Thế nào gọi là ‘trợ Sư Chính Pháp’

Bấy lâu nay, vẫn luôn có một phần các học viên khi làm ba việc mà các đệ tử Đại Pháp nên cần làm thì tồn tại một vấn đề rất then chốt, chính là vấn đề ‘trợ Sư’ như thế nào. Ví như, Sư phụ nói việc nào đó, hoặc Sư phụ định rồi là mọi người làm việc nào đó, thì có một phần các học viên luôn luôn dùng nhân tâm để đo lường Sư phụ, cảm thấy việc này thì Sư phụ nên làm như thế này, việc này mà làm như thế kia thì sẽ thế này thế nọ, chứ không dùng tâm đặt vào chỗ chiểu theo Sư phụ nói như thế nào để viên dung cho tốt, và ở việc cụ thể mà suy nghĩ biện pháp; còn có cả học viên muốn cải biến ý kiến của Sư phụ; còn có học viên phát tán [chỗ] cao minh của ý kiến bản thân giữa các học viên; cũng có người dùng nhân tâm nghĩ không minh bạch ra việc mà Sư phụ nói, [bèn] đối đãi một cách tiêu cực; thậm chí có người tìm người nhà Sư phụ để đòi hỏi hỗ trợ cho cách làm khác. Kỳ thực Sư phụ muốn làm gì, thì đó là cần thiết cho Chính Pháp vô lượng các thiên thể. Tầng của nhân loại này tuy rằng thấp, nhưng lại là phản ánh tại tầng thấp của sinh mệnh tầng cao và biểu hiện của trạng thái ở tầng thứ thấp bên dưới, đó cũng là trung tâm của Chính Pháp, là điểm tập trung của hết thảy. Ý kiến của chư vị xem ra dù tốt đến đâu, cũng chỉ là ở tầng ấy, ở điểm ấy, ở việc ấy mà so xét thôi, chư vị lẽ nào biết được việc mà Sư phụ muốn làm có tác dụng gì ở vô lượng vô kể tầng thứ của thiên thể to lớn này? Làm người học viên, cần trợ Sư Chính Pháp, chỉ có thể làm sao viên dung cho tốt với [những gì] Sư phụ cần, thì mới là [điều] chư vị nên làm, đâu thể nào kêu Sư Phụ trợ giúp [ý kiến]chư vị? Lẽ nào có thể trong Chính Pháp mà dùng Đại Pháp để viên dung ý kiến con người của chư vị?

Khi đệ tử Đại Pháp đối mặt với cuộc bức hại này, có rất nhiều [vị] đã rơi rụng, không theo kịp nữa, đều là vì không lý giải được việc Sư phụ làm, dùng nhân tâm để đo lường Sư phụ. Ví như, rất nhiều người đều đang nghĩ: Tại sao không thể giống như tôn giáo khác để đối đãi cuộc bức hại này? Các nhân tâm như thế. Tôn giáo trong lịch sử thực ra có mục đích căn bản là đặt nền tảng văn hoá con người, điều nhân loại thật sự chờ đợi là Đại Pháp; Đại Pháp làm thế nào, thì mới là hành vi và biểu hiện chân chính của người tu luyện. Tất nhiên, không theo kịp là còn có rất nhiều nguyên nhân, kỳ thực đều là không thể nhận thức một cách chân chính về Đại Pháp, tất nhiên chính niệm thì sẽ không đầy đủ, khi bị bức hại thì sẽ dao động.

Còn có một phần những người, không thể trong tu luyện mà trừ bỏ đi thói xấu được dưỡng thành nơi người thường là lôi kéo quan hệ và đi cửa sau. Ví như, khi tìm không thấy Sư phụ để biểu đạt ý kiến con người của bản thân họ, bèn tìm người nhà Sư phụ để hỏi ý kiến, [rồi] quay lại nói với các học viên rằng người nhà Sư phụ ai đó nói thế này thế kia. Chư vị hãy thử nghĩ xem, Sư phụ là đến thế gian [làm] Chính Pháp cứu độ chúng sinh, người nhà có thể đại biểu cho Sư phụ hay không? Người nhà Sư phụ cũng giống như chư vị, đều là người tu luyện, không tu tốt, thì ai cũng không được. Sư phụ đến [cõi] người, trải qua đời này đời khác thì tại nhân gian có hằng bao nhiêu cha mẹ, vợ con, anh chị em, hỏi ai có thể đại biểu thay cho Sư phụ? Sư phụ đến thế gian, giống chư vị, cũng có những [vị] làm đệ tử của Sư phụ, có những [vị] làm cha mẹ của Sư phụ ở [cõi] người, có những [vị] làm anh chị em, còn có những [vị] làm vợ con, trong khi giúp đỡ Sư phụ hoàn thành việc lớn Chính Pháp thì họ chỉ là làm những việc cụ thể nên làm ứng với mình mà thôi. Họ cũng đang tu bản thân mình, cũng có vấn đề tầng thứ lý giải Pháp Lý chưa được đầy đủ. Chư vị bảo họ nói ra và coi đó như Pháp mà dùng, đó chẳng phải là loạn Pháp? Cũng là khiến người nhà Sư phụ phạm tội đối với Đại Pháp. Đối với một đệ tử Đại Pháp, chư vị cần phải minh bạch rằng, Chính Pháp là chỉ có Sư phụ, chính là khi Sư phụ không có ở đó, thì đều phải chiểu theo Pháp để làm các việc, không được chiểu theo bất kể người nhà nào của Sư phụ để làm các việc, ấy mới là đệ tử Đại Pháp, mới là đệ tử của Sư phụ, mới là trợ Sư Chính Pháp.

Lâu nay vẫn luôn có một phần những người theo những website tà ác. Những người đó đã lệch rời rất xa khỏi Đại Pháp rồi, trợ giúp các website tà ác truyền bá những tin tức giả, thậm chí phá hoại hình tượng người nhà của Sư phụ. Hơn nữa Sư phụ ở Pháp hội mà đệ tử Đại Pháp chiêu mở đã từng bảo mọi người rằng, đối với những website tà ác thì không nghe, không tin, không xem; có người không nghe theo, thật sự đồng dạng như trúng tà rất sâu rồi, đến bây giờ lý trí vẫn không thanh [tỉnh]. Một người đi sai đường thì có thể đi lại, nếu một người khi làm điều sai lầm là do chư vị truyền bá những website tà ác đó làm huỷ một số người, thì làm sao đây? Mỗi cá nhân đều có sau lưng vô lượng chúng sinh đang đợi được đắc cứu, vì chư vị, khiến họ vĩnh viễn không thể đắc cứu nữa, thì làm sao đây? Hậu quả nghiêm trọng nhường nào, chư vị có biết không? Sư phụ nói rồi mà vẫn không nghe, vậy có thể gọi là đệ tử Đại Pháp trợ Sư Chính Pháp hay không?

“Trợ Sư Chính Pháp” không phải là một ngôn từ hào tráng, một câu rỗng tuếch. Kỳ thực tôi chỉ là nói mấy vấn đề [ấy] thôi, những sự việc không tin Pháp còn rất nhiều. Làm một đệ tử Đại Pháp, hàng nghìn vạn năm chờ đợi……; làm một học viên, chư vị đến thế gian với chân nguyện duy nhất……; làm Sư phụ, trong Chính Pháp có thể cứu độ chư vị cùng chúng sinh hay không, thành hay bại đều tại một kiếp này.

Lý Hồng Chí
Ngày 10 tháng Sáu, 2011

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch từ bản gốc tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2011/6/10/242266p.html.
Có tham khảo bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/html/articles/2011/6/11/125967p.html.
Dịch ngày: 12-6-2011, chỉnh sửa 13-6-2011. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

▪ chân nguyện: nguyện ước, nguyện vọng chân thật, chân chính (diễn trên chữ nghĩa bề mặt).
▪ đời, kiếp: trong tiếng Việt hiện nay, người ta có thể dùng từ đờikiếp với nghĩa giống nhau, để chỉ một lần chuyển sinh. Tuy nhiên người dịch thấy rằng trong các kinh sách khi nói về một vòng đời thì tiếng Hoa dùng từ sinhthế,… và người dịch phiên dịch thành đời; ví dụ: tiền thế → đời trướcnhất sinh → một đời, suốt đời. Còn từ kiếp thì là để chỉ (i) một chu kỳ diễn hoá của vũ trụ (xuất xứ từ tiếng Phạn, kalpa); (ii) nói tắt của kiếp nạn, tạm hiểu là nạn lớn. Nghĩa là, trong các bản dịch tiếng Việt, từ kiếp cần được hiểu với nguyên nghĩa tiếng Hoa, chứ không hề mang nghĩa giống từ đời.
▪ trợ Sư Chính Pháp: trợ giúp Sư phụ trong việc Chính Pháp (diễn đạt nghĩa bề mặt).

Share