Kính Chào Sư Phụ, Kính Chào Đồng Tu,

Vì sự tu luyện của tôi trong phạm vi hạn hẹp, tôi không nghĩ là kinh nghiệm của mình sẽ có ích lợi cho các đồng tu khác.  Tuy nhiên, tôi rất cảm động khi đọc một điện thư của một đồng tu kêu gọi những bài chia sẻ kinh nghiệm và đã trình bày những sự kiện tại sao chúng ta nên nghĩ cho những đồng tu khác đã bỏ ra công sức để tổ chức Pháp hội cho chúng ta học hỏi từ kinh nghiệm của nhau, mặc dù thời khóa biểu của họ thật bận rộn trên nhiều dự án khác nhau.

Từ khi tôi lớn khoảng 12 tuổi, tôi thường tự hỏi chân lý của vũ trụ là gì?  Đức Phật có thể trả lời cho tôi không? Chúa Jesu có thể trả lời cho tôi không?  Tại sao cuộc đời có quá nhiều sự gian khổ?  Tại sao người ta tranh dành lợi lộc với nhau, tại sao họ không sống một cách hoà bình với nhau?  Tại sao đời sống quá phức tạp; chúng ta có thể làm giản dị sự việc không?  Tôi có thể đi tu để thoát khỏi cuộc sống này không?  Trong lúc con trẻ, tôi tiếp tục đi học, ra trường Đại Học và đi làm việc, kết hôn và sinh con, và sống một cuộc sống dưới sự che chở.  Mặc dù tôi có một việc làm và gia đình tốt, sự căng thẳng của công việc và đời sống gia đình ảnh hưởng tôi thật nhiều nên đôi khi tôi cảm thấy như cuộc đời vô ý nghĩa.  Tôi tiếp tục tìm chân lý cho đến khi tôi tìm được Pháp Luân Công qua mạng Internet.  Sau đó tôi gặp một đồng tu ở Sacramento và cô ấy cho tôi hai quyển sách để đọc.  Tôi đọc sách Pháp Luân Công trong hai ngày đầu tiên trong sự bàng hoàng và kinh ngạc.  Tất cả thật dể hiểu cho tôi, lúc đó tôi biết là mình đã tìm được chân lý để tu luyện.  Ba ngày sau đó, tôi đọc hết Chuyển Pháp Luân và bắt đầu đến nơi luyện công để tập luyện.  Từ đó cuộc đời của tôi đã thay đổi rất nhiều và tôi rất ghi ơn Sư Phụ.

Tu luyện trong hoàn cảnh gia đình

Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, chồng tôi đưa tôi đi tập luyện cùng với hai con tôi trong một thời gian ngắn để chắc chắn rằng đây là một cách tu luyện tốt cho tôi.  Trong thời gian đầu, có rất nhiều thử thách giống như những gì Sư phụ diễn tả trong sách.  Có những lần khi chồng tôi gây sự thật lớn với tôi làm tôi không muốn đi đến nơi luyện công nữa.  Tuy vậy, tôi nhớ lại khi đọc Chuyển Pháp Luân thì đây là nghiệp lực đang cố gắng làm cho tôi không muốn đi đến nơi luyện công.  Vì vậy, tôi vượt qua sự tức giận và đến nơi luyện công.  Có rất nhiều sự vui buồn trong khi tu luyện trong hoàn cảnh gia đình, tôi thường cảm thấy rất bực bội với chồng tôi vì anh ấy không giúp đỡ tôi trong việc nhà, chén đĩa chồng chất, còn phải nấu cơm, rất khó cho tôi dẹp dọn nhà cửa và lo cho hai con cùng một lúc.  Tôi còn đi làm suốt ngày với nhiệm vụ giám đốc và rất bận rộn ở sở làm.  Vì vậy sinh ra rất nhiều sự gây gỗ.

Từ những bài chia sẻ kinh nghiệm của đồng tu trên trang nhà Chánh Kiến, họ bị ngược đãi quá nhiều cho Pháp Luân Công.  Khi tôi phiên dịch cho Trang Nhà Falun Art từ Anh ngữ qua Việt ngữ, trong lúc tôi phiên dịch những đoạn mô tả các phương cách hành hạ khác nhau, tôi khóc thật nhiều vì thương cảm cho sự đau khổ của các đồng tu và không biết rằng mình có thể kiên trì dưới hoàn cảnh như vậy hay không.  Những gì tôi đang trải qua tại nhà là không đáng gì so với họ.

Dần dần, khi tôi tiếp tục tu luyện bằng đọc sách, những bài giảng Pháp nhiều hơn và tập công pháp nhiều hơn, tôi từ từ buông bỏ những sự bực bội và chỉ lo làm những công việc theo sức tôi.  Tôi không để ý là chồng tôi có giúp tôi hay không và cố gắng hết sức mình để dọn dẹp nhà và chăm sóc cho con.  Tôi cố gắng không than phiền chồng tôi trên những việc nhỏ nhặt.  Tôi trở nên dễ dãi và không dễ bị tức giận khi bị la.  Hòan cảnh gia đình của tôi trở nên vui hơn và chồng của tôi bắt đầu giúp tôi một chút và cũng giúp tôi trên máy điện toán khi tôi làm công việc của Đại Pháp.  Bây giờ chúng tôi có một gia đình hài hòa và con tôi cũng lớn đủ để giúp tôi làm việc nhà.  Hai con của tôi cũng tu luyện Pháp Luân Công.

Làm việc cho Đại Pháp

Vì chồng tôi rất là bảo thủ và hay lo cho sự an toàn khi tôi ra khỏi nhà, rất khó cho tôi tham gia vào những buổi tổ chức của Pháp Luân Công.  Tôi chỉ có thể dự Pháp Hội gần nhà và anh ấy phải đưa tôi đi.  Lâu lâu tôi chỉ có thể tham gia vào một vài buổi tổ chức của Pháp Luân Công ở San Francisco.  Cho nên, phần lớn việc làm của tôi là dịch những bài từ Anh ngữ qua Việt ngữ cho Chánh Kiến.  Khoảng hai năm trước, Những Đồng tu người Việt nhờ tôi phối hợp bản dịch của Chuyển Pháp Luân.  Lúc tôi nhận trách nhiệm, tôi thành thật cám ơn Sư Phụ đã cho tôi một cơ hội để làm việc cho Đại Pháp tại gia. Khi tôi nhận trách nhiệm, tôi được biết là Sư Phụ muốn tất cả những dịch giả làm việc với nhau một cách hài hoà để có một bản dịch mà mọi người đều chấp nhận.  Khi chúng tôi tiến hành với quyển sách mới, chúng tôi đều ghi nhận những công lao mà tất cả những dịch giả đã bỏ ra trong những bản dịch trước.  Mục tiêu của bản dịch này là càng gần với Hán Văn càng tốt và dễ hiểu cho người Việt Nam.  Bản dịch này cũng không theo lối dùng văn của người miền Nam, Trung, hay Bắc, nhưng theo cả ba.  Điểm cuối là chúng tôi muốn đây chỉ là bản dịch tiếng Việt, và nó không là của Canada, Hoa Kỳ hay của Việt Nam.

Trong khi ban dịch tiến hành, phần đông có thể thấy một hay hai người cho rằng sự phiên dịch của mình là đúng hơn. Rằng họ dịch hay hơn người khác và đôi khi trong buổi làm việc có sự tranh luận sôi nỗi về danh từ nào là đúng hơn.  Tất cả mọi người tập kiên nhẫn với nhau, cố gắng lưu ý đến ý kiến của nhau.  Chúng tôi thường nhắc nhở vài dịch giả về điều giảng dạy của Sư Phụ trong – Giảng Pháp tại Pháp Hội Miền Tây Mỹ Quốc

“Có thể phiên dịch sách Đại Pháp thật tốt, thực ra cũng là một quá trình tu luyện bản thân.  Không được hoàn toàn dùng nhận thức cao tầng của người tu luyện để phiên dịch; vì chư vị có tầng thứ tu luyện cao thấp của mỗi cá nhân là khác nhau, cùng một câu thoại thì mọi người đối với Pháp mà lý giải là khác nhau, do đó sẽ phát sinh việc tranh luận không dừng.  Chỉ cần nghĩa từ ấy, câu thoại ấy phù hợp với ý tứ bề mặt văn hóa con người thì là đạt rồi.  Là vì nội hàm cao tầng là thể hiện của Pháp, thế nên nội hàm là không phiên dịch ra nổi.  Người Đông phương và người Tây phương có phương thức tu duy có chỗ bất đồng, lúc thuở đầu nhận thức Pháp là có một chút không quen, nhưng nếu đọc với tâm chân chính thì không ảnh hưởng, vì Thần đang khởi tác dụng.”

Một vài tháng trước, khi chúng tôi sắp hoàn thành quyển sách, phần đông mọi người trong ban cảm thấy công việc sắp hoàn tất riêng cho một hay hai người dịch giả vẫn còn nghĩ bản dịch của mình là đúng hơn.  Họ nghĩ là bản dịch không đúng với tiêu chuẩn của họ và khăng khăng muốn dùng những danh từ Hán Việt để cho gần Hán Văn hơn.  Ban tổng duyệt hiểu rằng họ có ý tốt và muốn bảo vệ Pháp.  Tuy nhiên, ban tổng duyệt đồng ý rằng nếu làm vậy thì rất khó hiểu cho người đọc.  Đã có những bản dịch trước như vậy rồi.  Vì vậy, ban tổng duyệt quyết định sẽ theo ý kiến của họ khi có thể và tiếp tục hoàn tất quyển sách vì nó đã hơn hai năm rồi.  Mỗi một bản dịch đã được dò lại và áp dụng vào sách mới nếu đúng, và dò lại từng hàng với Hán Văn để cho đúng khi dịch qua Việt văn.  Dĩ nhiên, bản dịch này chỉ phù hợp với ý nghĩ bề mặt và sẽ không thể hoàn toàn như Hán văn được.
Một đêm tôi mơ thấy Sư Phụ, nên tôi hỏi Sư Phụ có chấp nhận bản dịch phù hợp với ý nghĩa bề mặt hay không?  Sư Phụ nói Sư Phụ chấp nhận.  Tiếp đó tôi hỏi Sư Phụ “Vậy Sư Phụ làm ơn nói với vài dịch giả đừng nên quá cố chấp vào sự phiên dịch của họ được không?”  Sư Phụ không nói gì.  Khi tôi thức dậy, tôi cười với chính mình; thật là một câu hỏi khờ khạo.  Dĩ nhiên là Sư Phụ sẽ không nói với họ, đó là để cho họ tu luyện và đề cao chính mình.  Bản dịch Tiếng Việt đang được hoàn tất tuần này và sẽ được đăng trên trang nhà Internet nay mai, tôi thật thành thật cảm ơn cho cơ hội được làm việc với đồng tu người Việt và người Hoa để hoàn tất quyển sách.  Chúng ta đã đến với nhau và làm việc hài hòa với nhau để hoàn tất quyển sách.  Riêng cho vài đồng tu vẫn còn không vừa lòng với bản dịch, xin hiểu cho rằng chúng ta cần phải hoàn tất quyển sách để cứu thêm chúng sinh.  Nếu quí vị thật sự dịch đúng mà phần đông không thấy đúng bây giờ, thì trong những lần chỉnh sửa tới sẽ tiến đến đúng như những ý kiến của quí vị vậy.  Cho nên, chúng ta hãy buông thả sự cố gắng làm cho quyển sách hoàn hảo trong thời gian này.

Văn Nghệ Thần Truyền

Sacramento sẽ trình bày chương trình Văn Nghệ Thần Truyền trong ngày 11 và 12 tháng Giêng, năm 2010.  Bây giờ tôi sẽ có cơ hội để làm việc cho Văn Nghệ Thần truyền.  Vì đây là chương trình đầu tiên ở Sacramento, đồng tu ở Sacramento phải học hỏi rất nhiều và có nhiều việc phải làm.  Dĩ nhiên, dồng tu ở vùng Bay sẽ giúp đở, nhưng chúng tôi cảm thấy hơi lo vì không có kinh nghiệm.
Thật may, chồng tôi yên tâm hơn và để cho tôi làm công việc cho Đại Pháp bên ngoài.

Một mặt tôi rất hăm hở, mặt khác tôi rất lo.  Bây giờ tôi cần phải vượt ra khỏi tổ ấm của mình và cần phải gặp mặt nhiều người để giới thiệu Văn Nghệ Thần truyền.  Tôi đã góp phần vào những chương trình Văn Nghệ Thần Truyền lúc trước bằng cách gọi điện thoại hay đăng chương trình trên mạng Internet.  Giờ đây tôi cần phải gánh thêm trách nhiệm vì chúng tôi là một nhóm ít người ở Sacramento.  Với thời khóa biểu bận rộn ở sở làm và ở nhà cuả tôi, tôi hy vọng sẽ cố gắng hết sức để ủng hộ Văn Nghệ Thần Truyền.  Như người thường có câu “Nếu có ý chí, thì thế nào cũng có cách”.  Là một người tu luyện, tôi thành thật tin rằng Sư Phụ sẽ soi sáng con đường cho tôi như trong bài Hồng Ngâm “Dung Pháp”

Phật Quang Phổ Chiếu,
Lễ nghĩa viên minh
Cộng đồng tinh tấn
Tiền trình quang minh.

Đây chỉ là sự hiểu biết của tôi trong thời điểm này của sự tu luyện.  Xin chỉ điểm những gì không đúng.

Cảm tạ Sư Phụ. Cám ơn tất cả Đồng Tu.

Share