Giảng Pháp về dạy học múa cổ điển Trung Quốc ở Đại học Phi Thiên
Lý Hồng Chí
(27 tháng Bảy, 2019)
Múa cổ điển Trung Quốc1 là gì? Từ căn bản mà nói, “thân pháp”2 của múa cổ điển Trung Quốc, từ thời cổ đại phần nhiều vốn là từ kỹ [thuật] Thần truyền3 “nhất võ lưỡng dụng”4 trong võ thuật, mà “thân vận”5 phần nhiều vốn là từ “thân đoạn”6 của hý kịch7. [Nguyên] ban đầu “múa cổ điển Trung Quốc” được gọi là “hý khúc vũ đạo”8.
Tại sao có người nói rằng múa cổ điển Trung Quốc là một loại múa mới9 do Học viện Múa Bắc Kinh10 sáng tác biên soạn ra? Kỳ thực vũ đạo [múa] của Học viện Múa Bắc Kinh, thân pháp [của họ] cũng là đến từ võ thuật và hý kịch; vì để thích hợp cho giảng dạy11 múa của học viện, nên đã tham chiếu một phần của phương thức huấn luyện cơ sở sơ cấp múa ba-lê, [nên] xem ra thì giống hơn [về phía] múa theo khái niệm hiện đại. Còn phần tập luyện nhào lộn12 thì thiên về nguồn gốc từ các loại tạp nghệ truyền thống mấy nghìn năm văn hóa Trung Hoa. Nói trắng ra, thì Học viện Múa Bắc Kinh không hề sáng tác ra múa cổ điển Trung Quốc. Học viện Múa Bắc Kinh là sáng tác ra danh từ “múa cổ điển Trung Quốc”. Đổi [cái tên] nguyên gốc “hý khúc vũ đạo của Trung Quốc” thành cái tên “múa cổ điển Trung Quốc”.
Bản thân Học viện Múa Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng, thân vận là chọn dùng từ thân đoạn trong hý kịch, mà nguyên tố trong thân pháp vũ đạo [của họ], phần lớn là thân pháp của múa trong hý kịch và của võ thuật. Kỳ thực hý kịch cũng thừa nhận rằng thân pháp là từ võ thuật; thời kỳ viễn cổ ban đầu ấy, hý kịch chính là chọn dùng từ thân pháp của võ thuật truyền thống Trung Quốc. Nên cũng nói, múa cổ điển Trung Quốc là điều có từ rất lâu rồi, không phải điều Học viện Múa Bắc Kinh phát minh ra.
Thế thì tại sao Học viện Múa Bắc Kinh lại nói múa cổ điển Trung Quốc là một loại múa mới mà nó sáng tạo ra? Đương nhiên nó ngoài việc đổi [tên gọi] “hý khúc vũ đạo” thành “múa cổ điển Trung Quốc”, còn chế định ra một bộ phương pháp dạy học múa cổ điển Trung Quốc. Danh từ “múa cổ điển Trung Quốc” là do nó cải biến [mà thành]. Bởi vì Học viện Múa Bắc Kinh thời đầu cũng gọi múa cổ điển Trung Quốc là “hý khúc vũ đạo”, kết hợp với cách dạy học múa ba-lê. Đương nhiên không chỉ thế, Học viện Múa Bắc Kinh còn chọn dùng phương thức học viện để giảng dạy múa cổ điển Trung Quốc. Quá khứ ở Trung Quốc học tập nghệ thuật đều là dùng phương thức truyền thống để giảng dạy, phương thức dạy học do sư phụ [nghệ nhân] của đoàn múa dẫn dắt đồ đệ; có khi đồng thời dẫn dắt rất nhiều học sinh, thậm chí hàng mấy chục người toàn đoàn diễn. Nhưng mà, đưa vũ đạo cổ điển của Trung Quốc vào theo phương thức học viện nghệ thuật để dạy học “múa cổ điển Trung Quốc”, [thì] Học viện Múa Bắc Kinh có lẽ là cái đầu tiên [làm thế] thời bấy giờ. Những học sinh trẻ tuổi của nó sau này không hiểu những chuyện này lắm, cộng thêm phá hoại một cách có mục đích của tà đảng Trung Cộng nhắm vào lịch sử Trung Quốc, học sinh không hiểu lịch sử Trung Quốc nữa, bèn nói thành “múa cổ điển Trung Quốc” là một loại múa mới do nó phát minh; bản thân điều ấy cũng là không tôn trọng lịch sử và văn hóa mấy nghìn năm của Trung Quốc.
Thực ra lúc thành lập Học viện Múa Bắc Kinh, tại Trung Quốc các tỉnh và các đoàn nghệ thuật đã đồng thời sử dụng loại múa Trung Quốc này trong giảng dạy và diễn xuất rồi. Quách hiệu trưởng của Học viện Nghệ thuật Phi Thiên13 chúng ta vào những năm thập kỷ 1940 1950, đã dùng loại vũ đạo này diễn xuất ở Kịch viện Nghệ thuật Trung Nam14 rồi. Lúc đó Học viện Múa Bắc Kinh còn chưa thành lập! Nói cách khác, quãng những năm thành lập Học Viện Múa Bắc Kinh thì rất nhiều đoàn nghệ thuật ở Trung Quốc đã dùng loại hý khúc vũ đạo cổ điển Trung Quốc để biểu diễn rồi.
Như mọi người biết, trong giảng dạy múa cổ điển của Học viện Múa Bắc Kinh, thì các tên gọi trong kỹ thuật múa, các yêu cầu, tên gọi của thân pháp và thân vận được chọn dùng cũng toàn bộ đều là chiểu theo hý kịch, hơn nữa cũng là lấy theo đó một cách đồng dạng. Nào là “xung kháo”15, “hàm thiển”16, “ninh khuynh viên khúc”17, tam viên quỹ tích, bình viên, lập viên, bát tự viên18, thủ nhãn thân pháp bộ19, nào là lượng tướng20, tinh khí thần21, v.v. và rất nhiều thứ nữa. Tất cả yếu lĩnh của vũ đạo, [như] dục hữu tiên tả, dục thượng tiên hạ, dục hậu tiên tiền, dục tiền tiên hậu22, v.v. đều là lấy từ hý kịch [truyền thống] sang, cùng một dạng thức. Nghĩa là, những điều ấy không phải do nó sáng tác biên soạn ra, mà vốn đã có trong vũ đạo cổ điển của Trung Quốc rồi. Từ khi Học viện Múa Bắc Kinh đổi tên gọi “hý khúc vũ đạo” Trung Quốc thành tên gọi “múa cổ điển Trung Quốc”, thì Trung Quốc [khắp] các tỉnh từ [đoàn diễn] địa phương cho đến [đoàn diễn] quân đội, từ các đoàn nghệ thuật nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp, cho đến cả các trường và học viện chuyên giảng dạy thể loại vũ đạo này thảy đều gọi đó là “múa cổ điển Trung Quốc”, ngoại trừ trường dạy hý kịch và rạp diễn hý kịch.
Vậy giảng tới đây thì nói đến Thần Vận và trường Đại học Phi Thiên23, vậy Thần Vận và Đại học Phi Thiên chẳng phải đều dùng múa cổ điển Trung Quốc sao? Kỳ thực thời đầu Thần Vận và Đại học Phi Thiên đã sử dụng vận luật24 được giảng dạy trong múa cổ điển của Học viện Múa Bắc Kinh. Trong giảng dạy về thân pháp của múa trong Học viện Múa Bắc Kinh, thì đã quy phạm ra một số vận luật cố định, mà bản thân những nguyên tố đó vốn đã có từ lâu. Thần Vận chỉ là chọn dùng vận luật có trong giảng dạy của họ. [Mọi người] hiểu ý mà tôi nói chứ? (mọi người gật đầu) Thần Vận và Đại học Phi Thiên chỉ là chọn dùng vận luật của Học viện Múa Bắc Kinh.
Vì múa cổ điển Trung Quốc, hiện nay ở Trung Quốc mỗi tỉnh một khác. Ngay cả một số đại học ở Bắc Kinh, cũng không dùng vận luật của Học viện Múa Bắc Kinh, thậm chí công khai kiên trì thái độ phủ định. Toàn quốc [Trung Quốc] không có một đoàn nghệ thuật nào sử dụng huấn luyện hoặc diễn xuất múa của Học viện Múa Bắc Kinh, vì mỗi cái đều tự cho rằng cái của riêng mình mới là ‘múa cổ điển Trung Quốc’ tốt nhất. Kỳ lạ là ngay cả Đoàn Múa Thanh Niên25 của Học viện Múa Bắc Kinh, cũng cải biến ‘múa cổ điển Trung Quốc’ của chính nó thành biến dạng hết cả26, lẫn vào cả cái gọi là kiểu múa hiện đại của Trung Quốc. Quả là chê cười thẳng vào mặt của Học viện Múa Bắc Kinh. Tự mình không tôn trọng tự mình, thì làm sao bảo người khác tôn trọng các vị đây? Thậm chí đưa những thứ giả27 cái gọi là [múa] Hán-Đường28 vào trong giảng dạy múa cổ điển, mà thực ra đó là động tác của cáo, đậm mùi yêu quái29. Thật sự đáng thương cho trường đào tạo cao nhất của vũ đạo Trung Quốc.
Đại học Phi Thiên thời mới thành lập, trong giảng dạy đã là học theo vận luật của [Học viện Múa Bắc Kinh], thì ắt phải học theo một số tổ hợp múa [của nó]. Kỳ thực cũng có thể dùng vận luật múa của Học viện Dân tộc Trung Quốc30, cũng có thể dùng vận luật múa của địa phương, hoặc của tỉnh nào cũng được, và cũng có thể trực tiếp dùng vận luật múa trong hý kịch cũng được. Vì bấy giờ Học viện Nghệ thuật Phi Thiên có đa số thầy giảng dạy là tốt nghiệp từ Học viện Múa Bắc Kinh, nên tự nhiên chọn dùng vận luật theo sư môn của họ. Chẳng qua là bản thân những loại vận luật đó [cũng] là đúng, cũng phù hợp theo yêu cầu của Thần Vận; cho nên trong giảng dạy đã chọn dùng vận luật của Học viện Múa Bắc Kinh.
Nói đến vận luật này, từ góc độ tu luyện mà xét, văn hóa Trung Quốc là [do] Thần truyền, cũng [do] Thần chăm nom. Cho nên những năm đó khi Học viện Múa Bắc Kinh làm ra [bộ] dạy học múa cổ điển này, thì sinh mệnh cao tầng đã biết từ lâu, [rằng] tương lai Thần Vận sẽ dùng [nó]. Vậy nên đằng sau vũ đạo ấy, nhất định là có Thần giúp đỡ. Thần Vận cần dùng loại vũ đạo ấy để cứu người, [thì] không phải chuyện nhỏ đâu. Văn hóa nhân loại là lặp lại [như] từng mùa từng vụ. Nó phù hợp hay không với văn hóa mà Thần từ thời đầu tiền sử đã định ra cho nhân loại? Cho nên trước khi Thần Vận dùng [điều gì], thì ắt phải đưa thứ đó làm ra, để Thần Vận dùng khi cứu độ chúng sinh. Từ điểm này mà xét, thì những ai đặt nền móng cho dạy học múa cổ điển Trung Quốc ở Học viện Múa Bắc Kinh, [thì được] xác định là đã làm một việc cực kỳ tốt đẹp.
Thần Vận và Đại học Phi Thiên phát triển đến hôm nay, mọi người thấy đó, Đại học Phi Thiên và Đoàn Nghệ thuật Thần Vận31, so với yêu cầu thân pháp của Học viện Múa Bắc Kinh, về cơ bản đã khác rồi. Thần Vận và Đại học Phi Thiên về dạy học múa cổ điển là có truy cầu [theo đuổi], đã [theo] lý niệm [tôn chỉ] hoàn toàn khác hẳn so với Học viện Múa Bắc Kinh. Cái trước là theo con đường truyền thống, tìm về cảnh giới vũ đạo tối cao, cốt tủy văn hóa Thần truyền. Mà cái sau là khi thuận theo xã hội xuống dốc, chạy theo thời trang chạy theo trào lưu mà làm biến dị những gì cổ điển truyền thống. Bây giờ còn đưa những thứ như kiểu múa hiện đại Trung Quốc, múa đương đại, giả Hán-Đường —[mà] cái gọi là múa Hán-Đường ấy thật ra đích thực là các động tác do [yêu tinh] cáo lợi dụng làm ra— cho vào giảng dạy và biểu diễn trong hệ [thống] múa cổ điển. Những lời này thì họ nhất định không muốn nghe đâu, vì động chạm đến lợi ích và tình cảm của họ. Nhưng [ai] học rồi thì sẽ bị cáo phụ thể, [nên] không thể nào thấy điều hại người mà vẫn mặc kệ. Những thứ đó uốn éo lắc lư mà tiến vào đại học của nhân loại; tuy đáng buồn, nhưng cũng là tạo hóa của thời nay.
Học viện Múa Bắc Kinh cũng vậy, Đại học Phi Thiên và Thần Vận cũng vậy, hiện nay mà xét, thì các nguyên tố cơ bản trong múa cổ điển Trung Quốc là hoàn toàn giống nhau trong vũ đạo rồi. Chỉ là yêu cầu về thân pháp là khác nhau, hướng đi là khác nhau, [còn] vận luật cũng cải biến theo sự kéo dài mở rộng của thân pháp. Thời đầu thì Đại học Phi Thiên và Thần Vận chỉ là dùng vận luật của họ, nhưng mà vận luật hôm nay của Thần Vận, là đã khác với Học viện Múa Bắc Kinh [hôm nay] rồi, trên thực tế, đã đang dần dần kéo thành rất xa nhau rồi.
Mọi người biết đó, Thần Vận đã đạt tới yêu cầu cao nhất về thân pháp của vũ đạo. Loại kỹ thuật thân pháp này không chỉ là bản thân múa cổ điển Trung Quốc đang tìm kiếm theo đuổi. Mà các loại vũ đạo và nghệ thuật về tứ chi và [thân] thể cũng đều đang truy cầu tìm hiểu. Từ xưa đến nay người ta vẫn đang truy tìm; có người nói đến, nhưng chưa có ai biết kỹ thuật múa này. [Thần Vận] đã đến đỉnh cao nhất trong tất cả các vũ đạo múa [về phương diện này] rồi, [những kỹ thuật] gọi là “thân đới thủ”32, “khố đới thối”33. Những cái này kéo dài mở rộng cho đến nay, [đã thành] huấn luyện kỹ thuật mà bất kỳ loại múa nào cũng chưa làm được; ngay cả múa ba-lê, thể thao nghệ thuật, cũng đang nghiên cứu, đang truy tìm những cái này. [Họ] chỉ nghe nói, nhưng không ai biết giảng dạy, không ai chạm tới nó; hiện nay là như thế đó, không ai biết những cái đó vận dụng thế nào. Nhưng mọi người đều biết [cái tên] “thân đới thủ”, “khố đới thối”. Đây là Sư phụ truyền ra. Bây giờ thầy trò của Thần Vận và Đại học Phi Thiên, [của] Học viện Nghệ thuật Phi Thiên đều đang học và làm; làm tốt nhất là lớp số 07 và lớp số 17. Huấn luyện học sinh trong giảng dạy này, đã là dùng múa cổ điển Trung Quốc của Thần Vận, chứ không còn là mẫu hình của Học viện Múa Bắc Kinh. Khuôn mẫu của múa về cơ bản đã là của bản thân Thần Vận rồi, vận luật của tự mình rồi. Mà trên thực tế, so với Học viện Múa Bắc Kinh, đã khác rồi. Chư vị coi cùng một tổ hợp [múa] như nhau, [ví như] mấy hôm trước xem video về tổ hợp [múa] của Học viện Múa Bắc Kinh, [nếu] chư vị dùng thân pháp của Thần Vận mà [biểu diễn] tổ hợp đó ra, thì sẽ hoàn toàn khác. Nghĩa là, ban đầu Thần Vận chỉ là chọn dùng vận luật của họ, [và sau] dần dần đi thành con đường riêng mình. Hiện nay vận luật thuận theo sự kéo dài mở rộng của động tác thân thể, mà đã dựng thành ngọn cờ riêng34. Mọi người nhất định phải rõ ràng vấn đề này.
Thực tế bản thân múa cổ điển Trung Quốc, nó thật sự là “cổ điển” là kết tinh văn hóa mấy nghìn năm. Ngay cả Học viện Múa Bắc Kinh cũng gọi đó là ‘múa cổ điển’, nó không cách nào thoát khỏi hai chữ “cổ điển” này. Tại sao gọi là ‘múa cổ điển’? Chủng loại múa mới hiện đại tại sao được gọi là múa cổ điển? Đó không mâu thuẫn sao? Vì nó sáng lập ra phương thức dạy học hiện đại đó [thôi]. Chứ những gì cổ điển vẫn là cái vốn có, các nguyên tố cũng là cái vốn có. Là khái niệm [ý tứ] này đúng không? (mọi người gật đầu)
Trước đây tôi giảng cho mọi người, tôi nói rằng, văn hóa Thần truyền ấy, Trung Quốc chính là một nơi đặc thù, là [nơi] Thần khi chăm sóc một cách toàn bộ mà triển hiện ra văn hóa. Tất cả con người toàn thế giới, dù là nhân chủng nào, đều từng làm người của một triều đại [nào đó] ở Trung Quốc, đều từng chuyển sinh ở Trung Quốc mấy35 trăm năm, sau mới chuyển sinh sang nơi khác; 5000 năm nay đã diễn ra như thế. Do đó văn hóa này, nói trắng ra, đều được con người toàn thế giới nếm trải rồi. Cho nên toàn thế giới dù là người của dân tộc nào, hễ xem tiết mục biểu hiện truyền thống của Thần Vận, đặc biệt là khi họ xem triển hiện của văn hóa trong biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc, thì cảm thấy như từng biết. Giá trị quan phổ quát của nhân loại từ xưa đến nay được biểu hiện ra, tư tưởng văn hóa và phương thức sinh hoạt truyền thống, [thì] họ đều hiểu. Chính vì trong ký ức của người ta, đã có chủng loại văn hóa đó rồi. Vì thế mà khi Thần Vận cứu độ chúng sinh, thì họ đều có thể hiểu được, đều có thể được cứu độ. Do đó chư vị mà dùng những thứ của bất kỳ dân tộc nào [khác], thì đều không có được ảnh hưởng lớn đến thế, ngay cả phương diện lý giải thôi đã gặp khó khăn rồi.
Giảng từ một phương diện khác nhé; múa cổ điển Trung Quốc từ thời đầu [xa xưa], khi Thần truyền văn hóa cho nhân loại từ tiền sử, thì đã biết rằng con người khi lưu truyền giữa chừng sẽ khiến múa cổ điển truyền lệch đi. Mọi người biết rằng người ta giảng ‘phát triển’, thích cái mới lạ khác thường, khi phát triển muốn khác với người khác, hoặc muốn làm cho tốt hơn. Kỳ thực, những tư tưởng đó đều đang làm thay đổi truyền thống. Các vị dù cải biến thế nào, thì đều không còn tốt như cái ban đầu, cái mà Thần truyền cho. [Những gì] các vị cảm thấy thời thượng, cảm thấy tân kỳ lắm, tốt đẹp lắm, thú vị lắm, nhưng mà trong nội hàm không có gì, không thể được Thần duy hộ kéo dài. Nói cách khác, thời đầu khi Thần truyền ra múa cổ điển, đã cân nhắc vấn đề này rồi, nên đã không trực tiếp truyền ra múa cổ điển hoàn chỉnh. Một phần truyền ra ở [múa] cung đình, một phần truyền ra ở [múa] dân gian, một phần truyền ra ở hý kịch, còn phần thân pháp chân chính, là được bảo lưu trong võ thuật.
Mọi người đều biết rằng trong lịch sử võ thuật là rất nghiêm túc. Thời xưa học võ thuật là đánh đánh giết giết, [ra] chiến trường thì cần dùng đến. Các vị dùng loạn [không đúng cách] thì sẽ bị giết chết, do đó không dám dùng loạn; nên có thể bảo tồn một cách hữu hiệu những thân pháp đó bất biến. Đúng thế đó, bộ kỹ thuật võ thuật hàng mấy nghìn năm nay, thân pháp ấy vẫn luôn được lưu truyền trong võ thuật. Tới thời cận đại, tà linh Trung Cộng vì để bức hại người Trung Quốc, vì để phá hoại truyền thống Trung Quốc mà đến [thế gian]. [Đã] võ thuật là văn hóa truyền thống, [thì] nó thấy liền cũng muốn phá hoại. Do đó mới khiến người ta làm ra võ thuật mới, làm cho toàn bộ võ thuật truyền thống bị mất đi. Có lẽ những người tu luyện nơi núi sâu, họ vẫn còn có; tất nhiên những điều căn bản đều đang ở nơi họ. Chứ những gì truyền nơi xã hội, đã bị tà đảng Trung Cộng phá hoại rồi, hoàn toàn dùng võ thuật mới thay thế rồi. Nghĩa là, trải qua mấy nghìn năm này, võ thuật truyền thống nó đã bảo tồn một cách hữu hiệu thân pháp ấy.
Trong vòng tròn lớn văn hóa Trung Hoa, thì [các loại] nghệ thuật là tương phù tương dung36, chúng có thể tham khảo37 lẫn nhau. Ví như rất nhiều hình thức nghệ thuật cũng tham khảo [kỹ thuật] tập luyện nhào lộn, rất nhiều hình thức nghệ thuật cũng tham khảo thân pháp của võ thuật. Phải vậy không? Phần thân vận được lưu truyền trong hý kịch ấy, nó cũng rất quan trọng. Vì chư vị muốn biểu hiện ra gì đó [có tính] nội hàm, thì sẽ hiện ra giá trị của nó. [Nếu] thẳng trắng ra như múa ba-lê, thì không cần yêu cầu biểu hiện nội hàm. Nhưng múa cổ điển Trung Quốc là nhất định phải có phần thân vận ấy, có thể biểu hiện tình cảm nội tâm của chư vị, có thể biểu hiện những gì mà chư vị muốn triển hiện. Ví như kịch múa38 của Thần Vận cần khắc họa nhân vật, [thì] nó có thể khởi tác dụng như thế. Có cái đó, thì họ có thể khắc họa nhân vật; có cái đó, thì họ có thể khắc họa tình tiết kịch tính; có cái đó, thì Thần Vận mới có thể dùng [hình thức] múa kịch ngắn để cứu người. Từ góc độ này, có thể nhìn ra chủng loại giá trị và ý nghĩa ấy của văn hóa Thần truyền.
Văn hóa Thần truyền có đặc điểm thế này, cần xét đến cân bằng âm dương của nhân loại, một điều thế nào đó là cần dùng cả hai [phía] chính-phụ39. Như vậy võ thuật không thể đơn nhất chỉ ‘vì võ thuật mà võ thuật’, mà cần “nhất võ lưỡng dụng”, đồng âm mà chữ khác nhau, thậm chí ‘nhất võ đa dụng’. Thần làm việc là sẽ không đơn nhất hay chỉ vì một việc mà làm. Mỗi khi xuất hiện gì ở thế gian, thì nó liên đới với quan hệ các không gian. Cần cân nhắc đến là có tác dụng gì ở các từng không gian, có tác dụng gì ở không gian tầng thấp [đến] cao, có tác dụng gì ở không gian hướng dọc và không gian hướng ngang40. Những gì xuất hiện ra, đều cần phải ở các từng không gian là chính diện, và có thể phối hợp quan hệ tốt, thì chư vị mới có thể đứng vững ở thế gian. Nếu không, chư vị không lập ra những thứ đó được, sẽ không được thừa nhận, cũng sẽ không được lưu truyền; cần được Thần thừa nhận. Thế nên những gì mà Thần truyền, thì sẽ không phải chỉ truyền cái này mà mặc kệ cái khác; họ cần thuận giải các quan hệ trong một vòng tròn [phạm vi] các sinh mệnh rất rộng lớn. Do đó những điều ấy có đơn giản không? Nó không đơn giản đâu.
Nhiều lúc giới nghệ thuật tranh luận lên cũng rất là thú vị. [Ví như] giới hý kịch [có người] nói rằng, Học viện Múa Bắc Kinh các vị sáng lập ra múa cổ điển gì đó, [mà sao] những thứ đó đều [từ] hý kịch chúng tôi. Mà quả thực đúng là của họ, nhất là thân vận, đều của họ cả. Mà người làm võ thuật lại cũng nói rằng, vũ đạo trong hý kịch các vị, ấy đều là có trong võ thuật chúng tôi. Đúng thế, tất cả hầu như đều là thế cả, chính là những thứ thân vận ấy cũng là từ thân pháp của võ thuật phát triển ra, đều thế cả. Mà kết quả việc truy tìm đến tận gốc, thì quả nhiên là từ võ thuật mà ra. Tại sao ngay bắt đầu [bài giảng] tôi nói “nhất võ lưỡng dụng”? Vì tra cho đến triệt để, truy tìm đến tận cùng, thì đúng là “nhất võ lưỡng dụng”. Dùng văn, thì là vũ đạo [múa]; mà dùng võ, thì là dùng để đánh nhau. Một văn một võ, một chính một phụ. Văn hóa mà, văn hóa của nhân loại chính là như vậy; các vị hễ truyền ra một thứ như thế, thì ở thế gian nhất định sẽ là lưỡng diện [hai mặt]. Các vị chỉ truyền Thiện thôi thì không được, nó ắt phải có những thứ phía Ác; mà các vị [chỉ] truyền Ác, thì cũng không được, các vị cũng cần có những thứ Thiện; vì thế gian con người là cân bằng thiện-ác, cân bằng âm-dương. Những điều này là đã đến [thế gian] như vậy đó, đây chính là văn hóa nhân loại.
Vậy thì tà đảng Trung Cộng vì sao khắp trời đất đều phản đối nó? Vì Thần không thừa nhận nó, [nó] bất thiện, và cũng không phải là cái ác mà Thần cho phép. Nó là biến dị, là thứ tà ác đích thực mà không hòa nhập vào được; trong vũ trụ không có vị trí cho nó; [nó] chỉ là vào thời kỳ mạt hậu [cuối cùng] khi nhân loại có nghiệp lực to lớn mà xuất hiện. Biểu hiện dù xấu xa đến đâu, cường thế đến mấy cũng vô dụng. Thần là dùng nó để tiêu nghiệp cho người có nghiệp lực lớn; và dùng xong thì tiêu hủy nó đi. Tuy nhiên khi Thần truyền Pháp Lý cao tầng vào nhân loại để độ nhân thì khác, [việc đó] không chịu hạn chế của Lý nơi tầng nhân loại này.
Tóm lại41, Sư phụ nói thuyết rất ngắn gọn, nhưng mà tôi nói rất chuẩn xác, chính là đến [xuất hiện ra] như vậy đó. Mọi người nghe hiểu cả chứ? (mọi người gật đầu)
(Toàn thể thầy trò và nhân viên vũ đạo đồng thanh: Cảm ơn Sư phụ!)
• • • • • • • • •
Ghi chú: (các chú thích và ghi chú là của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2019/8/15/391522.html.
Có tham khảo bản dịch tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2019/8/26/179052.html.
Dịch ngày: 29-9-2019; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
1. Trung Quốc cổ điển vũ: Tạm dịch là múa cổ điển Trung Quốc.
2. thân pháp: cách thức chuyển động thân thể; như tư thế, bộ pháp, chạy nhảy, nhào lộn,…
3. Thần truyền chi kỹ: tạm dịch là kỹ [thuật] Thần truyền; đây là dịch thoáng theo ngữ cảnh của bài này; bản thân từ Thần truyền chi kỹ —kỹ thuật, kỹ xảo mà Thần truyền cho— có thể được xem là một thuật ngữ riêng độc lập.
4. nhất võ lưỡng dụng hoặc nhất vũ lưỡng dụng: (一武(舞)兩用) chữ võ 武 (trong võ thuật) và chữ vũ 舞 (trong vũ đạo) cùng một âm mà có hai cách dùng, hai ý nghĩa.
5. thân vận: biểu đạt ý tứ, thần thái, tình cảm thông qua thân thể; như qua thế tay, dáng người,…
6. thân đoạn: ngụ ý tượng hình, trừu tượng của các động tác, tư thế trong hý kịch; như vén râu, phất gậy, đảo mắt,…
7. hý khúc: người dịch hiểu đây là nói lối diễn kịch truyền thống của Trung Quốc; gồm có hóa trang, múa hát nhạc, cách biểu cảm và các động tác biểu đạt các ngụ ý đặc thù theo văn hóa Trung Quốc, v.v.; có chỗ tạm dịch là hý kịch; hý → kịch.
8. hý khúc vũ đạo: múa (vũ đạo) trong hý kịch truyền thống của Trung Quốc (hý khúc).
9. tân vũ: [loại] múa mới. Mới, ngoài nghĩa chung chung (mới so với cũ), thì có thể là nói về hình thức văn hóa nào đó được xuất hiện theo phong trào khi mà văn hóa Đông-Tây được giao lưu mạnh mẽ từ thời cận đại; ví dụ nhạc vàng của ta cũng được tính là một loại tân nhạc.
10. Bắc Kinh Vũ đạo Học viện: tạm dịch là Học viện Múa Bắc Kinh.
11. giáo học: trong bài có chỗ dịch là dạy học, có chỗ dịch là giảng dạy; giáo → dạy, học → học.
12. thảm tử công: tập luyện (công) trên thảm, thảm mềm cho luyện tập chịu va đập; tạm dịch là tập luyện nhào lộn.
13. Phi Thiên Nghệ thuật Học viện: tạm dịch là Học viện Nghệ thuật Phi Thiên.
14. Trung Nam Nghệ thuật Kịch viện: tạm dịch là Kịch viện Nghệ thuật Trung Nam.
15. xung kháo: nghiêng thân dựa về phía trước (xung) và về phía sau (kháo).
16. hàm thiển: [ngực] thót vào (hàm) và ưỡn lên (thiển).
17. ninh khuynh viên khúc: bộ kỹ thuật di chuyển uyển chuyển: ninh (xoắn) khuynh (nghiêng) viên (tròn) khúc (uốn khúc).
18. tam viên quỹ tích: ba quỹ tích hình cung tròn: bình viên (cung tròn trên mặt phẳng ngang), lập viên (cung tròn theo mặt phẳng đứng), bát tự viên (cung tròn nghiêng chéo theo hình chữ bát (八)); viên → tròn.
19. thủ nhãn thân pháp bộ: một bộ các kỹ xảo về thủ (tay) nhãn (mắt) thân (thân) pháp (cách thức) bộ (bước đi).
20. lượng tướng: tạo hình dáng vẻ.
21. tinh khí thần: khái niệm về các thành phần của thân thể và cũng là biểu hiện ba phần năng lượng của người ta: tinh (phần thân vật lý và sức lực cơ bắp và tinh lực), khí (phần khí và sức mạnh nội tại), thần (phần tinh thần và sức mạnh ý chí).
22. dục hữu tiên tả, dục thượng tiên hạ, dục hậu tiên tiền, dục tiền tiên hậu: muốn sang phải thì trước hãy sang trái, muốn lên thì trước hãy xuống, muốn lui thì trước hãy tiến, muốn tiến thì trước hãy lui.
23. Phi Thiên Đại học: tạm dịch là Đại học Phi Thiên.
24. vận luật: nhịp điệu, tiết tấu.
25. Thanh Niên Vũ Đoàn: tạm dịch là Đoàn Múa Thanh Niên.
26. diện mục giai phi: [cải biến đến mức mà] mặt mũi đều khác hết cả rồi, tạm dịch là thành biến dạng hết cả.
27. giả: cái làm giống với cái thật cái gốc thì được gọi là giả. Chỗ này không nhất định là nói về giả mạo (ý đồ xấu là để lừa đảo), mà có thể đơn thuần chỉ là nói làm cho giống theo, phỏng theo (không nhất định là mang ý đồ xấu, có khi là với ý tốt). Ví dụ: giả cổ là vật phẩm hay tác phẩm làm ra theo phong cách cổ điển.
28. Hán Đường: [vũ đạo múa của] thời gian từ triều đại nhà Hán đến triều đại nhà Đường.
29. ngận yêu khí: rất giống yêu quái, đậm sắc thái của yêu quái, sặc mùi yêu quái; tạm dịch thoáng là đậm mùi yêu quái. Thông thường yêu khí là nói về khí trường của yêu, trường năng lượng của yêu; yêu → động vật thành tinh, như cáo tinh, cóc tinh.
30. Trung Quốc Dân tộc Học viện: tạm dịch là Học viện Dân tộc Trung Quốc.
31. Thần Vận Nghệ thuật Đoàn: tạm dịch là Đoàn Nghệ thuật Thần Vận (Shen Yun).
32. thân đới thủ: thân dẫn theo tay.
33. khố đới thối: háng dẫn theo chân.
34. độc thụ nhất xí: một (nhất) ngọn cờ (xí) được dựng (thụ) riêng (độc), thành một phong cách riêng, trường phái riêng.
35. lưỡng: (i) hai; (ii) vài.
36. tương phù tương dung: phù hợp với nhau, ăn khớp với nhau (tương phù), và hài hòa với nhau, dung nạp vào nhau (tương dung).
37. tá giám: làm gương tham khảo; tá → mượn; giám → cái gương.
38. vũ kịch: kịch múa.
39. chính và phụ: là nói về hai mặt kiểu như âm và dương, tích cực và tiêu cực, chính diện và phụ diện.
40. tung hướng và hoành hướng: hướng dọc và hướng ngang.
41. quy căn kết để: về (quy) đến gốc (căn) và đến triệt để, rốt cuộc, kết luận.