Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002

Lý Hồng Chí, 30 tháng Mười Một, 2002

Chào tất cả!

“Hai bờ vượn khóc than chẳng dứt, thuyền nhẹ đã quá vạn trùng san” (vỗ tay nhiệt liệt); tà ác đã dùng cạn hết chiêu rồi; các đệ tử Đại Pháp đã rèn luyện thành thục rồi. Không còn sợ rằng chúng sẽ lại có chiêu nào nữa. Bức hại đối với Đại Pháp, bức hại đối với đệ tử Đại Pháp, đã trải qua hơn ba năm, chớp mắt chẳng mấy mà bốn năm. Trong thời gian ấy, rất nhiều đệ tử Đại Pháp chúng ta, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đã gánh chịu bức hại tà ác chưa từng có. Trong khủng bố [xuất phát] từ đặt điều vu khống và lừa gạt ấy [họ] đã đứng [vững] chịu áp lực tà ác cực đại trong ba năm qua. Thật xuất sắc; đây không phải là điều mà người thường có thể làm được.

Như mọi người đã biết, ở Trung Quốc, nếu muốn đả đảo ai đó, nếu muốn trấn áp ai đó, kể cả chủ tịch nước, thì sẽ không quá ba ngày là [vị ấy] không còn tồn tại nữa. Tất nhiên, [tôi] không nói rằng thân xác thịt của đệ tử Đại Pháp là hun đúc bằng kim cang, mà là vì những kẻ ác không cách nào hiểu cho được người tu luyện; tất cả các chiêu chúng sử dụng vốn được tích luỹ trong lịch sử cũng chỉ có thể có hiệu quả đối với người thường. Còn đối với người tu luyện, đối với người tu luyện đã vứt bỏ các chấp trước thế gian mà xét thì hoàn toàn vô dụng.

Tất nhiên, trong [quá trình] tu luyện, rất nhiều học viên còn có cái tâm người thường ở các mức độ khác nhau, lại có người không kiên trì học Pháp tinh tấn, cũng có rất nhiều học viên mới vừa nhập môn; [họ] đột nhiên đối mặt với khủng bố tà ác như thế; đàn áp phô thiên cái địa [ấy], quả là đáng sợ đối với học viên nào có tâm người thường còn nặng nề quá. Vì tâm người thường này, làm cho các học viên này nhất thời hồ đồ, [nên] lúc đó đã không phân biệt rõ đây là điều gì. Nhưng trải qua một giai đoạn thời gian, sau khi bản thân suy nghĩ một cách trầm tĩnh: ‘Mình học Đại Pháp là vì lẽ gì? Pháp Luân Đại Pháp rốt ráo là như thế nào? Thầy Lý Hồng Chí chung quy là người thế nào?’ Rất nhiều người đã trầm tĩnh suy xét những vấn đề ấy. Khi đã suy xét một cách trầm tĩnh rồi và đã có kết luận, mọi người đều đã minh bạch hơn, rằng điều chúng ta học là chính Pháp, Chân Thiện Nhẫn mà chúng ta học không hề sai, hơn nữa càng ngày càng thấy rõ ràng rằng hết thảy những phương cách mà kẻ ác dùng đến trong trường bức hại này đều là vu khống, hãm hại, toàn là những thứ tà ác gộp lại, không có gì là chân thực, đều là thủ đoạn.

Cuộc bức hại tà ác này là vì cái gì? Vì để bảo vệ chính quyền ư? Thực ra không phải. Nói ‘Pháp Luân Công là uy hiếp đối với chính quyền Trung Quốc’, ấy là vu khống tày trời mà tà ác đang tuyên truyền. Mục đích thật sự của cuộc bức hại này—đã có nhiều người hỏi tôi, cũng có nhiều người đã hỏi các đệ tử của tôi—nó rốt cuộc là vì cái gì? Chính là vì [tâm] tật đố của tên hề vụng xấu kia thôi; vì hắn có quyền lực trong tay, nên hắn có thể làm được việc ấy. Nghe mà thấy thật tức cười, thật không thể tin được; làm sao mà nhân loại có thể phát sinh sự việc như thế được? Vậy mà đó chính là hiện thực. Cuộc bức hại này chính là [vì] tên hề xấu xí kia do lòng đố kỵ biến thái mà phát sinh ra như thế; chính là vì vậy thôi. Điều thực chất mà chúng ta thấy được ở xã hội nhân loại chính là vì nguyên nhân ấy.

Từ một phương diện khác mà xét, con người [dẫu] có muốn làm một việc trọng đại nào đó thì con người cũng không có khả năng. Thông thường là tư tưởng xấu của con người phù hợp với sinh mệnh tà ác ở không gian khác, sinh mệnh tà ác liền lợi dụng tư tưởng xấu của con người để làm điều xấu đạt được mục đích của sinh mệnh tà ác đồng thời thoả mãn dục vọng của tư tưởng xấu của người kia. Tư tưởng của con người thật ra là từ đâu đến? Các nhà khoa học hiện nay cũng phát hiện, rằng đại não con người không phải là căn nguyên thật sự đã sản sinh ra tư tưởng. Một niệm của người ta là từ đâu đến? Người ta đều nhìn nhận rằng là [từ] những gì bản thân đã học tại xã hội người thường, bản thân mình phân tích ra. Không phải thế, khi người thường máy động một niệm muốn làm gì đó, thì thực ra đại não của chư vị hoàn toàn không trải qua một [quá trình] suy nghĩ thâm sâu lâu dài. Có rất nhiều sự việc là lập tức phản ứng xuất ra, có rất nhiều lời nói là mở miệng liền xuất ra. Rốt cuộc tư duy ấy là từ đâu? Người tu luyện chúng ta đều biết, rằng tư tưởng con người đều có quan hệ với rất nhiều nhân tố của các không gian khác; tại các sự việc trọng đại thì nhân loại bị các sinh mệnh khác khống chế mà thực hiện xuất ra; ở [cõi] nhân loại nó biểu diễn ra như thế. Bề mặt thân xác thịt con người, thân thể hình thành hậu thiên này, thực ra không là gì cả.

Khi nói đến vấn đề [thân] thể con người, trước đây tôi cũng nói một chút cho mọi người trong một số hoàn cảnh cá biệt, nhưng trong trường hợp rộng lớn thì tôi chưa hề giảng; là vì bộ Pháp tôi truyền hôm nay là Pháp của vũ trụ; Chính Pháp là đang Chính vũ trụ; các đệ tử Đại Pháp và Chính Pháp là cùng ở [một nơi/một thời]; vậy nên không thể giảng về những sự tình cụ thể và tình huống cụ thể của xã hội nhân loại quá cụ thể, quá thấp, [chỉ] nội trong tam giới. Những điều ấy không thể định lại trong Pháp của vũ trụ, nên không giảng. Tôi chỉ nói về vấn đề này trong các hoàn cảnh cá biệt.

Tất nhiên, người ta có ba hồn bảy phách, v.v, còn có cái bộ da thật của con người, lại có hai chủng nhân tố mà cha mẹ cấp cho người ta lúc hậu thiên cấu thành nên nhân tố con người tồn tại trong các không gian mà con mắt thịt không nhìn thấy; một số vật chất hấp thụ từ đồ ăn của người thường, làm cho thân xác thịt bề mặt dần dần to lớn lên, [mà] con người gọi đó là ‘trưởng thành’. Thân xác thịt này là hình thành hậu thiên trong không gian vật chất của người thường, khi trăm tuổi [nó phải] tử vong, lại giải thể trở lại thành vật chất. Như vậy cũng có nghĩa là, thân thể hình thành hậu thiên của người thường ấy chỉ là một thể [truyền] tải; cái gọi là ‘tư tưởng’ duy nhất có thể tồn tại trong đại não của thân thể xác thịt của con người ấy, kỳ thực chính là quan niệm bề mặt vốn được hình thành trong đầu não [thông qua] việc tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành của con người; tư tưởng thật sự của thân xác thịt chính là thứ ấy. Nhưng bản thân quan niệm ấy không hề tạo thành ‘lý trí’, chúng không hoàn chỉnh, cũng không có lý tính, hơn nữa cũng không thể rành mạch. Do đó khi một cá nhân dứt bỏ chủ ý thức, thì xuất hiện tư tưởng không có lý trí, lúc nói thế này lúc nói thế khác, không có ranh giới lúc chỗ này lúc chỗ nọ, không biết được bản thân đang nói những gì, cũng không biết được mục đích bản thân là gì; bởi vì họ không có một mạch chủ để quán xuyến lại; họ là những thứ hậu thiên sinh thành [nay] phản ánh ra như thế. Tư tưởng của người kia khi mà chủ ý thức bị dứt bỏ [là] như thế, không chỉ [là] những quan niệm ấy, [mà] các tín tức ngoại lai nào cũng có thể can nhiễu; do đó người ta nói vị kia bị bệnh tâm thần.

Như vậy cũng nói rằng, trong cuộc bức hại này, biểu hiện tại nhân loại là [tâm] đố kỵ của kẻ ác độc xấu xa đối với Đại Pháp [đang] bị các sinh mệnh tà ác tại các không gian khác thao túng, lợi dụng [tâm] tà ác của tên hề xấu xí mà gây nên vụ bê bối thật vô cùng to lớn, to lớn nhất chưa từng có trong lịch sử: cuộc bức hại tà ác lố bịch đối với các học viên Đại Pháp. Hết thảy những cái cớ mà hắn vin vào để trấn áp đều là vu khống. Toàn bộ bộ máy tuyên truyền xã hội đều bị quyền lực trong tay hắn điều khiển để quảng bá những lời giả dối tày trời đến nhân dân Trung Quốc và nhân dân toàn thế giới. Dẫu [nó] tà ác, nhưng các đệ tử Đại Pháp trong cuộc bức hại ấy cũng đã rèn luyện thành thục, thấy rõ được hết thảy, do vậy hiện nay càng ngày càng thanh tỉnh, càng ngày càng lý trí. Ban đầu một số học viên vì còn [giữ] một số tâm người thường chưa vứt bỏ, làm cho bản thân mình không thấy rõ bản chất tà ác, vì chính niệm không đầy đủ, do đó khi tâm chấp trước dẫn khởi đã sản sinh ra một số tư tưởng người thường, cũng lộ rõ ra phương diện mà lý tính của mình không được thanh tỉnh. Tuy nhiên trải qua cuộc bức hại này, đã làm cho các đệ tử Đại Pháp minh bạch rõ ra tính nghiêm túc của tu luyện, từ đó làm cho mọi người nhận rõ tà ác, và cuối cùng cũng có thể thực thi được tốt, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc, đã rèn luyện được càng ngày càng thành thục. Cuộc bức hại tà ác đã không còn như lúc ban đầu có thể dễ dàng làm các đệ tử Đại Pháp bị bắt phải theo cái thật khôi hài gọi là ‘chuyển hoá’. Cái gì gọi là ‘hối hận’? Cái gì gọi là ‘chuyển hoá’? ‘Chuyển’ sang đâu vậy? Mọi người đều đang làm người tốt, làm những người tốt nhất trên thế giới này, những người tốt vượt xa người thường, vậy các người [tà ác] muốn ‘chuyển hoá’ họ thành gì đây? Gọi ‘chuyển hoá’ là gì vậy? Đúng là đủ thứ tà ác xấu xa. Từ đầu tôi đã giảng: chống lại cái Thiện thì nhất định là tà ác.

Dẫu thế nào đi nữa, trong cuộc bức hại này, những sinh mệnh tà ác đã xuất phát từ mục đích xấu nhất [của bản thân], nhưng cựu thế lực đang thao túng tà ác cũng có mục đích của chúng. Mục đích của chúng là gì? Bề mặt là lợi dụng những [sinh mệnh] tà ác kia hành ác đối với đệ tử Đại Pháp và đối với Đại Pháp, từ đó làm các đệ tử Đại Pháp được cái gọi là ‘rèn luyện thành thục’, đào thải một số đệ tử không phù hợp với Đại Pháp. Sau đó lợi dụng cái tội của sinh mệnh tà ác đã phạm đối với đệ tử Đại Pháp, từ đó mà tiêu huỷ chúng, tịnh hoá vũ trụ; đó chính là [điều] mà cựu thế lực đã an bài; thật đường hoàng cao thượng [phải không]? Không phải như thế! Thực chất là để đạt được điều mà chúng muốn đạt được. Đây không phải là tu luyện trong một phạm vi nhỏ, mà là vũ trụ đang ở trong Chính Pháp. Nếu so với Chính Pháp thì hết thảy mọi thứ đều không đáng kể, đều không đáng để so sánh; tình huống tu luyện cá nhân, là hoàn toàn không thể sánh với Chính Pháp được. Bất kể là tầng của cựu thế lực cao đến mấy, hễ mà không sắp xếp cho chính quan hệ này thì gặp nguy hiểm ngay, sẽ bị đào thải trong Chính Pháp vũ trụ; vì thế mà vô số các sinh mệnh bị đánh hạ đều từ các tầng rất cao. Điều đáng sợ nhất là trong việc cựu thế lực tham dự vào, [thì] từng tầng từng tầng đều an bài là tự chúng tiêu huỷ tự chúng ở dưới một tầng; bởi vì chúng biết rằng, [với] tội mà tà ác phạm phải đối với Đại Pháp, thì những sinh mệnh trực tiếp làm điều xấu là không thể bồi thường nổi.

[Pháp] Lý cứ theo tầng cao mà cao lên; lấy cao tầng mà xét an bài về cái gọi là ‘giúp đỡ Đại Pháp’ của dưới một tầng đều là có tội, vậy nên ý đồ của chúng là ngay cả những ai thao túng trong Chính Pháp cũng [bị] đào thải; bởi vì dùng [Pháp] Lý tại một tầng cao hơn mà xét, thị họ đã phạm tội đối với Đại Pháp. Nhưng chúng không biết rằng tại một tầng cao hơn cũng xét chúng như vậy, cũng phải đánh hạ chúng xuống như thế; do đó cựu thế lực không ngừng [tại] cao hơn một tầng tiêu huỷ cựu thế lực [tại] thấp hơn một tầng. Đó là [điều] tôi không muốn. Hết thảy các sinh mệnh đều không xứng tham dự sự việc này, nhưng chúng đã tham dự một cách có mục đích. Tuy nhiên tôi cũng đã liên tục giảng Pháp cho chúng, cũng bảo chúng những [điều] này. Đối với các sinh mệnh khác nhau, tôi đều đối đãi một cách [như nhau]. Tất nhiên những cựu thế lực kia đều chấp trước vào những gì chúng muốn làm và những gì chúng muốn được. Chúng vẫn làm dẫu chết cũng không hối cải, chúng cứ làm thế thôi, đang bị bên trên thao túng mà làm; do vậy cuối cùng thì toàn bộ cựu thế lực tự mình đào thải cho đến cùng tận.

[Điều] tôi muốn là tất cả chúng sinh đều không can nhiễu vào sự việc Chính Pháp này, thậm chí không tham dự gì cả. Chính Pháp này, là theo con đường từ điểm cơ [sở] nhất, từ thấp nhất mà [đi] lên trong thời [kỳ] Chính Pháp; tất cả các sinh mệnh chư vị dẫu không tốt đến mấy, trong lịch sử đã phạm phải tội dẫu lớn đến mấy, [thì] tôi cũng không bắt lỗi xưa. Tôi [cũng] đều tịnh hoá sinh mệnh chư vị từ vi quan nhất cho đến bề mặt, cho đến tư tưởng của bất kể sinh mệnh nào. Theo con đường từ dưới lên trên mà [chỉnh lại] cho chính; đó là ‘Thiện giải’ tốt đẹp nhất, từng sinh mệnh đều không bị hạ xuống, từng sinh mệnh đều không phạm tội đối với Đại Pháp và đối với sự việc Chính Pháp này. Thật là tốt [phải không]. Tuy nhiên làm thế không được; chúng không làm không được, vì thế mới tạo thành kiếp [nạn] to lớn tại xã hội nhân loại [như thế] này.

Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta phản đối cuộc bức hại này. Từ phía Sư phụ mà xét, tôi không thừa nhận sự việc này; từ toàn bộ an bài của cựu thế lực mà xét, thì tôi cũng không thừa nhận. Như vậy cựu thế lực lại càng điên cuồng hơn nữa, do vậy có những lúc trong thời bức hại, không chỉ có sinh mệnh tà ác tham dự, mà thậm chí một số sinh mệnh của cựu thế lực [tại] tầng cao cũng tham dự. Trong Chính Pháp, đối với hết thảy các chúng sinh mà xét, thì con đường tương lai đều là do tự họ lựa chọn, những gì mà hết thảy các sinh mệnh đối diện cũng là ở chỗ tự họ lựa chọn tương lai.

[Như] mọi người đã thấy cuộc bức hại này đã dùng cạn các chiêu rồi, các đệ tử Đại Pháp cũng đã rèn luyện thành thục rồi. Bất kể là trong nước hay ngoài nước, tuy rằng còn có rất nhiều sinh mệnh đang bị tuyên truyền của tà ác lừa dối, nhưng về tổng thể thì tà ác tại không gian khác đã không còn cân bằng với lực lượng [thiện] chính nữa rồi; lực lượng [thiện] chính đã đẩy thiên bình [xuống] đến điểm thấp nhất rồi. Đối với tà ác mà xét, thì chúng đã không còn chiêu nào chống đỡ được nữa. Không nên xét thấy những kẻ ác trên thế giới tà ác đến như thế nào, thực ra đó là do cựu thế lực an bài. Trước đây tôi đã từng giảng, rằng tà ác sẽ không dừng lại chừng nào chưa đến tận cùng [cuộc] bức hại; [nếu] ngày mai kết thúc, [thì] hôm nay tà ác cũng vẫn cứ hành ác như thế. Khi vũ trụ còn chưa Chính Pháp xong thì chúng vẫn cứ thế thôi; chúng sẽ không tự biến thành tốt khi chưa Chính Pháp; chưa Chính Pháp thì họ sao lại biến thành tốt được? Chất độc ấy, chúng [vốn] có độc, chư vị muốn chúng đừng độc, thì chúng cũng không làm được. Do đó từ điểm này mà xét, đối với thế lực tà ác, kể cả một số người ác đang bức hại Đại Pháp tại [cõi] người thường thì chúng ta không được có mong tưởng hão huyền nào hết.

Một giai đoạn thời gian trước đây có nhiều học viên nghĩ rằng, ‘[đảng] cộng sản Trung Quốc sắp mở đại [hội lần thứ] 16; nếu mà tên cầm đầu tà ác ở Trung Quốc, kẻ bại hoại của nhân loại kia mà được hạ xuống, như thế Đại Pháp chúng ta chẳng phải sẽ được giải oan; còn ai thay nó mà tiếp tục thứ bung xung kia nữa, còn ai ngu xuẩn như nó nữa?’ Cách suy nghĩ như vậy ở nơi người thường là không sai; nhưng đứng trên một người tu luyện mà xét thì không còn đúng nữa. Một bộ Đại Pháp như thế, có bao nhiêu Thần vĩ đại trong tương lai tu luyện xuất từ Đại Pháp như thế, [có bao nhiêu] đệ tử vĩ đại của Đại Pháp [như thế]; tại sao lại có thể đặt hy vọng vào con người nào đó nơi người thường được? Ấy chẳng phải là vũ nhục đối với bản thân chúng ta hay sao? Con người có thể chi phối chư Thần chăng? Nhưng chúng ta có rất nhiều đệ tử Đại Pháp đều suy nghĩ như thế. Một cá nhân nghĩ vậy thì không sao, hai cá nhân nghĩ vậy cũng không sao cả; đó là vấn đề tu luyện cá nhân. Mọi người đều suy nghĩ như thế, thì trong toàn thể quần thể các đệ tử Đại Pháp, hỏi đó là hiện tượng gì? Một làn sóng rất lớn mạnh, một chấp trước rất lớn mạnh. Như vậy không được. Tôi đã thấy, cựu thế lực cũng đã thấy. Cựu thế lực nhận thấy rằng sao có thể như vậy được? Vậy nên chúng để cho kết quả đại [hội đảng] cộng sản Trung Quốc [lần thứ] 16 còn tệ hại hơn nữa.

Trước đây tôi đã giảng, tôi nói rằng trên thực tế hết thảy những gì phát sinh tại xã hội người thường, hiện nay, đều là do tâm các đệ tử Đại Pháp tạo thành. Tuy rằng có sự tồn tại của cựu thế lực, nhưng chư vị không có cái tâm ấy, thì chúng cũng không có chiêu [nào cả]. Chính niệm của chư vị rất đủ, [thì] cựu thế lực không có cách [nào cả]. Ví như thật sự [có] ai đó ở xã hội người thường giúp Đại Pháp chúng ta giải oan, mọi người nghĩ xem, cũng có thể nhân loại thực hiện như thế, nhưng mọi người đã nghĩ chưa, tôi cần đặt cá nhân ấy vào vị trí cao ngần nào? Phải vậy không? Chư vị là người tu luyện, hết thảy biến hoá đều từ sự tu luyện của chư vị và Chính Pháp mà sản sinh; hết thảy những gì bản thân chư vị chứng ngộ, hết thảy những gì chư vị cần đắc được, đều là từ việc bản thân chư vị đi trên con đường của mình mà sản sinh. Tuyệt [đối] không thể nghĩ rằng cựu thế lực sẽ cấp cho chúng ta ân huệ nào đó, rằng xã hội người thường sẽ giúp đỡ chúng ta điều gì. Mà là chư vị đang cứu độ xã hội người thường, là chư vị đang cứu độ chúng sinh!

[Khi] ở chốn xã hội người thường [dù] chịu đựng bức hại hay chịu đựng áp lực cũng vậy, khó tránh khỏi tâm người thường gây tác dụng; do đó sẽ biểu lộ ra một số cách nghĩ của người thường; nhưng không được để chúng nghĩ mạnh mẽ quá. Các đệ tử Chính Pháp, [khi] cuộc bức hại đã đến bước này rồi, Đại Pháp trong Chính Pháp cũng đã đến bước này rồi, [thì] chúng ta còn sợ gì nữa đây? Chư vị chẳng phải đã thấy rõ tương lai của chư vị hay sao? Còn đối với tà ác kia mà xét, đối với những an bài của chúng mà xét, thì chư vị chỉ cần [có] chính niệm thật đầy đủ là có thể phủ định chúng, bài trừ chúng, làm chúng không phát huy tác dụng. Còn khi mọi người ở nơi người thường, đối diện với một số sự việc, tuy rằng xuất hiện những cách nghĩ khác nhau như vậy, thậm chí nhiều người hơn nữa có nhận thức khác nhau, xuất hiện một số tâm người thường, thì như thế cũng không lạ lắm, chính là vì tu luyện, trong quá trình đề cao, thì con đường khi chư vị chứng thực Đại Pháp, cứu độ chúng sinh [và] đạt đến viên mãn tối hậu là rất gập ghềnh. Sau khi minh bạch hiểu rõ rồi thì hãy tiến từng bước thật tốt trong tương lai, đấy mới là [điều] then chốt.

Tôi đã nói rồi, hết thảy các sinh mệnh đều không đến bức hại đại Pháp, [thì] đều có thể ‘Thiện giải’. Nhưng tôi biết rằng [tại] vũ trụ này nếu các sinh mệnh đều tốt như thế thì không cần Chính Pháp nữa; ấy là chúng chắc chắn sẽ xuất hiện, chỉ là hình thức khác nhau thôi. Như vậy đã tạo thành một loại khảo nghiệm đối với các đệ tử Đại Pháp; chỉ thế mà thôi. Đây là một loại biểu hiện tự nhiên; nhưng an bài của cựu thế lực ấy, an bài rất chi tiết tinh vi như thế, an bài từ trên xuống dưới một cách hết sức có hệ thống đến như thế là lần đầu tiên. Đại nạn này quả là to lớn phi thường; điều chư vị thể nghiệm và quan sát được chỉ là biểu hiện tại xã hội con người thôi; còn điều tôi thấy các sinh mệnh của toàn bộ vũ trụ này đang nhìn thấy {chứng kiến} thì thật kinh hồn khiếp vía. Rất có thể lời tôi nói ra thì con người nghe cũng không hiểu; khi con người phát hiện ra quá trình tái sinh các tinh thể vũ trụ có biểu hiện đến Ngân Hà chúng ta, thì con người sẽ tin hết. (vỗ tay)

Tôi vừa giảng rồi, trong toàn bộ thời gian Chính Pháp, các đệ tử Đại Pháp về mặt tổng thể đều thực hiện hết sức tốt đẹp, các đệ tử Đại Pháp cũng đã rèn luyện càng ngày càng thành thục. Bất kể là hình thức nào mà các đệ tử Đại Pháp lựa chọn trong khi chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, cách thức mà chư vị sử dụng hoặc chư vị lựa chọn, đều là tiến lên theo con đường chứng thực Pháp và giảng thanh chân tướng; hơn nữa thực thi càng ngày càng tốt, càng ngày càng lý trí. Là đệ tử Đại Pháp, hỗ trợ giữa mọi người với nhau cũng càng ngày càng phối hợp tốt hơn. Trước đây nhiều học viên đều có thể có nhận thấy rằng, khi cần thực hiện việc gì đó giữa các đệ tử Đại Pháp chúng ta, thì sẽ xuất hiện tranh luận, nhưng có lúc biểu hiện ra rất kịch liệt, thậm chí khi xuất hiện [cái] tâm của người thường rồi thì ảnh hưởng đến đại sự chứng thực Pháp của chư vị. Điều ấy thuận theo việc chư vị có nhận thức đối với Đại Pháp [sâu hơn] và việc tâm người thường của chư vị càng ngày càng nhẹ hơn, thì những biểu hiện ấy cũng càng ngày càng nhẹ đi. Như vậy hỏi những tranh luận ấy là từ đâu mà phát sinh? Thực ra chính là vì một chút xíu ở bề mặt người thường kia chưa vứt bỏ được kia đã phát huy tác dụng; tuy nhiên lúc chính niệm của chư vị rất đầy đủ thì chúng không có tác dụng. Mọi người vừa biết rằng Pháp là tốt, vừa biết rằng cần phải duy hộ Pháp, cần phải thực hiện, cần phải đi cứu độ chúng sinh, đi chứng thực Pháp; [nhưng] khi chính niệm không đủ thì tâm của người thường xen lẫn vào, từ đó sinh ra một loại tình huống nóng nảy gấp gáp của người thường, thậm chí có người cho rằng ‘tôi phải kiên trì cái của tôi, những nhân tố v.v.’; từ đó sinh ra một số trạng thái không nên có giữa các đệ tử Đại Pháp. Những biểu hiện gần đây đã tốt hơn nhiều rồi, bởi vì mọi người đã thành thục rồi.

Thực ra thì chư vị có biết chăng, những Đại Giác Giả ấy, họ ở thiên thượng có rất nhiều sự việc cũng cần phối hợp với nhau, [cần] thương lượng với nhau. Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng, rằng Phật Như Lai nhiều như số cát sông Hằng, cũng là nói về các Pháp Vương trên thiên thượng; chỉ là nói về Phật—một loại Thần—đã nhiều như số cát sông Hằng. Ấy vẫn còn là một số nhỏ, [điều] ông nói chỉ là tại cảnh giới của ông nhìn thấy được. Còn các Thần khác nữa; Phật chỉ là một chủng Thần rất ít trong vũ trụ; có rất nhiều các chủng các loại Thần, nhiều đến mức không thể tính đếm, vô lượng chúng sinh. Tuy nhiên mỗi khi họ thực hiện sự việc gì nếu tranh luận đều như thế cả thì không thể được; bởi vì mỗi Giác Giả đều có một bộ [Pháp] Lý do bản thân mình tự chứng thực trong Pháp Lý của vũ trụ, nhận thức đối với vũ trụ cũng hình thành một bộ riêng của mình. Giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, bộ [Pháp] của bản thân ông gọi là ‘Giới Định Huệ’. Như vậy mỗi Đại Giác Giả, sinh mệnh của vũ trụ, họ đều có những nhận thức riêng của bản thân mình đối với vũ trụ. Nếu hễ tranh luận đều như thế cả thì có thể được hay không? Giữa họ [với nhau] không hề tồn tại những việc như thế.

Tâm thái của họ là như thế nào? Là ‘khoan dung’, là khoan dung rộng lớn phi thường, có thể dung [hoà] các sinh mệnh khác, có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác. Đây là điều mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa đạt đến được trong quá trình tu luyện, nhưng chư vị đang nhận thức dần dần, đang đạt đến. Khi một vị Thần [khác] đề xuất một cách làm nào đó, họ đều không vội vã phủ định, cũng không vội vã biểu đạt bản thân, cho rằng cách làm bản thân mình mới tốt; họ xem xem phương pháp của vị Thần kia đề xuất có kết quả cuối cùng ra sao. Các con đường đều khác nhau, con đường của mỗi người đều khác nhau, [Pháp] Lý chứng ngộ trong Pháp của các sinh mệnh đều là khác nhau, tuy nhiên kết quả rất có thể là tương đồng. Do đó họ xem xem kết quả của [vị] khác, kết quả của vị kia [nếu] cũng đạt được, thật sự có thể đạt được điều cần đạt, thì mọi người đều đồng ý; Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ sung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế.

Các đệ tử Đại Pháp đối với việc chư vị đang tu luyện tại thế gian người thường, chư vị đều có một nhận thức minh xác [dựa] trên Pháp Lý, tức là không chấp trước vào ‘được–mất’ của người thường, kể cả các sự tình mà chư vị [gặp] trong chứng thực Pháp, cũng không nên quá giữ mãi ý kiến của mình đề xuất, cứng nhắc rằng ‘tôi phải làm thế này thế kia’, rằng thế chư vị mới có thể kiến lập uy đức trong vũ trụ; không phải như vậy. Chư vị có một phương pháp tốt, có một ý tưởng xuất hiện, chư vị có trách nhiệm với Pháp, có dùng ý kiến của chư vị hay không, có dùng phương pháp của chư vị hay không cũng không quan trọng. Nếu như cách làm của người khác cũng đạt được hiệu quả tương đồng, thì chư vị không chấp trước vào bản thân, mà trái lại, chư vị đồng ý với người kia; bất kể là chư vị có đề xuất cách làm của chư vị hay không, chư Thần đều có thể thấy: ‘ông thấy không, người kia không có tâm chấp trước, họ có thể độ [lượng], khoan dung lớn như thế’. Chư Thần thấy gì? Chẳng phải họ thấy [sự khoan dung của quý vị] như vậy sao. Khi chư vị chấp trước vào việc nhấn mạnh bản thân mình, thì chư vị đang dùi vào sừng bò. Chư Thần trên thiên thượng thấy vậy rất khó chịu. Dẫu miệng chư vị cứ nói mãi là vì Đại Pháp, rằng ‘cách làm của tôi tốt, có thể đạt được điều này điều khác’, có thể đúng là như vậy, nhưng chúng ta cũng không thể có loại chấp trước quá giống như người thường như vậy. Nếu có thể thật sự làm được như thế, chúng Thần đều sẽ nói rằng cá nhân ấy thật xuất sắc. Chư Thần không phải là vì thấy phương pháp của chư vị phát huy tác dụng rồi mới đề cao tầng cho chư vị, mà là thấy nhận thức về vấn đề này của chư vị được đề cao rồi mới đề cao tầng cho chư vị. Đó chính là Pháp Lý chân chính {Chính Pháp Lý}. Nói rằng ‘tôi đã có công lao nhiều ngần này thì tôi phải thế này thế kia’, ấy là đối với người thường thì là như vậy, đối với Pháp Lý của vũ trụ thì tại một số đặc điểm nhất định, tại một số hoàn cảnh đặc thù nhất định thì có thể xét đến phương diện này, nhưng đề cao chân chính ấy là ‘xả bỏ’, chứ không phải là ‘đắc được’. (vỗ tay nhiệt liệt)

Chúng ta có rất nhiều học viên [vì] không ngừng tu luyện [đang] thật sự đang đề cao rất nhanh, nhất là về mặt toàn thể, về đề cao cộng đồng và phối hợp với nhau, mọi người càng ngày càng tốt về mặt này. Hiện nay mọi người là đang làm sao cho các sự việc cần phải thực hiện sẽ thực hiện tốt hơn nữa, thu xếp tốt đẹp hơn nữa. Là đệ tử Đại Pháp mà xét, [chúng ta] cũng không nên đặt hy vọng vào cái gọi là biến hoá tự nhiên, biến hoá bên ngoài, biến hoá nơi xã hội người thường, hoặc giả ân [huệ] do ai đó cấp cho chúng ta. Chư vị chính là Thần, chư vị chính là Chủ Tể của các vũ trụ khác nhau trong tương lai; hỏi chư vị hy vọng vào ai nữa đây? Chúng sinh đều đang đặt hy vọng cả vào chư vị! (vỗ tay) Thật sự là như vậy. Chân tướng của vũ trụ sẽ hiển hiện trong tương lai không xa; đến lúc đó những việc chư vị làm tốt hay xấu đều sẽ định ra được, chính là việc như thế. Sự kiện này khi chưa kết thúc thì vẫn còn là cơ hội, mỗi cá nhân chúng ta đều đang đi trên con đường của mình, đều đang viên mãn quả vị của mình. Trên con đường chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, là đệ tử Đại Pháp mà xét, đi được tốt hay xấu, thì tương lai bản thân chư vị sẽ thấy được tất cả, kể cả việc chư vị trong toàn bộ quá trình Chính Pháp; dẫu rằng việc gì đó rất nhỏ, chư vị cũng vẫn thấy được rất rõ ràng. Tất nhiên, tà ác và các sinh mệnh bất hảo sẽ không thấy được tương lai. Các chúng sinh mà chư vị cứu độ, và các chúng sinh đã minh bạch hiểu ra trong [quá trình] chư vị đang giảng thanh chân tướng, không lâu nữa cũng sẽ thấy được cảnh tượng hoành tráng viên mãn của chư vị. (vỗ tay) Điều ấy nhất định sẽ là đường đường chính chính.

Tất nhiên, trong các đệ tử Đại Pháp chúng ta, gần đây có một vài chuyện nảy sinh. Có rất nhiều sự tình Sư phụ không định giảng cho chư vị, nhất là đúng vào thời kỳ này thì không thể giảng; bởi vì cựu thế lực cho rằng, nếu tôi giảng ra, thì chúng sẽ gây cho chư vị đại nạn lớn hơn nữa. Do đó [một số việc], kể cả trong các sự việc chư vị phối hợp với nhau, thì đến nay tôi mới giảng; là vì chư vị đã làm tốt rồi, có thể được rồi, dần dần minh bạch hiểu rõ ra rồi thì tôi mới giảng.

Một số học viên miệng nói: ‘tôi phủ định an bài của cựu thế lực’. Tại các hoàn cảnh [trọng] đại họ có thể giữ mình rất tốt, nhưng tại một số tình huống thông thường hay buông lơi chính niệm của bản thân; khi chính niệm không đầy đủ dễ nảy sinh vấn đề. Đương nhiên [tôi] không bảo là tất cả, [đây] là tôi nói về một thiểu số rất nhỏ, vô cùng thiểu số. Vì sao? Vì an bài trong lịch sử của cựu thế lực có rất nhiều sự việc, đã thực hiện hết sức nghiêm mật, an bài rất tinh vi. Chúng vì để cho sự tình mà chúng an bài không nảy sinh vấn đề gì, vào thời địa cầu lần trước chúng đã từng diễn tập một lần rồi. Mọi người thử nghĩ xem, chúng có thể không chấp trước được không? Chúng có thể dứt bỏ những điều chúng muốn không? Tuy nhiên, nếu chính niệm của chư vị rất đầy đủ, cũng là phù hợp với một [Pháp] Lý của vũ trụ này—bất kể là vũ trụ mới hay vũ trụ cũ đều có [Pháp] Lý ấy—đó là: lựa chọn của một sinh mệnh là do họ quyết [định]; dẫu rằng trong lịch sử họ đã có hứa nguyện gì, thì vào thời điểm then chốt thì lời của họ vẫn là quyết định [cuối cùng]. [Pháp] Lý này bao quát cả hai bên chính diện và phản diện; đều như thế cả.

Xưa kia trong quá trình tu luyện, có rất nhiều đệ tử Đại Pháp là [do] cựu thế lực phái đến can nhiễu, phát huy tác dụng phản diện. Nhưng họ đã phủ định, họ trong tu luyện họ đã có chính niệm, họ không có làm, và [trở] thành đệ tử chân chính của Đại Pháp. Tuy nhiên có một số còn hơi kém, nên bị cựu thế lực thao túng, làm cho có nhiều sự việc xuất hiện ngoài ý định dự liệu của người ta. Tại đây tôi không phải nói về bộ phận ấy, tôi nói về một số vấn đề nảy sinh gần đây [trong] các đệ tử chân chính của Đại Pháp. Tất nhiên sự việc là cá biệt, nhưng mọi người đều biết, cũng có suy xét [về nó]. Thực ra, sinh mệnh của chư vị trong lịch sử đã từng chuyển sinh hết đời này qua đời khác; khi ở xã hội con người, ở trong cõi mê vô minh, rất có thể đã ký kết ước định nào đó với cựu thế lực: ‘Đến ngày nào đó khi Chính Pháp tôi sẽ thực hiện như thế này, tiến đến như thế kia.’ Theo cựu Pháp Lý vào thời đó mà xét thì thấy như vậy là tuyệt đối đúng đắn; do vậy có một số cá biệt chư vị đã từng ký kết ước [định] như thế, do vậy ở trong các đệ tử Đại Pháp thỉnh thoảng có một số chuyện nảy sinh. Mục đích của [việc] nảy sinh những vấn đề ấy, là vì cựu thế lực nhìn nhận rằng có các học viên cho rằng tu Đại Pháp rồi sẽ không còn sợ điều gì nữa, ‘Chỉ cần tôi là đệ tử Đại Pháp, thì không còn nguy hiểm gì hết’. Do đó chúng thấy điều đó: ‘Như thế không được, vậy chẳng phải tương đương với được bảo hiểm rồi sao? Học Đại Pháp rồi không còn sợ nữa, bản thân cái tâm ấy chẳng phải là lớn quá hay sao?’ Vậy nên chúng muốn tạo ra những phiền phức ở trong Đại Pháp. Chính vì vậy nên mới xảy ra. Như vậy khi chúng tạo ra những phiền phức, Sư phụ có vô số Pháp thân và có vô số chính Thần hộ Pháp, hỏi tại sao không quản việc ấy? Chính là vì trong các đệ tử Đại Pháp chúng ta trong lịch sử đã từng ký kết ước [định] nào đó với cựu thế lực, vậy nên cựu thế lực cứ ôm chết cứng vào điểm ấy mà không buông bỏ.

Nhưng không [có ý] nói là không bài trừ được chúng. Tôi vừa giảng rồi, dẫu trong lịch sử đã ký kết ước [nguyện] nào đó, [nhưng] hôm nay chư vị chính niệm rất đầy đủ, không thừa nhận chúng, chư vị không muốn như thế, thì chư vị có thể phủ định chúng. Nhưng đã thuộc loại này thì có phần khó thực hiện hơn. Khó là khó ở chỗ cựu thế lực không dễ dàng buông bỏ chư vị; họ muốn lấn chỗ sơ hở của quý vị; hễ chư vị có điểm sao nhãng thì chúng liền dùi vào chỗ sơ hở. Do đó trong tình huống chính niệm rất đầy đủ, thì chúng không dùi vào được; bởi vì Đại Pháp trong Chính Pháp không thừa nhận an bài của cựu thế lực, cá nhân tôi là Sư phụ cũng không thừa nhận. Tất nhiên, mỗi cá nhân đệ tử Đại Pháp chúng ta đều nói rằng mình không thừa nhận an bài của cựu thế lực, thì đó không phải là nói ở trên miệng, mà là chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp và Chính Pháp mà thực hiện, là ‘không thừa nhận hết thảy những an bài của các ngươi trong lịch sử, tôi kể cả bản thân cựu thế lực các ngươi thì tôi cũng không thừa nhận’. Chính niệm rất đầy đủ thì có thể bài xích chúng, chính là phủ định an bài của chúng (vỗ tay) Ấy là vì chúng ta tuyệt đối không thể thừa nhận chúng.

Các sinh mệnh bên trong vũ trụ lẽ nào có thể an bài tương lai cho bản thân mình? Điều ấy tuyệt đối không được phép. Tương lai chư vị sẽ biết được [Pháp] lý này. Vũ trụ sinh ra như thế nào? Chính là [từ] một niệm của Đại Giác Giả mà sinh thành. (vỗ tay) Một niệm của Đại Giác Giả tại các tầng khác nhau hình thành nên vũ trụ các tầng khác nhau; sau khi một niệm sản sinh ra vũ trụ rồi, mấy sinh mệnh bên trong đó nói: ‘Ngài đừng sinh ra con như thế, Ngài nên sinh ra con như thế này thế kia’. Họ nói vậy có được chấp nhận không? Không được. Sinh mệnh kia đối với vị Thần sinh ra họ bằng một niệm mà xét thì thật không đáng là gì cả. Tuy nhiên, Đại Giác Giả đã sinh ra các sinh mệnh của họ, vị Thần ấy, cần phải là tuyệt đối phù hợp với tiêu chuẩn của Thần, phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp, là đại từ đại bi, do đó vũ trụ được tạo ra nhất định là tốt đẹp; tư tưởng của họ sản sinh ra cũng là thuần tịnh, cũng là tốt đẹp. Do vậy việc một sinh mệnh ấy cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn của sinh mệnh tại vũ trụ các tầng khác nhau là điều được xem là cực kỳ trọng yếu. Cũng có nghĩa là, cựu thế lực kia đã có những an bài đối với chúng ta trong quá khứ, [thì] bất kể là chúng đã làm những gì, chúng ta đều không thể thừa nhận chúng, là vì chúng cũng là đối tượng được cứu độ; chỉ bất quá là điều chúng chọn là [bị] đào thải. Kẻ được cứu độ lẽ nào có thể chọn rằng bản thân mình sẽ được cứu độ như thế nào? Đã rớt xuống nước rồi, người ta muốn cứu họ, họ còn nói: ‘ông không được dùng tay trực tiếp cứu tôi, ông phải dùng một chiếc thuyền mà tôi thích đến cứu tôi kia’. Như thế hỏi có được không?

Trong một số sự tình phát sinh gần đây, đều là có nguyên nhân trong lịch sử mà xuất hiện. Trước đây tôi không giảng cho chư vị, là vì không muốn để chư vị dẫn khởi chấp trước: ‘mình có quan hệ nào với cựu thế lực đây?’ Chư vị đều không nên nghĩ như thế, chỉ [có] rất ít, rất rất ít thôi; nhưng xuất phát điểm vào lúc ấy đều là hết sức tốt đẹp, đều là vì Pháp; do vậy những đệ tử Đại Pháp ấy, bất kể là thế nào, đều đã viên mãn, (vỗ tay) hơn nữa tầng cũng hết sức cao phi thường. (vỗ tay) Đó là nguyên nhân xuất hiện một số sự tình; do vậy học Pháp là điều phi thường trọng yếu. Chính niệm của chư vị, hết thảy những gì chư vị làm, đều là từ trong Pháp mà ra, do vậy mọi người dẫu bận rộn đến mấy cũng không được sao nhãng học Pháp.

Tôi chỉ giảng đến đây, bởi vì mấy hôm trước các học viên làm [công tác] truyền hình có hội họp, tôi đã giảng cho họ rất nhiều rồi; họ đã đề xuất rất nhiều vấn đề, cũng là có tính đại biểu; do vậy hôm nay tôi không giải đáp các câu hỏi cho chư vị nữa. Tôi đã chuẩn bị bảo họ chỉnh lý bài thâu âm hôm ấy của họ, tôi sẽ chỉnh sửa lại rồi sẽ phát hành. Các câu hỏi đề xuất khi ấy có tính phổ biến, đều là những vấn đề mọi người muốn biết và giải quyết. Tôi chỉ giảng đến đây. Cám ơn tất cả! (vỗ tay)

Tương lai của các đệ tử Đại Pháp nhất định sẽ là quang minh sáng tỏ, tuyệt đối là quang minh. (vỗ tay hồi lâu)

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Chú thích (của người dịch, không phải chính văn, chỉ để tham khảo). “Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ, khinh chu dĩ quá vạn trùng sơn”—hai câu cuối trong một bài thơ của Lý Bạch, danh nhân đời nhà Đường. Tạm dịch là: “Vượn ở hai bên bờ kêu khóc [mãi] chằng dứt; thuyền nhẹ [của ta] đã đi qua hàng nghìn trùng rồi”. Phô thiên cái địa: trải khắp trời, che khắp đất; rợp trời dậy đất; chỉ thế lực to lớn. Hậu thiên: cái gì sau này mới có, trái với tiên thiênlà cái vốn có từ đầu. Chân bì: bộ da thật (của con người). Vi quan: tại vi mô. Thiện giải: lấy Thiện mà hoá giải, giải quyết. Toàn ngưu giác tiêm: dùi [vào] mũi sừng bò, tức là đi vào ngõ cụt.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Dịch ngày 29-12-2002 từ nguyên bản tiếng Hán (https://www.falundafa.org/book/chigb/jw_88.htm) có tham khảo bản tiếng Anh (https://www.falundafa.org/book/eng/jw_88.htm). Chỉnh sửa lần 1 ngày 3-2-2003. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

© Copyright Minghui.org 1999-2024