Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Anh

[MINH HUỆ 25-4-2018] “Cuộc bức hại đối với một chính tín sẽ không bao giờ thành công. Công lý sẽ luôn chiến thắng tà ác”, đó là lời phát biểu của một học viên Pháp Luân Công tại buổi mít tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc tại London cuối tuần vừa qua.

Vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung phía trước khu phức hợp chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh để phản đối việc bắt giữ bất hợp pháp một nhóm các học viên Pháp Luân Công ở thành phố lân cận Thiên Tân. Một vài tháng sau đó, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đó là Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc bức hại quy mô trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả thân lẫn tâm được truyền ra công chúng vào năm 1992.

Để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa lịch sử này, vào sáng ngày 22 tháng 4 năm 2018, các học viên Pháp Luân Công ở London đã tổ chức mít tinh và diễu hành nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về môn tu luyện cũng như về cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn đến nay tại Trung Quốc.

b90c380f20b774de47c2fc87f9147bd4.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tại Anh tổ chức họp báo phía trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh để kỷ niệm cuộc kháng nghị ôn hòa cách đây 19 năm

Các Nghị sỹ và Tổ chức Những người bạn của Pháp Luân Công yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại

Ông John Dee, Phó Chủ tịch Tổ chức Những người bạn Châu Âu của Pháp Luân Công, đã phát biểu tại buổi họp báo, ông cho biết: “Trong cuộc bức hại kéo dài 19 năm qua, ĐCSTQ đã sử dụng những hình thức tra tấn tàn bạo nhất đối với các học viên Pháp Luân Công nhằm nỗ lực buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình.“

“Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc bức hại và đưa ra xét xử những thủ phạm đã gây ra những tội ác to lớn này.”

Những lá thư ủng hộ sự kiện và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công được gửi đến từ các thành viên của Nghị viện Châu Âu: ông Gerard Batten, ông Seb Dance, ông James Carver và các Nghị sỹ Jim Shannon và Jim Fitzpatrick.

Mít tinh và Diễu hành nhận được sự ủng hộ lớn từ công chúng

Sau khi kết thúc buổi họp báo, những người tham gia đã diễu hành tại khu vực trung tâm thành phố London. Đoàn diễu hành dừng chân tại Quảng trường Trafalgar, tại đó các học viên đã tổ chức mít tinh, biểu diễn các bài công pháp và thu thập chữ ký thỉnh nguyện.

c97035f865916877c10c43beaba22f0f.jpg

05a9f40fd845d23d673b3bf5e1c5ce45.jpg

eadedc0e15f8e36d2129afd92ec30851.jpg

89bcd236f4d6351dd60efddd890d9b35.jpg

Cuộc diễu hành ngày 22 tháng 4 năm 2018 đi qua Trụ sở chính của Đài BBC, Khu phố Oxford, khu vực thương mại và Khu phố Tàu

Ông Nicolo, một giáo viên người Ý, đã cùng vợ đến buổi họp báo. Lần đầu tiên ông Nicolo biết đến cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999 là từ buổi mít tinh và diễu hành được tổ chức vào năm ngoái. Ông chia sẻ: “Cuộc bức hại ở Trung Quốc cần phải chấm dứt.”

e26badc913f70c96ffb2b8d8911dc669.jpg

Ông Nicolo, một giáo viên người Ý đã nghỉ hưu, cùng vợ đến buổi họp báo phía trước Đại sứ quán Trung Quốc

Anh Robert từ Thụy Điển bắt gặp Đoàn diễu hành ở Khu phố Tàu. Anh cảm thấy kinh hoàng trước những tội ác đối với các học viên ở Trung Quốc. Anh cho biết: “Giết hại người dân để lấy nội tạng thì thật là khủng khiếp và tội ác này nhất định phải chấm dứt.”

0c25c89a8841d83b6b30cec8513f65f5.jpg

Anh Robert từ Thụy Điển bắt gặp đoàn diễu hành ở Khu phố Tàu và tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

d6f2e76bce3bbf7f6021fdbc140ec287.jpg

6d2055d87a8b950dcc479c15c6105193.jpg

Dọc tuyến đường diễu hành, các học viên phát tặng tờ rơi và nói chuyện với khán giả về cuộc bức hại tại Trung Quốc

d404a5c3752e0d74a69060ba9050eb10.jpg

5028e180a0d7d469c1cde07f6ce34ca5.jpg

7bbc44ff6848622ba449d743b30129a5.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít tinh, biểu diễn các bài công pháp, nói chuyện với người dân về cuộc bức hại và thu thập chữ ký thỉnh nguyện tại Quảng trường Trafalgar

Hồi ức về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa cách đây 19 năm

Tiến sỹ Tạ Vệ Quốc là một trong số hơn 10.000 người tham gia kháng cáo lên chính phủ Trung Quốc cách đây 19 năm tại Bắc Kinh, chỉ đơn giản là để có được một môi trường tu luyện tự do và yên bình. “Chúng tôi đã thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong suốt 19 năm qua. Ngày càng có nhiều người trên thế giới nhận thấy rằng cuộc bức hại này là phi lý.”

443814c48fe783530ca886d8bd2e1868.jpg

Tiến sỹ Tạ Vệ Quốc và ông John Dee tại buổi diễu hành ở London vào ngày 22 tháng 4 năm 2018

“Tôi đã đến Bắc Kinh cùng một nhóm khoảng 20 học viên. Chúng tôi bắt chuyến tàu đêm và sáng sớm ngày 25 tháng 4 thì đến nơi”, bà Dương, hiện đang sinh sống tại Cambridge kể lại, “Ngay sau khi chúng tôi nghe nói rằng Thủ tướng Chu Dung Cơ đã đồng ý với các đề nghị mà chúng tôi đưa ra, chúng tôi đã lặng lẽ rời đi.” Vào thời điểm đó, bà Dương chỉ vừa mới bắt đầu tu luyện và đã rất ấn tượng với cách hành xử của các học viên vào ngày hôm đó. “Ở hai bên đường đâu đâu cũng có các học viên nhưng vẫn rất yên tĩnh, yên tĩnh đến mức thật khó có thể tin được. Các học viên thậm chí còn nhặt rác từ dưới mặt đất lên khiến cho khu vực đó còn sạch sẽ hơn cả khi chúng tôi đến đó.”

8bb67262bc779fe3b68767b33d6195f8.jpg

Bà Dương hồi tưởng lại Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 mà bà đã tham gia cách đây 19 năm

“Hãy trả tự do cho mẹ tôi”

Học viên Hiểu Đồng tham gia buổi mít tinh, đã kêu gọi cộng đồng trợ giúp giải cứu người mẹ của mình. Mẹ cô là bà Vương Ngọc Đích ở huyện Thái Khang, tỉnh Hà Nam đã bị giam giữ cách đây vài tháng vì tu luyện Pháp Luân Công.

358c5e84b0f08bba1b2bae8215fc9ddc.jpg

Một lồng sắt lớn tái hiện hình thức bức hại, thu hút sự chú ý của khách qua đường

Trong khi đang ngồi trong một lồng sắt tái hiện lại hình thức ngược đãi đối với các học viên ở Trung Quốc, cô Hiểu Đồng cầm một tấm áp phích với dòng chữ: “Hãy trả tự do cho mẹ tôi đang bị giam giữ phi pháp từ tháng 1.” Mẹ của Hiểu Đồng đã bị giam giữ 6 lần với tổng thời gian là 10 năm kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Bà đã bị mất việc và nhà của họ đã nhiều lần bị chính quyền lục soát.

Nhiều khách qua đường đã đến gần Hiểu Đồng để thể hiện sự ủng hộ của họ, lắng nghe câu chuyện của cô và động viên, an ủi cô.

a759b1aefb3058128cb5e57d50a9291b.jpg

Một nhà soạn nhạc thể hiện sự ủng hộ giải cứu mẹ của Hiểu Đồng

120a8fc55501574b298db11871c1fb99.jpg

Một bếp trưởng dừng chân tìm hiểu câu chuyện của Hiểu Đồng và bày tỏ sự ủng hộ


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/25/364560.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/26/169490.html

Đăng ngày 25-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share