Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 13-3-2018] Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 2 năm 2018, các học viên Pháp Luân Công ở Kumamoto đã tới Okinawa để tổ chức chiến dịch xin chữ ký thỉnh nguyện, nhằm ủng hộ nỗ lực toàn cầu đưa cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, môn tu luyện dựa theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn ra công lý. Tỉnh Okinawa cách Kumamoto tới gần 1.000 km và nằm ở cực Nam của Nhật Bản, giữa đảo Kyushu và Đài Loan.

6e6226ba181c00012826d254ac797b62.jpg

Các học viên ở Kumamoto đã tới Naha, Okinawa để thu thập chữ ký ủng hộ khởi kiện Giang

Môi trường tự nhiên tuyệt vời và khí hậu cận nhiệt đới ấm áp của Okinawa đã khiến nơi đây trở thành điểm đến yêu thích quanh năm cho các du khách trên toàn thế giới.

Để nhiều du khách hơn tiếp cận được thông tin, bên cạnh tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc, các học viên đã chuẩn bị các tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Nepal và tiếng Hàn Quốc.

Nhiều người đã lấy tờ rơi thông tin và ký tên vào bản thỉnh nguyện ủng hộ việc khởi kiện Giang Trạch Dân.

22d11c20270078366a609e4257b946d9.jpg

aa610f073fd91954387a08b4c74d7353.jpg

Các học viên thu thập chữ ký của du khách thế giới tại Okinawa

Người dân Nhật Bản: “Đây là chữ ký đầu tiên trong cuộc đời tôi”

Một ông lão người Nhật trong độ tuổi 80 đã tìm hiểu thông tin và hình ảnh miêu tả cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông có vẻ lo lắng và ra hiệu rằng ông không thể nghe thấy những gì các học viên đang nói. Ông đã đi tìm vợ mình, đang ở gần đó, và nhờ bà nghe giúp. Khi lắng nghe học viên nói về cuộc bức hại vợ ông đã bị sốc và luôn miệng nói: “Thật tàn ác!” Cả hai ông bà đã ký tên vào bản thỉnh nguyện.

Vào buổi trưa, hai em học sinh trong đội bóng chày của trường trung học ở Shimane đã xem các tài liệu trưng bày và ký tên vào bản thỉnh nguyện. Một trong hai em đã gọi các bạn khác đang ở gần đó: “Cuộc bức hại này vô cùng tàn bạo. Chúng ta không thể dung thứ cho Giang Trạch Dân. Hãy cùng ký vào bản thỉnh nguyện đi.” Hàng chục em học sinh xếp hàng để ký tên vào bản thỉnh nguyện.

Một phụ nữ trung niên cho biết bà đã đọc tài liệu mà các học viên đưa cho vào ngày hôm trước. Bà chia sẻ rằng bức tranh miêu tả nạn nhân của nạn thu hoạch tạng sống khiến bà đau lòng. “Thật sự là quá tệ!” Bà nói: “Các bạn đã vất vả rồi. Cố gắng duy trì nhé!”

Một người đàn ông ở độ tuổi 60 đọc các tài liệu thông tin và ký tên thỉnh nguyện. Ông chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ ký tên vào bản thỉnh nguyện. Đây là lần đầu tiên trong đời, bởi vì tôi đã hiểu cuộc bức hại này tàn nhẫn như thế nào, tôi cảm thấy mình cần phải ký.”

Du khách Trung Quốc: “Tôi có thể lấy thêm tờ rơi được không?”

Vào ngày thứ ba, chiến dịch xin chữ ký đã gặp đoàn khách Trung Quốc hơn 4.000 người, họ du lịch tới Okinawa trên một chiếc tàu biển sang trọng. Nhiều người trong số họ đã chụp ảnh các bảng trưng bày. Một số lấy các tài liệu thông tin từ các học viên và thậm chí ký tên vào bản thỉnh nguyện.

Khi một nhóm du khách Trung Quốc dạo bước ngang qua các bảng trưng bày và đứng chờ đèn giao thông, một phụ nữ trẻ trong nhóm đã lắng nghe một học viên giải thích và đã ký tên vào bản thỉnh nguyện mặc cho những người khác cố gắng ngăn cản cô.

Một khách du lịch người Trung Quốc lúc đầu từ chối nhận tờ rơi nhưng đã thay đổi ý định của mình và hỏi xin một tờ. Rồi anh ta hỏi: “Tôi có thể lấy thêm tờ rơi được không? Tôi muốn cho bạn bè và người thân của mình xem thông tin này.”

Tờ báo địa phương đưa tin về chiến dịch xin chữ ký thỉnh nguyện

Vào ngày thứ hai của chiến dịch xin chữ ký, báo Ryukyu Shimpo, một tờ báo địa phương đã phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công tại sự kiện này. Ngày 27 tháng 2, một bài viết mang tựa đề “Kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Quốc” đã được Ryukyu Shimpo đăng tải.

Bài báo nêu rõ rằng từ năm 2002 các học viên Pháp Luân Công ở Kumamoto đã tổ chức các lớp hướng dẫn luyện công miễn phí tại các công viên và hội trường công cộng tại Kumamoto. Nhóm các học viên này đã được chính quyền thành phố Kumamoto vinh danh vào năm 2015 vì những đóng góp nổi bật của họ cho cộng đồng, như làm đẹp môi trường và giúp đỡ sau các vụ động đất. Ngược lại, ở Trung Quốc, họ lại bị chế độ cộng sản vu khống và bức hại một cách tàn bạo. Bài báo cũng đề cập đến việc Tổ chức Ân xá Quốc tế đã yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ ở Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/13/362853.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/3/17/169076.html

Đăng ngày: 21-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share