Tác giả: Văn Tư Duệ

[MINH HUỆ 16-12-2020] Trong giai tầng tinh anh của Trung Quốc Đại lục, hầu như rất nhiều người cho rằng, ông Biden thắng cử, còn TT Trump tiến hành kiện tụng pháp lý không có tác dụng gì. Nói về gian lận bầu cử, có người sẽ hỏi, vì sao không có một kênh truyền thông chủ lưu nào đưa tin? Trong giai tầng trí thức trong nước, điều này là một câu hỏi khá thường gặp. Đây dường như là một câu hỏi hóc búa nhất từ đầu thế kỷ 21 đến nay: Lẽ nào ngọn hải đăng dân chủ Mỹ quốc đã lệch rồi, truyền thông chủ lưu đều sai rồi?

Dối trá và sự thật từ cùng một phân đoạn video

Tác giả của cuốn “Harry Potter”, bà J.K. Rowling đã từng đăng một đoạn video trên Twitter vào tháng 7 năm 2017, cáo buộc rằng khi TT Trump gặp gỡ một số phụ huynh và con em trong Tòa Bạch Ốc, ông đã cố tình lờ đi khi cậu bé tàn tật 3 tuổi Monty Weer đưa ra bàn tay nhỏ. Video được một trong những tác giả có tầm ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu đăng tải, thì sức truyền bá lớn cỡ nào là có thể tưởng tượng được.

Đến ngày thứ hai, mẹ của cậu bé Weer đã đăng bài viết phản bác trên Facebook rằng, bà Rowling đã khiến mọi người hiểu nhầm, rằng TT Trump không hề lạnh nhạt với con trai của cô. Mẹ của Weer không chỉ hoàn toàn phủ định “video giả” mà bà Rowling cung cấp, mà còn cung cấp bức ảnh chụp chung của đệ nhất phu nhân và mẹ con họ.

“Đoạn video chưa chỉnh sửa cho thấy ông Trump đã cúi xuống để bắt tay cậu bé. Dường như ông ấy đã nhẹ nhàng chạm vào khuỷu tay trái của đứa trẻ khi cậu bé nhấc bàn tay trái đang nắm chặt của mình lên”, New York Times đưa tin vào ngày 1 tháng 8 năm 2017, trong một bài báo có tiêu đề “J.K. Rowling xin lỗi vì những dòng tweet chống Trump (nhưng không phải xin lỗi ông Trump)”.

Video mà bà J.K.Rowling chia sẻ là đã qua chỉnh sửa ở mức độ lớn, hiển nhiên, bà không hề xác minh video là thật hay giả; bà cũng không có ý muốn xác minh, bởi vì từ trong lượng lớn báo cáo của truyền thông, ấn tượng của bà đối với TT Trump là rất tệ.

Trong bốn năm qua, những tin tức bôi nhọ TT Trump, đoạn chương thủ nghĩa, di hoa tiếp mộc, thấy cây mà chẳng thấy rừng, từ không sinh có v.v., chỉ cần là thủ pháp tạo tin giả được học trong sách giáo khoa thì toàn bộ đều được dùng hết, vụ “thông đồng Nga” đã được chứng minh là giả, “bé gái Honduras khóc lóc”, “đứa bé di dân bị nhốt trong lồng”, sau đó mặc dù hai mục tin này đều đã được chứng thực là sai, nhưng truyền thông đã khơi dậy làn sóng dư luận của dân chúng phản đối TT Trump, thù địch TT Trump.

Bốn năm qua, truyền thông không hề ngại ngùng nói với dân chúng rằng, TT Donald Trummp là một kẻ độc tài, một người kỳ thị chủng tộc và một người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng.

Bởi vậy, trong tổng tuyển cử Mỹ lần này, nếu như một nhân sĩ cánh tả tự nhận mình là người bảo vệ đạo đức, mà lại làm việc trong cơ quan kiểm phiếu, họ có cơ hội để ngăn cản một kẻ độc tài, một người kỳ thị chủng tộc tái đắc cử, lẽ nào họ lại không làm vậy chứ? Họ sẽ không làm như vậy vì bị đạo đức trói buộc chăng?

Quyền lực thứ tư trên vinh quang của vụ “Watergate”

Truyền thông dòng chính Mỹ, đã từng có lúc đóng vai trò giám sát công chính, khách quan, được gọi là “quyền lực thứ tư”, mà giai tầng trí thức Đại Lục có ấn tượng sâu sắc về điều này.

Sự kiện minh chứng cho tiêu chí tư pháp độc lập Mỹ quốc là sự kiện “Watergate”, điều tra độc lập của hai nhà báo đã phơi bày sự thật gian lận bầu cử, khiến cho cựu tổng thống Nixon Richard phải tuyên bố từ chức. Vụ “Watergate” đã kiến chứng cho tự do ngôn luận báo chí và tư pháp độc lập của Mỹ, một tiêu chí quan trọng cho sự phát triển của văn minh lịch sử nhân loại thế kỷ 20. Có thể nói, khoảng thập kỷ 80, 90, sự công chính, khách quan của truyền thông phương Tây đều được thế giới thừa nhận.

Tuy nhiên, bất chấp hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các ngân hàng và doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn đầu tư vào Trung Quốc vì lợi nhuận. JP Morgan Chase, một “người bạn cũ” của ĐCSTQ, đã trở thành Ngân hàng Mỹ đầu tiên hoạt động như một chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc tại Hoa Kỳ vào năm 1973, sáu năm trước khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước được thiết lập.

“Các ngân hàng lớn ở Phố Wall và các công ty lớn khác chỉ có tên tuổi ở Mỹ, quan tâm nhiều hơn đến việc kiếm nhiều tiền nhất có thể bằng cách giao dịch với kẻ thù truyền kiếp, sau đó tuân thủ luật pháp Mỹ và các tiêu chuẩn Mỹ cũng như đề cao các giá trị Mỹ,” ông Curtis Ellis, giám đốc chính sách của tổ chức phi lợi nhuận America First Policies, giải thích, “Tôi chắc rằng nếu các bạn đào sâu và quan sát xung quanh, bạn sẽ thấy rằng JP Morgan không đơn độc trong kiểu hoạt động đó.”

Năm 1980, Mỹ trao cho Trung Quốc đãi ngộ thương mại tối huệ quốc (MFN), nhưng phía Mỹ đã đề xuất điều kiện hạn chế, tức là mỗi năm sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ nhân quyền đối với Bắc Kinh để xem xét có tiếp tục gia hạn hay không. Điều này dường như có hiệu quả, vì hàng năm Trung Quốc sẽ thả một số nhà bất đồng chính kiến ​​bị giam giữ trước khi xét duyệt gia hạn. Mối liên hệ giữa nhân quyền và kinh tế này cũng giúp Hoa Kỳ bảo vệ các giá trị phương Tây khỏi chủ nghĩa cộng sản. Truyền thông phương Tây lúc này bảo trì sự cảnh giác đối với Trung Quốc cộng sản – chú ý tới vụ trấn áp trên quảng trường Thiên An Môn, tình hình nhân quyền của Tây Tạng.

Năm 1999, chính phủ Giang Trạch Dân do đàn áp tàn khốc Pháp Luân Công, đã dẫn khởi sự chú ý của xã hội quốc tế. Giang Trạch Dân lại đang chú tâm vào việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lại mượn dịp này để cải thiện quan hệ với xã hội quốc tế, không tiếc nhượng bộ lớn để thu được sự đồng ý của Mỹ quốc cho Trung Quốc gia nhập WTO.

Quan chức bộ quốc phòng Mỹ, “chuyên gia về Trung Quốc” ông Pillsbury tiết lộ, trong khi nước Mỹ biện luận về việc Trung Quốc gia nhập WTO, Tổng thống khi đó là ông Clinton chưa đồng ý thêm vào hiệp định thương mại điều kiện mà quốc hội đề xuất – yêu cầu ĐCSTQ thả 2.000 đến 3.000 tù nhân chính trị Trung Quốc (từ sau tháng 7 năm 1999, “tù nhân chính trị” mà chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công trong trại cải tạo, nhà tù Trung Quốc).

Ông Pillsbury cho rằng, một phụ nữ là cô Lý (hóa danh) đã rời Trung Quốc, cô từng tham dự nhiều lần hội nghị bí mật của ĐCSTQ, cô Lý cho rằng, vì để thông qua WTO, “Họ (ĐCSTQ) đã khởi động một dự án tuyên truyền và gián điệp, mức độ phức tạp của nó vượt qua nghi ngờ lớn nhất mà giới tình báo Mỹ có thể có.”

Kết quả chính là, năm 2000, Mỹ chủ ý cấp cho Trung Quốc quan hệ thương mại bình thường vĩnh cửu, kết quả thành ra triệt tiêu việc thẩm tra hồ sơ nhân quyền một cách vĩnh cửu. Trong cuốn sách dự ngôn “Các thế kỷ” nổi tiếng của phương Tây có viết: “Tháng 7 năm 1999, vì để nhà vua Angolmois phục sinh, đại vương khủng bố sẽ từ trời giáng xuống, trước sau lúc đó Marx sẽ thống trị thiên hạ, nói rằng vì để mọi người có được cuộc sống hạnh phúc.” Vào năm đó, ma quỷ khủng bố bức hại tín đồ, mà cũng năm này, cái lý cớ đường hoàng đạo mạo cũng rất thịnh hành – “Vì để mọi người có được cuộc sống hạnh phúc”.

Chính quyền Clinton lúc đó vẽ ra một “viễn cảnh Trung Quốc tự do” đã thu được sự đồng thuận của rất nhiều tinh anh, ông ta từng nói thuận theo sự phát triển của Internet, Trung Quốc sẽ trở nên ngày càng tự do. Tờ NewYork Times đưa tin, ngôn luận của Clinton về chủ nghĩa lý tưởng Trung Quốc hòa nhập thế giới, lúc đó đã được đại đa số tinh anh của Washington tiếp nhận.

“Quyền lực thứ tư” bước xuống Thần đàn, bị thế tục hóa thỏa hiệp bắt đầu từ đây.

Ngày 18 tháng 4 năm 2001, “Nhật báo phố Wall” khi đưa tin về việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, đã giành được hai giải Pulitzer. Tổng biên tập của thời báo là Paul E. Steiger trong báo cáo về Pháp Luân Công đoạt giải có bình luận rằng: “Đây là một hình mẫu về việc dù phải đối diện với áp lực to lớn từ việc cảnh sát phản đối đưa tin vạch trần, nhưng nhờ có dũng khí và quyết tâm, thông qua bút pháp sắc bén đanh thép đã đưa ra một câu chuyện có thực.”

Vậy mà sau đó, trên truyền thông của xã hội quốc tế đã rất khó nhìn thấy những báo cáo chính diện về Pháp Luân Công nữa, gần 20 năm trầm mặc [im tiếng], thời gian quá lâu.

Nước ấm luộc ếch

“Nhắm vào Mỹ, một cường quốc hàng đầu thế giới, mục đích xâm nhập của ĐCSTQ vô cùng mạnh mẽ.” Biên tập mạng Vận động Công dân mới – Lâm Vân Phi phát biểu với truyền thông, “Từ đầu tư kinh phí mỗi năm cùng với đầu tư nhân lực đều rất khổng lồ, hơn nữa là kinh doanh rất nhiều năm.”

Lâm Vân Phi nói, hệ thống thống chiến của ĐCSTQ vô cùng khổng lồ, “Việc xâm nhập đối với những kênh truyền thông như VOA, Thời báo New York, BBC thì không phải là đi mua chuộc toàn bộ.” “Sự xâm nhập đối với nhân viên nội bộ của họ rốt cuộc là sâu chừng nào, cường độ lớn mức nào, hiện nay vẫn không có cách để xác định, tương tự như phương thức dùng nước ấm luộc ếch, bất tri bất giác.” “Loại phương thức này từ một ý nghĩa nào đó mà nói thì càng kín kẽ hơn, rất khó dẫn khởi sự chú ý của xã hội chủ lưu Mỹ”.

Cựu giám đốc bộ phận tiếng Trung của VOA là Cung Tiểu Hạ cuối năm ngoái khi nhận phỏng vấn của truyền thông đã nói, ĐCSTQ đầu tư lượng lớn tiền để khống chế cơ cấu truyền thông quốc tế.

Theo “Báo cáo nghiên cứu cơ cấu người đại diện Mỹ” của Wagreich Samuel công bố năm 2013, phương pháp mà ĐCSTQ dùng để vận động hành lang đối với nước Mỹ, chính là lợi dụng lợi ích của các công ty lớn, để thay mặt cho ĐCSTQ can dự vào, “Lợi ích đã trở thành cơ sở pháp quy ủng hộ thương mại thân Trung Quốc”. Còn người giám sát chủ yếu của Bộ Tư pháp đối với lực lượng vận động hành lang nước ngoài, vẫn chưa khởi tác dụng gì cả. Báo cáo cho rằng: “Trung Quốc đã thành lập ở trong lãnh sự quán của họ một công ty vận động hành lang quy mô nhỏ.”

ĐCSTQ ám thị “Nếu anh muốn có được thành công ở thị trường của chúng tôi, thì anh phải phát huy tác dụng trong quan hệ Mỹ-Trung”. ĐCSTQ hoặc rõ ràng hoặc mập mờ buộc các công ty xuyên quốc gia phải vận động hành lang với quốc hội Mỹ, mục đích là thực hiện mục tiêu chính sách của chính Trung Quốc.

Người được phỏng vấn nói, Đại sứ quán ĐCSTQ sẽ theo dấu ai khai chứng tại quốc hội, ai đến Tòa nhà Quốc hội, ai ký tên vào thư (ủng hộ). Những công ty đầu tư lớn ở Trung Quốc chính là như vậy, CEO của họ không ngừng tiếp xúc với Lãnh sự quán Trung Quốc.

Nhiều năm qua, các ngân hàng đầu tư chủ yếu ở Phố Wall, New York đã đóng một vai trò mấu chốt trong việc [cung cấp] tài chính ở hải ngoại cho ĐCSTQ, ví như làm người bảo lãnh cổ phiếu chính, người tài trợ, tư vấn tài vụ tài chính v.v., tiếp máu giữ mạng cho ĐCSTQ.

Truyền thông Mỹ do tư bản tư nhân khống chế, giữa tư bản và ĐCSTQ [lại] câu kết với nhau, khiến cho tính độc lập của truyền thông càng ngày càng đi xuống. Phương thức quan hệ công chúng của truyền thông ĐCSTQ ẩn mật [kín đáo], vung tay rộng rãi, rất khó dẫn khởi sự chú ý của xã hội chủ lưu Mỹ.

TT Trump và truyền thông

Câu chuyện của TT Trump, hẳn là bắt đầu từ 20 năm về trước.

Trước năm 2000, về vấn đề Trung Quốc (ĐCSTQ) gia nhập WTO, cựu TT Clinton đã từng nhiều lần phát biểu những diễn thuyết lạc quan.

Có kênh truyền thông từng đưa tin, năm 2000 với giọng điệu chế giễu TT Trump khi ông nói có thể sẽ ra tranh cử tổng thống, ông viết cuốn sách “Nước Mỹ mà chúng ta xứng đáng có được” (The American We Deserve), trong sách nói Trung Quốc (ĐCSTQ) là “thách thức trường kỳ lớn nhất” của Mỹ.

Ông Pillsbury nhận định, điều tổng thống Trump hiện nay muốn làm là điều chỉnh lại việc trong thời gian 20 năm hoặc lâu hơn trong quá khứ, Mỹ đã dung túng cho hành vi bất lương của ĐCSTQ. Quyết tâm tát cạn đầm lầy của TT Trump tuyệt đối không phải xung động nhất thời.

Trong suốt một thời gian dài, các chính trị gia và các nhà đầu tư Phố Wall trên về mặt thì nói về “bao vây Trung Quốc”, trong khi lại bí mật giao dịch ngầm với chế độ cộng sản. Nhưng TT Trump, một doanh nhân, đã làm rối tung tất cả những điều này. Bất kể vấn đề nào mà ĐCSTQ đề xuất, TT Trump đều công khai đặt trên bàn, điều này tương đương với chặn ngang và cắt đứt kênh lợi ích đã hình thành 20 năm qua.

Năm 2016, khi TT Trump thắng cử đã hô hào bắt đầu tát cạn đầm lầy, một trường giác đấu kịch liệt đã được kéo màn lên. Mà truyền thông lại trở thành chiến trường nổi bật nhất, trọng yếu nhất.

Một vị đã rời khỏi vị trí biên tập cấp cao – tác giả chuyên mục quan điểm của “Thời báo New York” – Bari Weiss, trong lá thư từ chức đã nghiêm khắc khiển trách thế lực cánh tả ở phòng biên tập tin tức đã hoành hành, chèn ép, công kích nhân viên phái trung lập. Bà nói: “Ở trên trang quan điểm của tờ báo đó, điều kiện để tự do trao đổi ý kiến đã không còn tồn tại.”

Bà Weiss bày tỏ, những đồng nghiệp cánh tả của bà không thể dung nhẫn cho quan điểm trung lập của bà, gọi bà là “kẻ theo Nazi và chủ nghĩa chủng tộc”, mà những khẩu hiệu này cũng là những cách nói dùng để định vị TT Trump. Thậm chí tờ “Times” với sức ảnh hưởng rất lớn cũng không ngoại lệ. Trong tháng 6 năm 2018, một em bé Hunduras và người mẹ đã bị chặn khi đang định vượt biên, truyền thông khẳng định bé gái đã bị ép phải rời xa người mẹ, bởi vậy đã khóc lóc thút thít khiến người ta đồng cảm. Tạp chí “Times” đã gia công ghép ảnh bé gái và ảnh của TT Trump để làm trang bìa tạp chí, và trên bìa còn chua thêm một câu “Hoan nghênh đến với nước Mỹ”, ý đồ là mượn việc này để trào phúng TT Trump. Mà những kênh truyền thông nhà nước của ĐCSTQ và những kênh truyền thông chống Trump ở các nước cũng đều lần lượt đăng tải.

Trong một thời gian, [tin tức] đứa trẻ khóc thút thít, đã gắn những cái nhãn Nazi, chủ nghĩa chủng tộc lên người ông Trump.

Chẳng qua điều trớ trêu là, sau đó mẹ của em bé khi được truyền thông phỏng vấn đã cho biết, em bé không hề bị tách khỏi mẹ. Đội tuần tra biên phòng Mỹ cũng ra mặt chứng thực, em bé vẫn luôn ở cùng với mẹ, không hề bị tách ra.

Toàn bộ sự kiện tin tức, trong nháy mắt trở thành tin tức giả được truyền thông quốc tế liên hợp lăng xê.

Theo “Washington Post” báo cáo, nhà báo độc lập Sharyl Attkisson gần đây có xuất bản một cuốn sách mới, có tên là “Định kiến: Các hãng tin tức dạy chúng ta yêu kiểm duyệt ngôn luận và ghét nghề báo như thế nào”. Trong cuốn sách bà mô tả sự thực rằng ngày càng nhiều phóng viên nhà báo hiện nay đã vứt bỏ đạo đức nghề nghiệp, trở thành một loại công cụ tuyên truyền hình thái ý thức.

Trong cuốn sách mới, bà Attkisson đã nêu ra hơn 100 lần truyền thông công kích nghiêm trọng nhất nhắm vào Tổng thống Trump. Bà cảnh báo rằng, người ta ắt phải nhận thức được, những người được gọi là “người đưa tin” trong rất nhiều các hãng tin tức, thực tế chỉ là “những người làm chính trị” với danh nghĩa nhà báo, hoặc chỉ là “những kẻ vận động hành lang” của các đại công ty, “họ không có ý cung cấp cho khán giả tin tức chính xác”.

Là một nhà báo độc lập, bà Attkisson từng làm việc trong các hãng truyền thông dòng chính có danh tiếng ở Mỹ như CBS, CNN và PBS. Bà nói: “Đã từng không lâu trước kia, các nhà báo sẽ đi tìm chứng cứ, sẽ nhắm vào những mưu đồ cản trở khả năng phơi bày sự thật mà tìm hiểu… Còn hiện nay, ngày càng nhiều những nhà báo đã vứt bỏ đạo đức nghề nghiệp của họ.”

Bà Attkisson lấy ví dụ lừa đảo cử tri và gian lận được phơi bày trên quy mô lớn trong kỳ bầu cử lần này, bà nói: “Truyền thông lúc mới đầu nói: ‘(Trong kỳ bầu cử) không có hành vi gian lận’; khi hành vi gian lận bị phơi bày thì họ lại nói: ‘không có hành vi gian lận quy mô lớn’; còn khi ngày càng nhiều hành vi gian lận, những bản khai hữu thệ và chứng cứ được phơi bày lượng lớn thì họ nói: ‘những cái đó đều không gây ảnh hưởng gì, gian lận không đủ lớn để thay đổi kết quả…’”

Thức tỉnh từ quyền lực thứ tư trong sách giáo khoa

Bầu cử có gian lận hay không, vì sao việc truyền thông dòng chính có đưa tin hay không lại trở thành tiêu chuẩn quan trọng để phán đoán của đại đa số phần tử trí thức trong nước.

Giáo sư học viện chính trị và quản lý công cộng Đại học chính trị pháp luật Trung Quốc, ông Tùng Nhật Vân cho rằng, giới trí thức Trung Quốc và sự phán xét sai của truyền thông, ở mức độ nhất định cũng là kết quả của việc chịu sự dẫn hướng của giới trí thức và truyền thông phương Tây. Giới trí thức và truyền thông phương Tây phổ biến có thái độ thù địch TT Trump, đã gán cho ông rất nhiều danh hiệu. Ví dụ nói ông là người theo chủ nghĩa chủng tộc, chủ nghĩa dân túy, phần tử chống toàn cầu hoá, chủ nghĩa bảo hộ thương mại, chủ nghĩa cô lập v.v..

GIáo sư Tùng Nhật Vân nói rằng, do nhận thức về TT Trump có sự lệch lạc và sai lầm nghiêm trọng, nên đối diện với hành vi của TT Trump sẽ có cảm giác lộn xộn, sẽ cảm thấy ông ấy không lý lẽ, không theo lẽ thường, đa biến, kỳ thực điều này thông thường phản ánh là sự xung đột giữa hình ảnh TT Trump mà người quan sát tưởng tượng ra và TT Trump chân thực.

Ông Tùng Nhật Vân nói, nếu như không nhờ có sự quyết đoán của TT Trump, nước Mỹ sẽ càng thêm chia rẽ, tìm được một người như TT Trump, luôn rõ ràng, đầy ý chí như thế, kiên định cứng cỏi như thế, không ngại dù đương đầu với hiểm nguy, trở lực to lớn cũng phải thực hiện lời hứa như thế, chỉ e là rất khó.

Ông Tùng Nhật Vân còn chỉ ra, khi chúng ta theo dõi truyền thông cánh tả phương Tây phê bình TT Trump, chúng ta phải hỏi bản thân một chút, điều TT Trump phản đối có phải là điều bạn ủng hộ không? Kỳ thực nếu như ở Trung Quốc thúc đẩy cái gọi là chủ nghĩa đa nguyên văn hóa, thì tuyệt đại đa số người ta sẽ khó mà tiếp nhận. Ví như nhà vệ sinh Obama, về sinh lý thì thuộc nam giới nhưng trong tâm tự nhận là nữ giới thì liền có thể vào nhà vệ sinh nữ, còn cả phòng thay đồ, bồn tắm nữa; ví như hợp pháp hóa cần sa; ví như theo tỷ lệ chủng tộc để phân phối hạn ngạch vào đại học, cũng như các loại chức vị và cơ hội. Những sự việc này, mọi người có đồng ý không?

Lời kết

Sự thật và sai lầm thông thường chỉ cách nhau một bước, đối với người dân Trung Quốc Đại lục mà nói, từ nhiều kênh hơn nữa mà tìm hiểu sự thực, có lẽ sẽ có trợ giúp đối với việc tìm hiểu khởi nguyên của sự việc, phương Tây có câu ngạn ngữ: “Lừa dối và hư giả sợ hãi bị khảo nghiệm, còn chân lý lại hoan nghênh khảo nghiệm”.

Kỳ bầu cử Mỹ 2020, đã vượt qua phạm trù chính đảng, chính trị, mà là một trận chiến phải trái trắng đen rõ ràng về giá trị quan phổ quát, mỗi sự thờ ơ đều sẽ là dung túng cho thế lực tà ác, mỗi một chính niệm đều sẽ là gia trì cho tương lai tốt đẹp của nhân loại!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/12/16/世紀之問-難道「主流媒體」都錯了-(多圖)-416571.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/20/188909.html

Đăng ngày 28-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share