Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc [2003]

Lý Hồng Chí
21 tháng Bảy, 2003 — Washington, D.C., Mỹ quốc

Đa số đệ tử Đại Pháp đều đang vận dụng các sở trường và sở học của riêng mình để chứng thực Đại Pháp, khi tu luyện thì bước trên con đường của mình. Các giai tầng và chức nghiệp khác nhau của xã hội người thường đều có thể trở thành hoàn cảnh tu luyện; khi bị bức hại vẫn có thể giảng thanh chân tướng và cứu độ chúng sinh đang bị ác đảng Trung Cộng dẫn sang đường tà. Khi bị áp lực tà ác vẫn có thể chính niệm chính hành, đó chính là chứng thực Pháp, chứng thực chính mình. [Ai] có sở trường văn nghệ cũng có thể đi thành con đường chứng thực Pháp. Hôm nay có một số học viên vốn vẫn chưa bước ra nay tham dự Pháp hội; việc này rất tốt. Tất nhiên dưới áp lực của hình thế sẽ có [học viên] rớt xuống; [ai] có thể nhận thức được ra, làm lại mới cho tốt, thì mới là có trách nhiệm với chính mình.

Khá nhiều học viên chưa từng nếm trải thảm hoạ “đại cách mạng văn hoá”, bởi vì thời kỳ đó thì tuổi còn nhỏ, vậy nên giờ đây trong cuộc bức hại nhắm vào đệ tử Đại Pháp, đối diện với áp lực của hình thế tà ác và khốc liệt, [thì] trong tâm đã tạo thành ảnh hưởng rất lớn. Chưa từng kinh qua những việc như thế, đột nhiên áp xuống hình thế bức hại như thế này, [thì] đả kích tâm lý người ta là rất lớn. Loại lợi dụng tất cả khả năng của chính phủ để vu khống, phỉ báng, hãm hại, huy động hết thảy công cụ chuyên chính và công cụ tuyên truyền của tà đảng Trung Cộng; những học viên mới chưa từng trải qua loại việc này và những học viên học Pháp chưa tinh tấn, thì bấy giờ có [vị] không biết phải [làm] thế nào mới tốt, thậm chí có vị thẳng sang tiêu cực hẳn, cũng có [vị] hoàn toàn trầm mê vào trong người thường. Vì số người học Đại Pháp rất nhiều, nên bấy giờ thì những học viên như thế thời đó là không ít. Nhưng đối với đa số đệ tử Đại Pháp mà giảng, khi học Pháp thì trong sinh mệnh đã có rễ của Đại Pháp gắn vào rồi; dẫu thật sự bảo vị ấy ly khai Đại Pháp —tôi nghĩ rằng đối với một sinh mệnh đã đắc Pháp mà giảng— cảm giác kiểu đó sẽ là sinh mệnh tuyệt vọng và tiền đồ vô vọng, là không ly khai nổi Đại Pháp. Đối với học viên tiêu cực mà nói, thực tế cũng là nhất thời hồ đồ thôi, tất nhiên cũng có [vị] quá ư hồ đồ, (Sư phụ cười) nhưng dù sao đi nữa, mọi người có thể nhận thức được, quay bước trở lại là được rồi. Dẫu thế nào đi nữa, cuộc bức hại này chưa kết thúc, vẫn còn cơ hội có thể tiếp tục quay lại tu luyện và làm những việc đệ tử Đại Pháp cần làm; đó cũng được tính như một ‘quan’ trong tu luyện mà chưa vượt qua được tốt; vậy chư vị hãy bước đi cho tốt phần đường về sau. Trước đây làm chưa tốt thì trong tâm cũng chớ có áp lực; thực ra đều là trước đây chưa chú trọng học Pháp, lại do tu luyện trong người thường, ở trong hình thế ấy, tâm sợ hãi sẽ khiến chư vị không theo kịp hình thế tu luyện của đệ tử Đại Pháp; thời gian nếu để lâu nhất định sẽ có khoảng thiếu sót trong nhận thức về Pháp. Nhưng chớ sốt ruột; trong học Pháp dần dần sẽ có thể đuổi lên theo kịp. Là học viên khác mà nói, thì những học viên ấy cần giúp đỡ, cần hiểu cho [họ]; miễn là trong đệ tử Đại Pháp, thì mọi người đều cần phối hợp cho tốt.

Trong tu luyện các đệ tử Đại Pháp chính là có yêu cầu [phải] cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp; từ khi bị bức hại đến nay mọi người về tổng thể thực thi rất là tốt, mỗi cá nhân đều tận dụng sở trường, các kỹ năng khác nhau cũng như sở học của mình để chứng thực Đại Pháp; trong đó gồm cả việc dùng phương thức văn hoá. Đương nhiên phương diện văn nghệ nếu muốn có hiệu quả tốt thì cần làm tốt sáng tác âm nhạc và nghệ thuật sân khấu. Vậy đó; nói đến âm nhạc và nghệ thuật sân khấu, thì cần phải có học viên với sở trường này, hãy tìm thử xem, thực ra là có nhân tài. Tiếp đây tôi bàn một chút về vấn đề sáng tác.

Sáng tác âm nhạc và nghệ thuật sân khấu muốn làm tốt, thì thật sự cần mọi người suy nghĩ biện pháp. Cần nâng cao tiêu chuẩn của loại hình thức diễn xuất sân khấu này, kể cả tiết mục trong truyền hình TV; điều ấy đòi hỏi mọi người phải nỗ lực cùng nhau. Từ tình huống trước mắt mà xét, trong các học viên ngoài Trung Quốc thì những nhân tài về phương diện này rất hữu hạn. Trong các học viên ở Trung Quốc thì nhân tài nào cũng có, tổ chức bao nhiêu đoàn diễn xuất cũng không có vấn đề; nhưng ở ngoài Trung Quốc thì khó khăn hơn. Vậy cần mọi người suy nghĩ biện pháp. Tôi còn có một ý kiến, mà mọi người cũng thấy rồi, tiết mục của đài truyền hình Tân Đường Nhân ngày càng đi đúng quỹ đạo, [nhưng] rất nhiều phương diện vẫn cần đề cao; về phương diện tiết mục âm nhạc và văn nghệ thì vẫn chưa phong phú, chớ để khán giả cảm thấy tiết mục truyền hình đơn điệu quá. Như vậy mọi người cần suy nghĩ biện pháp, sao cho tiết mục truyền hình hấp dẫn khán giả hơn nữa. Để giảng thanh chân tướng tốt hơn, thì cần rất nhiều người đến xem hơn nữa, cần phù hợp khẩu vị của nhiều dân chúng hơn nữa, thì mới có thể đạt được hữu hiệu hơn về hiệu quả giảng thanh chân tướng; do đó mọi người cần nghĩ biện pháp phối hợp cho tốt. Chính là [ở] những người chư vị đây, làm thế nào để có thể khiến phát huy tác dụng to lớn nhất, khiến mỗi lần diễn xuất của chư vị cũng như khiến tiết mục truyền hình của chư vị thảy đều dồi dào hơn, tiêu chuẩn cao hơn; chúng ta đang cùng ngồi nơi đây hãy thử thảo luận, thử nghiên cứu. Ai có ý kiến hay thì đề xuất ra, chúng ta cùng nhau trau chuốt kỹ xem, thử xem giải quyết thế nào.

Hiện nay khó khăn còn tồn tại khá nhiều. Một là vấn đề quỹ, một nữa là vấn đề ít nhân tài; đặc biệt là nhân tài chuyên nghiệp còn ít. Những điều ấy là khó khăn căn bản nhất, cũng là khó khăn lớn nhất. Nhưng tôi nghĩ rằng rốt cuộc thì mọi người đều là đệ tử Đại Pháp, vì để chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh, chỉ cần mọi người nỗ lực làm, có thể làm được đến mức nào thì hãy làm đến mức độ đó; điều kiện đã là hữu hạn vậy, tôi nghĩ rằng hãy để điều kiện hiện có làm sao phát huy tốt hơn nữa.

Tôi còn có một ý kiến này, năm nay liệu có thể Đài truyền hình [Tân Đường Nhân] thử làm Dạ hội Năm mới? Vì mỗi dịp năm mới ở Bắc Mỹ cũng như các nơi thế giới thì tiết mục truyền hình cho người Hoa đều chưa có không khí năm mới; đặc biệt là dạ hội dịp năm mới của truyền hình từ Trung Quốc; rất nhiều người đều gọi đó là “đài truyền hình tai ương”; văn hoá khô cứng của tà đảng Trung Cộng, cả nghìn tiết mục rập một giọng như nhau; đáng cười là ca tụng mãi cái gọi là “vĩ đại quang vinh chính xác” của tà đảng Trung Cộng, mấy chục năm rồi vẫn tâng bốc ra cái “hình thế tuyệt hảo” bịa đặt, đều là đang thô thiển lừa dối người Trung Quốc. Lần này chư vị làm các tiết mục không có văn hoá tà đảng Trung cộng, không có mấy thứ hạ lưu thấp kém đáng cười, [mà là] văn hoá của con người chân chính, vậy chẳng phải hay quá sao? Ít nhất thì cũng để khán giả cơ bản của Đài truyền hình Tân Đường Nhân được xem mãn ý hơn một chút; điều ấy đối với tiết mục của đài truyền hình sẽ có hiệu quả tốt hơn. Nhân tài hiện có tuy còn ít, nhưng không phải là không có năng lực; thực ra các hoạt động văn nghệ mà mọi người làm thì tôi thấy một số được làm rất khá. Trước mắt đang thiếu hụt nhất là người sáng tác âm nhạc và phối khí; trong một số hoạt động văn nghệ phần nhạc đệm nền quá đơn điệu. Trên thực tế [chúng ta] có người về phương diện này; chỉ là làm sao khiến đệ tử Đại Pháp nào có sở trường về phương diện này gia nhập phát huy tác dụng của họ.

Chủ yếu là vấn đề đó; mọi người cùng nhau thảo luận xem, nghiên cứu xem. Thực ra những việc cụ thể ấy cần phải tự chư vị làm. Những việc đó thật sự quá cụ thể rồi, việc cụ thể thì bình thường tôi không nói. Đệ tử Đại Pháp hễ ‘mở họp’ là nghĩ rằng để Sư phụ đến thuyết nói một chút; hơn nữa lần này là quan hệ đến việc đi xuất lai con đường tu luyện và cứu độ chúng sinh [cũng như] chứng thực Đại Pháp về phương diện văn nghệ; vì để mọi người rõ ràng hơn [tầm] trọng yếu của những việc chư vị làm này trong chứng thực Pháp, nên tôi thuyết nói đôi lời. Kỳ thật giai đoạn gần đây chư vị làm được rất khá, nhưng còn cần [làm] rộng hơn nữa. Mọi người có thể hợp tác tốt hơn, khiến lực lượng dồi dào hơn, [thì] nội dung về mọi phương diện của các tác phẩm được sáng tác đều có thể đề cao hơn nữa. Chính là ý kiến ấy. Trước khi tôi tới đây thì chư vị đã ‘mở hội’ được một lúc rồi; vậy bây giờ hãy tiếp tục. (Sư phụ cười)

Đệ tử: Thưa Sư phụ, có thể hỏi [Ngài] chỉ rõ một việc được không?

Sư phụ: Chư vị nói đi.

Đệ tử: Con có một bạn lâu năm, kéo đàn nhị, chơi piano, và sáng tác nhạc. Con ‘thân’ anh bạn này lắm, anh không có thích hoàn cảnh trong nước [Trung Quốc]; con muốn mời anh này ra [khỏi Trung Quốc], thoát ly hoàn cảnh đó rồi thì đầu tiên là con giảng chân tướng cho anh ấy.

Sư phụ: Ý kiến mà chư vị nói ấy thì thực ra từ khá lâu tôi đã nghĩ đến. Học viên Trung Quốc tổ chức bao nhiêu đoàn diễn xuất thì đều có điều kiện; tổ chức quy mô lớn cũng không thành vấn đề; thậm chí một dàn nhạc giao hưởng hùng hậu cũng không thành vấn đề; nhưng điều kiện hải ngoại còn chưa đủ. Ý kiến thì là ý kiến vậy; mời sang có thiết thực không là cần cân nhắc thật tốt. Hơn nữa sau đó có thể có tác dụng gì cũng cần thiết thực một chút. Thái độ đối với Pháp Luân Công là gì, thì với chân tướng trước mắt đương nhiên sẽ không có vấn đề. Chỉ có thể nói là hãy thử xem sao.

Đệ tử: Con nghĩ rằng chúng con thiếu hụt lực lượng sáng tác nhạc?

Sư phụ: Sáng tác nhạc, kỳ thực những người ngồi ở đây có không ít; khả năng còn có [nhân tài] còn chưa đến [tham gia]. Sáng tác nhạc hiện nay, tôi thấy rằng lại không phải vấn đề lớn; phối khí mới là vấn đề.

Đệ tử: Nơi người thường có rất nhiều nhân tài phối khí ưu tú, có thể mời họ giúp làm trước tác không?

Sư phụ: Đó là một ý kiến, có thể thử xem sao.

Đệ tử: Hôm nay con thấy rất xấu hổ khi ở trước mặt Sư phụ. Hôm qua ở Pháp hội đã khóc như mưa, là vì bản thân con trước đây là sáng tác nhạc và phối khí chuyên nghiệp; sau khi bị bức hại vẫn luôn chưa bước ra, vẫn luôn tu chưa kiên định, vẫn luôn chưa vứt bỏ những thứ mà mình vốn có. Xin Sư phụ tha thứ; con từ nay sẽ bắt đầu tham gia vào, từ hôm nay con sẽ bắt đầu thật sự bước ra. (vỗ tay) Đại Đường âm nhạc hội thì con có ý kiến; tại Anh quốc có [vị] chuyên môn nghiên cứu nhạc cổ triều Đường, viết một số nhạc phổ triều Đường. Con nghĩ rằng phần cổ đại [của chương trình Đại Đường âm nhạc hội] có thể căn cứ theo cổ Đường nhạc để soạn bản nhạc.

Sư phụ: Vì sao tôi vẫn thường bàn về văn hoá triều đại nhà Đường? [Vì] văn hoá nhà Đường là văn hoá chân chính của nhân loại; hơn nữa còn là đỉnh cao; dẫu là từ tiêu chuẩn công nghệ cho đến văn hoá con người đều là đỉnh điểm cao nhất. Từ nhà Đường trở về sau là bắt đầu xuống dốc. Tất nhiên mọi người thấy thời đại Minh Thanh có những thứ cũng rất hay; thực ra đã bước vào một loại trạng thái cũ nhàm rồi; văn sỹ, thợ thủ công đều đặt công phu vào những thứ tiểu tiết, tầm nhìn đã trở nên rất hạn hẹp rồi, quá ư tiểu tiết rồi, không còn có được chủng loại công nghệ biểu hiện vừa tinh tế vừa khoáng đạt của đời nhà Đường. Nhưng dẫu là thời đại nào, thì đều có thể noi theo trong sáng tác văn nghệ; tuy nhiên cần phải kết hợp với đặc điểm văn hoá mà bản thân Đại Pháp cấp cho nhân loại, bước thành con đường [ngay] chính do đệ tử Đại Pháp khai sáng cho nhân loại, [chứ] không phải hoàn toàn sao chép theo Đại Đường. Nếu noi theo văn hoá nhà Đường và các triều đại của cổ nhân, thì về âm nhạc có thể lấy ý cảnh và phong vận cổ đại làm [giai] điệu nền, lấy đặc điểm dân tộc Trung Nguyên mà phát huy sáng tác.

Đệ tử: Kính chào Sư phụ! Trong phối nhạc con thường có một nghi hoặc, ví như âm nhạc trẻ em, thường có chút cảm giác vui vẻ. Con đã sáng tác hai bản có vị nhạc jazz một chút; có phải như vậy là không tốt lắm không?

Sư phụ: Âm nhạc hiện đại cũng vậy, âm nhạc cổ đại cũng vậy; đều là dựa vào nhận thức của đệ tử Đại Pháp [để] bước thành con đường của mình. Tại sao tôi nói như thế? Là vì bất kể người nào ở thế gian, dẫu có năng lực đến mấy, có thiên bẩm đến đâu, thì dẫu chư vị bảo họ hãy đi thành một con đường thuần tịnh họ cũng không làm được. Chỉ có kỹ xảo kỹ năng cao siêu thì [vẫn] chưa đạt. Đệ tử Đại Pháp đã ở trong tu luyện cá nhân, trong chứng thực Pháp mà được tịnh hoá đến rất thuần tịnh rồi; cảnh giới tư tưởng, phương thức xét vấn đề đều khác rồi; do đó chư vị có thể làm được điều ấy, có thể thật sự đưa cái gọi là con người hiện đại quy chuẩn vào con đường chân chính của con người; vậy nên chư vị có thể khởi tác dụng đó, cũng có thể dựng một cơ sở này cho nhân loại. Tôi giảng rồi, chư vị làm đài truyền hình TV, chư vị làm báo chí hay phát thanh cũng vậy, về rất nhiều phương diện xác thực có rất nhiều khó khăn; khó khăn sẽ dần dần giải quyết. Then chốt là cấp [cho] nhân loại một văn hoá tốt đẹp mới là chủ yếu nhất. Chư vị sẽ thấy những việc mà đệ tử Đại Pháp làm trên đủ các phương diện thì con người tương lai sẽ phỏng theo, đều sẽ trở thành văn hoá chủ thể của nhân loại tương lai. Thế nên hôm nay chư vị có thể đưa ra những điều tốt đẹp hay không mới là then chốt; những điều cơ bản đó có thể định lại, con người tương lai sẽ theo đó mà học; do vậy chư vị làm là gì, chư vị [chọn] lấy ra điều gì thì đều sẽ hết sức quan trọng. [Những gì của] người thường, cổ đại, hiện đại, nếu chư vị cần thì có thể lấy làm mẫu, nhưng chư vị nhất định phải sáng tác những thứ ‘chính’, hãy có trách nhiệm với con người. (Sư phụ cười) Thoải mái chút đi, [tôi] không bắt chư vị nhất định phải cực nhọc làm gì đó; kỳ thực chư vị cứ làm ra các thứ một cách chính thường thì đã là không giống như người thường rồi, thêm nữa, kỹ năng của chư vị là không phải thường đâu.

Tôi vừa giảng rồi, chư vị nói âm nhạc triều Đường cũng vậy, chư vị nói âm nhạc thời nay cũng vậy, kết hợp ưu điểm của những điều ấy chư vị tạo xuất ra những thứ của mình, bảo chứng là khác với những thứ của người thường; là vì cảnh giới và nội hàm của chư vị, sẽ làm khiến âm nhạc được sáng tác xuất lai có nội hàm khác biệt. Nhưng có một điểm, chư vị làm sao có thể khiến bản thân [giai] điệu nền của bài nhạc hay hơn nữa, có thể làm tốt việc ấy thì đã là hoàn toàn bước lên một con đường rất tốt.

Đệ tử: Thưa Sư phụ, con là được giáo dục âm nhạc Tây phương, hiện nay thường xuyên tiếp xúc âm nhạc Trung Quốc. Trung Quốc và Tây phương hợp lại, Ngài có cái nhìn như thế nào về phương diện này?

Sư phụ: Bản thân việc này không có vấn đề, đều có thể lấy [cả hai đó] làm mẫu; then chốt là bước thành một con đường [của mình]. Ví như nói về vấn đề phối khí; phối khí âm nhạc ở Trung Quốc cổ đại là không được chú trọng lắm; thời bấy giờ về cơ bản là thuộc về một loại hình thức hợp tấu, nhiều nhất là một loại hình thức phân đoạn thành những [đoạn] có nhạc cụ khác nhau lĩnh tấu [hoặc] độc tấu; chứ không giảng về hợp thành của phối khí. ‘Phối khí âm nhạc’ mà hiện nay nói đến, trên thực tế là du nhập từ văn hoá âm nhạc Tây phương, về căn bản cũng là Thần truyền cho con người; đó cũng là một trong những thứ tối hảo trong văn minh của nhân loại lần này, những thứ ấy đối với nhân loại mà giảng là có chỗ tốt lắm.

Đệ tử: Thưa Sư phụ, âm nhạc cổ điển Trung Quốc và âm nhạc cổ điển Tây phương là khác nhau rất nhiều. Chúng ở thiên thượng có khác nhau thế nào?

Sư phụ: Trước thời văn nghệ phục hưng, các chủng loại nhạc cụ và bản thân âm nhạc Tây phương là rất đơn giản. Sau thời văn nghệ phục hưng, âm nhạc Tây phương dần dần vươn tới đỉnh cao, văn hoá nghệ thuật của nhân loại chớp nhoáng tiến một bước rất dài. Bấy giờ đã khác xa so với nghệ thuật văn hoá mà nhân loại nguyên có từ trước. Còn nói về âm nhạc trên thiên thượng, đương nhiên có rất nhiều chủng loại, đều là hình thành từ các đặc điểm trạng thái của các sinh mệnh khác nhau. Âm nhạc Tây phương hiện nay, bất kể là phối khí hay là sử dụng của nhạc cụ và bản thân việc nắm bắt tính năng của nhạc cụ, đều đã khiến toàn bộ lý luận âm nhạc hình thành một hệ thống âm nhạc tổng hợp, so với âm nhạc mà nhân loại nguyên có từ trước thì đã là một môn học lớn phức tạp và rất khó. Ở [tầng] ‘con người’ mà xét âm nhạc Tây phương thì thấy đó là một bộ hệ thống rất hoàn chỉnh, đó là Thần thời cận đại cấp cho con người một cách có mục đích. Âm nhạc Đông phương là một loại văn hoá chính thường mà Thần không ngừng truyền cấp cho con người trong khi đặt định văn hoá trong toàn thể lịch sử nhân loại; nó không chỉ là sự khác biệt giữa hai loại văn hoá Đông phương và Tây phương; nó cũng là những thứ từ các thể hệ vũ trụ khác nhau truyền xuống đây, mà trong rất rất nhiều các thể hệ khác của vũ trụ, chúng đều có những điều độc [đáo] đặc [biệt] của riêng mình, hơn nữa là [có] hệ thống phi thường, là thần thánh và thần kỳ phi thường. [Còn ở] đây chỉ là những điều mà Thần truyền cho con người và dùng phương thức biểu hiện của con người. Kể cả nghệ thuật múa và hội hoạ; con người chỉ biết như có tranh sơn dầu, tranh Trung Quốc; kỳ thực ấy chỉ là chư Thần từ các thể hệ khác nhau truyền cấp [cho con người] một số đặc điểm văn hoá của sinh mệnh tầng thấp nhất ở các thể hệ khác nhau. Nói cách khác, người da vàng đối ứng với chư Thần ở các tầng thứ khác nhau trong thể hệ thiên thể thẳng tới Thần tối cao; trong thể hệ ấy có trạng thái đặc điểm của mình. Người da trắng cũng thế, họ có thể hệ vũ trụ đối ứng với họ. Trong những thể hệ ấy đều có mang theo đặc điểm, phương thức sinh tồn của các sinh mệnh khác nhau ở vũ trụ nào đó, khi đến thế gian thì là đặc điểm văn hoá của các chủng tộc khác nhau; do đó, đặc điểm của nhạc cụ và âm nhạc, phong cách đều khác nhau. Nhưng hệ thống âm nhạc cận đại của Tây phương hiện nay, kể cả nhạc cụ, cũng không phải vốn nguyên có ở thế giới thiên quốc của Thần của người da trắng, [mà] là những thứ trong thể hệ sinh mệnh xa xôi; chỉ là truyền cấp cho xã hội Tây phương, cũng là vì Pháp mà đến. Đã từ lâu lắm rồi cho đến nay, vì Chính Pháp mà đã tạo ra văn hoá nhân loại đối với sinh mệnh ở tầng con người này mà giảng thì đã là cực kỳ phong phú rồi.

Đệ tử: Kính chào Sư phụ! Con là học sinh học nhạc jazz, (mọi người cười) vì thế có những lúc con nghĩ con có thể làm được việc này không?

Sư phụ: Tôi suy nghĩ thế này, chính là như hiện tại mà nói chỉ là giai đoạn đệ tử Đại Pháp tu luyện trong chứng thực Pháp, không phải Pháp Chính Nhân Gian; như vậy mọi người ở xã hội người thường mà tu luyện ắt phải ăn cơm, vậy cũng ắt phải có công tác. Có một số công tác không thích hợp lắm, thế thì sao? Nói cách khác, chư vị có thể ở xã hội người thường phù hợp ở mức tối đa với trạng thái của xã hội người thường mà làm công tác của chư vị. Rất nhiều thứ ở xã hội người thường thật ra đều không tốt nữa; nhưng xã hội nhân loại là đã như thế rồi, thế nhân đều đã tiếp thu hết thảy thứ đó rồi, đích thị là xã hội như thế rồi. Trước khi chưa có Pháp Chính Nhân Gian, nhân loại chính là trạng thái như vậy đó; giờ không quản. Công tác thì cứ chiếu theo đó mà làm, nhưng chư vị trong khi tu luyện phải minh bạch cái gì là ‘chính’, cái gì là ‘bất chính’. Chư vị nói chư vị là học mấy thứ đó, vậy ít nhất là chư vị về mặt tri thức nhạc lý, chư vị về mặt học thuật bản thân âm nhạc là có sở đắc; tri thức thì chư vị cũng nắm rồi. Như vậy khi nắm vững cơ sở âm nhạc thì đồng thời, vì sinh hoạt mà [chư vị] có thể làm công tác theo học thức của mình; mà gắng làm cho tốt cũng là khả dĩ; đồng thời cũng có thể sáng tác những [bài] truyền thống chính thống, có điều kiện thì cũng có thể tiếp xúc với các âm nhạc chính thống khác, có thể chọn học một số điều mà bản thân mình nhận thức là ‘chính’; đó là có thể làm được. Thực ra chư vị học gì, [thì] về biểu hiện của nốt nhạc nó chỉ là một vấn đề phong cách, tri thức nhạc lý nắm được thì cũng như vậy cả,

Đệ tử: Từ khi thành lập tổ ‘âm nhạc’, từ phối khí cho đến sáng tác, con vẫn luôn có một chướng ngại hết sức lớn; những gì tự mình sáng tác ra hoặc là giúp người khác phối khí thì mức tiêu chuẩn còn kém một phần. Nhưng mọi người dường như dồn hết sức rồi, sở học của bản thân những gì con học dường như cũng xuất hết ra rồi, quả thực không biết làm sao để đột phá, cải tiến hơn nữa. (mọi người cười)

Sư phụ: Tôi lại cảm thấy không nhất định là có việc ấy. Kỳ thực, tôi từng nghe khúc nhạc mà chư vị chơi rồi. Còn nói về vấn đề chuẩn mực, hiện nay tôi cảm thấy không phải là vấn đề chuẩn mực; then chốt là những bài được sáng tác xuất lai có thể là truyền thống, là được mọi người thích; hãy đi thành con đường ‘chính lộ’. Người thường chẳng phải nói ca hát rất khoái khẩu sao? Hễ chư vị hát một cái, thì người gần chư vị liền muốn học, có thể mấp máy miệng theo; chính là nói chư vị làm sao vừa ‘chính’ vừa đúng khẩu vị của dân chúng. Trên thực tế, nói thẳng ra, chính là đệ tử Đại Pháp sáng tác ra như thế nào, tiêu chuẩn không là vấn đề, mà làm sao bản thân mình đi xuất lai thành con đường mới là then chốt.

Đệ tử: Từ năm 1949 trở đi về cơ bản Trung Quốc không có âm nhạc, một người bình thường mở miệng ra hát thì đảm bảo đó là ca khúc của văn hoá tà đảng Trung Cộng, ngay cả lời cũng như giai điệu; giờ chúng ta có cơ hội này, dựa vào lực lượng Đại Pháp và thời cơ, thật sự có thể mở ra một khoảng trời mới cho nhân loại. Con cảm thấy như âm nhạc mà học viên sáng tác hiện nay về chỉnh thể là có xu hướng nhu mềm mỹ diệu, phi thường bình hoà, có thể thiếu cảm giác huy hoàng và tráng lệ.

Sư phụ: Từ mà chư vị vừa hình dung đó, có một câu nói rất hay, chính là “bình hoà”. (mọi người cười) Nhân loại đã thái quá về kích thích tình cảm, về tính chiến đấu cường liệt; đó đều không phải trạng thái chính thường của nhân loại; kỳ thực là chịu ma tính mà thành như thế. Con người là ‘thiện ác đồng tại’, do vậy khi đặc biệt kích động, thậm chí hành vi vượt ra ngoài lý trí, đa số đều là những thứ của âm nhạc hiện đại. Kích thích tình cảm một cách không lý tính, điên cuồng mất lý trí, thực ra đó đã là kích phát những thứ ‘phụ diện’. Còn trạng thái ‘bình hoà’ mới là Thiện, thực tế đó mới là trạng thái chân chính của con người. Trong bình hoà cũng có cao trào lên xuống, là hoàn toàn lý tính; trong bình hoà cũng có triển hiện huy hoàng, nhưng là lấy bình hoà làm cơ sở. (vỗ tay)

Tôi thấy mọi người cũng có năng lực. Không cần so sánh với những cái gọi là ‘chuẩn mực cao’ hiện đại; kỳ thực bây giờ nói ra thì rất nhiều đều là [thuộc về] bộ những thứ của phái hiện đại; những tác phẩm âm nhạc tựa như tầm cỡ lớn mà thật sự là ‘chính thống’ thì bây giờ có mấy người làm [sáng tác] nổi? [Họ] đều đã sang con đường gọi là ‘âm nhạc hiện đại’ rồi. Ca khúc của Trung Quốc cận đại đều là những thứ của văn hoá tà đảng Trung Cộng, không có gì thật sự có thể đưa ra [từ đó] cả; những thứ giống như sáng tác của âm nhạc gia Tây phương thời trước thế kỷ trước, thì không ai ở Trung Quốc hiện đại có thể đưa ra cả. Tất nhiên Tây phương hiện đại cũng không thể có, là vì đỉnh cao của họ đã qua rồi, đã bị những thứ của phái hiện đại hỗn loạn đánh hạ xuống một cách triệt để rồi. Nhưng Tây phương dù sao đi nữa cũng là đã từng có [nền âm nhạc hoàng kim đó], còn Trung Quốc chưa từng có. Âm nhạc của Trung Quốc từ cổ đại tới cận đại trên thực tế có những điều khá tốt; cơ điểm và [giai] điệu của [nhạc] khúc cơ bản của nó là những thứ của trạng thái chân chính của nhân loại; [nếu] thật sự sáng tác [thì] cũng có thể triển hiện ra không gian phi thường to lớn, rộng rãi khoáng đạt; chỉ là chưa có ai đặt công phu vào phương diện này, càng khó mà thành [hệ thống] thể hệ. Tất nhiên triều đại biến cải, văn hoá cũng biến cải; những thứ của triều đại trước trước sự xung kích của văn hoá triều đại mới mà bị cuốn đi; đó cũng là một nguyên nhân; do vậy không có thể là tinh hoa của âm nhạc trong năm nghìn năm được kế thừa tiếp nối; triều đại nào cũng không có ai làm việc ấy. Hội họa và âm nhạc Tây phương cũng là hai thế kỷ vừa qua mới có trường học, mới có giáo trình, mới có quy phạm; người học tập mới biết được phải làm thế nào; bồi dưỡng ra đều là hệ thống, chính quy; đó đã thành một thể hệ hoàn chỉnh; nhưng ở các triều đại Trung Quốc vẫn luôn không có [việc] như thế. Tất nhiên từ khi bắt đầu [Trung Hoa] Dân Quốc về sau, Trung Quốc bắt đầu có người coi trọng những việc này rồi, dần dần xuất hiện một số người lưu học ở Tây phương quay trở về, đã nắm vững âm nhạc Tây phương; từ cuối đời nhà Thanh bắt đầu có nhân tài về phương diện này. Nhưng thật sự có thể hệ thống hoá văn hoá, ý cảnh, và vận vị của âm nhạc người Trung Quốc, làm ra được như những điều của văn hoá chủ lưu, thì chưa ai từng làm. Tà đảng Trung Cộng hò hét hằng bao nhiêu năm, nào là “trăm hoa đua nở”, đều là vì sự thống trị của chính quyền tà ác đó, chứ thật ra chưa có làm ra được gì cả; vì chủng loại văn hoá của tà đảng Trung Cộng vốn phục vụ cho chuyên chính của tà đảng Trung Cộng là bạo lực, có kích động tình cảm cường liệt, lấy việc phá trừ văn hoá dân tộc làm mục đích, không có tương dung [hoà hợp] với đặc điểm ‘bình hoà’ của nhân loại chân chính, không có [mùi] vị nhân tình đương nhiên càng không nói gì đến ý cảnh và vận vị của văn minh chính thống năm nghìn năm. Những thứ cơ sở nhất mà tà đảng Trung Cộng làm ra chính là mang từ Liên Xô sang.

Tôi nghĩ rằng, mọi người dường như đều có chút hùng tâm tráng chí, mong muốn làm gì thì chư vị cứ làm xem. Tôi thấy Trung Quốc từ cổ chí kim, lưu truyền lại rất nhiều [làn] điệu ngắn và dân ca; rất nhiều thứ [trong đó] là [có] đặc trưng của các triều đại khác nhau; người Trung Quốc hiện nay sáng tác ra các thứ cũng đều có một số nhân tố của các triều đại khác nhau, thêm vào cả gia vị của Liên Xô nữa. Thượng Hải thời trước, bấy giờ có rất nhiều ca khúc lưu hành; những cái đó tuy có một số lời [hát] chưa phải rất hay; nhưng những thứ đó có bao hàm ở trong rất nhiều vần vị cổ đại Trung Quốc và ý thức của người xưa rất phong phú, thế nên cơ điểm [giai] điệu của [nhạc] khúc là vận vị truyền thống của cổ nhân Trung Quốc. Nếu chư vị có thể chiểu theo vận vị của [giai] điệu [nhạc] khúc Trung Quốc cổ xưa làm cơ sở, [rồi] dùng kỹ [năng phương] pháp của âm nhạc Tây phương mà triển khai nó ra, mở ra con đường ấy, thì sẽ rất huy hoàng. Ý mà tôi nói thì chư vị minh bạch rồi, là vì chư vị là người trong nghề về phương diện này.

Đệ tử: Nhạc cụ Tây phương có phiếm âm của nó, con cảm thấy có thể cảm giác được nội hàm đằng sau của phiếm âm đó. Phiếm âm của nhạc cụ Tây phương và nhạc cụ Trung Quốc đều có đặc thù và đặc điểm của nó.

Sư phụ: Đó là cảm thụ cụ thể của chư vị. Nói đến nội hàm, văn hoá con người có một quá trình lịch sử nhất định; mỗi nốt nhạc được diễn tấu đều có đặc điểm dân tộc và có tâm tình nhân sinh của người ta trong nội hàm. Mỗi đoạn nhạc khúc đều có ý cảnh mà người diễn tấu muốn biểu đạt; sự vận dụng của nốt nhạc đó đương nhiên có biểu hiện của nội hàm; kể cả sự vận dụng của phiếm âm. Đó là cảm thụ của cá nhân chư vị về phương diện này.

Đệ tử: Con là học viên từ Áo. Chúng con ở Áo đã lập một ban nhạc, có bốn người; con là học piano cổ điển, ba người kia là chơi nhạc jazz. Hiện nay chúng con có một vấn đề, họ bảo rằng âm nhạc họ tạo ra rất thuần, thực ra [con nghĩ] còn là nhạc jazz lắm.

Sư phụ: Có lẽ quan niệm được dưỡng thành đó đang nhận thức là ‘thuần’; nếu hoàn toàn không có ảnh hưởng của khái niệm âm nhạc hiện đại, [thì] những gì sáng tác xuất lai nhất định là khác rồi. Vẫn là [như] tôi nói trước đây rằng vì để sống mà chư vị biểu diễn thứ đó thì không thành vấn đề, nhưng nếu thật sự sáng tác âm nhạc của đệ tử Đại Pháp thì cần phải đi thành con đường của mình. Trong quá trình ấy nhất định sẽ có vấn đề về nhận thức.

Đệ tử: Ở trường [học] thì họ chơi là nhạc jazz; chúng con nếu có thể biểu diễn ở trên phố không?

Sư phụ: Chư vị nếu thật sự có thể đi thành con đường rất tốt, thì diễn tấu của chư vị sẽ hấp dẫn rất nhiều người đến nghe; nhất định đó. Chư vị hãy nhớ kỹ lời tôi nói: nhân loại là chuyển quanh Đại Pháp, hôm nay đệ tử Đại Pháp nhất cử nhất động đều sẽ ảnh hưởng đến nhân loại. Hôm rồi tôi có gặp những [học viên] chuyên về hội hoạ, [tôi] giảng một chút về vì sao cần đi theo con đường nghệ thuật chính thống. Trước đây họ đi các nơi, muốn làm triển lãm mỹ thuật, rất khó tìm được [chỗ]. Sau khi tôi giảng xong rằng nhân loại cần quay về con đường nghệ thuật chính thống, [mọi người] cảm giác được thế gian đã có thái độ đổi khác; Thần muốn vì Pháp mà mở đường. Nhưng chư vị nếu làm không tốt thì sẽ có trở ngại, là vì đệ tử Đại Pháp làm gì thì cũng đều không phân khai khỏi tu luyện. Kỳ thực nhân loại là chuyển quanh Đại Pháp. Chư vị thật sự đưa ra những thứ của mình rồi chư vị thử xem, ai cũng muốn nghe, ai cũng muốn xem, thậm chí rất nhiều người muốn học.

Đệ tử: Một số vấn đề động chạm đến nguyên tắc sáng tác, muốn thỉnh Sư phụ minh thị một chút. Một là con đang soạn một bản công-xéc-tô, có thể đưa bài nhạc «Phổ Độ» của Đại Pháp thành một chương cho vào đó được không? Vấn đề thứ hai, vì nhạc công trong ban nhạc còn thiếu, có khi chỉ mấy người lên sân khấu chơi đàn, không có hiệu quả của một đội nhạc. Con có thể làm phần âm nhạc bối cảnh [nền], rồi ở bên trên có người diễn tấu đồng thời được không? Vấn đề thứ ba, những [nhạc điệu] nghe được từ không gian khác, những thứ đó có thể dùng không?

Sư phụ: Tôi vừa giảng về hợp tác cho tốt chính là có vấn đề ấy; giữa mọi người với nhau không có vấn đề xung đột về bản quyền. Chính là làm sao mọi người hợp tác thật tốt, đi thành một con đường mà đệ tử Đại Pháp lưu lại cho con người tương lai. Người tu luyện không cầu được-mất ở thế gian, người thường coi được-mất thậm chí đến như danh lợi là rất trọng [yếu]. Đệ tử Đại Pháp cầu là chính quả tu luyện; thế nên đệ tử Đại Pháp hoàn toàn không chú trọng mấy thứ đó. Ai vì Đại Pháp mà làm gì, Thần đều từng bút từng bút đang ghi lại, ấy là lưu lại cho tương lai. Đối với con người nơi đây cầu được gì, gì [chúng ta] cũng không cầu; thế nên chư vị chỉ có thể là, một là tu chính mình, hai là vì chúng sinh. Chư vị đang cứu độ chúng sinh, cũng là vì chúng sinh mà trải ra con đường nhân loại tương lai. Bất quá muốn lấy «Phổ Độ» dùng cho vào trong sáng tác thì không phải là không thể; then chốt là chư vị chưa lĩnh hội một cách chân chính nội hàm «Phổ Độ» là gì. Đó là toàn bộ quá trình Sư phụ từ tiền sử tới Chính Pháp, bản công-xéc-tô nào có thể dung [chứa] được đây?

Vấn đề thứ hai, là vấn đề đội nhạc. Hiện nay lập tức làm một ban nhạc giao hưởng quy mô lớn đi diễn tấu là không thể. Nhưng hiện tại có mấy loại biện pháp; âm nhạc [cho] tiết mục sân khấu như múa chẳng hạn là có thể dùng nhạc cụ máy điện toán hợp thành, một chiếc violon có thể hợp thành nhiều chiếc, mấy nhạc cụ dùng phương thức ghi âm hợp thành có thể biến thành tựa như ban nhạc lớn rất nhiều nhạc cụ. Cái này trong rất nhiều phối nhạc điện ảnh, để giảm thiểu phí tổn họ đều làm như thế; ấy là một biện pháp. Một biện pháp nữa là dùng máy điện toán trực tiếp mô phỏng diễn tấu của ban nhạc; thế cũng được; bất quá có một số thứ chất lượng không tốt, hễ nghe thì thấy là nhạc cụ điện tử. Đã là mô phỏng, thì nhất định mô phỏng cho giống. Những việc này chư vị làm âm nhạc đều hiểu cả; vì đối với tính năng của nhạc cụ, chư vị hẳn là đều có lý giải. Tất nhiên dẫu mô phỏng giống đến mấy, nhân viên chuyên nghiệp đều có thể nghe ra [khác biệt], nhưng thính giả bình thường thì không nghe ra. (mọi người cười) Đó đều là biện pháp. Vấn đề thứ ba là vấn đề [những gì] nghe được từ không gian khác; chư vị thật sự có thể lấy ra được, [thì] chư vị lấy; nhưng tôi nghĩ rằng thông thường rất khó làm. Vì không phải ở không gian cao tầng thì cũng không có nhạc cụ cấu thành từ chủng vật chất vi quan hơn, vì thế không xuất ra được chủng loại âm thanh đó. Hơn nữa bản thân thanh âm cũng là truyền động của trường vật chất, không có trường vật chất cấu thành ở không gian cao tầng, thì cũng không có loại cảm giác thần thánh ấy.

Đệ tử: «Phổ Độ», «Tế Thế» có thể làm một chương trong sáng tác không?

Sư phụ: «Phổ Độ» và «Tế Thế», tôi vừa giảng vấn đề thứ nhất đó chính là vấn đề này; không có vấn đề bản quyền. Trừ hai [bản] nhạc mà mọi người luyện công là không thể động vào, thì những cái khác đều có thể dùng; chính là cấp cho mọi người dùng khi cần thiết; điều ấy không thành vấn đề. [Bài] nhạc luyện công là tuyệt đối không thể động vào vì chúng đã quan hệ rất lớn với tu luyện rồi; không thể đưa vào dùng trong âm nhạc [với mục đích khác] được. Các [bài] nhạc khác tuy là đệ tử Đại Pháp sáng tác, [nhưng] rốt cuộc vẫn là để lưu lại cho người thường. Còn về «Phổ Độ» và «Tế Thế», chư vị cần biết được nội hàm mà nó biểu hiện là gì; đưa vũ trụ đặt chui vào trong quả trứng gà thì không ổn.

Đệ tử: Âm nhạc luyện công nếu [chất lượng] hiệu quả không tốt nữa, thì tương lai chúng con có thể thu [âm] lại lần mới không?

Sư phụ: Đó không thành vấn đề; đề cao chất lượng đều là không thành vấn đề.

Đệ tử: Tổ hợp âm nhạc tốt nhất là [làm sao] âm sắc được nắn cho giống thật; như thế sẽ liên quan đến việc chúng ta cần mua những thiết bị khá tốt, cần rất nhiều tiền.

Sư phụ: Không nhất định; một số chương trình phần mềm máy tính rất đơn giản cũng rất rẻ, có thể mua từ Trung Quốc. (mọi người cười) Có chất lượng cũng khả dĩ, nhưng rẻ thôi.

Đệ tử: Về lâu dài mà xét, có thể vay chịu lãi để mua máy điện toán tốt hơn không?

Sư phụ: Chư vị có thể nghĩ biện pháp mà làm; nhưng có một điểm, Sư phụ xưa nay không có bảo chư vị khi chưa đủ điều kiện mà vẫn cưỡng [ép mà] làm. Nhất định phải căn cứ năng lực bản thân mình mà làm; nếu không chư vị tuy có xuất phát điểm là tốt, nhưng là đang bước sang cực đoan. Gây khó khăn cho [cuộc sống] sinh hoạt, gây khó khăn về đủ mọi phương diện, thì trái lại, chư vị càng khó làm các việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm; không được tạo thành khó khăn cho chính mình.

Đệ tử: Hội âm nhạc lần này, chúng con mua một chiếc đàn trung nguyệt và một chiếc đàn đại nguyệt. Lúc mua đàn thì thấy ở cửa hàng nhạc cụ có một chiếc đàn tỳ bà triều đại nhà Thanh, nghe giới thiệu mới biết thời cổ xưa có dây đàn khác với bây giờ; thời nay là dây bằng thép, thời cổ có cấu tạo khác; thời nay thì âm lượng lớn hơn.

Sư phụ: Thời cổ xưa là dùng dây tơ [tằm] hoặc dây gân bò; nhân loại cổ đại hoàn cảnh không có ồn ào, nhân tâm cũng tĩnh; dùng dây tơ ở hoàn cảnh bấy giờ cũng không cảm thấy âm lượng nhỏ. Là vì thời cổ không có nhạc cụ Tây phương hiện đại; trong sáng tác hiện nay cần kết hợp tình huống hiện nay. Thời cổ đều là dùng dây tơ hoặc dây gân bò, không chỉ là vấn đề không có chế phẩm công nghệ hiện đại, mà còn có quan hệ rất lớn với hoàn cảnh cổ đại. Nay là nói rằng cần đi thành con đường của chính mình, chứ không phải là nhạc cụ cũng phải quay về cổ xưa; hoàn cảnh con người hiện nay cũng đã là như hiện nay rồi; chỉ có thể lợi dụng nhạc cụ hiện hữu thời nay.

Đệ tử: Nếu muốn phát sóng trực tiếp Dạ hội Năm mới của chúng ta, thì hiện nay điều kiện thiết bị có thể vẫn chưa đầy đủ. Nhưng nếu chúng ta hiện nay muốn chuẩn bị cho phát sóng trực tiếp Dạ hội Năm mới……

Sư phụ: Tôi nghĩ là thế này; chưa có điều kiện, phát sóng trực tiếp vẫn còn chưa được. Nhưng đưa mọi người toàn bộ đến Mỹ quốc, tập trung người rồi làm một buổi diễn Dạ hội thì có khó khăn, là vì có người có công tác, phải đến sở làm, không rời khỏi gia đình được, còn có gánh nặng kinh tế chưa dứt được, đều có khó khăn đủ mọi phương diện. Nếu có thể xem ghép các tiết mục văn nghệ các nơi để tạo thành một đĩa DVD, xem ghép [các tiết mục] lại là khả dĩ; vậy là hiện nay máy điện toán thật sự có thể làm sao cho thấy rất chân thực.

Đệ tử: Âm nhạc của tự bản thân chúng con là có thể dùng của nhau; nhưng đối bên ngoài thì có vấn đề bản quyền không? Lấy ví dụ; bốn năm trước khi con làm tiết mục Pháp Luân Công đã dùng «Phổ Độ» và «Tế Thế»; giám đốc một đài phát thanh thích bản nhạc đó lắm; ông ấy nói rằng âm nhạc sao quá hay vậy? Liệu có thể tặng [cho đài phát thanh] không? Bấy giờ con đã tặng rồi.

Sư phụ: [Làm thế] không thích hợp lắm; người ta cũng không trân trọng; nếu [họ] dùng loạn lên thì sao? Những gì chúng ta sáng tác cho người thường thì hiện nay chưa có thời gian quản; «Phổ Độ» và «Tế Thế» cấp cho người thường dùng tuỳ tiện thì không thích hợp; những [bài] khác thì khả dĩ. Trừ hai bài đó ra, những ca khúc do đệ tử Đại Pháp sáng tác thì thông thường không có vấn đề.

Nói về bản quyền, chư vị có biết những năm truyền Pháp tôi làm thế nào không? Để cuốn «Chuyển Pháp Luân» có thể xuất bản hợp pháp, đã mất [công qua] rất nhiều rắc rối. Nhà xuất bản xuất bản [sách] rồi, sau khi xuất bản một thời gian rồi, nhà xuất bản cảm thấy có áp lực nên không xuất bản nữa. Nhưng họ biết rằng [in] cuốn sách này kiếm nhiều tiền lắm, cũng lại không muốn quay lại hợp đồng với tôi. Sau đó, những học viên cần sách có rất nhiều [người] sốt sắng lắm, việc này làm sao đây? Nhiều học viên đến như thế học công, học viên ở điểm luyện công cũng tham gia từng lượng lớn, [mà] không có sách. Nhưng thiếu sách quá; bấy giờ bản in trộm nổi lên khắp toàn quốc, ở đâu cũng làm [việc in không bản quyền]. Miễn là không động chạm sửa chữa bất kể một chữ nào của tôi, có chất lượng bảo đảm thì tôi cũng không quản. Người ta là vì kiếm tiền mà, công quả bù tội; dẫu sao thì các vị kiếm tiền cũng tốt thôi. Rất nhiều thứ của đệ tử Đại Pháp là lưu lại cho con người. Miễn là con người có thể biết trân quý, không dùng loạn, không động vào sửa [nội dung]. [Ai] sửa thì sẽ tìm họ, vì chúng ta là có bản quyền.

Đệ tử: Những ca khúc hay là có thể ảnh hưởng hằng mấy thế hệ con người; đến hiện nay vẫn truyền nhau hát.

Sư phụ: Một âm nhạc gia có thiên bẩm, vị ấy làm sao có thể soạn ra khúc nhạc như thế? Làm sao vị ấy có thể để lại tiếng thơm hàng trăm đời? Không chỉ vì âm luật ưu mỹ, [mà còn là vì] nội hàm của bản nhạc là có nguyên lai từ phẩm chất tốt đẹp và lịch duyệt xã hội phong phú cùng với thiên tính và tài năng của cá nhân đó; ấy là từ phương diện người thường mà giảng. Đời người của người tu luyện đã cải biến rồi, hơn nữa siêu việt khỏi tầng thứ người thường. Đệ tử Đại Pháp, khi chư vị thật sự có thể đi thành con đường của mình, những thứ của chư vị nếu so với âm nhạc gia [là] người thường có danh tiếng thì sẽ được con người tôn sùng hơn, sẽ lưu hương thơm trăm đời, nghìn đời; là vì chư vị là đệ tử Đại Pháp, [đi] con đường ‘chính’; những thứ chư vị làm ra thì nhân loại sẽ vĩnh viễn phải học dùng. (vỗ tay)

Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi một chút, nhạc pop [nhạc phổ thông] là có ma tính phải không?

Sư phụ: Lối hát phổ thông thực tế là những làn điệu của [nhân dân] trăm họ, nó không cần phương thức diễn xướng nào cả. Ở các nước những ca khúc dân gian cổ đại vẫn luôn lưu truyền như vậy; các dân tộc đều thế cả. Nhưng con người hiện nay đã quy phạm nó vào trong thể hệ âm nhạc ngày nay rồi, lại thêm lên đó sắc thái của phái hiện đại, dần dần biến thành những điệu nhạc hư nát cấp thấp, ma tính bộc phát, thậm chí hạ lưu nữa; rất nhiều thanh niên ít tuổi cũng truy cầu những thứ đó. Bất kể là lối hát nào thì chư vị có thể lấy phương diện tốt [trong đó] làm mẫu để theo; nhưng cần phải đi thành con đường của mình.

Đệ tử: Thưa Sư phụ, con cảm thấy trong những ca khúc [chúng con] sáng tác hiện nay có hai chủng loại khuynh hướng như vầy, một loại là hát về những việc tu luyện của bản thân chúng con, loại nữa thì vì để cho người thường nghe hiểu được, thì thậm chí “Pháp Luân Đại Pháp hảo” cũng không được nói. Con cảm thấy [vậy] không đúng.

Sư phụ: Đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp là điều ‘thiên kinh địa nghĩa’; thế nên trong sáng tác chư vị cần lấy [việc] cứu độ chúng sinh, giảng thanh chân tướng, và ca hát về đệ tử Đại Pháp làm mục đích. Đương nhiên chư vị nói ‘chúng tôi khi thu phim truyền hình, trong tình tiết phim truyền hình hoặc trong biểu diễn trên sân khấu thì cần thêm vào một số âm nhạc [minh hoạ] trong tình tiết’, như thế không sao cả. Bản thân phim truyền hình là tiết mục văn nghệ, là để những khán giả khác nhau xem, đặc biệt là khán giả thường nhân. Tất nhiên nội dung nhạc khúc có [những thứ] vì theo yêu cầu tình cảm kịch bản thậm chí mang tình tiết cuộc sống rất người thường là không có quan hệ gì với đệ tử Đại Pháp; như thế chư vị có soạn hay không? Cũng cần soạn, cũng cần sáng tác. Kỳ thực dù thế nào đi nữa, đó rốt cuộc là những thứ mà đệ tử Đại Pháp sáng tác, là khác biệt. Khi phản ánh một cách chân chính chính diện ra Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, thì vẫn là những điều của Đại Pháp làm chủ [đề]. Là đệ tử Đại Pháp [nếu] hoàn toàn không suy xét gì đến Đại Pháp, ‘tôi chỉ thích sáng tác những thứ người thường’, vậy chư vị lại là người thường rồi. Đệ tử Đại Pháp có trách nhiệm là cứu độ chúng sinh, chứng thực Đại Pháp. Điều này cũng dễ thu xếp thôi.

Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi một chút, không hiểu là có thích đáng không. Từ khi Trung Cộng chiếm cứ Trung Quốc về sau, dường như ‘trống lưng’ thường hay được tà đảng Trung Cộng dùng?

Sư phụ: Tôi bảo chư vị, ‘trống lưng’ ở Trung Quốc có lịch sử gần một nghìn năm; đó là hình thức văn nghệ dân gian lưu truyền ở miền Tây Trung Quốc, địa khu Quan Trung. Nói đến trống lưng, tôi còn biết [còn] có một loại trống; mọi người đã thấy ở [tỉnh] Thiểm Tây có trống lớn thế này, đường kính khoảng một xích rưỡi, toàn là nam đánh, đánh lên rất khí thế. Ngồi ở đây có những người làm vũ đạo có ai biết không? Cũng có thể lấy cái đó ra dùng, nó cũng rất hay. Chư vị biết chăng? Khi chư vị lần đầu tiên đánh trống lưng đi diễu hành ở New York, rất nhiều người nói rằng, ‘người Trung Quốc đến rồi’, họ cảm thấy là người Trung Quốc đích thực đến rồi. Cái tà đảng Trung Cộng lợi dụng những thứ của văn hoá Trung Quốc để ca tụng bản thân. Nhưng đó không phải là những thứ của tà đảng Trung Cộng, vốn là u linh, tà linh từ phương Tây sang. (Sư phụ cười)

Đệ tử: Chẳng hạn như muốn xuất bản một số âm nhạc nghe hay, như tuyển chọn mấy bài đàn nhị, thì phối khí có thích hợp không nếu hỗn hợp những điều của Trung Quốc và Tây phương?

Sư phụ: Ý tôi nói là có thể noi theo hết thảy những gì tốt. Đương nhiên Tây phương có phương pháp phối khí cũng như những thứ về phương diện nhạc lý là có thể dùng; [nếu] nói chư vị lấy hoàn toàn những thứ đó đưa ra, Trung Quốc một nửa Tây phương một nửa, thì không phải là thế; mà [ý] là làm thế nào để đi thành con đường của chính mình. Tôi nghĩ rằng âm nhạc Tây phương và âm nhạc Đông phương tại văn hoá nhân loại lần này đều là những thứ khá tốt. Bất kể là nhân chủng nào, thì khi xuống đến nhân loại tiến nhập vào thế gian thì đều trước hết xuất sinh ở Trung Quốc, một triều [đại] qua rồi thì lại từ Trung Quốc mà đi các nơi thế giới. Những thứ ở Trung Quốc là do ai lưu lại? Là Thần; là văn hoá các triều [đại], là con người toàn thế giới lưu lại; điều này tôi đã giảng trước đây rồi. Chư vị là đang lựa chọn, là từ các di sản lưu lại từ lịch sử mà chọn ra những thứ tốt.

Đệ tử: Dân ca địa phương ở Sơn Tây và Thiểm Tây trên thực tế chiếm 80% dân ca toàn Trung Quốc. [Giai] điệu nền của âm nhạc nơi ấy là đẹp phi thường; có những lời [ca] bị trắng trợn sửa đổi từ 1949 trở về sau; chứ thực tế thì âm nhạc âm thanh và lời ca nguyên ban đầu là rất hay. Con không biết đúng không, là muốn được Sư phụ có một đôi lời thì trong tâm mới an ổn?

Sư phụ: Một số dân ca ở Sơn Tây, Thiểm Tây phương Bắc ấy, điệu ca có rất nhiều là những thứ của Trung Quốc cổ xưa.

Vừa rồi phần nhiều là giảng về vấn đề âm nhạc; sáng tác về nghệ thuật múa và các phương diện khác cũng cần theo kịp. Một dạ hội thông thường có tiết mục đa số là múa tập thể; [nếu] ít thì [thấy] rất đơn nhất, đơn điệu. Trong một buổi diễn dạ hội văn nghệ nếu không có múa, thì không thể thành dạ hội được. Làm sao về phương diện này khai thác khai thác thêm nữa, đi thành một con đường? Trước đây tôi xem Đoàn ca múa Miền Tây Mỹ quốc biểu diễn Dạ hội văn hoá cổ đại; tiết mục văn hoá lịch sử rất nhiều. Đều có thể suy xét; nhưng không hoàn toàn phỏng theo giống; hãy bước đi thành con đường của tự chư vị.

Đệ tử: Chúng con như thế nào mới có thể phối hợp tốt hơn nữa với đài truyền hình TV? Là vì chúng con mọi người đều tản cư ở các nơi trên thế giới.

Sư phụ: Mọi người gặp mặt cùng nhau là không dễ dàng gì, phối hợp với nhau cũng khó. Nhưng có thể dùng máy điện toán, máy fax, điện thoại; rất nhiều việc cũng đều có thể liên lạc [với nhau]. Hãy gắng tận dụng hết những điều kiện đó. Mọi người [ở xa nhau như] trời Nam đất Bắc, phạm vi toàn thế giới; đều gặp cùng một chỗ với nhau thì rất khó. Tốt là sau hội họp hôm nay mọi người đều biết thực hiện thế nào, chính là tìm con đường rồi tự đi thử xem sao. Kỳ thực [chư vị] cũng đều có tiềm lực.

Đệ tử: Ban nhạc chúng con định tới khắp nước Áo để biểu diễn. Nếu các bài của chúng con không đủ, thì đệ tử Đại Pháp chúng con có thể diễn tấu nhạc khúc cổ điển của người thường được không? Ví như tác phẩm của Mozart hoặc Chopin?

Sư phụ: Điều ấy không thành vấn đề. Từ lâu tôi giảng rằng nhạc khúc cổ điển là không có vấn đề. Những gì có trước “đại cách mạng văn hoá” là đều có thể dùng một cách thận trọng; dứt khoát là không [dùng thứ] có văn hoá của tà đảng Trung Cộng. Những thứ có trước khi tà đảng Trung Cộng tới thì về cơ bản là có thể dùng. Những thứ vào thời ma đầu ấy là không thể dùng, trong đó có đầy thứ tà; đoạn thời gian ấy nhân loại là bị ma khống chế.

Đệ tử: Sáng tác âm nhạc vào hàng chục năm trời thời ma đầu là không thể dùng, vậy truyền hình và điện ảnh thời ấy có phải là chúng con cũng không thể dùng?

Sư phụ: Những thứ thời kỳ đó, tôi thấy rằng, đều không tốt; đằng sau đều có nhân tố của các chủng loại lạn quỷ thao [túng] khống [chế] con người.

Đệ tử: Chúng con giờ đã có [một số] bài hát; dùng bài nào làm điệu nhạc nền từ đó phát triển thành nhạc giao hưởng, hoặc hợp tấu nhỏ?

Sư phụ: Những vấn đề cụ thể thì chư vị cứ thảo luận mà làm, sẽ không có vấn đề.

Đệ tử: Gần đây một học viên người Tây phương chỗ đài truyền hình chúng con đã làm hai [chương trình] MTV, nhưng anh ấy dùng chủng loại hình thức âm nhạc hiện đại với đàn ghi-ta hiện đại, ghi-ta điện.

Sư phụ: Có thể; đài truyền hình là đặt chỗ đứng ở xã hội người thường, là đối diện với đại chúng phổ thông; nhạc cụ điện tử cũng khả dĩ. Đệ tử Đại Pháp cần đi thật tốt, đi thật ‘chính’ con đường tu luyện. Nhưng trong công tác tại người thường là tận sức làm cho tốt hơn một chút. Tiết mục truyền hình là cấp người thường xem; hiện nay không phải Pháp Chính Nhân Gian, [mà] là giai đoạn đệ tử Đại Pháp tu luyện, giảng chân tướng vạch trần bức hại. Trước mắt thì không thành vấn đề.

[Nếu là] như vậy, chư vị ai có thể phối khí? Giơ tay nào; mọi người hãy thử nhìn chút xem. Nhất là [người] của đài truyền hình; khi phim của chư vị cần âm nhạc, thì chư vị hãy tìm đến họ. Ai có thể phối khí thì đều có thể soạn ca [khúc].

Chư vị coi, không ít đâu. Tôi biết rằng ở đây còn có rất nhiều [người] có trình độ cao; hãy phát huy tác dụng. Tất nhiên lập tức làm thì chưa được tốt; mọi người cũng đừng chẻ sợi tóc làm tư. Có thể thiện ý trao đổi với nhau, dần dần sẽ đi một cách thành thục con đường của mình; bắt đầu một cái thì không nhất định là bước đi tốt ngay. Mà cũng không chỉ là đưa ra những thứ của mình, sau này còn cần tăng thêm ‘sản lượng’ (Sư phụ cười). Ví như nói ‘tôi làm ra một cái gì đó là được rồi, thoả mãn rồi, tôi làm xong rồi’. Không được; đệ tử Đại Pháp bảo cứu chỉ một cá nhân là được sao? Không được; cần cứu rất nhiều.

Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi một vấn đề về Pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni là tu luyện đắc Đạo từ hằng bao nhiêu ức kiếp về trước; nhưng địa cầu chúng ta chỉ có hai lần địa cầu, mỗi lần một ức {trăm triệu} năm, ý như vậy là thế nào……

Sư phụ: Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây không phải tu luyện trên địa cầu. (mọi người cười) Phật Thích Ca Mâu Ni là đến thế gian để độ nhân, Ông ở thiên thượng là Thần, từ đầu đã đắc Đạo rồi; lần này là để chứng [thực] quả vị Như Lai và lưu lại văn hoá Phật cho nhân loại. Rất nhiều chuyện mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đều là chuyện trên thiên thượng, [chứ] không phải chuyện ở mặt đất. Tôi không phải đã giảng rồi sao; con người thấy Ông Phật ngồi toạ ở đó, rất thần thánh; nhưng Phật nhìn Phật thì không [giống] như vậy. Họ là một quần thể xã hội chư Thần.

Vì thời gian có hạn, hội họp kết thúc tại đây. Chư vị là đệ tử Đại Pháp, thế nên tôi tin tưởng chư vị sẽ có thể làm tốt; tôi đợi tin tức tốt đẹp từ chư vị. (vỗ tay)

Ghi chú [của bản tiếng Hán]: Chỉ có thể chỉnh lý đến đây vì liên quan tới việc thâu âm.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch từ bản gốc tiếng Hán: https://www.falundafa.org/book/chibig5/yyms_1.htm.
Có tham khảo bản tiếng Anh: https://www.falundafa.org/book/eng/lectures/20030721L.html.
Dịch ngày:13-4-2009; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

bách hoa tề phóng: trăm hoa cùng nở; thời Mao từng có khẩu hiệu bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng).
bình hoà: bình trong an bình, hoà trong hoà thuận.
cơ điệu: ở bài này dịch là nhạc nền, giai điệu nhạc nền.
chính: một từ chính này, một khái niệm chính này có mấy sắc thái khác nhau; ta tham khảo các từ trái nghĩa: (i) , oai với nghĩa là bất chính, không ngay chính; ví dụ: tà môn oai đạo; (ii) phụ với nghĩa tiêu cực, không chính diện, hoặc chỉ một trong hai chủng vật chất cao tầng; ví dụ: phụ diện (mang tính tiêu cực), vật chất phụ (hai loại vật chất chínhphụ); và (iii) phản với nghĩa đối lập, trái với lẽ thuận; ví dụ: phản Lý; người dịch giữ nguyên cách dùng từ chính-tà, chính-phụ, chính-phản này; như vậy, cặp từ chính-phụ là không có giống nghĩa mà người Việt thường hiểu.
chính lưu: dòng (âm nhạc) chân chính.
chính thường: bình thường theo cái lẽ vốn dĩ mà nó phải thế; dịch thoáng là bình thường, thông thường.
dưỡng thành: dung dưỡng mà thành.
đỉnh phong: đỉnh điểm tuyệt vời nhất, toả sáng nhất; ở bài này dịch là đỉnh cao; phong → đỉnh chóp, ngọn (núi).
Đường nhạc: âm nhạc triều đại nhà Đại Đường.
nhạc khí: nhạc cụ.
nhị hồ: đàn nhị hồ Trung Quốc; ta vẫn gọi là đàn nhị.
hợp tấu; độc tấu; lĩnh tấu: nhiều người cùng chơi nhạc với các nhạc cụ hoà đồng lại; một người chơi solo một mình; chơi lead trong đội nhạc.
Phật vị: [quả] vị Phật; Như Lai Phật vị → quả vị Như Lai Phật.
phiếm âm: lối chơi tạo âm khác với âm gốc; ví dụ chơi hoà âm (đánh bồi, harmonic).
phối khí: soạn nhạc (phối) cho các nhạc cụ (khí); ví như từ một giai điệu được sáng tác (tác khúc) ta soạn ra cho nhiều nhạc cụ khác nhau cùng chơi, đó là phối khí.
piano: dương cầm.
Quan Trung địa khu: phần bằng phẳng ở tỉnh Thiểm Tây gồm Tây An, Đồng Xuyên, Bảo Kê, Hàm Dương, và Vị Nam.
tác khúc: sáng tác giai điệu, ca khúc; ở bài này dịch là sáng tác nhạc.
Tân niên Vãn hội: ở bài này được dịch là Dạ hội Năm mới.
Tây dương, Tây phương: ở bài này dịch cả hai từ này thành Tây phương.
Thanh mạt: thời cuối nhà Thanh.
thiên kinh địa nghĩa: [điều] hợp với đạo nghĩa của trời đất, tức là hoàn toàn hợp lý.
thiện ác đồng tại: tạm hiểu là có cả thiện cả ác đồng thời.
Trung Cộng: đảng cộng sản Trung Quốc.
trung nguyệt, đại nguyệt: đàn nguyệt cỡ vừa (trung) và cỡ lớn (đại); đây là đàn nguyệt Trung Quốc, so với đàn nguyệt Việt Nam nói chung là tương đồng.
violon: vĩ cầm.
xích: một đơn vị chiều dài cổ, ta vẫn gọi là thước, cỡ 33cm; có chỗ ghi 23cm, chỗ ghi 40cm.
yêu cổ: trống (cổ) đeo ở eo ngang lưng (yêu); ở bài này được dịch tạm là trống lưng.

Share