Gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ
猛喝
Mãnh hát
Gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ
有一些人把大法修煉中出現的矛盾在社會網站公開講,嚴重違背了大法弟子的歷史使命,褻瀆了大法弟子用生命與神簽下誓約的嚴肅性與神聖,破壞著世人得救的希望。這些人經常把心性上的執著轉化為不滿、找人發洩,而有些人卻附和、助長,真是甚麼境界找甚麼人。
Hữu nhất ta nhân bả Đại Pháp tu luyện trung xuất hiện đích mâu thuẫn tại xã hội võng trạm công khai giảng, nghiêm trọng vi bội liễu Đại Pháp đệ tử đích lịch sử sứ mệnh, tiết độc liễu Đại Pháp đệ tử dụng sinh mệnh dữ Thần thiêm hạ thệ ước đích nghiêm túc tính dữ thần thánh, phá hoại trước thế nhân đắc cứu đích hy vọng. Giá ta nhân kinh thường bả tâm tính thượng đích chấp trước chuyển hóa vi bất mãn, trảo nhân phát duệ, nhi hữu ta nhân khước phụ hòa, trợ trưởng, chân thị thậm ma cảnh giới trảo thậm ma nhân.
Có một số người đem các mâu thuẫn xuất hiện trong tu luyện Đại Pháp nói ra công khai trên các trang mạng xã hội, nghiêm trọng vi phạm và trái với sứ mệnh lịch sử của đệ tử Đại Pháp, báng bổ tính nghiêm túc và thần thánh của việc các đệ tử Đại Pháp dùng sinh mệnh để ký thệ ước với Thần, phá hoại hy vọng được cứu của con người thế gian. Những người đó thường biến chấp trước về tâm tính thành [hành vi] bất mãn và tìm người để trút giận, thế mà có người phụ họa và hùa theo; thật đúng là cảnh giới nào tìm người nấy1.
這些人不痛心在國內沒能做好、甚至邪悟、以魔為伍的恥辱,不引以為戒、痛改前非、找出不足、更加精進,反而放鬆自己,來到國外還在起不好的作用。多是這些人在學員中亂事。更有甚者,本來不精進、滿身執著,在大陸就沒做好,出來後還是一樣,從不在法上兌現自己,卻辦起了自媒體,帶著人心胡言亂語,嚴重的破壞大法弟子救人。在反饋中迎合的,多是五毛與中共特務、少數幾個以學員為名而不實修的人。
Giá ta nhân bất thống tâm tại quốc nội một năng tố hảo, thậm chí tà ngộ, dĩ ma vi ngũ đích sỉ nhục, bất dẫn dĩ vi giới, thống cải tiền phi, trảo xuất bất túc, cánh gia tinh tấn, phản nhi phóng túng tự kỷ, lai đáo quốc ngoại hài tại khởi bất hảo đích tác dụng. Đa thị giá ta nhân tại học viên trung loạn sự. Cánh hữu thậm giả, bản lai bất tinh tấn, mãn thân chấp trước, tại Đại Lục tựu một tố hảo, xuất lai hậu hài thị nhất dạng, tùng bất tại Pháp thượng đoái hiện tự kỷ, khước biện khởi liễu tự môi thể, đới trước nhân tâm hồ ngôn loạn ngữ, nghiêm trọng đích phá hoại Đại Pháp đệ tử cứu nhân. Tại phản quỹ trung nghênh hợp đích, đa thị ngũ mao dữ Trung Cộng đặc vụ, thiểu số kỷ cá dĩ học viên vi danh nhi bất thực tu đích nhân.
Những người đó không hề đau lòng [ăn năn] trước sỉ nhục khi ở trong nước làm không được tốt, thậm chí tà ngộ2, và gia nhập đội ngũ của ma3, không lấy đó làm bài học4, từ thống khổ mà sửa sai, tìm ra chỗ thiếu sót, [từ đó] tinh tấn hơn; mà trái lại [họ] phóng túng bản thân, ra ngoại quốc còn gây tác hại xấu. Phần nhiều là những người như thế gây rối loạn trong các học viên. Một số người còn quá hơn, vốn đã không tinh tấn, chấp trước đầy thân, ở Đại Lục đã làm không tốt, đến khi ra [hải ngoại] thì vẫn thế, không từ Pháp để hoàn thành [việc của] chính mình, [mà] làm ra các kênh truyền thông tự phát, mang theo nhân tâm nói lung tung, nghiêm trọng phá hoại việc cứu người của đệ tử Đại Pháp. Trong những nhận xét phản hồi [trên các kênh đó], thì đa số là của [đảng] năm hào5 và đặc vụ Trung Cộng, và một số nhỏ là những người lấy danh nghĩa học viên nhưng không phải chân tu.
大法徒兌現自己使命與否的最後時刻不遠了,何去何從,好自為之吧!大法弟子活在世上就是修煉好自己、做好助師救人的歷史使命;當今的人類社會還存在,就是留給大法救人的,還不清醒嗎?!放下你的不滿,那是你的執著。管好你的嘴。在學員中,不在法上的話你不配講。完成你的使命,那是你唯一的未來希望。大法弟子以法為師、初心不改,才能圓滿!
Đại Pháp đồ đoái hiện tự kỷ sứ mệnh dữ phủ đích tối hậu thời khắc bất viễn liễu, hà khứ hà tùng, hảo tự vi chi ba! Đại Pháp đệ tử hoạt tại thế thượng tựu thị tu luyện hảo tự kỷ, tố hảo trợ Sư cứu nhân đích lịch sử sứ mệnh; đương kim đích nhân loại xã hội hài tồn tại, tựu thị lưu cấp Đại Pháp cứu nhân đích, hài bất thanh tỉnh ma?! Phóng hạ nhĩ đích bất mãn, na thị nhĩ đích chấp trước. Quản hảo nhĩ đích chủy. Tại học viên trung, bất tại Pháp thượng đích thoại nhĩ bất phối giảng. Hoàn thành nhĩ đích sứ mệnh, na thị nhĩ duy nhất đích vị lai hy vọng. Đại Pháp đệ tử dĩ Pháp vi Sư, sơ tâm bất cải, tài năng viên mãn!
Thời khắc cuối cùng các đồ đệ Đại Pháp có hoàn thành sứ mệnh của mình hay không đã không còn xa nữa, đi đâu về đâu, đều ở tự mình6! Đệ tử Đại Pháp sinh sống ở thế gian chính là để tu luyện tốt chính mình, làm tốt sứ mệnh lịch sử là trợ Sư cứu người; xã hội nhân loại hôm nay vẫn tồn tại, chính là để lưu lại cho đệ tử Đại Pháp cứu người đó; vẫn chưa thanh tỉnh ư?! Hãy buông hết các bất mãn của các vị, đó đều là chấp trước của các vị. Hãy cẩn thận cái miệng của các vị. Trong các học viên, thì những lời không ở trong Pháp thì chư vị không xứng nói ra. Hãy hoàn thành sứ mệnh của chư vị, đó là hy vọng duy nhất của tương lai. Các đệ tử Đại Pháp là ‘dĩ Pháp vi Sư’7, ‘sơ tâm không đổi’8, thì mới có thể viên mãn.
李洪志
二零二一年八月三十一日
Lý Hồng Chí
Nhị linh nhị nhất niên bát nguyệt tam thập nhất nhật
Lý Hồng Chí
31 tháng Tám, 2021
• • • • • • • • •
Ghi chú: (ghi chú và chú thích là của người dịch Trung-Việt, chỉ để tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2021/8/31/430283.html
Có tham khảo bản dịch tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/1/194886.html, https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/1/194885.html
Dịch ngày: 2-9-2021; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
1. thập ma cảnh giới trảo thập ma nhân: cảnh giới nào tìm người nấy; kiểu như đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, người ta nhóm lại là theo cùng sở thích và cảnh giới.
2. tà ngộ: (i) nhận thức quá sai lầm, sang phía tà rồi; (ii) trong ngữ cảnh khi nói về học viên ở Trung Quốc, thì tà ngộ có thể là nói về ai đã chuyển sang phe tà ác, không còn chân tu, thậm chí thuận theo tà đảng mà lừa dối học viên khác.
3. dĩ ma vi ngũ: tạm dịch là gia nhập đội ngũ của ma; trong ngữ cảnh thì có thể hiểu là đã thỏa hiệp thuận theo tà đảng.
4. dẫn dĩ vi giới: lấy đó làm răn đe đừng tái phạm (giới → cảnh cáo, điều cấm), tạm dịch là lấy đó làm bài học.
5. ngũ mao: [bè đảng] năm hào, 50 xu, ngụ ý là các dư luận viên của Trung Cộng; đây là cách nói xuất phát từ thời Trung Cộng thuê 50 xu cho một bình luận hay bài ngắn trên Internet ca ngợi Trung Cộng và/hoặc bôi nhọ phe đối lập.
6. hà khứ hà tùng, hảo tự vi chi: sẽ đi về đâu như thế nào, hoàn toàn là / tốt nhất là [xem] ở bản thân thế nào; vi chi có thể hiểu là vì cái gì trong ngữ cảnh, sống hay làm gì lúc này đây là vì điều chi.
7. dĩ Pháp vi Sư: lấy Pháp làm Thầy.
8. sơ tâm bất cải: sơ tâm (cái tâm ban đầu) không đổi. Chỗ này Sư phụ giảng là sơ tâm bất cải thì mới có thể viên mãn; có nhiều chỗ khác thì Sư phụ giảng là tu luyện như sơ (tu luyện như thuở đầu) thì ắt sẽ tu thành.