Ác hữu ác báo - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Tue, 14 Nov 2023 09:04:07 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.8Những thường dân Trung Quốc nhận quả báo vì tham gia bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/255848-nhung-thuong-dan-trung-quoc-nhan-qua-bao-vi-tham-gia-buc-hai-phap-luan-cong.htmlTue, 14 Nov 2023 08:01:02 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=255848[MINH HUỆ 18-09-2023] [Ghi chú của Ban biên tập: “Trong cả hai nền văn hóa Tây Phương và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, nghĩa là một người phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho những hành động của họ, là được công nhận […]

The post Những thường dân Trung Quốc nhận quả báo vì tham gia bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-09-2023] [Ghi chú của Ban biên tập: “Trong cả hai nền văn hóa Tây Phương và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, nghĩa là một người phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho những hành động của họ, là được công nhận rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, Chân-Thiện-Nhẫn. Vũ trụ sẽ thưởng cho những hành động phù hợp với nguyên lý này, và những việc làm như đánh đập, tra tấn và giết người sẽ đem đến quả báo. Nói một cách khác, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Các bài viết như dưới đây có ý nghĩa nhắc nhở nguyên lý này cho những ai mà muốn làm ác.]

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, nó đã huy động toàn thể quốc gia tham dự vào cuộc vận động này. Ngoài những cảnh sát bắt bớ các học viên, những công tố viên và thẩm phán đã kết án tù các học viên, cũng như lính canh trại tạm giam và nhà tù đã tra tấn các học viên, thì quần chúng và các viên chức ủy ban khu dân cư cũng bị xúi giục theo dõi và trình báo các học viên.

Mặc dù nhiều người trong số đó khẳng định rằng họ không tin vào sự báo ứng khi làm việc xấu, đã có hơn 10.000 trường hợp bị báo ứng của hàng loạt viên chức chính quyền, cảnh sát hoặc thường dân đã được Minh Huệ Net thống kê kể từ lúc khởi đầu của cuộc bức hại. Một vài kẻ bức hại chết vì bệnh tật, số khác thì bị sét đánh chết, chết trong tai nạn xe ô tô, một số khác thì tự sát và còn có trường hợp bị sa thải hoặc kết án tù.

Bài viết này bao gồm các trường hợp của những người dân thường phải nhận quả báo vì tham gia vào cuộc bức hại.

Những trường hợp bị báo ứng ở tỉnh Tứ Xuyên

Hồ Phát Minh là đội trưởng đội sản xuất lương thực ở huyện Mễ Dịch, tỉnh Tứ Xuyên. Đội của ông thường nhận được khoảng 2.000 tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Ông ta luôn giao nộp số tài liệu này cho chính quyền thị xã, vậy nên lần nào số tài liệu ấy cũng bị tiêu hủy.

Sau đó một năm, Hồ bị phát hiện ung thư gan và nhanh chóng qua đời. Không lâu sau cái chết của ông ta, cha ông ta, vợ và con trai ông ta cũng lần lượt qua đời, chỉ mỗi cháu nội của ông ta là còn sống.

Cố Hưng Cát, một cư dân ngoài 60 tuổi sinh sống ở thị trấn Quải Bảng, huyện Mễ Dịch, đã trình báo một học viên Pháp Luân Công vì nói chuyện với người dân về cuộc bức hại trên đường phố. Cảnh sát đã xuất hiện và bắt giữ học viên ấy. Ba tháng sau, Cố bị phát hiện mắc bệnh ung thư và chết không lâu sau đó.

Trường hợp bị báo ứng ở tỉnh Liêu Ninh

Đông Nhạn Tuyết là một kế toán trưởng, sinh sống ở thôn Bái Gia, quận Cẩm Châu, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ngày 21 tháng 1 năm 2001, khi đang đi tuần tra trong thôn làng, anh ta phát hiện ra một số tấm biểu ngữ của Pháp Luân Công được treo trên bức tường bên ngoài tòa nhà văn phòng ủy ban thôn. Ngay khi nhìn thấy một học viên Pháp Luân Công đang phát tài liệu chân tướng, anh ta liền gọi cảnh sát để trình báo học viên ấy. Khi các học viên khác cố gắng thuyết phục anh ta không tham gia vào cuộc bức hại, Đông đã nhiều lần nói rằng: “Tại sao tôi không nhận được quả báo kia chứ?” Một ngày mùa thu năm 2003, Đông đột nhiên cảm thấy không khỏe. Anh ta đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Anh ta đã qua đời 70 ngày sau đó.

Những trường hợp bị báo ứng ở tỉnh Quý Châu

Mùa hè năm 2022, ba cư dân sinh sống trong một khu dân cư thuộc thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu bị phát hiện mắc bệnh ung thư. Cả ba người đều làm việc cho ủy ban khu dân cư và từng tham gia vào cuộc bức hại.

Bao Quang Tinh (ngoài 70 tuổi) bị phát hiện mắc bệnh ung thư ruột và phải làm hóa trị. Vào thời mà bà ta còn là đội trưởng ủy ban khu dân cư, bà ta đã đến Trung tâm Tẩy não Lạn Nê Câu để tẩy não các học viên thuộc khu vực của mình đang bị giam ở đó và lừa họ viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Bà ta còn ép buộc một nữ học viên cao tuổi giao nộp các sách Pháp Luân Công của mình bằng cách đe dọa lục soát nhà của bà ấy. Nữ học viên này đã vô cùng đau khổ bởi sự việc ấy.

Phạm Thành Chương (ngoài 70 tuổi) cũng là một đội trưởng ủy ban khu dân cư, đã mắc bệnh ung thư phổi. Trong khi còn tại chức, ông ta đã phối hợp với các viên chức cộng đồng để giám sát đời sống hàng ngày của những học viên Pháp Luân Công sinh sống trong khu vực ấy.

Người thứ ba tên là Thường Tín. Trong suốt chiến dịch Xóa sổ, ông ta thường gọi đến điện thoại di động của các học viên để sách nhiễu họ. Ông ta dẫn cảnh sát đến đột nhập vào nhà của họ và đôi khi dùng thủ đoạn hăm dọa và lừa lọc để cố gắng khiến các học viên ký vào bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngoài ra, Thường còn cố gắng gây ra sự bất hòa giữa các học viên và thân nhân trong gia đình của họ, bao gồm việc khiến con cái của các học viên chống đối cha mẹ bằng cách gây sức ép cho đơn vị công tác sa thải họ. Thường đã chết vì ung thư vào tháng 8 năm 2022 ở độ tuổi 61.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/18/465439.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/22/211447.html

Đăng ngày 14-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những thường dân Trung Quốc nhận quả báo vì tham gia bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sáu quan chức cấp cao của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh Sơn Đông đối mặt với hậu quả vì bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/249369-sau-quan-chuc-cap-cao-cua-uy-ban-chinh-tri-va-phap-luat-tinh-son-dong-doi-mat-voi-hau-qua-vi-buc-hai-phap-luan-cong.htmlMon, 26 Jun 2023 07:17:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=249369[MINH HUỆ 04-05-2023] Trong hai năm qua, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (PLAC) điều tra các tội danh trong vòng 30 năm gần đây của nhiều viên chức chính phủ ở các cấp. Mục tiêu là […]

The post Sáu quan chức cấp cao của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh Sơn Đông đối mặt với hậu quả vì bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-05-2023] Trong hai năm qua, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (PLAC) điều tra các tội danh trong vòng 30 năm gần đây của nhiều viên chức chính phủ ở các cấp. Mục tiêu là quy trách nhiệm cho những người vi phạm, thậm chí cả khi đã về hưu hoặc không còn tại chức.

Kể từ đó, một lượng lớn những nhân viên của PLAC, cục công an, viện kiểm sát, tòa án, và các cơ quan chính phủ khác bị kỷ luật hoặc kết án.

Thông tin gần đây cho biết sáu quan chức cấp cao của PLAC Tỉnh Sơn Đông bị bắt giữ, kết án, sa thải hoặc điều tra. Những quan chức này từng tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ năm 1999, Pháp Luân Công trở thành mục tiêu bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhiều người tin rằng những vận xui của các quan chức này là quả báo của việc bức hại Pháp Luân Công, giống như câu tục ngữ “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.

Cựu Bí thư Đảng ủy PLAC bị kết án vì nhận hối lộ

2023-4-25-200810-0.jpg

Lưu Mậu Đức

Ngày 22 tháng 3 năm 2022, Lưu Mậu Đức, cựu bí thư đảng ủy và phó ủy viên trưởng thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Thành phố Uy Hải, bị kết án 12 năm tù vì nhận hối lộ và phạt 2 triệu nhân dân tệ.

Lưu sinh năm 1958 tại thành phố Uy Hải. Ông ta là phó ủy viên trưởng thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Thành phố Uy Hải và bí thư PLAC của Đảng ủy Thành phố. Từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2017, khi còn là bí thư, ông ta tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Theo Minh Huệ, trong năm 2012, có hơn 20 học viên bị bắt giữ không lâu sau khi Lưu nhậm chức. Các học viên này bao gồm bà Vu Thục Vân, bà Mã Lệ Na, ông Trầm Tùng Khôn, bà Cốc Khánh Ái, bà Vương Mỹ Quyên, bà Lương Thải Linh, bà Trâu Hoa Hương, bà Thích Thục Ni, bà Lý Hải Anh, bà Vương, bà Lý Khiết, bà Hà Anh, bà Vương Tú Hoa, bà Khương Thúy, bà Tôn Xảo Ngọc, vợ chồng ông bà Lâm, ông Liễu Thắng Trúc, và bà Tề Tú Xuân. Tài sản cá nhân của họ bị tịch thu và một số thành viên trong gia đình họ cũng bị giam giữ.

Trong số các học viên, bà Vu Thục Vân, bà Mã Lệ Na, ông Liễu Thắng Trúc, bà Lý Hải Anh và bà Vương bị chuyển đến các trại cưỡng bức lao động. Bà Cốc Khánh Ái bị giam trong một trại tạm giam và bà Tề Tú Xuân bị đưa đến một trung tâm tẩy não.

Các trường hợp tử vong

Hai học viên, bà Vương Điện Tùng và bà Vu Tú Hương bị bức hại đến chết trong nhiệm kỳ của Lưu.

Bà Vương bị bắt giữ vào năm 2012. Ngày 12 tháng 5 năm 2012, trong khi bà cùng với một học viên khác dán áp phích Pháp Luân Công gần một trường học thì bị cảnh sát phát hiện và truy đuổi. Ba cảnh sát bao vây họ. Sau khi qua đời, bà Vương được phát hiện bị rạn xương, có nhiều thương tích ở sau đầu và trên mặt, môi sưng, và chảy máu khoang mũi. Bác sỹ pháp y khẳng định cái chết của bà là do chấn thương lực cùn.

Bà Vu Tú Hương, người cũng bị bắt giữ và đe dọa vào ngày 12 tháng 5 năm 2012, được phát hiện qua đời một mình tại nhà vào một tháng sau. Lúc ấy bà đã ngoài 70 tuổi.

Cựu phó Chánh án Tòa án Trung cấp Thành phố Tân Châu bị điều tra

Lưu Chí Đào, cựu đảng viên và phó chánh án của Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành phố Tân Châu, bị điều tra vào tháng 3 năm 2021 vì vi phạm pháp luật.

Lưu sinh tháng 8 năm 1960 ở huyện Vô Lệ. Ông ta bắt đầu đi làm vào tháng 12 năm 1976, và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1981. Tháng 10 năm 2003, ông ta được chỉ định làm phó chánh án và thành viên ủy ban xét xử Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành phố Tân Châu. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 28 tháng 2 năm 2004, ông Lý Hải Thanh và vợ bị cảnh sát thuộc Sở Công an Thành phố Tân Châu bắt giữ. Họ bị giam giữ và bị tòa án xét xử sau 7 tháng. Sau đó ông Lý bị kết án 4 năm tù.

Tháng 3 năm 2016, bà Đổng Vĩnh Tuệ (79 tuổi) bị bắt giữ tại nhà và bị đưa đến tòa án. Bà bị kết án 1,5 năm tù và bị đưa đến Nhà tù Tế Nam vào tháng 9 năm 2016. Bà qua đời vào ngày 11 tháng 8 năm 2017.

Ngày 22 tháng 10 năm 2017, bà Ngô Bảo Ngọc ở thành phố Tân Châu bị bắt giữ. Sự tra tấn trong thời gian bị giam khiến sức khỏe của bà suy sụp, và bà xuất hiện triệu chứng ung thư dạ dày. Ngày 12 tháng 7 năm 2018, bà bị kết án 3 năm tù và 4 năm quản chế. Ngày 29 tháng 4, bà qua đời ở tuổi 63.

Ngày 21 tháng 4 năm 2019, bà Trương Ngọc Trinh ở huyện Bác Hưng bị bắt giữ vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. Bà bị giam trong Trại tạm giam Thành phố Tân Châu và sau đó bị kết án 4,5 năm tù.

Phó Chủ tịch quận tại thành phố Nhật Chiếu bị điều tra

2023-4-25-200810-1.jpg

Lý Đình Vĩ

Ngày 25 tháng 4 năm 2021, Lý Đình Vĩ, phó chủ tịch quận Lam Sơn, thành phố Nhật Chiếu, bị điều tra.

Lý sinh vào tháng 8 năm 1965 ở huyện Cử. Ông ta bắt đầu đi làm từ tháng 7 năm 1985, và gia nhập Đảng từ tháng 1 năm 1986. Sau này, ông ta được chỉ định làm phó chủ tịch quận Lam Sơn, và trưởng phòng kiêm chánh thanh tra Cục Công an Chi nhánh Lam Sơn. Từ tháng 8 năm 2000 đến tháng 8 năm 2007, ông ta là phó trưởng Phòng Công an Huyện Cử, kiêm chính ủy viên và phó bí thư Đảng.

Ngày 29 tháng 12 năm 2007, hơn 10 cảnh sát thuộc Phòng Công an Huyện Cử xông vào nhà ông Hồ Tăng Tường và lục soát. Họ tịch thu hơn 2.000 Nhân dân tệ, một vài đĩa VCD, và một số tài liệu chân tướng Pháp Luân Công.

Cảnh sát kiểm duyệt thông tin về vụ án của ông Hồ và phát tán các tin đồn, như “chúng tôi không bắt giữ ông ấy” và “ông ấy đã trốn thoát”. Không rõ ông Hồ bị giam giữ ở đâu. Trước năm mới, ông Hồ xuất hiện tại thôn Tiền Toa Trang, và bị gãy một xương quai xanh, hai bàn tay sưng nghiêm trọng, mất các ngón chân vì bỏng lạnh và không thể đi lại được. Ông Hồ được phát hiện qua đời tại nhà riêng vào ngày 12 tháng 2 năm 2008, ba tuần sau vụ bắt giữ.

Tháng 5 năm 2007, cô Đoạn Hồng Lệ, nhân viên của một nhà máy phân bón hóa học ở huyện Cử, bị bắt giữ trong khi phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công ở một khu chợ. Sau đó, cô bị kết án 4 năm tù. Một học viên khác trong nhà máy, cô Trương Quế Hoa, cũng bị kết án vào cùng thời điểm.

Tháng 5 năm 2013, cảnh sát huyện Cử bắt giữ bà Thịnh vì phát tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Sau đó, chồng bà là ông Trương Tây Cần cũng bị bắt giữ. Cảnh sát tiếp tục sách nhiễu ông Trương sau khi thả ông. Sau đó, cảnh sát bắt giữ ông ngay trước Tết Trung thu. Tháng 11 năm 2013, ông Trương bị kết án 4 năm tù.

Cựu Giám đốc Sở Công an Thành phố Trâu Thành bị khởi tố

2023-4-25-200810-2.jpg

Lưu Thư Dần

Lưu Thư Dần, cựu Đảng viên chính quyền Trâu Thành, phó chủ tịch, cựu bí thư Đảng ủy, và giám đốc sở công an thành phố, bị khởi tố vào tháng 9 năm 2021 vì nhận hối lộ.

Lưu sinh vào tháng 9 năm 1963 ở huyện Vi Sơn. Ông ta bắt đầu đi làm vào tháng 10 năm 1981, và gia nhập Đảng vào tháng 5 năm 1984.

Tháng 6 năm 2007, Lưu được chỉ định làm phó chủ tịch huyện Gia Tường, bí thư Đảng ủy, và trưởng phòng công an huyện. Tháng 11 năm 2013, ông ta là phó chủ tịch thành phố Trâu Thành, Đảng viên của chính quyền trung ương, bí thư Đảng ủy, và giám đốc sở công an. Tháng 1 năm 2017, ông ta trở thành thành viên của ban Lãnh đạo Đảng và phó chủ tịch thành phố Trâu Thành, bí thư Đảng ủy, và giám đốc sở công an.

Ngày 25 tháng 10 năm 2007, học viên Ngô Khai Minh ở huyện Gia Tường bị bắt giữ vì phát tài liệu Pháp Luân Công. Sau đó, ông bị giam 1,5 năm trong một trại lao động cưỡng bức. Ngày 31 tháng 12 năm 2007, 4 học viên khác ở cùng huyện bị bắt giữ và bị lục soát nhà.

Ngày 16 tháng 7 năm 2011, bà Lưu Tĩnh ở thành phố Tế Ninh bị bắt giữ vì nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công. 2 học viên khác, ông Tống Phúc Vinh và bà Lưu Đại Lệ, cũng bị bắt giữ sau khi bị cảnh sát truy đuổi. Sau đó, một học viên bị thương nặng vì ngã trong cuộc truy đuổi đã trốn thoát khỏi bệnh viện.

Ngày 19 tháng 9 năm 2017, trong khi nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công ở Công viên Thiết Sơn, thành phố Trâu Thành, thì bà Vương Quế Hương bị tố giác. Bà bị bắt giữ và đưa đến Trại tạm giam Thành phố Trâu Thành vào tối hôm đó và bị giam 15 ngày. Giữa tháng 10 năm 2017, bà Hồ Giai Mẫn bị bắt giữ vì gửi tin nhắn chứa thông tin về Pháp Luân Công.

Cựu Phó Bí thư Thường trực bị sa thải và khai trừ khỏi Đảng

Tháng 6 năm 2021, Ngụy Hội Tác, cựu phó bí thư điều hành của PLAC thuộc Đảng ủy Huyện Hoàn Thai, bị sa thải và khai trừ khỏi Đảng.

Ngụy sinh vào tháng 5 năm 1965 ở huyện Hoàn Thai, thành phố Tri Bác. Ông ta bắt đầu đi làm vào tháng 7 năm 1988 và gia nhập Đảng vào tháng 6 năm 1993. Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 2 năm 2021, với tư cách là phó bí thư, ông ta tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 26 tháng 4 năm 2017, trong khi ông Từ Phương Tân và vợ, bà Lý Anh, cư dân huyện Trâu Bình nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công thì bị bắt giữ và lục soát nhà. Các sách Pháp Luân Công và tài liệu chân tướng của họ bị tịch thu. Họ bị tạm giam 17 ngày.

Ngày 5 tháng 7 năm 2017, trong khi nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công thì bà Bành Ngọc Hương ở quận Trương Điếm, thành phố Tri Bác, bị tố giác và bắt giữ.

Theo thông tin thu thập được từ trang web Minh Huệ, có ít nhất 7 học viên ở quận Trương Điếm bị bắt giữ và kết án trong những năm gần đây.

Phó Giám đốc Sở Công an Thành phố Thanh Đảo bị điều tra

Ngày 25 tháng 4 năm 2021, Mã Liên Kiệt, phó giám đốc Sở Công an Thành phố Thanh Đảo, bị điều tra vì vi phạm pháp luật.

Mã sinh vào tháng 1 năm 1982 ở thành phố An Cục. Ông ta bắt đầu đi làm vào tháng 6 năm 2004 và gia nhập Đảng vào tháng 6 năm 2006. Kể từ khi đảm nhận chức vụ phó giám đốc sở công an vào tháng 11 năm 2010, ông ta tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Tháng 10 năm 2017, có hơn 20 học viên bị Phòng Công an Quận Thị Bắc, thành phố Thanh Đảo bắt giữ. Trong đó, bà Túc Quế Hoa, ông Vương Minh Đức, ông Doãn Đức Lan và vợ, và bà Khương Tiểu Lỵ bị bắt giữ tại nhà, trong khi các học viên còn lại bị bắt giữ khi đến nhà các học viên này.

Hầu hết các học viên đều thuộc độ tuổi ngoài 60, ngoài 70 và không đủ điều kiện để trại tạm giam tiếp nhận vì tình trạng sức khỏe của họ. Ban đầu, trại tạm giam không dám tiếp nhận bà Túc vì đã ngoài 70 tuổi và bị bệnh cao huyết áp nặng. Tuy nhiên, cuối cùng họ tiếp nhận bà sau khi bị cảnh sát gây sức ép.

Vụ bắt giữ 9 học viên, bao gồm ông Vương Minh Đức, ông Doãn Đức Lan, bà Túc Quế Hoa, ông Vu Hiến Vinh, bà Tàng Vịnh Mai, ông Lữ Vĩnh Hoa, ông Công Phi Khải, bà Khương Tiểu Lỵ, và bà Tống Quế Hương, được phê chuẩn sau 30 ngày. Hồ sơ vụ án của họ được trình lên Viện Kiểm sát Quận Thị Bắc. Ông Công, thượng tá quân đội và trung đoàn trưởng đã về hưu, bị kết án 7,5 năm tù vào ngày 20 tháng 7 năm 2018. Ông qua đời trong tù vào ngày 12 tháng 4 năm 2021.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/4/459210.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/30/209634.html

Đăng ngày 26-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sáu quan chức cấp cao của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh Sơn Đông đối mặt với hậu quả vì bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hại người khác chính là hại mìnhhttps://vn.minghui.org/news/245560-hai-nguoi-khac-chinh-la-hai-minh.htmlSat, 06 May 2023 07:49:39 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=245560[MINH HUỆ 02-03-2023] Chu Hưng và Lai Tuấn Thần là tuần tra mật thời nhà Đường trong triều đại Võ Chu. Cả hai đều thích dùng cực hình tra khảo nạn nhân lúc thẩm vấn khiến nhiều người vô tội đã phải nhận […]

The post Hại người khác chính là hại mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-03-2023] Chu Hưng và Lai Tuấn Thần là tuần tra mật thời nhà Đường trong triều đại Võ Chu. Cả hai đều thích dùng cực hình tra khảo nạn nhân lúc thẩm vấn khiến nhiều người vô tội đã phải nhận tội và bị xử tử.

Sau này, có người tố cáo Chu có liên quan đến một vụ án, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên ra lệnh cho Lai điều tra. Lai mời Chu uống rượu và hỏi: “Đệ có một số phạm nhân rất xảo quyệt, dùng đủ cách tra tấn mà bọn họ vẫn không thú nhận. Huynh có cao kiến gì không?”

“Việc này dễ thôi,” Chu nói. “Tìm một cái chum lớn, hơ trên bếp than rồi bỏ phạm nhân vào. Không ai có thể chịu được đâu“.

Lai làm theo lời Chu chỉ dẫn rồi gọi Chu vào: “Hoàng hậu bảo đệ điều tra huynh. Bây giờ mời huynh bước vào cái chum”.

Hoảng sợ, Chu nhận tội. Trên đường đến nơi hành quyết, Chu đã bị kẻ thù giết chết.

Đây là một ví dụ điển hình của việc hại người hại mình. Thật không may, nhiều người vẫn chưa lưu tâm đến bài học này, chẳng hạn những người liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động vào tháng 7 năm 1999.

Mặc dù biết rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hoà giúp cải thiện thể chất lẫn tinh thần, nhiều người vẫn đi theo chính quyền cộng sản mà phân biệt đối xử và ngược đãi các học viên. Đặc biệt là trường hợp các cán bộ trong hệ thống tư pháp và thi hành luật. Viện cớ mệnh lệnh của cấp trên, họ tuỳ ý giam giữ và tra tấn các học viên để đạt được lợi ích chính trị cho họ, dẫn đến vô số bi kịch.

Tra tấn

Dầu mù tạt

Ông Trương Vịnh, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, bị bắt năm 2019 vì treo một tấm áp phích có thông tin Pháp Luân Công. Cảnh sát thường phục đã tra tấn ông trong căn phòng bí mật bằng 14 dụng cụ tra tấn trong “hộp dụng cụ đặc biệt“, kèm theo các dụng cụ treo người và một cái ghế cọp.

Họ còng tay ông Trương vào một cái ghế sắt, lấy băng keo dán miệng ông lại, và nhét hai điếu thuốc đang cháy vào hai lỗ mũi của ông.

Một viên cảnh sát nói: “Hôm nay tôi sẽ tra tấn ông đến chết. Cấp trên ra lệnh cho tôi rồi”. Hắn ta và những tên cảnh sát khác đã xịt dầu mù tạt lên mắt, mũi và mặt của ông Trương. Cơn đau quả là không thể nói thành lời.

“Không ai quan tâm đến cô“

Ngày 12 tháng 8 năm 2021, học viên Pháp Luân Công là cô Ôn Vũ Phi bị đưa đến nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang để thụ án hai năm. Cô từ chối từ bỏ đức tin và bị tra tấn. Tù nhân Lý Băng và Vương Phượng Xuân đã đánh đập, ngược đãi và cấu véo cô. Họ còn bắt cô ngồi im trên một cái ghế đẩu nhỏ không được nhúc nhích từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối khiến mông cô bị mưng mủ.

Tôn Lệ, trưởng Khu Tám, đã nhắm mắt làm ngơ trước cảnh tra tấn mà cô Ôn phải chịu đựng. Tù nhân Vương nói với cô Ôn: “Thấy chưa, lính canh có để ý đến cô đâu? Không ai quan tâm đến cô. Thực ra chúng tôi cũng không muốn làm vậy đâu. Cán bộ nhà tù bắt chúng tôi làm đó”.

“Đó là lệnh của Giám đốc Trại Lao động“

Ông Vu Xuân Hải, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, đã bị đánh, đá và dí đầu thuốc lá đang cháy vào người, cấm ngủ trong 24 giờ ở Trại cưỡng bức lao động Triêu Dương Câu.

Một lần nọ, tên nghiện ma tuý Hứa Huy đã đánh ông hàng chục lần bằng tấm ván dài 1m ngang 20cm, khiến mông ông bị bầm tím và chảy máu. “Là lính canh bảo chúng tôi làm”, Hứa nói. “Đó là lệnh của Giám đốc Trại Lao Động”. Do bị tra tấn, ông Vu đã qua đời vào ngày 10 tháng 3 năm 2007, ở tuổi 32.

“Bây giờ quyền lực của Đảng đang thay thế pháp luật để đàn áp Pháp Luân Công“

Ông Trương Xuân Thu, học viên Pháp Luân Công ở thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam, bị bắt năm 2001 và kết án 8 năm tù. Một thẩm phán đã nói với ông: “Bây giờ quyền lực của Đảng đang thay thế pháp luật để đàn áp Pháp Luân Công. Chúng tôi chỉ có thể nghe theo và làm theo thủ tục. Chúng tôi không có sự chọn lựa nên anh không thể đổ lỗi cho tôi”.

Cư dân khoẻ mạnh bị giam trong bệnh viện tâm thần 11 năm

Cô Quách Mẫn, nhân viên của Cục thuế quốc gia, chi nhánh thị trấn Tẩy Mã, huyện Hy Thuỷ, tỉnh Hồ Bắc, bị phát hiện mang theo sách Pháp Luân Công tại nhà ga xe lửa Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang vào tháng 3 năm 2000. Vì điều này mà cô bị giam tại một bệnh viện tâm thần suốt 11 năm và bị ép uống thuốc huỷ hoại hệ thần kinh. Cô mất vào ngày 4 tháng 8 năm 2011, ở tuổi 38.

Suốt những năm đó, gia đình cô Quách đáng lẽ đã tìm cách đưa cô ra ngoài. Nhưng vì sợ bị liên lụy và bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công của chính quyền nên họ đã từ chối đưa cô về nhà.

24 viên thuốc huỷ hoại thần kinh trong một ngày

Bà Lục Hồng Phong, nguyên phó hiệu trưởng kiêm giám đốc phụ trách giáo dục của một trường tiểu học ở thành phố Linh Vũ, tỉnh Ninh Hạ. Bà tận tuỵ với công việc và là nhân viên xuất sắc.

Trong hội nghị toàn quốc của chính quyền cộng sản vào tháng 3 năm 2000, Sở Giáo dục đã đình chỉ công tác và sa thải bà Lục vì bà đã ký một bức thư ngỏ gửi đến Đại hội nhân dân toàn quốc kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Thay vì bảo vệ bà thì chồng bà là Tần Ngọc Hoán, đã tập họp một nhóm người để bắt và đưa bà đến bệnh viện tâm thần Linh Vũ, nơi bà Lục bị trói vào giường và bị tiêm và bức thực một lượng lớn thuốc huỷ hoại thần kinh.

Theo lời một bác sĩ trong bệnh viện, một viên thuốc [huỷ hoại thần kinh] chứa một lượng thuốc nhất định được nhập khẩu từ Đức sẽ khiến một người hôn mê trong ba ngày. Bà Lục bị ép uống 24 viên thuốc như vậy trong một ngày, kéo dài hơn 50 ngày.

Lúc được thả ra, bà Lục đã bị rối loạn tâm thần và vô cùng yếu ớt. Ở nhà, chồng bà lại tiếp tục bức thực bà bằng thuốc và tra tấn bà tàn bạo. Bà qua đời sáu tháng sau đó, vào ngày 6 tháng 9 năm 2000, lúc 37 tuổi.

Ác hữu ác báo

Trong cuộc bức hại kinh hoàng được trình bày ở trên, trong khi những thủ phạm có thể thoát tội trong lúc này, quả báo đã giáng xuống nhiều kẻ hành ác trong đó. Đây là bài học đắt giá.

Đội trưởng Đội An ninh Nội địa Huyện Long Lâm, tỉnh Quảng Tây, qua đời vì COVID

Lý Thiệu Văn, Đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Long Lâm, tỉnh Quảng Tây, qua đời vì COVID vào ngày 4 tháng 1 năm 2023. Trong thời gian nhậm chức, ông ta đã tích cực thi hành mệnh lệnh của tỉnh Quảng Tây và thành phố Bách Sắc (nơi có thẩm quyền quản lý huyện Long Lâm) để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Khi các học viên cố gắng giảng chân tướng Pháp Luân Công và giải thích rằng tự do tín ngưỡng là quyền được Hiến pháp bảo vệ, Lý đã phớt lờ họ. “Nếu không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, các người sẽ phải hối hận. Tôi không tin chuyện nhân quả báo ứng – thật là vớ vẩn!” Ông ta chưa bao giờ ngừng bức hại các học viên. Một trong số đó có bà Trần Bồi Châu, bị khuyết tật, vẫn bị kết án tù bốn năm vào năm 2006.

Sau này, Lý bị ung thư vòm mũi họng, đau đớn khôn xiết. Mặc dù ông ta đã điều trị tại nhiều bệnh viện lớn nhưng không hiệu quả. Ông ta gầy yếu và vô cùng thống khổ, muốn nghỉ hưu nhưng không được cấp trên cho phép. Gần đây nhất, ông ta bị nhiễm COVID và qua đời.

Bị u não, phải ngồi xe lăn

Dương Liên Giang, Cục trưởng Cục An ninh nội địa ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh, bức hại các học viên Pháp Luân Công đã nhiều năm. Ông ta trực tiếp bắt giữ, giam cầm, và bỏ tù nhiều học viên ở quận Đại Hưng.

Nhiều học viên đã cố gắng nói với ông ta Pháp Luân Công là tốt và môn tu luyện không nên bị bức hại, nhưng ông ta không nghe. Gần đây Dương được chẩn đoán bị u não và không thể cử động nửa bên trái cơ thể. Ông ta phải ngồi xe lăn và cần đến hai người chăm sóc.

Cách đây không lâu, Dương tham dự cuộc họp tại Sở cảnh sát Đại Hưng thì không thể ngồi thẳng trên xe lăn được nữa và trượt xuống gầm bàn. Ông ta được đưa vào bệnh viện nhanh chóng. Tuy nhiên, Dương vẫn không ngừng bức hại Pháp Luân Công và bệnh u não của ông ta ngày càng trầm trọng.

Chính vì điều này mà Dương không dám gặp mặt ai nữa và từ chối mọi khách đến thăm. Dương cũng bảo những người quen không được tiết lộ thông tin về tình hình sức khỏe của ông ta.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/2/457213.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/31/207883.html

Đăng ngày 06-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hại người khác chính là hại mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hậu quả mà 8 cảnh sát cấp cao đối mặt sau khi bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/245436-hau-qua-ma-8-canh-sat-cap-cao-doi-mat-sau-khi-buc-hai-phap-luan-cong.htmlWed, 03 May 2023 00:23:32 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=245436[MINH HUỆ 04-03-2023] Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (PLAC) tuyên bố vào năm 2021 rằng nó sẽ điều tra về những tội trạng của các viên chức chính phủ ở nhiều cấp độ tính từ […]

The post Hậu quả mà 8 cảnh sát cấp cao đối mặt sau khi bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-03-2023] Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (PLAC) tuyên bố vào năm 2021 rằng nó sẽ điều tra về những tội trạng của các viên chức chính phủ ở nhiều cấp độ tính từ 30 năm trở lại đây và người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã về hưu hoặc không còn tại chức nữa. Kể từ đó, một số lượng lớn những người làm việc ở PLAC, cục công an, viện kiểm sát, tòa án và các tổ chức chính phủ khác đã bị xử phạt hoặc kết án.

Thông tin gần đây cho biết 8 cảnh sát ở 8 khu vực khác nhau đã bị bệnh rất nặng hoặc bị chính phủ xử phạt (một vài người bị điều tra và số khác bị bắt giữ hoặc bỏ tù). Theo thông tin thu thập được bởi Minh Huệ qua nhiều năm, những cảnh sát này đều đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, không ai trong số đó là ngoại lệ.

Nhiều người tin rằng kiếp nạn của những cảnh sát này là quả báo cho sự bức hại của họ đối với Pháp Luân Công, cũng ứng với một nguyên tắc truyền thống rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Ngoài những trường hợp này ra, còn có nhiều thủ phạm khác tham gia vào cuộc bức hại đã chết vì dịch COVID. Bằng chứng cho thấy rằng đây là những hậu quả cho việc hãm hại các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Bị bệnh u não và phải ngồi xe lăn vĩnh viễn

Dương Liên Giang, Trưởng Cục An ninh Nội địa Quận Đại Hưng ở Bắc Kinh, đã đàn áp các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm. Dương trực tiếp chịu trách nhiệm cho các vụ bắt giữ, giam giữ và bỏ tù một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở quận Đại Hưng.

Nhiều học viên đã nói với Dương rằng Pháp Luân Công tốt ra sao và không nên bị bức hại nhưng ông ta không nghe. Thông tin gần đây cho biết Dương được chẩn đoán mắc bệnh u não. Vì phần bên trái thân thể không thể cử động được nên ông ta phải ngồi xe lăn vĩnh viễn và được hai người chăm sóc.

Không lâu trước đó, Dương đã tham dự một cuộc họp tổ chức ở Cục Công an Đại Hưng. Lúc đó, ông ta không thể nào ngồi trên xe lăn được nữa và trượt ngã xuống dưới bàn. Ông ta phải nhập viện khẩn cấp. Tuy nhiên sau khi khỏe hơn, Dương vẫn không ngừng bức hại Pháp Luân Công nên bệnh u não càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì điều này, ông ta không dám gặp mặt người khác và từ chối những ai muốn đến thăm. Dương cũng nói những người khác không để lộ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình.

Ở thời điểm hiện tại, một vài học viên ở quận Đại Hưng vẫn đang bị giam giữ phi pháp vì đức tin của mình, bao gồm học viên Cận Thư Anh, Lưu Tinh, Lưu Ngọc Hồng, Đổng Tú Vinh, Trương Quế Chi, Trương Ngọc Hoa và một số học viên khác.

Cựu giám đốc Cục Công an Huyện Hải Diêm bị kết án 6,5 năm tù

Ngày 21 tháng 4 năm 2021, Trịnh Cao Hành, cựu giám đốc của Cục Thi hành Pháp luật Nhà nước Toàn diện huyện Hải Diêm, tỉnh Chiết Giang đã bị kết án 6,5 năm tù vì những hoạt động phi pháp.

Trịnh sinh vào tháng 2 năm 1971 và là cư dân gốc ở thành phố Hải Diêm, tỉnh Chiết Giang. Vào khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2009 cho đến tháng 6 năm 2015, ông ta là thành viên Đảng Ủy và Phó Giám đốc Cục Công an Huyện Hải Diêm. Từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020, ông ta là thành viên Đảng Ủy và Giám đốc Cục Thi hành Pháp luật Nhà nước Toàn diện.

Trong suốt nhiệm kỳ làm phó giám đốc ở cục công an, Trịnh đã chịu trách nhiệm cho việc bắt giữ và lục soát nhà các học viên Pháp Luân Công trong khu vực. Dưới đây là một số ví dụ.

Lấy danh nghĩa khám xét Thẻ Căn cước Công dân Thế hệ Thứ ba, Công an Hải Diêm đã thu thập dấu vân tay, dấu bàn tay và mẫu nước bọt của các học viên Pháp Luân Công vào năm 2013. Thông tin cho thấy rằng chính quyền đã lên kế hoạch thành lập một cơ sở dữ liệu nhận dạng danh tính của các học viên Pháp Luân Công ở huyện. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị lừa tiếp tay cho hành vi này.

Giám đốc Cục Công an Thành phố An Sơn bị bắt giữ

Tháng 1 năm 2023, Trần Chí Cương, cựu Phó thị trưởng Thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt giữ. Trần cũng là cựu Giám đốc Cục Công an Thành phố An Sơn và vụ án của ông ta vẫn đang bị điều tra.

Sinh ra vào tháng 10 năm 1968 ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trần là phó thị trưởng và cảnh sát trưởng Ngõa Phòng Điếm từ tháng 4 năm 2016 cho đến tháng 1 năm 2018. Từ giữa tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018, ông ta làm việc dưới tư cách là đội trưởng Đoàn Công an của Cục Công an Liêu Ninh. Từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 8 năm 2022, ông ta là phó Thị trưởng Thành phố An Sơn và Giám đốc Cục Công an An Sơn.

Theo thông tin thu thập được từ Minh Huệ, có ít nhất 41 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt trong hơn 3 năm Trần làm Giám đốc Cục Công an An Sơn.

Giám đốc công an Củng Nghĩa bị sa thải

Tháng 1 năm 2023, Trần Triệu Giáp, cựu cảnh sát trưởng và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tại Thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam đã bị sa thải.

Trần sinh ra vào tháng 12 năm 1965 ở thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, là một ủy viên chính trị và giám đốc của Cục Công an Củng Nghĩa từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 9 năm 2018. Ông ta cũng là Phó Bí thư đầu tiên và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Củng Nghĩa trong thời gian đó. Vào khoảng thời gian giữa tháng 9 năm 2018 đến tháng 7 năm 2021, ông ta đảm nhận chức vụ Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Củng Nghĩa, giám đốc kiêm tổng thanh tra Cục Công an Củng Nghĩa. Vào tháng 6 năm 2022, Trần được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng cao cấp mức độ 3 của Cục Công an Trịnh Châu.

Sau đây là một vài trường hợp bức hại diễn ra trong nhiệm kỳ của Trần. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2013, bà Mục Tố Hà bị cảnh sát Củng Nghĩa bắt giữ và giam ở trong Trại tạm giam Trịnh Châu. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2014, bà phải hầu tòa ở Tòa án Củng Nghĩa và bị kết án 3,5 năm tù. Bà Mục sau đó đã được tại ngoại điều trị y tế do tình trạng suy nhược trầm trọng và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Bà đã qua đời vào lúc 4 giờ 45 phút buổi chiều ngày 22 tháng 12 năm 2014.

Bà Nhan Thục Hoa, một học viên khác ở Củng Nghĩa đã bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 4 năm 2014 và bị kết án 3,5 năm tù. Vào thời gian mãn hạn tù năm 2017, bà trở nên mê sảng và suy nhược thân thể. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, bà đã qua đời ở độ tuổi 67.

Bà Bạch Xuân Hoa bị cảnh sát Đồn Công an Tử Kinh Lộ bắt giữ vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Vào 3 giờ 34 phút chiều ngày hôm sau, gia đình bà được thông báo khẩn trương đến phòng cấp cứu Bệnh viện Thụy Khang nơi bà Bạch đang điều trị. Cảnh sát nói bà Bạch đã hôn mê vào lúc 2 giờ 33 phút chiều cùng ngày. Cảnh sát đã gọi 120 (tương đương với 113, 114 hoặc 115 ở Việt Nam) vào lúc 2 giờ 40 phút. Khi xe cấp cứu đến vào lúc 2 giờ 48 phút chiều, bà Bạch đã không còn thở, tim ngừng đập và con ngươi mở rộng.

Bà qua đời tại bệnh viện vào lúc 8 giờ 4 phút buổi sáng ngày 14 tháng 12 năm 2019.

Ngoài ra, Trần cũng tham gia vào việc bức hại các học viên khác, bao gồm bà Lý Nguyệt Cầm, bà Trần Thục Xảo, bà Lưu Khiêm Hồng, bà Hàn Thu Phân, ông Vương Văn Xương, ông Hạ Truyện Long, bà Cao Phượng Vũ, bà Bạch Tân Oánh, bà Thôi Tố Bình, ông Tống Hiện Mân và các học viên Pháp Luân Công khác.

Cảnh sát trưởng Cục Công an Vũ Hồ bị điều tra

Hà Kiến Quân là cựu phó đội trưởng Cục Công an Vũ Hồ ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Ông ta cũng là giám đốc Cục Công an Vũ Hồ. Vào tháng 2 năm 2023, ông ta bị điều tra.

Dưới đây là một số hành vi xấu của Hà đối với Pháp Luân Công.

Vào ngày 14 tháng 8 năm 2017, cảnh sát Tương Đàm đã tiến hành bắt giữ tập thể các học viên Pháp Luân Công địa phương. Hơn 10 cảnh sát đã tham dự vào sự việc này. Họ đến từ Phòng 610 Cục Công an Tương Đàm và cục công an các quận khác (quận Vũ Hồ, quận Nhạc Đường, quận Cao Tân) và Đồn Công an Diêu Loan.

Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, bao gồm ông Bành Thạch Thanh, bà Hùng Xuân Hà, ông Tằng Cố, ông Lý Quần, bà Nhan Bích Liên, bà Bành Hiểu Hồng, ông Trầm Tân Hoa và bà Đàm Thành Tú. Nhà của họ cũng đã bị lục soát và nhiều tài sản cá nhân đã bị tịch thu, bao gồm các sách Pháp Luân Công, máy tính, máy in và tiền giấy có in thông tin liên quan đến Pháp Luân Công. Vào ngày hôm đó, hàng loạt các học viên đã mất tích, bao gồm bà Trương Thọ Nguyên, bà Sách Diễm, ông Vương Khánh Sinh và bà Lưu Mạn Viêm. Một vài học viên đã bị kết án tù vì đức tin của mình, bao gồm ông Bành Thì Thanh, ông Tằng Cố, ông Vương Khánh Sinh, bà Lâm Giai, bà Sách Kỉ Diễm và bà Lưu Mạn Viêm.

Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Hàm Đan bị điều tra

Đoàn Tăng Huy là cựu Phó Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Hàm Đan ở tỉnh Hà Bắc. Vào tháng 2 năm 2023, ông ta bị kỷ luật kiểm tra và giám sát điều tra.

Cũng giống như các cảnh sát được nêu trên, Đoàn cũng tham gia rất nhiều vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Để đạt được 100% “tỷ lệ chuyển hóa” (cưỡng ép các học viên từ bỏ đức tin), trại lao động cưỡng bức đã thiết lập một “đội ngũ quản lý đặc biệt”. Sau đó, ông ta tuyển Cao Phi để tra tấn các học viên Pháp Luân Công một cách không nương tay.

Cao đã công khai hô lớn rằng: “Quân đội là dùng để giết người và trại lao động cưỡng bức là để đánh người!” “Các vị đằng nào cũng phải bị chuyển hóa thôi – chúng tôi có đủ tất cả mọi công cụ tra tấn như dây thừng, ghế cọp và nhiều thứ khác nữa.”

Một học viên tên là Ngô Thụy Tường cũng đã bị cưỡng ép phải uống thuốc và tiêm thuốc trong hơn 10 ngày ở trại lao động cưỡng bức khiến cho sức khỏe ông ngày càng trở nên tệ hơn. Sau đó, trại lao động gọi điện cho gia đình ông nhiều lần trong ngày để thúc giục họ nhanh chóng đón ông về nhà. Vẫn chưa có thông tin về loại thuốc mà trại lao động cho ông Ngô uống cũng như thứ được tiêm vào thân thể ông ấy là gì. Ngày 5 tháng 9 năm 2012, ông Ngô được thả. Ngày 18 tháng 1 năm 2013, ông ấy đã qua đời khi chỉ mới hơn 50 tuổi.

Cựu phó giám đốc Cục Công an Tỉnh Quý Châu bị điều tra

Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Triệu Tường, cựu phó giám đốc Ủy ban Xã hội và Pháp Luật của Hội nghị Hiệp Thương Chính trị Tỉnh Quý Châu, đã bị điều tra vì những tội danh vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tháng 5 năm 2021, ông ta bị điều tra vì vi phạm pháp luật.

Triệu sinh vào tháng 8 năm 1955 ở huyện Vi Tràng. Từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 1 năm 2016, ông ta là phó giám đốc của Cục Công an Tỉnh Quý Châu. Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 1 năm 2018, ông ta là phó giám đốc Ủy ban Xã hội và Pháp Luật của Hội nghị Hiệp Thương Chính trị tỉnh Quý Châu.

Trong suốt nhiệm kỳ của Triệu dưới tư cách là giám đốc Cục Công an Tỉnh Quý Châu, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, giam giữ và kết án tù.

Cảnh sát trưởng quận Thanh Nguyên bị điều tra

Ngày 18 tháng 2 năm 2023, Hoàng Đảo, cựu thành viên Đảng ủy và Phó giám đốc Cục Công an Cát An ở tỉnh Giang Tây, đã bị điều tra.

Hoàng sinh vào tháng 12 năm 1965 ở huyện Cát Thủy, tỉnh Giang Tây. Từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 6 năm 2006, ông ta đảm nhận nhiều vai trò ở huyện An Phúc, từ Bí thư huyện, Đội trưởng Đoàn Công an Giao thông huyện cho đến Phó Bí thư Cục Công an huyện. Từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 7 năm 2011, ông ta là thành viên của Ủy ban Thường trực thuộc Ủy ban Huyện Vĩnh Phong, Bí thư và giám đốc cục công an huyện. Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 8 năm 2016, ông ta là Bí thư kiêm giám đốc Cục Công an Thanh Nguyên. Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2021, ông ta là Phó Giám đốc Cục Công an Cát An.

Dưới tư cách là người đứng đầu Cục Công an Cát An, Hoàng chịu trách nhiệm cho việc bức hại xảy ra trong khu vực này.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/4/457377.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/5/207552.html

Đăng ngày 03-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hậu quả mà 8 cảnh sát cấp cao đối mặt sau khi bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
555 thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công bị quả báo trong năm 2022https://vn.minghui.org/news/243992-555-thu-pham-tham-gia-vao-cuoc-buc-hai-phap-luan-cong-bi-qua-bao-trong-nam-2022.htmlWed, 15 Mar 2023 13:52:28 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=243992[MINH HUỆ 09-01-2023] Năm 2022 là một năm bất thường của Trung Quốc. Ngoài sự kiện đại dịch COVID bùng phát trở lại, Trung Quốc còn khép lại năm 2022 với cái chết của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thủ […]

The post 555 thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công bị quả báo trong năm 2022 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 09-01-2023] Năm 2022 là một năm bất thường của Trung Quốc. Ngoài sự kiện đại dịch COVID bùng phát trở lại, Trung Quốc còn khép lại năm 2022 với cái chết của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Cuộc bức hại này vẫn đang tiếp diễn khi chúng ta đã bước sang năm 2023 và nó không chỉ gây ra những thống khổ to lớn cho các học viên Pháp Luân Công mà còn khiến nhiều người vì bị dụ dỗ hoặc lợi ích làm mờ mắt mà đi theo ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, dẫn đến bản thân đối mặt với sự hủy diệt.

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn và mang lại lợi ích cho người dân trên toàn thế giới với sự cải biến cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng tại quê nhà Trung Quốc, pháp môn này lại bị bức hại tàn bạo trong suốt 23 năm qua. Tính đến ngày 9 tháng 1 năm 2023, 4.904 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã qua đời vì cuộc bức hại, trong đó 172 trường hợp đã được báo cáo trong năm 2022.

Bà Quý Vân Chi ở thị trấn Lâm Đông, Ba Lâm Tả Kỳ, thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ đã qua đời tại Bệnh viện Ba Lâm vào ngày 21 tháng 3 năm 2022, chỉ 7 tuần sau khi bà bị bắt giữ đúng vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán (tức ngày 1 tháng 2 Dương lịch), ở tuổi 66. Trong khi ở trong trại tạm giam, bà bị lính canh và tù nhân đánh đập tàn nhẫn cho đến khi cận kề cái chết. Bà Quý từng có lần nói với những người cùng buồng giam rằng: “Nếu tôi chết, thì đó là vì tôi bị tra tấn đến chết.”

Một trường hợp bị bức hại đến chết khác là cụ bà Thôi Kim Thật, 88 tuổi, ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Bà cụ đã qua đời sau 2 giờ bị bắt vào ngày 13 tháng 4 năm 2022.

Ông Lý Quốc Huân, giám đốc nhân sự về hưu 70 tuổi ở thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đã qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2022, sau 1 ngày bị bắt giữ.

Ngoài những học viên đã qua đời nói trên, Minghui.org đã báo cáo 3.488 trường hợp bị bắt giữ và 3.843 trường hợp sách nhiễu trong năm 2022. Trong số đó có bà Khương Vĩnh Cần, một giảng viên đại học ở tỉnh Cát Lâm đã bị một nhóm cảnh sát tấn công tình dục trong khi đang bị giam giữ. Ngoài những người trưởng thành (gồm cả người cao tuổi), trẻ em cũng bị chính quyền ngược đãi với các hình thức khác nhau. Một bé trai 2 tuổi bị cảnh sát thẩm vấn, một cô bé 9 tuổi chứng kiến cảnh sát lục soát nhà mình và cũng bị thẩm vấn sau khi bà của cô bé bị bắt giữ.

Mặc dù các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng rất nhiều thống khổ trong suốt 23 năm qua, nhưng họ không phải là nạn nhân duy nhất. Nhiều thủ phạm đã tự làm hại chính mình vì bức hại các học viên vô tội. Người Trung Quốc có câu “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Trong năm 2022, Minh Huệ đã xác nhận được 555 thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công bị quả báo vì những việc làm ác độc và xấu xa của họ.

Những trường hợp nhận quả báo phân bố rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước và các cơ quan chính quyền

d795117ed73742aeb1b7981951cb05d5.jpg

Biểu đồ 1 cho thấy 193 trong số 555 trường hợp bị quả báo (35%) làm việc trong hệ thống thực thi pháp luật và cơ sở giam giữ; 104 (19%) trường hợp làm việc trong các viện kiểm sát, tòa án và cục tư pháp; 71 (13%) là nhân viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) và Phòng 610 (hai cơ quan nằm ngoài hệ thống tư pháp được ĐCSTQ lập ra để thực hiện chính sách bức hại); 160 (29%) thủ phạm hiện đang làm việc trong các cơ quan chính quyền khác nhau và 27 (5%) trường hợp còn lại làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Dữ liệu cập nhật năm 2022 này đã nâng tổng số thủ phạm nhận quả báo kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999 lên con số 22.813 [=2.0784 (1999-2018) + 529 (2019) + 392 (2020) + 553 (2021) + 555 (2022)]. Trong hầu hết các năm, những người làm việc trong cơ quan thực thi pháp luật và cơ sở giam giữ đều chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ năm 1999 đến 2022, ghi nhận tổng cộng 5.229 cảnh sát và lính canh tù trong các trại tạm giam (chiếm 23% của 22.813) bị quả báo.

6449c97a94cc2fb13b6425fdc2d97bc8.jpg

Theo thống kê chưa đầy đủ, các trường hợp bị quả báo được ghi nhận trong năm 2022 phân bố ở tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, ngoại trừ Tây Tạng. Liêu Ninh là tỉnh có nhiều trường hợp nhất (71), tiếp đó là Hắc Long Giang (48) và Hà Bắc (42); 14 tỉnh có số trường hợp bị quả báo ghi nhận ở 2 con số và các khu vực còn lại ghi nhận ở mức 1 con số.

Trong 555 thủ phạm bị quả báo, 99 (19%) người đã chết và 409 (74%) người bị điều tra về tội nhận hối lộ.

Một số trường hợp điển hình

Danh sách đầy đủ của 555 thủ phạm có trong bản tiếng Trung của báo cáo này. Sau đây là một số trường hợp chọn lọc.

Từ Khả Ái, một nhân viên của Phòng 610 Tức Mặc ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông đã tích cực thực thi chính sách bức hại kể từ năm 1999. Dưới sự chỉ đạo của Từ, nhiều học viên địa phương đã bị bắt đến các trung tâm tẩy não, trại lao động hoặc nhà tù. Ngoài ra, ông ta còn tổ chức các doanh nghiệp địa phương và cơ quan chính phủ tiến hành nhiều hoạt động vu khống Pháp Luân Công, tống tiền và tịch thu tài sản cá nhân của người thân các học viên bị giam giữ. Vào tháng 3 năm 2022, Từ đã bị chẩn đoán mắc ung thư ruột kết và rơi vào tình trạng nguy kịch.

Trương Trung Thắng là một cảnh sát của Đồn Công an Lôi Phong ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Trong 26 năm làm cảnh sát, Trương đã tham gia rất nhiều vụ bắt giữ các học viên địa phương. Ông ta còn sách nhiễu, đe dọa và tịch thu số lượng lớn tiền và tài sản cá nhân của các học viên. Vào ngày 13 tháng 3 năm 2022, ông ta bất ngờ bị té ngã ở gần cầu thang của nơi làm việc và chết ở tuổi 54.

Ngưu Tư Quần, đội trưởng của Tổng đội Quản lý Trị an của Công an tỉnh Liêu Ninh, nắm các vị trí chủ chốt trong hệ thống Công an thành phố Dinh Khẩu suốt nhiều năm. Ông ta chịu trách nhiệm cho nhiều vụ sách nhiễu và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ở Dinh Khẩu từ tháng 7 năm 1999 đến năm 2019. Tháng 5 năm 2022, Ủy ban Điều tra Kỷ luật tỉnh Liêu Ninh đã công bố cách chức Ngưu và điều tra về các tội trạng của ông ta.

Tiêu Chấn Mãnh nguyên là phó viện trưởng của Viện Kiểm sát tỉnh Quý Châu. Theo thông tin Minh Huệ thu thập, 96 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Quý Châu đã bị kết án lên tới 12 năm tù trong khoảng thời gian từ năm 2013 tới năm 2019. Một số học viên còn mất đi sinh mạng sau khi bị kết án tù. Với tư cách là phó viện trưởng, Tiêu phải chịu trách nhiệm cho những bi kịch này. Ngày 8 tháng 7 năm 2022, Tòa án Trung cấp Kiềm Đông Nam đã kết án Tiêu 10 năm tù và phạt tiền 1 triệu nhân dân tệ vì tội nhận hối lộ.

Chu Dung, phó chánh án của Tòa án Cấp cao tỉnh An Huy đã khép tội một cách phi pháp rất nhiều học viên và tống họ vào tù. Tháng 11 năm 2022, ông ta bị kết án 8 năm tù với cáo buộc nhận hối lộ và bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân và còn bị phạt tiền 300.000 nhân dân tệ.

Thạch Anh giữ chức phó bí thư của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Nam từ tháng 12 năm 2014 tới tháng 10 năm 2016. Sau đó, ông ta trở thành Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam. Tháng 3 năm 2020, ông ta được bổ nhiệm làm Bí thư của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Nam. Trong nhiệm kỳ của ông ta, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến 2012, đã có 344 học viên bị kết án tù. Tháng 6 năm 2022, có thông tin rằng Thạch đang bị điều tra.

Nhà tù Nữ tỉnh An Huy là một cơ sở giam giữ khét tiếng, nơi các nữ học viên Pháp Luân Công phải chịu nhiều hình thức ngược đãi khác nhau, gồm cấm ngủ trong thời gian dài, không được cung cấp thức ăn và nước uống, bức thực, trói, đánh đập, sốc điện, tiêm thuốc, biệt giam và các hình thức tra tấn khác. Kết quả là, nhiều học viên đã bị chấn thương và tàn tật và một số đã qua đời. Trương Huy, một chính trị viên ở khu 4, đã nhận được nhiều giải thưởng vì bức hại Pháp Luân Công. Năm 2019, bà ta được Bộ Tư pháp công nhận là “Cá nhân Tiên tiến trong Công tác Nhà tù Toàn quốc.” Ngày 9 tháng 1 năm 2022, Trương qua đời vì ung thư ở tuổi 49.

Sử Văn Thanh là bí thư của thành phố Cống Châu, tỉnh Giang Tây từ tháng 10 năm 2010 tới tháng 2 năm 2015. Sau đó, ông ta được thăng chức lên làm Phó Chủ nhiệm Ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Giang Tây. Là một quan chức cấp cao của thành phố Cống Châu, tỉnh Giang Tây, ông ta phải chịu trách nhiệm cho cuộc bức hại trong khu vực. Ngày 16 tháng 8 năm 2022, Tòa án Trung cấp Ninh Ba đã tuyên án tử hình Sử với tội danh nhận hối lộ và tàng trữ vũ khí trái phép, hoãn thi hành án 2 năm. Tất cả tài sản của ông ta đều bị tịch biên.

Trần Nghĩa Quốc, bí thư kiêm chủ tịch của Tập đoàn Truyền thông Xuất bản Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc đã xuất bản nhiều sách phỉ báng Pháp Luân Công. Ngày 20 tháng 9 năm 2022, có tin rằng ông ta đang bị điều tra và tội danh vẫn chưa được công bố.

Vương Liên Thành, một cư dân ở huyện Tân Tân tỉnh Liêu Ninh đã được Ủy ban Chính trị Pháp luật (UBCTPL) thuê để theo dõi học viên Pháp Luân Công và xé những áp phích chân tướng mà các học viên dán. Nhiều học viên đã hối thúc ông ta không nên làm như vậy, những ông ta ương ngạnh tiếp tục thực hiện những việc làm xấu xa của mình. Cuối cùng, ông ta đã chết vì nhiễm độc niệu tại nhà.

Kết luận

Mặc dù nhiều quan chức nói trên bị điều tra hay kết án vì nhận hối lộ hoặc những tội trạng khác, nhưng các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ pháp môn tin rằng đó là quả báo cho sự tham gia của họ vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Giang Trạch Dân còn ra lệnh mổ cướp nội tạng của học viên còn sống. Chuỗi cung ứng nội tạng béo bở này bùng nổ ở Trung Quốc đi đôi với việc các học viên Pháp Luân Công bị giết theo yêu cầu. Minghui.org cũng thu thập được thông tin về những trường hợp bị quả báo vì phạm tội ác trong việc mổ cướp tạng và bị chết vì suy tạng, suy hệ thống miễn dịch và các vấn đề sức khỏe khác.

Nhân đây chúng tôi cũng hy vọng các quan chức và nhân viên chính quyền cũng như những người dân phổ thông Trung Quốc có thể xem các ví dụ nói trên như là những bài học giáo huấn. Lưới Trời tuy thưa nhưng khó lọt, sát hại người tu luyện thiên địa bất dung. Hãy tận dụng thời gian khi Trời cao còn chưa trừng phạt mà lấy công chuộc tội, để giảm thiểu những tội nghiệp và trừng phạt treo lơ lửng trên đầu.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/9/454680.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/11/206122.html

Đăng ngày 15-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post 555 thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công bị quả báo trong năm 2022 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nguyên Phó Ban Tuyên truyền của thành phố Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh qua đời vì COVIDhttps://vn.minghui.org/news/242619-nguyen-pho-ban-tuyen-truyen-cua-thanh-pho-cam-chau-tinh-lieu-ninh-qua-doi-vi-covid.htmlThu, 26 Jan 2023 09:47:50 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=242619Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh [MINH HUỆ 10-01-2023] Tạ Thụ Phàm, nguyên Phó trưởng Ban thường vụ của Ban tuyên truyền của Ủy ban thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời vì COVID tại Bệnh viện trực thuộc trường Đại học Y Cẩm Châu vào […]

The post Nguyên Phó Ban Tuyên truyền của thành phố Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh qua đời vì COVID first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 10-01-2023] Tạ Thụ Phàm, nguyên Phó trưởng Ban thường vụ của Ban tuyên truyền của Ủy ban thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời vì COVID tại Bệnh viện trực thuộc trường Đại học Y Cẩm Châu vào ngày 30 tháng 12 năm 2022. Tạ (70 tuổi) còn là cục trưởng của Cục Phát thanh và Truyền hình Cẩm Châu.

Trong nhiệm kỳ của mình, Tạ và Cục Phát thanh và Truyền hình Cẩm Châu đã sản xuất nhiều chương trình phỉ báng để kích động thù hận đối với Pháp Luân Công. Ông ta cũng nhận được nhiều khen thưởng cho những “thành tích” đó. Là một quan chức của thành phố Cẩm Châu, Tạ cũng đến Trại Lao động Mã Tam Gia khét tiếng để giúp tẩy não các học viên Pháp Luân Công, nhằm ép buộc họ từ bỏ đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Tạ không chỉ là quan chức duy nhất bức hại Pháp Luân Công kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch bức hại pháp môn này trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999. Minh Huệ đã biên soạn một danh sách thủ phạm để ghi lại tội ác của những thủ phạm chính đối với Pháp Luân Công. Tạ được ghi nhận với mã số E000058831 với chức danh là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Cẩm Châu và là thành viên của Phòng 610.

Mặc dù các học viên đã giải thích với ông ta rằng Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện ôn hoà giúp cải thiện thể chất và tinh thần, nhưng Tạ đã không lắng nghe và tiếp tục thực thi chính sách bức hại của ĐCSTQ.

ĐCSTQ là một chính quyền toàn trị được thành lập dựa trên giả, ác, đấu. Bất cứ ai đứng cùng phe với nó và đàn áp người dân vô tội sẽ phải đối mặt với hậu quả về mặt đạo đức và pháp lý. Chúng tôi hy vọng nhiều nhân viên chính quyền sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm để tránh bị nhấn chìm cùng với chính quyền Trung Cộng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/10/454737.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/11/206130.html

Đăng ngày 26-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nguyên Phó Ban Tuyên truyền của thành phố Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh qua đời vì COVID first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Long Lâm ở tỉnh Quảng Tây nhiễm COVID tử vonghttps://vn.minghui.org/news/242620-doi-truong-doi-an-ninh-noi-dia-huyen-long-lam-o-tinh-quang-tay-nhiem-covid-tu-vong.htmlThu, 26 Jan 2023 09:47:25 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=242620[MINH HUỆ 19-01-2023] Lý Thiệu Văn, đội trưởng của Đội An ninh Nội địa huyện Long Lâm ở tỉnh Quảng Tây, đã tử vong vì COVID-19 (virus Trung Cộng) vào ngày 4 tháng 1 năm 2023. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông ta […]

The post Đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Long Lâm ở tỉnh Quảng Tây nhiễm COVID tử vong first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Quảng Tây

[MINH HUỆ 19-01-2023] Lý Thiệu Văn, đội trưởng của Đội An ninh Nội địa huyện Long Lâm ở tỉnh Quảng Tây, đã tử vong vì COVID-19 (virus Trung Cộng) vào ngày 4 tháng 1 năm 2023. Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông ta đã rất tích cực thi hành mệnh lệnh của tỉnh Quảng Tây và thành phố Bách Sắc (có thẩm quyền quản lý Long Lâm) bức hại các học viên Pháp Luân Công ở địa phương.

Sự bức hại các học viên ở Long Lâm bao gồm bắt giữ, giam cầm, đột nhập vào nhà, sách nhiễu, và án tù dựa trên các bằng chứng giả chống lại họ. Ví dụ như, trong thời gian diễn ra “Lưỡng hội” (kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và Ủy ban Toàn quốc, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc), Lý thường cho bắt giữ các học viên rồi giam họ ở trong trại tạm giam để ngăn chặn họ giảng chân tướng về cuộc bức hại cho công chúng.

Khi các học viên giảng chân tướng Pháp Luân Công với ông ta, và rằng tự do tín ngưỡng là quyền hợp pháp được Hiến pháp bảo vệ, Lý phớt lờ một cách lỗ mãng. Ông ta thường phách lối nói với các học viên: “Nếu không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, các vị sẽ phải ân hận đấy!” và “Tôi không tin vào nhân quả báo ứng – thật vớ vẩn!” Và như vậy, ông ta không ngừng bức hại các học viên. Một người trong số họ có bà Trần Bồi Châu, vốn là một người bị tàn tật, đã bị kết án tù 4 năm vào năm 2006.

Sau đó Lý đã bị ung thư mũi họng. Những cơn đau rất khủng khiếp và và mặc dù đã tìm đến khám chữa tại các bệnh viện lớn hơn ở các thành phố lớn như Nam Ninh và Bách Sắc, nhưng đều vô ích. Ông ta gầy trơ xương và vô cùng thống khổ. Tuy vậy, chính quyền không cho ông ta nghỉ mất sức, cũng như không được nghỉ hưu. Cuối cùng, ông ta đã tử vong sau khi nhiễm COVID.

Lý Thiệu Văn một mực muốn bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp, và đối xử với con cái cũng không tốt. Vào ngày chôn cất Lý, con gái ông ta đã rời Long Lâm và trở về Bách Sắc, mặc kệ vợ của Lý Thiệu Văn cô đơn lẻ loi như thế nào. Nghe nói cô ấy vội đi như vậy là vì sợ nhiễm virus Trung Cộng. Thật đáng buồn thay!

Chân thành hy vọng những nhân viên các cấp của ĐCSTQ, những ai vẫn đang tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công hãy lắng nghe chân tướng mà các học viên Pháp Luân Công đã và đang liều cả tính mạng để truyền đạt, nhận ra sự tà ác của ĐCSTQ, thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Thần Phật sẽ tẩy tịnh những độc tố mà ĐCSTQ đã rót vào các vị, và các vị sẽ có được một tương lai tươi sáng! Những ai đi ngược lại lương tri của mình mà bức hại các công dân lương thiện vô tội thì rất khó mà thoát khỏi sự báo ứng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/19/455350.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/22/206693.html

Đăng ngày 26-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Long Lâm ở tỉnh Quảng Tây nhiễm COVID tử vong first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Giang Trạch Dân bị báo ứng vì bức hại Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/240893-giang-trach-dan-bi-bao-ung-vi-buc-hai-phap-luan-cong.htmlWed, 18 Jan 2023 07:27:29 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240893[MINH HUỆ 15-12-2022] Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1989 nhờ vai trò của ông ta trong cuộc đàn áp đẫm máu sinh viên của phong trào dân chủ. Với khẩu hiệu “Im […]

The post Giang Trạch Dân bị báo ứng vì bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Hướng Thượng ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 15-12-2022] Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1989 nhờ vai trò của ông ta trong cuộc đàn áp đẫm máu sinh viên của phong trào dân chủ. Với khẩu hiệu “Im lặng phát đại tài”, ông ta đã biến đất nước Trung Quốc trở thành mảnh đất tham nhũng, khó có quan chức nào có thể cưỡng lại việc nhận hối lộ. Bằng cách nhắm mục tiêu bức hại Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của nó, ông ta đã nhấn dân tộc Trung Hoa vào vực thẳm của giả, ác, đấu, dẫn đến đạo đức xã hội bị tiêu vong.

Đến nay xã hội và dân chúng Trung Quốc vẫn đang phải gánh chịu hậu quả thảm hại từ sự cai trị của Giang. Nhiều người băng khoăn không lẽ Giang có thể thoát tội dễ dàng với cái chết của ông ta hay vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 hay sao?

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã tin vào Thiên lý “Thiện ác hữu báo”. Tại đây, chúng tôi muốn nói đến những báo ứng mà Giang đã phải đối diện khi còn sống và bây giờ là báo ứng mà ông ta phải đối diện khi ở dưới địa ngục.

Một lãnh đạo khét tiếng

Khi chính quyền ĐCSTQ ra thông báo cái chết của Giang vào ngày 30 tháng 11, nhiều người Trung Quốc đã cảm thấy hả dạ và một số thậm chí còn đốt pháo ăn mừng. Họ vui mừng vì kẻ độc tài khét tiếng như vậy cuối cùng cũng đã chết. Điều thú vị là cả cư dân mạng Trung Quốc và truyền thông hải ngoại đều gọi Giang Trạch Dân là “Giang cóc”, một thuật ngữ xúc phạm bắt đầu xuất hiện khi Giang làm bí thư ở Thượng Hải (1987 – 1989).

Cuốn sách Con người Giang Trạch Dân được xuất bản khi ông ta vẫn còn đang nắm quyền lực, đã giải thích sự liên hệ giữa Giang và con cóc, vạch trần sự phản bội của ông ta (cả Giang và cha ông ta đều là những kẻ bán nước), giả mạo (giả danh Đảng viên, tuyên bố giả rằng được bác ruột là một Đảng viên nhận làm con nuôi), và những chuyện hoang dâm với một số phụ nữ. Rất ít lãnh đạo cộng sản bị vạch trần ra trước công chúng như vậy trong khi họ vẫn còn đang cầm quyền.

Sau khi khăng khăng làm theo ý mình phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện ôn hoà giúp cải thiện thể chất lẫn tinh thần, vào tháng 7 năm 1999, Giang thường xuyên gặp ác mộng.

Giang rất sợ phải xuống địa ngục, biết rõ bản thân đã gây ra tội ác tày trời khi đàn áp học viên Pháp Luân Công vô tội chỉ muốn trở thành người tốt. Kết quả là, ông ta đã chép tay Địa Tạng Kinhtại nhà và bỏ ra một số tiền lớn thỉnh Lạt Ma cầu nguyện cho ông ta. Vì những việc làm ác độc của Giang, nên người đời thường gọi ông ta là “Giang quỷ”.

Báo ứng thảm khốc

Tuần báo Á Châu (Tuần san thời sự quốc tế bằng tiếng Trung) từng đưa tin rằng Giang đã đến chùa Chiên Đàn Lâm ở tỉnh An Huy vào tháng 6 năm 2004 để thỉnh cầu Địa Tạng Vương Bồ Tát bảo hộ cho mình. Giang bắt đầu khởi hành vào ngày 4 tháng 6, nóng lòng muốn đến chùa Chiên Đàn Lâm, núi Cửu Hoa. Ông ta nói với thuộc cấp rằng hôm trước ông ta gặp ác mộng thấy mình bị hạ vào Địa ngục Vô Gián và bị tra tấn ở đó.

Địa ngục Vô Gián là tầng sâu nhất của địa ngục, và nó được mô tả chi tiết trong sách Con người Giang Trạch Dân. Trong sách viết: “Từ ‘vô gián’ để chỉ những hình phạt không bao giờ kết thúc ở trong địa ngục. Có ngũ ‘vô gián’: 1) thời vô gián: chịu hình liên tục không ngừng nghỉ suốt ngày đêm; 2) không vô gián: toàn thân chỗ nào cũng phải chịu cực hình; 3) tội khí vô gián: các dụng cụ để trừng phạt được áp dụng không có gián đoạn, không ngừng được sử dụng; 4) bình đẳng vô gián: tất cả đều bị trừng phạt như nhau, bất kể giới tính hay địa vị xã hội trong đời trước; 5) sinh tử vô gián: người chịu hình mỗi thời mỗi khắc đều vô cùng thống khổ mà chết đi, nhưng phải sống lại để tiếp tục chịu hình. Sinh mệnh phải chịu thống khổ trong toàn bộ quá trình bị tận diệt, từng tầng từng tầng một, vĩnh viễn không dừng–Đây là điều đáng sợ nhất trong vũ trụ“.

Tương tự, chùa Chiên Đàn Lâm cũng mô tả chi tiết địa ngục dựa trên những lời của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Trong địa ngục: “Quỷ địa ngục sẽ dùng hàng trăm cái đinh sắt nóng đỏ để đóng vào xương cốt. Sau khi đóng đinh, lửa tự nhiên sinh ra, đốt cháy cho đến khi thân thể cháy thành tro. Có người bị gió lạnh trên núi tuyết thổi cho đến khi da thịt bong ra, không thể sống cũng không thể chết. Có người thường xuyên ở trên núi dao, cây kiếm, từ trên ném xuống, xương cốt toàn thân trong nháy mắt vỡ nát, gãy vụn… cứ lặp đi lặp lại, vĩnh viễn không ngừng nghỉ, cực kỳ kinh khủng!”

Người Trung Quốc có câu “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Mọi người đều có quyền lựa chọn làm việc tốt hoặc việc xấu và sẽ đối diện với hậu quả tương ứng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/15/453128.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/16/205212.html

Đăng ngày 18-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Giang Trạch Dân bị báo ứng vì bức hại Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc qua đời vì COVIDhttps://vn.minghui.org/news/240857-nguyen-pho-chu-tich-uy-ban-the-thao-quoc-gia-trung-quoc-qua-doi-vi-covid.htmlTue, 17 Jan 2023 13:26:48 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240857[MINH HUỆ 29-12-2022] Lưu Cát, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc, qua đời vì COVID vào ngày 19 tháng 12 năm 2022. Lưu là người ủng hộ nhiệt thành nhất cho Giang Trạch Dân, thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp […]

The post Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc qua đời vì COVID first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-12-2022] Lưu Cát, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc, qua đời vì COVID vào ngày 19 tháng 12 năm 2022. Lưu là người ủng hộ nhiệt thành nhất cho Giang Trạch Dân, thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999.

Gần đây, Trần Nghĩa Quốc, Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông và Xuất bản Trường Giang (tỉnh Hồ Bắc) đang bị thẩm tra và giám sát điều tra. Một số người cho rằng điều này có liên quan tới việc ông ta bức hại Pháp Luân Công.

Hơn 300 bài thuyết giảng tuyên truyền học thuyết của Giang Trạch Dân

Lưu Cát sinh ra ở tỉnh Cát Lâm vào tháng 1 năm 1937. Từ năm 1991 đến 1998, ông ta là Phó Chủ tịch Ủy ban Thể thao Quốc gia. Từ năm 1999, ông ta trở thành một trong những thanh tra cấp bộ trưởng đầu tiên của Quốc vụ viện.

Sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào năm 1999, Lưu đã chủ trì biên soạn và xuất bản một cuốn sách có tên “Bức tranh về Tam đại biểu” vào năm 2002 để truyền bá học thuyết chính trị của Giang là “Tam đại biểu” cho các nhân viên chính phủ và dân chúng. Ngoài ra, ông ta đã có hơn 300 bài phát biểu ca ngợi Giang và ĐCSTQ, khiến mọi người khó lòng nhận ra tội ác của Giang và Trung Cộng đối với những người dân vô tội.

Biên soạn tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công trong sách giáo khoa

Gần đây, Trần Nghĩa Quốc, Bí thư Đảng ủy ĐCSTQ kiêm Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông và Xuất bản Trường Giang, đã bị điều tra vào ngày 20 tháng 9 năm 2022.

Sách giáo khoa là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục nhằm phổ cập kiến ​​thức và giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ. Nhưng một số cuốn sách của Tập đoàn Truyền thông và Xuất bản Trường Giang đã bóp méo sự thật và kích động thù hận của các học sinh, sinh viên đối với Pháp Luân Công bằng những tuyên truyền phỉ báng.

Một ví dụ là sách bài tập về chủ đề Đạo đức và Xã hội dành cho học sinh lớp sáu, có nội dung tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Với tư cách là Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch nhà xuất bản, Trần phải chịu trách nhiệm chính về việc này.

Bức hại người tốt sẽ bị Trời phạt. Trần Nghĩa Quốc cuối cùng cũng không thoát khỏi sự trừng phạt của Trời cao.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/29/453880.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/5/206046.html

Đăng ngày 17-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc qua đời vì COVID first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Con tốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc Hà Tộ Hưu bị nhiễm COVIDhttps://vn.minghui.org/news/240785-con-tot-cua-dang-cong-san-trung-quoc-ha-to-huu-bi-nhiem-covid.htmlSun, 15 Jan 2023 15:21:01 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240785[MINH HUỆ 24-12-2022] Cả Tư Mã Nam và Hà Tộ Hưu đều nổi tiếng trong vai trò là cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), công kích nhiều tôn giáo và pháp môn tu luyện, trong đó có Pháp Luân Công. Ngày 18 […]

The post Con tốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc Hà Tộ Hưu bị nhiễm COVID first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Quảng Giác và Lục Nam

[MINH HUỆ 24-12-2022] Cả Tư Mã Nam và Hà Tộ Hưu đều nổi tiếng trong vai trò là cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), công kích nhiều tôn giáo và pháp môn tu luyện, trong đó có Pháp Luân Công.

Ngày 18 tháng 12, Tư Mã đã đăng một bài viết trên mạng có tựa đề: “Tôi có một thỉnh cầu”.

“Hà Tộ Hưu vừa mới gọi cho tôi nói rằng cả hai vợ chồng ông ấy đều bị nhiễm COVID và tình trạng của vợ ông ấy thì nặng hơn một chút. Tinh thần ông ấy sa sút và chán nản. Ông ấy bị mất nước và có lẽ không thể qua khỏi“.

Tư Mã viết tiếp: “Con của họ sống ở Thượng Hải nơi dịch bệnh còn nghiêm trọng hơn. Cho đến nay không có chuyên gia y tế nào liên lạc với họ để giúp đỡ, chính quyền địa phương hay Viện Khoa học Trung Quốc [nơi Hà làm viện sỹ] cũng vậy”.

Có lẽ Tư Mã chỉ muốn thể hiện sự quan tâm đến bạn của mình, nhưng bài viết đó đã không được Hà đón nhận, có lẽ ông ta không muốn bài viết khiến công chúng nghĩ rằng hệ thống ĐCSTQ không hoàn hảo. Cuối cùng, Tư Mã đã đăng một bài viết khác để xin lỗi Hà và ca ngợi ĐCSTQ. Ông ta viết: “Sau khi nhìn thấy bài viết ban đầu của tôi trên mạng, ban lãnh đạo của Viện Khoa học Trung Quốc đã nhanh chóng sắp xếp chăm sóc y tế cho Viện sỹ Hà. Hôm nay, vợ chồng ông ấy đã gọi điện cho tôi vài lần để khẳng định rằng tình trạng của vợ chồng họ không nghiêm trọng như những gì tôi đã mô tả trong bài viết trước đó. Họ trách tôi vì đã công khai tình trạng của họ trên mạng internet, khiến nhiều người gọi tới họ để hỏi thăm, ảnh hưởng đến việc họ nghỉ ngơi dưỡng bệnh, gây không ít phiền phức cho họ”.

Một số cư dân mạng nhận xét rằng sự tương tác giữa Tư Mã và Hà chỉ là trò hề nhằm tỏ ra là ĐCSTQ phản ứng nhanh chóng trước sự thỉnh cầu giúp đỡ của người dân.

Trong nhiều năm, Tư Mã và Hà đã hợp tác chặt chẽ trong việc truyền bá các thông điệp ủng hộ ĐCSTQ, công kích nước Mỹ và nhắm vào Pháp Luân Công cũng như các tín ngưỡng khác.

Đội quân 50 xu hai mặt của ĐCSTQ

Tư Mã thường công khai bảo vệ ĐCSTQ và chỉ trích nước Mỹ, được trao danh hiệu “thành viên nổi bật của Đội quân 50 xu” (người bình luận trên mạng được ĐCSTQ trả 50 xu cho mỗi bài đăng để quảng bá tuyên truyền của ĐCSTQ). Năm 2017, một bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Chính trị Hoa Kỳ cho biết Đội quân 50 xu đã đăng 488 triệu bài viết ủng hộ ĐCSTQ trên mạng xã hội mỗi năm để lừa dối công chúng và định hướng dư luận.

Cũng như nhiều con tốt chính trị khác, Tư Mã bị vạch trần là kẻ hai mặt. Sau vài giờ tuyên bố nước Mỹ là “kẻ thù của toàn thế giới” và là “khối u khổng lồ” vào tháng 1 năm 2012, ông ta liền bay đến Mỹ để gặp mặt gia đình. Sau khi bị cư dân mạng chất vấn tại sao nói một đằng làm một nẻo, ông ta trả lời: “Chống đối nước Mỹ là công việc của tôi, và đến thăm/ở nước Mỹ là cuộc sống của tôi.”

Nhưng sự lố bịch không chỉ có vậy. Tư Mã nói rằng ông ta đang sống ở số 8 Ngõ Nam La Cổ, quận Đông Thành, Bắc Kinh. Nhưng khi cư dân mạng đến kiểm tra thì phát hiện địa chỉ đó thực ra chỉ là một nhà vệ sinh công cộng.

Những lời dối trá như vậy cũng tồn tại trong những khía cạnh khác trong cuộc sống ông ta. Mặc dù Tư Mã luôn phủ nhận việc sở hữu tài sản riêng ở Mỹ để phù hợp với “sự nghiệp chống Mỹ” của mình, song cư dân mạng phát hiện ông ta đã mua một bất động sản ở Fremont, California (Mỹ) vào tháng 3, 2010. Bất động sản này ở địa chỉ 1960 Barrymore Cmn, Unit E, Fremont, CA 94538. Vợ và con trai của Tư Mã đứng tên chủ nhà. Đối mặt với sự chỉ trích “phản bội“ từ các thành viên của Đội quân 50 xu còn lại, Tư Mã không còn cách nào khách và đành phải thừa nhận sự tồn tại của căn nhà này vào tháng 8 năm 2022.

Những con tốt chính trị khác

Hà Tộ Hưu cũng có câu chuyện của riêng ông ta. Ngay từ khi còn trẻ, ông ta đã là kẻ cơ hội chính trị. Khi còn học đại học, ông ta đã thích ứng dụng chủ nghĩa Mác vào trong khoa học tự nhiên, điều này đã giúp ông ta kiếm được một công việc tại Ban Tuyên giáo Trung ương. Tiếp tục con đường đó, ông ta ứng dụng chủ nghĩa Mác vào vật lý lý thuyết, giúp ông ta trở thành Viện sỹ tại Viện Khoa học Trung Quốc trong lĩnh vực vật lý hạt nhân. Để làm hài lòng Giang Trạch Dân, người đã vươn lên vị trí lãnh đạo ĐCSTQ nhờ đàn áp phong trào dân chủ của sinh viên vào năm 1989, Hà Tộ Hưu thậm chí còn lôi cả cơ học lượng tử vào để “diễn giải” thuyết “Ba đại diện”của Giang.

Thấy Giang và tùy tùng La Cán của ông ta cố gắng gây rắc rối cho môn tu luyện ôn hoà Pháp Luân Công, Hà đề nghị được giúp đỡ. La Cán khi đó là Bí thư của Uỷ Ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và vợ ông ta là em gái của vợ Hà.

Hà đã lăng mạ Pháp Luân Công bằng thông tin sai lệch trên Đài Truyền hình Bắc Kinh vào tháng 5 năm 1998. Sau khi các học viên ôn hoà đến đài truyền hình và nói rằng phát biểu của Hà là sai sự thật, một viên chức ở đài truyền hình nói rằng đây là sai lầm tệ hại nhất trong lịch sử mà đài truyền hình mắc phải và sau đó phát sóng cảnh quay các học viên ôn hoà luyện công trong công viên. Sau vụ việc này, một phó thị trưởng ở Bắc Kinh đã ban hành một chính sách cấm các phương tiện truyền thông ở Bắc Kinh phỏng vấn Hà.

Nhưng Hà không bỏ cuộc và đã đăng một bài báo lăng mạ Pháp Luân Công trên tạp chí “Triển lãm Khoa học và Công nghệ Thanh thiếu niên” ở Thiên Tân vào ngày 11 tháng 4 năm 1999. Sau khi nghe các học viên nói rõ chân tướng về Pháp Luân Công, ban biên tập ban đầu đã đồng ý đính chính bài báo. Nhưng sau đó ban biên tập đã quay ngoắt thái độ, nói rằng có lệnh từ “cấp trên” và gọi cảnh sát tới bắt các học viên. Hàng chục học viên ở Thiên Tân bị đánh đập và giam giữ, và các nhân viên chính quyền nói lệnh bắt giữ các học viên đến từ Bắc Kinh. Các nhân viên chính quyền ở Thiên Tân đã đề nghị các học viên muốn được trả tự do đến Bắc Kinh thỉnh nguyện.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, các học viên tập trung đông đảo gần Văn phòng Kháng nghị của Hội đồng Nhà nước yêu cầu trả tự do cho các học viên đang bị giam giữ. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân đã dùng cuộc thỉnh nguyện ôn hoà này làm cái cớ và vu khống học viên Pháp Luân Công “bao vây Trung Nam Hải” để phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999.

Hai kẻ phản diện thông đồng với nhau

Cả Tư Mã và Hà đều là phó chủ tịch của cái gọi là “Hiệp hội phản tà giáo Trung Quốc”. Mượn danh khoa học và tôn giáo, cả hai đã chỉ đạo việc chế tạo những thông tin giả để kích động sự thù hận của dân chúng đối với Pháp Luân Công.

Trong khi Giang Trạch Dân, La Cán và cơ quan phi pháp của họ là Phòng 610 thực hiện một cách có hệ thống chính sách bức hại trong hệ thống thực thi pháp luật, tư pháp, cơ quan chính phủ, truyền thông, trường học và các tổ chức kinh doanh, thì Tư Mã Nam và Hà Tộ Hưu lại nhắm vào các khía cạnh khác của xã hội thông qua “Hiệp hội phản tà giáo” của họ khiến cho cuộc đàn áp càng thêm toàn diện và nguy hại hơn.

Đối mặt hậu quả

Làm con tốt chính trị của ĐCSTQ thật là mệt mỏi. Khi gió đổi chiều thì bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của cuộc vận động chính trị tiếp theo. Đã có vô số ví dụ về các cuộc vận động của ĐCSTQ.

Một số cư dân mạng cho rằng Hà có thể đã bị ĐCSTQ xem là không còn giá trị lợi dụng, điều này giải thích tại sao ông ta không được chăm sóc y tế nhanh chóng như mong muốn. Cũng có người tin rằng Hà bị nhiễm bệnh là một dấu hiệu cho thấy ông ta bị quả báo vì làm cái loa phát thanh của ĐCSTQ.

Khi ĐCSTQ bị lịch sử đào thải bởi sự tàn bạo và dối trá của nó thì Tư Mã Nam và Hà Tộ Hưu, cũng như nhiều người khác đi theo ĐCSTQ, sẽ không thể thoát khỏi số phận bị nhấn chìm theo nó. Những ai làm theo lương tri và đạo lý sẽ được ban phúc với sự bảo hộ và an toàn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/24/453480.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/26/205367.html

Đăng ngày 15-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Con tốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc Hà Tộ Hưu bị nhiễm COVID first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Câu chuyện nhân quả báo ứng: Cựu bí thư huyện uỷ Vĩnh Ninh, tỉnh Ninh Hạ bị kết án tùhttps://vn.minghui.org/news/240605-cau-chuyen-nhan-qua-bao-ung-cuu-bi-thu-huyen-uy-vinh-ninh-tinh-ninh-ha-bi-ket-an-tu.htmlSat, 07 Jan 2023 09:37:41 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240605[MINH HUỆ 03-08-2022] Tiền Khắc Hiếu, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Vĩnh Ninh, tỉnh Ninh Hạ, đã bị xét xử trực tuyến trong một phiên tòa công khai vào ngày 29 tháng 7 năm 2022 về tội nhận hối lộ. Vài tuần sau, Toà án Ngô Trung đã tuyên án ông ta 11 năm […]

The post Câu chuyện nhân quả báo ứng: Cựu bí thư huyện uỷ Vĩnh Ninh, tỉnh Ninh Hạ bị kết án tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 03-08-2022] Tiền Khắc Hiếu, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Vĩnh Ninh, tỉnh Ninh Hạ, đã bị xét xử trực tuyến trong một phiên tòa công khai vào ngày 29 tháng 7 năm 2022 về tội nhận hối lộ. Vài tuần sau, Toà án Ngô Trung đã tuyên án ông ta 11 năm 6 tháng tù giam và phạt 1 triệu nhân dân tệ.

Tiền Khắc Hiếu sinh vào tháng 3 năm 1964. Ông ta là một trong những quan chức chủ chốt chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công trong khu vực. Sau khi được bổ nhiệm làm Phó Huyện trưởng huyện Vĩnh Ninh vào tháng 9 năm 2007, ông ta trở thành ủy viên thường vụ của huyện ủy vào tháng 12 năm 2008. Giữa tháng 1 năm 2011 và tháng 9 năm 2012, Tiền giữ chức phó quận trưởng và sau đó là phó bí thư quận ủy quận Hưng Khánh của thành phố Ngân Xuyên, nơi thẩm quyền đối với huyện Vĩnh Ninh.

Sau khi quay lại huyện Vĩnh Ninh vào tháng 9 năm 2012, ban đầu Tiền được bổ nhiệm làm quyền huyện trưởng, sau đó là huyện trưởng. Tháng 9 năm 2013, Tiền giữ chức bí thư huyện ủy huyện Vĩnh Ninh. Sau đó, ông ta được đề bạt làm ủy viên thường vụ của thành phố Ngân Xuyên vào tháng 11 năm 2016. Sau khi bị kỷ luật vào tháng 11 năm 2017, ông ta bị cách chức vào tháng 8 năm 2018.

Trong nhiệm kỳ của Tiền ở huyện Vĩnh Ninh, các học viên Pháp Luân Công địa phương đã bị bức hại nặng nề vì kiên định giữ vững đức tin của họ.

Ông Triệu Ngọc Hổ, bà Triệu Tố Mai, bà Tưởng Hồng Anh, và bà Vương Hương Ngọc đều bị cảnh sát thị trấn Thắng Lợi bắt cóc vào tháng 12 năm 2014. Ông Triệu bị giam ở Trại tạm giam Vĩnh Ninh trong khi ba học viên còn lại bị đưa đến Trại tạm giam Ngân Xuyên. Viện Kiểm sát huyện Vĩnh Ninh đã phê chuẩn việc giam giữ hình sự bốn học viên này vào ngày 23 tháng 1 năm 2015 và phiên toà đã được tổ chức vào ngày 2 tháng 7 năm 2015. Toà án huyện Vĩnh Ninh đã kết án tù và phạt tiền bốn học viên vào ngày 13 tháng 4 năm 2016.

Sau khi các biểu ngữ có thông tin Pháp Luân Công xuất hiện tại những nơi công cộng vào đầu tháng 6 năm 2016, cảnh sát từ huyện Vĩnh Ninh và thành phố Ngân Xuyên đã bắt cóc hàng chục học viên địa phương và lục soát nhà của họ trong hai tháng tiếp theo. Những học viên này bị tra tấn trong trại tạm giam, cưỡng chế lấy máu, và buộc phải ký tên và lăn tay điểm chỉ vào các tuyên bố bôi nhọ Pháp Luân Công. Có ít nhất ba học viên bị kết án tù, bao gồm ông Khương Đào, bà Tô Thanh Linh, và bà Tào Quế Lan.

Trong khi Tiền bị kết án tù vì tội nhận hối lộ, các học viên Pháp Luân Công tin rằng “cú ngã ngựa” của ông ta là quả báo của việc ông ta bức hại Pháp Luân Công. “Thiện ác hữu báo” là Thiên lý. Chúng tôi hy vọng các quan chức khác sẽ rút ra bài học kinh nghiệm từ Tiền và ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội. Khi các học viên bị bức hại chỉ vì làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn, thì mọi người cũng đang bị bức hại.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/3/447139.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/8/204653.html

Đăng ngày 07-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Câu chuyện nhân quả báo ứng: Cựu bí thư huyện uỷ Vĩnh Ninh, tỉnh Ninh Hạ bị kết án tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nỗi bất hạnh của trưởng ban an ninh thônhttps://vn.minghui.org/news/240595-noi-bat-hanh-cua-truong-ban-an-ninh-thon.htmlFri, 06 Jan 2023 09:54:34 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=240595[MINH HUỆ 13-10-2022] Ghi chú của biên tập viên: Trong cả văn hóa phương Tây và phương Đông, “thiện ác hữu báo” là đạo lý nhân quả được thừa nhận rộng rãi, hàm ý là đến cuối cùng thì ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của […]

The post Nỗi bất hạnh của trưởng ban an ninh thôn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 13-10-2022] Ghi chú của biên tập viên: Trong cả văn hóa phương Tây và phương Đông, “thiện ác hữu báo” là đạo lý nhân quả được thừa nhận rộng rãi, hàm ý là đến cuối cùng thì ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình. Đặc tính cơ bản của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn. Vũ trụ sẽ phúc báo cho những ai có hành vi phù hợp với những đặc tính này; còn những hành vi như đánh đập, tra tấn và sát nhân sẽ phải chịu báo ứng. Nói cách khác, làm việc thiện sẽ được thiện báo, còn làm việc ác sẽ bị ác báo. Những bài viết như thế này có thể xem như một lời nhắc nhở thiện ý về đạo lý “thiện ác hữu báo” để cảnh tỉnh những người có hành vi sai trái.

Tôi là một học viên Pháp Luân Công 75 tuổi ở tỉnh Sơn Đông. Trong nhiều năm qua, tôi đã phân phát tài liệu và dán áp phích trong thôn của mình để nhiều người biết đến sự tốt đẹp của Pháp Luân Công và việc ĐCSTQ đã bức hại pháp môn tu luyện này như thế nào.

Vài năm trước, tôi phát hiện có nhiều tấm áp phích mà tôi dán đã bị ai đó xé bỏ. Để tìm ra ai đã làm điều đó, tôi dán một tấm trên cửa sổ của mình. Sáng hôm sau, tôi bắt gặp trưởng ban an ninh của thôn đang cố gắng gỡ bỏ tấm áp phích đó.

Tôi nói với ông ấy: “Hóa ra chính ông là người đã xé những tấm áp phích của tôi à”. Mặc dù trước đó tôi đã giảng chân tướng Pháp Luân Công cho ông ta, nhưng tôi nhắc ông ấy một lần nữa rằng mọi người sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Khi Pháp Luân Công đang bị bức hại nghiêm trọng như vậy, bất kỳ ai hỗ trợ cho cuộc bức hại của chính quyền cộng sản sẽ chuốc lấy nghiệp chướng to lớn cho chính bản thân họ.

Người trưởng ban an ninh này dường như đã hiểu. Ông ấy đưa tay ra và nói rằng cách đây không lâu các ngón tay của ông ấy đã bắt đầu mưng mủ và có lẽ đó là quả báo vì đã xé các tấm áp phích.

Sau một thời gian, tôi nghe hàng xóm nói rằng vợ của người trưởng ban an ninh đó bị bệnh phổi nặng và ông ta phải vay tiền để trả viện phí cho bà ấy. Ông ta đã nghỉ việc và nói rằng sau này sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì để bức hại Pháp Luân Công nữa.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/13/治保主任的不幸-449619.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/29/204496.html

Đăng ngày 06-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nỗi bất hạnh của trưởng ban an ninh thôn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>