Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc.

[MINH HUỆ 03-01-2018] Tôi xin chia sẻ trải nghiệm cá nhân của tôi về nghiệp bệnh, và cách đối đãi vấn đề này bằng chính niệm.

Chú ý nhất tư nhất niệm

Mặc dù một học viên Pháp Luân Đại Pháp gặp nghiệp bệnh sẽ có những triệu chứng tựa như người thường mắc bệnh, nhưng là một người tu luyện, điều quan trọng là người đó cần giữ niệm đầu ngay chính.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Như vậy, niệm đầu tiên của một học viên xuất ra khi đối mặt với quan nghiệp bệnh là vô cùng quan trọng, niệm đầu phải chính: “Ta là người tu luyện, vì thế ta không có bệnh!” Bất kỳ sự do dự hay suy nghĩ bất thuần nào cũng có thể làm gia tăng triệu chứng của nghiệp bệnh và kéo dài khổ nạn.

Cách đây ba năm, khi chuẩn bị ra khỏi giường để dậy luyện công, tôi cảm thấy rất chóng mặt. Tôi ý thức được rằng điều này là không bình thường, vì vậy, tôi lập tức tự nhủ trong tâm: “Ta là đệ tử Đại Pháp, ta có Sư phụ quản, cựu thế lực các ngươi không có tư cách để can nhiễu ta!” Sau đó, chỉ trong vòng vài giây, tôi đã trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường.

Sự việc như vậy đã lặp lại vài lần trong hai tuần liên tiếp, tôi đều vượt qua, sau đó loại hiện tượng này đã hoàn toàn biến mất.

Kiên định tín Sư tín Pháp

Trong quá trình tu luyện, trên thân thể xuất hiện trạng thái không thoải mái nào đó thì đều là khảo nghiệm sự kiên định tín Sư tín Pháp của chúng ta. Ví dụ, trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã từng đeo kính, một mắt của tôi bị cận, còn mắt kia thì bị loạn thị.

Một hôm, trong lúc đang chờ xe buýt, kính của tôi bị rơi xuống đất và cả hai mắt kính đều bị vỡ. Tôi ngộ ra rằng Sư phụ đang điểm hóa cho tôi không cần phải đeo kính nữa.

Qua sự việc đó, tôi biết rằng thị lực của tôi là hoàn toàn bình thường. Vì vậy, tôi không bao giờ nghĩ sẽ mua một cặp kính khác, và trong suốt hai năm tiếp theo, thị lực của tôi đã cải thiện đáng kể.

Phá trừ quan niệm người thường

Khi nghiệp bệnh xuất hiện, điều quan trọng là chúng ta nhìn nhận và đối đãi với nó như thế nào. Khi đối mặt với tình huống này, tôi thường không sợ hãi và giữ tâm thái lạc quan.

Sư phụ giảng:

“Con người có chủ nguyên thần, phó nguyên thần, còn có các chủng loại quan niệm của con người hình thành lúc hậu thiên, thiện ác lưỡng tính, còn có các nhân tố ngoại lai khởi tác dụng. Hành vi của người ta biểu hiện ra thì mới là biểu hiện chân thực của cá nhân ấy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Manhattan 2005, Giảng Pháp tại các nơi V)

Nếu nghiệp lực không muốn tôi luyện công, thì tôi càng luyện nhiều hơn; nếu nó không muốn tôi đi, thì tôi liền đi ra ngoài và làm những việc cần làm; nếu nó muốn tôi cảm thấy khó chịu, tôi sẽ phát chính niệm để thanh trừ nó; nếu nó không cho tôi ngủ, tôi sẽ đi ngủ và phát chính niệm thanh trừ can nhiễu của nó.

Hơn nữa, tôi sẽ không nuôi dưỡng trạng thái luyến tiếc hay thể hiện ra sự mệt mỏi. Đi lại với vẻ mặt ủ rũ chỉ làm kéo dài thêm nghiệp bệnh mà thôi.

Tôi sẽ giữ chính niệm mạnh: “Các tế bào trong cơ thể của ta đã được vật chất cao năng lượng thay thế, bất kỳ vật chất nào ở trong Tam Giới đều không có tác dụng gì đối với ta. Sư phụ Lý luôn bảo hộ cho ta, loại nghiệp lực nào cũng không xứng để can nhiễu đến ta!”

Bằng cách này, tôi đã nhanh chóng vượt qua từng khảo nghiệm, đôi khi chỉ trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Đệ tử Đại Pháp chân tu là không có bệnh!

Sư phụ giảng:

“Hễ chư vị động đến chữ “bệnh” là tôi không muốn nghe.” (Chuyển Pháp Luân)

Tuy nhiên, một số học viên lớn tuổi khi gặp nghiệp bệnh liền đi chọn “áo quan” hay viết di chúc. Họ còn mang theo rất nhiều quan niệm và chấp trước của người thường. Thay vì cầu xin Sư phụ gia trì chính niệm cho mình, họ bảo người nhà gọi xe cứu thương đưa họ đến bệnh viện.

Ngoài ra, một số học viên lo lắng bị mắc bệnh di truyền, một số khác thì không e ngại gì mà nghe theo lời khuyên của thầy bói. Họ rất dễ bị thụ nhận bức hại nếu không nhận ra những quan niệm và chấp trước của mình.

Còn có một số học viên dành rất nhiều thời gian vào việc xem TV, đọc tiểu thuyết, hay tụ tập vui chơi cùng người thường. Một số khác thì có mâu thuẫn trường kỳ với người nhà hoặc đồng tu, và ôm giữ tâm oán hận sâu sắc đối với họ. Không tu bản thân, không hướng nội tìm và giải quyết những vấn đề của mình.

Ngoài ra, một số học viên luôn luôn truy cầu an nhàn và không thường xuyên luyện công, trong sinh hoạt thì quan tâm quá mức đến các sản phẩm dinh dưỡng, thời tiết hơi lạnh liền dùng chăn điện và chai nước nóng sưởi ấm. Một số thì thích đọc truyện thần thoại, và bị tín tức ở các không gian khác quấy nhiễu.

Nếu một ngôi nhà mà có lỗ thủng lớn trên mái thì mưa gió có thể lọt vào. Tương tự, nếu chúng ta có nhiều sơ hở trong tu luyện thì cựu thế lực sẽ kiếm cớ để bức hại.

Sư phụ không muốn nhìn thấy đệ tử của Ngài bị bức hại, nhưng nếu chúng ta không liên tục chính lại ý nhiệm của bản thân, thì sao Sư phụ có thể giúp chúng ta được? Tôi nghĩ cách tốt nhất để tránh bị cựu thế lực bức hại là tu luyện bản thân thật tốt. Vô số Thần đang nhìn từng tư từng niệm của chúng ta.

Một số học viên mặc dù không có sai lầm rõ ràng trong tu luyện, nhưng họ luôn hối hận, thậm chí trường kỳ trách cứ chính mình. Suy nghĩ tiêu cực này có thể gây trở ngại cho con đường tu luyện của họ. Bám giữ chấp trước này mà không bỏ có thể sẽ dẫn đến thân thể chịu nhận ảnh hưởng và chiêu mời nhiều hình thức bức hại khác.

Sư phụ giảng:

“Chớ nên giữ gánh nặng trên lưng ấy [chỉ vì sai lầm trong quá khứ], làm sai rồi thì chư vị cần làm tốt hơn. Sự việc trước đây có sao thì cũng không nhớ đến nữa, cần nghĩ đến là từ nay về sau làm sao cho tốt, thật sự có trách nhiệm với bản thân mình và chúng sinh.” (Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002])

Thay vì sa sút tinh thần vì những sai lầm trong quá khứ, chúng ta cần nghĩ rằng: “Trước đây mình làm chưa tốt, bây giờ mình đã nhìn ra thiếu sót và sẽ làm tốt hơn. Mình sẽ quyết tâm đạt được tiêu chuẩn của Pháp!”

Trong tu luyện không có việc nhỏ, chúng ta cần tận dụng thời gian hữu hạn còn lại để làm cho thật tốt chứ không phải là nói cho có.

Để đạt được yêu cầu của Pháp tại các tầng thứ khác nhau, chúng ta cần nghiêm túc tu luyện bản thân và duy trì chính niệm, như thế bức hại sẽ luôn tránh xa chúng ta!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/3/359138.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/15/168207.html

Đăng ngày 13-4-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share