Bài viết của Chính Tín

[MINH HUỆ 28-01-2018] Khi Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc vào năm 1999, hàng chục triệu học viên thuộc mọi tầng lớp xã hội đang tu luyện pháp môn này. Trong bài báo này, chúng tôi điểm lại câu chuyện của ba vị giáo sư và làm thế nào mà họ duy trì được đức tin trong cuộc bức hại suốt 19 năm ròng.

Tiếp theo Phần 1

Giáo sư Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh trông trẻ hơn nhiều so với tuổi của bà

Bà Cao Thục Phân, giáo sư Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1994. Hai tháng sau, bà không còn cần kính lão (hơn 3 đi-ốp) khi đọc nữa. Thị lực của bà được cải thiện tới 20/13 bên mắt trái và 20/16 ở mắt phải – bà thậm chí có thể nhìn tốt hơn cả cháu gái của bà.

Giáo sư Cao, lúc đó 66 tuổi, đã trải nghiệm sự thay đổi màu nhiệm khi những nếp nhăn trên mặt bà biến mất không lâu sau khi bà bắt đầu tu luyện. Da của bà trở nên mềm mại, và khuôn mặt bà tỏa sáng. Khi 87 tuổi, bà trông vẫn như vậy dù tóc bà đã bạc trắng.

Hầu hết mọi người bị viễn thị khi tuổi cao, cũng như Giáo sư Cao. Nhưng sau hai tháng tu luyện Pháp Luân Công, bà lại có thể nhìn gần mà không cần kính. Viễn thị không phải là bệnh mà y học hiện tại có thể chữa được, nhưng với học viên Pháp Luân Công thì không có gì kỳ lạ khi đọc mà không cần kính lão.

Nhiều học viên thấy thị lực của họ được cải thiện sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Nhiều người bị cận thị cũng hồi phục. Một học viên ở tuổi 60 bắt đầu mắc chứng viễn thị khi bà 40 tuổi. Bà đã phải đổi ba cặp kính. Thị lực của bà giờ đã trở lại bình thường ngay sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Giáo sư và chồng phục hồi sức khỏe

Bà Vương Trúc Hồng, một phó giáo sư đã về hưu của Trường Đại học Điện tử và Công nghệ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, hiện đang sống ở Boise, Idaho, Mỹ. Bà mắc bệnh lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, và bị đau ở gan, tỳ vị, và dạ dày. Bà không thể ngủ ngon vào mùa đông do bị đau cánh tay.

Hơn 20 năm qua, bà uống rất nhiều thuốc. Chồng bà, ông Hà Chánh Quyền, mắc bệnh sốt rét từ khi còn học cấp ba, do đó bị nóng can và tỳ vị. Một phần gan của ông bị cắt bỏ do bệnh sơ gan năm 1965. Sức khỏe của ông nói chung là kém, và cuộc sống của vợ chồng họ rất khó khăn.

May mắn thay, bà Vương và ông Hà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 5 năm 1996. Cơn đau gan và sự uể oải của ông Hà sớm biến mất. Bà Vương cũng trở nên khỏe mạnh. Họ sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công và cố gắng trở thành người tốt hơn. Họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa mới.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhà họ đã bị lục soát hai lần. Bà Vương bị giam 13 ngày và bị buộc tham gia nhiều phiên tẩy não trong 160 ngày.

Sau khi nhận ra vấn đề, bà nghi là bà bị đầu độc trong hai lần bị giam ở trung tâm tẩy não. Dưới áp lực của Phòng 610, sếp của chồng bà đã sa thải ông ấy.

Họ cuối cùng đi thăm cháu gái ở Mỹ. Mặc dù phải rời nhà nhưng vợ chồng họ lại có thể luyện Pháp Luân Công mà không phải lo sợ về an toàn cá nhân.

Cặp vợ chồng ở đại học tìm hiểu ý nghĩa của sinh mệnh

Phó giáo sư Tống Chiêu Hà của Trường Đại học Cát Lâm và chồng bà là ông Vương Duyệt Kiện, cựu giảng viên cùng trường, đã cảm động trước những nguyên lý uyên thâm của Pháp Luân Công. Họ đã bắt đầu tu luyện khi còn là sinh viên cao học trẻ khỏe và Pháp Luân Công còn phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc.

Ông Vương bắt đầu tu vào tháng 4 năm 1996 khi còn là sinh viên cao học ngành Toán tại Trường Đại học Cát Lâm. Ông thấy các video bài giảng của Sư phụ Lý và cảm thấy những câu hỏi ông hằng tìm kiếm cả đời đều được giải đáp. Ông có một thế giới quan mới và hiểu ra vì sao nhân loại phải chịu thống khổ và vì sao cần phải coi danh lợi thật nhẹ.

Bà Tống là một sinh viên ngành Sinh học tại Trường Đại học Giáo dục Đông Bắc lúc bấy giờ. Thấy ông Vương trở nên cởi mở hơn và biết quan tâm đến người khác hơn từ khi ông tu luyện Pháp Luân Công, bà tò mò, muốn học.

Bà nói với sinh viên tại một điểm luyện công nhóm và biết rằng Pháp Luân Công dạy mọi người sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, hướng nội khi đối diện với xung đột, để nâng cao tiêu chuẩn đạo đức và trở nên vô tư vô ngã.

Bà ấn tượng khi thấy Pháp Luân Công như miền tịnh thổ giữa một thế giới ô trọc, chỉ coi trọng đồng tiền và sự giàu có về vật chất. Sau hơn một năm học và suy nghĩ, bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1997.

Thấy sự thay đổi tích cực của hai vợ chồng họ, hai người mẹ của họ cũng học Pháp Luân Công không lâu sau đó. Mẹ ông Vương mắc bệnh hen và bệnh tim trong nhiều năm. Mẹ bà Tống mắc bệnh viêm khớp và bệnh tim nhiều năm. Họ phải chịu đựng rất nhiều. Không lâu sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997, bệnh tật của họ đều biến mất, và họ đã trở nên khỏe mạnh.

Bối cảnh

Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền ra công chúng vào năm 1992. Gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc mau chóng bước vào tu luyện sau quá trình trải nghiệm những cải biến cả về sức khỏe lẫn tâm tính. Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhìn nhận sự phát triển ngày càng rộng của pháp môn này như là một mối đe dọa với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ và đã ban hành lệnh cấm Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Minh Huệ Net đã xác định những cái chết của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công trong cuộc bức hại suốt 18 năm qua; con số thực tế được cho là lớn hơn nhiều. Nhiều người bị cầm tù và tra tấn chỉ vì đức tin của họ. Bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đã thu hoạch nội tạng từ những học viên bị giam giữ, họ bị giết hại trong thời gian giam giữ và bị biến thành nguồn cung nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, với quyền hạn vượt trên lực lượng công an và hệ thống tư pháp, với nhiệm vụ chuyên biệt là bức hại Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/28/359927.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/4/168942.html

Đăng ngày 4-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share