cổ là Thần, trong [thân] thể của Bàn Cổ chính là tiểu vũ trụ; do đó tại tất cả các thiên thể trong toàn thể tiểu vũ trụ đều là các Thần và chúng sinh tam giới tại các tầng khác nhau; nhưng riêng hình tượng của các sinh mệnh trong không gian bề mặt thì xấu xí thấp kém, quái ác. Do vậy vì ban đầu theo yêu cầu của Chính Pháp mà tạo nên tam giới, chính là trong phạm vi tam giới này mà tạo nên hệ mặt trời và địa cầu. Tất nhiên, thọ mệnh của địa cầu không thể sánh với của vũ trụ được, ở vị trí của địa cầu này từ trước đó nguyên từng có [các] tinh cầu [khác]; [các] tinh cầu trước đó ấy, trên đó đều là hình tượng của người hành tinh khác; [hoàn cảnh] sinh thái cực kỳ khắc nghiệt, bởi vì khi đã đến chỗ bất hảo nhất rồi, thì không được phép có hình tượng của chư Thần nữa; vì con người là [có] hình tượng của chư Thần; như vậy trên các địa cầu [các thời kỳ] trước đều là các loại hình tượng rất xấu xí của người hành tinh khác. Để sự kiện Chính Pháp thực thi ở nơi đây, từ đó có thể cứu độ chúng sinh của toàn thể vũ trụ; ngay cả các chúng sinh ở bề mặt nhất cũng có thể được cứu độ, do vậy ở đây đã tạo nên tam giới, tạo nên con người. Vì sao tạo ra con người chứ không dùng loại sinh mệnh hành tinh khác kia để đến nghe Pháp? Vì nếu Pháp của vũ trụ mà để loại sinh mệnh đó tới nghe, đến làm đệ tử của tôi, thì tương đương với làm nhục vũ trụ, làm nhục chúng Thần. Sau khi địa cầu mới được tạo rồi, một bộ phận chư Thần từ thiên thượng tới, họ đều chiểu theo [hình] dạng bản thân mình để tạo ra con người trên địa cầu.

Trung Quốc cổ đại kể rằng Nữ Oa đã tạo ra con người. Chư Thần dùng thần thông để thực thi, Thần không cần dùng đến tay để làm; hơn nữa cấu tạo của thân thể con người đều rất phức tạp, dùng tay không cách nào nặn được; không dùng cách vụng về đó của con người được; do vậy Thần dùng Pháp lực để làm [điều ấy]. Mà công của Thần, là từ vi quan cho đến bề mặt đều có, do vậy cùng lúc với khi họ làm, đã lập tức [hoàn] thành, trong nháy mắt là thành. Họ cũng không ở trong thời gian của con người mà làm, họ siêu xuất thời gian trong không gian của nhân loại mà thực hiện; do đó tại thời gian của con người bên này thì thấy lập tức đã tạo xuất lai.

Chư Thần được phái xuống lúc bấy giờ, có một số loại Thần. Một là Yahweh mà người Do Thái vẫn kể. Yahweh đã tạo ra chủng người dân tộc Do Thái; chủng người này bao gồm một bộ phận ở nam châu Âu, đều là chủng người này. Còn bắc châu Âu có một bộ phận người da trắng là do Thần khác tạo thành. Có bốn loại Thần [kiểu] người da trắng đã tạo nên bốn chủng người da trắng. Thực ra người Ả Rập trong quá khứ cũng là người da trắng, hơn nữa người Ả Rập trước đây sống ở vùng Bắc Trái Đất; không phải là bản khối đại lục hiện nay, các đại lục bản khối nguyên ban đầu đã biến đổi vào 9000 năm trước. Trước đây họ là người ở phía Bắc, và sự biến đổi lớn của Trái Đất đó đã đưa họ chuyển đến chỗ hiện nay. Vào lịch sử cận đại, trước khi Thành Cát Tư Hãn chiếm lĩnh vùng đất người Ả Rập, thì người Ả Rập cũng có da giống hệt người da trắng, hình tượng cũng giống người châu Âu hiện nay; chỉ [khác] là tóc đen, mắt đen. Sau khi đại quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đến thì người dân ở đó [trở thành] lai; do đó da của họ giống người Trung Quốc; trong hình dáng của họ cũng có hình hài người Trung Quốc và cũng có hình dáng người châu Âu. Nguyên [từ đầu] họ là do riêng một vị Thần tạo ra.

Người Ấn Độ là do Phật tạo thành, do vậy múa, cử chỉ và các tư thế tay của người Ấn Độ rất giống các thủ ấn của Phật. Người Ấn Độ chính là một dân tộc do Phật tạo thành. Còn người phương Đông, [có] một bộ phận là do Nữ Oa tạo ra, còn có một bộ phận khác là do Đạo tạo ra. Trên thực tế nói thật chính xác, thì lúc đầu, người ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ vào lúc sớm nhất là chủng người da vàng; [nay nói] họ là chủng người da đỏ, [chứ] thực ra họ là chủng người da vàng; họ đã bị bắt nắng [nên mới như thế]. (mọi người cười) Chủng người da đỏ thật sự chính là người Ai Cập cổ; hiện nay khó có thể tìm được nữa, đa số đã lai với người da đen rồi.

Người da đen là do Thần trên thiên thượng [của] người da đen tạo nên; cũng không chỉ có một Thần, do vậy [trong] hình tượng của người da đen, giữa họ với nhau có chỗ khác biệt. Trong các Thần trên thiên thượng, có [vị] mặc y phục, có [vị] quấn tấm vải bố. Đạo là mặc y phục, rất nhiều Thần trên thiên thượng là quấn một tấm vải bố lớn. Còn Phật, đa số họ quấn một tấm vải bố lớn màu vàng; còn Thần của người da trắng, thì đa số họ quấn một tấm vải bố lớn màu trắng; dùng cách nói của Trung Quốc là dài một trượng, quấn quanh thân. Những điều đó chúng ta có thể thấy trong các bức hoạ, và điêu khắc cổ xưa. Trong quá khứ, người châu Âu là quấn bằng tấm vải bố màu trắng. Thần của người da đen quấn bằng tấm vải bố lớn màu đỏ. Chư Thần, dẫu màu da thế nào đi nữa, cũng đều [trông] rất thần thánh. Vì cần truyền Pháp ở nơi đây, cần tạo ra hình tượng con người, nên chư Thần như thế nào thì tạo ra con người như thế; do vậy nói rằng chư Thần đã chiểu theo hình tượng của bản thân mình để tạo ra con người; đó là sự thực. Con người hôm nay có nguyên lai là từ đó.

Trong lịch sử trước khi tôi truyền Đại Pháp, thì con người ban đầu do chư Thần tạo ra — dẫu thân thể của họ hay nguyên thần của họ cũng vậy — đều là sản sinh từ nội trong tam giới. Trước đây tôi đã giảng cho chư vị về quá trình phát triển của con người, một quá trình phát triển và làm phong phú con người một cách dần dần. Cho đến cận đại, con người đã có thể rất lý trí rồi, phương pháp tư duy của tư tưởng đã rất có lý tính rồi. Khi đạt đến bước đó, cũng [là lúc] cần truyền Đại Pháp, như vậy từ thiên thượng có rất nhiều chư Thần đã đến, chuyển sinh thành con người. Như vậy nguyên thần của con người [trước đây] cần [xử lý] ra sao? Cái bộ da mà Thần đã tạo ấy nay được các sinh mệnh từ bên trên chuyển sinh xuống làm chủ, còn nguyên thần của con người ban đầu kia được lưu tại âm gian, vì người ta cũng chuyển sinh [theo] luân hồi. Bộ da kia không đi theo người ta [sang âm gian]; như vậy đến một thời điểm nhất định thì bộ da này được thu hồi lại. Khi trăm tuổi người kia chết đi, bộ da được thu lại. Chúng tôi thấy rằng cái phần da được chôn trong mộ, cái phần da bị hủy hoại ấy, chính là bộ phận hậu thiên mà người ta ăn lương thực vào rồi lớn lên; còn bộ da tiên thiên mới đúng là ‘chân bì’. Phần tiên thiên ấy cần được thu lại; như vậy cứ ai đến khi tái chuyển sinh thì lại mặc lại vào, (mọi người cười) như [mặc] áo vậy. Con người trong quá khứ đã chuyển sinh như thế. Đợi đến khi cần truyền Đại Pháp rồi sau khi chúng Thần kia đến đây, thì những con người trên mặt đất do Thần tạo ra ấy, theo lý mà nói, thì đã [làm] xong những gì họ cần làm cho sự kiện Chính Pháp rồi; con người qua lịch sử đi đến tận bước này đây cũng không dễ dàng gì; do vậy họ đều được lưu ở không gian khác; người Trung Quốc gọi [đó] là ‘âm gian’, chứ không chuyển sinh lại [đây] nữa. Hiện nay họ ở đó đã đồng hoá xong trong Chính Pháp rồi. Hiện nay cái thế lớn của Chính Pháp cũng đã đến phần bề mặt nhất là không gian con người rồi, cũng đã đến bề mặt nhất của bộ da con người rồi.

Liên tục cho đến hôm nay, các dân tộc khác nhau đều vẫn là như các lạp tử ở dưới chân các Thần đã tạo ra họ; tuy rằng con người ta có thể ở trong một không gian cùng dung hợp với nhau, nhưng họ không hề thuộc về [cùng] một thể hệ. Cho đến cận đại, bên trong bộ da của những nhân chủng khác nhau đã chính là chúng Thần từ những thiên thượng khác nhau đến; còn phần giảng ở trên là sự tình về bề mặt ngoài của con người. Tất nhiên Đại Pháp đã khai truyền, hôm nay tôi không có độ người da trắng thành người da vàng, hay độ người da vàng thành người da trắng, (mọi người cười) điều đó mọi người đã rõ rồi. Tôi khiến cho tất cả mọi người chư vị vốn từ đâu đến nay quay về đó. Chư vị tu tốt thì tôi cấp cho chư vị quả vị còn cao hơn. Chư vị là Thần, thì chư vị tu thành hình tượng Thần mà nguyên lai chư vị có, tôi không có thay đổi chư vị; [nếu] chư vị nguyên là Phật tới đây, thì chư vị [sẽ] lại là Phật; [nếu] chư vị là Đạo, thì chư vị [sẽ] lại là Đạo. Điều tôi loại bỏ là hết thảy các nhân tố bất hảo mà chư vị đắc được trong vũ trụ hậu thiên đã biến dị, đồng thời đồng hoá [chư vị với] Đại Pháp, giúp chư vị khiến tất cả đều quy chính, cho chư vị còn tốt hơn nữa, cấp cho chư vị trạng thái nên có của chư Thần tương lai. (vỗ tay)

Bởi vì trong vũ trụ có các sinh mệnh khác nhau, các chúng sinh khác nhau, các Thần khác nhau, [nên] không thể đều biến thành như nhau; điều ấy không được, [nếu thế] vũ trụ này sẽ không còn phồn vinh nữa. Là như vậy. Đối với các sinh mệnh mà xét, dẫu ngoại hình thế nào đi nữa, đều có một quá trình của mình trong lịch sử, đều cần trân quý; bởi vì đó là quá trình của vũ trụ.

Điều vừa giảng là một chút mà chư vị muốn nghe. (cười) Tôi nghĩ rằng, chư vị thôi đừng viết thêm câu hỏi nữa; vẫn còn mấy tờ câu hỏi tôi làm xong nốt là kết thúc; bởi vì tôi không muốn chiếm dụng thêm thời gian của mọi người. Đây là hội giao lưu mà, chư vị cũng cần lên phát biểu, cùng nhau tiến hành tiếp. Chẳng phải tờ câu hỏi vừa rồi là chúng ta cần đề cao toàn thể như thế nào? Đây chính là một cơ hội đề cao toàn thể.

Hỏi: Giữa sinh mệnh phản diện và [sinh mệnh] ác có quan hệ nào?

Sư phụ: Trên thực tế [chỉ khi] tôi giảng về [Pháp] lý tương sinh tương khắc và quan hệ đối ứng của các sinh mệnh khác nhau trong vũ trụ thì mới giảng về sinh mệnh phản diện. Ở tầng thấp có người có quỷ. Nói về ‘quỷ’, con người hiện nay gọi là “quỷ” ấy, đó là cách nói chung chung; thực ra quỷ, mị, võng, lưỡng, quái, yêu, hồn, ma, v. v. rất nhiều loại, chúng đều được con người hiện đại gộp lại gọi chung là “quỷ”. Nơi con người ở đây có người có quỷ, lên bên trên có Phật có ma, lên bên trên nữa, lại có sinh mệnh chính diện và sinh mệnh phản diện. Vì sao? Bởi vì càng lên cao thì càng tốt, tầng càng cao càng tốt đẹp. Tại tầng rất cao có các sinh mệnh chính diện và phản diện; các sinh mệnh phản diện ấy, chư vị không thể gọi họ là ‘ma’, họ hoàn toàn khác với ma; tuy nhiên họ đối lập với các sinh mệnh chính diện; do đó một cái chính diện một cái phản diện. Bởi vì càng xuống dưới thì càng bất hảo, khi đến một mức độ nhất định thì xuất hiện Pháp Vương và Ma Vương. Phật chính là Pháp Vương. Còn Ma Vương, tôi bảo với mọi người, họ không hề có thất tình lục dục của con người, không có chấp trước của con người; họ là sinh mệnh ở cảnh giới đó, họ mới có thể lưu lại tại chỗ đó; chỉ [khác] là họ không Thiện mà lại biểu hiện Ác; đấy là dùng lời thoại của con người mà nói: ma là ác, Phật là Thiện; như vậy [họ] tồn tại một cách đối lập, xử lý vấn đề cũng là đối lập.

Quá khứ giảng, rằng một niệm con người xuất thiện ác, ‘thiện ác xuất tự nhất niệm’ của người ta. [Trong] vũ trụ này, ai muốn làm một sự kiện nào đó đều rất khó. Phật muốn làm một việc tốt, xuất ra một niệm, [thì] lập tức ác liền theo đó ngay; họ làm việc tốt đến nhường nào thì sẽ có việc xấu lớn đến nhường ấy cũng đến. Con người cũng thế, chư vị làm việc tốt đến nhường nào, thì bảo đảm sẽ cấp cho chư vị việc xấu đến nhường ấy. Có những cái phản ánh tại không gian này, có những cái không phản ánh tại không gian này, nó phản ánh tại không gian khác. Ví như [chư vị] vì người ta mà làm một việc rất tốt, người ấy rất cảm kích chư vị; [nhưng] vì chư vị làm sự việc tốt ấy, có thể có sinh mệnh nào đó chịu tổn thất. [Có thể nói] chư vị làm việc tốt ngần nào thì sẽ có việc xấu ngần ấy; như vậy trong quá khứ [Pháp] lý tương sinh tương khắc là tuyệt đối; một sinh mệnh muốn làm một việc nào đó thì cũng hoàn toàn không làm được. Vị Thần kia; chư vị đều thấy: Thần muốn độ ai đó vì sao phải đợi thời cơ? Rằng ‘thời cơ, cơ duyên nào đó chưa đến’, ‘thời cơ nào đó chưa chín muồi’, thì họ không làm nổi bởi vì [Pháp] lý tương sinh tương khắc kia rất tuyệt đối, đang ức chế tất cả. Thần tuyệt đối không vì để làm một việc tốt mà tạo thành một việc xấu tệ lớn, rồi vì thế mà bản thân mình bị rớt xuống; họ tuyệt đối không làm [thế]. Quá khứ có hoà thượng giảng độ nhân; có lúc tôi nghĩ: ‘Thật không biết trời cao [đất dày] là gì’. Không giống như người ta tưởng đâu. Do vậy [Pháp] lý tương sinh tương khắc tạo nên [tình huống] là Thần muốn nhưng không dám.

Hỏi: Sau Pháp Chính Nhân Gian thì nhân loại có còn nhớ đến nhân loại hôm nay không?

Sư phụ: Về nhân loại, nhân loại tương lai, sẽ qua từng thế hệ mà truyền tụng mãi về sự kiện Chính Pháp hôm nay. (vỗ tay) Chân tướng của cuộc bức hại này, vẫn chưa hoàn toàn lộ hết cho con người nhìn thấy đâu. Nhân loại sẽ giật mình sửng sốt. Sự viên mãn của các đệ tử Đại Pháp, sự xuất hiện của hết thảy những gì con người vốn không tin, quá trình quy chính hết thảy những gì bị biến dị của nhân loại, [chúng đều] kinh tâm động phách, không chỉ chấn động mà còn rất đáng sợ. Tất cả đều sẽ xuất hiện. Do vậy nhân loại sẽ vĩnh viễn lưu truyền mãi về giai đoạn lịch sử này.

Hỏi: Vì có một số việc [con] thực hiện rất không tốt nên cảm thấy day dứt trong lòng; cũng biết rõ rằng không nên để trong lòng mãi, thậm chí làm mất cả tín tâm tu luyện, nhưng rất khó bài trừ.

Sư phụ: Chưa có quyết tâm, quyết tâm không đủ. Đã là đệ tử Đại Pháp, chư vị thử nhìn vào cuộc bức hại mà các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đang phải chịu; mà cũng là một đệ tử Đại Pháp ở tại đây lại không hạ được một chút quyết tâm là sao, còn chấp trước vào điều gì nữa? Phải vậy không? Chính niệm không đủ; đầy đủ chính niệm sẽ có thể thực hiện được.

Hỏi: Thưa Sư phụ, con thấy rằng có một số học viên rất coi trọng “chính niệm”, nhưng cũng có [người] vẫn xao nhãng “chính hành”; khi trao đổi hầu như không thảo luận về chính hành như thế nào. Con xin hỏi về việc thu xếp quan hệ chính niệm và chính hành?

Sư phụ: Không nói như thế. Chư vị thấy ai khi không có chính hành ấy, thực ra chính là chính niệm không đầy đủ. Vì tư tưởng chỉ đạo hành động của con người; khi chính niệm của chư vị đầy đủ thì khẳng định rằng sẽ đoan chính; nói chính niệm không chính nên hành vi mới không đoan chính. Dẫu chúng ta thảo luận như thế nào, bàn luận ra sao về vấn đề chính niệm, thì vẫn có người không khởi chính niệm lên được. Làm thế nào có thể ‘chính niệm thường tại’, thì hành vi của chư vị tất nhiên sẽ là [ngay] chính. Dẫu có nói mãi, thì cũng vẫn là vấn đề chư vị đã là đệ tử Đại Pháp thì cần thực thi thế nào cho tốt.

Hỏi: Đệ tử đắc Pháp sau 20-7-1999; là đắc Pháp vào năm 2000; [con] không biết [mình] có thể có được uy đức cũng như các đệ tử đắc Pháp trước 20-7 hay không?

Sư phụ: Lúc trước, lúc trước 20-7, thì các học viên là tu luyện cá nhân; còn bây giờ mới là lúc thật sự gây dựng uy đức; chẳng phải do vậy chư vị đắc Pháp vào đúng lúc ấy? Có thể hay không thể [gây dựng uy đức] đều như nhau cả. Họ cũng gây dựng uy đức vào thời gian này; chư vị chỉ [khác] là các việc tu luyện cá nhân và giảng thanh chân tướng cùng cứu độ chúng sinh đều hoà lại với nhau; điều đó không ảnh hưởng.

Hỏi: Vũ trụ có hay không vật chất vi quan cùng cực nhất? Nếu có, thì đó có phải là thể hiện tối cao của Pháp? Là tối đỉnh điểm của “Chân Thiện Nhẫn”?

Sư phụ: “Vũ trụ có vật chất… cùng cực nhất”, câu này nghe như đã nói đến đỉnh đầu phải không? Có phải đã nói đến đỉnh phải không? Nhưng tôi nói với mọi người, xuống đến vi quan nữa lại không có vật chất nữa, nó không [được] gọi là ‘vật chất’, nó đã hoàn toàn khác với vật chất hiện tại của chúng ta rồi; tuy nhiên nó cũng vẫn có liên [hệ] với thể hệ vật chất; do vậy dùng ngôn ngữ của con người thì hoàn toàn không biểu đạt được, rất khó nói đến chỗ tối hậu. Tuy nhiên tôi có cách nói đến nó được.

Hỏi: Có học viên cho rằng đồng hoá tự thân với Pháp là điều quan trọng nhất; do đó rất nhiều lúc không muốn trở nên bận rộn quá, mà muốn dành nhiều thời gian để suy nghĩ. Con thấy rằng tiến trình Chính Pháp rất mau lẹ, việc cần làm thì nên làm ngay; chỉ cần có thể tĩnh tâm học Pháp, vấp vấn đề liền tự tìm bên trong, là có thể tính đang tinh tấn rồi.

Sư phụ: Đúng thế, rất nhiều sự việc không nên bị giới hạn bởi quan niệm con người, [có thể] nói bản thân [người đó] trước đây đã quen như thế rồi. Điều giao phó cho các đệ tử Đại Pháp hôm nay là trạng thái của Thần, chư vị cần tiến về trạng thái của Thần. Rất nhiều việc nếu dùng chính niệm để thực hiện thì đều có thể làm tốt. Tất nhiên suy nghĩ thì cũng đúng, cũng không có sai; nhưng nếu vì chư vị thường dành nhiều thời gian suy nghĩ quá, trượt mất cơ hội gây dựng uy đức trong Chính Pháp, thì có thể cái được không bù cho cái mất.

Hỏi: Làm thế nào ở trong Pháp lý do Sư phụ thuyết giảng, không bị vướng mắc trong cái khung chấp trước, mà lại viên dung về [mọi] phương diện, [đồng thời] tinh tấn hơn nữa trong tiến trình cuối cùng của Chính Pháp? Hơn nữa, khi làm các việc Đại Pháp và lý giải Pháp lý, thì không chỉ theo một giác độ nào đó, mà là viên dung về [mọi] phương diện?

Sư phụ: Mọi người nhiều khi suy xét vấn đề, đã [tạo thành] một thói quen: ‘Tôi cần thực hiện việc này, tôi cần việc này như thế như thế, việc kia cần như thế như thế’, nghĩ ngợi kỹ, ‘Chà, mình thật toàn diện rồi, thật viên mãn rồi’; nhưng đến khi thực hiện, thì tình huống thật sự thực tế lại thiên biến vạn hoá, có khi lại không đạt; (cười) không đạt thì lại suy nghĩ lại. Không phải làm như vậy. Hãy dùng chính niệm; chư vị thấy rằng cần thực hiện như thế nào, thì chư vị hãy làm như thế; khi gặp vấn đề tự nhiên chư vị biết được giải quyết ra làm sao. Chính niệm mạnh mẽ thì hết thảy đều thuận lợi, bảo đảm sẽ làm được tốt.

Tại sao tôi muốn chư vị thực hiện như vậy? Dường như rất bị động, phải không? Không phải; là vì bên tu luyện xong của chư vị đã hiểu biết mọi điều, làm thế nào cũng được, việc gì cũng có thể làm tốt; do vậy chư vị có một suy nghĩ làm thế nào thì đều có thể khả dĩ. Biết thực hiện thế nào, chư vị liền làm thế, khi thực hiện thì trí huệ của chư vị sẽ liên tục đến, bởi vì lúc ấy bên tu tốt của chư vị đã dung nhập với chư vị ở bên này. Đó là Thần, không gì là không thể; đương nhiên mấy việc nhỏ kia lập tức hoá giải xong, trí huệ lập tức đến; [lúc ấy mọi thứ] sẽ khác. Đến lúc không [làm] được thì Sư phụ sẽ cấp trí huệ cho chư vị. (cười) (vỗ tay)

Hỏi: Các đệ tử tại Đài Loan gửi lời chúc mừng đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Tại Đài Loan có học viên lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân», «Tinh tấn yếu chỉ», v. v. phiên dịch thành tiếng Đài Loan, ở nền có nhạc «Phổ độ», «Tế thế»; mỗi bộ bán 500 đồng tiền Đài Loan.

Sư phụ: Trong giảng Pháp không thể thêm âm nhạc; âm nhạc Đại Pháp cũng không được. Tất cả việc xuất bản của tôi, đều thống nhất do các học viên có trách nhiệm quản [lý]. Hơn nữa, có thể nói thế này, đều có hợp đồng; do vậy các học viên của tôi không được tự ý tuỳ tiện làm sách, tự làm theo ý mình, hoặc giả qua việc ấy để kiếm tiền; dẫu chư vị không [làm để] kiếm tiền thì cũng không được tuỳ tiện làm. Bởi vì trong thời kỳ Chính Pháp không được xuất hiện bất kể chỗ sơ hở nào; do đó trong thời kỳ này, có một số sự việc cần chú ý [hơn nữa]. Còn nói về nhân loại trong tương lai, [khi] đạo đức của con người đã đề cao rồi, [thì] ai ai cũng sẽ tuân thủ, ai ai cũng sẽ không làm thế, ai ai cũng sẽ giám sát. Hiện nay không được; tà ác đang dùi vào chỗ sơ hở, nhân tâm bất chính, chúng ta không được làm thế. Làm sách để kiếm tiền lại càng không được.

Còn về việc phiên dịch thành tiếng Đài Loan; tôi không hề phản đối việc chư vị phiên dịch; tuy nhiên làm việc gì, cũng không được tự ý làm, điểm này tôi nói rất rõ: những gì thuộc về Đại Pháp là [chư vị] không được tự ý tuỳ tiện làm. Tất nhiên, hiện nay trong hoàn cảnh đặc thù ở Trung Quốc, để giải quyết vấn đề [thiếu] sách thì các học viên có thể; nhưng cần đảm bảo nguyên sách nguyên văn không sai một chữ một dấu. Bên ngoài Trung Quốc thì không được.

Hỏi: Điều kinh nghiệm thâm sâu nhất của các học viên tu lâu đối với Pháp đều là kiên định và tin vào Sư phụ. Con muốn hỏi, kiên định và tín tâm ấy có nguyên lai rốt ráo từ đâu? Vấn đề này làm chồng của con thắc mắc từ rất lâu nay. Làm thế nào mới có thể tu thành kiên định và tín tâm không gì sánh được đối với Pháp.

Sư phụ: Tín hay bất tín là niệm lý trí của con người, không phải là điều gì đó do tôi cấp cho chư vị, cũng không phải là chư vị thông qua thủ pháp nào đó mà đạt được đến một trạng thái nào đó. Các đệ tử Đại Pháp đều có tín niệm kiên định đối với Đại Pháp; đối với đệ tử Đại Pháp thì [đó] là [cách nói] hình dung [vậy thôi]; tín tâm kiên định của họ đối với Đại Pháp là từ nhận thức một cách có lý tính mà [thành] tín tâm kiên định, chứ không phải do một nhân tố nào đó có tác dụng nên người ta thành như vậy. Nơi bề mặt nhất của con người có tam hồn thất phách; trong thất phách có một loại phách gọi là ‘tín’ — [một] người có thể tin nghe theo một số [điều] mà người khác nói — nó có thể có tác dụng ấy. Nhưng chủng loại ‘tín’ đó không thể sánh với ‘chính tín’ trong tu luyện được; bởi vì nó chỉ là phần bề mặt nhất bề mặt nhất của con người, có một loại tác dụng linh tính. Còn ‘chính tín’ của các đệ tử Đại Pháp là trạng thái của Thần, là do ngộ có lý trí đối với chân lý mà tạo thành, là trạng thái của Thần của bên đã tu luyện xong, chứ quyết không phải là [điều gì] mà nhân tố bên ngoài nào đó có thể khởi tác dụng. Không phải vì [muốn] vững tin nên vững tin, vì [muốn] kiên định mà kiên định thì không làm đến đó được. Tôi là Sư phụ của chư vị, đối với các đệ tử Đại Pháp, tôi không yêu cầu từ họ bất kỳ thứ gì. Tất cả những gì họ làm hôm nay — chứng thực Pháp cũng vậy, cứu độ chúng sinh cũng vậy, tự bản thân học Pháp tu luyện [cũng vậy] — tôi nói với chư vị, hết thảy đều không phải là làm gì cho tôi. Sau này các đệ tử Đại Pháp sẽ thấy, hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp đã làm đều là [cho] bản thân mình thôi; được cứu độ cũng là chúng sinh của mình, được viên mãn cũng là thế giới và chúng sinh của bản thân mình, dựng lập uy đức cho bản thân mình, hết thảy tất cả mọi thứ đều là cho bản thân đệ tử Đại Pháp; chư vị đều không hề làm gì cho Sư phụ, và cũng vậy không hề làm gì cho người khác đâu. (vỗ tay)

Do vậy cũng không cần cưỡng chế họ điều gì. Học viên là đều từ Pháp lý mà nhận thức thăng hoa lên trên; [như thế] mới có thể trở thành tinh tấn hơn, mới có thể kiên định vào Pháp đến như vậy. Đó không phải là nhân tố bên ngoài, cũng không phải nghĩ rằng có cách nào đó có thể đạt đến đó được. Sư phụ không cầu bất kể điều gì, sẽ không lấy từ họ bất kể thứ gì; tôi chỉ cấp cho họ, lại còn gánh chịu thay cho họ; nhất định là như vậy! (vỗ tay) Do đó tôi bảo chư vị học Pháp thật nhiều, nhưng không phải là học Pháp cho Sư phụ đâu.

Hỏi: Từ năm 1949 về sau đảng X đã phá hoại văn hoá truyền thống Trung Quốc và tuyên truyền [học thuyết] vô thần luận, tạo nên chướng ngại rất lớn cho nhận thức về Đại Pháp và về cuộc bức hại này; đệ tử nghĩ rằng từ giác độ này giảng chân tướng, ví như gợi dẫn người ta suy nghĩ về sự an bài tinh tế của văn hoá truyền thống Trung Quốc; tuy nhiên việc này xem như không liên quan đến nhân quyền. Có thể giảng [theo giác độ] đó được không?

Sư phụ: Có thể. Một số người có văn hoá, rất có tư tưởng, thì chư vị có thể cùng họ nghiên cứu thảo luận. Tuy nhiên [với] những người chư vị thường gặp, nếu chư vị cũng nói thế, chà, nếu chư vị nói cả ngày với họ thì chư vị sẽ mệt lắm, (cười) điều này cần nói rất nhiều. Đứng tại các giác độ khác nhau để giảng chân tướng thì đều không sao cả, có thể giảng; [nhưng] cuối cùng chư vị [cần] nói về cuộc bức hại này.

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp Phúc Châu, Phủ Thuận, Quảng Châu, Côn Minh, Thành Đô, Lạc Sơn, Nam Dương tại Hà Nam, Thừa Đức, [và] Tây An xin gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp tại đảo Saipan, Pháp, Macao, Hồng Kông, Anh quốc, Nhật bản, Mexico, Tây Ban Nha, Scotland, [và] Romania xin gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Tờ câu hỏi này cũng là chúc mừng, tôi đọc cả luôn.

Hỏi: Toàn thể đệ tử từ Huệ Châu tại Quảng Đông, Ninh Ba tại Triết Giang, địa khu Triều Sán tại Quảng Đông, Vũ Hán tại Hồ Bắc, Nam Xương tại Giang Tây, Thập Yến tại Hồ Bắc, Thiên Tân, Nam Kinh, Hồ Nam, Nội Mông Cổ, Vân Nam, Thượng Hải, Bắc Kinh, Triết Giang, [và] Hô Hoà Hạo Đặc xin gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Họ nhất định đã tập hợp các tờ câu hỏi lại rồi ghi vào một tờ, cùng chúc Sư phụ. Vẫn còn nữa.

Hỏi: Toàn thể đệ tử Đại Pháp tại Vancouver xin chúc Sư phụ. Toàn thể đệ tử Đại Pháp từ Singapore, Indonesia, Hy Lạp, [và] Nam Mỹ xin gửi lời chúc đến Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)

Hỏi: Xin hỏi Sư tôn, người Singapore là từ triều đại nào chuyển sinh đến? (mọi người cười)

Sư phụ: Sau này không nên hỏi [câu hỏi thế này], vì có một số chính phủ sẽ không hiểu, có một số [điều] tôi không muốn nói. [Người] Singapore là [từ] băng đảng Lý Tự Thành. (mọi người cười)

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp từ Đại học Quân y số 1 xin gửi lời chúc đến Sư phụ. Các đệ tử Đại Pháp từ Thái Lan và châu Úc xin gửi lời chúc đến Sư phụ. Các đệ tử từ Trường Xuân xin gửi lời chúc đến Sư phụ. Xin cảm tạ Sư phụ từ bi và phổ độ; chúng con nhất định sẽ hành xử thật tốt.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (đứng dậy) (mọi người đứng lên vỗ tay thời gian lâu)

Mọi người hãy ngồi xuống, về việc chứng thực Pháp, mọi người đã qua gần bốn năm rồi. Không lo là còn bao lâu nữa, mọi người không cần phải suy nghĩ [về việc ấy], bởi vì hễ nghĩ ngợi là chấp trước! Dẫu phải trải qua thời gian bao lâu, các đệ tử Đại Pháp đều có trách nhiệm nghiêm túc thanh trừ các nhân tố tà ác đó; vạch trần cuộc bức hại này, [và] cứu độ chúng sinh! (vỗ tay)

Dẫu rằng trong cuộc bức hại này đã mất đi sinh mệnh [các đệ tử Đại Pháp], cũng như trong cuộc bức hại này phải gặp khổ nạn lớn đến đâu, chư vị hãy nhớ cho kỹ, Sư phụ nhất định không để chư vị thất vọng một chút nào hết. (vỗ tay)

Những gì đang đợi chờ các đệ tử Đại Pháp, đều là chí cao vô thượng, là vinh diệu và uy đức vĩnh hằng! (vỗ tay)

Dù là học viên trong Trung Quốc, hay là học viên bên ngoài Trung Quốc, mong rằng mọi người đều có thể tận dụng [tối đa] thời gian để thực hiện cho tốt, làm thật tốt hơn nữa. Nhất là những ai chưa thực thi được tốt, chư vị cần mau chóng tận dụng thời gian để thực thi cho tốt; không thể bỏ lỡ cơ hội. Một khi cuộc bức hại này qua đi, một khi lực lượng tà ác không còn đủ nữa, sự kiện này sẽ kết thúc, và khi ấy thực sự có hối hận cũng đã muộn rồi. Nếu như không phát sinh sự kiện này, thì sẽ không xuất hiện một số học viên thực thi không được tốt. Nhưng nó đã phát sinh rồi, trong chư vị có một số học viên chưa thực thi được tốt, như vậy chư vị cần tận dụng tốt thời gian để làm cho tốt, bởi vì sự kiện này rốt cuộc đã xuất hiện rồi; nếu không xuất hiện thì đã không như thế này. Điều gì Sư phụ cũng có thể làm, điều gì cũng có thể quy chính; nhưng sự kiện này đã xuất hiện, như vậy sẽ làm chư vị bị tổn thất, chư vị cần tự bù đắp cho mình. Tôi mong rằng mỗi đệ tử Đại Pháp không cần coi trọng hình thức quá; sự tu luyện của bản thân chư vị, sự đề cao của bản thân chư vị, trong [hoàn cảnh] tà ác chư vị chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, chư vị kiên định bước đi thật tốt con đường mà bản thân mình cần phải đi; [những việc ấy] mới thật là trọng yếu. (vỗ tay)

Cảm ơn mọi người. (vỗ tay thời gian lâu)

*
* *

Ghi chú: (của người dịch, không phải chính văn, chỉ để tham khảo)

Bản tiếng Hán:  https://gb.falundafa.org/chigb/jiangfa3_1.htm
Bản tiếng Anh:  https://en.falundafa.org/eng/lectures/20030420L.html

Dịch ngày 17-3-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

giảng thanh chân tướng: giảng rõ sự thật, minh tỏ sự thật.

Chính Pháp hồng thế: cái thế lớn mạnh của Chính Pháp; hồng → lớn mạnh.

hữu lậu: có chỗ rò rỉ, còn thiếu sót; trái với vô lậu là không rò rỉ, không thiếu sót.

vinh diệu: vinh quang, niềm tự hào.

vô thượng: cao cùng tột, không gì cao hơn được nữa.

bạch nhật phi thăng: bay lên (cần xem giải thích rõ trong cuốn Chuyển Pháp Luân).

đạm hoá: thưa thớt đi, trở nên thanh đạm hơn.

Thần thể: thân thể của Thần.

Phật ân hạo đãng: ân đức của Phật thật vô cùng to lớn.

tổ thành: tổ hợp mà tạo thành.

Phóng Quang Minh: tên một đài phát sóng truyền hình do học viên thực hiện (www. fgmtv. org).

vị tư: vị kỷ, ích kỷ.

Vĩnh đắc nhân thân thị Phật tổ: một câu trong bài thơ “Nhân quả” trong tập thơ Hồng Ngâm của Sư phụ. Tạm dịch: Vĩnh viễn được thân người là Phật tổ. Tạm dịch một câu vậy thôi, chứ theo dịch giả nghĩ, đọc giả cần đọc cả bài thơ ấy mới hiểu được khung cảnh của câu này trong toàn bài.

dự ngôn: lời tiên tri.

tinh hệ: hệ tinh cầu, thiên hà.

trượng: một đơn vị chiều dài của Trung Quốc, 1 trượng ≈ 3, 33m.

âm gian: cõi âm.

hậu thiên: những gì sau mới có là hậu thiên, trái với tiên thiên là cái có từ nguyên ban đầu.

chân bì: bộ da thật.

sinh mệnh phản diện: đây là dịch từ phụ đích sinh mệnh, ngụ ý là đối lại với chính đích sinh mệnh (sinh mệnh chính diện).

chính niệm chính hành: niệm ngay chính hành vi ngay chính.

chính niệm thường tại: luôn luôn có chính niệm, luôn luôn ở trong chính niệm.

tam hồn thất phách: ba hồn bảy phách, ba hồn bảy vía.

kết duyên: chữ duyên này hiểu theo nghĩa rộng: duyên thầy trò, cha mẹ, anh em, v. v.

Ngày 4 tháng Sáu: tức là sự kiện thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn 4-6-1989.

phòng “610”: tổ chức tại Trung Quốc chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công, vì thành lập vào ngày 10-6-1999, nên gọi là “610”; tổ chức tai tiếng này có quyền hành rất lớn, hoạt động trên cả luật pháp, tương tự Gestapo năm xưa.

▪ Điều 23: một dự luật với danh nghĩa “chống lật đổ”, nhưng quy định quá rộng, quá lạm dụng, làm mất tự do và nhân quyền.

© Copyright Minghui.org 1999-2025