Tra tấn thể xác - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Thu, 01 Feb 2024 14:05:04 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh bỏ thuốc không rõ nguồn gốc vào đồ ăn của các học viên Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/259161-nha-tu-nu-tinh-lieu-ninh-bo-thuoc-khong-ro-nguon-goc-vao-do-an-cua-cac-hoc-vien-phap-luan-cong.htmlThu, 01 Feb 2024 14:05:04 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=259161[MINH HUỆ 19-01-2024] Khu số 12 thuộc Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh được biết đến là khu cải tạo huấn luyện tập trung, đặc biệt là được sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các cai ngục chỉ […]

The post Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh bỏ thuốc không rõ nguồn gốc vào đồ ăn của các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 19-01-2024] Khu số 12 thuộc Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh được biết đến là khu cải tạo huấn luyện tập trung, đặc biệt là được sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Các cai ngục chỉ đạo các tù nhân tra tấn các học viên và bỏ thuốc không rõ nguồn gốc vào đồ ăn của họ.

Các học viên không được phép mang bất cứ thứ gì vào trong tù. Mới đầu họ bị đưa tới Khu số 2 để tham gia các lớp tẩy não. Bởi kiên định với đức tin của mình, họ bị chuyển tới Khu số 12 ba tháng sau đó.

Khi các học viên bị chuyển tới Khu số 12, gia đình không nhận được bất cứ thông tin nào về họ. Gia đình cũng không được vào thăm. Mỗi học viên đều bị hai tù nhân giám sát. Họ bị đưa vào phòng riêng để tra tấn. Các hình thức tra tấn gồm có cấm ăn, cấm ngủ, không được sử dụng nhà vệ sinh, bắt đứng im trong nhiều giờ, bị đánh đập, bị nhục mạ, bắt xem các video phỉ báng Pháp Luân Công, bị ép viết giấy cam kết, bắt viết “báo cáo tư tưởng” và nói xấu Pháp Luân Công. Mục đích của các hình thức này là để khiến họ từ bỏ đức tin của mình.

Bà Hứa Tú Vân ở thành phố Phủ Thuận bị bỏ thuốc vào đồ ăn trong thời gian dài. Bà Khương Vĩ ở thành phố Triều Dương thường xuyên bị bắt đứng im trong nhiều giờ và bị đánh đập, ngược đãi và bị các tù nhân cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, khiến bà trở nên vô cùng yếu ớt. Một số học viên còn bị biệt giam. Do phải dùng thuốc không rõ nguồn gốc, vài tháng hoặc vài năm sau khi được thả, một số học viên đã qua đời.

Sau khi bị tra tấn đến bất tỉnh, các cai ngục và tù nhân ngay lập tức cho các học viên dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Thuốc cũng bị cho vào đồ ăn của họ. Học viên nào đổ thức ăn có chứa thuốc đi sẽ bị trừng phạt nếu các cai ngục và tù nhân phát hiện ra. Còn có học viên bị đưa vào Khu 11 để “làm thí nghiệm” thử thuốc.

Sau khi phải dùng thuốc, một số học viên bị mất trí nhớ, cảm thấy mơ màng hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch vành.

Các hình thức tra tấn khác:

Bắt đứng

Khi mới vào tù, các học viên bị bắt phải đứng im trong 24 giờ hoặc bị các tù nhân đánh đập. Kết quả là thân thể họ bị sưng tấy và có người thì bị choáng váng vì phải đứng lâu. Tù nhân thay phiên nhau giám sát các học viên.

Không được tắm rửa hoặc sử dụng nhà vệ sinh

Các học viên không được tắm rửa hay sử dụng nhà vệ sinh trong 24 giờ. Bụng một số học viên rất đau do phải nhịn tiểu và một số thì xuất hiện triệu chứng đi tiểu liên tục. Để giảm thiểu việc đi vệ sinh, một số học viên đã tuyệt thực, tuy nhiên họ vẫn bị bức thực. Có học viên tuyệt thực trong bốn ngày, cuối cùng phải đại tiểu tiện ra quần. Vì không được sử dụng nhà vệ sinh, một số học viên thường xuyên đại tiểu tiện ra quần, nhưng nhà tù không cho họ giặt sạch quần áo.

Các học viên từ chối “chuyển hóa” thậm chí còn bị ép dùng thuốc gây hại cho hệ thần kinh trung ương.

Tra tấn tinh thần

Các học viên thường xuyên bị tẩy não bằng các loại tà thuyết và video phỉ báng Pháp Luân Công. Họ cũng bị bắt viết giấy cam đoan và đọc các loại sách của Trung Cộng, trong quá trình đó họ còn bị quay video. Các học viên cũng bắt phải viết “báo cáo tư tưởng”.

Các phương thức khác

Tùy theo mức độ chuyển hóa của từng học viên mà nhà tù có những phương thức đối đãi khác nhau. Một số học viên không phản bức hại sẽ được chuyển tới khu khác làm việc, trong khi những người không qua được “chuyển hóa” sẽ là đối tượng chịu bức hại lâu dài.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/19/471120.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/30/214511.html

Đăng ngày 01-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh bỏ thuốc không rõ nguồn gốc vào đồ ăn của các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Lời kể của nhân chứng: Tôi đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại Nhà tù Bắc Giang ở tỉnh Quảng Đônghttps://vn.minghui.org/news/259140-loi-ke-cua-nhan-chung-toi-da-chung-kien-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-buc-hai-tai-nha-tu-bac-giang-o-tinh-quang-dong.htmlWed, 31 Jan 2024 13:51:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=259140[MINH HUỆ 27-12-2024] Khi bị giam tại Phân khu số 9 của Nhà tù Bắc Giang ở tỉnh Quảng Đông, tôi đã tận mắt chứng kiến lính canh và các tù nhân ngược đãi các học viên Pháp Luân Công như thế nào. Dưới đây là đôi điều về những […]

The post Lời kể của nhân chứng: Tôi đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại Nhà tù Bắc Giang ở tỉnh Quảng Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Nhất Chân

[MINH HUỆ 27-12-2024] Khi bị giam tại Phân khu số 9 của Nhà tù Bắc Giang ở tỉnh Quảng Đông, tôi đã tận mắt chứng kiến lính canh và các tù nhân ngược đãi các học viên Pháp Luân Công như thế nào. Dưới đây là đôi điều về những gì tôi đã thấy.

Ngay khi bước vào khu giam giữ số 9, các học viên lập tức bị biệt giam. Họ không được phép nói chuyện, đi lại, nhìn xung quanh hay sử dụng nhà vệ sinh. Lính canh cố gắng tạo cảm giác thân thiện bằng cách hỏi các học viên cảm thấy thế nào và làm nghề gì, để tìm hiểu về họ. Trong phòng giam, đội trưởng là người có tiếng nói quyết định. Phòng giam gồm có 12 người, trong đó 6 tù nhân ở các giường tầng trên để theo dõi các học viên ngủ ở giường tầng dưới. Các tù nhân này đã được huấn luyện nên rất hiểu ý lính canh. Họ chịu trách nhiệm giám sát các học viên, còn các học viên cần có sự chấp thuận của họ mới được ăn uống, ngủ hay sử dụng nhà vệ sinh.

Các học viên ở khu số 9 này không bị cưỡng bức lao động. Mục đích chính là tẩy não các học viên và những người có tín ngưỡng. Hàng này, mọi người đều phải học, đọc, và viết lại những tuyên truyền của Đảng Cộng sản. Ban đầu, quản giáo còn nói tử tế với các học viên, nhưng rồi sẽ thay đổi hình thức nếu các học viên từ chối chuyển hóa. Thay đổi thế nào tùy thuộc vào thời gian thụ án. Những người có thời hạn ngắn là nhanh bị thay đổi nhất.

“Biệt giam” là một hình thức tra tấn, đặc biệt dành cho các học viên Pháp Luân Công không chịu chuyển hóa. Họ bị bắt ngồi trên ghế nhỏ cả ngày với tư thế thẳng lưng, tay đặt trên đầu gối. Có một đến ba tù nhân có trách nhiệm giám sát họ. Các tù nhân vừa quan sát vừa nhục mạ họ, ai cúi lưng sẽ bị các tù nhân này chọc ngón tay vào người. Khi khuất tầm quan sát của camera an ninh (CCTV), các tù nhân còn dùng đầu bút mà chọc vào các học viên. Những tù nhân làm vậy là để kích động các học viên, buộc họ phải phản ứng. Nếu họ phản ứng, lính canh sẽ lấy đó làm cớ để tra tấn họ.

fac0255f554bfde16d1251a393e21925.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Ngồi ghế nhỏ

“Áo bó” là một hình thức tra tấn bó tay chân vào, người bị gập một góc 90 độ. Người bị bắt mặc áo bó này phải mặc trong ít nhất một đến ba tháng, tùy thuộc vào “biểu hiện” của người đó. Họ phải mặc cả trong khi ăn, uống, ngủ nghỉ hay đi vệ sinh. Vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 38 độ C và nhà tù chỉ cho phép các học viên tắm tùy theo biểu hiện hay mùi hôi trên thân thể họ. Các học viên chỉ được cấp cho nửa thùng nước để tắm và giặt quần áo trước khi bị bắt mặc lại áo bó. Được phép tắm trong vòng 10 ngày hay hai tuần một lần cũng là một điều xa xỉ.

Trong khi mặc áo bó, các học viên tiếp tục bị tất cả các tù nhân nhục mạ, đánh đập. Những tù nhân này được lính canh theo dõi sát sao hàng ngày.

Hàng ngày, các học viên còn bị bắt phải học những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của ĐCSTQ trong tư thế ngồi xổm. Họ phải viết báo cáo tư tưởng, một thủ đoạn mà lính canh sử dụng để ép các học viên từ bỏ đức tin. Nếu các học viên không đồng tình với thông tin trong tài liệu, họ sẽ bị lính canh và tù nhân tra tấn, cấm ngủ, cắt khẩu phần ăn, hoặc không được đi vệ sinh. Hầu hết các học viên đều bị tra tấn như thế này và không mấy người có thể chịu đựng được.

Cá nhân tôi đã chứng kiến các lính canh chỉ cho tù nhân cách tra tấn học viên Pháp Luân Công Lý Kiều Tùng. Họ bắt đầu tra tấn và nhục mạ khi ông không chịu chuyển hóa. Ông Lý không được cấp đủ đồ ăn nước uống. Thời gian ngủ nghỉ và tắm gội của ông bị rút ngắn lại. Ông phải đắp chăn dày trong mùa hè nóng nực và bị bắt xem những video phỉ báng Pháp Luân Công. Ông cũng bị ép phải học giáo lý của các tôn giáo khác. Hễ phản đối hay thắc mắc bất cứ điều gì, ông Lý sẽ bị lăng mạ hoặc bắt ngồi xổm.

Họ viện đủ mọi lý do để không cho ông sử dụng nhà vệ sinh. Nếu quản giáo thấy ông không thường xuyên đi vệ sinh thì họ lại bắt ông uống nhiều nước. Mỗi khi từ chối đọc kinh sách của các tôn giáo khác, ông bị phải đứng lên ngồi xuống 1.000 lần cả sáng và chiều trong vài ngày.

Khi ông Lý, các học viên khác và những người theo tôn giáo khác mà từ chối chuyển hóa, lính canh Hoắc Lân Dận sẽ không cho họ đi ngủ. Nhưng Hoắc đặc biệt khắc nghiệt với ông Lý và các học viên khác. Khi nằm xuống, ông phải duỗi thẳng người và tay chân, không được cử động. Nếu ông cử động hoặc thả lỏng thì tù nhân trực đêm sẽ đánh thức ông dậy và cấm ông ngủ lại. Ông Lý chỉ ngủ được vài phút. Thủ đoạn tra tấn này có thể kéo dài từ vài tháng đến nửa năm. Ông kiệt sức đến mức gần như không mở mắt được nên bị bắt đi học các tuyên truyền phỉ báng. Các tù nhân thường thúc đầu gối đánh vào lưng ông khi ông đang ngồi xổm hay ngồi ghế đâu. Lính canh cũng không bao giờ ngăn các tù nhân ngược đãi các học viên.

Lính canh họ Diếp được giao trách nhiệm giám sát ông Lý. Anh ta bảo các tù nhân phải cắt bớt khẩu phần ăn của ông. Lúc đứng cạnh Diếp và tù nhân cùng phòng, tôi nghe thấy tù nhân này báo cáo với Diếp: “Mấy hôm nay, ông Lý ăn nhiều lắm và còn sức để phản kháng.” Diếp nói: “Thế thì đừng có cho ông ta ăn nhiều như vậy”. Tù nhân này trả lời: “Tôi hiểu rồi.”

Sau đó, tôi đã chứng kiến những gì xảy ra trong bữa trưa. Khu số 9 cho phép mỗi tù nhân được chọn một món chay và một món mặn, đồng thời cho phép họ ăn hết khẩu phần. Sau khi ông Lý lấy thức ăn và chờ lệnh để bắt đầu ăn thì tù nhân này đã cầm đĩa của ông và san phần lớn thức ăn cho các tù nhân khác, chỉ để lại một ít đồ ăn cho ông. Đôi khi, buổi sáng ông phải nhịn đói hoặc chỉ được ăn một ít mì. Khi ông Lý phản ánh với lính canh, anh ta nói: “Đồ ăn này là dành cho tù nhân. Chúng tôi sẽ cho ông đồ ăn nếu ông thừa nhận mình phạm tội.” Ông Lý im lặng ngồi xuống nhưng không hề tỏ ra sợ hãi. Sau đó, tôi nhận thấy ông ấy không thể đứng vững mà bước đi được nữa.

Ông Lý chủ yếu bị ba tù nhân tra tấn. Trước đây, một tù nhân cũng dùng thủ đoạn bỏ đói để tra tấn ông. Sau hơn 10 ngày không được tắm, ông Lý bị các tù nhân khác mỉa mai là bốc mùi vì ông đã chọn không tắm.

Mặc dù vậy, ông Lý chưa bao giờ thừa nhận rằng mình sai khi tu luyện Pháp Luân Công. Đó là sự việc xảy ra vào tháng 8 năm 2003.

Có một học viên khác cũng họ Lý. Ông ấy cũng bị bắt mặc áo bó hơn ba tháng trong tư thế gập người đến 90 độ. Ông trở nên tiều tụy và các tù nhân phải lôi ông đi. Ông ấy đã chịu khổ rất nhiều.

Cá nhân tôi đã nhìn thấy và nghe thấy lính canh Vương Chí Kiệt chửi bới một người đàn ông khoảng 50 tuổi (không phải là học viên). Vương nói người đàn ông này không được ăn và nhục mạ ông ta. Sau đó, người đàn ông này đã tuyệt thực và bị bức thực. Ông ấy đã bị tra tấn đến mức không nhận ra được nữa.

Dưới sự xúi giục của lính canh, các tù nhân đã dốc sức để tra tấn những học viên từ chối chuyển hóa. Một số thủ đoạn tra tấn như bắt ngồi, đứng hoặc ngồi xổm ở tư thế nào đó, đắp nhiều lớp chăn vào mùa hè, và ngủ trong một tư thế. Những hình thức tra tấn này cuối cùng đã gây nội thương cho người bị tra tấn. Các tù nhân cũng nhổ nước miếng vào nước uống và đồ ăn của các học viên, và còn véo và tát vào vùng kín của họ. Một số tù nhân không tra tấn các học viên một cách công khai, một số dám công khai ngay trước mặt lính canh.

Đó là những điều mà cá nhân tôi đã chứng kiến khi thụ án ở khu giam số 9 của Nhà tù Bắc Giang.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/27/469891.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/11/214259.html

Đăng ngày 31-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Lời kể của nhân chứng: Tôi đã chứng kiến các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tại Nhà tù Bắc Giang ở tỉnh Quảng Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ba học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninhhttps://vn.minghui.org/news/258964-ba-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-tra-tan-tai-nha-tu-nu-tinh-lieu-ninh-2.htmlWed, 24 Jan 2024 09:05:24 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258964[MINH HUỆ 07-01-2024] Khu số 12 tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh được chỉ định là “Khu cải tạo huấn luyện chuyên sâu”, nơi lính canh nhắm vào các học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ đức tin của […]

The post Ba học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-01-2024] Khu số 12 tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh được chỉ định là “Khu cải tạo huấn luyện chuyên sâu”, nơi lính canh nhắm vào các học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ đức tin của mình.

Các lính canh tra tấn và tẩy não các học viên cho đến khi họ ký tuyên bố ngừng tập luyện Pháp Luân Công. Hầu hết lính canh ở Khu 12 đều ở độ tuổi 20 và 30. Họ tin vào những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tích cực tham gia tra tấn các học viên. Pháp Luân Công là môn tu luyện thiền định cả tâm lẫn thân, bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ tháng 7 năm 1999.

Tất cả các học viên mới tiếp nhận vào tù đều được gửi đến Khu 12 sau khi họ ở Khu 2 vài ngày. Các biện pháp mà lính canh ở Khu 12 sử dụng để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ bao gồm: Cấm ngủ, không được sử dụng nhà vệ sinh và đứng yên trong thời gian dài. Các lính canh thường xúi giục các tù nhân và “cộng tác viên” khác giúp tra tấn các học viên. Những cộng tác viên tuân lệnh được khen thưởng và giảm án.

Để làm suy sụp tinh thần các học viên, lính canh đã biệt giam họ, buộc họ xem các video vu khống Pháp Luân Công và Nhà sáng lập, ép họ lên tiếng phỉ báng Pháp Luân Công, và buộc họ viết báo cáo tư tưởng cho đến khi lính canh hài lòng với nội dung đó. Bất kỳ học viên nào từ chối hợp tác đều bị dán nhãn là “tinh thần bất ổn định”, phải được “đào tạo và huấn luyện chuyên sâu”. Các học viên cũng chỉ được cung cấp một lát bánh mì cho mỗi bữa ăn. Điều này kéo dài cho đến khi người học viên viết những gì lính canh muốn và vượt qua một bài kiểm tra, trong đó bắt buộc phải trả lời các câu hỏi vu khống Pháp Luân Công trong khi bị quay video.

Sau khi các học viên vượt qua bài kiểm tra, họ vẫn phải tham gia các lớp tẩy não hai lần một tuần. Họ được yêu cầu phải lên tiếng chỉ trích Pháp Luân Công trong các buổi học. Các cộng tác viên thường ép các học viên trả lời các câu hỏi của lính canh. Nếu câu trả lời không theo đúng mong đợi của lính canh, họ sẽ đe dọa các học viên. Nếu không có học viên nào trả lời các câu hỏi, tất cả họ sẽ bị buộc phải đứng yên trong nhiều giờ. Thứ Bảy hàng tuần có một bài kiểm tra với hai câu hỏi. Trưởng nhóm lính canh nói chuyện riêng với các học viên và đe dọa họ để bắt họ viết ra những câu trả lời theo đúng tiêu chuẩn.

Các lính canh và cộng tác viên giám sát chặt chẽ các học viên và không cho phép họ nói chuyện, hay thậm chí nhìn nhau.

Sau đây là tóm tắt tình huống của ba nữ học viên hiện đang bị tra tấn trong nhà tù, bao gồm bà Từ Cường, bà Quách Bội Lộ và bà Lưu Hiểu Hồng.

Bà Từ 63 tuổi là cư dân Thành phố Đại Liên. Bà bị bắt vào ngày 11 tháng 7 năm 2020 vì nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị Tòa án quận Phổ Lan Điếm kết án chín năm một tháng tù giam, và bị đưa vào tù vào ngày 3 tháng 3 năm 2022.

Bà Quách, cũng là cư dân Thành phố Đại Liên, đã bị cảnh sát từ Sở cảnh sát quận Tây Cương bắt giữ vào ngày 7 tháng 7 năm 2020 vì họ bắt gặp bà gửi thư có thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị kết án ba năm bốn tháng và bị chuyển đến nhà tù vào ngày 28 tháng 3 năm 2023.

Bà Lưu 54 tuổi, cũng sống tại thành phố Đại Liên. Bà bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Bạch Sơn Lộ ở quận Sa Hà Khẩu bắt giữ vào ngày 24 tháng 11 năm 2020 và bị Tòa án quận Cam Tỉnh Tử kết án bảy năm tù vào tháng 6 năm 2021.

Bà Quách bị chuyển đến Khu 12 sáu ngày sau khi bị giam. Bà bị đưa vào phòng biệt giam, tại đây có hai đến bốn cộng tác viên thay phiên nhau chửi bới và lăng mạ bà. Họ bắt bà đứng yên trong nhiều giờ và không cho bà đi vệ sinh. Bà bị buộc phải xem những video phỉ báng Pháp Luân Công và không được phép ngủ hay nhắm mắt. Khi bà không thể đứng được nữa, các cộng tác viên đã đỡ bà dậy và buộc bà tiếp tục xem video. Bà đã bị sốc vì bị ngược đãi, chân của bà bị sưng tấy nghiêm trọng. Bà từng có 5.000 nhân dân tệ trong tài khoản trong tù, nhưng nó đã biến mất.

Khi lính canh phát hiện ra rằng bà Từ Cường kể với bà Quách về việc mình bị đánh đập, họ đã biệt giam bà Từ và chỉ định một người cộng tác chuyên giám sát bà vào ngày 18 tháng 7 năm 2023. Cả hai người cùng bị giam giữ ở đó trong một tháng.

Khoảng mười ngày sau khi bà Từ được thả ra khỏi phòng biệt giam, một phiên kiểm điểm đã được tổ chức vào ngày 29 tháng 8 cho bà và cộng tác viên của bà. Hai lính canh là Mạnh Xu Hàm và Cao Hâm Tinh đã xúi giục các tù nhân khác lăng mạ họ. Trong phiên kiểm điểm, các lính canh hỏi ý kiến của bà Quách. Vì im lặng nên bà bị cho là thiếu tôn trọng. Các lính canh đã bắt bà và cộng tác viên giám sát bà đứng quay mặt vào tường để làm nhục họ. Một lính canh đã khiển trách họ sau khi họ trở về phòng giam. Quản giáo khu giam giữ lúc bấy giờ là Ngô Nghiên đã có mặt trong phiên họp.

Bà Quách tranh luận với lính canh rằng không có luật nào cấm các học viên nói chuyện với nhau. Viên lính canh và cộng tác viên giám sát bà đã lăng mạ bà và buộc bà phải xin lỗi.

Bà Lưu cũng bị tra tấn trong biệt giam gần hai tháng. Một phiên kiểm điểm được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 năm 2023 để chỉ trích bà Lưu chỉ vì thân thiết với bà Từ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/7/辽宁女子监狱迫害法轮功学员徐强、郭佩璐、刘晓红-470705.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/20/214381.html

Đăng ngày 24-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ba học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ba học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninhhttps://vn.minghui.org/news/258925-ba-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-tra-tan-tai-nha-tu-nu-tinh-lieu-ninh.htmlTue, 23 Jan 2024 12:58:37 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258925[MINH HUỆ 07-01-2024] Khu số 12 tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh được chỉ định là “Khu cải tạo huấn luyện chuyên sâu”, nơi lính canh nhắm vào các học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ đức tin của […]

The post Ba học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-01-2024] Khu số 12 tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh được chỉ định là “Khu cải tạo huấn luyện chuyên sâu”, nơi lính canh nhắm vào các học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ đức tin của mình.

Các lính canh tra tấn và tẩy não các học viên cho đến khi họ ký tuyên bố ngừng tập luyện Pháp Luân Công. Hầu hết lính canh ở Khu 12 đều ở độ tuổi 20 và 30. Họ tin vào những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc và tích cực tham gia tra tấn các học viên. Pháp Luân Công là môn tu luyện thiền định cả tâm lẫn thân, bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ tháng 7 năm 1999.

Tất cả các học viên mới tiếp nhận vào tù đều được gửi đến Khu 12 sau khi họ ở Khu 2 vài ngày. Các biện pháp mà lính canh ở Khu 12 sử dụng để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ bao gồm: Cấm ngủ, không được sử dụng nhà vệ sinh và đứng yên trong thời gian dài. Các lính canh thường xúi giục các tù nhân và “cộng tác viên” khác giúp tra tấn các học viên. Những cộng tác viên tuân lệnh được khen thưởng và giảm án.

Để làm suy sụp tinh thần các học viên, lính canh đã biệt giam họ, buộc họ xem các video vu khống Pháp Luân Công và Nhà sáng lập, ép họ lên tiếng phỉ báng Pháp Luân Công, và buộc họ viết báo cáo tư tưởng cho đến khi lính canh hài lòng với nội dung đó. Bất kỳ học viên nào từ chối hợp tác đều bị dán nhãn là “tinh thần bất ổn định”, phải được “đào tạo và huấn luyện chuyên sâu”. Các học viên cũng chỉ được cung cấp một lát bánh mì cho mỗi bữa ăn. Điều này kéo dài cho đến khi người học viên viết những gì lính canh muốn và vượt qua một bài kiểm tra, trong đó bắt buộc phải trả lời các câu hỏi vu khống Pháp Luân Công trong khi bị quay video.

Sau khi các học viên vượt qua bài kiểm tra, họ vẫn phải tham gia các lớp tẩy não hai lần một tuần. Họ được yêu cầu phải lên tiếng chỉ trích Pháp Luân Công trong các buổi học. Các cộng tác viên thường ép các học viên trả lời các câu hỏi của lính canh. Nếu câu trả lời không theo đúng mong đợi của lính canh, họ sẽ đe dọa các học viên. Nếu không có học viên nào trả lời các câu hỏi, tất cả họ sẽ bị buộc phải đứng yên trong nhiều giờ. Thứ Bảy hàng tuần có một bài kiểm tra với hai câu hỏi. Trưởng nhóm lính canh nói chuyện riêng với các học viên và đe dọa họ để bắt họ viết ra những câu trả lời theo đúng tiêu chuẩn.

Các lính canh và cộng tác viên giám sát chặt chẽ các học viên và không cho phép họ nói chuyện, hay thậm chí nhìn nhau.

Sau đây là tóm tắt tình huống của ba nữ học viên hiện đang bị tra tấn trong nhà tù, bao gồm bà Từ Cường, bà Quách Bội Lộ và bà Lưu Hiểu Hồng.

Bà Từ 63 tuổi là cư dân Thành phố Đại Liên. Bà bị bắt vào ngày 11 tháng 7 năm 2020 vì nói chuyện với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bà bị Tòa án quận Phổ Lan Điếm kết án chín năm một tháng tù giam, và bị đưa vào tù vào ngày 3 tháng 3 năm 2022.

Bà Quách, cũng là cư dân Thành phố Đại Liên, đã bị cảnh sát từ Sở cảnh sát quận Tây Cương bắt giữ vào ngày 7 tháng 7 năm 2020 vì họ bắt gặp bà gửi thư có thông tin về Pháp Luân Công. Bà bị kết án ba năm bốn tháng và bị chuyển đến nhà tù vào ngày 28 tháng 3 năm 2023.

Bà Lưu 54 tuổi, cũng sống tại thành phố Đại Liên. Bà bị cảnh sát từ Đồn cảnh sát Bạch Sơn Lộ ở quận Sa Hà Khẩu bắt giữ vào ngày 24 tháng 11 năm 2020 và bị Tòa án quận Cam Tỉnh Tử kết án bảy năm tù vào tháng 6 năm 2021.

Bà Quách bị chuyển đến Khu 12 sáu ngày sau khi bị giam. Bà bị đưa vào phòng biệt giam, tại đây có hai đến bốn cộng tác viên thay phiên nhau chửi bới và lăng mạ bà. Họ bắt bà đứng yên trong nhiều giờ và không cho bà đi vệ sinh. Bà bị buộc phải xem những video phỉ báng Pháp Luân Công và không được phép ngủ hay nhắm mắt. Khi bà không thể đứng được nữa, các cộng tác viên đã đỡ bà dậy và buộc bà tiếp tục xem video. Bà đã bị sốc vì bị ngược đãi, chân của bà bị sưng tấy nghiêm trọng. Bà từng có 5.000 nhân dân tệ trong tài khoản trong tù, nhưng nó đã biến mất.

Khi lính canh phát hiện ra rằng bà Từ Cường kể với bà Quách về việc mình bị đánh đập, họ đã biệt giam bà Từ và chỉ định một người cộng tác chuyên giám sát bà vào ngày 18 tháng 7 năm 2023. Cả hai người cùng bị giam giữ ở đó trong một tháng.

Khoảng mười ngày sau khi bà Từ được thả ra khỏi phòng biệt giam, một phiên kiểm điểm đã được tổ chức vào ngày 29 tháng 8 cho bà và cộng tác viên của bà. Hai lính canh là Mạnh Xu Hàm và Cao Hâm Tinh đã xúi giục các tù nhân khác lăng mạ họ. Trong phiên kiểm điểm, các lính canh hỏi ý kiến của bà Quách. Vì im lặng nên bà bị cho là thiếu tôn trọng. Các lính canh đã bắt bà và cộng tác viên giám sát bà đứng quay mặt vào tường để làm nhục họ. Một lính canh đã khiển trách họ sau khi họ trở về phòng giam. Quản giáo khu giam giữ lúc bấy giờ là Ngô Nghiên đã có mặt trong phiên họp.

Bà Quách tranh luận với lính canh rằng không có luật nào cấm các học viên nói chuyện với nhau. Viên lính canh và cộng tác viên giám sát bà đã lăng mạ bà và buộc bà phải xin lỗi.

Bà Lưu cũng bị tra tấn trong biệt giam gần hai tháng. Một phiên kiểm điểm được tổ chức vào ngày 1 tháng 11 năm 2023 để chỉ trích bà Lưu chỉ vì thân thiết với bà Từ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/7/辽宁女子监狱迫害法轮功学员徐强、郭佩璐、刘晓红-470705.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/20/214381.html

Đăng ngày 23-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ba học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Khu 12 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh được chỉ định bức hại các học viên Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/257014-khu-12-cua-nha-tu-nu-tinh-lieu-ninh-duoc-chi-dinh-buc-hai-cac-hoc-vien-phap-luan-cong.htmlThu, 21 Dec 2023 12:31:04 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=257014[MINH HUỆ 28-11-2023] Các nữ học viên Pháp Luân Công kiên định đức tin bị tra tấn tại Khu 12 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Đối với thế giới bên ngoài, đây được gọi là “Khu Cải huấn khẩn cấp”. […]

The post Khu 12 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh được chỉ định bức hại các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-11-2023] Các nữ học viên Pháp Luân Công kiên định đức tin bị tra tấn tại Khu 12 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Đối với thế giới bên ngoài, đây được gọi là “Khu Cải huấn khẩn cấp”. Khu này thực sự là một nhà tù bên trong nhà tù và mục đích duy nhất là để “bẻ gãy ý chí” của các học viên Pháp Luân Công – những người không thể “chuyển hóa”.

Pháp Luân Công dạy Chân-Thiện-Nhẫn và gồm các bài tập chậm rãi và thiền định. Pháp môn này đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại ở Trung Quốc kể từ tháng 7 năm 1999. Sau khi các học viên bị đưa vào tù, đầu tiên họ phải trải qua hai tuần trong “đội nhập ngục”, sau đó bị chuyển đến Khu 12.

Nhiệm vụ duy nhất của lính canh tù và tù nhân trong khu này là tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Chức trách nhà tù sắp xếp hai tù nhân theo dõi mỗi học viên suốt ngày đêm. Lính canh huấn luyện các tù nhân theo các phương pháp tra tấn được thiết kế riêng để “chuyển hóa” các học viên và các tù nhân sẽ được giảm án nếu họ khiến học viên từ bỏ đức tin thành công.

801e6bb83739b9d7f501551d6ebe6036.jpg

Cổng trước Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

Tẩy não nhằm cưỡng ép các học viên từ bỏ Pháp Luân Công

Ngay khi đến Khu 12, các học viên sẽ bị đưa vào một căn phòng nhỏ và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trong nhiều tiếng đồng hồ. Sau đó, tù nhân sẽ báo cáo những gì đã thu thập được cho trưởng bộ phận, người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc “chuyển hóa” các học viên.

Sau đó, người trưởng bộ phận này sẽ gặp người học viên mục tiêu và nói chuyện với cô ấy về gia đình, hôn nhân và sức khỏe của cô, cố gắng thuyết phục cô từ bỏ đức tin. Sau đó, các tù nhân ép người học viên ký tên vào “ngũ thư (năm bản tuyên bố), trong đó yêu cầu cô phải thừa nhận mình có tội vì tu luyện Pháp Luân Công và cam kết ngừng tu luyện. Nếu từ chối, người học viên sẽ bị đánh đập, chửi bới, bắt đứng nhiều giờ đồng hồ và cấm ngủ, không được tắm rửa, hạn chế sử dụng nhà tắm và uống nước.

Các cuộc họp chỉ trích và vu khống Pháp Luân Công được tổ chức vào thứ Ba và thứ Năm hàng tuần tại hai phòng sinh hoạt lớn. Trong những “buổi đấu tố” này, các học viên bị bắt xem những đoạn video ngắn phỉ báng Pháp Luân Công, nghe những bài phát biểu tẩy não và trả lời những câu hỏi lặp lại lời vu khống.

Nếu lính canh không hài lòng với câu trả lời, họ sẽ trừng phạt cả học viên và các tù nhân giám sát. Cả ba phải ngồi xổm với một đầu gối chạm đất và hai tay đặt trên đùi trong ba tiếng. Đôi khi, người học viên bị “cải tạo” tới một tháng, trong thời gian đó cô ấy phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công hàng ngày và viết “báo cáo tư tưởng” về các video đó.

Khi một học viên đồng ý chuyển hóa, các tù nhân sẽ lấy những bản tuyên bố đã viết sẵn và yêu cầu cô ấy ký tên vào. Họ bắt cô ấy học thuộc câu trả lời cho một số câu hỏi và đưa cô đến văn phòng của lính canh, nơi họ quay video việc cô trả lời câu hỏi. Câu trả lời được các tù nhân chuẩn bị trước nhằm vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công và nhà sáng lập pháp môn. Sau đó, cô ấy phải trải qua một tháng gọi là giáo dục để “củng cố quyết tâm” từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Cô ấy phải tiếp tục viết báo cáo phỉ báng Pháp Luân Công hàng ngày.

Nếu một học viên hối hận về những gì cô ấy đã làm và tuyên bố vô hiệu tất cả các tuyên bố mà cô ấy đã ký, lính canh sẽ trả thù bằng cách biệt giam và buộc cô ấy phải đứng từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Hằng ngày, cô ấy phải đi vệ sinh vào chiếc xô ở trong phòng và không được phép tắm rửa. Các tù nhân theo dõi nữ học viên này chặt chẽ cho đến khi cô chịu chuyển hóa một lần nữa. Án tù của một số học viên đã bị kéo dài vì không từ bỏ Pháp Luân Công.

Các trường hợp bức hại

Tại thời điểm viết báo cáo này, các học viên bị giam trong Khu 12 bao gồm: bà Trương Truyền Văn, bà Từ Cường, bà Lưu Hiểu Hồng, bà Trương Thuý Phượng, bà Từ Minh Hoa, bà Cao Phúc Linh, bà Mã Chí Như, bà Từ Quế Liên, bà Khổng Anh, bà Lưu Phúc Ba, bà Triệu Ngọc Hoa, bà Quách Thục Phân, bà Trương Phụng Chi, bà Giang Vĩ, bà Khâu Thiết Linh và bà Tề Yến.

Dưới đây là những tóm tắt ngắn gọn về những thống khổ của ba học viên.

Ngày 1 tháng 8 năm 2023, bà Trương Truyền Văn ở thành phố Phủ Thuận bị đưa đến Khu 12. Bà bị tra tấn không ngừng bằng các phương thức như cấm ngủ, hành hung thể xác và không được sử dụng nhà vệ sinh. Bà phải xem những video vu khống và tham gia “các buổi đấu tố”. Các tù nhân liên tục gây áp lực buộc bà phải ký vào các bản tuyên bố. Bà chỉ được ăn bánh ngô trong suốt ba tháng.

Bà Hầu Thụy Nguyệt (62 tuổi) ở thành phố Đại Liên đã bị bắt vào ngày 5 tháng 10 năm 2019. Cảnh sát tại Ga xe lửa Đại Liên đã lục túi xách của bà khi kiểm tra an ninh và tìm thấy một máy phát nhát đang mở nhạc Pháp Luân Công. Sau đó, cảnh sát đã lục soát nhà của bà và giam bà tại Trại giam Diêu Gia trong ba tháng. Tháng 1 năm 2021, có thông tin cho biết bà đã bị kết án bí mật và bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Sau khi bị đưa đến Khu 12 vào ngày 15 tháng 4 năm 2021, bà lập tức bị biệt giam vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Bà không những không được cung cấp thức ăn và nước uống, mà còn có hai tù nhân thay phiên nhau lăng mạ bà. Họ không cho bà sử dụng phòng tắm hay ngủ. Việc tra tấn và bỏ đói vẫn tiếp tục vào ngày hôm sau. Bà cũng bị cưỡng chế xem các video phỉ báng Pháp Luân Công hàng ngày trong sáu tuần tiếp theo, cho đến ngày 28 tháng 5 năm 2021.

Từ ngày 29 tháng 5 năm 2021, bà Hầu phải làm việc ở Khu 1 để may quần áo. Đối với thế giới bên ngoài, Khu 1 được biết đến với tên gọi “Công ty TNHH May mặc Ninh Đại Thẩm Dương”. Trên thực tế, đây là một xưởng bóc lột sức lao động không công của tù nhân. Bà phải dậy từ 5 giờ sáng và làm việc từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, chỉ với vài phút để ăn trong khoảng thời gian đó. Không gian trong xưởng bóc lột sức lao động rất chật hẹp, mỗi người chỉ làm việc trong phạm vi một mét vuông. Đôi khi họ phải làm việc nhiều giờ hơn khi nhu cầu cao.

Khoảng tháng 4 và tháng 5 năm 2022, bà Trương Vĩ ở thành phố Đông Cảng đã bị biệt giam vì bà kiên quyết luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Bà đã tuyệt thực để phản kháng và cai ngục đã kéo bà đến bệnh viện nhà tù để bức thực bà. Ở trong bệnh viện, họ tiêm cho bà những loại thuốc không rõ chủng loại gây tổn hại thần kinh, và chọc tăm vào dưới móng tay của bà. Bà trở nên hốc hác và cận kề cái chết khi được đưa trở lại phòng giam. Thời hạn tù của bà sẽ kết thúc vào tháng 4 năm 2024.

Bài liên quan:

Xưởng may bóc lột sức lao động nằm ẩn trong Nhà tù Nữ Số 2 tỉnh Liêu Ninh

Các thủ đoạn tẩy não nhằm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp mới bị bỏ tù trong nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh

Tra tấn các học viên tiếp diễn trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh

Bài liên quan bằng tiếng Hán:

辽宁女监十二监区迫害法轮功学员的恶行

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/28/468713.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/2/213171.html

Đăng ngày 21-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Khu 12 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh được chỉ định bức hại các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những thủ đoạn tra tấn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâmhttps://vn.minghui.org/news/252541-nhung-thu-doan-tra-tan-hoc-vien-phap-luan-cong-dang-bi-giam-giu-o-trong-trai-tam-giam-thanh-pho-cat-lam.htmlWed, 27 Sep 2023 09:06:43 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=252541Bài của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc [MINH HUỆ 19-08-2023] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, lính canh của Trại tạm giam thành phố Cát Lâm đã tích cực tham gia tra tấn các học viên. Tính […]

The post Những thủ đoạn tra tấn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-08-2023] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, lính canh của Trại tạm giam thành phố Cát Lâm đã tích cực tham gia tra tấn các học viên. Tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất 6 học viên đã bị tra tấn đến chết ở trong trại tạm giam này.

Lính canh không chỉ tự ra tay tra tấn các học viên mà còn xúi giục những tù nhân khác làm phụ tá cho họ. Lính canh thường ra lệnh cho tù nhân giám sát hoặc bức thực các học viên. Nhiều học viên cũng bị cưỡng bức lao động khổ sai không công. Họ thường không được ăn đủ bữa và chất lượng đồ ăn rất tệ.

Những tháng gần đây, trại tạm giam đã tăng cường ngược đãi các học viên bằng cách làm nhục họ. Lính canh tuyên bố thân nhân đã phàn nàn về những người bị giam mắc bệnh ngoài da sau khi trở về nhà và ra lệnh cho các học viên cởi trần hai lần một ngày để kiểm tra. Ngay cả các học viên nữ sắp được thả khỏi trại tạm giam cũng bị khám người trong tình trạng khỏa thân.

c5d4852bdbcf8090b99ff2ec5a6525a1.jpg

Lối vào phía trước của Trại tạm giam thành phố Cát Lâm

4114bac44e1e9bab979843c5ef9fc757.jpg

faaef1c24dee9182b3c0f7769f76484d.jpg

Trại tạm giam thành phố Cát Lâm nhìn từ bên ngoài

Dưới đây là một số thủ đoạn mà trại tạm giam sử dụng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Tra tấn ngồi

Học viên buộc phải ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ với hai tay đặt lên đùi, lòng bàn tay úp vào đầu gối và lưng phải giữ thẳng trong suốt nhiều ngày. Nếu họ chỉ hơi khẽ cử động, tù nhân liền sẽ đánh và đá họ.

7e5564b3e2aa5f4ff0bbf446ca2ec5e6.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Ngồi trên ghế đẩu nhỏ

1f15b53ae4a97993cebc77a7f57b1b08.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Các học viên bị đá vào lưng trong khi đang ngồi

Còng tay nối vào cùmchân

Ngày 15 tháng 10 năm 2004, vì học viên Đổng Lệ Hoa kiên trì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, lính canh Lý đã bắt bà mặc đồng phục tù nhân rồi còng tay và cùm chân bà. Do còng tay và cùm chân bị nối vào nhau nên bà Đổng phải cúi người trong tư thế gò bó. Thêm nữa, bà không thể duỗi chân hay duỗi thẳng lưng mà phải cúi gập người ngồi trên sàn. Các lính canh đã khống chế bà Đổng theo cách này trong 5 ngày mà không tháo còng tay và cùm chân cho bà, ngay cả khi bà cần đi vệ sinh. Vì vậy các tù nhân khác phải bế bà vào nhà vệ sinh rồi cởi và mặc quần cho bà.

Bà Trương Tuấn Vân bị bắt vào ngày 19 tháng 5 năm 2004, khi đang đi gặp một học viên khác. Họ đưa bà đến Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vào ngày hôm sau. Tại đây, bà bắt đầu tuyệt thực để phản kháng. Lính canh trại Hình Thục Phân, phó giám đốc Tùng Mậu Hoa, và bác sỹ nội trú Trương Thiểu Khanh đã còng tay và chân bà lại rồi tiến hành bức thực. Kết quả là, bà không thể đứng thẳng để đi lại và không thể tự mình sử dụng nhà vệ sinh.

f7dc2c478a3346272bff4cd284abebe5.jpg

Tranh minh họa thủ đoạn tra tấn: Nối còng tay và cùm chân với nhau

Bức thực

Bất kỳ học viên nào từ chối ăn đều bị bức thực bằng bột ngô.

aebca02bb61772b258929db2e0a27433.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Bức thực

Để phản đối bức hại, bà Đổng Lệ Hoa đã tuyệt thực và không ăn uống gì. Khi nhịp tim của lên tới 120 đến 150 nhịp mỗi phút, cảnh sát bắt đầu bức thực bà bằng một hỗn hợp trộn với những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Mỗi lần ức thực, họ chọc ống truyền thức ăn vào hai, ba, thậm chí có khi bốn hoặc năm lần, khiến bà rất đau đớn. Đôi khi bà Đổng gần như ngạt thở vì bị bức thực.

Lính canh Hình đánh đập bà Vu Lập Tân khi bà tuyệt thực và xúi giục các tù nhân khác bức thực bà Vu. Ngoài ra, lính canh Hình cũng đánh đập và bức thực bà Lưu Minh Vỹ vào ngày 14 tháng 10 năm 1999.

Bà Tả Diễm, bà Vương Quế Hoa bà bà Tôn Phượng Cầm bị bức thực vào tháng 9 năm 2003. Bà Triệu Anh Kiệt cũng bị bức thực khi bà tuyệt thực.

Bà Vương Thục Phạm, bà Vương Ngọc Quế, bà Tiếu Lệ Hoa và bà Tân Tân đã bị bức thực vào năm 2004.

Bà Triệu Vy bị bắt vào ngày 4 tháng 11 năm 2006 và bị đưa vào trại tạm giam vào ngày hôm sau. Bà đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ tùy tiện. Lính canh trại tạm giam và bác sỹ đã bức thực bà bằng nước tiêu cay nóng.

Đánh đập

Bà Vương Mẫn Lệ bị bắt vào ngày 18 tháng 2 năm 2001 bởi cảnh sát của Công an quận Long Đàn và Đồn Công an đường Du Thụ. Trong lúc bà ở Trại tạm giam thành phố Cát Lâm, lính canh Hình đã bắt bà phải ngồi xổm bất động trong 6 giờ đồng hồ. Ngoài ra, lính canh Hình và các tù nhân khác còn đánh đập nếu bà cử động dù chỉ một chút. Màng nhĩ của bà Vương đã bị thủng trong khi bị đánh và thính giác của bà không thể hồi phục hoàn toàn.

30becfd6fdb19f4bf57147476ab63db9.jpg

Tranh vẽ minh họa cảnh tra tấn: đánh đập

Khi ông Vương Lập Tân bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm, lính canh Trương Quan Quân và Dương Trung Hoa đã ra lệnh cho tù nhân Lai Hồng Tường và Phùng Nãi Vũ đánh đập ông. Những lính canh thậm chí còn hối thúc các tù nhân đó tra tấn các học viên: “Đánh ông ta! Đánh chết ông ta đi! Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm nếu ông ta chết!” Ông Vương quả thực đã bị đánh đến chết.

Giường chết

Vì bà Vu Lập Tân kiên trì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công nên bà đã bị trói vào giường chết và không thể cử động.

b481ebd20b7b595076d322b8fbb1ec20.jpg

Tranh vẽ miêu tả thủ đoạn tra tấn: giường chết

Kích động hận thù

Trại tạm giam cố gắng kích động tù nhân thù ghét các học viên. Nếu một học viên tuyệt thực, tất cả các tù nhân đều bị tước đoạt thời gian rảnh rỗi và phải ngồi trên ghế ngay cả vào Chủ Nhật, ngày nghỉ của họ. Ngoài ra, người nhà của các tù nhân không được vào thăm thân và tù nhân còn bị cấm mua đồ ăn.

Đồ ăn trong trại tạm giam rất tệ. Bột ngô thì cứng và đen, đôi khi chưa chín hoặc bị mốc, còn canh rau thì có cát, bùn và ruồi nhưng không có cọng lá và dầu. Mỗi bữa ăn có giá từ 25 đến 50 nhân dân tệ, đậu phộng và đường mỗi loại có giá 10 nhân dân tệ. Các mặt hàng được bán trong cửa hàng tiện lợi có giá cao hơn giá thị trường bên ngoài. Chẳng hạn, một đôi dép thường bán với giá 3 hoặc 4 nhân dân tệ thì ở trong này lại có giá 10 nhân dân tệ, một chai mù tạt thường bán với giá 7 nhân dân tệ thì trong trại có giá 15 nhân dân tệ.

Bị cưỡng chế uống những loại thuốclạ

Ngày 6 tháng 10 năm 2017, bà Vinh Thiết Văn (lúc đó 70 tuổi), bà Tống Quế Chi (lúc đó 63 tuổi) và bà Trương Thục Cầm (lúc đó 71 tuổi) đã bị bắt khi đang dán các áp phích thông tin về Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã đột kích vào nhà bà Vinh và tịch thu hơn 100 cuốn sách Pháp Luân Công, hơn 70 áp phích Pháp Luân Công và một bức ảnh của Nhà sáng lập pháp môn. Nhà của hai học viên khác cũng bị lục soát..

Bất chấp việc bà Vinh và bà Trương được phát hiện đang bị huyết áp cao nguy hiểm, cảnh sát vẫn buộc trại tạm giam địa phương thu nhận họ. Sáu ngày sau, khi các học viên được chuyển đến Trại tạm giam thành phố Cát Lâm, các lính canh ở đó cũng từ chối họ, nhưng rồi lại bị cảnh sát ép phải tiếp nhận. Con trai của bà Vinh bị cưỡng chế phải trả 300 nhân dân tệ tiền khám sức khỏe cho bà.

Ba học viên cao tuổi này đã bị lột trần để khám người khi họ đến trại tạm giam. Bà Vinh bị các lính canh cưỡng chế uống thuốc hạ huyết áp. Bác sỹ nhà tù nói rằng dù thế nào bà cũng phải uống thuốc. Bà Vinh bị ép uống 1 viên thuốc màu trắng mỗi ngày trong 2 tuần và sau đó là 1 viên thuốc màu đỏ mỗi ngày trong 1 tháng 6 ngày.

Ngày 14 tháng 11 năm 2017, khi bà Vinh được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh 5.000 nhân dân tệ, đầu óc bà không được tỉnh táo và không thể nhận ra ngươi thân của mình. Nhiều ngày sau, mặt bà bắt đầu sưng phù, bàn tay mưng mủ và các ngón tay bị phồng rộp. Ngón cái bên trái của bà không thể hồi phục sau 6 tháng.

Ngày 27 tháng 3 năm 2018, công tố viên Cao Kế Vĩ của Viện Kiểm sát quận Phong Mãn đã gọi điện cho bà Vinh và yêu cầu bà đến đó để làm thủ tục gia hạn tại ngoại. Khi đến nơi, bà được thông báo cần phải đến Tòa án quận Phong Mãn để làm thủ tục gia hạn. Bà Vinh sau đó đã bị kết án và hiện đang thụ án ở trong Nhà tù Nữ Cát Lâm.

Lao động cưỡng bức

Các học viên bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm bị cưỡng bức lao động nặng nhọc không công trong thời gian dài. Công việc của họ bao gồm gấp những thỏi vàng mã (mỗi người phải gấp 1.500 đến 2.000 cái) hoặc quấn cuộn dây điện (mỗi phòng giam 20 người phải làm 20.000 cuộn dây mỗi tuần).

Để hoàn thiện các thỏi vàng mã, tù nhân phải thức dậy lúc 5 giờ 30 sáng và bắt đầu ép giấy thiếc. Một số người có nhiệm vụ mở giấy thiếc đã gấp để dán một tờ giấy màu vàng dưới mỗi giấy bạc đó, trong khi những người khác đặt giấy bạc và giấy vàng lên một tấm nhựa trước khi ép chúng lại với nhau. Một bó gồm 1.000 lá, mỗi ngày trại sản xuất 10 bó và một tuần khoảng 50 bó.

Họ làm việc đến 6 giờ chiều mỗi ngày và chỉ có một ngày nghỉ mỗi tuần. Đôi khi, nếu chất lượng giấy thiếc kém, tù nhân phải làm việc ngoài giờ để sản xuất bù cho số lượng kém chất lượng đó và chỉ có nửa ngày để nghỉ ngơi.

Ông Bao Văn Cúc bị bắt vào ngày 18 tháng 10 năm 2013 và bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Ở đó ông phải làm việc với thiếc độc hại từ 6 giờ sáng đến sau 6 giờ chiều, chỉ được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ăn ngắn ngủi.

Ông Lưu Thắng Siêu bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vào năm 2016. Ông buộc cưỡng chế lao động ép 1.500 đến 1.600 lá thiếc trong vòng 4 đến 5 tiếng đồng hồ, khiến các ngón tay của ông bị biến dạng. Lưng ông đau đến nỗi ông phải cúi người xuống.

Tử vong

Ông Vương Lập Tân

Ông Vương Lập Tân bị bắt vào ngày 27 tháng 11 năm 2000 và bị cảnh sát cáo buộc “gây rối trật tự xã hội” chỉ vì sao chép 100 bản tài liệu về Pháp Luân Công. Ông đã tuyệt thực ở trong trại tạm giam để kháng nghị.

0bfd39c2709b3ad18bd0a8c6fe55cef0.jpg

Ông Vương Lập Tân

Tù nhân Phùng Nãi Vũ đã lăng mạ ông Vương, không cho ông dùng nhà vệ sinh và không cho ông ngủ. Một tù nhân khác là Trương Quần (một người đã tập đấm bốc hơn 10 năm) đã đá và đấm ông Vương.

Vào ngày tuyệt thực thứ 5 của ông Vương, lính canh Dương Trung Hoa và Trương Quan Quân đã triệu tập một số tù nhân tới bức thực ông Vương bằng nước muối đậm đặc.

Vào ngày tuyệt thực thứ 7, ông Vương đã rất yếu. Ông không thể suy nghĩ rõ ràng và lẩm bẩm những điều khó hiểu. Các tù nhân Phùng, Trương và Tiểu Hồng thay phiên nhau đá và giẫm lên người ông, trong khi lính canh Dương và Trương đứng dựa vào cửa sổ để quan sát. Để ngăn ông Vương la hét, họ trói hai tay ông ra sau lưng và buộc một chiếc khăn trắng bịt miệng ông.

Các tù nhân tiếp tục đánh đập vào ngày hôm sau và ông Vương bị đánh đến chết sau 10 phút, ở tuổi 35.

Ông Phó Xuân Sinh

Ông Phó Xuân Sinh từng làm việc tại Nhà máy Cơ khí Công trình thủy. Ông bị bắt vào ngày 28 tháng 12 năm 2001 và 8 ngày sau ông đã tử vong do bị bức thực ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Lúc đó ông 52 tuổi.

Sau khi Phó chết, trại tạm giam đã đưa thi thể ông đến phòng cấp cứu bệnh viện và yêu cầu bác sỹ điền vào giấy chứng tử với lý do ông chết vì lên cơn đau tim.

Bà Lý Truyền Bình

Bà Lý Truyện Bình bị bắt và giam trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vào khoảng tháng 7 năm 2001. Bà bị tra tấn và bắt đầu nôn ra máu. Lo sợ bà có thể chết ở đó, chức trách trại tạm giam đã thả bà vào tháng 9 năm 2001. Bà qua đời không lâu sau đó, ở tuổi 50.

Ông Vương Kiến QuốcÔng Vương Kiến Quốc và vợ là bà Triệu Thu Mai bị bắt vào ngày 2 tháng 3 năm 2006. Ông Vương đã tuyệt thực trong khi bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Một lính canh đã nhét ống truyền thức ăn vào khí quản để bức thực ông khiến ông bị nhiễm trùng phổi. Ông qua đời vào ngày 10 tháng 4 năm 2006, ở tuổi 30.

eb937e3547b20da787b831849b1326ae.jpg

Ông Vương Kiến Quốc

Gia đình ông Vương dựng linh bằng (rạp để làm lễ tang cúng tế người mất) ở sân nhà họ vào ngày 13 tháng 4. Đến ngày 30 tháng 4, hơn 50 cảnh sát đi trên 13 chiếc xe đã xông vào và dỡ bỏ mọi thứ ở linh bằng ngoại trừ ảnh của ông Vương. Họ đe dọa sẽ cưỡng bức hỏa táng thi thể ông và bắt giữ cha mẹ ông.

Bà Vương Mẫn Lệ

Bà Vương Mẫn Lệ bị bắt vào ngày 15 tháng 3 năm 2007 và bị giam ở trong Căn cứ Cảnh khuyển đường Việt Sơn ở thành phố Cát Lâm. Cảnh sát đã đánh và đổ chai dầu mù tạt cay vào mắt bà khiến bà bị mù một mắt. Họ còn đánh gãy một chân của bà. Bất chấp tình trạng của bà, Trại tạm giam thành phố Cát Lâm vẫn tiếp nhận bà và sau đó nói dối gia đình bà rằng tình trạng sức khỏe của bà đang rất tốt.

cc005fff787eed61805e9805be94e524.jpg

Bà Vương Mẫn Lệ

Bà chưa bao giờ được chăm sóc y tế và tình trạng sức khỏe của bà ngày càng suy giảm. Khoảng 2 giờ chiều ngày 19 tháng 6 năm 2007, lính canh nhận thấy bà Vương đang sắp chết nên họ đưa bà đến Bệnh viện 222 ở rất xa trại giam. Bà đã chết trên đường đến bệnh viện, ở tuổi 43.

Bà Vu Toàn

Bà Vu Toàn bị bắt tại nhà vào ngày 25 tháng 4 năm 2009. Bà bị nhốt trong một chiếc lồng ở Đồn Công an Trạm Tiền và sau đó bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Cát Lâm. Bà bị kết án 2 năm tù và thụ án ở trong trại tạm giam.

Do bị tra tấn, bà mắc bệnh lao và phải nhập viện ngày 10 tháng 12 năm 2010. Cuối cùng, khi gia đình được phép vào thăm bà, cơ thể bà đã vô cùng gầy gò và yếu nhược. Bà bị đau lưng dữ dội vào chiều hôm sau rồi qua đời trong khi đang được chuyển đến bệnh viện khác. Bà qua đời ở tuổi 60.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/8/19/464325.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/14/211319.html

Đăng ngày 27-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những thủ đoạn tra tấn học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ ở trong Trại tạm giam thành phố Cát Lâm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thủ đoạn tra tấn tàn bạo học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp trong Nhà tù tỉnh Sơn Đônghttps://vn.minghui.org/news/245193-thu-doan-tra-tan-tan-bao-hoc-vien-phap-luan-cong-dang-bi-giam-giu-phi-phap-trong-nha-tu-tinh-son-dong.htmlTue, 25 Apr 2023 07:30:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=245193[MINH HUỆ 25-02-2023] Nhà tù Tỉnh Sơn Đông nằm tại thành phố thủ phủ Tế Nam chuyên được sử dụng để giam giữ và tra tấn các nam học viên Pháp Luân Công ở trên địa bàn tỉnh kể từ năm 1999, […]

The post Thủ đoạn tra tấn tàn bạo học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp trong Nhà tù tỉnh Sơn Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-02-2023] Nhà tù Tỉnh Sơn Đông nằm tại thành phố thủ phủ Tế Nam chuyên được sử dụng để giam giữ và tra tấn các nam học viên Pháp Luân Công ở trên địa bàn tỉnh kể từ năm 1999, khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân Trung Quốc cổ xưa. Khu 11 của nhà tù được dùng làm trung tâm tẩy não nhằm cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin. Nơi này nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Phòng 610 tỉnh Sơn Đông.

Khu 11 là một tòa nhà 5 tầng riêng biệt với khoảng sân riêng bên trong. Tầng 1 gồm những căn buồng biệt giam. Bên trong buồng giam không có ánh sáng vì tất cả cửa chớp của cửa sổ đều bị bịt kín lại.

Để cưỡng chế các học viên từ bỏ đức tin, lính canh ra lệnh cho tù nhân tra tấn họ về cả thể chất lẫn tinh thần. Các hình thức tra tấn bao gồm đấm, đá, tát, sốc điện bằng dùi cui, trói vào ghế sắt, trói bằng dây thừng, treo người lên, cấm ngủ và bắt đứng trong thời gian dài.

Lính canh và tù nhân công khai tuyên bố rằng các học viên không từ bỏ đức tin mà bị đánh chết không phải là một vấn đề lớn, đánh chết thì cũng được xem là tử vong bình thường.

Học viên mới vào tù bị tra tấn bằng những phương thức tàn khốc

Khi các học viên mới vào tù, đầu tiên họ bị đưa đến tầng hầm hoặc một buồng nhỏ không có camera giám sát và bị bắt viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bất cứ học viên nào từ chối đều phải chịu các hình thức tra tấn dưới đây.

“Gảy đàn tỳ bà”

Hình thức tra tấn này được gọi là “gảy đàn tỳ bà” (Đàn tỳ bà là một loại nhạc cụ gồm có 4 dây). Với hình thức tra tấn này, nạn nhân bị trói vào một chiếc ghế và 2 tù nhân dùng que to bằng một ngón tay chà mạnh vào từng dải xương sườn của nạn nhân. Sau khi tra tấn khoảng 1 đến 2 tiếng, da của nạn nhân bị tím và sưng lên. Vết thương trở nên tệ hơn vào ngày hôm sau, khiến nạn nhân càng thêm đau đớn. Da thịt ở khu vực bị chà xát đó sẽ bị bong ra sau một vài ngày.

2023-2-23-shandong-kuxing_01--ss.jpg

“Gảy đàn tỳ bà”

Móc xương quai xanh

Tù nhân dùng đũa để móc xương quai xanh của nạn nhân lên.

2023-2-23-shandong-kuxing_02--ss.jpg

Móc xương quai xanh

Sốc điện bằng dùi cui

Nạn nhân bị trói vào một chiếc ghế gỗ và bị 2 lính canh dùng dùi cui sốc điện từ đầu tới chân. Họ thường đặc biệt nhắm vào vùng phía sau tai–nơi nhạy cảm nhất. Sau một hồi, lính canh bỏ đi và 2 hoặc 4 tù nhân tiếp tục tùy ý sốc điện và lăng mạ nạn nhân.

2023-2-23-shandong-kuxing_03--ss.jpg

Sốc điện bằng dùi cui

Dùng que vặn ngón tay

Tù nhân kẹp một chiếc que vào giữa các ngón tay của nạn nhân. Một tù nhân giữ chặt các ngón tay nạn nhân không cho cử động để tù nhân còn lại dùng lực vặn que. Hình thức tra tấn này làm tổn thương các ngón tay khiến cho nạn nhân đau đớn tột độ. Các ngón tay của nạn nhân lập tức sưng phồng lên và tình trạng đó kéo dài trong ít nhất 3 tháng. Xương khớp bên trong các ngón tay thường cũng bị tổn thương, do đó phải mất đến 6 tháng để các ngón tay lành lặn trở lại.

2023-2-23-shandong-kuxing_04--ss.jpg

Dùng que vặn ngón tay

Ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài

Dưới sự chỉ đạo của lính canh, tù nhân ép nạn nhân ngồi trên một cái ghế nhựa nhỏ ở một tư thế cố định với hai bàn tay đặt trên đầu gối, lưng duỗi thẳng, hai gót chân ép sát vào nhau. Lúc đầu, thời gian ngồi là khoảng 8 tiếng một ngày. Nhưng sau đó, quá trình này kéo dài đến 9 giờ đêm, 12 giờ đêm, thậm chí 3 giờ sáng.

Nạn nhân không được nghỉ trưa, bị bắt ăn tại chỗ ngồi và chỉ được uống một ít nước để tránh việc đi vệ sinh. Da mông của nạn nhân bị loét và chảy máu sau một vài ngày khiến cho họ vô cùng đau đớn.

Đồng thời, nạn nhân còn bị ép xem các video phỉ báng Pháp Luân Công hoặc bị tù nhân thay phiên nhau tấn công bằng những lời tuyên truyền phỉ báng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Nạn nhân phải chịu thống khổ tột cùng cả về thể chất lẫn tinh thần.

2023-2-23-shandong-kuxing_05--ss.jpg

Ngồi trên ghế nhỏ trong thời gian dài

Những trường hợp bị tra tấn trong tù

Từ năm 2002, có hơn 10 học viên bị bức hại đến chết và nhiều học viên hơn bị tra tấn đến tàn tật.

Ông Lữ Chấn bị đánh đập đến chết

Sinh ngày 25 tháng 7 năm 1976, ông Lữ Chấn, một cư dân huyện Mông Âm, tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án 11 năm tù vào tháng 12 năm 2004 vì tu luyện Pháp Luân Công.

Đầu tháng 6 năm 2009, quản giáo Trương Lỗi Quang, giáo đạo viên Lý Vĩ và lính canh Trần Nham chỉ đạo tù nhân bức hại ông Lữ Chấn. Các tù nhân, bao gồm Tạ Hiểu Cương, Lý Đại Bằng, Thái Hòa Kiệt và một số tù nhân khác, nhốt ông Lữ trong một buồng giam được kiểm soát nghiêm ngặt, và tra tấn ông bằng nhiều hình thức trong hơn 10 ngày. Ông bị tra tấn đến chết vào ngày 20 tháng 6 năm 2009 ở độ tuổi 33.

Nhiều trường hợp học viên tử vong trong tù khác được báo cáo trong bài viết: Trại tù tỉnh Sơn Đông: Các tù nhân đe dọa các học viên Pháp Luân Công rằng sẽ khiến họ “sống không bằng chết”

Nhà thư pháp Lưu Tích Đồng bị tra tấn tàn bạo

Tháng 5 năm 2008, ông Lưu Tích Đồng (62 tuổi), một nhà thư pháp nổi tiếng ở Thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị kết án 4 năm tù. Tháng 11 năm 2007, ông từng bị bắt giữ và tra tấn tàn bạo trong hơn 8 tháng ở Khu 11 của Nhà tù tỉnh Sơn Đông từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009.

Ông Lưu bị trói gần 80 ngày và bị cấm ngủ trong hơn 10 ngày liên tiếp. Ông bị đánh đập tàn bạo tới mức đã bị ngất tổng cộng hơn 50 lần.

Ông bị trói, đè xuống đất và bị giẫm lên người. Tù nhân đấm vào mặt ông giống như đang tập đấm bốc, khiến mặt ông sưng vù đến nỗi không thể mở mắt được. Có lần tù nhân lột quần áo của ông và đổ nước muối vào các vết thương rồi chà xát chúng. Vào mùa đông, họ còn lột hết quần áo của ông rồi dội nước lạnh lên người.

Tù nhân dùng nhiều hình thức để tra tấn ông Lưu, bao gồm nhổ lông nách bằng cán bàn chải đánh giày; dùng đế giày đánh vào đầu và mặt; dùng gậy gỗ đánh vào xương và khớp toàn thân; treo trên giường; dùng ánh sáng cường độ mạnh chiếu vào mắt; dùng kim đâm vào đầu ngón tay và ngón chân; dùng đầu thuốc lá hoặc bật lửa đốt; và chà nước ớt cay vào vùng nhạy cảm.

Họ công khai nhục mạ ông bằng cách chụp một chiếc mũ giấy trắng lên đầu ông, treo các tấm biển ghi lời phỉ báng lên cổ ông và dán những mảnh giấy nhỏ trên mặt ông, bắt chước những biện pháp để chống lại “kẻ thù” trong thời Đại Cách mạng Văn hóa. Họ ép ông gập người xuống với hai tay bị treo ra phía trước thân thể. Họ còn cuộn tròn giấy vệ sinh thành que và chọc vào hai lỗ mũi ông, thông xuống đến tận dạ dày.

Thông tin chi tiết về những bức hại đối với ông Lưu đã được đăng tải trong bài viết: Nhà thư pháp nổi tiếng đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân vì bị bức hại tàn khốc (bản tiếng Anh).

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/25/457089.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/29/207856.html

Đăng ngày 25-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thủ đoạn tra tấn tàn bạo học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ phi pháp trong Nhà tù tỉnh Sơn Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sự tra tấn tinh thần và thí nghiệm trên thân thể người của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/245017-su-tra-tan-tinh-than-va-thi-nghiem-tren-than-the-nguoi-cua-dcstq-doi-voi-cac-hoc-vien-phap-luan-cong.htmlTue, 18 Apr 2023 14:45:58 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=245017[MINH HUỆ 19-02-2023] Nhiều người đã từng nghe nói đến phòng hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức Quốc xã, nhưng có thể họ không biết rằng ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn vô số học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn […]

The post Sự tra tấn tinh thần và thí nghiệm trên thân thể người của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 19-02-2023] Nhiều người đã từng nghe nói đến phòng hơi ngạt trong các trại tập trung của Đức Quốc xã, nhưng có thể họ không biết rằng ở Trung Quốc hiện nay vẫn còn vô số học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn tinh thần và thí nghiệm trên thân thể kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Hệ quả là nhiều học viên đã trở nên tàn tật, phát điên, hoặc thậm chí là tử vong.

Việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo về tội ác của ĐCSTQ trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công là rất quan trọng bởi nhiều người, đặc biệt là những người có quyền lợi mật thiết với chính quyền cộng sản, đang bị ĐCSTQ lừa dối và không thể nhận thức được bản chất tà ác của nó.

Khi đề cập đến những cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ như Phong trào Cải cách ruộng đất, Tám phản Ngũ phản, Phản hữu, Cách mạng Văn hóa, Thảm sát Thiên An Môn, đã giết hại 80 triệu đồng bào Trung Quốc, có thể một số người nói rằng những việc đó đã là quá khứ, ĐCSTQ giờ đang trở nên tốt đẹp hơn rồi. Nhưng có thực sự là như vậy không? Bây giờ chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ về tội ác của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.

Hạ độc các học viên bằn thuốc: Một hình thức tra tấn vô hình

Theo thông tin do Minh Huệ Net thu thập, tính đến tháng 12 năm 2021, ít nhất 865 công dân vốn hỏe mạnh và tuân thủ pháp luật đã và đang bị giam giữ ở các bệnh viện tâm thần tại những thời điểm khác nhau trong suốt nhiều năm qua. Đây được xem là hình phạt của ĐCSTQ dành cho các học viên vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện dựa trên Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn. Những học viên này phân bố ở 29 tỉnh thành trên cả nước.

Thế nhưng sự ngược đãi tinh thần này không chỉ giới hạn ở các bệnh viện tâm thần mà nó còn diễn ra trong các nhà tù, trại lao động (hệ thống này đã bị giải thể vào năm 2013 ở Trugn Quốc) và các trại tạm giam. Những học viên vô tội vốn có sức khỏe thể chất tốt và tinh thần tỉnh táo đã bị hãm hại bằng thuốc độc, dẫn đến tổn thương nội tạng và rối loạn tâm thần. Một số học viên đã bị ép dùng thuốc trong hơn 10 năm.

Các loại thuốc mà các học viên bị ép sử dụng trái với ý nguyện của họ bao gồm: Đông Miên Linh (chlorpromazine), Đông Miên 1 (hỗn hợp chlorpromazine, promethazine, meperidine), thuốc giảm trí nhớ, thuốc lắc, ma túy, thuốc kích dục, clozapine, sulpiride, natri valproate, buprenorphine, flubutanol, và các loại thuốc không rõ nguồn gốc khác.

Sau khi bị tiêm những loại thuốc gây tổn thương hệ thần kinh này, một học viên dù khỏe mạnh đến đâu cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, nói năng và hành động chậm chạp, tức ngực, khó thở và trí nhớ suy giảm nhanh chóng ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các triệu chứng khác bao gồm mất khả năng tư duy bình thường, rối loạn sinh lý, hôn mê, mất trí nhớ và khủng hoảng tinh thần. Một số loại thuốc còn làm tổn thương trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, gây đau đớn đến mức nạn nhân phải lăn lộn trên sàn, toàn thân co giật, cảm giác như tất cả các cơ quan nội tạng của họ muốn nổ tung bắn ra bên ngoài cơ thể, tim đập dồn dập, ngực và bụng sưng phù, hoặc suy nội tạng. Đôi khi, nạn nhân còn ra sức đập đầu vào tường vì quá đau đớn.

Việc hạ độc các học viên Pháp Luân Công là thủ đoạn tàn bạo, man rợ và là hành vi “giết người không thấy máu” vì nó không để lại thương tích trên thể xác như những tra tấn thể chất khác, do đó nó trở thành một thủ đoạn thường được ĐCSTQ sử dụng để che đậy tội ác một cách tinh vi.

2011-3-27-b4-5.jpg

Hình vẽ minh họa tra tấn: Cưỡng ép tiêm thuốc độc

Đặc vụ Phòng 610 trực tiếp quan sát quá trình bức hại chết một học viên nữ

Bà Đinh Chấn Phương là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Bà từng bị giam giữ tại Trại Lao động Mã Tam Gia (nay đã giải thể) và sau đó là Nhà tù Nữ Liêu Ninh vì kiên định đức tin của mình. Ở cả hai nơi bà đều phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau và nhiều lần suýt mất mạng. Để ngăn cản bà vạch trần tội ác trong trại lao động và nhà tù, các nhân viên ở đó đã tiêm vào người bà một chất lạ ngay trước khi bà mãn hạn tù. Hậu quả là bà Đinh đã tử vong trước khi ra khỏi tù.

Cô Trương Phó Trân là nhân viên của Công viên Triền Hà, thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông. Cảnh sát đã bắt và giam giữ cô ở trong một trung tâm tẩy não thuộc Phòng 610 Bình Độ. Cô bị trói vào giường trong tư thế “đại bàng sải cánh” (giang rộng hai tay hay chân) trong một thời gian dài khiến cô phải đại tiểu tiện ngay tại giường. Một nhân chứng cho hay, lính canh đã lột trần cô, cạo tóc, tra tấn và sỉ nhục cô. Sau đó, họ tiêm những chất lạ vào người cô khiến cô vô cùng thống khổ. Cô quằn quại trong đau đớn cho đến khi chết… Cô Trương hưởng dương 38 tuổi. Các quan chức các cấp của Phòng 610 đã theo dõi toàn bộ quá trình này.

2023-2-16-medicine-pohai_02.jpg

Ảnh cô Trương Phó Trân

Trung tâm Tẩy não Tân Tân

Trung tâm Tẩy não Tân Tân, còn được gọi là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật Tân Tân,” nằm ở thị trấn Hoa Kiều của huyện Tân Tân, tỉnh Tứ Xuyên. Nó sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như tra tấn tinh thần, đe dọa, thao túng tâm lý, bạo lực và cưỡng ép dùng thuốc để cưỡng chế các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ. Trong trung tâm tẩy não này đã có ít nhất 7 học viên đã tử vong, 5 trong số các trường hợp tử vong là do bị cưỡng ép sử dụng thuốc hướng thần.

Ông Tạ Đức Thanh, 69 tuổi, một nhân viên hưu trí của Viện Nghiên cứu Thiết kế và Khảo sát Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên. Sáng ngày 29 tháng 4 năm 2009, ông Tạ và vợ bị bắt ở Thành Đô và đưa đến Trung tâm tẩy não Tân Tân. Chỉ trong hơn 20 ngày, ông Tạ Đức Thanh, một người vốn có sức khỏe tốt với sắc mặt hồng hào, đã bị tra tấn đến mức suýt mất mạng. Ông bị tra đến gầy trơ xương, không còn ra hình người, mất kiểm soát tiểu tiện, nuốt khó và bị đau thắt ngực nghiêm trọng (đau ngực). Sau đó ông ấy được thả ra. Trong bốn ngày sau khi về nhà, hầu hết thời gian ông đều trong trạng thái hôn mê. Trong cơn mê sảng, ông ôm ngực, quằn quại và rên rỉ trong đau đớn, như thể nội tạng của ông đang bị xé nát. Ông qua đời vào tối ngày 27 tháng 5 năm 2009. Hai tay ông và cơ thể ông cũng dần chuyển sang màu đen, một dấu hiệu của sự trúng độc.

2023-2-16-medicine-pohai_03.jpg

Ông Tạ Đức Thanh (trước khi bị bắt)

2023-2-16-medicine-pohai_04.jpg

Ông Tạ Đức Thanh (sau khi qua đời)

Bà Lưu Sinh Nhạc, 53 tuổi, là cư dân ở quận Tân Đô, thành phố Thành Đô. Chiều ngày 5 tháng 4 năm 2003, bà bị bắt khi đang đi dạo phố và 15 ngày sau bà bị đưa đến Trung tâm tẩy não Tân Tân. Đến ngày 23 tháng 5, bà Lưu được trả tự do sau khi gia đình bà phải nộp 1.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên khi đến đón bà về, gia đình thấy bà đi chân trần, đầu sưng phù, ngực bầm tím, bụng chướng to, miệng sùi bọt mép, khắp người đau nhức. Bà phải dùng tay ấn vào bụng suốt cả ngày (tương tự như triệu chứng của ông Tạ Đức Thanh). Bà Lưu qua đời vào sáng ngày 26 tháng 5, chỉ 3 ngày sau khi được thả.

Bà Trần Kim Hoa, nguyên phó trấn trưởng của thị trấn Hòa Thịnh, huyện Ôn Giang, đã bị bắt vào ngày 28 tháng 5 năm 2010 và bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân. Bà vốn là một phụ nữ có sức khỏe tốt khi ở nhà, nhưng vào ngày thứ hai ở trong lớp tẩy não, bà bị cưỡng chế truyền tĩnh mạch. Lính canh đã dùng vũ lực đè bà xuống để tiêm. Khi chưa truyền hết một lọ thuốc, bà Trần đã bị hụt hơi, thở khò khè do khó thở nên họ phải ngừng truyền dịch cho bà trong ngày hôm đó. Ngày hôm sau, lính canh đã cố tiêm cho bà nhưng đành bỏ cuộc trước sự kháng cự quyết liệt của bà. Tuy nhiên, tình trạng khó thở của bà trở nên tồi tệ hơn với ánh mắt đờ đẫn và bà không thể tự chăm sóc bản thân. Những triệu chứng này vẫn kéo dài đến khi bà Trần trở về nhà.

Bà Lý Quang Diễm, một cư dân của huyện Tân Tân, đã bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân vào sáng ngày 21 tháng 6 năm 2011. Trong vòng nửa giờ sau khi ăn trưa vào ngày hôm đó, tim bà đập loạn nhịp và đầu bà sưng lên như muốn nứt ra. Bà kể lại: “Tim tôi như bị lửa đốt, đau đến tê tâm liệt phế, mặt thì sưng vù, đôi môi tím tái, toàn thân yếu ớt. Đây là cảm giác tồi tệ hơn cả cái chết”. Trước đây bà lý đã từng bị bạo hành tinh thần tại Trung tâm tẩy não Tân Tân nên bà Lý biết nguyên nhân của việc này là do nhân viên ở đó đã bỏ thuốc độc gây phá hủy trung khu thần kinh vào bữa trưa của bà.

Bà Doãn Hoa Phượng ở thị trấn Hoàng Hứa, thành phố Đức Dương. Bà bị bắt khi đang nói về Pháp Luân Công tại một trường đại học ở Thành Đô vào khoảng năm 2000. Mặc dù lúc đó bà đã ngoài 40, nhưng trông bà trẻ trung như mới chỉ 20 tuổi. Phòng 610 Thành Đô đã đưa bà vào Trung tâm tẩy não Tân Tân, ở đó, bà bị cưỡng ép tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Nhân lúc lính canh không chú ý, bà Doãn đã rút phần nối giữa kim tiêm và ống nhựa để ngắt dịch truyền vào người. Những học viên bị tiêm loại thuốc không rõ nguồn gốc thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như ù tai, mờ mắt, cứng lưỡi, yếu tay chân và phản ứng chậm chạp. Còn với bà Doãn, các triệu chứng xuất hiện muộn hơn. Sau khi được thả, người thân và bạn bè của bà dần phát hiện bà nói năng chậm chạp, lưỡi cứng và không thể nhấc những vật nặng tầm vài kg. Gia đình nghi ngờ loại thuốc không rõ nguồn gốc đang dần làm tổn thương các cơ quan nội tạng của bà. Cuối cùng, vào năm 2005, bà Doãn đã qua đời do ngộ độc mãn tính và các biến chứng của những tra tấn mà bà phải chịu đựng trong nhiều năm.

Bà Bạch Quần Phương, một cư dân của quận Ôn Giang, thành phố Thành Đô. Ngày 15 tháng 9 năm 2010, bà bị bắt đến Trung tâm tẩy não Tân Tân. Một tháng sau, vào ngày 15 tháng 10, một bác sỹ họ Cung đã cưỡng chế truyền cho bà thứ thuốc không rõ nguồn gốc, dù khi đó bà hoàn toàn khỏe mạnh. Sau khi truyền thuốc lần thứ ba, bà Bạch ngã lăn xuống giường, không thể nói chuyện hay cử động. Sau khi bà được đưa đến Bệnh viện huyện Tân Tân kiểm tra, bác sỹ ở đó hỏi về nguồn gốc loại thuốc mà bà sử dụng, nhưng ba nhân viên trung tâm tẩy não phụ trách đưa bà đến bệnh viện, trong đó có Vương Tú Cần, không hé răng nửa lời. Tại thời điểm đó, mặt của bà Bạch đã xuất hiện đầy những vết thâm tím và tay của bà có dấu hiệu ngộ độc thuốc. Hơn nữa, bà bị liệt nửa người và tính mạng mạng lâm nguy. Bác sỹ đề nghị để bà nhập viện ngay lập tức, nhưng Vương nói không. Anh ta và hai người khác sau đó đã để bà về nhà. Bà bị liệt nửa người và không thể cử động hay nói năng được nữa.

Một nạn nhân khác là bà Chu Thiện Hội, một cư dân thôn Hương Thủy, thị trấn Quân Nhạc, thành phố Bành Châu. Bà bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân vào ngày 3 tháng 7 năm 2008. Khi bà tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi vào ngày 9 tháng 9, bà đã bị bức thực bằng nước có bỏ độc chất. Bà nói nước đó rất mặn và nhanh chóng cảm giác đau đớn lan khắp cơ thể. Cơn đau càng trở nên tồi tệ hơn và bà lăn lộn trên giường suốt cả đêm. Thấy bà sắp chết, các nhân viên đã đưa bà đến bệnh viện vào ngày hôm sau. Bác sỹ phát hiện cả hai lá phổi của bà đã hỏng và bị hoại tử túi mật. Kết quả là bà Chu không thể ăn uống bình thường cũng như không có sức để làm việc được nữa. Bà cũng bị mất trí nhớ và không thể tự chăm sóc bản thân.

Bà Đổng Ngọc Anh ở quận Nhạn Giang của thành phố Tư Dương. Ngày 16 tháng 3 năm 2007, bà bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân. Trưa hôm sau, bà thấy trong bát canh rau còn thừa lại của mình có dính ít bột màu trắng. Nửa giờ sau, bà bắt đầu cảm thấy chóng mặt, vô cùng buồn ngủ, đau bụng, cảm giác khó chịu và bồn chồn. Sau đó, vài nam lính canh lôi bà vào một chiếc ô tô và chở bà đến bệnh viện để “điều trị”. Tại đó, họ dùng vũ lực để truyền cho bà tứ chất được lấy từ nhiều túi dung dịch màu đen đã chuẩn bị sẵn. Ngay sau đó, bà xuất hiện ảo giác, nhìn thấy nhiều thứ và nghe thấy các loại âm thanh. Bà cũng bị đau đầu dữ dội và cảm thấy như thể các tế bào não của mình đã bị phá hủy trầm trọng. Bà phải dùng toàn bố sức mạnh ý chí của mình để ngăn không cho tinh thần sụp đổ. Ngoài ra, bà còn cảm thấy vô cùng khó chịu ở vùng tim và dạ dày, cùng với chứng hưng cảm, sợ hãi và lo lắng nghiêm trọng. Độc tính của chất độc này tồn tại trong một thời gian dài, thậm chí vài năm sau đó, thỉnh thoảng bà ấy vẫn luôn bị chúng hành hạ. Bà cũng bị mất trí nhớ với biểu cảm đờ đẫn thất thần. Gia đình cho biết bà như biến thành một người khác vậy.

Ông Dương Kiến Trung, chồng của bà Bạch Quần Phương, là một kỹ sư cấp cao của Nhà máy 7111. Ông đã có những đóng góp to lớn cho ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Ngày 22 tháng 8 năm 2008, ông bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân. Không lâu sau đó, ông cảm thấy chóng mặt và buồn ngủ suốt cả ngày. Ông ngủ thiếp đi ngay sau khi dùng bữa sáng và không muốn dậy ngay cả khi đến bữa trưa. Sau khi trở về nhà, ông bị mất trí nhớ và không thể nhớ bất kỳ kiến ​​thức kỹ thuật nào mà ông có trước đây.

Bà Lý Hỷ Huệ, một cán bộ của Đài Phát thanh tỉnh Tứ Xuyên, đã bị bắt tại sân bay vào tháng 8 năm 2004, khi bà đi tiễn chị gái quay trở lại Vương quốc Anh. Bà đã bị tra tấn dã man sau khi bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân. Khi cha mẹ và đồng nghiệp của bà đến thăm bà vào năm 2005, bà Lý không nhận ra họ. Hai mắt bà đờ đẫn và nét mặt không chút biểu cảm. Gia đình và đồng nghiệp của bà nghi ngờ rằng bà có thể đã bị tiêm thuốc độc.

Bà Triệu Ngọc Thanh là một học viên Pháp Luân Công ở thôn Bát Giác, thị trấn Vĩnh Ninh, thành phố Thành Đô. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2004, bà bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân và bị bức thực bằng những loại thuốc không rõ nguồn gốc được thiết kế đặc biệt để làm tổn hại dạ dày của bà. Nhân viên Chu Cầm đã xé nhãn bên ngoài bao bì và tiêu hủy nó đi. Loại thuốc này khiến bà Triệu vô cùng đau đớn. Chu nói: “Tôi sẽ giết bà. Bà có biết, nhiều bác sỹ có thể sát nhân mà không cần dùng dao hay không nhìn thấy máu chứ?“ Nhiều lần Chu Cầm và một bác sỹ họ Trương đã tiêm cho bà Triệu những loại thuốc làm tổn thương trung khu thần kinh của bà. Sau mỗi lần tiêm, bà Triệu đề bị chóng mặt và ngủ thiếp đi. Sau khi tỉnh dậy, bà không thể đứng vững và toàn thân không chút sức lực.

Bà Lý Văn Phượng sinh sống ở quận Thành Hoa, thành phố Thành Đô. Bà từng bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Tân Tân vào ngày 4 tháng 5 năm 2011. Trong thời gian bị giam giữ kéo dài hơn 3 tháng, bà xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thuốc: cảm thấy chóng mặt, cơ thể suy nhược, mắt sưng húp, đại tiện thì phân lúc màu đỏ lúc màu xanh.

Là một nhân viên trẻ của Nhà máy bông Tứ Xuyên, cô Đàm Thiệu Lan đã bị đưa đến Trung tâm tẩy não Tân Tân vào tháng 9 năm 2003. Ở đây, cô bị tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Khi được trả tự do vào ngày 25 tháng 1 năm 2005, cô nói năng không mạch lạc, mắt đờ đẫn và khuôn mặt không cảm xúc. Không chỉ vậy, cô còn không thể nhận ra ai và đầu tóc thì bù xù. Một người quen của cô nói: “Làm sao họ có thể tra tấn một người giỏi ca hát và nhảy múa thành ra bộ dạng như thế này? Chính quyền đã làm gì với cô ấy?!”

Tra tấn tinh thần và làm thí nghiệm thân người trong nhà tù, trại lao động và trại tạm giam

Cô Quách Tuyết Liên sinh năm 1982 và là cư dân của thôn Quách Gia Thượng Điền, thị trấn Trượng Lĩnh, thành phố Duy Phường. Khi đi học, cô ấy là người thông minh hoạt bát, khả ái, học giỏi và luôn được mọi người quý mến. Sau khi nhìn thấy cha mẹ mình được thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, cô cũng tu luyện với cha mẹ mình.

Tháng 10 năm 2000, cô Quách khi đó 18 tuổi, đã đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Vào thời điểm đó, bà Triệu Hân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh, đang hấp hối sau khi bị cảnh sát tra tấn. Cô Quách và một số học viên khác đã chăm sóc cho bà Triệu. Sau khi bà Triệu qua đời vào ngày 11 tháng 12 năm 2000, cô Quách đã phân phát tài liệu chân tướng trên đường phố Bắc Kinh để nói với mọi người về cuộc bức hại. Không lâu sau, cô Quách bị bắt và đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Tân An ở huyện Đại Hưng, Bắc Kinh.

Vì từ chối xem các chương trình truyền hình phỉ báng Pháp Luân Công, cô Quách đã bị Triệu Lỗi, Bạch và những người khác đánh đập tàn nhẫn. Họ cũng trói cô lại và sốc điện cô bằng bốn chiếc dùi cui điện cùng một lúc. Hai chỗ trên đỉnh đầu của cô đã bị thương tích trong lần tra tấn đó và 2 năm sau mới lành lại.

Sau đó, lính canh đã cưỡng tiêm vào người cô Quách Tuyết Liên những loại thuốc không rõ nguồn gốc, và còn lén bỏ chúng vào thức ăn của cô… Vài tháng sau, cô Quách đã hoàn toàn mất trí.

Khi được thông báo đến đón cô, cha cô đã vô cùng sửng sốt trước bộ dạng thảm thương của con gái: Cô Quách mặt không cảm xúc, đôi mắt đờ đẫn, mắt cá chân sưng vù và phồng rộp (có thể là hậu quả của việc đeo xiềng xích nặng). Trên đường về nhà, cô Quách một mực im lặng (có thể cô đã bị cưỡng chế dùng diazepam, một loại thuốc dùng để điều trị chứng lo âu, cai rượu và động kinh). Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi trở về nhà, cô ấy đã phát điên: cô ấy la hét ầm ĩ và khỏa thân ở nơi công cộng.

Vài năm sau đó, cô Quách thường xuyên chạy nhảy, nói năng không đầu không cuối và thường xuyên khỏa thân. Cô còn đánh đập, chửi bới những người xung quanh, thậm chí cả cha mẹ đẻ của mình. Một người hàng xóm chứng kiến chỉ biết thở dài và than vãn: “Thật tội nghiệp cho một đứa trẻ ngoan ngoãn như vậy mà lại bị người của ĐCSTQ hủy hoại thành ra như thế này! Đây là thế độ gì vậy?”.

Học viên 33 tuổi qua đời chỉ 2 ngày sau khi được thả

Anh Cúc Á Quân là một nông dân ở thị trấn Ngọc Tuyền của thành phố A Thành, tỉnh Hắc Long Giang. Anh ấy là người khỏe mạnh và trung thực, được bà con lối xóm kính trọng. Thế nhưng chỉ vì anh tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn, chính quyền đã phi pháp bắt giam anh ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Trường Lâm Tử, Cáp Nhĩ Tân. Chiều ngày 21 tháng 10 năm 2001, anh bị đưa đến trung tâm y tế của trại lao động và bị cưỡng bức tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Từ đó trở đi, anh Cúc không thể ngẩng đầu lên được và thần trí cũng không còn tỉnh táo nữa. Hơn nữa, anh thường xuyên há to miệng, thở hổn hển, nói năng khó khăn, liên tục chỉ vào cánh tay mình lắp bắp: “Tôi đã tiêm rồi, tôi đã tiêm rồi…”

Để rũ bỏ trách nhiệm, nhân viên trại lao động đã đưa anh về nhà vào ngày 24 tháng 10 năm 2001. Hai ngày sau, anh Cúc qua đời ở tuổi 33.

“Tôi thành ra thế này là do bị tra tấn”

Cô Lâm Phượng từng cư trú ở thị trấn Vũ Phượng của thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên. Cô bị bắt vào ngày 30 tháng 12 năm 2002 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công và sau đó bị đưa đến Trại Lao động Nữ Long Tuyền Dịch ở Thành Đô. Vì kiên định đức tin của mình, cô đã bị cưỡng bức tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc, dẫn đến suy thận, hôn mê và toàn thân sưng vù. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2005, khi thấy cô sắp chết, trại lao động đã đưa cô về nhà.

Cô Lâm đã hôn mê bất tỉnh trong hầu hết thời gian. Thỉnh thoảng khi tỉnh táo, cô sẽ nói, “Tôi không bị bệnh. Tôi thành ra thế này là do bị tra tấn.” Cô cũng tiết lộ rằng Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Long Tuyền Dịch rất tà ác. Đối với những học viên không từ bỏ đức tin, lính canh sẽ kéo lê họ thành vòng tròn trên nền bê tông. Kết quả là quần áo của các học viên đều rách tơi tả, số khác thì máu chảy đầm đìa và ngất xỉu. Cuối cùng, cô Lâm đã qua đời vào sáng ngày 26 tháng 7 năm 2005, ở tuổi 36.

Khổ nạn của một phó huyện trưởng

Ông Trương Phương Lương, 47 tuổi, nguyên là phó huyện trưởng huyện Vinh Xương, thành phố Trùng Khánh. Là một học viên Pháp Luân Công tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, ông là người trung thực và ngay thẳng. Không giống như nhiều cán bộ nhà nước khác, ông không bao giờ nhận hồng bao (hối lộ) hoặc yêu cầu đơn vị công tác phải chi trả cho các khoản ăn uống bên ngoài. Vì vậy, ông được các cán bộ khác và công chúng rất kính trọng.

Ngày 6 tháng 10 năm 2001, khi phân phát các tài liệu Pháp Luân Công, ông Trương đã bị bắt và giam giữ tại Công an Trùng Khánh, sau đó là Trại tạm giam huyện Đồng Lương. Ngày 8 tháng 7 năm 2002, ông bị chuyển đến Bệnh viện huyện Đồng Lương để cưỡng bức tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Khi người thân của ông vội vã đến bệnh viện thì ông đã rơi vào tình trạng tinh thần hoảng hốt và thần trí không còn tỉnh táo. Ông thậm chí còn không nhận ra vợ mình là ai. Sau khi trở về nhà, tình trạng của ông Trương xấu đi và ông đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 7 giờ sáng ngày hôm sau, tức ngày 9 tháng 7 năm 2002.

Thí nghiệm trên cơ thể của một sinh viên 19 tuổi

Khi anh Quách Bảo Dương bị bắt vào ngày 2 tháng 4 năm 2010 ở tuổi 19 khi đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao đẳng Nghề và Kỹ thuật Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông. Cảnh sát của Đồn Công an Thủy Thanh Câu đưa anh đến Trại tạm giam Đại Sơn. Ở đó, lính canh đã cưỡng chế lấy máu, bỏ thuốc vào nước uống và thức ăn, xả khí có mùi hăng gì đó vào phòng giam của anh. Ngoài ra, họ còn cho anh ta tiếp xúc với tiếng ồn lớn và ánh sáng chói lóa. Anh Quách đã bị giam trong 7 ngày và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lạ sau khi được thả. Anh bị rối loạn tâm thần, đại tiểu tiện không tự chủ, lú lẫn và đau đầu. Ngoài ra, anh thường đâm sầm tường và cố gắng nhảy khỏi các tòa nhà nhiều lần trong ngày.

Có thông tin rằng Phòng 610 Thanh Đảo đã lên kế hoạch bức hại anh Quách nhằm vu khống rằng anh vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị rối loạn tâm thần và có ý định tự sát. Họ còn mời các phóng viên truyền thông túc trực để sẵn sàng ghi hình “vụ tự sát” của anh. Hơn nữa, các quan chức đã xúi giục hàng xóm của anh tham gia vào cuộc bức hại bằng cách theo dõi anh. Họ cũng đưa các bạn học của anh đến thăm và xúi anh tự tử. Những điều này lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng lần nào anh Quách cũng được mẹ mình giải cứu.

Theo hồi ức của anh Quách sau khi khỏe lại, Trại tạm giam Đại Sơn dường như là một phòng thí nghiệm trên thân thể người, lính canh ở đó tiến hành các thí nghiệm trên những người bị giam giữ bằng cách cho uống thuốc, xả khí không rõ nguồn gốc và các thí nghiệm khác nữa. Sau đó, họ quan sát phản ứng của các nạn nhân. Khi thuốc phát tác, nạn nhân cảm thấy bị khống chế bởi một mệnh lệnh nào đó mà không sao cưỡng lại được.

Trại tạm giam Số 3 Bắc Kinh

Ông Liễu Lập Sinh, một công chức nghỉ hưu ở tỉnh Hà Bắc, đã bị bắt bởi cảnh sát Đồn Công an đường Bác Hưng ở Bắc Kinh vào ngày 23 tháng 6 năm 2011. Sau khi bệnh viện tâm thần từ chối tiếp nhận ông, cảnh sát đã đưa ông tới Trại tạm giam Số 3 Bắc Kinh, nơi các lính canh ép ông uống một viên thuốc bọc đường màu hồng.

Nửa giờ sau, ông Liễu bị sốt, chóng mặt, cảm thấy choáng váng và đứng không vững. Một lính canh tên là Phương đã ghi chi tiết các triệu chứng của ông vào máy tính. Nhiều dấu hiệu cho thấy viên thuốc màu hồng đã phá hủy trung khu thần kinh của ông Liễu. Kỳ thực đây cũng là một thí nghiệm trên thân thể người.

Tiêm độc dược và tàn tật

Bà Tống Huệ Lan, một học viên Pháp Luân Công ở Nông trường Tân Hoa, thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát từ Đồn Công an Hoành Đầu Sơn bắt giữ vào tháng 12 năm 2010. Bà bị đưa đến Trại tạm giam huyện Thang Nguyên và bị tiêm thuốc độc ở đó.

Hậu quả là bà Tống vô cùng đau đớn và lăn lộn trên sàn nhà. Bà mất khả năng nói hay kiểm soát cơ thể. Theo thời gian, chân phải của bà đen đúa, thối nát và hoại tử.

Sau khi về nhà, bà Tống thấy rất khó chịu ở tim, toàn thân cứng đờ, đôi mắt đờ đẫn và không thể nói được. Hơn nữa, tay và chân vừa thẳng vừa cứng đờ và bà không thể gập chúng lại. Sau cùng, bà bị mất bàn chân phải và tàn tật vĩnh viễn.

Ngủ li bì trong ba ngày sau mỗi lần tiêm

Ngày 21 tháng 12 năm 2015, học viên Đinh Huệ ở Thành Đô đã bị bắt và bị đưa đến Trại tạm giam quận Tân Đô. Ngoài việc bị đánh đập tàn bạo, bà còn bị còng tay, cùm chân vào giường, rồi bị tiêm thuốc độc. Mỗi mũi tiêm sẽ khiến bà ngủ mê mệt trong ba ngày.

Tháng 12 năm 2016, bà Đinh bị kết án phi pháp 3 năm tù và thụ án trong Nhà tù Nữ Thành Đô. Bà bị biệt giam và ngày càng tiều tụy. Tuy nhiên, mỗi ngày bà vẫn bị các tù nhân ngược đãi, bắt nạt và bị ép uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Kết quả là bà bị rối loạn tâm thần.

“Đừng cho cô ấy dùng loại thuốc này vì cô ấy vẫn còn trẻ”

Cô Ân Tiến Mỹ là cư dân của thị trấn Liên Hoa thuộc thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Ngày 24 tháng 3 năm 2009, cô bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Nam Xương để thụ án 1,5 năm. Thủ phạm bức hại chính bao gồm Điền Nhữ Hoành và một số nhân viên của Đội An ninh Nội địa quận Lư Sơn.

Sau khi thấy cô Ân không từ bỏ đức tin của mình, lính canh trại lao động thường bí mật trộn các loại thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn của cô. Có một lần vì hàm lượng thuốc nhiều hơn mức “bình thường”, cô Ân đã phát hiện ra và tra hỏi các lính canh ngay tại chỗ. Nhưng họ không chịu thừa nhận. Sau đó, họ thậm chí còn giữ tay chân của cô, và bức thực cô hai lần bằng thứ thuốc đó. Một lính canh đã cố gắng ngăn họ lại và nói: “Đừng sử dụng loại thuốc này vì cô ấy vẫn còn trẻ”, nhưng không ai chịu nghe lời khuyên can.

Cưỡng bức tiêm thuốc mỗi ngày

Bà Mã Quế Trân, ngoài 60 tuổi, sinh sống ở thành phố Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông. Chiều ngày 17 tháng 1 năm 2005, khi bà đang nấu ăn ở nhà thì Trần Hiểu Đông (trưởng Phòng 610 địa phương) cùng một số cảnh sát từ đồn công an địa phương xông vào và bắt giữ bà. Họ đưa bà đến Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn. Trong ba ngày tiếp theo, lính canh trại lao động liên tục bắt bà tham gia các phiên tẩy não. Đến ngày thứ tư, họ cưỡng bức tiêm vào người bà những loại thuốc không rõ nguồn gốc chỉ vì bà vẫn kiên định đức tin của mình. Vài ngày sau khi bị tiêm, bà mất dần sức lực, cơ thể ngày càng yếu đi, tay chân bắt đầu mất cảm giác, nửa người bị liệt, và không thể tự chăm sóc cho bản thân.

Người dân địa phương bàn luận xôn xao: “Các học viên Pháp Luân Công từ lâu đã nói rằng chính quyền (ĐCSTQ) bức hại họ một cách vô nhân đạo và hồi đó chúng tôi không tin; bây giờ bà Mã Quế Trân đã bị đưa đến một trại lao động, mới mấy ngày thôi mà bà ấy đã thành ra bộ dạng như vậy thì quả thực là quá tàn nhẫn và vô nhân đạo. Chính quyền không trừng trị được kẻ xấu mà chỉ biết bức hại người tốt!”

Các quan chức của Phòng 610 từng trắng trợn tuyên bố: “Khi cần thiết có thể dùng thuốc để can thiệp và các phương pháp y dược cũng như chỉ dẫn thực nghiệm lâm sàng có thể được sử dụng để đạt được mục đích chuyển hóa mang tính khoa học (chuyển hóa nghĩa là ép buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ)”.

Các nhân viên tại Bệnh viện Nhà tù Tứ Xuyên ở Trùng Khánh cũng hống hách nói: “Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên người thì sao nào? Việc này được chính sách quốc gia cho phép và là chỉ thị từ bên trên”.

Ngược đãi trong bệnh viện tâm thần

Có nhiều trường hợp học viên Pháp Luân Công bị ngược đãi tinh thần ở trong các bệnh viện tâm thần và thường xảy ra trong thời gian dài.

Một số trường hợp điển hình

Cô Vương Đông Mai là một giáo viên ở huyện Vũ Ấp, tỉnh Hà Bắc. Cô bị giam giữ ở trong một trung tâm tẩy não vào năm 2001 trước khi bị chuyển đến Đại đội 5 của Trại Lao động Cưỡng bức Thạch Gia Trang. Ở đó, cô bị tra tấn cả về cả thể xác lẫn tinh thần. Lính canh trói cô bằng dây thừng, sốc điện bằng dùi cui điện, cấm ngủ và biệt giam cô.

Để buộc cô Vương từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công, trại lao động đã đưa cô đến một bệnh viện tâm thần, nơi đó cô bị cho uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc dù cô không đồng ý. Cuối cùng, khi được tạm tha y tế, cô Vương đã ở trong tình trạng hôn mê, loạn trí, đi đứng chậm chạp và còn bị mất trí nhớ. Ngày 12 tháng 3 năm 2004, cô bị té xuống ao và qua đời. Lúc đó cô mới ngoài 30 tuổi.

Cô Lâm Thiết Mai, 33 tuổi, là một sinh viên mới tốt nghiệp ở tỉnh Quảng Tây. Ngày 8 tháng 12 năm 2005, cô bị sát hại bởi Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Quảng Tây và Bệnh viện Cựu chiến binh (bệnh viện tâm thần). Khoảng hai tuần trước khi cô qua đời, gia đình cô đã đến bệnh viện tâm thần vào ngày 25 tháng 11, nhưng họ không được vào thăm cô. Sau khi cô Lâm chết trong bệnh viện, bệnh viện đã cấp giấy chứng tử và ghi cô bị “đột tử” mà không cho gia đình biết rõ nguyên do cái chết. Gia đình cô Lâm từ chối ký vào giấy đồng ý hỏa táng. Khi phóng viên hỏi thêm chi tiết, lãnh đạo bệnh viện không dám đối diện để trả lời.

Anh Tô Cương, 32 tuổi, là kỹ sư máy tính của Công ty Hóa dầu Tề Lỗ ở tỉnh Sơn Đông. Ngày 23 tháng 5 năm 2000, anh bị cảnh sát địa phương và lãnh đạo đơn vị của anh đưa đến Bệnh viện Tâm thần Duy Phường Xương Lạc, mặc dù thực tế anh không có vấn đề gì về tâm thần. Mỗi ngày, các nhân viên y tế cưỡng bức tiêm cho anh ấy một lượng lớn thuốc nhằm phá hủy hệ thống thần kinh trung ương của anh. Sau chín ngày bị tra tấn bằng thuốc trong bệnh viện tâm thần, anh Tô được bàn giao cho cha mình. Khi đó, đôi mắt anh đờ đẫn và vô hồn, phản ứng chậm chạp, tay chân cứng ngắc, sắc mặt tái nhợt và trở nên vô cùng yếu ớt. Tám ngày sau, tức ngày 10 tháng 6, anh qua đời do suy tim.

Cô Quách Mẫn, 38 tuổi, là một nhân viên của Chi Cục thị trấn Tẩy Mã của Cục Thuế huyện Thị Thủy, tỉnh Hồ Bắc. Tháng 3 năm 2000, cô bị phát hiện mang theo sách Pháp Luân Công tại Ga xe lửa Hàng Châu ở tỉnh Chiết Giang và bị cảnh sát Hàng Châu bắt giữ. Hơn 20 ngày sau, chủ tịch công đoàn Thang Viên Hồng của Cục Thuế Thị Thủy tới Hàng Châu để đưa cô Quách trở lại Hồ Bắc. Thang đưa cô Quách thẳng đến Bệnh viện Tâm thần Khang Thái ở thành phố Hoàng Cương, nơi đó cô bị đối xử như một bệnh nhân tâm thần. Vào năm 2002, Thang cùng em gái là Thang Viên Minh (một cán bộ nhà nước) đã chuyển cô Quách đến Bệnh viện Tâm thần huyện Thị Thủy và nhốt cô ở đó trong 8 năm. Cô Quách bị cưỡng chế dùng những loại thuốc gây tổn thương trung khu thần kinh khiến cô mất kinh nguyệt trong 6 năm và bụng của cô phình to trông giống như một phụ nữ đang mang thai, rất nặng nề. Sau khi bị nhốt trong hai bệnh viện tâm thần với tổng cộng 10 năm, cô Quách qua đời vào ngày 4 tháng 8 năm 2011.

Đầu tháng 7 năm 2016, bốn cảnh sát từ Đồn Công đường Kiến Thiết của thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc đã đột kích vào nhà của ông Quyền Ngũ Châu. Sau đó, họ bắt ông đến Bệnh viện Tâm thần Tần Hoàng Đảo và ở đó, mỗi ngày ông đều bị tiêm thuốc độc, bị ép uống thuốc hủy hoại thần kinh và sốc điện bằng dùi cui điện. Khoảng 10 ngày sau, khi gia đình đến thăm ông, họ thấy trí nhớ của ông giảm sút và mắt ông mờ hẳn đi. Thấy ông không nhớ nổi những việc căn bản từng xảy ra trong cuộc sống của ông, người nhà ông vô cùng đau lòng và không cầm nổi nước mắt.

Bà Chu Duy Anh là phó tổng giám đốc của Khách sạn Mai Sơn ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Tháng 12 năm 1999, chỉ vì giữ vững đức tin của mình, bà đã bị cảnh sát địa phương đưa tới Bệnh viện Số 4 Hợp Phì số 4 (còn được gọi là Bệnh viện Tâm thần An Huy) dù cho khi ấy bà vẫn rất khỏe mạnh. Trong hơn 60 ngày bị giam giữ trong bệnh viện, bà Chu bị buộc phải dùng một lượng lớn thuốc không rõ nguồn gốc. Hệ quả là môi bà không ngừng run lên và không thể đứng vững. Ngoài ra, khắp cơ thể bà bị sưng vù, khuôn mặt nhợt nhạt, phản ứng và cử động của bà rất chậm chạp. Sau đó, khi bà cự tuyệt uống thuốc, các bác sĩ đã cưỡng ép bà bằng cách châm điện hoặc tiêm thuốc. Sau mỗi lần tiêm bà Chu đều bất tỉnh.

Ông Thiệu Thế Tường là một học viên ở độ tuổi 60 làm việc cho Nhà máy Muối florua Bạch Ngân thuộc Công ty Bạch Ngân ở tỉnh Cam Túc. Bởi nói với mọi người về Pháp Luân Công vào đầu tháng 2 năm 2012, ông đã bị bắt và đưa đến khoa tâm thần của Bệnh viện Công ty Bạch Ngân. Ở đó ông đã bị tiêm 8 loại thuốc không rõ nguồn gốc. Khi được đưa về nhà vào cuối tháng, ông đã hôn mê bất tỉnh và không thể cử động. Ông đã từ trần vào sáng sớm ngày 22 tháng 2 năm 2012.

Tra tấn tinh thần vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay

Tra tấn tinh thần của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Bà Hồ Hoành Mỹ, một học viên 75 tuổi ở huyện Kim Trại, tỉnh An Huy, đã bị đưa đến Bệnh viện Tâm thần Bạch Vân vào ngày 25 tháng 2 năm 2022. Bà bị nhốt ở đó hơn 8 tháng và bị lấy máu mỗi tháng một lần. Khi bà Hồ từ chối uống thuốc thần kinh, các y tá đã túm cổ bà, thậm chí trói bà bằng một sợi dây nhằm ép bà uống chúng. Bà ở chung phòng với tám người khác, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền. Việc quản lý ở đây về cơ bản là một mô hình nhà tù và họ không được cung cấp đầy đủ thực phẩm.

Ngày 16 tháng 6 năm 2022, năm học viên Pháp Luân Công ở quận Giang Hạ, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã bị bắt. Bao gồm: bà Trần Tuấn, bà Điền Hoa Trân, bà Lý Xuân Liên, bà Khâu Vịnh Kỳ và bà Trương Kiều Nga. Bà Điền, bà Khâu và bà Trương (đều là người cao tuổi) bị đưa tới một trại tạm giam, trong khi bà Trần và bà Lý Xuân Liên bị đưa tới Bệnh viện Tâm thần Vạn Tế Vũ Hán. Khi gia đình bà Lý đến thăm bà vào đầu tháng 10, họ thấy bà tiều tụy và không thể nhận ra bất cứ ai. Những người thân của bà cương quyết yêu cầu thả người, nhưng bệnh viện đã chỉ họ tới chỗ cảnh sát, rồi cảnh sát lại chỉ họ quay trở lại bệnh viện.

Bà Trương Thái Hà là một học viên Pháp Luân Công ở thôn Ngũ Tinh, thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây. Bà bị bắt vào ngày 26 tháng 8 năm 2021 khi đang làm việc tại Bệnh viện Vị Tân. Cảnh sát đưa bà đến Bệnh viện tâm thần Bảo Kê, ở đó bà bị bắt viết “tam thư” từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Khi chồng bà đến thăm, họ còn đe dọa ông ấy phải ép bà Trương viết thư “tam thư”, nếu không, họ cũng sẽ tống giam cả ông ấy.

Tác hại sau khi bị cưỡng chế dùng thuốc

Theo một báo cáo trên Minh Huệ Net vào ngày 8 tháng 6 năm 2001, một số học viên Pháp Luân Công ở huyện Tuy Ninh của tỉnh Giang Tô đã bị giam trong một bệnh viện tâm thần hơn ba tháng. Họ bị trói vào giường và bị tiêm và uống các loại thuốc trái với ý muốn của họ. Nạn nhân ngay lập tức hôn mê. Các nhân viên bệnh viện chỉ nới lỏng dây thừng cho đến khi họ tỉnh lại. Theo các học viên, khi tác dụng của thuốc phát tác, họ đau đớn thấu tim, chỉ biết lăn lộn trên mặt đất, la hét và đập đầu vào tường một cách thô bạo.

Một nhân viên bệnh viện đã nói: “Những loại thuốc này sẽ không khiến các vị chết mà chỉ là gây ra đau đớn thống khổ. Nếu các vị hứa không tu luyện Pháp Luân Công nữa, chúng tôi sẽ ngừng ép các vị dùng thuốc. Các vị không thể tự mình rời khỏi bệnh viện đâu. Bởi nếu chúng tôi không từ từ giảm liều lượng thuốc, thì dù các vị có trốn thoát ra khỏi đây các vị cũng sẽ phát điên và người ta cũng sẽ đưa các vị trở lại đây thôi. Đau đớn do phản ứng thuốc gây ra là không thể tưởng tượng được, rất khủng khiếp và hậu quả không thể lường được”.

Một số học viên này sau đó đã bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Cú Đông. Bởi liều lượng thuốc quá cao và không được ngưng một cách dần dần, một học viên đã gần như phát điên. Cô ấy cứ chạy lung tung và thậm chí hai người cũng không thể giữ nổi cô ấy đứng yên một chỗ. Toàn thân cô run rẩy dữ dội với đầu cúi gằm xuống và hai mắt đờ đẫn. Cô bị dày vò cả ngày lẫn đêm và không thể ngủ nổi vì không cách nào chịu được cơn đau hành hạ. Một học viên khác bị chuột rút khắp người và cuộn người như quả bóng. Cô không thể đứng dậy và đi lại. Nửa đêm, cô còn bị ợ chua và nôn ra máu. Những học viên này đã vật lộn trong đau đớn trong gần 50 ngày như vậy, trước khi các phản ứng thuyên giảm dần dần.

Trại Lao động Cú Đông từng đưa một học viên đến Bệnh viện thành phố Trấn Giang để giám định pháp y tâm thần. Trong bản báo cáo đánh giá viết: “Các dây thần kinh não bộ của cô ấy bình thường và tình trạng rối loạn nghiêm trọng thực sự là do phản ứng của thuốc sau khi dùng liều lượng quá mạnh”.

Do sự kiểm duyệt liên tục của ĐCSTQ, những trường hợp trên chỉ là thiểu số và là phần nổi của tảng băng chìm về nỗi kinh hoàng mà một lượng lớn các học viên vô tội đã và đang phải chịu đựng. Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều người can đảm bước ra vạch trần sự tàn bạo của ĐCSTQ và giúp chấm dứt cuộc bức hại vô nhân đạo này ở Trung Quốc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/19/456860.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/22/207425.html

Đăng ngày 18-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sự tra tấn tinh thần và thí nghiệm trên thân thể người của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tỉnh Sơn Đông: Sáu học viên Pháp Luân Công bị tra tấn ở trong trung tâm tẩy nãohttps://vn.minghui.org/news/244708-tinh-son-dong-sau-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-tra-tan-o-trong-trung-tam-tay-nao.htmlFri, 07 Apr 2023 09:05:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=244708[MINH HUỆ 27-03-2023] Sáu cư dân thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ và tra tấn ở trong một trung tâm tẩy não suốt 1 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã […]

The post Tỉnh Sơn Đông: Sáu học viên Pháp Luân Công bị tra tấn ở trong trung tâm tẩy não first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-03-2023] Sáu cư dân thành phố Chư Thành, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt giữ và tra tấn ở trong một trung tâm tẩy não suốt 1 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ngày 4 tháng 3 năm 2022, bà Lý Hiệp Thục, ông La Văn Tân (chồng bà Lý Hiệp Thục), bà Lý Minh Hà, bà Từ Hoán Thúy, bà Lý Hồng Mai và bà Trịnh Chí Mai đã bị bắt và đưa đến Trung tâm tẩy não thành phố Chư Thành, một nơi được bên ngoài biết đến dưới cái tên “Trung tâm chăm sóc”.

Các cảnh sát Tống Vỹ, Hác Hiểu Quân và Tô Lỗi đã dùng gậy tre đập vào đầu, tay và thân thể của bà Lý Hiệp Thục, thậm chí còn đạp lên người bà. Sau đó họ quấn tay bà và nối vào hộp điện, cưỡng chế bà ngồi trên nền đất và bật công tắc để sốc điện bà khiến người bà nhảy lên cao liên hồi do bị điện giật. Trước khi hoàn toàn mất ý thức, bà nhớ có ai đó đã đập chân vào lưng bà.

53d988520fbdd933c2e040f9bf7b8b0c.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện

Bà Lý Minh Hà bị lính canh Tống tát vào mặt. Sự bạo lực này đã khiến mặt bà sưng vù, nướu chảy máu và khiến bà bị đau răng hơn một tuần. Cảnh sát khống chế bà ngồi trên ghế sắt và thẩm vấn bà cả ngày lẫn đêm, việc này diễn ra hai lần, lần đầu tiên kéo dài 23 ngày và lần hai trong bảy ngày liên tục không nghỉ. Trong mỗi phiên thẩm vấn dai dẳng, bà đều phải ngồi trên ghế sắt. Việc ngồi lâu trong thời gian dài khiến chân và lòng bàn chân của bà Lý bị sưng nghiêm trọng.

Những học viên bị bắt giữ còn lại, ngoại trừ bà Lý Hiệp Thục, cũng bị trói vào ghế sắt, còng tay và xích chân.

Ngày 19 tháng 4 năm 2022, cả sáu học viên đều được tại ngoại. Hiện họ đang phải đối mặt với việc bị truy tố sau khi Viện Kiểm sát thành phố Chư Thành yêu cầu họ ký tên vào một số giấy tờ vào ngày 20 tháng 3 năm 2023.

Trung tâm tẩy não Chư Thành

Để cưỡng chế các học viên từ bỏ Pháp Luân Công, chính quyền cộng sản đã thành lập các trung tâm tẩy não trên toàn quốc để làm các cơ sở tra tấn các học viên và cưỡng ép họ xem các video và tài liệu tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Trung tâm tẩy não Chư Thành là một trong số đó.

Trung tâm này nằm trong khuôn viên của một trường tiểu học cũ. Cổng sắt bên ngoài không gắn bảng hiệu. Cổng bên trong có tấm bảng đề “Trung tâm Đào tạo Pháp luật.” Các phòng học được chia thành các phòng đơn để nhốt riêng lẻ từng học viên. Những con chó hung dữ đi lại khắp nơi trong khuôn viên trường, khắp tường bên ngoài và trong các phòng đều có camera giám sát ghi lại mọi hoạt động.

Các học viên bị tra tấn bằng đủ mọi hình thức, bao gồm cấm ngủ và không cho sử dụng nhà vệ sinh, không cấp đủ khẩu phần ăn, bị tát vào mặt, đe dọa và sốc điện (ngón tay hoặc cánh tay của họ bị quấn bằng những sợi dây kim loại nối với hộp điện và sau đó bị sốc điện). Sự tra tấn bằng sốc điện thường khiến các nạn nhân bị mất kiểm soát đại tiểu tiện và kết quả là quần áo của họ thường dính đầy phân và nước tiểu. Bất chấp thời tiết lạnh giá, lính canh lột sạch quần áo của các học viên, xối họ dưới vòi nước chảy và sau đó bắt mặc quần áo ướt ngay lập tức.

Ngoài bà Lý Hiệp Thục, các học viên Vương Thành, Nhậm Bỉnh Ngọc, Lý Văn Thắng và những người khác cũng bị tra tấn sốc điện. Từ những căn phòng cách xa đó cũng vẫn có thể nghe rõ tiếng la hét đầy đau đớn của họ.

Bà Tùy Hồng Cúc bị sốc điện trực tiếp bằng một thiết bị sốc điện tương tự như đèn pin. Bà không được phép ngủ trong 9 ngày và hễ bà nhắm mắt, lính canh liền tạt nước lạnh vào mặt bà. Họ cũng trùm một cái xô sắt lên đầu bà và sau đó đập vào nó.

2013-4-16-minghui-persecution-213558-54.jpg

Tái hiện tra tấn: Trùm một cái xô sắt lên đầu rồi đánh vào đó

Các học viên nữ thường bị còng tay vào khung cửa trong nhiều ngày liên tục. Chiều cao của khung cửa được điều chỉnh để chân họ chỉ vừa chạm mặt đất. Sau vài ngày, bàn chân và cẳng chân của họ sưng tấy đến nỗi không còn xỏ vừa giày nữa. Bà Lư Quế Quyên, bà Mã Hồng Anh và những người khác đã bị tra tấn theo cách này. Lính canh từng ra lệnh cho bà Tôn Khải Mai ngồi trên nền bê tông lạnh lẽo với hai tay bị còng vào chân giường. Sau đó, họ liên tục đổ nước lạnh xuống nền đất và mở cửa ra vào cùng cửa sổ để không khí lạnh tràn vào.

4bbb063ebfe2d62c35b20ce170e78878.jpg

Hình minh họa tra tấn: Treo người lên bằng cổ tay

Ông Lý Văn Thắng bị đánh đập dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ sau 12 ngày bị đưa đến trung tâm tẩy não. Ông Lý Lượng bị tát vào mặt và không được ngủ trong 4 ngày.

Danh tính và thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại:

Vương Thủ Phong (王首峰) Đội trưởng Đội An ninh Nội địa thành phố Chư Thành: +86-13583688938, +86-18366313766
Hác Hiểu Quân (郝晓军), Phó đội trưởng Đội An ninh Nội địa thành phố Chư Thành: +86-13176362101, +86-18678085908

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại khác có trong bản gốc tiếng Trung.)

Bài liên quan:

Sáu cư dân tỉnh Sơn Đông bị thẩm vấn và giam giữ tại trung tâm tẩy não vì tu luyện Pháp Luân Công

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/27/458178.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/29/207865.html

Đăng ngày 07-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tỉnh Sơn Đông: Sáu học viên Pháp Luân Công bị tra tấn ở trong trung tâm tẩy não first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bị bức hại đến tàn tật mà suy giảm trí nhớ, người phụ nữ lớn tuổi qua đời sau hai thập kỷ vật lộn với sức khỏe kémhttps://vn.minghui.org/news/243266-bi-buc-hai-den-tan-tat-ma-suy-giam-tri-nho-nguoi-phu-nu-lon-tuoi-qua-doi-sau-hai-thap-ky-vat-lon-voi-suc-khoe-kem.htmlMon, 20 Feb 2023 08:38:03 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=243266[MINH HUỆ 19-01-2023] Tên: Thôi Tú Trân (崔秀珍) Giới tính: Nữ Tuổi: 80 Thành phố: Bạc Đầu Tỉnh: Hà Bắc Nghề nghiệp: Không rõ Ngày mất: Ngày 10 tháng 1 năm 2023 Ngày bị bắt cuối cùng: Tháng 12 năm 2000 Nơi giam giữ cuối cùng: Trại Lao động […]

The post Bị bức hại đến tàn tật mà suy giảm trí nhớ, người phụ nữ lớn tuổi qua đời sau hai thập kỷ vật lộn với sức khỏe kém first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-01-2023]

Tên: Thôi Tú Trân (崔秀珍)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 80
Thành phố: Bạc Đầu
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày mất: Ngày 10 tháng 1 năm 2023
Ngày bị bắt cuối cùng: Tháng 12 năm 2000
Nơi giam giữ cuối cùng: Trại Lao động Cưỡng bức Cao Dương

Bà Thôi Tú Trân đã sống sót khỏi những tra tấn vô cùng tàn bạo trong năm 2003 khi đang thụ án oan sai 3 năm trong trại lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, sự ta tấn đã để lại nhiều di chứng cho bà. Bà bị suy giảm trí nhớ, mắc chứng teo não, đi lại và nói năng rất khó khăn suốt hàng chục năm sau đó. Vào mùa hè năm 2014, bà bị bại liệt và mất khả năng nói chuyện. Tám năm sau, bà qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 2023, hưởng thọ 80 tuổi.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Thôi là cư dân của huyện Thâm Trạch, thành phố Bạc Đầu, tỉnh Hà Bắc. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 và tin rằng pháp môn này đã giúp bà có một thân thể khỏe mạnh và tinh thần quắc thước. Sau khi cuộc đàn áp xảy ra, bà bị giam giữ và nhà của bà bị lục soát nhiều lần. Bà còn bị chính quyền tống tiền 18.000 nhân dân tệ.

Tháng 12 năm 2000, bà Thôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và bị bắt giữ. Bà đã tuyệt thực hơn 1 tháng ở trong Trại tạm giam huyện Thâm Trạch. Lính canh đã cưỡng chế bà uống nước muối đậm đặc. Bà bị chảy máu dạ dày do ống dẫn thức ăn đâm vào dạ dày. Bà còn suýt mất mạng khi một lính canh chọc ống dẫn thức ăn vào phổi bà. Bà bị khó thở và toàn thân tê bì trong 7 ngày.

Trước khi bà kịp hồi phục, cảnh sát đã thẩm vấn và dùng dùi cui đánh vào hai bên phần dùi ở gần vùng háng của bà, để lại những vết bầm tím lớn trên bắp đùi của bà.

Sau đó bà Thôi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức và bị giam ở đó 3 năm. Sau khi bị đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Thạch Gia Trang, bà tuyệt thực một lần nữa. Lính canh Lý Bình đã túm tóc và đập đầu bà vào tường. Một nhóm tù nhân xô bà ngã xuống đất, đạp lên đầu bà và quất bà bằng thắt lưng da. Cơ thể bà run lên vì đau đớn, như thể bị dao cắt.

Sau đó, lính canh đã biệt giam bà Thôi, còng tay bà vào ống nước cạnh cửa sổ. Họ mở toang cửa sổ để từng cơn gió lạnh buốt mang theo bông tuyết ập vào người bà. Hai tuần sau khi cuộc tra tấn dừng lại, tay và chân của bà Thôi bị sưng tấy nghiêm trọng. Chân bà ấy không thể xỏ vừa đôi giày hay mang và nhiều chỗ trên cơ thể bà ấy mất đi cảm giác.

Tra tấn tàn bạo ở Trại Lao động Cưỡng bức Cao Dương

Vì không từ bỏ Pháp Luân Công, bà Thôi bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Cao Dương vào ngày 8 tháng 4 năm 2001. Trại này đã nhận được nguồn tài trợ khổng lồ từ chính quyền cộng sản Trung Quốc để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Lính canh sẽ được nhận thưởng bằng việc thăng chức và những món tiền khổng lồ vì có “công trạng” trong cuộc bức hại.

Một trong những phương thức tra tấn của trại là cưỡng chế nạn nhân ngồi xổm bằng chân trần, với hai tay duỗi thẳng đưa sang ngang hai bên cơ thể. Bà Thôi thường bị buộc phải giữ yên tư thế đó trong nhiều giờ đồng hồ. Dần dần, cơ thể bà bị tê bì, đau nhức và sưng tấy. Trong khi ngồi xổm, bà cũng có thể bị đánh, bị đạp và sốc điện bằng dùi cui điện một cách vô cớ. Với thủ đoạn tra tấn này, một số học viên đã bị tàn tật và một số thì mất trí nhớ.

2012-8-1-cmh-pohai-kuxing-drawing-02--ss.jpg

Minh họa tra tấn: sốc điện bằng nhiều dùi cui điện cùng lúc

Bà Thôi đã tuyệt thực để phản bức hại. Trong suốt 1 tháng, lính canh dẫn bà tới những khoảnh đất hoang, hoặc đưa vào các căn phòng trống khác nhau để tra tấn bà, có khi đến tận 2 giờ sáng. Trong khi ép bà ngồi xổm, lính canh đã sốc điện vào miệng và mặt bà bằng dùi cui điện. Môi bà nổi đầy mụn nước, hai dái tai của bà sưng tấy, và phần thịt trên mũi bà lộ cả ra ngoài.

Sau đó, lính canh trói bà vào một chiếc ghế dài và sốc điện vào lòng bàn chân bà bằng dùi cui điện. Có cảm giác như họ đang khoan và đóng những chiếc vít dài vào chân bà ấy. Cơn đau thấu xương đã khiến tim bà đập liên hồi. Cơ thể bà co giật và tê dại, làm cho bà vô cùng khó thở.

Tiếp đó, lính canh sẽ di chuyển dùi cui điện vào mu bàn chân, ngực, lưng và cổ của bà. Họ nhét những chiếc đinh thép dài vào giữa các ngón chân của bà và sau đó sốc điện cả bàn chân bằng dùi cui điện. Sự đau đớn mà bà phải chịu đựng không sao tả xiết.

Sau một lúc tạm nghỉ, lính canh tiếp tục đập vào mu bàn chân của bà bằng gậy gỗ. Bàn chân của bà bị sưng phù ghê gớm. Sau đó, họ dùng móng tay dài sắc nhọn cào cấu và cứa vào lòng bàn chân của bà, gây tổn thương và chảy máu.

Tuy nhiên, sự tra tấn vẫn chưa dừng lại ở đó. Lính canh cũng dùng kìm để kẹp các ngón chân của bà lại, nhét ớt cay và bôi bột tiêu vào mũi, miệng và mắt của bà, cũng như đốt mu bàn chân của bà. Vài ngày sau, bà ho ra nhiều cục máu đen. Ngoài ra, các lính canh xúi giục các tù nhân ngắt núm vú, cổ, xương sườn và mặt trong đùi của bà. Các vết sẹo để lại vẫn có thể nhìn thấy rõ ràng sau nửa năm.

Tiếp đó, lính canh kéo bà vào nơi hoang vắng. Họ bắt bà ngồi trên băng và đi bộ trên tuyết với đôi giày mỏng và ẩm. Họ chôn bà dưới tuyết và đe dọa sẽ thả chó để cắn bà. Họ cũng ép bà ngửi và thậm chí ép bà ăn phân, nói với bà rằng đó là đậu phụ thối. Nhiễm trùng khiến bà lên cơn sốt cao và dẫn đến tiêu chảy nặng. Huyết áp của bà tụt nhanh chóng và suýt làm bà mất mạng.

Sự tra tấn khiến bà Thôi trở nên tiều tụy, người đầy thương tích cùng nhiều vết bầm tím trên thân thể và bà không thể tự đi lại được. Khi đang ở bên bờ vực cái chết, bà mới được trả tự do vào ngày 22 tháng 3 năm 2003, 4 tháng trước khi bản án mãn hạn.

Sự tra tấn không ngừng đã tàn phá nghiêm trọng sức khỏe của bà Thôi. Kể từ đó, bà luôn phải vật lộn với chứng suy giảm trí nhớ và mất khả năng vận động. Cuối cùng, bà bị liệt hoàn toàn vào năm 2014 và qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 2023.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/19/455355.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/20/206315.html

Đăng ngày 20-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Bị bức hại đến tàn tật mà suy giảm trí nhớ, người phụ nữ lớn tuổi qua đời sau hai thập kỷ vật lộn với sức khỏe kém first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cựu bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình bị đánh đập tàn nhẫn và sốc điện trong khi thụ án tù 10 năm vì kiên định đức tinhttps://vn.minghui.org/news/239294-cuu-bac-sy-phau-thuat-chinh-hinh-bi-danh-dap-tan-nhan-va-soc-dien-trong-khi-thu-an-tu-10-nam-vi-kien-dinh-duc-tin.htmlThu, 29 Dec 2022 08:22:15 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=239294[MINH HUỆ 26-11-2022] Một bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình 49 tuổi ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị chuyển tới Nhà tù Hô Lan vào tháng 2 năm 2022 để thụ án 7 năm […]

The post Cựu bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình bị đánh đập tàn nhẫn và sốc điện trong khi thụ án tù 10 năm vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-11-2022] Một bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình 49 tuổi ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị chuyển tới Nhà tù Hô Lan vào tháng 2 năm 2022 để thụ án 7 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong 3 tháng đầu tiên ở đó, ông liên tục bị tra tấn bằng cách đánh đập, sốc điện, cấm ngủ và nhiều phương thức khác.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

6fb656eda558eed1ad573daab6f302a7.jpg

Ông Lý Trực Tráng

Ông Lý Trực Tráng bị bắt vào tháng 4 năm 2020. Tòa án quận Nhượng Hồ Lô đã kết án ông 10 năm 8 tháng tù và phạt tiền 80.000 nhân dân tệ vào cuối năm 2021. Bằng chứng chủ yếu được tòa án sử dụng để biện bạch cho việc kết án ông là ông có hơn 80.000 số điện thoại được lưu trong sổ danh bạ điện thoại của ông và ông đã gọi điện cho 4 cảnh sát và phát các tin nhắn thoại có nội dung về Pháp Luân Công đã được ghi âm sẵn.

Cưỡng chế viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công

Ông Lý được phân vào khu tập huấn khi vừa bị đưa đến Nhà tù Hô Lan vào ngày 17 tháng 2 năm 2022. Vào ngày đầu tiên ông Lý bị giam ở đó, tù nhân Vũ Kiến Giai đã chửi rủa ông. Khi ông đề nghị Vũ dừng hành vi đó lại, Vũ ra lệnh cho các tù nhân khác lôi ông ra và bắt ông ngồi xổm.

Khi ông Lý phản kháng, Vũ và các tù nhân khác kéo ông tới nhà kho đối diện với phòng làm việc của lính canh (nơi không có camera giám sát) và vài tù nhân đã đánh ngã ông. Vũ dùng dùi cui sốc điện ông và xịt nước ớt vào mắt ông. Ông bị khó thở và đau rát ở phần mặt và cổ, hai mắt đau nhức và không ngừng chảy nước mắt.

Ngày hôm sau, lính canh Cảnh Hồng Đào đã cố ép ông Lý viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Ông từ chối và khẳng định rằng việc tu luyện Pháp Luân Công là quyền tự do tín ngưỡng của ông.

Cảnh nói: “Bất luận thế nào ông cũng phải viết”.

Ông Lý phản biện rằng việc họ ép ông làm như vậy là trái với Hiến pháp.

Cảnh dùng dùi cui sốc điện ông Lý và đe dọa sẽ “chỉnh đốn” ông.

Hai ngày sau, tù nhân họ Vũ đã sốc điện ông Lý bằng dùi cui một lần nữa và nhắm chủ yếu vào các bộ phận nhạy cảm như đầu, cổ, ngực, tay, đầu gối và vùng kín. Anh ta còn xịt nước cay vào bộ phận sinh dục, đùi trong, mông, hậu môn, mặt và mắt ông Lý. Ông Lý bị bong vài lớp da do bị tra tấn.

Sau hai ngày nữa, lính canh Cảnh ra lệnh cho các tù nhân đưa ông Lý đến văn phòng của anh ta. Khi ông Lý từ chối khai báo tên của mình, tù nhân Tống Phi đã giẫm lên bụng ông Lý khiến ông lùi ra sau và ngã lăn ra đất. Khi Cảnh hỏi ông Lý có viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công hay không, ông khẳng định rằng mình sẽ không bao giờ viết, và Cảnh lại sốc điện ông bằng dùi cui điện.

Cấm ngủ và tiếp tục sốc điện

Khi ông Lý trở lại phòng giam của mình, 4 tù nhân khác là, Lý Vạn Long, Lô Bảo Tường, Lý Quốc Đống, Vương Khánh Khôn, đang đợi ông ở đó. Họ được giao nhiệm vụ giám sát ông 24/24 và không cho ông ngủ. Ngay khi ông nhắm mắt, họ sẽ lay người ông để đánh thức ông dậy. Ông Lý đã cố gắng giảng chân tướng Pháp Luân Công và cách thức chính quyền cộng sản tuyên truyền nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công, nhưng họ từ chối lắng nghe.

Có lúc ông Lý cực kỳ buồn ngủ và không thể mở nổi mắt ra, ngay cả khi các tù nhân liên tục đánh đập ông. Lý Vạn Long ra tay với ông tàn nhẫn nhất. Anh ta thường tự mình thử nghiệm những cách thức khác nhau để xem làm thế nào để khiến ông Lý bị đau tối đa nhất khi bị đánh đập. Anh ta búng tay vào ngón chân ông Lý. Sáng hôm sau, ông Lý tỉnh dậy thì phát hiện trên người mình có nhiều vết bầm tím.

Ngoài việc cấm ngủ, Vũ còn sốc điện ông Lý bằng dùi cui và xịt nước ớt cay vào ông 2-3 lần mỗi ngày, và mỗi lần kéo dài 2 tiếng đồng hồ.

Một tù nhân khác là Trần Minh Phi cũng tham gia tra tấn vì ông Lý kiên định với đức tin của mình. Một ngày nọ, Trần hỏi ông Lý rằng liệu ông có biết khiêu vũ ở quảng trường không, và ông Lý nói rằng mình không biết. Sau đó Trần ra lệnh cho ông đứng trong nước và sốc điện ông. Khi ông Lý liên tục nhảy dựng người lên vì những cú sốc điện thì Trần đã cười phá lên đầy khoái chí. Họ lặp lại việc tra tấn vào buổi chiều và buổi tối.

Ngoài sốc điện và cấm ngủ, họ còn họ cũng cắt giảm khẩu phần ăn hoặc ép ông ăn đến bội thực trong nhiều bữa liên tiếp.

Vài ngày sau, Cảnh hỏi ông Lý một lần nữa rằng liệu ông có viết tuyên bố từ bỏ hay không và ông Lý vẫn nói rằng ông không viết. Lần này, Cảnh không sốc điện ông bằng dùi cui mà yêu cầu ông hợp tác. Ông Lý kêu gọi anh ta không làm theo chính sách bức hại, vì một ngày nào đó công lý sẽ chiến thắng.

Khi ông Lý trở lại buồng giam, tù nhân Vũ đã cố gắng thuyết phục ông, nói rằng kể từ khi anh ta đến khu huấn luyện này vào năm 2021, anh ta đã tra tấn nhiều học viên Pháp Luân Công và tất cả họ đều bị cưỡng chế phải viết tuyên bố từ bỏ tu luyện. Một trong các học viên là ông Lý Thường Trụ đã bị tra tấn đến mất kiểm soát đại tiểu tiện. Ông Lý Lập Tráng vẫn từ chối hợp tác.

Hai lính canh mới

Ngày hôm sau, ông Lý bị đưa đến văn phòng của lính canh. Lần này, một lính canh trẻ họ Tiền khoảng 30 tuổi đã gặp ông Lý. Anh ta hỏi tuổi và nghề nghiệp của ông Lý trước khi lấy một chiếc dùi cui điện dài để sốc điện ông. Anh ta chĩa dùi cui về phía ông Lý và nói: “Tốt hơn là ông nên viết tuyên bố từ bỏ đức tin để tránh bị tra tấn. Chúng tôi có đủ cách để đối phó với ông. Nếu ông không viết, chúng tôi sẽ giữ ông ở đây mà không phân ông đến các khu giam giữ phổ thông“.

Sau đó tù nhân Trần và Vũ đưa ông Lý tới nhà kho để sốc điện ông bằng dùi cui một lần nữa và xịt hơi cay vào ông. Khoảng nửa giờ sau, một lính canh tên Hạ Minh (ngoài 50 tuổi) đi tới.

Sau khi Hạ đến, lính canh Tiền và các tù nhân rời đi. Hạ ngồi xuống với ông Lý và cố gắng thuyết phục ông chuyển hướng sang thực hành Phật giáo. Ông Lý nói rằng nhiều trụ trì Phật giáo ngày nay là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và họ tham ô hủ bại, bao dưỡng nữ nhân. Ban ngày họ mặc quần áo tăng nhân, tối đến lại làm chuyện xấu. Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện chân chính và 27 năm tu luyện của ông đã chứng minh điều đó. Thấy không thể thay đổi quyết định của ông Lý, Hạ liền bỏ đi.

Tra tấn thêm nữa

Trong vài tháng sau đó, các tù nhân Trần và Vũ vẫn tra tấn ông Lý hàng ngày. Trần bắt đầu dùng kim đâm vào khắp người ông Lý. Trần lăng mạ Pháp Luân Công và nhà sáng lập pháp môn, đồng thời ra lệnh cho các tù nhân khác cùng với anh ta làm điều đó với ông Lý.

Anh ta lại bắt ông Lý đứng trong nước và sốc điện ông bằng dùi cui điện. Sau đó, Trần đổ nước lạnh lên quần và tất của ông Lý, trong khi nhiệt độ đang ở dưới mức đóng băng, và không cho phép ông thay đồ.

Một tù nhân khác từ một tổ khác đã từng đề nghị Trần và Vũ quất ông Lý bằng ống nhựa PVC dày. Khi các vết thương của ông sắp lành, họ lại đánh ông và cứ vài ngày lại lặp lại sự tra tấn này. Ông cho biết nhiều học viên Pháp Luân Công trong tổ của ông đã thỏa hiệp sau khi bị tra tấn như vậy. Vũ tìm một chiếc ống nhựa PVC và quất vào mông ông Lý. Nhưng sau đó Vũ quyết định rằng anh vẫn thích dùi cui điện để tra tấn ông Lý hơn.

Một đêm nọ, hai lính canh là Lữ Vân Lỗi và một lính canh họ Doãn đi đến. Lữ đánh vào đầu, vào mặt và đá ông Lý. Lữ quát tháo: “Đảng Cộng sản (ĐCS) đã cấp cho ông cơm ăn áo mặc, vậy mà ông lại phản đối Đảng”.

Ông Lý đã cố gắng giải thích cho họ rằng bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một tà giáo và nó đang lừa dối và bức hại chính người dân của mình.

Lữ vô cùng tức giận và hét lên: “Tôi là đảng viên của ĐCS. Làm sao ông dám nói nó ĐCS là tà giáo chứ!“

Để làm hài lòng các lính canh, Vũ đã sốc điện khắp toàn thân ông Lý bằng dùi cui điện. Cuộc tra tấn kéo dài từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối (Mười tháng sau, những vết sẹo này vẫn còn hằn rõ).

Khi ông Lý bị đưa trở lại buồng giam, mặt, cổ và ngực của ông bị sưng tấy nghiêm trọng. Huyết áp của ông cũng tụt xuống 100/60 mmHg. Lo sợ rằng ông có thể chết vì bị tra tấn, các tù nhân bắt đầu cho phép ông ngủ vào ban đêm. Nhưng họ vẫn chửi mắng ông hết lần này đến lần khác. Đôi khi họ còn khạc đờm, nhai đậu phộng hoặc hạt dưa rồi nhổ vào mặt ông để làm nhục ông.

Hai tuần sau, tù nhân La Ngạn Quân báo cáo ông Lý ngồi luyện Pháp Luân Công khi thấy ông ngồi trên giường. La và những người khác kéo ông xuống đất và dùng giày của họ đánh vào đầu ông. Ông bị mờ mắt trái trong hai tuần. La còn nhét chiếc tất hôi thối của mình vào miệng ông Lý khiến ông suýt chết ngạt.

Sau đó, La đe dọa sẽ dùng chăn quấn và trói ông Lý lại. Anh ta nói rằng mình đã tra tấn các tù nhân khác bằng phương pháp này và kết quả là tất cả họ đều phải hợp tác. Ông Lý đã gọi lính canh và cuối cùng họ đã ngăn La lại, vì sợ rằng anh ta có thể tra tấn ông Lý đến chết.

Sau đó, các tù nhân Lý Vạn Long bắt đầu đi ngoài ra máu và Lý Quốc Đống bị viêm ruột thừa cấp tính. Vũ bị biệt giam 7 ngày vì đánh các tù nhân khác. Chỉ còn lại các tù nhân La và Vương giám sát ông Lý, nên sự tra tấn đã ít tàn bạo hơn trước.

Bài liên quan:

Hắc Long Giang: Năm cư dân bị đưa vào nhà tù để thụ án vì gọi điện thoại nói về đức tin của họ

Hắc Long Giang: Tòa án Trung cấp giữ nguyên bản án oan sai đối với bảy cư dân

Bảy cư dân Hắc Long Giang bị kết án lên tới gần 11 năm vì đã gọi điện giảng chân tướng Pháp Luân Công

Người phụ nữ 70 tuổi đang hồi phục sau đợt phẫu thuật gần đây đã bị buộc phải tham dự phiên tòa xét xử

Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Mười hai học viên bị bắt giữ trong vòng hai ngày, sáu trường hợp bị truy tố

Hắc Long Giang: Bảy cư dân bị đưa ra xét xử vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tín ngưỡng

Từng bị tra tấn và tấn công tình dục ở trong tù, bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình bị bắt giữ một lần nữa vì lên tiếng cho đức tin của mình

Thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu, bắt giữ vì truyền rộng thông tin về đức tin của họ

Bác sỹ kiện Giang Trạch Dân vì đã huỷ hoại sự nghiệp và giam cầm ông trong nhiều năm

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/26/452374.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/1/204984.html

Đăng ngày 29-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cựu bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình bị đánh đập tàn nhẫn và sốc điện trong khi thụ án tù 10 năm vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Các phương pháp tra tấn học viên Pháp Luân Công trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốchttps://vn.minghui.org/news/234271-cac-phuong-phap-tra-tan-hoc-vien-phap-luan-cong-trong-trai-tam-giam-huyen-gia-ngu-o-tinh-ho-bac-trung-quoc.htmlMon, 15 Aug 2022 09:09:33 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=234271[MINH HUỆ 18-06-2022] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, vô số học viên đã bị giam giữ vì kiên định đức tin của họ. Một số đã qua […]

The post Các phương pháp tra tấn học viên Pháp Luân Công trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUỆ 18-06-2022] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, vô số học viên đã bị giam giữ vì kiên định đức tin của họ. Một số đã qua đời do bị tra tấn trong khi bị giam giữ, một số khác đã qua đời sau khi được thả.

Trong báo cáo này, chúng tôi muốn phơi bày một số thủ đoạn chủ yếu được sử dụng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công bị giam trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc ở thời điểm hiện tại cũng như các thời điểm khác trong suốt 23 năm qua của cuộc bức hại. Bởi sự kiểm duyệt và phong tỏa internet, tình hình thực tế có thể còn tàn ác hơn nhiều.

Các phương pháp tra tấn chủ yếu

Các phương pháp tra tấn chủ yếu được sử dụng trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư bao gồm:

1. Đánh đập tàn bạo,
2. Bức thực,
3. Còng tay và cùm chân trong thời gian dài,
4. Cùm nối nhiều học viên lại với nhau,
5. Cấm ngủ,
6. Cưỡng chế dùng độc dược,
7. Quỳ trong thời gian dài,
8. Đứng dựa vào tường trong thời gian dài,
9. Buộc phải rời xa gia đình,
10. Trấn nước,
11. Tống tiền,
12. Lao động cưỡng bức,
13. Tra tấn đóng băng,
14. Tuyên truyền và tẩy não.

1. Đánh đập tàn bạo

Ở trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư, việc đánh đập tàn bạo là thủ đoạn tra tấn phổ biến nhất. Một số lính canh và trưởng buồng giam đã trực tiếp đánh đập học viên Pháp Luân Công hoặc xúi giục các tù nhân khác làm việc đó.

Một kiểu đánh đập phổ biến được gọi là “ăn sủi cảo”. Nạn nhân bị bắt đứng dựa vào tường với một cái cốc đặt giữa lưng và tường. Sau đó, lính canh yêu cầu tù nhân đấm hoặc đá vào ngực nạn nhân, khiến nạn nhân thổ huyết.

Một kiểu đánh đập phổ biến khác được gọi là “măng xào thịt lợn”. Sự tra tấn này chủ yếu được áp dụng đối với các học viên nữ. Lính canh sẽ bắt các nữ học viên xếp hàng và quỳ trong hành lang. Sau đó, lính canh hoặc tù nhân sẽ dùng thanh tre mỏng quất vào người họ, đặc biệt là những vùng da hở. Nạn nhân đau đớn tột cùng, một số đã lăn lộn, la hét vì đau đớn.

Một kiểu đánh đập thứ ba được gọi là “ăn bánh bao”. Theo cách này, nạn nhân bị quấn trong một chiếc chăn, sau đó họ bị đấm và đá vào ngực cùng các bộ phận khác của cơ thể.

Ông Trương Ngọc Vượng ở thị trấn Ngư Nhạc, huyện Gia Ngư đã qua đời ở tuổi 63 vì bị tra tấn. Vợ ông đã kể lại sự tra tấn mà cả hai đã trải qua ở trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư vào tháng 10 năm 2002. Vợ ông bị bắt đứng dựa vào tường suốt cả đêm, với hai tay duỗi thẳng và hai lòng bàn tay áp sát vào đường chỉ quần ở hai bên.

Ông Trương bị tra tấn theo kiểu “ăn sủi cảo”. Người vợ viết: “Sự đau đớn đó quả thực khiến người ta không thể chịu nổi. Mặt chồng tôi tái nhợt, và hai tháng sau ông mới được thả ra. Sau khi trở về nhà, do bị thương nặng vì bị tra tấn, ông ấy bị đau tức ngực dai dẳng và thậm chí không thể làm việc nhà. Sức khỏe của ông ngày càng xấu đi và sau đó ông ấy đã qua đời vào năm 2010.”

Một số học viên khác cũng qua đời sau khi bị đánh đập tàn bạo ở trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư.

2010-9-26-featurephotos-64--ss.jpg

Tranh vẽ minh họa tra tấn: Đánh đập

Bà Lưu Đức Hồ (63 tuổi) ở thị trấn Bài Châu Loan của huyện Gia Ngư. Khi ở trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư, bà đã bị đánh đập nhiều lần và bị nội thương nghiêm trọng. Sau đó bà qua đời vào năm 2013.

Lúc sinh tiền bà Lưu kể:

“Ngày 13 tháng 1 năm 2001, tôi bị Bộ phận An ninh Chính trị thẩm vấn phi pháp tại Trại tạm giam Huyện Gia Ngư. Cảnh sát Chu Văn Đắc đã đá, véo, đánh đập và chửi mắng tôi mỗi khi anh ta hỏi cung tôi. Anh ta đẩy tôi ngã và bắt tôi phải quỳ thẳng người với hai tay giơ thẳng lên trên. Sau khi tôi quỳ như vậy hơn một tiếng đồng hồ, anh ta lại bắt tôi đứng dậy với hai bàn chân khép sát vào nhau, hai tay duỗi thẳng và không được cử động. Sự tra tấn này kéo dài từ sáng đến tối. Sau đó, tám người đã thay nhau thẩm vấn tôi vào ban đêm”.

Rạng sáng, trưởng Bộ phận An ninh Chính trị Lưu Trường Lâm đã đi vào văn phòng để hỏi về cuộc thẩm vấn. Khi nghe nhân viên trực báo cáo rằng bà Lưu từ chối từ bỏ đức tin, Lưu Trường Lâm thẹn quá hóa giận, lớn tiếng quát tháo: “Tôi sẽ giết bà nếu bà vẫn cứ như thế này!” Sau đó ông ta tát vào mặt bà Lưu và đấm vào mắt phải của bà. Tiếp theo, ông ta đóng cửa rồi lại đánh vào thái dương và đấm vào tai trái của bà. “Kể từ đó tôi luôn thấy có tiếng o o bên tai trái của mình và tôi không thể nghe thấy gì từ tai bên đó nữa” bà Lưu viết.

Sau đó Lưu Trường Lâm đấm bà ngã xuống đất, rồi lại đá và túm tóc bà hỏi: “Tài liệu (Pháp Luân Công) từ đâu mà có?” Bà Lưu không trả lời. Mặc dù bà Lưu đã ngoài 60 tuổi, nhưng cảnh sát bắt bà phải đứng im mà không được cử động hoặc ngủ trong 28 tiếng. Bà kể lại: “Khi tôi được đưa trở lại phòng giam, các tù nhân ở đó nói rằng khuôn mặt của tôi trông rất đáng sợ, nó đã biến dạng với những vết bầm tím và máu tụ.”

Một trường hợp khác là ông Thẩm Quốc Diễm (ngoài 60 tuổi). Ông đã bị bắt vào cuối tháng 9 năm 2001 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Ở trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư, ông Thẩm bị lính canh và tù nhân tra tấn tàn bạo. Ông vô cùng yếu ớt với toàn thân sưng tấy và đang bên bờ vực của cái chết. Tháng 10 năm 2002, ông được thả về nhà, và một năm sau ông qua đời một cách đầy thương tâm.

Anh Từ Hiểu Xuân (42 tuổi) là một nông dân ở thị trấn Tân Nhai, huyện Gia Ngư. Vào một ngày cuối năm 1999, sau khi lừa anh đến Đồn Công an Tân Nhai, một cảnh sát đã đấm mạnh vào hai mạn sườn của anh khiến anh ngay lập tức bất tỉnh. Những điều tương tự lại xảy ra vào ngày 25 tháng 4 năm 2001. Lính canh và tù nhân đã không ngừng đánh đập và tống tiền anh 3.000 Nhân dân tệ. Sau khi anh Từ trở về nhà vào ngày 1 tháng 6 năm 2001, thương tích của anh không thể phục hồi. Mặc dù vậy, Lý Băng Sơn, Lý Vĩnh Tường và Lý Bách Lâm, cùng các nhân viên chính quyền khác vẫn tiếp tục sách nhiễu anh tại nhà. Cuối cùng, vào sáng ngày 13 tháng 12 năm 2006, anh Từ đã qua đời vì nội thương.

Cô Trương Ngọc Yến là cư dân của thị trấn Bài Châu Loan, huyện Gia Ngư. Vào tháng 5 năm 2000, sau khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, cô đã bị bắt và giam trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư. Cô bị tra tấn tàn bạo đến mức nôn ra máu. Tuy nhiên cô đã không được đưa đến bệnh viện cho đến khi cô bên bờ vực của cái chết. Sau khi sức khỏe ổn định trở lại, cô được về nhà nhưng vẫn tiếp tục bị Phòng 610 Bài Châu Loan sách nhiễu. Họ thậm chí còn lấy đi một số đồ dùng trong nhà của cô. Cô Trương qua đời vào tháng 3 năm 2002, ở tuổi 23.

Anh Trương Hổ (khoảng 30 tuổi) là cư dân của thị trấn Phan Gia Loan, huyện Gia Ngư. Sau khi bị bắt vào năm 2011, anh bị giam ở trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư 7 ngày và bị tra tấn vô cùng tàn bạo. Sự tra tấn đã khiến các cơ quan nội tạng của anh bị tổn thương nghiêm trọng. Sau đó, anh mắc bệnh gan và bệnh tiểu đường. Anh qua đời một cách bi thảm vào ngày 29 tháng 2 năm 2016.

2. Bức thực một cách vô nhân tính

Cho ăn bằng ông dẫn bản chất là một phương pháp dùng để đưa thức ăn thẳng vào dạ dày nhằm cứu mạng người. Tuy nhiên, ĐCSTQ lại sử dụng nó như một phương pháp tra tấn tàn bạo để bức thực nhằm ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ. Hỗn hợp được Trại tạm giam Gia Ngư sử dụng để bức thực thường là muối thô được trộn với một ít nước, bột ngô, thuốc kích thích, rượu có nồng độ cồn cao, chất tẩy rửa, phân và nước tiểu.

2005-8-17-jiangjin-31--ss.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực

Để ngăn các học viên kháng cự trong khi bức thực, trại giam thường còng hai tay học viên ra sau lưng, cùm chân họ bằng xích nặng. Phần đầu và cơ thể của học viên bị ghìm chặt trong suốt quá trình bức thực. Để gây thêm đau đớn cho các học viên, lính canh và tù nhân còn cố ý liên tục rút cắm ống truyền thức ăn, điều này thường khiến thực quản và dạ dày của các học viên bị rách. Tất cả là nhằm cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện.

Ngày 13 tháng 1 năm 2001, bà Lưu Đức Hồ (đã đề cập ở trên) bị đưa đến Trại tạm giam Huyện Gia Ngư. Lính canh thường khám xét các phòng giam, và có lần đã tìm thấy và tịch thu một cuốn sách Chuyển Pháp Luân của bà. Bà kể: “Tôi đã tuyệt thực để phản bức hại. Vài ngày sau, lính canh bắt đầu bức thực tôi. Lính canh và tù nhân, tổng cộng khoảng sáu đến bảy người, đã đẩy tôi xuống sàn và dùng đầu gối đè lên chân và người tôi. Vài người cạy miệng tôi còn vài người bức thực tôi. Tôi đã bị cạy rụng ra và hàm răng dưới của tôi bị thương đến biến dạng. Đến bây giờ nó vẫn còn bị biến dạng”.

3. Bắt các học viên đeo cùm chân và còng tay

2004-11-11-dqfoot1--ss.jpg

Tái hiện tra tấn: Đeo cùm

Bà Trịnh Ngọc Linh từng là nhân viên của Cục Thương mại Thành phố Xích Bích. Vào tối ngày 26 tháng 11 năm 2000, bà bị chuyển từ Trại tạm giam Xích Bích đến Trại tạm giam Gia Ngư. Lính canh đã đeo cùm nặng 15 kg vào chân bà và còng hai tay bà ra sau lưng vào cánh cửa để hành hạ bà. Sự tra tấn này tiếp diễn suốt ba ngày ba đêm.

4. Còng tay và cùm chân nhiều học viên vào với nhau

2013-4-30-minghui-persecution-kuxing5--ss.jpg

Còng tay và cùm chân vào với nhau

Bà Uông Quang Nguyên (61 tuổi) là nhân viên của Cục Lương thực Huyện Gia Ngư. Một hôm trong tháng 1 năm 2000, cảnh sát đã tới nơi làm việc của bà và lừa bà đến cục công an, nói rằng chỉ điều tra một chút thông tin và không quá 5 phút. Khi bà Uông đến đó, một trưởng bộ phận họ Lưu hỏi bà có còn tu luyện Pháp Luân Công không. Bà Uông trả lời rằng tất nhiên là bà vẫn tu luyện, vì Pháp Luân Công là Đại Pháp cao đức, và tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn dạy một người làm một người tốt và tốt hơn nữa.

“Chỉ bởi những lời này mà cảnh sát đã giam tôi một cách phi pháp trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư suốt 78 ngày. Khi tôi cố gắng luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, lính canh đã còng tay và cùm chân tôi và nối còng tay và cùm chân của tôi nối với cùm chân của ba học viên khác trong 18 ngày”, bà Uông kể lại.

Bà còn viết: “Trong những ngày đó, bốn người chúng tôi phải ăn, ngủ và đi vệ sinh cùng nhau, thậm chí là cả vào ban đêm. Bởi chúng tôi luân phiên nhau luyện công nên giám đốc trại giam họ Chung đã dội nước xuống sàn nhà, hết chậu này đến chậu khác, khiến nước chảy lênh láng khắp nơi, quần áo và chăn chiếu của chúng tôi đều ướt sũng…”

5. Cấm ngủ

Vì để nhận được tiền thưởng nếu cưỡng bức được các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, cảnh sát và lính canh rất tích cực làm theo chính sách bức hại của Phòng 610. Họ thường xuyên tra tấn các học viên bằng nhiều thủ đoạn, như cấm ngủ trong thời gian dài, phạt đứng, đánh đập bạo lực cùng các hình phạt thể xác khác.

Ví dụ, tháng 12 năm 2000, bà Lưu Đức Hồ (được đề cập ở trên) đã bị giam giữ tại Trại tạm giam Huyện Gia Ngư 58 ngày. Trong những ngày đó, lính canh từng bắt bà đứng yên trong 28 tiếng liên tục.

6. Âm thầm hạ độc bằng thuốc

Đôi khi lính canh bí mật cho các học viên sử dụng thuốc phá hủy thần kinh mà họ không hề hay biết, khiến những học viên vốn đang khỏe mạnh trở thành những người ốm yếu bị rối loạn tâm thần, ngốc nghếch và đau đớn đến mức sống không bằng chết.

Bà Trần Kim Tú (ngoài 50 tuổi) ở thị trấn Ngư Nhạc bị bắt vào ngày 3 tháng 3 năm 2008, trong khi đang dán tài liệu Pháp Luân Công và sau đó bị đưa đến Trại tạm giam Huyện Ngư Gia. Giám đốc Chung Mỗ và lính canh Vương Hà của trại đã yêu cầu chụp ảnh bà, nhưng bà không đồng ý vì bà không vi phạm bất kỳ luật gì.

Sau đó Chung và Vương đã giật mạnh tóc bà Trần, rồi Vương đá và giẫm mạnh vào chân bà Trần với đôi giày cao gót. Sau đó, khi bà Trần nói với Vương Pháp Luân Công là gì và cuộc bức hại này sai trái ra sao, nhưng Vương đã không nghe. Thay vào đó, Vương đã bí mật bỏ thuốc độc vào đồ uống và đưa cho bà Trần uống, khiến bà choáng váng và tình thần mơ hồ.

Khi Vương cố gắng đưa bà Trần đến Trung tâm Tẩy não Vũ Hán, bà Trần đã chống cự. Vương, cùng với giám đốc Tạ, chỉ đạo viên Lý, người lái xe, Tôn Tông Văn và Thư Đính Giao, tất cả đều đánh đập bà Trần rất tàn nhẫn. Vương và Thư là người đã đánh bà Trần nặng tay nhất. Thư còng tay bà Trần ra sau lưng, nhét tất bẩn vào miệng bà và dùng băng dính dán miệng bà lại. Trong khi đánh bà, Thư còn quát tháo: “Tôi đánh bà đấy, nhưng ai làm chứng nào?!”

7. Quỳ trong thời gian dài

Lính canh tại các cơ sở giam giữ khác nhau trên khắp tỉnh Hồ Bắc, bao gồm Trại tạm giam Thành phố Xích Bích, Trại tạm giam Miêu Nhĩ Sơn thành phố Hàm Ninh và Trại tạm giam Huyện Gia Ngư, thường bắt các học viên quỳ để ngược đãi và làm nhục họ.

8. Đứng dựa vào tường trong thời gian dài

Lính canh hoặc tù nhân bắt các học viên đứng dựa vào tường với hai tay để thẳng và áp sát vào hai bên cơ thể. Họ không được phép cử động, nhìn vào người khác hoặc nói chuyện, đồng thời các học viên cũng bị hạn chế sử dụng nhà vệ sinh. Đôi khi tù nhân còn xé một mảnh giấy thành 6 mảnh và đặt một mảnh vào giữa đầu của học viên và tường, năm mảnh còn lại đặt vào vị trí nơi các khớp xương áp và tường. Các học viên phải đứng sao cho sáu mảnh giấy này phải ở nguyên vị trí, và chỉ cần một mảnh giấy nào đó hơi xê dịch, họ sẽ bị chửi rủa hoặc đánh đập.

Bà Lưu Đức Hồ (được đề cập ở trên) cũng bị tra tấn bằng hình thức này. Các học viên bị ngược đãi theo cách này thường bị đau lưng, chóng mặt, sưng tay và không thể cầm nắm đồ vật. Đôi khi chân của họ bị sưng tấy nghiêm trọng, và bàn chân của họ sưng đến mức không thể xỏ chân vào giày được nữa. Nếu tiếp tục bị tra tấn như vậy, các học viên thường loạng choạng khi đi bộ, mất thăng bằng và ngã lăn ra đất. Đôi khi họ còn bị liệt hai chân sau khi bị tra tấn bằng hình thức này.

9. Giam giữ các học viên trong cơ sở giam giữ ở địa phương khác

Đôi khi các học viên có thể bị gửi đến một cơ sở giam giữ ở địa phương khác, ở đó họ sẽ bị coi là những “kẻ dị địa” và bị bức hại nghiêm trọng hơn, bởi các thủ phạm bức hại ít lo lắng bị người nhà của nạn nhân khiếu nại hơn. Ngoài ra, trong hoàn cảnh như vậy, việc các học viên địa phương (nơi các học viên bị giam giữ sinh sống) tìm cách giải cứu những học viên mục tiêu này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Ví dụ, học viên Trịnh Ngọc Linh ở thành phố Xích Bích bị giam tại Trại tạm giam Huyện Gia Ngư, học viên Đỗ Minh Sinh ở Sùng Dương bị giam tại Trại tạm giam Huyện Thông Thành, học viên Ngô Vệ Hoa ở thành phố Ôn Tuyền bị giam tại Trại tạm giam Huyện Thông Sơn và học viên Hùng Thu Lan ở huyện Gia Ngư bị giam trong Trại tạm giam Thành phố Xích Bích.

10. Trấn nước

Trấn nước cũng được sử dụng để tra tấn các học viên vào bất kỳ mùa nào, kể cả trong mùa đông lạnh giá. Nạn nhân sẽ bị lột trần và đưa đi tắm. Đầu tiên, lính canh hoặc tù nhân sẽ thoa xà phòng lên khắp cơ thể nạn nhân. Tiếp theo, họ bắt người học viên phải ngồi xổm cạnh một bức tường với phần sau đầu dựa vào tường. Sau đó, một người liên tục dội nước chậm rãi từ đỉnh đầu nạn nhân xuống. Khi đi qua mũi và miệng nạn nhân, nước sẽ tạo thành một “thác nước” nhỏ, nó có thể dễ dàng khiến người đó ngạt thở. Nếu kháng cự thì học viên đó sẽ bị đánh đập. Một số học viên đã bị tra tấn theo cách này với hơn 10 chậu nước trong mùa đông lạnh giá.

11. Tống tiền

Trại tạm giam cũng sử dụng hình thức tống tiền như một cách để bức hại học viên và làm dày thêm túi tiền của mình.

Bà Ngô Xảo Vân (78 tuổi) đã nghỉ hưu từ Nhà máy Dệt lụa Huyện Gia Ngư. Tháng 1 năm 2000, bà bị đưa đến Trại tạm giam huyện Gia Ngư và bị giam ở đây hơn bốn tháng. Bà kể: “Bất cứ khi nào chúng tôi luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, lính canh và tù nhân sẽ dội những xô nước lạnh lên đầu chúng tôi, kể cả là trong mùa đông“. Bà đã bị phạt 1.000 Nhân dân tệ trước khi được thả. Tháng 9 năm 2000, cảnh sát lục soát nhà của bà và lại bắt bà đến Trại tạm giam Gia Ngư. Bà bị giam ở đó hơn một tháng và chỉ được thả sau khi gia đình bà buộc phải nộp 500 Nhân dân tệ.

Bà Dương Chấn Lỵ (49 tuổi) là nhân viên của cục lương thực. Bà Dương kể: “Khi chúng tôi đang luyện công ở ngoài trời vào tháng 6 năm 2000, cảnh sát đã bắt chúng tôi và kéo lê chúng tôi vào xe của họ với mặt và chân của chúng tôi bị chà xát trên mặt đất, khiến chúng tôi bị thương”.

Bà Dương đã bị phạt 1.000 Nhân dân tệ trước khi được thả ra khỏi trại tạm giam. Cuối năm đó (2000), bà lại bị bắt và bị giam 50 ngày. Bà bị ép phải nộp phạt 4.000 Nhân dân tệ.

12. Lao động cưỡng bức

Trại tạm giam Huyện Gia Ngư đã trục lợi từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bằng cách ép họ làm việc không công. Có nhiều hình thức lao động cưỡng bức, như khai thác đá, làm gạch ngói, sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất lá thiếc, làm nông, xây dựng đường xá và các loại công việc khác.

Ông Từ Trường Tân là một nông dân ở thị trấn Tân Nhai, huyện Gia Ngư. Ông Từ kể: “Lưu Cúc Hồng và tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào cuối tháng 7 năm 1999. Chúng tôi bị bắt và bị giam trong Trại tạm giam Gia Ngư 15 ngày. Trong thời gian đó lính canh bắt chúng tôi đi đập đá trên núi để kiếm tiền cho trại tạm giam.“

“Đó là lao động cưỡng bức nô lệ và tôi đã ngất đi vì quá nóng bức. Nhưng lính canh đã đánh đập tôi. Trưởng Đồn Công an Thị trấn Tân Nhai là Long Thiên Thành cũng thu giữ trái phép thẻ căn cước của chúng tôi và đến giờ vẫn chưa trả lại.”

13. Tra tấn đóng băng

Ở Trại tạm giam Huyện Gia Ngư, lính canh dội nước lạnh vào các học viên hoặc sàn buồng giam dù đang trong mùa đông lạnh giá, nhằm cưỡng bức các học viên từ bỏ đức tin của họ.

2011-4-4-kuxing-04--ss.jpg

Tái hiện tra tấn: Dội nước lạnh

14. Tuyên truyền và tẩy não

Bên cạnh tra tấn thể xác, các lính canh cũng liên tục phát các nội dung tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ.

Vi phạm Hiến pháp và nhiều luật khác

Với những hành động nêu trên, các cán bộ, lính canh, tù nhân của Trại tạm giam Huyện Gia Ngư đã vi phạm nhiều điều luật khác nhau.

1. Vi phạm Hiến pháp

Điều 35 của Hiến pháp quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, thành lập hội, diễu hành, biểu tình.”

Điều 36. “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do tín ngưỡng.“

Điều 37. “Tự do cá nhân của công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quyền bất khả xâm phạm.”

Điều 38. “Nhân phẩm của công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm. Nghiêm cấm lăng mạ, vu khống, cáo buộc hoặc quy tội không đúng sự thật đối với các công dân dưới bất kỳ hình thức nào.”

2. Vi phạm Luật Hình sự

Điều 3 của Luật Hình sự quy định: “Đối với những hành vi mà pháp luật đã xác định rõ là phạm tội thì sẽ bị định tội và xử phạt theo pháp luật; đối với những hành vi mà pháp luật không xác định rõ là phạm tội, thì không bị định tội hay trừng phạt.”

Pháp Luân Công không nằm trong danh sách các tổ chức tà giáo do Bộ Công an và Quốc vụ viện công bố. Ngoài ra, Thông báo số 50 của Tổng cục Báo chí và Xuất bản ban hành ngày 1 tháng 3 năm 2011, đã bãi bỏ lệnh cấm xuất bản đối với các sách của Pháp Luân Công.

Cụ thể hơn, lính canh đã vi phạm những điều sau đây của Luật Hình sự.

Điều 234. “Người nào cố ý gây thương tích cho người khác, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 03 năm, giam giữ hình sự hoặc quản chế.“

Điều 238. “Người nào giam giữ người khác một cách phi pháp hoặc dùng các phương pháp phi pháp khác để tước đoạt tự do nhân thân của người khác, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 03 năm, giam giữ hình sự, quản chế hoặc tước bỏ các quyền lợi chính trị. Trong trường hợp có tình tiết đánh đập, làm nhục người khác thì sẽ bị xử phạt nặng hơn”.

Điều 243. “Những việc ngụy tạo nhằm gài bẫy người khác hoặc nhằm mục đích khiến người khác bị điều tra hình sự, nếu vụ án nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 03 năm, hoặc bị giam giữ hình sự hoặc quản chế. Người nào gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù có thời hạn từ 03 năm đến 10 năm tù”.

Điều 245. “Người nào khám xét thân thể, chỗ ở của người khác một cách phi pháp hoặc xâm nhập chỗ ở của người khác một cách phi pháp, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 03 năm hoặc giam giữ hình sự.”

“Những nhân viên làm việc trong ngành tư pháp lạm dụng chức quyền, phạm các tội quy định trong các điều luật trên, thì bị xử phạt nặng.”

Điều 246. “Người nào ngang nhiên dùng bạo lực hoặc các phương pháp khác để làm nhục người khác hoặc bịa đặt những điều phỉ báng người khác, nếu có tình tiết nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 03 năm, giam giữ hình sự quản chế hoắc tước bỏ quyền lợi chính trị.“

“Người nào phạm những tội nêu trên chỉ bị điều tra nếu họ bị khởi kiện, ngoại trừ những trường hợp gây tổn hại nghiêm trọng tới trật tự xã hội hoặc lợi ích quốc gia.”

Điều 251. “Nhân viên công tác trong cơ quan nhà nước tước đoạt phi pháp quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc xâm phạm phong tục tập quán của dân tộc thiểu số, nếu có tình tiết nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 02 năm hoặc giam giữ hình sự.“

Điều 252: “Người nào xâm phạm quyền tự do thông tin của công dân bằng cách giấu, hủy hoặc mở một cách phi pháp thư tín của người khác, nếu có tình tiết nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 01 năm hoặc giam giữ hình sự.”

Điều 254. “Nhân viên công tác trong các cơn quan nhà nước lạm dụng chức quyền, lấy việc công làm việc tư, để trả đũa hoặc hãm hại những người tố cáo, người kiến ​​nghị, người nêu ý kiến phê bình hoặc người cung cấp thông tin, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 02 năm hoặc giam giữ hình sự; nếu có tình tiết nghiêm trọng, thì bị phạt tù có thời hạn từ trên 02 năm đến dưới 07 năm.”

Điều 274. “Người nào tống tiền tài sản công hoặc tư với số tiền tương đối lớn, thì bị phạt tù có thời hạn không quá 03 năm, giam giữ hình sự hoặc quản chế; nếu số tiền rất lớn và có tình tiết nghiêm trọng khác, thì bị tù có thời hạn từ trên 03 năm đến dưới 10 năm.“

3. Vi phạm Luật Kiểm sát viên

Điều 7 của Luật Kiểm sát viên quy định:

“Kiểm sát viên có những nhiệm vụ sau đây:

(1) Tiến hành điều tra các vụ án hình sự do Viện Kiểm sát Nhân dân trực tiếp thụ lý theo quy định của pháp luật;

(2) Xem xét các yêu cầu giam giữ và truy tố các vụ án hình sự, và tiến hành truy tố công khai nhân danh nhà nước;

(3) Thực hiện công tác tố tụng công ích;

(4) Thực hiện công tác giám sát các hoạt động tố tụng hình sự, dân sự và hành chính, và

(5) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công tố viên phải chịu trách nhiệm về những quyết định đối với vụ án thuộc phạm vi chức năng, quyền hạn của mình”.

Điều 8 Luật Kiểm sát viên quy định: “Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Ủy viên Viện kiểm sát nhân dân ngoài việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác tương ứng với chức trách của mình”.

4. Vi phạm Luật Tố tụng Hình sự

Theo Điều 52 của Luật Tố tụng Hình sự: “Nhân viên thẩm phán, nhân viên kiểm sát, nhân viên điều tra phải tuân theo trình tự pháp luật trong việc thu thập các loại chứng cứ có thể xác định có tội hay vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết nhẹ trách nhiệm hình sự của nghi phạm, bị cáo. Nghiêm cấm tra tấn bức cung và thu thập chứng cứ bằng cách đe dọa, dụ dỗ, lừa gạt và các phương pháp phi pháp khác để thu thập chứng cứ, không được cưỡng ép bất cứ ai phải thừa nhận bản thân có tội.”

Theo Điều 56 của Luật Tố tụng Hình sự: “Lời khai của các nghi phạm và bị cáo được thu thập bằng cách tra tấn bức cung hoặc các biện pháp phi pháp khác, và lời chứng của các nhân chứng hoặc lời tường trình của người bị hại được thu thập bằng cách dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các phương pháp phi pháp khác, sẽ bị loại trừ. Nếu việc thu thập chứng cứ vật chất, chứng cứ tài liệu không tuân thủ các trình tự pháp luật quy định và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công bằng tư pháp, thì phải bổ sung điều chỉnh lại cho chính xác hoặc đưa ra giải thích hợp lý; nếu không thể bổ sung điều chỉnh lại cho chính xác hoặc đưa ra giải thích hợp lý, những bằng chứng này sẽ bị loại trừ.”

“Trong quá trình điều tra, thẩm tra truy tố, xét xử phát hiện có chứng cứ cần được loại trừ thì cần phải loại trừ theo quy định của pháp luật, và không được những chứng cứ này làm cơ sở đưa ra ý kiến ​​truy tố, quyết định truy tố và phán quyết.”

5. Vi phạm Luật Công vụ viên

Theo quy định tại Điều 60 Luật Công vụ viên: “Công vụ viên thi thành quyết định hoặc mệnh lệnh mà vi phạm pháp luật rõ ràng thì người đó phải chịu trách tương ứng theo quy định của pháp luật”

Cuộc bức hại Pháp Luân Công là thực hiện theo mệnh lệnh của Giang Trạch Dân, thông qua Phòng 610 truyền đạt, đều là qua điện thoại, gửi fax, xem xong liền lập tức tiêu hủy, không lưu chứng cứ. Điều này càng cho thấy rằng mệnh lệnh đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân và Phòng 610 rõ ràng là mệnh lệnh bất hợp pháp, và bất cứ ai chấp hành chúng đều phạm tội. Cuộc hại Pháp Luân Công hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và do đó là vi phạm pháp luật.

Vui lòng tham khảo thêm bản tiếng Hán để biết thông tin chi tiết về các thủ phạm hành ác ở trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/18/445044.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/6/23/201925.html

Đăng ngày 15-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Các phương pháp tra tấn học viên Pháp Luân Công trong Trại tạm giam Huyện Gia Ngư ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>