Bài viết do một đệ tử ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đọc và một đồng tu ghi lại

[MINH HUỆ 01-11-2017] Tôi là một nông dân năm nay 80 tuổi. Mùa đông năm 1997, con trai tôi cùng vài học viên khác đến làng nói cho chúng tôi nghe về Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công). Lúc đó 56 người trong làng tôi đã bắt đầu tập Đại Pháp và 20 người trong gia đình tôi, kể cả tôi cũng bắt đầu bước vào tu luyện.

Tôi cảm thấy mình thật may mắn vì đã đắc Pháp vào thời gian mà Sư phụ Lý Hồng Chí đang truyền Đại Pháp.

Vượt qua trở ngại mù chữ

Khó khăn đầu tiên sau khi đắc Pháp là tôi không được đi học nên không đọc được sách Chuyển Pháp Luân. Tôi buồn bã tự hỏi “Mình có thể làm gì đây?” Sau khi nghĩ tới nghĩ lui, tôi quyết định đến tìm con tôi để nhờ giúp đỡ.

Con trai tôi có sách Đại Pháp, băng hình, băng tiếng các bài giảng Pháp của Sư phụ. Khi con trai tôi đi làm, tôi ở nhà nghe Pháp và xem các video. Tôi cố gắng tĩnh tâm khi học Pháp để có thể ghi nhớ tốt hơn.

Buổi tối, tôi tham gia học Pháp nhóm, một hình thức tu luyện do Sư phụ để lại cho học viên nhằm giúp nhau tinh tấn. Tôi thấy học Pháp nhóm có một vài ưu điểm: 1) Học Pháp nhóm hình thành một trường năng lượng mạnh mẽ giúp tôi đạt được trạng thái tĩnh tại và vượt qua nghiệp tư tưởng; 2) đây là cơ hội tốt để trao đổi các kinh nghiệm tu luyện và hỗ trợ nhau; 3) khi tôi đọc Pháp sai thì có người sửa giúp và 4) tôi cũng có cơ hội học được vài từ mới. Sau khi tham gia lớp học Pháp nhóm, tôi đã đọc được Chuyển Pháp Luân. Mỗi sáng tôi cũng đến điểm luyện công để tham gia luyện công chung với mọi người. Các phụ đạo viên ở đó giúp tôi chỉnh lại các động tác bị sai.

Cuộc sống một tháng bận rộn và phong phú ở thành phố vừa kết thúc và tôi cũng thu hoạch được nhiều điều. Trước hết là tâm tính tôi được đề cao. Ví dụ như tôi đã thay đổi từ một người nóng nảy sang ôn hòa. Tôi trở nên bao dung hơn và giải quyết vấn đề bình tĩnh hơn. Sau khi về quê, tôi tổ chức một nhóm học Pháp và bắt đầu nói về Đại Pháp và dạy mọi người trong làng luyện công.

Công khai chứng thực Pháp với các nhân viên chính quyền

Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) do Giang Trạch Dân lãnh đạo đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên cả nước. Một người trong gia đình tôi cũng đã bị kết án nặng và hai người khác bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Một người nữa bị giam giữ một tháng còn một người khác thì bị buộc thôi việc. Con trai và con dâu tôi cũng đã bị chết vì cuộc bức hại.

Khi con dâu tôi từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và giảng chân tướng về cuộc bức hại cũng như vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn với lính canh và các nhân viên trại giam, cháu đã bị tra tấn dã man. Toàn thân con dâu tôi trở nên bất động và chỉ còn thở thoi thóp. Trại lao động sợ con dâu tôi sẽ chết ở đó nên đã họ đã phóng thích cháu.

Một ngày, bảy người ở chính quyền thành phố và Phòng 610 với khí thế hung hăng đã đi đến nhà tôi. Vợ tôi run rẩy sợ hãi. Tôi cố giữ bình tĩnh phát chính niệm tiêu diệt tà ác ở không gian khác và cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Ngay lúc đó, một đoạn Pháp của Sư phụ xuất hiện trong tâm trí tôi:

“Trong ma nạn hiện nay thì làm điều gì, cũng đều cần tự bản thân ngộ. Mỗi lần nâng cao đều là sự thăng hoa của quả vị [do|vì|của] tự bản thân chứng ngộ.” (“Lộ”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

“Chính niệm kiên định của người tu luyện vượt trên hết thảy nhận thức của con người, vượt trên hết thảy tâm của con người, là điều mà người thường vĩnh viễn không cách nào lý giải được, đồng thời không cách nào bị người thường làm cho thay đổi; bởi vì con người không thể thay đổi được các Giác Giả.(Cưỡng chế không thể thay đổi lòng ngườiTinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi phủ nhận hoàn toàn sự bức hại của tà ác. Tôi không hề sợ hãi; thay vào đó, tôi ôn hòa giải thích với họ. “Tôi không thể nào chấp nhận lý do mà các anh không cho phép tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp,” tôi nói, “Sư phụ tôi dạy chúng tôi trở thành người tốt.” Họ rời đi ngay, sau khi tôi nói rõ ràng với họ.

Tôi có thể an hòa đối mặt với các nhân viên Phòng 610 và nói sự thật cho họ nghe về những lời dạy và sự giúp đỡ của Sư phụ. Kể từ đó, không ai còn đến quấy nhiễu tôi nữa. Tạ ơn Sư phụ!

Vứt bỏ chấp trước vào tình

Hai tháng sau khi từ trại lao động về nhà, con dâu tôi đã qua đời. Cùng trong năm đó, con trai tôi bị tra tấn đến chết trong tù. Gia đình tôi chịu đựng nỗi đau khôn xiết. Có mỗi nỗi buồn sâu kín trong lòng mà tôi chẳng thể tỏ bày cùng ai. Tôi thường rơi lệ.

Một buổi tối, tôi đọc đoạn Pháp dưới đây cho vợ tôi nghe. Sư phụ giảng:

“Có người không vứt bỏ được [tâm về] con của họ, nói [nó] tốt ra sao, nó chết rồi; mẹ họ tốt ra sao, cũng chết rồi; họ thống thiết muốn chết [theo], quả thật bỏ nửa cuộc đời còn lại để theo những người kia. Chư vị không nghĩ ư, đó chẳng phải đến giày vò chư vị? Dùng hình thức ấy để chư vị chẳng có ngày nào yên.” (Chuyển Pháp Luân)

“Chư vị nếu muốn tu luyện, thì cái ‘tình’ của con người cần vứt bỏ.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi giật mình khi đọc đoạn Pháp này và như thức tỉnh khỏi cơn ác mộng. Sư phụ đã dạy tôi phải làm gì: “‘Tình’ là việc của người thường; người thường là vì ‘tình’ mà sống.” (Chuyển Pháp Luân). Tôi đã hạ thấp tiêu chuẩn bản thân về tâm tính của một người tu luyện và tự xem mình là một người thường. Tôi bị kẹt trong cái bẫy mà cựu thế lực đã giăng ra. Cựu thế lực muốn tôi mất hết ý chí tu luyện Đại Pháp.

Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến tôi mất hai đứa con. Nhưng sinh mệnh chân chính của chúng không chết và đã thăng hoa thông qua tu luyện Đại Pháp. Tôi lẽ ra phải nên vui, cớ sao tôi lại có thể buồn đau vì chúng?

Chấp trước vào tình thân thật sự còn bao hàm cả nỗi oán hận và cảm giác bất lực trước nỗi đau mà cuộc đàn áp gây ra, đó là trạng thái cam chịu tiêu cực thay vì nhẫn nại thật sự. Đây là tâm chấp trước cần loại bỏ.

Tình trong thế gian là một quan ải đối với người tu luyên. Sau khi trải qua ải tâm tính này, tôi hiểu sâu hơn về bài giảng “Được và Mất” của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Phóng hạ chấp trước khinh chu khoái

Nhân tâm phàm trọng nan quá dương”

Diễn nghĩa:

“Vứt chấp trước xuống, thuyền nhẹ bơi nhanh

Tâm của người phàm nặng nề, khó mà vượt nổi đại dương”

Tạm dịch:

“Xả chấp trước, thuyền thời nhẹ lướt

Nặng phàm tình, biển rộng sao qua”

(“Tâm tự minh”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Trên đây là một phần trong quá trình tu luyện và giác ngộ ban đầu của tôi. Các đồng tu xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/1/356125.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/7/169607.html

Đăng ngày 19-5-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share