Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 3-4-2018] Một phụ nữ Canada bị giam giữ tại Bắc Kinh đang phải đối mặt với việc bị đưa ra xét xử vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện hiện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại.

Bà Tôn Thiến, 51 tuổi, người sáng lập Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Leadman tại Bắc Kinh và đã trở thành công dân Canada vào năm 2007. Bà Tôn có một sự nghiệp rất thành công và đã được Tạp chí Hồ Nhuận (Hurun Report) của Trung Quốc vinh danh là doanh nhân giàu có tiêu biểu trong các năm 2012 và 2016. Do áp lực công việc, bà đã mắc các bệnh như loạn nhịp tim, các vấn đề về gan và chứng trầm cảm. Bà Tôn đã thử áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng đều vô ích. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh của bà đã biến mất sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2014.

93067c6fab880599d5b8f953b56c75f7.jpg

Bà Tôn

Chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công mà bà đã bị giam giữ trong đồn cảnh sát. Bà Tôn bị bắt giữ tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 19 tháng 2 năm 2017. Vì có quốc tịch Canada nên vụ việc của bà đã thu hút sự quan tâm rộng rãi ở cả Trung Quốc và Canada. Khi chính phủ Canada tìm cách giải cứu bà Tôn thì chính phủ Trung Quốc đã từng bước gây áp lực lên các luật sư đã nhận lời bào chữa giành lại quyền tự do tín ngưỡng đã được thừa nhận trong Hiến pháp cho bà Tôn.

Cho đến nay, ba luật sư đã buộc phải từ bỏ quyền đại diện cho bà Tôn. Ngay sau khi vị luật sư thứ 3 rút khỏi vụ việc, chính quyền đã tuyên bố thời gian đưa bà Tôn ra tòa (hiện thời gian cụ thể vẫn đang được điều tra).

Gai đình bà Tôn đã nỗ lực tìm một luật sư mới. Ngày 28 tháng 3 năm 2018, vị luật sư thứ 4 này đã tới gặp bà Tôn tại trại tạm giam Số 1 Bắc Kinh. Bà Tôn cho biết những tuần trước đó, cứ có bốn, năm người xuất hiện vào những lần khác nhau và nói rằng không cần phải tác động gì đến chính phủ. Họ hứa sẽ thả bà ngay lập tức, đồng thời trả lại những tài sản của công ty đã bị tịch thu nếu bà đồng ý từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Họ còn đe dọa rằng bà sẽ bị kết án với thời hạn tù lâu hơn nếu bà từ chối tuân theo yêu cầu của họ.

Bà Tôn thông tin cho vị luật sư mới rằng bà cho rằng những người đó hoặc là cảnh sát hoặc là cán bộ của viện kiểm sát địa phương. Một nhân viên lãnh sự từ Đại sứ quán Canada đã tới gặp bà vào ngày 28 tháng 3 và bà cũng đã trình bày với vị lãnh sự này về việc đã bị đe dọa ra sao.

Luật sư đầu tiên bị buộc phải rút khỏi vụ việc vào tháng 6 năm 2017

Gia đình bà Tôn đã thuê ông Cao Thừa Tài, một luật sư thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam vào tháng 4 năm 2017. Trong cuộc gặp với bà Tôn, ông đã nghe bà kể về việc bà đã bị tra tấn ra sao trong trại tạm giam. Sau đó, ông đã giúp gia đình bà Tôn nộp đơn khiếu nại lên cảnh sát.

31405b2ab48dd70310b4978250103528.jpg

Ông Cao và mẹ bà Tôn phía trước trại tạm giam

Không lâu sau đó, giám đốc công ty luật của ông Cao đã có buổi nói chuyện rất nghiêm trọng với ông Cao và yêu cầu ông phải từ bỏ việc đại diện cho bà Tôn. Vị giám đốc đã dẫn lời một yêu cầu bằng miệng mà Trưởng phòng Tư pháp thành phố Trịnh Châu đã đưa ra. Ông Cao rất kinh ngạc bởi ông chỉ vừa mới gặp vị trưởng phòng đó để đề cập đến vụ việc của bà Tôn và vị trưởng phòng này còn khích lệ ông tuân thủ luật pháp khi đại diện cho bà Tôn.

Vị giám đốc nói rằng Trưởng phòng Tư pháp đã không muốn trực tiếp yêu cầu ông Cao ngừng việc đại diện cho bà Tôn trong vụ việc này và rằng ông ta đã gây áp lực lên công ty luật phải thực hiện nhiệm vụ này thay ông.

Để tránh gây phiền toái cho công ty luật của mình, ông Cao đã rút khỏi vụ việc của bà Tôn vào tháng 6 năm 2017.

Luật sư thứ 2 bị buộc phải rút khỏi vụ việc vào giữa tháng 3 năm 2018

Ông Hoàng Hán Trung, một luật sư ở Bắc Kinh đã được thuê làm đại diện cho bà Tôn vào tháng 5 năm 2017. Phòng Tư pháp Bắc Kinh đã triệu tập ông Hoàng đến nói chuyện vào tháng 10, thời điểm diễn ra Đại hội Đảng. Họ đã yêu cầu ông Hoàng đệ trình các báo cáo bằng văn bản về vụ việc của bà Tôn nhưng ông đã từ chối.

e558fe7b63e2fb50e1ecf900134758a0.jpg

Ông Hoàng

Tháng 2 năm 2018, luật sư Hoàng bị triệu tập đến nói chuyện một lần nữa nhưng ông vẫn từ chối hợp tác. Tuy nhiên, vài tuần sau đó, vào khoảng đầu tháng 3, vị luật sư này đã đổi ý khi các cán bộ của Bộ Công an dẫn theo trưởng phòng tư pháp địa phương cùng tới nói chuyện với ông. Ông nói rằng vị trưởng phòng tỏ ra rất bực bội và các cán bộ cảnh sát ám chỉ rằng họ có thể sẽ bắt giữ ông nếu ông không đồng ý từ bỏ viêc đại diện cho bà Tôn.

Ông Hoàng đã rút khỏi vụ việc vào giữa tháng 3 năm 2018.

Vị luật sư thứ 3 bị buộc phải rút khỏi vụ việc vào cuối tháng 3 năm 2018

Bà Hùng Đông Mai, một luật sư tỉnh Sơn Đông đã được thuê trước khi thuê luật sư Hoàng 2 tháng. Phòng Tư pháp địa phương đã 2 lần nói chuyện với bà. Họ nói rằng việc bà đại diện cho bà Tôn thì cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, tháng 12 năm 2017, Phòng Tư pháp này đã yêu cầu bà phải báo cáo cho họ mỗi lần bà đến Bắc Kinh gặp bà Tôn. Họ cũng nói rằng họ sẽ chỉ chấp thuận cho bà được gặp thân chủ của mình một lần. Trước đây không hề có chính sách yêu cầu phải được chấp thuận mới được gặp thân chủ.

45be7e695e647268a83fbf437682385c.jpg

Bà Hùng

Phòng Tư pháp cũng đã gây áp lực đối với công ty luật nơi bà Hùng đang làm việc và công ty luật của bà cho hay bà chỉ có thể biện hộ cho thân chủ của mình mà không được đệ đơn khiếu nại đối với bất kỳ ai.

Tháng 2 năm 2018, có nhiều cán bộ chính quyền hơn nữa đã đến nói chuyện với bà Hùng, gồm cán bộ từ Phòng Tư pháp địa phương và Phòng Tư pháp tỉnh Sơn Đông. Cuối cùng họ đã yêu cầu bà Hùng phải từ bỏ việc đại diện cho bà Tôn. Họ đã thu hồi giấy phép kinh doanh của công ty luật nơi bà Hùng làm việc cũng như tịch thu giấy phép hành nghề luật của bà.

Bà Hùng đã tự rút khỏi vụ việc của bà Tôn vào cuối tháng 3 năm 2018.

Các báo cáo liên quan:

Nỗ lực gửi đơn kiện những kẻ bức hại con gái người Canada của một người mẹ bị từ chối ba lần

Một nữ doanh nhân Canada bị ngược đãi trong Trại tạm giam Bắc Kinh, luật sư không được gặp mặt thân chủ

Thời báo Globe and Mail: Một công dân Canada bị giam cầm và tra tấn ở Trung Quốc vì đức tin của mình

Canada: Các Nghị sỹ Quốc hội thúc giục Thủ tướng yêu cầu trả tự do cho học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Trung Quốc

Các bài báo của “Newspaper of Record” tại Canada ghi nhận một trường hợp công dân nước này bị bắt giữ ở Bắc Kinh chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Hai Nghị sỹ Quốc hội Canada gửi thư tới Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao kêu gọi giải cứu bà Tôn Thiến

Các nghị sỹ Canada tìm cách hối thúc Trung Quốc phóng thích học viên Pháp Luân Công người Canada

Các nhà lập pháp Canada kêu gọi Thủ tướng nước này hỗ trợ giải cứu các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Các quan chức cấp cao Canada quan ngại về trường hợp một công dân bị giam giữ và bị ngược đãi ở Bắc Kinh vì đức tin của mình

Canada: Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít tinh kêu gọi sự trợ giúp của Thủ tướng để giải cứu người thân

Tiếp tục nỗ lực giải cứu công dân Canada và người thân của họ bị giam giữ tại Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công

Canada: Biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc yêu cầu thả công dân Canada đang bị cầm tù ở Trung Quốc


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/3/363681.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/6/169285.html

Đăng ngày 10-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share